Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.64 KB, 3 trang )
Rau xanh cung cấp các vitamin, chất khoáng, protein, đường, vi lượng
cần thiết cho cơ thể con người, làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, khả
năng đồng hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, tăng khẩu vị để ăn
ngon miệng các món ăn khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,
những vụ ngộ độc rau xanh có xu hướng gia tăng và rất khó kiểm soát,
ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rau xanh không an toàn là do người sản
xuất chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng đã được khuyến cáo, tập
huấn (nhất là về bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh), rau nhiễm
khuẩn trong quá trình thu hoạch, bảo quản, lưu thông phân phối. Xin
giới thiệu một số kinh nghiệm nhận biết rau an toàn và không an toàn
để bạn đọc tham khảo.
Mướp đắng: những quả to, màu xanh đậm, mướt mát, thân phình to, da
láng bóng là những quả hái từ cây bón nhiều đạm, chất kích thích sinh
trưởng nên chất lượng sẽ kém và thường bị nhiễm độc khi ăn. Bạn nên
chọn những quả có kích thước vừa phải theo loại giống trồng, mặt vỏ
có nhiều gân nhỏ li ti để dùng thì sẽ an toàn và chất lượng.
Mướp đắng nên chọn
những quả có kích thước vừa phải theo loại giống trồng, mặt vỏ có
nhiều gân nhỏ li ti. (ảnh minh họa)
Rau cải: non mơn mởn, lá màu xanh ngắt, không thấy dấu vết sâu bệnh,
thân chắc mập và đều tăm tắp thì đó là rau cải được bón nhiều phân
đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng rau cải này, nhất là ăn sống.
Đậu cô ve: những quả dài, bóng, ít lông tơ, phân đốt rõ, hầu như không
có quả nào có vết sâu bệnh thì đó là đậu có bón nhiều phân bón lá, các
chất vô cơ thấm vào quả chưa được chuyển hóa thành hữu cơ, có phun
thuốc hóa học trừ sâu vào thời gian sát khi thu hoạch, ăn loại đậu này
dễ bị độc hại.
Giá đỗ: những cọng giá tròn lẳn, thân trắng nõn, ít rễ là giá được ngâm
ủ qua một công nghệ "kinh dị": khi hạt đỗ nảy mầm, người ta dùng
phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu, đem pha loãng tưới lên