Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

BÁO CÁO ĐI THỰC TẾ Tại công ty CP kiến trúc và nội thất NANO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 38 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
Trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam – Cơ Sở 2
********

BÁO CÁO ĐI THỰC TẾ
Tại công ty CP kiến trúc và nội thất NANO

Người thực hiện : Phạm Thế Mạnh
Đơn vị
: Ban Công nghiệp & kiến trúc

Đồng Nai, tháng 08 năm 2015


Mục lục

Mục lục...........................................................................................................................i
Phần 1: Chuẩn bị trước chuyến đi ............................................................................1
1.1. Lý do tổ chức chuyến đi .....................................................................................1
1.2. Mục đích yêu cầu................................................................................................1

1.2.1. Mục đích ............................................................................................ 1
1.2.2. Yêu cầu .............................................................................................. 1
1.3. Kế hoạch chuyến đi thực tế ................................................................................2
1.4. Chuẩn bị trước khi đi của Ban Công nghiệp & kiến trúc ...................................2
1.5. Chuẩn bị trước khi đi của sinh viên các lớp .......................................................3
Phần 2: Lịch trình chi tiết chuyến đi thực tế.............................................................4
2.1. Mục đích chuyến đi ............................................................................................4
2.2. Lịch trình chi tiết của chuyến đi .........................................................................4
Phần 3: Báo cáo kết quả ..............................................................................................6
3.1. Giới thiệu về công ty ..........................................................................................6


3.2. Thăm quan nhà máy và showroom trưng bày các sản phẩm .............................6
3.3. Kết quả tổng quan .............................................................................................16

3.3.1. Mục tiêu đã đạt được ....................................................................... 16
3.3.2. Thành quả về kiến thức ................................................................... 16
3.3.3. Thành quả về thái độ ....................................................................... 17
3.4. Kết quả nội dung ..............................................................................................17

3.4.1. KCS nguyên liệu đầu vào ................................................................ 17
3.4.2. KCS linh kiện, phụ kiện .................................................................. 20

i


3.4.3. Tìm hiều về màu và chất kết dính trong sản xuất sản phẩm nội thất
................................................................................................................... 21
3.4.4. Tìm hiểu quá trình gia công chi tiết sản phẩm ................................ 25
3.4.5. Tìm hiểu quá trình lắp ráp sản phẩm ............................................... 28
3.4.6. Tìm hiểu quá trình trang sức sản phẩm ........................................... 29
3.4.7. KCS quá trình hoàn thiện và đóng gói sản phẩm ............................ 31
3.5. Đánh giá kết quả chuyến đi thực tế ..................................................................32
Phần 4: Kết luận ........................................................................................................34

ii


Báo cáo chuyến đi thực tế của giảng viên, sinh viên Ban Công nghiệp &
kiến trúc
Phần 1: Chuẩn bị trước chuyến đi
1.1. Lý do tổ chức chuyến đi

Nhằm nâng cao nhận thức, giúp sinh viên tiếp cận thực tế và có điều kiện
kiểm nghiệm lý thuyết đã học. Đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo chuyên
ngành Thiết kế nội thất và Chế biến lâm sản, phát triển kỹ năng thực hành về
thiết kế các sản phẩm mộc và nội thất và giáo dục truyền thống cho sinh viên.
Ban Công nghiệp & kiến trúc đã tổ chức chuyến đi thực tế cho sinh viên K58,
K59 với sự đồng ý của Ban giám đốc trường Đại học Lâm nghiệp – Cơ sở 2. Sau
chuyến đi, mỗi sinh viên đều có những cảm nhận và nhận xét riêng về những gì
thu được trong chuyến đi.
1.2. Mục đích yêu cầu
1.2.1. Mục đích
+ Củng cố, bổ sung kiến thức về cơ sở kỹ thuật sau khi đã học chương
trình lý thuyết các môn học.
+ Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận và tích luỹ vốn kiến thức hiểu biết
về nguyên liệu đầu vào, quá trình gia công, quá trình thiết kế, quá trình vận hành
máy mọc thiết bị, kiểm soát chất lượng đầu vào của nguyên liệu, đầu ra của sản
phẩm,..... Trên cơ sở đó, định hướng và kích thích thúc đẩy khả năng sáng tạo
trong công việc học tập cũng như làm việc của sinh viên sau khi gia trường.
1.2.2. Yêu cầu
- Về kiến thức:
+ Nắm được những kiến thức cơ bản về nguyên liệu đầu vào trong quá
trình sản xuất sản phẩm nội thất
+ Nắm vững được quy trình gia công một sản phẩm nội thất
+ Nắm vững được những kiến thức về thiết kế công năng, tạo dáng cũng
như kết cấu của sản phẩm nội thất.
1


+ Biết tính toán nguyên vật liệu cũng như lựa chọn dây chuyền sản xuất
một số sản phẩm nội thất một cách hợp lý.
- Về thái độ

+ Trong quá trình thực tập sinh viên phải có tính kỷ luật cao, có mặt địa
điểm thực tập đúng giờ, ngày quy định và đảm bảo thời gian thực tập theo đúng
quy định của đoàn thực tập.
+ Thực hiện nghiêm túc các quy chế, nội quy của Nhà trường và của công
ty nơi sinh viên thực tập.
+ Chấp hành sự phân công, hướng dẫn của giáo viên và cán bộ hướng dẫn
được phân công phụ trách tại cơ sở thực tập và Ban chỉ đạo đoàn thực tập.
1.3. Kế hoạch chuyến đi thực tế
Với kinh nghiệm tổ chức chuyến đi cho các khóa trước, các thầy cô giáo
trong Ban công nghiệp & kiến trúc đã lựa chọn và đưa ra tuyến hành trình như
sau:
Trảng Bom – đường Võ Nguyên Giáp – Quốc lộ 51- khu công nghiệp dốc
47 – Công ty CP kiến trúc và nội thất NANO.
Thời gian của chuyến đi: 04 tuần ( từ 10/07 đến 07/08/2015).
Kinh phí: Ngoài phần hỗ trợ kinh phí tàu xe của nhà trường, mỗi sinh viên
phải tự lo cho việc ăn, ở, tham quan, giao lưu với công ty trong chuyến đi.
Toàn đoàn gồm có: 09 sinh viên K58, k59 ( trong đó có 06 sinh viên lớp
k58TKNT, 03 sinh viên lớp K59CBLS), cùng với 04 thầy cô giáo: Phạm Thế
Mạnh, Chu Công Nghị, Hồ Minh Tú, Nguyễn Thị Kim Loan.
1.4. Chuẩn bị trước khi đi của Ban Công nghiệp & kiến trúc
Sau khi đã thống nhất chọn tour như trên, công việc được phân công cụ
thể cho từng thầy cô hoặc lớp như sau:
Trường đoàn Thầy Chu Công Nghị phụ viết đề cương, dự trù kính phí, yêu
cầu xe.
Trước khi đưa sinh viên đi thực tế, vào ngày 08/07/2015 thầy Thoại và
thầy Mạnh đến công ty để thống nhất kế hoạch và tìm sắp xếp chỗ ăn, chỗ ở cho
các thầy cô và các em sinh viên.
2



Trước khi đi, cán sự lớp cùng các thầy cô phụ trách có một buổi găp mặt
để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng lớp. Cán sự lớp nhắc nhở sinh viên mang
đầy đủ quần áo, thẻ sinh viên, chứng minh thư, đồ dùng cá nhân…
Sáng ngày 10/07/2015 gặp mặt toàn đoàn trước khi đi. Các thầy, cô phổ
biến kế hoạch và những quy định cụ thể trong chuyến đi.
1.5. Chuẩn bị trước khi đi của sinh viên các lớp
Sau khi được phổ biến và phân công công việc cụ thể thì ban cán sự lớp
đã thông báo cho các thành viên chuẩn bị cho chuyến đi được tốt nhất, phân công
cụ thể cho từng thành viên.

3


Phần 2: Lịch trình chi tiết chuyến đi thực tế
2.1. Mục đích chuyến đi
Với những chuẩn bị rất kỹ của thầy cô giáo Ban Công nghiệp & kiến trúc,
thầy cô giáo hy vọng sinh viên sẽ có thời gian và thực tế để kiểm nghiệm lại lý
thuyết đã học, đồng thời giúp sinh viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Đây đồng
thời cũng là thời gian thực tập trong kỳ thực tập của nhà trường cho sinh viên.
2.2. Lịch trình chi tiết của chuyến đi
- Thứ 4 ngày 08/07/2015: Thầy Mạnh và thầy Thoại đến Công ty Nano
thống nhất kế hoạch và chỗ ăn, ở cho cả đoàn.
- Thứ 6 ngày 10/07/2015: đoàn đi từ Trảng Bom đến Công ty Nano,
khoảng 22km.
+ 6h30: các thầy cô phổ biến kế hoạch và những quy định cụ thể trong
chuyến đi.
+ 6h40: xe đón tại Cổng trường Đại học Lâm nghiệp – cơ sở 2, 7h xe chạy.
+ 8h00: xe đưa đoàn đến Công ty Nano
+ 8h05: Thầy Mạnh liện hệ anh Hùng – trưởng phòng Hành chính nhân sự
để đưa cả đoàn vào công ty.

+ 8h30: gặp anh Quang – Phòng Hành chính nhân sự, cả đoàn nghe phổ
biến nội quy làm việc tại công ty và công tác an toàn lao động trong quá trình
làm việc. Giờ làm việc chính là buổi sáng từ 7h -12h và buổi chiều từ 13h -16h,
tăng ca từ 16h30 – 21h hàng ngày, 1 tuần làm việc từ thứ 2 đến thứ 7, chủ nhật
cả đoàn nghỉ tại chỗ ở.
+ 9h00: ghi danh các thành viên trong đoàn với phòng hanh chính nhân
sự.
+ 9h15: cả đoàn thăm quan xưởng sản xuất, showroom trưng bày các sản
phẩm, tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển và quy mô của công ty thông
qua người hướng dẫn đoàn (anh Quang).
+ 10h00: cả đoàn nhận phòng ở, thu dòn sắp xếp đồ đạc trong phòng.
+ 11h30: cả đoàn đi ăn trưa.
4


+ Buổi chiều cả đoàn tiếp tục sắp xếp chỗ ở và chuẩn bị một số nhu yếu
phẩm cần thiết cho 04 tuần đi thực tế.
- Ngày 11/07/2015: ngày làm việc đầu tiên của đoàn, các em sinh viên lấy
thẻ ghi danh (mỗi ngày làm việc đều bấm thẻ để xác định giờ vào công ty và giờ
ra công ty). Giảng viên thì nhận thẻ khách để có thể ra vào được công ty, tham
quan, tìm hiểu và giám sát hướng dẫn các em sinh viên.
+ 6h45: các em sinh viên lấy thẻ và được phân chia vào các tổ, phân xưởng
sản xuất để vừa tìm hiểu vừa làm việc dưới sự hướng dẫn trực tiếp của quản đốc
phân xưởng. Các giảng viên nhận thẻ khách.
+ 12h: đoàn nghỉ và ăn trưa.
+ 13h: tiếp tục làm việc.
+ 16h: cả đoàn nghỉ, trả thẻ và về chỗ ở để nghỉ.
- Các ngày làm việc tiếp theo vẫn tiến hành như vậy cho đến khi kết thúc
chuyến đi thực tế vào ngày 07/08/2015.
- Trong quá trình làm việc ở đây đoàn có giao hữu một trận đá bóng với

các tổ ở công ty vào chủ nhật ngày 26/08/2015 (mặc dù thua nhưng nhưng cũng
rất vui vẻ).
- Ngày 07/08/2015: ngày làm việc cuối cùng
+ 16h: cả đoàn ra khỏi công ty sau giờ làm việc, thu dọn đồ đạc, bàn giao
nhà cửa.
+ 17h: cả đoàn di chuyển về trường bằng xe máy, kết thúc chuyến đi.

5


Phần 3: Báo cáo kết quả
3.1. Giới thiệu về công ty
Công ty Cổ phần Kiến trúc và Nội thất Nano là một trong số ít công ty
Việt Nam có chiến lược dài hạn và khép kín từ khâu trồng rừng, chế biến gỗ, sản
xuất đến phân phối sản phẩm đồ gỗ nội thất.
Được thành lập năm 2006 tại Hà Nội, đến nay Nano đã phát triển thành hệ
thống trải dài Bắc – Trung – Nam. Các nhà máy qui mô lớn, hiện đại của Nano
tại Đồng Nai, Hưng Yên, với đội ngũ nhân sự gần 700 công nhân viên có trình
độ tay nghề cao, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, cùng các Kiến trúc sư,
Họa sĩ thiết kế giàu sức sáng tạo và dày dạn kinh nghiệm.
Thành công trong việc khẳng định vị thế của một doanh nghiệp xuất khẩu
đồ gỗ nội thất vào 2 thị trường lớn và khó tính là Mỹ và Canada, Nano đồng thời
là doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực thiết kế nội thất, thi công, và cung cấp
nội thất cho các không gian: Văn phòng, gia đình, khách sạn, showroom...
Thực hiện theo đúng kế hoạch từ ngày 10/07/2015 đến hết ngày
07/08/2015 toàn đoàn đã đi thực tế tại công ty Nano để bổ sung kiến thức và
nâng cao ký năng về nghề nghiệp cho cả giảng viên và sinh viên.
3.2. Thăm quan nhà máy và showroom trưng bày các sản phẩm
Theo đúng lịch trình 8h sáng ngày 10/07/2015 cả đoàn đến công ty và sau
đó có buổi gặp mặt anh Quang – Phòng Hành chính nhân sự, cả đoàn nghe phổ

biến nội quy làm việc tại công ty và công tác an toàn lao động trong quá trình
làm việc. Giờ làm việc chính là buổi sáng từ 7h -12h và buổi chiều từ 13h -16h,
tăng ca từ 16h30 – 21h hàng ngày, 1 tuần làm việc từ thứ 2 đến thứ 7, chủ nhật
cả đoàn nghỉ tại chỗ ở. Điều này cho thấy công ty có yêu cầu chặt chẽ về thời
gian và tổ chức rất khoa học.
Sau khi ghi danh các thành viên trong đoàn với phòng hanh chính nhân sự.
Cả đoàn xuống thăm quan nhà máy sản xuất, showroom trưng bày các sản phẩm,
tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển và quy mô của công ty thông qua
người hướng dẫn đoàn (anh Quang). Tại nhà máy sản xuất sau khi được giới
6


thiệu đã giúp đoàn hiều được các dây chuyền sản xuất và biết được các công việc
chính tại đây. Sau đó đoàn sang khu trung bày sản phẩm. Tại đây cả đoàn đã
được xem toàn bộ khu trưng bày sản phẩm trên một diện tích khoảng 1500m2 tại
đây có trưng bày các sản phẩm mà công ty đang sản xuất với rất nhiều sản phẩm
với thiết kế đa dạng nhiều củng loại phục vụ nhiệu mục đích khác nhau như: nội
thất cho những căn hộ chung cư (phòng khách, phòng ngủ, bếp), nội thất cho các
khu biệt thự (đặc biệt là thiết kế đồ nội thất cho phòng khách), nội thất cho căn
hộ và đặc biệt là các sản phẩm dành cho phòng trẻ em. Qua đó mà đoàn có thể
nắm rõ thêm về quy mô của công ty, biết thêm được các xu hướng thiết kế nội
thất hiện đại đặc biệt là ở các nước phát triển đoạn thẳng công ty chuyên sản xuất
các mặt hàng nội thất để xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu để định hướng
phát triển cho ngành thiết kế nội thất có thể theo kịp xu hướng phát triển.
Qua showroom trưng bày sản phẩm này đồng thời cũng giúp các giảng
viên biết thêm được rất nhiều các kiến thức về thiết kế nội thất đặc biệt là kiểu
dáng, phong cách thiết kế để phục vụ tốt hơn công tác giảng dậy hướng dẫn sinh
viên sau này.
Đối với sinh viên giúp bổ sung rất nhiều kiến thức thực tế hữu ích để các
em có thể hiểu thêm về ngành Thiết kế nội thất và chế biến lâm sản mà mình

đang học.
Sau đây là một số hình ảnh và sản phẩm của công ty.

7


Hình 1: Nhà máy chế biến gỗ xuất khảu Nano

Hình 2: Khu backdrop lễ tân
8


Hình 3: Khu backdrop lễ tân

Hình 4: Sảnh lễ tân

9


Hình 5: Sản phẩm nội thất bếp chung cư

Hình 6: Sản phẩm phòng ngủ chung cư 1

10


Hình 7: Sản phẩm phòng khách chung cư 1

Hình 8: Khu trưng bày nội thất bếp, phòng ăn


11


Hình 9: Khu trưng bày phong cách nội thất cổ điển

Hình 10: Sản phẩm phòng ngủ chung cư 2

12


Hình 11: Sản phẩm nội thất phòng trẻ em 1

Hình 12: Sản phẩm nội thất phòng trẻ em 2
13


Hình 13: Phòng khách chung cư 2

Hình 14: Phòng khác chung cư 3

14


Hình 15: Phòng ngủ khu biệt thự

Hình 16: Phòng thay đồ cổ điển

15



3.3. Kết quả tổng quan
- Đối tượng thực hiện: Giảng viên Ban CN & KT
- Thời gian:

08/07/2015 - 07/08/2015 (1 tháng)

- Địa điểm:

Công ty cổ phần thiết kế và nội thất NANO.

Qua một thời gian ngắn được đi thực tế tại công ty, với sự nổ lực và cố
gắng hết mình, chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích từ các cán bộ
quản lý trong công ty. Hơn thế nữa tôi có thể cảm nhận được thế mạnh của công
tác tổ chức làm việc, sự đoàn kết phối hợp công việc mà bất kỳ hoạt động nào
của công ty tất các các khâu, công đoạn đều rất chặt chẽ nhưng tất cả các hoạt
động này dù đơn giản hay phức tạp đều nằm trong một quy trình thống nhất, nhịp
nhàng.
Cách làm việc của các anh chị cán bộ trong công ty rất nghiêm túc và đầy
trách nhiệm, luôn tự ý thức trau dồi bản thân họ để nâng cao trình độ chuyên môn
phù hợp với sự phát triển không ngừng của công ty.
Quy mô của công ty không ngừng phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều
rộng, về nhân lực lẫn chuyên môn, xứng đáng là một trong những công ty tiên
phong về lĩnh vực sản xuất các sản phẩm mộc nội thất được sản xuất tại Việt
Nam cùng đưa thương hiệu và uy tín ra các nước trên Thế giới.
3.3.1. Mục tiêu đã đạt được
- Củng cố, bổ sung kiến thức về cơ sở kỹ thuật sau khi đã học chương trình
lý thuyết các môn học chuyên ngành tại trường.
- Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận và tích luỹ vốn kiến thức hiểu biết
về nguyên liệu đầu vào, quá trình gia công, quá trình thiết kế, quá trình vận hành
máy mọc thiết bị, kiểm soát chất lượng đầu vào của nguyên liệu, đầu ra của sản

phẩm,.....
- Trên cơ sở đó, định hướng và kích thích thúc đẩy khả năng sáng tạo trong
công việc học tập cũng như làm việc của sinh viên sau khi gia trường.
3.3.2. Thành quả về kiến thức
- Nắm được những kiến thức cơ bản về nguyên liệu đầu vào trong quá
trình sản xuất sản phẩm nội thất.
16


- Nắm vững được quy trình gia công một sản phẩm nội thất.
- Nắm vững được những kiến thức về thiết kế công năng, tạo dáng cũng
như kết cấu của sản phẩm nội thất.
- Biết tính toán nguyên vật liệu cũng như lựa chọn dây chuyền sản xuất
một số sản phẩm nội thất một cách hợp lý.
3.3.3. Thành quả về thái độ
- Trong quá trình thực tập đoàn đã học được tính kỷ luật cao, luôn có mặt
địa điểm làm việc đúng giờ, đúng quy định và đảm bảo thời gian thực tập theo
đúng quy định của đoàn thực tập.
- Thực hiện nghiêm túc các quy chế, nội quy của Nhà trường và của công
ty đặc biệt là nội quy trong nhà máy sản xuất đảm bảo lao động và sản xuất an
toàn.
- Đối với sinh viên luôn chấp hành sự phân công, hướng dẫn của giáo viên
và cán bộ hướng dẫn được phân công phụ trách tại cơ sở thực tập, các tổ sản
xuất, quản đốc phân xưởng để đảm bảo an toàn lao động trong quá trình học hỏi
và làm việc.
3.4. Kết quả nội dung
3.4.1. KCS1 nguyên liệu đầu vào
Tại nhà máy sản xuất tại đây đối với các em sinh viên do thời gian ngắn
và chưa có kinh nghiệm làm thực tế nên chỉ tập chung tham gia sản xuất vào các
tổ sản xuất thô các sản phẩm bàn, ghế các loại (dùng cho phòng ăn, phòng làm

việc, ...) chưa tham gia vào các quá trính sơn phủ, đóng gói hoàn thiện do yêu
cầu của quá trình này cao và an toàn nên chỉ tham quan tìm hiểu từ bên ngoài để
nắm bắt được các bước thực hiện. Với các giảng viên bên cạnh việc tìm hiểu còn
luôn theo sát và hướng dẫn các em tham gia sản xuất an toàn, hiệu quả.
KCS là bước đầu tiên của quá trình sản xuất sản phẩm nội thất, sau thời
gian tìm hiểu đoàn đã biết phân tích, đánh giá được một số sản phẩm nội thất
đang sản xuất tại nhà máy như sau:
1
KCS-Kiểm tra chất lượng sản phẩm: bộ phận (phòng, ban) kiểm tra việc tuân thủ quy trình công nghệ,
kỹ thuật và chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

17


- Phân tích được ưu nhược điểm của các loại nguyên liệu dùng cho sản
xuất một hoặc một số loại vật liệu gỗ (khả năng co rút, dãn nở: làm gỗ bị cong
vênh, ảnh hưởng quá trình gia công và khả năng lợi dụng gỗ);
- Phân tích, đánh giá được nguyên nhân dẫn đến các nhược điểm/hạn chế
của nguyên liệu (các khuyết tật của gỗ, cong vênh, ...);
- Đưa ra được một số giải pháp nhằm hạn chế các hạn chế của nguyên liệu
khi dùng để sản xuất một sản phẩm vật liệu gỗ nào đó;
- Lựa chọn được các loại nguyên liệu phù hợp dùng để sản xuất một loại
vật liệu gỗ nhất định.

Hình 17: công nhân đang sản xuất từ nguyên liệu đầu vào.
+ Ví dụ: Gỗ lá kim (gỗ mềm): thân thẳng, cao, mềm, nhẹ, cường độ tương
đối tốt, co rút dãn nở nhỏ, dễ gia công. Một số loại gỗ lá kim như: các loại gỗ
Thông, Vân sam, Thiết sam, …
+ Gỗ lá rộng (gỗ cứng): phần thân tương đối ngắn, gỗ khá cứng, khó gia
công, gỗ nặng, cường độ cao, biến hình lớn hơn, dễ nứt. Một số loài gỗ lá rộng

có vân thớ màu sắc rất đẹp, thích hợp làm sản phẩm nội thất cao cấp hay để làm
ván trang trí bề mặt …
18


* Ngoài các yếu tố trên còn các yếu tố khác như dưới đây cũng ảnh hưởng
đến xu hướng thiết kế và lựa chọn nguyên liệu đầu vào:
- Yếu tố mức độ tận dụng nguyên liệu: Tiết kiệm nguyên liệu, có thể kết
hợp nhiều loại nguyên vật liệu;
- Yếu tố về công nghệ: Tiết kiệm nhân công và năng lượng, dễ gia công
chế biến, không cần đòi hỏi nhiều máy móc phức tạp, dễ lắp lẫn, dễ tháo lắp
nhưng vẫn đảm bảo sự vững chắc và bền lâu;
- Yếu tố về thẩm mỹ: Phù hợp với thẩm mỹ và phong cách trong không
gian lắp đặt của người sử dụng (Trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm không chỉ cần
đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng mà nó cần phải đáp ứng yêu cầu về thẩm
mỹ. Thẩm mỹ chính là phần hồn của mỗi sản phẩm);
- Yếu tố về văn hoá và tôn giáo: Phù hợp với văn hoá và tôn giáo của từng
người, từng địa phương.
Vật liệu ở đây chủ yếu là sử dụng gỗ xẻ và ván nhân tạo (tất cả đều được
biến tính để nân cao cơ tính của gỗ) để sản xuất các sản phẩm Vật liệu gỗ: Bàn,
ghế, giường, tủ, kệ,..bằng gỗ.

Hình 18: sinh viên tham gia sản xuất ở khâu đầu vào

19


Hình 19: nguyên liệu đầu vào của nhà máy
3.4.2. KCS linh kiện, phụ kiện
- Tìm hiểu công dụng của từng loại linh kiện, phụ kiện được sử dụng trong

sản xuất sản phẩm nội thất.
- Tìm hiểu cách lắp đặt các loại linh kiện sử dụng trong sản phẩm nội thất.
Các linh phụ kiện chủ yếu ở đây là:
+ Kim loại (sắt, thép, nhôm và hợp kim nhôm, đồng,..) dùng làm các sản
phẩm đinh vít, linh kiện chân bàn, ghế, tay nắm, bản lề, chi tiết liên kết, rãnh
trượt ngăn kéo, rãnh trượt cửa, khoá, chốt cài, thanh chống cửa, cơ cấu hút cửa,
các loại khóa cửa, chốt cài, bộ phận hút cửa, ...
Ví dụ: Bản lề nổi (bản lề lá): khi lắp đặt, bộ phận ngoài của nó lộ ra bề
mặt của sản phẩm; bản lề chìm: khi lắp đặt nó hoàn toàn bị che khuất bên trong
giúp sản phẩm có tính thẩm mỹ; bản lề đầu cửa: được lắp đặt ở đầu trên hoặc
đầu dưới của cửa, không bị lộ ra ngoài; bản lề cửa kính: dùng 2 loại là bản lề
chìm và bản lề đầu cửa; bộ phận hút cửa: dùng định vị cánh tủ để sau khi đóng
20


không tự động mở ra được nhưng có tác dụng mở cánh lại dễ dàng; đinh vít: dùng
liên kết cố định các chi tiết không có khả năng tháo rời.
+ Vật liệu mềm: Da, mền, đệm, mút, tơ lụa, ... dùng làm các sản phẩm cao
cấp.
+ Vật liệu thủy tinh: Có khả náng chống ẩm, chống ăn mòn axit, chống
cháy, chịu mài mòn, kết hợp với vật liệu gỗ, kim loại, … sẽ làm tăng giá trị trang
sức của sản phẩm.
Ví dụ: các loại cửa kính, kính của mặt bàn, ...
+ Vật liệu đá: Thích hợp làm mặt bàn, mặt tủ (sử dụng dạng tấm). Phù hợp
dùng ngoài trời, đá dùng trong sản xuất có đá tự nhiên và đá nhân tạo.
Ví dụ: mặt bàn làm bằng đá, ....
+ Vật liệu polymer: Màu sắc phong phú, tạo hình đa dạng, giá trị sử dụng
và giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt, vững chắc, có thể thấu sáng, chịu nước, chịu
dầu, chịu ăn mòn, cách điện, chịu nhiệt.
Ví dụ: ghế tựa có các chi tiết mặt ngồi, lưng tựa, tay vịn, chân ghế đều

được liên kết thành một thể thống nhất.
+ Ngoài ra còn các vật liệu làm từ nhựa, ...
Nói chung đối với các sản phẩm linh phụ kiện này thì công ty không sản
xuất mà chỉ mua và đặt hàng theo yêu cầu từ các nhà sản xuất khác và các sản
phẩm này thì cũng được bảo hành từ nhà sản xuất đó. Tất nhiên trước khi đưa
vào sản xuất cũng phải kiểm tra một lần nữa đê đảm bảo khi đưa vào lắp ráp
tránh được các lỗi.
3.4.3. Màu và chất kết dính trong sản xuất sản phẩm nội thất
Màu sắc sản phẩm phụ thuộc vào vật liệu của lớp bề mặt và ở đây chủ yếu
là màu của gỗ tự nhiên (mỗi loại gỗ thì có màu sắc và vân thớ khác nhau) và màu
của lớp sơn phủ bên ngoài.
Đối với các sản phẩm sơn phụ thuộc vào loại sơn và phương pháp sơn. Tại
nhà máy dùng các phương pháp sơn sau:

21


Hình 20: Phân xưởng sơn
- Sơn dầu: Thành phần chủ yếu là dầu thực vật để tạo năng lực sấy khô
màng sơn, thuận lợi cho quá trình trang sức, thẩm thấu tốt, giá thấp, màng sơn
khô chậm, độ cứng thấp, không chịu được mài mòn, tính chịu nước và chịu hoá
chất kém.
- Sơn thiên nhiên:
+ Sơn gốc dầu: tinh dầu kết hợp nhựa thiên nhiên, gia nhiệt tiến hành
luyện, cho chất xúc tác và dung dịch để tạo nên một loại sơn. Nếu có chất màu
gọi là sơn từ, không chứa màu thì gọi là sơn trong suốt.
+ Véc ni: là dung dịch của nhựa cánh kiến được hoà trong dung môi là
cồn. Gia công thuận lợi, màng sơn khô nhanh, tính cách ly tốt nhưng chịu nước
kém, dễ xuất hiện vết ố tráng do hút ẩm.
+ Sơn polyester (sơn PE): Dùng trang sức cho các loại sản phẩm cao cấp,

màng sơn PE có độ cứng cao, chịu mài mòn tốt, độ triết quang rất cao, chịu nước,
chịu nhiệt, chịu hoá chất, duy trì được màu sắc, cách điện.
Máy phun sơn sử dụng tại nhà máy là các loại máy phun sơn cầm tay như:
Zoom PZ 600, paint zoom, máy phun sơn mini, ...
22


×