Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Đặc điểm tản văn và tạp văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.17 KB, 106 trang )

1
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tr­êng ®¹i häc vinh
CAO THỊ THÙY NHUNG
ĐINH THỊ DUNG

ĐẶC ĐIỂM TẢN VĂN VÀ TẠP VĂN
CỦA NGUYỄN VĨNH NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32

Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: TS. Ph¹m tuÊn vò

NGHỆ AN - 2015


2
MỤC LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các phương
tiện nghe nhìn kéo theo sự suy giảm của văn hóa đọc. Các tác phẩm văn học
không còn vị trí độc tôn trong sự tìm tòi tri thức và giải trí nghệ thuật như
trước. Đứng trước yêu cầu của thời đại, nền văn học nói chung và văn học
Việt Nam nói riêng đã có những cách tân đáng kể về hệ thống thể loại để phù


hợp với nhu cầu nhận thức và thẩm mĩ của thời đại. Trong những thể loại
được sử dụng nhiều hiện nay có tạp văn, tản văn.
Trần Hoàng Nhân (“Thời của tản văn, tạp bút”, nld.com.vn) gọi thời đại
này là "thời của tản văn, tạp bút". Do sức ép của khối lượng công việc bận rộn
nên độc giả ít có thời gian cho những cuốn tiểu thuyết dài hơi. Người đọc
hôm nay thường tìm đến những thể loại có khả năng đáp ứng những nhu cầu
đọc nhanh như truyện ngắn, truyện cực ngắn (truyện mini), tạp văn, bút ký...
Những thể loại này có dung lượng ngắn, dễ đọc, thường hướng tới phản ánh
những vấn đề mang tính thời sự bằng ngôn ngữ vừa có đặc tính của ngôn ngữ
văn chương vừa có đặc tính của ngôn ngữ báo chí.
1.2. Đầu thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thông tin và
nhịp sống hiện đại, tạp văn, tản văn trở thành những loại văn bản có ưu thế
bởi tính chất ngắn gọn, có thể chớp được một suy nghĩ, một khoảnh khắc suy
tư, một thoáng liên tưởng mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Nhờ vậy, nó
dễ dàng tiếp cận người đọc trên phương diện cảm xúc cũng như nhu cầu
thông tin. Đặc biệt, các tờ báo thường dành riêng một mục để đăng tạp văn,
tản văn thường kì như: Người lao động, Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh, Tuổi
trẻ, Thanh niên, Văn nghệ, Sài Gòn tiếp thị,... Nhiều báo không chuyên về
văn chương khác cũng in tạp văn và tản văn. Đây thật sự là mảnh đất màu mỡ
cho nhiều nhà văn. Tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Tạ
Duy Anh, Mạc Can, Đỗ Trung Quân, Lê Giang, Huỳnh Như Phương được in


2
báo trước khi xuất bản thành sách. Không chỉ xuất hiện dày đặc trên các báo
và các trang mạng cá nhân, những năm gần đây tạp văn, tản văn được xuất
bản khá ồ ạt, có chất lượng và được người đọc đón nhận nồng nhiệt. Trong
những năm vừa qua, đã xuất hiện rất nhiều tác giả vốn là những người ngoại
đạo nhưng viết nhiều tập tạp văn, tản văn gây được tiếng vang. Họa sĩ Đỗ
Phấn từng làm say lòng người với những bức tranh sắc nét, luôn nhận mình là

tay ngang là kẻ nghiệp dư khi đến với văn chương, nay lần lượt trình làng văn
các tập tạp văn: Chuyện vãn trước gương (2005), Ông ngoại hay cười
(2011),... khiến những người chuyên nghiệp cũng phải ngưỡng mộ. Nữ đạo
diễn Việt Linh từng nổi tiếng với bộ phim Bóng tối quyến rũ nay lại trình làng
với các cuốn tạp văn, tạp bút: Chuyện mình, chuyện người (2008), Chuyện và
truyện (2012). Hay dịch giả Lý Lan hơn mười năm trước đã làm mê hoặc độc
giả Việt với Harry Porte nay trải lòng mình với Ở ngưỡng cửa cuộc đời. Văn
học Việt Nam đang được mùa tạp văn, tản văn.
1.3. Sự nở rộ của tạp văn, tản văn những năm đầu thế kỷ XXI là một
hiện tượng văn học rất đáng lưu tâm. Tuy nhiên trong lịch sử dường như chưa
bao giờ tạp văn, tản văn trở thành tâm điểm của giới nghiên cứu. Hiện chưa
có một nghiên cứu nào tổng quát về tạp văn, tản văn. Trước thực tế đó, chúng
tôi nghĩ cần có sự nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc, toàn diện, sâu
sắc hơn. Đến với tạp văn, tản văn Nguyễn Vĩnh Nguyên, chúng tôi yêu thích
cái hài hước dí dỏm, bình dị của người viết, sức đọc rộng, uyên thâm, cách
trích dẫn theo lối "nói có sách mách có chứng" với thái độ cầm bút nghiêm
túc. Các tác phẩm thể hiện rất rõ ý định của chính tác giả là nhận diện tâm
tính của người Việt đương đại thông qua việc khảo sát thế giới những đồ vật
quen thuộc hằng ngày và các hiện tượng xã hội. Thông thường, nhà nghiên
cứu có khuynh hướng khảo sát các sự kiện lớn hay các nhân vật quan trọng để
đi đến kết luận, nhưng Nguyễn Vĩnh Nguyên thì khác, anh nhìn tâm tính
người Việt qua sinh hoạt thường nhật, những sự kiện nhỏ lẻ, vụn vặt và quen
thuộc tưởng như không có gì đáng để ý. Và khác với nhiều nhà nghiên cứu


3
trước đó, thường trầm trọng hóa vấn đề với những ngôn từ nặng nề trong phê
phán, nặng nề đến gây phản cảm thì Nguyễn Vĩnh Nguyên ngược lại rất nhẹ
nhõm và dí dỏm. Chính điều này đã kéo độc giả ở lại với trang sách của tác
giả, theo dõi nó đến dòng cuối cùng.

Trên đây là những lý do khiến chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm tạp văn
và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên. Chúng tôi hy vọng giải quyết đề tài
này sẽ là một đóng góp nhỏ trong nghiên cứu khoa học.
2. Lịch sử vấn đề
Hai tác phẩm với tựa đề: 1. Tản văn Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối,
karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác (do Alphabooks & Nxb Lao động
Xã hội) xuất bản năm 2012; 2. Tạp văn Những đồ vật trò chuyện cùng chúng
ta (Nxb Trẻ) xuất bản năm 2014 là hai tuyển tập nằm trong dự án đang được
thực hiện của tác giả viết: 100 tạp văn, tiểu luận về tâm tính người Việt Nam
đương đại khảo sát thông qua thế giới những đồ vật quen thuộc hằng ngày và
các hiện tượng xã hội.
Là một nhà văn trẻ với những tác phẩm mới được xuất bản chính vì thế
số lượng bài viết, công trình nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Vĩnh
Nguyên còn khá khiêm tốn, đặc biệt những bài nghiên cứu về hai tập tạp văn,
tản văn này quá ít ỏi. Mới chỉ là một vài bài nhận xét về tác giả, tác phẩm,
những bài phỏng vấn tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên trên một số trang báo
mạng như: Thanh niên online, Sinh viên Việt Nam, Tiền phong, ...
Có thể điểm qua một số bài viết như:
Bài viết của tác giả Hoàng Dung: ''Nguyễn Vĩnh Nguyên - mê say nghe
đồ vật kể chuyện" đăng ngày 16/8/2014 trên trang có
nhận xét: “Đọc tản văn của Nguyên, có cảm giác, tất tần tật những gì xung
quanh đều được đưa vào tầm ngắm, lật tới, lật lui, suy xét thấu đáo, từ đâu,
khi nào có, nguyên nhân tồn tại, biến đổi hoặc mất đi, thời gian tồn tại ấy
“nói” lên điều gì. Cái hay là Nguyên không sa vào kể lể mà từ quan sát dẫn
dắt và “nâng” lên tầm phổ quát một cách tinh tế”.


4
Bài viết của Trâm Anh nhan đề: "Nguyễn Vĩnh Nguyên: "Viết trung thực
với mình hơn làm vừa lòng thiên hạ" đăng ngày 14/7/2014 trên trang

. Khi được hỏi, vì sao anh thực hiện dự án 100 tạp văn,
tiểu luận về thới giới đồ vật, hiện tượng trong đời sống xã hội Việt Nam
đương đại? Nguyên đã trả lời rằng: “Ý tưởng khảo sát về những đồ vật và
hiện tượng trong đời sống người Việt Nam đương đại theo cách riêng, cho
cùng, là một kiểu “làm báo - viết văn” của tôi, một cách tiếp cận, trải nghiệm
và lý giải hiện thực xã hội của cá nhân tôi, như một người làm phim tài liệu
độc lập, cầm chiếc máy quay trên tay, anh ta tự do liệt kê, khảo sát và trình
bày lên màn ảnh những thước phim chân thực nhất theo cách nhìn của mình”.
Bài viết "Một cách nhìn khác về tâm tính người Việt" đăng ngày
04/3/2013 trên trang viết rằng: “Ai dám khẳng định người
Việt Nam có chất lượng sống thấp? - Nguyễn Vĩnh Nguyên, nhà thơ, nhà văn,
nhà báo, người nhiều năm phụ trách trang văn hoá - văn học của báo Sài Gòn
tiếp thị. Ở đây, như một biên tập viên mẫn cán, anh có cơ hội đi nhiều, quan
sát nhiều và nhất là đọc nhiều. Người đọc, như anh viết - là kẻ cô đơn, hay có
“hành vi hướng đến sự cô đơn”. Cô đơn để chiêm nghiệm. Dám cô đơn nên
không sợ hãi. Không sợ hãi, nên dũng cảm vạch dự án riêng khảo sát tâm tính
người Việt hôm nay. Một việc làm đầy thách thức của cái hôm nay nhiều bất
trắc và dễ bị trù úm. May Nguyễn Vĩnh Nguyên đã sở hữu được giọng văn dí
dóm. Sự dí dỏm đã cứu anh, và cứu cả sự đón nhận của độc giả Tivi, xe máy,
nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác - một tập tản
văn rất đáng đọc”.
Bài viết "Đôi điều về tản văn Nguyễn Vĩnh Nguyên", trên trang
có nhận xét: “Điều đầu tiên phải nói rằng
cuốn tản văn này của Nguyễn Vĩnh Nguyên không phải là loại dễ đọc, đối với
người có tốc độ đọc tương đối tốt như tôi, khi tập trung tôi cũng không thể
đọc nhanh như bình thường được, bởi tác giả đã có những phân tích mang
tính chuyên sâu, vừa thú vị, vừa mang tính học thuật và bên cạnh đó còn lồng


5

ghép những suy nghĩ và cảm nghĩ của chính Nguyễn Vĩnh Nguyên về cuộc
sống xã hội và con người Việt Nam. Sao mà không thú vị được khi mà cái
hành vi “ngậm tăm” sau buổi ăn của người dân Việt Nam, tác giả đã tạo ra
một bài viết dài 10 trang theo khổ sách bình thường mà không hề khô khan
hay đầy rẫy trích dẫn của cá tài liệu nghiên cứu, mà lại khá gần gũi và dễ
thấm! Cũng cái hành động “ngậm tăm” ấy mà hệ quả dẫn đến thái độ sống,
hành xử “ngậm tăm” trong một số đại bộ phận không nhỏ của người dân nước
nhà. Tác giả đã khiến người đọc phải vừa đọc vừa dừng lại suy nghĩ, thẩm
thấu và hiểu. Cái hay ở tập sách này nằm ở chỗ, nó giúp chúng ta nhìn nhận
lại một số các sự việc, sự kiện, cách hành xử, thái độ sống mà chúng ta cho
rằng rất đỗi bình thường. Từ bài viết về xã hội của những chiếc Tivi, khi mà
những bộ phim truyền hình giải trí của thập niên 90 đã ảnh hưởng đến lối sinh
hoạt, cuộc sống của con người Việt Nam như thế nào và rồi trong xã hội hiện
đại này, chiếc Tivi một phần nào đó thể hiện sự cô đơn của con người Việt
Nam hiện đại, bật Tivi chỉ để nghe thấy tiếng người bởi “...Em thì ngủ còn
tivi thì vẫn nói suốt đêm”. Ở đâu đó trong tác phẩm là những hoài niệm về
những ký ức không dừng lại với tình yêu dành cho những chiếc bookmark,
cho văn hoá đọc và những cuộc tình trong kỷ niệm. Hay những trăn trở rất
riêng về một cái tết truyền thống, một cách nhìn lại cách sống của mỗi người
trong những ngày lễ hội. Nguyễn Vĩnh Nguyên còn có một bài khá dài để
luận về cà phê cóc và thói quen uống cà phê của người Việt Nam, qua đó thể
hiện rõ một nét văn hoá dân dã của hình thức thưởng thức cà phê này và đó
mới là một điểm cốt yếu quan trọng, cà phê chất lượng như thế nào đôi khi
không phải là điều tiên quyết như trong những tranh luận của Trung Nguyên
và Starbuck dạo trước đây. Phải nói trong tập sách này, tôi thích nhất bài viết
về Việt Nam và văn hoá xe máy, với những ghi chép tham chiếu thú vị từ
những nhà báo nước ngoài và cảm nhận riêng của tác giả. Bài viết đã chỉ ra
một nét văn hoá tất yếu của con người Việt Nam và cuộc sống găn slieenf với
chiếc xe máy. Nguyễn Vĩnh Nguyên cũng không quên báo động về sự lạc



6
quan tếu của những bài báo tung hô Việt Nam là đất nước hạnh phúc hay sự
quan ngại về vai trò và sự đấu tranh của tri thức trong thời đại thông tin bùng
nổ như hiện nay. Có một bài viết thu hút sự chú ý của tôi nhiều nhất là bài
viết về sự đọc và viết mà qua đó Nguyễn Vĩnh Nguyên nêu rõ vai trò quan
trọng của người đọc, nhiệm vụ của người viết và mối liên hệ với các tác phẩm
mình viết ra qua đó nhấn mạnh những gì một nhà văn cần và phải làm để tác
phẩm của mình được người đọc công nhận chứ không phải viết ra vì giải
thưởng rồi sau đó nếu không được giải thì lên báo làm om xòm cả lên. Bài
viết này còn làm tôi suy nghĩ nhiều về những gì mình đã và đang đọc, nó là
động lực thôi thúc để tôi đi tiếp đến cái tận cùng của những tác phẩm văn học
và suy nghĩ về cúng nhiều hơn nữa”.
Tuy nhiên, tất cả những bài viết trên đây mới chỉ là những nhận xét
khái quát, chủ yếu dừng lại những cảm nhận mà chưa nghiên cứu một cách hệ
thống về cuốn tản văn Tivi, xe máy, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những
thứ khác và tạp văn Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta. Và theo chúng
tôi biết, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu
hai tác phẩm này.
Vì thế, luận văn của chúng tôi lựa chọn hướng tiếp cận một cách có hệ
thống về tạp văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên. Chúng tôi nghiên cứu đặc điểm của
hai cuốn tản văn Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và
những thứ khác và tạp văn Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta với mong
muốn đem đến một cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm. Góp phần làm rõ đặc
điểm tạp văn, tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên trên phương diện nội dung và
hình thức nghệ thuật. Qua đó, thấy được nét riêng đặc sắc của tạp văn, tản văn
Nguyễn Vĩnh Nguyên trong bức tranh toàn cảnh của tạp văn, tản văn đương đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên trên hai phương

diện: nội dung và hình thức nghệ thuật.


7
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài trước hết là hai tác phẩm: tản văn Tivi,
xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác; tạp
văn Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta. Ngoài ra chúng tôi cũng tham
khảo nhiều tác phẩm tạp văn của nhiều tác giả khác trong văn học Việt Nam
đương đại để phục vụ cho việc so sánh đối chiếu: Nguyễn Ngọc Tư, Lý Lan,
Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Nhật Ánh, Dạ Ngân, Nguyên
Ngọc, Nguyễn Khải, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Trương Quý, Nguyễn Việt
Hà,...
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Tìm hiểu tạp văn, tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên trong bức tranh
chung của tạp văn, tản văn Việt Nam đương đại.
2. Khảo sát, chỉ ra đặc điểm của tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh
Nguyên trên phương diện nội dung.
3. Khảo sát, chỉ ra đặc điểm của tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh
Nguyên trên phương diện hình thức.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp,
trong đó chủ yếu là:
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp thống kê - phân loại.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
6. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình khảo sát một cách tập trung về đặc điểm tạp văn và
tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên trên cơ sở đối chiếu với tạp văn, tản văn

của các tác giả khác. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho những
công trình nghiên cứu tiếp theo về tạp văn nói chung, tạp văn Nguyễn Vĩnh


8
Nguyên nói riêng. Từ đó hiểu hơn về giá trị thể loại đã góp phần làm nên tên
tuổi của nhà văn.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được trển khai trong 3 chương:
Chương 1. Tạp văn, tản văn Nguyễn Vĩnh Nguyên trong bức tranh
chung của tạp văn, tản văn Việt Nam đương đại
Chương 2. Đặc điểm tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên về
phương diện nội dung
Chương 3. Đặc điểm tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên về
phương diện hình thức


9
Chương 1
TẠP VĂN, TẢN VĂN NGUYỄN VĨNH NGUYÊN TRONG BỨC TRANH CHUNG
CỦA TẠP VĂN, TẢN VĂN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

1.1. Khái niệm tạp văn và tản văn
1.1.1. Khái niệm tạp văn
Đến nay cả người sáng tác và bạn đọc đều không xa lạ với thể loại tạp
văn. Chúng ta có thể tìm đọc tạp văn ở trên bất cứ tờ báo nào, của nhiều tác
giả, thậm chí đã có không ít những tuyển tập tác phẩm xác định hẳn tên thể
loại là "tạp văn". Tuy nhiên, với tư cách là một thuật ngữ khoa học, cho đến
nay, đây vẫn là khái niệm chưa được minh định rõ ràng.

Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: "Tạp văn là những áng văn tiểu
phẩm có nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ. Đó là một thứ
văn vừa có tính chính luận sắc bén vừa có tính nghệ thuật cô đọng, phản ánh
và bình luận kịp thời các hiện tượng xã hội" [36; 47].
Từ điển tiếng Việt của Bùi Quang Tịnh (Nxb Văn hóa Thông tin) định
nghĩa đơn giản như sau: "Tạp văn: nhiều loại văn lẫn lộn" [87; 842].
Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, Nxb Văn hóa Thông tin) giải
thích: "Tạp văn gồm nhiều thể tài linh hoạt như đoản thiên, tiểu phẩm, tùy
bút" [93; 1945].
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, Nxb Đà Nẵng) viết: "Tạp văn là loại
văn có nội dung rộng, hình thức không gò bó, bao gồm những bài bình luận
ngắn, tiểu phẩm, tùy bút ... [71; 982].
Có một số tác giả xếp tạp văn thành một dạng nhỏ của tản văn như Đỗ
Hải Ninh (trong bài viết Ký trên hành trình đổi mới) hay Hoàng Phê (trong
cuốn Đại từ điển tiếng Việt) hay Trương Chính trong lời giới thiệu về tạp văn
của Lỗ Tấn trong Lỗ Tấn tuyển tập, Nxb Văn học năm 1963: "Xét về nguồn
gốc và phong cách của nó thì tạp văn chính là kế thừa và phát triển hình thức
tản văn trong văn học cổ điển Trung Quốc" [11; 6].


10
Tác giả Hoàng Ngọc Hiến xem tạp văn là một thể loại của thể loại
ký, trong cuốn sách Năm bài giảng về thể loại, ông viết: "trong nghiên
cứu văn học Việt nam đương đại, ký là một thuật ngữ được dùng để gọi
tên một thể loại văn học bao gồm nhiều "thể" hoặc "tiểu loại": bút ký, hồi
ký, du ký, ký chính luận, phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm
(et-xe) ..." [41; 5].
Dù rất nhiều định nghĩa được đưa ra nhưng thực tế là các nhà
nghiên cứu và cả đội ngũ sáng tác đều chưa thể "khoanh vùng" chính xác
cho thể loại này. Điều đó có lẽ bắt nguồn từ phạm vi khá rộng và sự

phong phú, đa dạng trong nội dung và hình thức phản ánh của thể loại
này. Chúng tôi cho rằng, khởi nguồn, tạp văn chỉ là một thể văn nhỏ,
không được xem trọng trong văn học Trung Quốc. Nhưng dần dần, do
nhu cầu phản ánh đời sống, nhu cầu bộc lộ của người sáng tác và nhu cầu
đọc của độc giả, tạp văn trở thành thể loại thịnh hành, phổ biến với rất
nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Và cùng với quá trình mở rộng
phạm vi một cách rất "tự nhiên" ấy, nội hàm khái niệm ngày càng khó
xác định thống nhất.
1.1.2. Khái niệm tản văn
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: 1. Văn xuôi. 2. Loại văn gồm các thể
ký và các thể văn khác, ngoài truyện, thơ và kịch [tr.857, Nxb Đà Nẵng,
Hoàng Phê chủ biên, 1997].
Từ điển Hán Việt, Đào Duy Anh định nghĩa: Tản văn, văn xuôi không
có vần [tr.233, Nxb Khoa học xã hội, 1996].
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử chủ biên,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.246-247, 1999], mục tản văn viết: nghĩa
đen là văn xuôi, nhưng hiện nay tản văn được dùng để chỉ một phạm vi xác
định, không hoàn toàn khớp với thuật ngữ văn xuôi. Nếu văn xuôi trong
nghĩa rộng chỉ loại văn đối lập với văn vần, và trong nghĩa hẹp chỉ các tác
phẩm văn phân biệt với kịch, thơ, bao gồm một phạm vi rộng từ tiểu thuyết,


11
truyện vừa, truyện ngắn, kí, tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, tiểu phẩm,
chính luận thì tản văn chỉ phạm vi văn xuôi hẹp hơn, không bao gồm các
loại truyện hư cấu như tiểu thuyết, truyện ngắn. Nó là một loại hình văn học
ngang với thơ, kịch, tiểu thuyết. Nhưng mặt khác tản văn lại có nội hàm
rộng hơn khái niệm kí, vì nội dung chứa cả những truyện ngụ ngôn hư cấu
lẫn các thể văn xuôi khác như thư, hịch, cáo…
Tăn văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị

luận, miêu tả phong cách, khắc họa nhân vật, lối thể hiện đời sống của tản
văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức
tạp, nhân vật hoàn chỉnh. Điều cốt yếu là tái hiện được nét chính của các
hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả.
Trong văn học cổ, tản văn bao gồm các áng văn Kinh, truyện, từ, tập
như Mạnh Tử, Tả truyện, Sử ký, các bài kí như Đào hoa nguyên kí của Đào
Uyên Minh, các bài biểu, chiếu, cáo, hịch, thư, phú, văn như Điếu cổ chiến
trường của Lý Hoa, Hịch Tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, minh luận. Trong
văn học hiện đại, tản văn bao gồm các thể kí, tùy bút, văn tiểu phẩm, văn
chính luận, tạp văn, ngụ ngôn, chân dung văn học”.
1.1.3. Ưu thế của tạp văn, tản văn
Tồn tại bên cạnh những thể loại văn học đã có nhiều thành tựu, tạp
văn, tản văn sẽ không thể phát triển nếu trong bản thân nó không có được
những ưu thế riêng. Từ đó đặt ra một yêu cầu là cần đi sâu tìm hiểu những đặc
trưng của tạp văn, tản văn trên cơ sở đó thấy được sức sống nội tại mạnh mẽ,
khó có thể thay thế của thể loại này trong vườn hoa văn học dân tộc.
Có thể thấy, ưu thế của tạp văn trước hết nằm ở tính chất ngắn gọn của
nó. Trong đời sống ngày nay, con người bị lôi cuốn vào nhiều hoạt động. Do
đó, văn chương muốn đi vào đời sống phải ngắn gọn, dễ đọc. So với việc đọc
một cuốn tiểu thuyết dày cộm thì đọc tạp văn, tản văn mất ít thời gian hơn.
Người ta có thể tiếp thu một cách liền mạch, đọc một hơi không nghỉ. Với
dung lượng ngắn, tạp văn, tản văn dễ kích thích khả năng liên tưởng, suy nghĩ


12
của người đọc, do đó cũng dễ để đi vào lòng người đọc hơn bất cứ thể loại
nào khác.
Không những thế, tạp văn, tản văn còn là một thể loại cơ động, linh
hoạt trong việc phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp nhất, ở những nét sinh
động và tươi mới nhất. Nó có thể chớp lấy một ý nghĩ, một khoảnh khắc suy

tư, một thoáng liên tưởng độc đáo bất ngờ của người viết trước hiện thực
muôn hình vạn trạng của đời sống thường nhật.
Nội dung của tạp văn, tản văn khá phong phú, đa dạng, nhiều khi liên
quan đến các vấn đề chính trị xã hội, mang tính chính luận sâu sắc, nhưng
cũng có lúc lại là những đoản thiên giàu chất trữ tình. Các nhà văn có thể khi
thì dựng lên những bức tranh rộng lớn của cuộc sống, miêu tả từng sự việc,
khi thì chỉ thể hiện những cảm nghĩ nhẹ nhàng của mình, khi lại là sự tranh
luận trực tiếp về những vấn đề nào đó trong đời sống. Nói chung, thể loại này
cho phép tác giả linh hoạt. Ngay trong cùng một bài tạp văn, người viết có thể
vừa phản ánh hiện tại, vừa ngược dòng thời gian hồi tưởng quá khứ, vừa miêu
tả, vừa suy tưởng, tranh luận, đề xuất những kiến giải riêng.
Tạp văn, tản văn có thể là những áng văn giàu chất trữ tình, cũng có
thể thiên về chính luận nhưng đặc tính quan trọng của nó là luôn công khai
bộc lộ quan điểm, thái độ nhất định của người viết. Đây là thể loại mang đậm
dấu ấn cá nhân của tác giả. Mạc Ngôn quan niệm rằng: nhà văn khi đã viết
truyện, tiểu thuyết, thường phải làm ra vẻ chững chạc hoặc thần bí, độc giả rất
khó nhìn thấy bộ mặt thật của anh ta thông qua cuốn truyện. Song đối với loại
văn chương tạp nham mà ta có thể gọi là tạp văn khi viết tác giả thường
không quen giấu mình, cho nên dung mạo thật sự của anh ta rất dễ lộ ra. Nhà
văn Nguyễn Ngọc Tư khi được hỏi vì sao chọn thể loại tạp văn cũng đã trả lời
rằng: “Nếu như truyện là một không gian hoàn toàn tưởng tượng với những
nhân vật hoàn toàn tưởng tượng thì tạp văn có lúc nhà văn là chính mình, giải
tỏa được những tâm tư, tình cảm của mình” [73].


13
Phan Cẩm Thượng nhận thấy: “Tạp văn thú vị vì nó cho người viết
thoải mái với đối tượng, không câu nệ về bố cục viết và có thể viết rất mâu
thuẫn, những ý trái ngược nhau trong cùng một bài và ngắn dài thế nào cũng
được” [73].

Nhìn chung, tác phẩm tạp văn, tản văn vừa có khả năng đáp ứng được
yêu cầu bức thiết của thời đại, đồng thời tạo nên được phong cách riêng. Nó
có những ưu thế riêng so với các thể loại khác trong việc phản ánh hiện thực.
Điều đó cũng lý giải vì sao tạp văn, tản văn có được vị trí quan trọng trong
đời sống văn học những năm đầu thế kỷ XXI.
1.1.4. Những đặc trưng cơ bản của tạp văn, tản văn
Đặc trưng cơ bản của tạp văn trước hết được xác định trong mối liên hệ
so sánh giữa nó với các thể loại tự sự gần gũi như: truyện ngắn, tiểu thuyết,
ký... Ở điểm này, ta thấy tạp văn có một số đặc trưng cơ bản như:
Về hình thức, tạp văn, tản văn có dung lượng ngắn gọn, hàm súc. Cho
đến hôm nay, ngắn gọn vẫn là đặc điểm cơ bản và là ưu thế của tạp văn, đưa
tạp văn "lên ngôi" do nhu cầu cần đọc nhanh, đọc nhiều thông tin của người
đọc hiện nay. Hình thức tạp văn, tản văn tự do, phóng khoáng, không câu nệ
các quy tắc về câu chữ, kết cấu.
Về nội dung: tạp văn, tản văn có phạm vi thể hiện khá phong phú, đa
dạng, từ những vấn đề chính trị, xã hội mang tính thời sự, nóng hổi đến
những cảm xúc đời thường rất giản dị, gần gũi. Những vấn đề phản ánh trong
tạp văn, tản văn thường được thể hiện dưới dạng một suy nghĩ, khoảnh khắc
riêng tư, một thoáng liên tưởng bất ngờ, độc đáo mang đậm dấu ấn cá nhân
tác giả.
Tạp văn, tản văn có mối quan hệ gần gũi với một số thể loại khác như:
ký, phóng sự, tùy bút, tiểu phẩm. Tạp văn, tản văn có sự thâu nạp nhiều thủ
pháp biểu hiện của nhiều thể loại văn học khác nhau. Có nhiều trường hợp,
sự giao thoa thể loại khiến cho cả người sáng tác lẫn người tiếp nhận không
xác định được thể loại chính xác của tác phẩm.


14
Bên cạnh những dấu hiệu ban đầu rất dễ nhận diện như vậy, tạp văn,
tản văn còn một số những đặc trưng nội dung sau:

Với một khả năng riêng trong quá trình giúp nhà văn nhận thức và phản
ánh hiện thực cuộc sống, tạp văn, tản văn thường là những văn bản mang
tính vấn đề. Vì vậy, nhà văn thường sử dụng giọng điệu nghị luận khi đề cập
đến những đối tượng này. Tuy nhiên, tác phẩm văn học nói chung và tạp văn,
tản văn nói riêng. khi nêu và biện luận về vấn đề đã được đặt ra trong tác
phẩm, nếu sử dụng giọng nghị luận quá nhiều sẽ tạo cảm giác căng thẳng,
nhàm chán, khô khan. Cho nên có thể nhận thấy rằng, đặc trưng thứ hai của
tạp văn, tản văn là có sự kết hợp giữa tính vấn đề và tính cảm xúc. Nếu như
tính vấn đề được thể hiện thành công qua chất giọng nghị luận, triết lí sắc sảo
thì tính cảm xúc lại được thể hiện qua giọng điệu trữ tình đằm thắm, nhẹ
nhàng, thấm sâu vào lòng người, lan tỏa những cảm xúc bâng khuâng, xao
xuyến. Mặc dù tính trữ tình không phải là đặc tính nổi trội nhất của tạp văn,
tản văn nhưng trên một ý nghĩa nào đó, cùng với việc đánh giá, nghị luận về
một vấn đề nào đó của cuộc sống, nhà văn luôn bộc lộ xúc cảm và giãi bày
mình. Điều này là cho tạp văn, tản văn tất yếu sẽ phải dựa vào tình cảm chân
thành, thể nghiệm độc đáo, yêu cầu một sự lịch duyệt trong cuộc sống và
kinh nghiệm nghệ thuật tương đương, không được cóp nhặt chắp vá.
Đặc trưng thứ ba có thể kể đến của tạp văn, tản văn là tính đa dạng về
dạng thức và đề tài. Đề tài của tạp văn, tản văn đặc biệt rộng lớn, cơ hồ như
không gì nó không nói đến, như: lịch sử, hiện tại, tương lai, thiên văn, địa lý,
tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, triết học; rộng như biển khơi, nhỏ như cây cỏ,
không có gì là không thể đưa vào ngòi bút của người viết tạp văn, tản văn.
Dạng thức của tạp văn, tản văn rất phồn tạp, hình thức phong phú, không bó
buộc vào một khuôn phép. Đặc biệt có những điểm giao thoa không thể phân
định với tùy bút, văn tiểu phẩm, tốc kí, du kí, phóng sự (thường được xếp vào
tản văn nói chung).


15
Đặc trưng thứ tư của tạp văn, tản văn là kết cấu rất tự do. Kết cấu của

tạp văn, tản văn không chú ý vào "khai, thừa, chuyển, hợp" như thơ ca,
không phân cảnh phân hồi như kịch, mà có lúc gần lúc xa, lúc trước lúc sau,
hiện thực và lịch sử, tự nhiên và xã hội có sự giao thoa, triết lý sâu sắc có thể
biểu hiện ngay trong cuộc sống hằng ngày, tình cảm nồng nàn được thể hiện
thông qua tưởng tượng của cá nhân. Đặc điểm tự do trong kết cấu này của tạp
văn khiến người đọc có cảm giác tản mạn, đôi khi là lộn xộn không có trật tự.
Xét ở phương diện bề mặt, những điều mà tạp văn, tản văn viết dường như
vô cùng "hỗn tạp" nhưng lại rất thống nhất về chủ đề, tình cảm, tư tưởng
(mặc dù hỗn tạp về tài liệu, hình thức, thủ pháp ...). Đó mới là cái căn bản
trong kết cấu rất tự do của tạp văn, tản văn.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm tạp văn, tản văn cần thiết phải đặt thể loại
này trong sự phát triển của văn học đương đại. Nguyễn Việt Hà trên trang
dep.com.vn đã có bài viết tổng kết về đặc trưng của tạp văn hiện nay: "Hiện
nay hầu hết các báo, dù lá cải hay không, thường dành một mục nuôi văn
ngắn tản mạn. Hoặc bình dị "dọc đường", hoặc lãng mạn "một thoáng", hoặc
gồ ghề "góc nhìn". Rồi "cà phê sáng" rồi "chén trà chiều", tạp văn được đất
tha hồ cuồn cuộn chảy. Tạp văn hiện nay thường được viết với dung lượng
chừng 800 chữ hoặc dài hơn khoảng 1.200 chữ. Mỗi bài tạp văn vừa vặn
một trang hoặc một cột báo nhưng lại trình bày cái nhìn của mỗi cá nhân
về tất cả các khía cạnh xã hội. Có thể thời sự hoặc không, nhưng mỗi tạp
văn đều ít nhiều dung chứa, trình bày tâm trạng sống của người đương
thời". Quả đúng vậy, đọc Trên tay có đá của Nguyễn Ngọc Tư, Thầy cũ
bán quán của Nguyễn Việt Hà... đều thấy "cái sự đời" ẩn hiện qua lăng
kính của từng người. Chỉ với những tạp văn riêng lẻ , cách thể hiện của
người viết đã thể hiện khá rõ, có khi tạo dấu ấn mạnh mẽ còn hơn một tác
phẩm văn chương. Cho nên có thể coi tạp văn là "ngôn hữu tận nhi ý vô
cùng" (lời hết nhưng ý chưa dứt). "Bên cạnh những hoài niệm kiểu "chăn
trâu, đốt lửa", xu thế của tạp văn hôm nay là chuyển tải những vấn đề xã



16
hội đương thời, trong đó lồng chứa cái nhìn, thái độ sống của mỗi người cầm
bút" (Đàn ông viết tạp văn của Nguyễn Việt Hà).
1.1.5. Quan niệm của tác giả luận văn
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tản văn và tạp văn. Có người
đồng nhất, có người phân biệt tản văn và tạp văn (tạp văn là "tập hợp con" của
tản văn). Tản văn và tạp văn là những khái niệm có nơi dùng như nhau. Có
khi dưới những tên trang mục khác như: Trà dư tửu hậu (Thời báo Kinh tế
Sài Gòn), Góc nhìn (Sài Gòn tiếp thị, bộ cũ), Nhàn đàm (Thanh niên), 5 phút
ở ga xép (Đẹp), A thousand words (Tạp chí Esquire Việt Nam)... Thậm chí
những mục xã luận kiểu Chào buổi sáng (Thanh niên) hay Thời sự Suy nghĩ
(Tuổi trẻ) đều thường đăng những bài tiểu luận (essay) ngắn bàn về các vấn
đề thời sự được viết theo lối "tạp văn" hay "tản văn".
Vậy, rốt cuộc, chúng là gì?
Như những tính từ tản, tạp đã cho thấy, trước hết, đây là một thể văn tự
do, uyển chuyển. Vì là tự do, uyển chuyển nên biên giới của nó khó phân định.
Có thể nói gọn rằng, đây là một thể văn tự do, thiên về bộc bạch cảm xúc, quan
điểm hay suy tư cá nhân trước đời sống, xã hội, thế giới tư tưởng, tôn giáo... có
sức bao quát hay dung nạp phong cách nhiều thể văn khác nhau, thậm chí cả
ngôn ngữ thơ. Tạp văn, tản văn nằm vắt ngang giữa hư cấu và phi hư cấu, vắt
ngang giữa báo chí và văn chương, cái gạch nối giữa nhiều thể loại.
Chúng tôi hiểu các thuật ngữ, khái niệm có đời sống của nó. Chúng tôi
không quan tâm đến nguồn gốc nữa mà căn cứ vào nhận thức phổ biến của
những tác giả viết tạp văn và tản văn hiện nay thấy đồng nhất hai thể loại này.
Đối với người viết bây giờ tản văn không đồng nhất với văn xuôi như trước
đây mà là những áng văn có phần tản mạn, nghiêng về ghi chép cảm xúc, thể
hiện cảm xúc trữ tình trước các vấn đề đời sống với dung lượng gọn nhẹ. Tạp
văn cũng ghi lại những ấn tượng, những suy nghĩ, những nhận xét chủ quan
của mình về các vấn đề đời sống và như vậy giữa tản văn và tạp văn trong
cách nhìn của các nhà văn đương đại có sự hòa lẫn.



17
Trong bài Lỗi tại…tạp văn? trên tạp chí Tia sáng, Nguyễn Vĩnh
Nguyên viết: “đây là một kiểu văn viết tự do, linh hoạt (có lẽ vì thế mà lý
thuyết về nó cho đến nay vẫn chưa thật hệ thống đâu vào đó), kể cả sự phân
biệt hay đồng nhất giữa các tên gọi: tản văn, tản mạn, tạp bút, tạp văn,… cũng
chưa được làm rõ. Trên thực tế báo chí và xuất bản hiện nay, các tên gọi trên
có xu hướng đồng nhất và lý thuyết thể loại là thứ không được quan tâm tìm
hiểu hay soi rọi kỹ. Kể cả những người viết tạp văn cũng thừa nhận rằng họ ù
ù cạc cạc về lý thuyết thể loại này” [48].
Trong bài viết Về một số thuật ngữ liên quan đến tạp văn của Nguyễn
Đăng Khiêm trên trang đã viết: “Trong văn
học cổ, tản văn bao gồm các áng văn kinh, truyện, tử, tập như Mạnh Tử, Tả
Truyện, Sử kí, các bài biểu, chiếu, cáo, hịch, phú, minh, luận… Trong văn
học hiện đại, tản văn bao gồm các thể kí, tùy bút, văn tiểu phẩm, văn chính
luận, tạp văn, ngụ ngôn, chân dung văn học”. Như vậy giữa tản văn và tạp văn
có mối quan hệ rất khăng khít. Trở lại khái niệm được dẫn ở trên, ta thấy
Wikipedia.org cũng từng xem tạp văn “là một phân nhánh của tản văn”. Theo
logic ấy thì tản văn là “tập lớn”, còn tạp văn là “tập con”.
Phạm Văn Ánh viết trong Từ điển Văn học (bộ mới), nhiều tác giả,
NXB Thế giới, 2004 như sau: Tạp văn: “Một thể loại thuộc tản văn trong văn
học Trung Quốc, thiên về nghị luận nhưng cũng giàu ý nghĩa văn học. Từ tạp
văn vốn xuất hiện trong sách Văn tầm điêu long của Lưu Hiệp, song trong
công trình đó từ này còn dùng để chỉ chung các thể loại văn chương. Tạp văn
với tư cách một thể văn chỉ chính thức ra đời vào khoảng thời cách mạng
Ngũ Tứ (1917-1924) là những bài luận văn ngắn, giàu tính luận chiến,
thường xoay quanh một số vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị… Đặc điểm
chung của tản văn là ngắn gọn, linh hoạt, đa dạng; phản ứng một cách nhanh
nhạy, kịp thời trước những vấn đề bức xúc của xã hội với những ý kiến đánh

giá rõ ràng và sắc sảo”.


18
Nguyễn Đăng Điệp cũng xem tạp văn như một dạng nhỏ của tản văn:
“Tản văn là một loại ngắn gọn hàm súc, với khả năng khám phá đời sống bất
ngờ, thể hiện trực tiếp tư duy, tình cảm tác giả bao gồm cả tạp văn, tuỳ bút,
văn tiểu phẩm” [24; 19].
Đành rằng, mọi thuật ngữ được định danh chỉ là sự quy ước, đồng thời
mọi sự quy ước đều mang tính tương đối. Song, một đối tượng mà có nhiều
cách định danh khác nhau, thì sự cọ xát giữa các khái niệm liên quan đến nó
hẳn không tránh khỏi sự nhập nhằng, chồng chéo, thậm chí có khi là mâu
thuẫn. Việc định danh cốt để quy ước bản chất của từng đôí tượng thì không
sao, nhưng nếu dùng nhiều cách định danh khác nhau để quy chiếu một đối
tượng thì không thỏa đáng. Trên thực tế, lí luận phê bình văn học nước ta
hiện nay vẫn đang phải chấp nhận, hoặc “miễn cưỡng” bằng lòng về những
cách định danh nhập nhằng như vậy.
Khi quyết định nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã có sự tìm hiểu về tên
gọi của tác phẩm. Và theo tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên cho biết, thì việc định
hình tên thể loại ghi trên bìa hai cuốn sách của anh không phải là ý định của
chính tác giả. Chủ ý của Nguyễn Vĩnh Nguyên khi viết các tác phẩm này
chính là viết tiểu luận, anh thiên về cách gọi của phương Tây (khái niệm
personal essay) nhưng như thế thì theo phía các đơn vị mua bản quyền sách là
xa lạ và khó bán cho nên họ họ tự ý đổi, mỗi nơi một kiểu. Chính vì thế việc
một cuốn mang tên tản văn, một cuốn mang tên tạp văn là lỗi đặt tên thể loại
một cách tùy tiện của phía đơn vị xuất bản (Alpha book và Nxb Trẻ), nó nằm
ngoài chủ đích của tác giả. Và thực tế qua khảo sát chúng tôi thấy tính chất
của hai tập này hoàn toàn như nhau và theo như bài viết của Nguyễn Vĩnh
Nguyên về tạp văn trên tạp chí Tia sáng thì thực chất tập tạp văn đó cũng là
tản văn, vì vậy chúng tôi vừa tôn trọng cách gọi tên trên bìa sách của tác

phẩm, đồng thời cũng căn cứ vào đặc điểm nội dung, hình thức nghệ thuật mà
không đi sâu vào tìm hiểu, phân tích nội hàm giữa hai khai niệm. Luận văn
chỉ muốn thông qua hai tác phẩm để làm nổi bật lên dấu ấn cũng như phong


19
cách của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên trên phương diện nội dung và nghệ
thuật mà hai tác phẩm mang lại. Mặc dù hai tác phẩm mang hai khái niệm
nhưng xét ở quan niệm hiện tại và mục đích viết của tác giả thì dự án viết 100
tạp văn, tiểu luận về tâm tính của người Việt đương đại khảo sát xuyên qua
thế giới đồ vật và các hiện tượng xã hội xét cho cùng chỉ là một thể loại mà
thôi.
1.2. Tạp văn, tản văn trong văn học Việt Nam đương đại
Đã từng có quan niệm cho rằng: tạp văn là một hình thức văn học mới
nẩy mầm từ phong trào cách mạng Ngũ Tứ bên Trung Quốc do Lỗ Tấn sáng
tạo ra. Tạp văn, tản văn xuất hiện từ rất sớm và có sức sống mạnh mẽ trong
lịch sử văn học Trung Quốc. Cho nên, nền văn học nước này có rất nhiều
sáng tác thuộc thể loại tạp văn, tản văn và đã đạt được những thành tựu nhất
định như các tác phẩm của Lỗ Tấn, Mạc Ngôn ...
Ở Việt Nam cũng vậy. Trước năm 1986, tạp văn, tản văn đã xuất hiện ở
nước ta nhưng chưa phổ biến. Công chúng chỉ biết đến một số tạp văn, tản
văn của các nhà văn như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Trọng
Lang, nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc ...
Chỉ sau 1986, tạp văn, tản văn mới xuất hiện phổ biến hơn và đến thời
điểm hiện nay, tạp văn, tản văn "lên ngôi", trở thành một trong những thể loại
chủ đạo trong đời sống văn học. Tuy chưa được đề cao như truyện ngắn, tiểu
thuyết, thơ nhưng vì là thể loại "luôn sẵn sàng "bén rễ" những hạt giống ưu tư
của bất kỳ ai" nên tạp văn, tản văn đã thu hút khá đông đảo đội ngũ sáng tác
và công chúng yêu văn học. Năm 2005, khi quyển Tản mạn trước đèn của
nhà văn Đỗ Chu nhận giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, văn

học Việt Nam bắt đầu mở ra thời kỳ tạp văn nở rộ. Những tác phẩm như:
Nghiêng tai dưới gió của nữ sĩ Lê Giang, Tạp bút của Mạc Can, Mùi của
ngày xưa (nhiều tác giả), Đỗ Chu với Tản mạn trước đèn, Thảo Hảo với
Nhân trường hợp chị thỏ bông, Tạ Duy Anh với Ngẫu hứng sáng trưa chiều
tối, Nguyễn Ngọc Tư với Ngày mai của những ngày mai, Dạ Ngân với Phố


20
của làng, Gánh đàn bà, Nguyên Ngọc có Bằng đôi chân trần ... Ngoài ra còn
có tạp văn Dương Ngọc Dũng, Hoàng Thoại Châu, Hồ Anh Thái, Nguyễn
Việt Linh, Lê Thiết Cương, Trần Nhã Thụy, Nguyễn Việt Hà, ... Nguyễn Việt
Hà với các tập: Đàn bà uống rượu, Nhà văn thì chơi với ai, Mặt của đàn ông,
Con giai phố cổ ... Có số lượng văn bản khá lớn cung cấp cho người đọc cái
nhìn mới đa thanh, đa diện về cuộc sống. Đáng nói là các tác giả "ngoại đạo"
cũng bị thu hút bởi thể loại này. Ngôi nhà và con người của nhà nghiên cứu
Huỳnh Như Phương, t.a.p.b.u.t.đỗ của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Có thể thấy
rằng, so với các thể loại khác, tạp văn, tản văn là thể loại khá "dễ tính", thu
hút đội ngũ sáng tác tương đối phong phú, đa dạng.
Trong số ấy, cũng có không ít những gương mặt tác giả đã để lại dấu ấn
của riêng mình với thể loại này.
Trong lời tựa Nghiêng tai dưới gió (Lê Giang), nhà văn Nguyễn Nhật
Ánh nhận xét: "Tôi đọc, lại nghĩ mình đang đọc tự truyện". Người đọc sẽ
cùng chung nhận xét với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh khi bắt gặp nhiều mẫu
chuyện như hồi ký về những sinh hoạt đời thường của mái ấm nhà thơ Lê
Giang.
Tạp văn Nguyễn Khải đề cập nhiều đến các vấn đề đạo đức, lối sống,
những tự truyện, những mẩu chuyện liên quan đến nhiều khía cạnh của đời
sống hiện thực, song nhìn chung là xoay quanh những suy nghĩ về cuộc đời
và nghề văn. Ông khai thác những đề tài có phần hẹp nhưng tác phẩm vẫn đạt
đến mức độ khái quát cao.

Nguyên Ngọc có "đặc sản" là những tạp văn mang đậm không khí Tây
Nguyên. Qua sáng tác của ông, Tây Nguyên hiện lên đầy đặn ở nhiều khía
cạnh, nhiều góc độ khác nhau. Ngoài ra, tạp văn của Nguyên Ngọc còn cho ta
thấy bức tranh toàn cảnh của nền giáo dục và văn học Việt Nam. Tác giả đã
thẳng thắn chỉ ra những sai lầm cũng như những yếu kém của nền giáo dục,
văn học nước nhà và phương hướng khắc phục hiện trạng đó.


21
Tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư mang những nét rất riêng của một người
con Nam Bộ: "Thủng thẳng, nhỏ nhẹ như người con gái quê đang vừa hái rau
muống vừa kể chuyện, những câu chuyện lúc thì da diết lúc lại hóm hỉnh,
tưng tửng, vui vui, tạp văn Nguyễn Ngọc Tư có sự kết hợp rõ nét giữa văn và
báo. Nếu như ở truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư chưa chạm nhiều đến "kinh tế,
chính trị" thì trong tạp văn, chị bộc lộ cái nhìn của mình về chuyện của lúa
chết non, tôm chết lãng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, chuyện giữ
đất hay bán đất, chuyện quan lại nhũng nhiễu, hạch sách người dân" [90; 5].
Cũng như Nguyễn Ngọc Tư, tạp văn cũng là thể loại "rẽ ngang" của
Phan Thị Vàng Anh. Sau gần ba năm liên tục xuất hiện trên mục Tôi xem
nghe đọc thấy của Báo Thể thao và Văn hóa, Phan Thị Vàng Anh tập hợp lại
thành một tập sách nhỏ Nhân trường hợp chị thỏ bông. Bạn đọc như vừa gặp
lại một Vàng Anh quen thuộc của truyện ngắn, lại vừa ngạc nhiên phát hiện
ra một Vàng Anh khác, nhiều màu hơn. Trong 34 tản văn in trong tập này, có
những cái thể hiện một Vàng Anh đầy tinh thần công dân, xây dựng, thẳng
thắn và dân chủ. Duyên dáng nhất, hóm hỉnh nhất, đàn bà nhất phải nhắc tới
Nhân trường hợp chị thỏ bông, lấy làm tiêu đề cho cả tập.
Trong tạp văn Tạ Duy Anh, có những trang viết ngọt ngào về ký ức
tuổi thơ, những suy ngẫm trầm tư trước thế sự và những lo lắng băn khoăn
trăn trở trong tâm hồn nhà văn. Qua đó, cũng có thể thấy được những đóng
góp quan trọng của Tạ Duy Anh cho thể loại tạp văn và khẳng định vị trí của

tạp văn trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
Tạp văn của Nguyễn Trương Quý để lại dấu ấn bằng giọng giễu nhại.
Nguyễn Quang Lập có lối hành văn riết róng, hài hước. Lê Giang viết về
những chuyện đời thường quanh mình nhưng đọc vẫn thấy đấy mới lạ.
Nguyễn Nhật Ánh viết tạp văn Người Quảng ăn mì Quảng, Sương khói quê
nhà như người đi bộ, gặp gì viết nấy, nhớ gì kể nấy nhưng cái duyên chữ thì
khó phai. Cùng với tiểu thuyết, tạp văn Nguyễn Việt Hà đã thực sự có những
dấu ấn, những đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam đương đại.


22
Tuy rất nhiều người viết tạp văn, tản văn nhưng không phải ai cũng có
thể ghi dấu ấn cá nhân trên thể loại bởi viết những chuyện nhỏ bé kiểu "trà
dư tửu hậu" - tưởng như dễ nhưng thực chất rất khó. Cái khó chính là phải
làm sao để tạo một dư vị đằm sâu trong lòng độc giả. Nói chuyện nhỏ mà vấn
đề thực chất lại lớn, nói chuyện thời thế mà chạm đến đáy những tấm lòng
trong thiên hạ là việc chẳng dễ dàng gì. Chính vì vậy, hiện nay, tạp văn, tản
văn chưa xây dựng được đội ngũ sáng tác đặc thù của mình như ở các thể
loại thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn. Hầu như những tác giả tạp văn, tản văn tiêu
biểu đều là những nhà văn, nhà thơ có tên tuổi như: Nguyễn Quang Thiều,
Nguyễn Quang Lập, Đỗ Trung Quân, Dạ Ngân, Lý Lan, Trần Tiến Dũng,
Nam Đan, Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Nhật Ánh, Lê Giang...
Như vậy, có thể thấy, trong bức tranh chung của văn học Việt Nam
đương đại, tạp văn, tản văn đã dần khẳng định vị trí của mình so với các thể
loại khác. Tuy nhiên, tạp văn, tản văn hiện nay chưa phát triển tương ứng với
nhu cầu đọc của công chúng. Để tạp văn, tản văn có thể là một trong những
thể loại chủ đạo của văn học, vẫn cần hơn nữa sự nỗ lực sáng tạo cũng như
bản lĩnh dám cách tân, làm mới thể loại của nhà văn.
Tạp văn, tản văn hiện nay đang là một nhu cầu ở cả người đọc lẫn
người viết. Các cây bút tạp văn có "chất văn" hiện nay có thể kể đến các tên

tuổi: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quang Lập, Đỗ Trung Quân, Dạ Ngân,
Lý Lan, Trần Tiến Dũng, Nam Đan, Phan Cẩm thượng, Nguyễn Nhật Ánh,
Lê Giang... Trong bản hợp xướng nhiều giọng điệu đó, có thể thấy tạp văn
của Nguyễn Vĩnh Nguyên thực sự đã mạng lại những dấu ấn.
1.3. Hành trình sáng tác của Nguyễn Vĩnh Nguyên
1.3.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên
Nguyễn Vĩnh Nguyên sinh năm 1979, tại Cam Ranh. Năm 1985 gia
đình chuyển vào Ninh Thuận sống và anh được lớn lên tại đây. Anh sinh ra
trong một gia đình làm nông và buôn bán nhỏ. Cha anh gốc ở Quảng Trị,
từng học ngành triết, Văn Khoa Huế; sau đó, đang học sĩ quan (chế độ cũ) thì


23
xảy ra sự kiện 30 tháng 4. Ông bị cải tạo và sau đó trở về Cam Ranh sinh
sống bằng nghề làm nông, đốn củi. Mẹ anh là người Quy Nhơn, sau năm
1975 từng đi hát tuyên truyền. Nguyễn Vĩnh Nguyên là anh cả trong gia đình
năm anh em. Tuổi thơ nhiều nỗi muộn phiền bởi vì cha mẹ trái ngược quan
điểm đời sống, chính trị...
Nguyên mê đọc sách từ nhỏ. Nguồn sách thường là thuê ở những tiệm
sách cũ ở quê nhà (Quảng Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận) và đọc ở thư viện
trường, thư viện huyện. Bắt đầu với thơ. Lớp 11 anh đã có thơ đăng trên báo
tỉnh Ninh Thuận và sau đó xuất hiện trên vài tờ báo khác dành cho tuổi học
trò.
Anh học ngành Ngữ văn Sư phạm Đại học Đà Lạt (khóa 1997 - 2001).
Trong thời gian này, ngoài làm thơ, anh còn viết truyện ngắn và các thể tài
báo chí khác. Tác phẩm của anh được đăng khá đều trên báo Tuổi trẻ, Thanh
Niên, Tiền phong, Tạp chí Lang Bian, Văn nghệ TP. HCM, Văn nghệ trẻ...
Và anh đã kiếm sống bằng nghề viết báo suốt bốn năm đại học. Khi ra
trường, anh được nhận vào thực tập ở báo Lâm Đồng. Nhưng sau một năm
thì bị thôi việc vì có viết một truyện ngắn (Vào đời, đăng trên tạp chí Kiến

thức ngày nay) liên quan đến những tiêu cực trong nghề báo.
Năm 2002: Làm biên kịch cho hãng phim đài truyền hình Bình Dương;
và anh từng có phim tài liệu đoạt huy chương vàng, huy chương bạc tại liên
hoan phim truyền hình.
Năm 2003: Làm biên tập viên báo Công giáo và Dân tộc.
Năm 2004 - 2014: Làm báo Sài Gòn tiếp thị, trong vai trò phóng viên
mảng du lịch, tổ chức nội dung và viết bài cho mục điểm sách. Ngoài ra anh
còn viết điểm sách và nhận định văn học, bình luận văn hóa cho nhiều tờ báo
tại thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2015 đến nay là phóng viên, bình luận văn hóa xã hội cho nhóm
báo Saigon Times.


×