Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.44 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG VĂN THƯỞNG

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN
CỦA CAO TIẾN LÊ SAU 1986

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG VĂN THƯỞNG

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN
CỦA CAO TIẾN LÊ SAU 1986

Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số

: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH TRÍ DŨNG

NGHỆ AN - 2015



i

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo - PGS.TS Đinh Trí Dũng - người đã trực tiếp hướng dẫn, tạo cho tôi
niềm hứng thú, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ của nhà văn Cao Tiến
Lê - người đã cung cấp các tài liệu và nhiệt tình cởi mở bày tỏ những nội
dung quan trọng liên quan đến sáng tác của nhà văn, giúp tôi có được những
kiến thức quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo
trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học Vinh, đặc biệt là các thầy cô giáo trong
tổ chuyên môn ngành Văn học Việt Nam, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
hoàn thành đề tài.
Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn
động viên, khích lệ trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Vinh, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Hoàng Văn Thưởng


ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.............................................................................1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................5
6. Đóng góp mới của đề tài ..............................................................................5
7. Cấu trúc luận văn...........................................................................................6
Chương 1...........................................................................................................7
NHÌN CHUNG VỀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1986
VÀ VỊ TRÍ TRUYỆN NGẮN CAO TIẾN LÊ.................................................7
1.1. Khái niệm truyện ngắn và ưu thế của thể loại............................................7
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn............................................................................7
1.1.2. Ưu thế của truyện ngắn...........................................................................9
1.2. Những đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1986...............................11
1.2.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội.........................................................................11
1.2.2. Bức tranh đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1986.......................13
1.3. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Cao Tiến Lê....................................16
1.3.1. Cuộc đời................................................................................................16
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác.................................................................................18
1.3.3. Nhìn chung về truyện ngắn Cao Tiến Lê .............................................20
Chương 2.........................................................................................................23
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CAO TIẾN LÊ TRÊN ..................................23
PHƯƠNG DIỆN ĐỀ TÀI, CẢM HỨNG VÀ NHÂN VẬT...........................23


iii

2.1. Cách lựa chọn đề tài.................................................................................23
2.1.1. Chiến tranh và người lính .....................................................................23
2.1.2. Cuộc sống thời hậu chiến......................................................................29

2.2. Cảm hứng sáng tạo...................................................................................35
2.2.1. Cảm hứng sử thi, ngợi ca.......................................................................35
2.2.2. Cảm hứng phê phán...............................................................................42
2.3. Nhân vật...................................................................................................47
2.3.1. Nhân vật người lính trong cuộc chiến ..................................................48
2.3.2. Nhân vật người lính sau cuộc chiến

.................................................52

2.3.3. Nhân vật con người ở hậu phương........................................................56
2.3.4. Những nhân vật khác.............................................................................60
2.3.5. Các biện pháp Nghệ thuật chủ yếu thể hiện nhân vật............................65
Chương 3.........................................................................................................70
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CAO TIẾN LÊ TRÊN ..................................70
PHƯƠNG DIỆN TÌNH HUỐNG, GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ.............70
3.1. Tình huống truyện....................................................................................70
3.1.1. Khái niệm tình huống............................................................................70
3.1.2. Các kiểu tình huống nổi bật...................................................................71
3.2. Giọng điệu................................................................................................80
3.2.1. Khái niệm giọng điệu ..........................................................................80
3.2.2. Các sắc thái giọng điệu..........................................................................81
3.3. Ngôn ngữ..................................................................................................87
3.3.1. Ngôn ngữ nhân vật................................................................................87
3.3.2. Ngôn ngữ trần thuật...............................................................................95
KẾT LUẬN...................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................106


1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sau năm 1975, đặc biệt là sau 1986, truyện ngắn Việt Nam có sự
khởi sắc, trở thành một thể loại có nhiều thành tựu được bạn đọc ghi nhận.
Nhiều gương mặt tài năng xuất hiện như Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Bảo
Ninh, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Hướng, Ma Văn Kháng, Võ Thị
Hảo…Trong số đó, Cao Tiến Lê là một gương mặt không trở thành “hiện
tượng” nhưng lại được cảm tình, chú ý ở một bộ phận độc giả. Ông là người
nghiêm túc trong văn chương và mẫn cán với nghề. Dấu ấn của một ngòi bút
xuất thân từ quân đội, viết nhiều về bộ đội cũng thể hiện rõ. Vì thế nghiên cứu
truyện ngắn Cao Tiến Lê sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ hơn bức tranh truyện ngắn
Việt Nam đương đại.
1.2. Cao Tiến Lê sáng tác trên nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết,
kí, văn học cho thiếu nhi. Tuy nhiên, mảng sáng tác thành công nhất vẫn là
truyện ngắn. Ông đạt giải nhì cuộc thi viết truyện ngắn do Báo văn nghệ tổ
chức (1972 - 1973) với tác phẩm Mùi thơm giây cháy chậm. Từ sau giải
thưởng này, ông vẫn cần mẫn viết và có những thành công nhất định. Nghiên
cứu đề tài này, chúng tôi muốn khẳng định vai trò của truyện ngắn trong sự
nghiệp của nhà văn và chỉ ra vị trí của ông trong bức tranh truyện ngắn Việt
Nam sau 1986.
1.3. Mặc dù truyện ngắn Cao Tiến Lê không được giảng dạy trong nhà
trường nhưng nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Cao Tiến Lê cũng giúp chúng
tôi dạy học tốt hơn phần truyện ngắn Việt Nam sau 1986.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Truyện ngắn Cao Tiến Lê đang xuất hiện đều đặn trên diễn đàn và đang
được độc giả quan tâm đón nhận. Xuất hiện trên văn đàn dù không tạo nên


2

những dư chấn ồn ào kiểu như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo
Ninh, Lê Lựu, Chu Lai, Nguyễn Ngọc Tư, Hồ Anh Thái,…Nhưng Cao Tiến
Lê để lại trong tâm hồn độc giả không ít dư âm bởi cái nhẹ nhàng bình dị rất
riêng. Tuy nhiên nghiên cứu phê bình truyện ngắn của Cao Tiến Lê chưa
được chú ý đúng mức. Thực tế cho thấy chỉ có một số bài báo, phỏng vấn,
giới thiệu sách đề cập tới truyện ngắn của ông trên những nét chung nhất,
chưa có công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu. Trong bài ''Nhà văn
Cao Tiến Lê: Tôi là người có ''lãi'' khi được hồi sinh cuộc đời''
[http//:nhanvattphcm.com.vn/chan-dung], Trần Hoàng Thiên Kim có viết về
cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Cao Tiến Lê như sau: ''xuất hiện sớm trên văn
đàn với trên chục đầu sách là truyện ngắn, tiểu thuyết, từng làm nhiều chức vụ
chủ chốt trong Hội nhà văn Việt Nam như Thường trực Ban chấp hành hội
nhà văn khóa VI. Trưởng ban Quản lý xây dựng Bảo tàng Văn học Việt
Nam…nhưng nhà văn Cao Tiến Lê không phải là một người thích PR mình.
Ông cho rằng, tự tác phẩm, tự nó sẽ có một đời sống để đánh giá đời viết của
một nhà văn. Với ông, bản thân được viết, sau khi trải qua nhiều lần…chết
hụt, đã một người có ''lãi''… Khi nói đến tập truyện ngắn Một đời vô duyên,
một nhà phê bình có ý kiến như sau: ''đó là chiếc cầu nối giữa chiến tranh và
hòa bình, là minh chứng cho sự bền gan, bền chí, chờ đợi của con người đối
mặt với cả phía sau chiến tranh. Có thể coi đây là tác phẩm văn học đích thực
để ông tiếp tục sáng tác trên nền thế kỉ XXI''. Bài báo đã nêu được vài nét về
thân thế và sự nhiệp sáng tác của Cao Tiến Lê và nêu được cảm nhận chung
về tập truyện ngắn Một đời vô duyên, về phương diện cảm hứng.
Trong bài giới thiệu của Thanh Huyền: ''Cao Tiến Lê ra mắt tập truyện
Xin đừng quên tôi, tác giả nhận xét: ''cuốn sách, với 16 truyện ngắn là những
khoảnh khắc nghiệm sinh thú vị được viết với văn phong trong sáng, giản dị,
nhẹ nhàng. Truyện ngắn của Cao Tiến Lê không dụng công nghệ thuật cầu
kỳ, cũng không thuyết giáo bằng những tư tưởng cao siêu. Ông khẽ kể chuyện



3
một cách dí dỏm bên cạnh những câu văn chứa đầy tính thơ. Cuốn sách bắt
đầu từ những trải nghiệm cá nhân của nhà văn để mở rộng biên độ tới nhiều
cảm xúc trong cuộc sống. Trong đó, nhà văn đề cập nhiều đến triết lý thân
thuộc: “người với người sống để yêu nhau”. Cũng giống tác giả Trần Hoàng
Thiên Kim, Thanh Huyền cũng chỉ nêu cảm nhận chung cho tập truyện, chưa
đi vào phân tích một cách cụ thể các tác phẩm.
Thụy Khê, với bài viết ''Xin đừng quên tôi của Cao Tiến Lê''
[], nhận xét: ''Cao Tiến Lê đến với bạn đọc bằng
mỗi thâm tình của một người từng trải, với những nghiệm sinh sâu sắc về tình
yêu/ sự sống/ cái chết. Ông muốn gỡ gạc với thời gian bằng ''Bản nhạc ngôn
từ'' mà mình đau đáu quy ẩn vào kí hiệu, hoài thai đứa con tinh thần với tập
truyện ngắn đầy đặn Xin đừng quên tôi. Với văn phong trong sáng, giản dị,
nhẹ nhàng Xin đừng quên tôi, mang đến cho bạn đọc những khoảnh khắc
nghiệm sinh thú vị. Mười sáu truyện là mười sáu khúc biến tấu đa điệu
của bản nhạc cuộc sống, lùa thanh âm trong trẻo vào tâm hồn người nghệ
sĩ vào đời sống hiện thực trần trụi, nơi con người đang bế tắc và mất
thăng bằng. Xin đừng quên tôi, giống như một loài hoa mà tác giả gieo
mầm lên cuộc sống với bức thông điệp nhân văn sâu sắc: Tình người là
loài hoa đẹp nhất mà con người có thể tìm thấy ý nghĩ về một cuộc sống
đích thực''. Đây cũng là một bài báo, đã nêu được cảm nhận chung về một
tập truyện.
Bài viết của Minh Ngọc nhan đề: ''Xứ Nghệ trong hồn cốt Cao Tiến Lê''
đăng trên ''Tạp chí Nhà văn'' số 42, năm 2004'' viết: ''Truyện của ông đầy
nhiệt huyết, mang đậm chất chiến sĩ và sự nhạy bén của người nghệ sĩ khi tái
hiện cuộc sống lại có chút ngang tàng, gàn gàn của ông đồ Nghệ''. Bài viết có
cảm nhận đúng về phong cách tác giả Cao Tiến Lê, tuy chưa đi sâu phân tích
lí giải cụ thể.



4
Ngoài ra, có một khóa luận tốt nghiệp với đề tài: ''Đặc điểm truyện
ngắn Cao Tiến Lê sau 1975'', (Nguyễn Thị Tuyết Mai, Đại học Vinh, chuyên
ngành: Văn học Việt Nam) khai thác đặc điểm truyện ngắn Cao Tiến Lê sau
1975 về phương diện nội dung và cả hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên khóa
luận chỉ tập trung khảo sát 2 tập truyện ngắn là Ở trần và Ớt ngọt viết sau
1975, chưa đủ sức khái quát giá trị đặc sắc trong sáng tác truyện ngắn Cao
Tiến Lê và còn bỏ ngõ nhiều vấn đề trong nghiên cứu đánh giá.
Nhìn chung, ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, đánh giá về
truyện ngắn Cao Tiến Lê còn quá ít. Hơn nữa các bài viết chỉ mang tính chất
quảng cáo, giới thiệu đầu sách, chưa có công trình nghiên cứu có tính chất
quy mô về đóng góp của Cao Tiến Lê ở thể loại này. Đề tài Đặc điểm truyện
ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986, của chúng tôi không chỉ dừng lại ở cảm
nhận, đánh giá chủ quan mà còn vận dụng lí thuyết thể loại để khẳng định một
cách khoa học những đóng góp của nhà văn cho truyện ngắn Việt Nam trong
chặng đường sau 1986.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê để thấy được những
thành công và hạn chế, chỉ ra vị trí của nhà văn trong bối cảnh truyện ngắn
Việt Nam sau 1986.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn hướng đến những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê trên một số phương
diện nội dung
- Tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê trên một số phương
diện nghệ thuật


5

- Bước đầu chỉ ra vị trí của Cao Tiến Lê trong bức tranh truyện ngắn
Việt Nam sau 1986
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Đặc điểm truyện ngắn của Cao
Tiến Lê sau 1986 (trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu truyện ngắn của Cao Tiến Lê, các
thể loại sáng tác khác của ông chỉ được đề cập khi thật cần thiết để so sánh.
Phạm vi tư liệu khảo sát là các tập truyện ngắn:
- Ở trần - Nxb Quân đội nhân dân, năm 1990
- Ớt ngọt - Nxb Thanh niên, năm 1998
- Một đời vô duyên - Nxb Thanh niên, năm 1999
- Truyện ngắn Cao Tiến Lê - Nxb Hội nhà văn Hà Nội, Năm 2003
- Xin đừng quên tôi - Nxb Thời đại, năm 2012
- Cao Tiến Lê truyện ngắn chọc lọc - Nxb Thanh niên, năm 2013
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp phân loại - thống kê
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
6. Đóng góp mới của đề tài
Truyện ngắn Cao Tiến Lê cho đến nay chưa được quan tâm đúng mức.
Luận văn là công trình đầu tiên có tính hệ thống, khảo sát toàn diện truyện


6
ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986, trong bối cảnh đổi mới của truyện ngắn Việt
Nam đương đại.

7. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai
thành ba chương:
Chương 1: Nhìn chung về truyện ngắn Việt Nam sau 1986 và vị trí
truyện ngắn Cao Tiến Lê
Chương 2: Đặc điểm truyện ngắn Cao Tiến Lê trên phương diện lựa
chọn đề tài, cảm hứng và nhân vật
Chương 3: Đặc điểm truyện ngắn Cao Tiến Lê trên phương diện tình
huống, giọng điệu và ngôn ngữ


7
Chương 1
NHÌN CHUNG VỀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1986
VÀ VỊ TRÍ TRUYỆN NGẮN CAO TIẾN LÊ
1.1. Khái niệm truyện ngắn và ưu thế của thể loại
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn
Thuật ngữ truyện ngắn có nguồn gốc từ tiếng Italia, ''Novella'' với nghĩa
gốc là một cái tin mới, một truyện mới, ý nghĩa căn bản của từ này không căn
cứ vào tính chất ngắn, nghĩa là không căn cứ vào khối lượng hay dung lượng
mà vào nội dung câu chuyện được kể. Trong thuật ngữ tiếng Anh Short là
ngắn, story là truyện, Short story là truyện ngắn. Tiếng Pháp là Nouvelle.
Người Trung Quốc gọi là ''đoản thiên tiểu thuyết''.
Có rất nhiều định nghĩa về truyện ngắn Pauxtopxki có ý rằng: ''thực
chất truyện ngắn là gì? Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn,
trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái gì bình thường, và cái gì
bình thường hiện ra như một cái gì không bình thường'' [67, tr 16].
Với D. Grônôpki trong Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, (Nxb Thanh
niên, H, 2000) thì cho rằng: ''Truyện ngắn là một thể loại muôn hình muôn vẻ
biến đổi không cùng. Nó là một vật biến hóa như quả chanh của Lọ Lem.

Biến hóa về khuôn khổ: ba dòng hoặc là ba mươi trang, biến hóa về kiểu loại
tình cảm, trào phúng, kì ảo, hướng về biến cố thật hay tưởng tượng, hiện thực
hay là phóng túng. Biến hóa về nội dung: thay đổi vô cùng vô tận. Muốn có
chất liệu để kể, cần có một cái gì đó xẩy ra, dù đó chỉ là một thay đổi chút xíu
về sự cân bằng, về các mối quan hệ. Trong thế giới của truyện ngắn, cái gì
cũng thành biến cố. Thậm chí thiếu vắng tình tiết diễn biến cũng gây hiệu quả
vì nó làm cho sự chờ đợi bị hụt hẫng'' [67, tr 12].
Ở phương Đông, người Trung Quốc gọi truyện ngắn là "đoản thiên
tiểu thuyết". Nhà văn Trương Hiền Lượng (Trung Quốc) trong Lời tựa của


8
một cuốn truyện cực ngắn đã có một ý kiến thú vị về truyện ngắn: ''Truyện
ngắn giống như nước hoa quả cô đặc, pha thêm một chút nước, ít nhất cũng
biến thành truyện vừa, lại cho thêm ít gia vị thành truyện dài cũng không
khó'' [67, tr 35].
Ở Việt Nam quan niệm về truyện ngắn cũng thật muôn hình vạn trạng.
Nguyễn Kiên khẳng định: ''Tôi cho rằng mỗi truyện ngắn là một trường hợp
trong quan hệ giữa con người và đời sống, có những khoảnh khắc nào đó, mỗi
quan hệ được bộc lộ. Truyện ngắn phải nắm bắt được cái trường hợp ấy.
trường hợp ở đây là màn kịch chớp nhoáng, có khi là một trạng thái tâm lí,
một biến chuyển tình cảm kéo dài chậm rãi trong nhiều ngày [...]. Nhưng nhìn
chung, thì vẫn có thể gọi là một trường hợp” [67, tr 19, 20].
Nhà văn Nguyễn Công Hoan trong Đời viết văn của tôi, lại phân biệt
truyện ngắn với truyện dài: "Truyện ngắn và truyện dài phải khác nhau về tính
chất. Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng
chi tiết với sự bố trí chặt chẽ bằng thái độ với cách đặt câu dùng tiếng có cân
nhắc. Muốn truyện ngắn ấy là truyện ngắn chỉ nên lấy một trong ngần ấy ý
làm ý chính, làm chủ đề cho truyện... Những chi tiết trong truyện chỉ xoay
quanh chủ đề ấy thôi'' [67, tr 25].

Nhà văn tài năng Nguyễn Minh Châu hình dung thể loại này như sau:
"Tôi thường hình dung thể loại truyện ngắn như mặt cắt giữa một thân cây cổ
thụ. Chỉ liếc qua những đường ván trên cái khoảnh gỗ tròn tròn kia, dù sau
năm trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc'' [10, tr 14].
Từ điển thuật ngữ văn học, (Nxb Đại học Quốc gia, H, 1998), mục từ
Truyện ngắn định nghĩa: "Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung thể loại truyện
ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư thế sự hay sử thi
nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện viết ra để tiếp thu liền một mạch,
đọc một hơi không nghỉ. Tuy nhiên mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm
chủ yếu để phân biệt truyện ngắn với tác phẩm tự sự khác…Truyện ngắn hiện


9
đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời
sống rất riêng mang tính chất thể loại'' [67, tr 30, 31].
Như vậy, thuật ngữ truyện ngắn được hiểu muôn hình muôn vẻ, ở nhiều
góc độ khác nhau. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi quan
niệm truyện ngắn là: "một thể tài tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn
xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét
nổi bật của truyện ngắn là giới hạn dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích
hợp với người tiếp nhận (độc giả) đọc liền một mạch không nghỉ.
Những nét riêng có chuyện và ngắn…truyện ngắn thường ít nhân vật, ít
sự kiện chồng chéo. Nhân vật truyện ngắn ít khi trở thành một thế giới hoàn
chỉnh, một tính cách đầy đặn, thường khi là hiện thân cho một trạng thái quan
hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người.
Kết cấu của truyện ngắn thường gồm nhiều tầng truyện và thường được
dựng theo kiểu tương phản và liên tưởng. Chi tiết và lời văn là yếu tố quan
trọng cho nghệ thuật truyện ngắn. Lời kể và cách kể chuyện là những điều
được người viết truyện ngắn đặc biệt chú ý khai thác và xử lí nhằm đạt hiệu
quả mong muốn''.

Kể từ ngày truyện ngắn ra đời, trên thế giới đã ghi nhận nhiều tác giả
thành danh với thể loại này từ các quốc gia khác nhau như: M. Gorki,
Doxtoiepxki, Sê khốp, Hêminway, Kawabata, Nam Cao, Thạch Lam, Tô Hoài,
Nguyên Minh Châu, Chu Lai, Bảo Ninh, Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái…
1.1.2. Ưu thế của truyện ngắn
Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời,
một cách nắm bắt đời sống rất riêng mang tính chất thể loại. Cho nên truyện
ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học. Khác với tiểu
thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn
của nó, truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một
nét bản chất trong quan hệ nhân sinh trong đời sống tâm hồn con người. Vì


10
thế trong truyện ngắn thường ít nhân vật, sự kiện phức tạp. Và mỗi nhân vật
của tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật truyện ngắn một mảnh nhỏ của thế
giới ấy.
Truyện ngắn không nhằm tới việc khắc họa những tính cách điển hình
đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật truyện ngắn
thường là hiện thân cho quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại
của con người. Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không
gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó đặc sắc
về cuộc đời và tình người.
Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà
thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản, hoặc liên tưởng. Bút pháp
trần thuật của truyện ngắn thường chấm phá. Yếu tố quan trọng bậc nhất của
truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang
ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa thể nói hết''.
Truyện ngắn là một thể loại nhạy cảm với những đổi thay của cuộc
sống thường ngày. Truyện ngắn là một thể loại văn được coi là "xung kích"

của đời sống văn học. Thể loại mà giới nghiên cứu và độc giả xem là "thuốc
thử" của mỗi nhà văn trên con đường sự nghiệp văn chương. Với hình thức
gọn nhẹ, súc tích, dễ đọc...do đó nó có tính cập nhật kịp thời cho độc giả.
Trong xã hội hiện đại truyện ngắn chiếm nhiều ưu thế riêng, đã dành
được nhiều tình cảm của độc giả. Truyện ngắn xứng đáng là một trong những
thể loại hàng đầu, món ăn tinh thần cho bạn đọc trong cuộc sống hiện đại đầy
tri thức khoa học nhưng cũng lắm bon chen, bề bộn khó lường.
Nguyễn Minh Châu từng nói trong Truyện ngắn: ''Tôi viết truyện ngắn,
chỉ cần vài trang văn xuôi mà có thể làm nổ tung trong tình cảm và ý nghĩ
người đọc những điều rất sâu xa và gia diết của con người, khiến người đọc
phải nhớ mãi, đọc đi đọc lại vẫn không thấy chán. Bởi một thủ thuật của
truyện ngắn là điểm huyệt. Quả đúng không sai nếu tiểu thuyết đi theo diện


11
rộng thì truyện ngắn đi theo điểm, tiểu thuyết đi theo trục thời gian còn truyện
ngắn xoáy vào những thời điểm nào đó. Tiểu thuyết cho độc giả ngày dài,
tháng rộng ngâm ngợi thì truyện ngắn khiến độc giả đọc liền một mạch. Với
lợi thế của mình truyện ngắn muốn vươn đến cuộc sống bằng công dụng có
một không hai của mình, cho cuộc sống cái nhìn toàn bích về đời sống vật
chất lẫn tinh thần và hết sức gần gũi với đời thường'' [10, tr 14].
Phạm Xuân Nguyên nói: Truyện ngắn hôm nay tiếp tục lật xới hiện thực
hai chiều - quá khứ - hiện tại'' để mang đến một tiếng nói định vị cho người đọc
đánh giá nhìn nhận những người, những việc như bây giờ. Truyện ngắn bấy giờ
không còn là mũi khoan thăm dò nhỏ nhẹ mà đã mang sức nặng của những khái
quát lớn.
Nguyên Ngọc trong bài viết trong: ''Văn xuôi sau 1975 thử thăm dò đôi
nét về quy luật phát triển'' khẳng định: ''Đến đây bỗng nổi lên một quy luật thú vị
về sự phát triển của thể loại văn học. Truyện ngắn bỗng nổi lên vị trí hàng đầu.
Những năm trước truyện ngắn dường như lịm đi bị đè nặng bởi những tiểu

thuyết giã chiến ngồn ngộn. Bây giờ len qua khe hở của vô số tiểu thuyết ngổn
ngang kia nó bừng nở. Tôi có cảm giác như đang đứng trước một vụ mùa truyện
ngắn. Truyện ngắn đông, nhiều và thực sự có nhiều truyện hay'' [48, tr 9].
1.2. Những đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1986
1.2.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội
Mùa xuân vĩ đại năm 1975, đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dải đất
hình chữ S, nối liền đôi bờ sông Hiền Lương, chiến tranh đi qua, không còn
tiếng súng tiếng bom nữa. Cả dân tộc lại phải bước vào công cuộc kiến thiết
đất nước đầy rẫy những khó khăn gian khổ. Cùng lúc đó Liên Xô tan rã, hệ
thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Đại hội năm 1986 đã thực hiện công cuộc đổi
mới toàn diện trên mọi lĩnh vực và tạo điều kiện cho phát triển văn học với
khẩu hiệu "nhìn thẳng vào sự thật". Đại hội đã thực sự "cởi trói" cho văn nghệ
sĩ. Như vậy mốc lịch sử năm 1986 là một mốc quan trọng trong đời sống xã


12
hội nói chung đời sống văn học nói riêng. Không khí cởi mở, dân chủ của đời
sống văn học, tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến chủ thể sáng tạo nghệ thuật, với
quan niệm mới về văn chương, về quan niệm nghệ thuật về con người, về
hình thức thể loại.
Cùng với Đại hội năm 1986 là Nghị quyết 05 của Bộ chính trị ngày
28/11/1987 nêu rõ: "Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, cần nhận rõ chất
lượng và hiệu quả các hoạt động văn hóa văn nghệ còn thấp, tác phẩm văn
học có giá trị văn học còn ít, tiềm năng sáng tạo chưa được huy động đầy đủ,
bệnh phô trương hình thức, công thức sơ lược còn nặng''. Nghị quyết đòi hỏi
văn nghệ sĩ phải trở thành "tiếng nói đầy trách nhiệm, trung thực, tự do, tiếng
nói của sự thật, lương tri của tinh thần nhân đạo chủ nghĩa…Phát huy chức
năng hiểu biết, khám phá, dự báo, sáng tạo nắm bắt nhạy bén hiện thực đang
diễn biến''.
Đánh giá văn học thời kì này, trong: ''Đổi mới văn học thời kì phát

triển'' Vũ Tuấn Anh có ý rằng: ''Có thể nói đến sự thay đổi về tính chất, một
chặng đường khác biệt trong tiến trình văn học, thế kỷ mà đổi mới văn học
mở ra. Từ sự chú trọng đến lịch sử - xã hội, văn học hướng về đề tài thế sự
đời tư, từ cảm hứng sử thi tìm đến chiều sâu nhân bản, từ con người nguyên
phiến, sang con người đa diện, từ con người đại diện cho giai cấp, dân tộc
sang con người cá thể và chính những con người cá thể và chính những cá thể
của nhân vật này mà tìm đến các hình tượng phổ quát, theo cách mà
Đoxtoiepxki đã từng tâm niệm'' [2, tr 15].
Nếu như trước đây các nhà văn ''phải nghĩ trong những điều Đảng nghĩ,
bay theo những đường dân tộc bay'' và "tự bạt chiều cao cho thấp đi khỏi
chạm trần, tự ép khuôn khổ chiều ngang cho khỏi kềnh càng'' thì nay được lột
xác, được tự do sáng tạo. Lớp nhà văn như Nguyễn Minh Châu không còn cơ
hội đọc lời ai điếu nữa. Thực tế thì không ít một số nhà văn quen thuộc với lối
viết sáo mòn, cũ rích đành phải gác bút vì ra khỏi sở trường quen thuộc và họ


13
chết cứng, nhường chỗ cho lớp nhà văn tân tiến. Lớp văn nghệ sĩ có tâm
huyết với nghề trở về cuộc sống chân thực, đầy ý nghĩa, để kiếm tìm và thiết
lập những giá trị phong phú của đời sống tinh thần con người.
Trong môi trường "cởi trói" đó, con người lại đối diện với cuộc sống
thường nhật, giá trị cuộc sống cần phải xem xét lại thước đo chuẩn mực. Nhu
cầu nhận thức của con người cũng không ở chỗ khuôn vàng thước ngọc nữa.
Sự tiếp nhận của bạn đọc không còn dễ dãi ở cái nhìn phiến diện, con người
toàn phiến, mà thị hiếu độc giả đòi hỏi cái nhìn đa diện, nhiều chiều kích khác
nhau về cuộc đời.
1.2.2. Bức tranh đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1986
Đại hội VI năm 1986 đã mở ra chặng đường mới cho văn học Việt
Nam. Các nhìn nhận đánh giá về truyện ngắn Việt Nam từ năm 1986 cho dù
còn nhiều tranh luận, nhưng về mặt thực tế, truyện ngắn đã có những thành

tựu và những đổi mới rất rõ rệt.
Bùi Việt Thắng trong bài viết: ''Văn xuôi gần đây và quan niệm con
người'' đã đưa ra một thống kê sơ bộ; năm 1986, các nhà xuất bản trung
ương và địa phương đã cho in gần 200 tác phẩm văn học thuộc các thể loại
(hơn 50 tập thơ, khoảng 40 tiểu thuyết…và truyện ngắn cùng với số lượng
không kém khoảng 50 tập). Từ đó ông nhận định: "Quả thực nếu năm 1985
là năm được mùa của tiểu thuyết thì năm 1986 truyện ngắn đã tả xung hữu
đột, trườn tới mọi nơi trong cuộc sống để phát hiện. Hàng trăm truyện ngắn
trong một năm, những mảnh gương nhỏ phản chiếu sự phong phú của cuộc
sống và hình ảnh đầy đặn ấy cũng mang với một hình ảnh của một tấm
gương lớn mà thể loại "nhỏ'' đã tạo ra trong việc phản ánh đời sống trong
nhiều mặt của nó'' [61, tr 15].
Sau 1975, chiến tranh kết thúc, hoàn cảnh đất nước ta với bao khó khăn
phức tạp, con người bước ra khỏi cái sống cái chết trong gang tấc, nơi đầu
súng, ngọn giáo, lại phải đấu tranh với hoàn cảnh lựa chọn cuộc sống mới.


14
Nhà văn Nguyên Ngọc, trong bài viết Văn xuôi 1975, thử thăm dò đôi nét về
quy luật phát triển văn học, khi nhìn lại văn học trong hoàn cảnh chiến tranh
đã nhận định như sau: ''Trong chiến tranh người ta đối mặt với sống còn với
cái ác. Nhưng cái ác ở đây rõ ràng, dứt khoát là kẻ thù, ở tuyến bên kia, cách
chúng ta một giáp ranh không thể vượt qua. Nó dữ dằn, nhưng lại cũng đơn
giản, rõ rệt'' [48, tr 52].
Cũng nhà văn Nguyên Ngọc trong bài Văn xuôi 1975, thử thăm dò đôi
nét về quy luật phát triển văn học hiện nay, khẳng định: ''Đây có thể coi là
một giai đoạn có nhiều truyện ngắn hay. Trong văn học Việt Nam tiếp theo
những vụ được mùa truyện ngắn, những năm 60 là một mùa vụ khác trong
chiến tranh…Đặc điểm nổi bật lần này cái truyện ngắn trong tay có thể cảm
thấy cái dung lượng của nó nặng trĩu. Có những truyện ngắn, chỉ mười mấy

trang thôi mà có sức nặng còn cả hơn tiểu thuyết trường thiên. Rõ ràng trong
các thể loại, truyện ngắn đã tiến một bước xa hơn cả" [48, tr 87].
Với tư cách là thể tài tiên phong đặc dụng cho cuộc sống, truyện ngắn
thực sự mở ra một trường đua tiếp sức trong sáng tạo và có sự cách tân đổi
mới toàn diện nhất.
Đổi mới quan niệm hiện thực về con người, con người chưa bao giờ
như lúc này đang dịch chuyển rõ rệt. Mỗi một giai đoạn lịch sử có quan niệm
hiện thực về con người không giống nhau. Cái hệ quả ấy dẫn đến sự nới rộng
biên độ đề tài, chủ đề, từ con người sử thi, sang con người thế sự đời tư. Mọi
khía cạnh cuộc sống đời tư được chú ý thu hút, đôi khi thầm kín nhất, con
người có cả ''rồng phượng lẫn rắn rết".
Truyện ngắn viết về chiến tranh không còn mang hơi thở, âm hưởng sử
thi. Mà nay viết về nỗi đau thân xác thường nhật, sự ám ảnh, sự cô đơn, cái
tôi cá nhân bộc lộ đôi khi dồn nén hết sức, đi đến sự quay đầu với lợi ích cộng
đồng. Phạm Thị Hoài trong Viết như một phép ứng xử, có ý: Văn chương là
một trò chơi vô tăm tích, và viết văn là một phép ứng xử với bản thân mình,


15
sau là ứng xử với môi trường mà môi trường ở đây là toàn bộ những gì tự
nhiên và con người tạo ra kể cả những di sản quá khứ và những tín hiệu mơ
hồ về tương lai.
Hay như Nguyễn Minh Châu nói: cuộc đời vốn đa sự, con người vốn đa
đoan. Không phải là sự kiện lịch sử dựng lại con người mà là con người, số
phận con người dựng lại lịch sử. Cảm hứng theo khuynh hướng sử thi lãng
mạn giảm dần và thay vào đó là cảm hứng thế sự, đời tư. Đặc điểm cơ bản
của các tác phẩm là tinh thần dân chủ, phát huy cảm hứng tôn trọng sự thật,
đề cao cá tính sáng tạo của cá nhân và khai thác triệt để công năng thể loại.
Người ta vẫn nói về khả năng "áp sát cuộc sống" khả năng "thấu thị đời sống"
của văn xuôi và truyện ngắn nói riêng.

Nguyễn Minh Châu từng quan niệm: ''Tác phẩm văn học trước hết
không phải viết ra nhằm mục đích an ủi người đọc. Mục đích của văn học là
nhằm đánh thức dậy cái ý thức bất mãn với chính mình, hoài nghi về mình.
Và con người thỏa mãn như những trái cây khô bắt đầu sống lại đời sống tinh
thần non tươi bằng cách đặt lại cho mình những câu hỏi: Ta là cái gì? Ta là
ai?'' [9, tr 353].
Tiếp theo phải kể đến vai trò của độc giả, tức là mối tương quan đắc lực
giữa độc giả với chủ thể sáng tạo. Từ trước tới nay chưa bao giờ như lúc này,
chủ thể sáng tạo thiết lập mỗi quan hệ qua lại bình đẳng và đồng sáng tạo.
Truyện ngắn cũng đổi mới về một số phương diện hình thức nghệ thuật. Sự
linh hoạt hay pha trộn của các thể tài, sử dụng nhiều yếu tố ngẫu nhiên, bất
ngờ nghịch dị, kì ảo tạo nên quan niệm mới về "chuyện" trong "truyện". Cốt
truyện trở nên lỏng lẻo không chảy thành dòng, thành mạch mà là chi tiết, tâm
lí lên ngôi. Có thể chia truyện ngắn thành ba dòng cơ bản, dòng trữ tình như
Nguyễn Thành Long, Nguyễn Bản, Hồng Nhu, Thùy Linh; dòng hiện thực
như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thị Thu Huệ; dòng kì ảo như
Võ Thị Hảo, Lưu Minh Sơn, Sương Nguyệt Minh.


16
Giọng điệu nếu như trước đây là đơn âm thì truyện ngắn hiện đại là đa
âm sắc, đa giọng điệu, đa thanh. Ngôn ngữ nhiều khi là thứ ngôn ngữ đời
thường, sắc cạnh, ghồ ghề trong cái biến hóa linh hoạt phong phú, mọi ngôn
ngữ đều có quyền bình đẳng trước nghề văn. Ngôn ngữ tác giả, nhân vật, hay
tâm lí, giọng điệu đều như một uẩn khúc bất ngờ. Truyện ngắn không ngừng
tìm tòi sáng tạo cách viết, bút pháp linh hoạt soi rọi hiện thực trên nhiều góc
cạnh, giúp nhà nghệ sĩ nhìn sâu hơn về thế giới, đồng thời tạo ra bước đột phá
lôi cuốn độc giả.
1.3. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Cao Tiến Lê
1.3.1. Cuộc đời

Cao Tiến Lê sinh ngày 31 tháng 12 năm 1937, bút danh: Tế Liên, Nam
Lương, Lê Đô Lương, Mai Tiến Cường, quê tại Xã Lam Sơn (xã Bạch Ngọc
cũ), huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An. Bản thân là người thông minh nhanh
nhẹn, tháo vát, hào hoa, lãng mạn sống có chí hướng. Ông có thiên hướng văn
chương từ lúc thuở thiếu thời.
Nhà văn tham gia vào hai cuộc chiến đấu thần thánh trường kì của dân
tộc. Ông chia còn sẻ: ''cuộc sống chiến đấu chống Pháp và chống Mĩ đã hun
đúc trong ông niềm khát vọng làm một chứng nhân lịch sử của hai cuộc chiến
tranh khốc liệt, đã thôi thúc ông viết trên mọi đường hành quân''. Trực tiếp
chiến đấu ở đơn vị bộ binh, làm chiến sĩ bảo vệ giới tuyến 17 tạm thời. Ông
không ngần ngại xông pha trên các trận mạc, trên tuyến lửa Trường Sơn ác
liệt. Nhà văn tâm sự: ''tôi là lính bảo vệ giới tuyến 17, rồi lăn lội ở tuyến lửa
Quân khu VI, đi lên từ tiểu đội trưởng, trung đội rồi trở thành đại đội trưởng.
Một năm thì có tám tháng tôi lăn lộn ở chiến trường nên xông pha chẳng kém
bất cứ một chiến sĩ chiến đấu trực tiếp nào. Tôi cảm ơn nơi vùng khói lửa đã
cho tôi dũng khí để trưởng thành, cho tôi lòng tin yêu vào con người để viết
nên những trang văn giàu lòng trắc ẩn, dù rất nhiều lần đã bước hụt chân vào
cái chết, bị thương tích đầy mình'' [28].


17
Năm 1967, ông là phóng viên báo Quân khu bốn, báo Mặt trận đường
9, báo Quân đội nhân dân. Ông viết khỏe và khá nhiều, tài năng dần dà được
khẳng định. Năm 1972, ông đã đạt giải Nhì cuộc thi viết truyện ngắn báo Văn
nghệ với truyện Mùi thơm giây cháy chậm. Ông nói: ''hồi đó biết tin mình
được giải là qua cái đài Orionton mà ông vừa đạp xe vừa đeo bên hông vừa
nghe điểm báo qua đài phát thanh. Cảm giác của ông lúc đó thật khó tả. Ông
vừa đạp xe, vừa thấy con đường phía trước rộng thênh thang và trải đầy màu
xanh của hòa bình. Ông biết chắc chắn định mệnh đã gắn ông với cây bút và
chắc chắn rằng tình yêu văn chương trong ông sẽ chẳng thể nào vơi cạn''.

Năm 1976, chuyển ngành về làm tại Nxb Thanh niên. Năm 2000, về công tác
tại Hội nhà văn Việt Nam, nguyên ủy viên Ban chấp hành hội nhà văn khóa
VI. Ông là người có công sáng lập ra viện Bảo tàng văn học Việt Nam, giám
khảo các cuộc thi viết văn thơ, truyện ngắn trẻ. Tính chất công việc và lòng
đam mê nghệ thuật đã lôi cuốn ông, ông say mê viết và có nhiều cống hiến
cho nền văn học Việt Nam.
Đề tài của ông là chiến tranh và người lính trong và sau cuộc chiến.
Ông đi sâu vào phản chiếu cuộc sống chiến đấu của những người lính. Ông
tâm sự: ''tôi viết được những câu chuyện ấy là đồng nghĩa với nhiều đêm thức
trắng trong căn hầm tối, trong ánh đèn dầu leo lét, kê mảnh giấy vào đầu gối,
quý từng giọt mực bút bi đã sắp cạn…Có khi vừa viết vừa nếm nước mắt
thương quê hương, thương mẹ già đã xanh cỏ ở quê nhà mà đứa con trai cứ đi
biền biệt không về thắp nén hương cho mẹ ngày giỗ, thương cả đồng đội
mình, vừa mới chia nhau từng ngụm nước mà giờ đã hi sinh…'' [28].
Mỗi một câu chuyện là một bản nhân văn trên mỗi chặng đường hành
quân. Những địa danh in gót chân trần người lính, những con người, những
đứa trẻ bơ vơ (Đa la) mà ông che chở, đùm bọc. Một người bạn văn của ông
tên là Định Nguyễn nhận xét: "Tế Liên như con cá dưới sông, đi đến đâu sủi
tăm đến đó". Nhà văn cũng tự bộc bạch rằng: ''Tôi cảm ơn vùng khói lửa đã


18
cho tôi dũng khí để trưởng thành, cho tôi lòng tin yêu để viết nên những trang
văn giàu lòng trắc ẩn dù nhiều lần bước hụt vào cái chết, bị thương tích đầy
mình"[28].
Ông chia sẻ: ''nhà văn phải đặt mình ngang hàng với tổng thống đồng
thời cũng đặt mình ngang với ăn mày. Cái chính là phải hiểu hết tâm tư
nguyện vọng hoàn cảnh số phận tạo nên tác phẩm''. Với tính cách vừa ngông
ngông, vừa gàn gàn, nhưng cũng không kém phần dí dỏm, ông đã tạo ra một
phong cách văn chương vừa chân thực vừa mộc mạc hấp dẫn. Đối với ông,

con đường văn nghiệp là con đường đầy rẫy khổ ải chẳng kém gì đường đời
trong bom đạn mà ông đã nếm trải.
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác
Cao Tiến Lê thử sức mình trên nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện
ngắn, kí, truyện thiếu nhi, mỗi thể loại đều có một màu sắc riêng. Với tiểu
thuyết, ông có 5 tập như sau:
- Một nửa đời người (1978), Nxb Kim Đồng
- Bây giờ nên xử sự thế nào (1987), Nxb Hà Nội
- Nếm trải Điện Biên (1992), Nxb Quân Đội
- Con nuôi thầy phù thủy (1994), Nxb Kim Đồng
- Trung tướng giữa đời thường (1995), Nxb Thanh niên
Nội dung các cuốn tiểu thuyết (trừ tiểu thuyết Bây giờ nên xử sự thế
nào) còn lại đều viết về chiến tranh và người lính.
Tiểu thuyết Nếm trải Điện Biên, kể về một nhóm thanh niên gồm 4
người quê ở vùng đất Nghệ, xung phong lên Điện Biên chiến đấu. Vừa đi đến
nơi, chưa được tung sức thỏa chí chiến đấu lại được cử về quê mua 18 con bò
đưa lên Điện Biên Phủ. Trên đường dẫn bò đi gặp biết bao gian khổ, bò còn
non, chăn thả rông nên háu chạy. Người thì bị ong đốt, đường dốc rừng rú,
máy bay ném bom đủ thứ gian khổ mới đưa đàn bò tới nơi. Và cuối cùng họ
cũng được cầm súng chiến đấu tại mặt trận.


19
Tiểu thuyết Trung tướng giữa đời thường, nhân vật là trung tướng
Hoàng Lương về thăm mẹ đẻ, già yếu đang ốm nặng vào lúc nửa đêm…mẹ
chết. Mọi cơ quan tổ chức sẽ đến viếng, sẽ tăng thêm nợ nần do tiếp đón,
ma chay. Người anh sẽ không gánh vác nổi, cuộc sống ở quê nghèo nàn,
không đủ trang trải. Người anh trai bắt Hoàng Lương phải chịu bất hiếu từ
biệt mẹ lần cuối cất bước ra đi trước khi trời sáng. Tiểu thuyết ca ngợi một
vị trung tướng giữa đời thường, suốt đời chiến đấu để giành độc lập cho dân

tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Tiền lương của anh hàng tháng phần nhiều
anh đã giúp bà con nghèo đói ở quê, đến khi mẹ chết anh không có để lo ma
chay cho mẹ. Tiểu thuyết xoáy vào nỗi mất mát, nỗi đau của một người
lính. Họ không tài nào hòa nhập được với cuộc sống đời thường đầy đa
đoan và phức tạp bội phần. Họ chấp nhận nỗi đau là vì đồng đội vì trách
nhiệm với nhân dân.
Với thể loại kí, Cao Tiến Lê có 4 tập như sau:
- Ngược rừng ba chẽ (1976), Nxb Thanh niên
- Mùa ca cao (1982), Nxb Thanh niên
- Nửa đời ngoảnh lại (2004), Nxb Kim đồng
- Thương lắm người ơi (Truyện - kí), (2006), Nxb Quân đội
Truyện thiếu nhi có 2 tập
- Vỏ trứng thạch sùng (1995), Nxb Kim đồng
- Thoát hiểm (2000), Nxb Kim đồng
Hiện nay tác giả đang tiếp tục sáng tác bền bỉ dù tuổi đã cao và sắp cho
ra đời những tác phẩm như sau:
- Nắng trong đêm (Tiểu thuyết)
- Tiền (Truyện ngắn)
- Thư nặc danh (Truyện ngắn)
- Tưởng không bao giờ nói ra (Truyện ngắn)


20
1.3.3. Nhìn chung về truyện ngắn Cao Tiến Lê
Cao Tiến Lê tâm sự rằng: ''còn khỏe mạnh còn minh mẫn thì ông còn
suy nghĩ tới những trang viết và đó cũng là một cách trả lãi với cuộc đời''.
Truyện ngắn là một phần tiêu biểu của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Cao
Tiến Lê. Ông kể về kỉ niệm truyện ngắn đầu tay: Bức thư bị nát, sau khi viết
xong chuyện đó, ông đã chạy ra đường vẫy xe và gửi theo hòm thư ra báo
Quân đội nhân dân và được in ngay sau thời gian ngắn. Nỗi vui mừng hạnh

phúc xen lẫn đã khiến cho tâm hồn yêu và say mê văn chương trong ông trỗi
dậy một cách mạnh mẽ. Cộng với cảm hứng về người lính, về đồng đội cũng
như sự hi sinh mất mát trong chiến tranh đã thôi thúc ông viết một loạt tác
phẩm gửi in trên các báo. Ông xuất hiện trên văn đàn vào giai đoạn truyện
ngắn Việt Nam có nhiều khởi sắc. Cùng với những cây bút nổi danh cùng thời
như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Chu Lai…, những
sản phẩm tinh thần của Cao Tiến Lê không lôi cuốn độc giả bằng những tình
huống nghịch dị, bất thường mà là những tình huống sâu lắng.
Các tập truyện ngắn của ông lên đến 12 tập:
- Phía trong (1972), Nxb Quân đội nhân dân
- Bến quê (1976), Nxb Quân đội nhân dân
- Cây sau sau lá đỏ (1982), Nxb Hà Nội
- Đại đội chân đất (1982), truyện vừa, 1 tập, Nxb Nghệ An
- Ở trần (1990), Nxb Quân đội nhân dân
- Đến với bình minh (1995), Nxb Thanh niên
- Vỏ trứng Thạch sùng (1995), Nxb Kim đồng
- Một đời vô duyên (1999), Nxb Thanh niên
- Cao Tiến Lê, truyện ngắn (2003), Nxb Hội nhà văn
- Ớt ngọt (2010), Nxb Thanh niên
- Xin đừng quên tôi (2012), Nxb Thời đại
- Cao Tiến Lê, truyện ngắn chọc lọc (2013), Nxb Thanh niên


×