Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

BÁO CÁO Về Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành Tham Lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.06 KB, 25 trang )

CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

________

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________________________

Số: 511/BC-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2015
BÁO CÁO

Về Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 Thành phố Hồ Chí Minh,
tuyến Bến Thành - Tham Lương
___________

Kính gửi: Quốc hội.
Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 Thành phố Hồ Chí Minh,
tuyến Bến Thành - Tham Lương (sau đây gọi tắt là Dự án) được Ủy ban nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt tại Quyết định số 4474/QĐ-UBND
ngày 11 tháng 10 năm 2010 và đang tổ chức thực hiện đầu tư.
Trên cơ sở tổng hợp số liệu về Dự án và các nội dung công việc chủ đầu
tư đã thực hiện, Chính phủ báo cáo Quốc hội về Dự án như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1. Tên Dự án: Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 Thành phố
Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Tham Lương.
2. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Chủ đầu tư: Ban Quản lý Đường sắt đô thị.


4. Hình thức quản lý Dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý Dự án.
5. Đơn vị tư vấn
- Lập Dự án đầu tư: Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng giao
thông vận tải (TRICC-JSC);
- Lập thiết kế nền tảng/Thiết kế FEED (thiết kế làm rõ thiết kế cơ sở),
lập hồ sơ mời thầu: Liên danh Metro Team Line 2 - Tư vấn IC.
6. Mục tiêu chính của Dự án
Giai đoạn 1 của Dự án được đầu tư xây dựng nhằm bổ sung phương thức
vận chuyển khối lượng lớn nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân từ
Trung tâm thành phố về phía Tây Bắc và ngược lại, làm cơ sở phát triển các
tuyến đường sắt đô thị khác sau này. Sự hình thành của tuyến tàu điện ngầm
số 2 sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm tình trạng ùn tắc, tai nạn giao


thông và cải thiện môi trường đô thị dọc tuyến. Kết nối với tuyến đường sắt
đô thị số 1 và tương lai là tuyến số 5, số 3b, số 4 và số 6 tạo thành một hệ
thống đường sắt đô thị, thuận lợi trung chuyển hành khách dọc theo trục Đông
- Tây vào trung tâm thành phố…
Về lâu dài, tuyến đường sắt đô thị số 2 sau khi hoàn thành đầu tư cả giai
đoạn 2 và giai đoạn 3 sẽ góp phần chỉnh trang đô thị dọc tuyến, thúc đẩy phát
triển nhanh 02 khu đô thị mới của thành phố là Khu đô thị mới Thủ Thiêm và
Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi, cải thiện môi trường sống, góp phần xây dựng một
lối sống văn minh, hiện đại, thân thiện với môi trường cho cộng đồng dân cư.
7. Quy mô, công suất
- Xây dựng đoạn tuyến đường sắt đi ngầm dài 9,3 km;
- Xây dựng đoạn tuyến đường sắt đi trên cao, chuyển tiếp và đường dẫn
depot dài 1,8 km;
- Công trình bao gồm 09 ga ngầm, 01 ga trên cao và 01 depot;
- Cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị phục vụ như đầu máy, toa xe, các
hệ thống cơ điện, thông tin, tín hiệu, kiểm soát, bán vé tự động...

8. Địa điểm xây dựng
Tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành Tham Lương đi qua các quận: 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú của Thành phố
Hồ Chí Minh.
9. Tiến độ thực hiện
- Giai đoạn chuẩn bị Dự án từ năm 2008 đến năm 2010.
- Giai đoạn thực hiện Dự án từ tháng 10 năm 2010 đến năm 2018.
10. Diện tích sử dụng đất
Tổng diện tích chiếm dụng đất của hộ dân, công trình xây dựng, đất giao
thông, đất công cộng và đất công viên dự kiến khoảng 252.815 m2, trong đó:
- Diện tích đất tư nhân: 24.396 m2; với tổng số hộ bị ảnh hưởng trong 06
quận dọc tuyến là 690 hộ;
- Diện tích đất giao thông, công cộng, công viên: 228.419 m2, bao gồm:
+ Đất giao thông: 205.847 m2;
+ Đất công khác:

22.572 m2.

11. Các thông số kỹ thuật chính của Dự án: Tại Phụ lục kèm theo Báo cáo
12. Tổng mức đầu tư của Dự án
2


Tổng mức đầu tư (TMĐT) của Dự án đã được Ủy ban nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh phê duyệt tại Quyết định số 4474/QĐ-UBND ngày 11
tháng 10 năm 2010 là 1.374,5 triệu USD (tương đương 26.116 tỷ đồng), với
cơ cấu nguồn vốn như sau:
- Vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): 540 triệu USD, tương
đương 10.260 tỷ đồng, chiếm 39,3% tổng mức đầu tư của Dự án;
- Nguồn vốn Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW): 240,75 triệu Euro (313
triệu USD), bao gồm viện trợ không hoàn lại 85,75 triệu Euro (111,48 triệu

USD) và vốn cho vay ODA 155 triệu Euro (201,50 triệu USD); tương đương
5.974 tỷ đồng, chiếm 22,8% tổng mức đầu tư của Dự án;
- Vốn vay Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB): 150 triệu Euro (195 triệu
USD), tương đương 3.707 tỷ đồng, chiếm 14,2% tổng mức đầu tư của Dự án
- Vốn đối ứng từ Ngân sách Nhà nước: 6.204 tỷ đồng, tương đương
326,5 triệu USD, chiếm 23,7% tổng mức đầu tư của Dự án.
Ngày 30 tháng 5 năm 2013, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
đã có Quyết định số 2759/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh các yếu tố chi phí
nhưng không điều chỉnh TMĐT và cơ cấu nguồn vốn của Dự án.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẾN NAY
Dự án bao gồm 08 gói thầu chính, cụ thể:
(i) Gói thầu CP0: Di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật.
(ii) Gói thầu CP1: Xây dựng tòa nhà văn phòng và các công trình phụ trợ
tại depot Tham Lương.
(iii) Gói thầu CP2: Hạ tầng cơ sở depot Tham Lương.
(iv) Gói thầu CP3: Đường hầm và các ga ngầm.
(v) Gói thầu CP4: Cầu cạn, nhà ga trên cao, kết cấu chuyển tiếp và
đường dẫn vào depot.
(vi) Gói thầu CP5: Cơ và Điện hệ thống.
(vii) Gói thầu CP6: Công trình đường ray.
(viii) Gói thầu CP7: Cơ và Điện phi hệ thống.
Tình hình thực hiện Dự án cụ thể như sau:
1. Về các Hiệp định vay vốn cho Dự án

3


Tính đến nay, Dự án đã ký được 05 hiệp định vay với tổng số vốn vay là
1.048 triệu USD, trong đó:
− Hiệp định vay ngày 06 tháng 12 năm 2010 giữa đại diện Chính phủ

Việt Nam (Bộ Tài chính) và Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) đối với khoản
vay 150 triệu Euro (tương đương 195 triệu USD);
− Hiệp định vay đợt 1 ngày 11 tháng 3 năm 2011 giữa đại diện Chính
phủ Việt Nam (Bộ Tài chính) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) đối với
khoản vay 28 triệu Euro (tương đương 36,4 triệu USD);
− Hiệp định vay đợt 1 ngày 11 tháng 3 năm 2011 giữa đại diện Chính
phủ Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) và Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB) đối với khoản vay 40 triệu USD;
− Hiệp định vay đợt 2 ngày 04 tháng 6 năm 2011 giữa đại diện Chính
phủ Việt Nam (Bộ Tài chính) và KfW đối với khoản vay 212,75 triệu Euro
(tương đương 276,6 triệu USD);
− Hiệp định vay đợt 2 ngày 04 tháng 7 năm 2013 giữa đại diện Chính
phủ Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) và Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB) đối với khoản vay 500 triệu USD.
2. Công tác tuyển chọn các nhà thầu tư vấn chính của Dự án:
Đến nay, đã trao hợp đồng cho các nhà thầu trúng thầu các gói thầu:
CS1 – Tư vấn Hỗ trợ quản lý và thực hiện dự án (nhiệm vụ chính là hỗ
trợ chủ đầu tư thực hiện công tác quản lý dự án);
CS2 – Tư vấn Thực hiện dự án (IC) trong năm 2012 (với nhiệm vụ chính
là lập thiết kế nền tảng/thiết kế làm rõ thiết kế cơ sở, lập hồ sơ mời thầu và
giám sát thi công xây dựng…);
CS3 – Tư vấn Chương trình phát triển xã hội và xu hướng về giới;
CS4 – Tư vấn Giao thông đô thị bền vững hợp nhất.
Hiện nay, Chủ đầu tư đang triển khai công tác lựa chọn các nhà thầu tư
vấn độc lập theo yêu cầu của Nhà tài trợ: gói thầu CS5 – Tư vấn Kiểm toán
độc lập; gói thầu CS6 – Tư vấn Giám sát tái định cư độc lập; gói thầu CS7 –
Tư vấn giám sát môi trường độc lập.
3. Công tác thiết kế nền tảng (thiết kế làm rõ thiết kế cơ sở):
4



Để có đủ cơ sở lập hồ sơ mời thầu các gói thầu chính theo các hình thức
hợp đồng tổng thầu Design & Build và EPC theo thông lệ quốc tế, Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Ban Quản lý Đường sắt đô thị
và Liên danh Metro team Line 2 (Tư vấn IC) lập thiết kế FEED/thiết kế nền
tảng điều chỉnh một số nội dung của thiết kế cơ sở đã được duyệt theo hướng
tối ưu hoá để phù hợp với các điều kiện thực tế.
Trong quá trình thực hiện thiết kế nền tảng, một số nội dung của thiết kế
cơ sở cần phải điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện hiện nay nhằm nâng cao
hiệu quả Dự án, điển hình như: Điều chỉnh mặt bằng các nhà ga ngầm; bổ sung
thiết kế, khối lượng giao cắt giữa tuyến tàu điện ngầm số 2 với các tuyến đường
sắt đô thị số 1, 3b, 5 và 6; điều chỉnh một số thông số kỹ thuật của Dự án...
4. Công tác đấu thầu
a) Gói thầu CP1: Đã trao thầu và đang triển khai thi công.
b) Các gói thầu chính còn lại (CP0, CP2 - CP7)
- Công tác sơ tuyển
+ Đã được thực hiện trong năm 2012 đến năm 2014. Tuy nhiên, do thời
gian thực hiện kéo dài, một số yêu cầu về sơ tuyển cần phải cập nhật lại cho phù
hợp…Vì vậy, kết quả sơ tuyển này không còn phù hợp. Theo yêu cầu của các
nhà tài trợ, chủ đầu tư đã hủy kết quả sơ tuyển. Hiện nay, các Nhà tài trợ đồng ý
không thực hiện sơ tuyển lại để giảm thiểu thời gian chậm trễ của dự án.
+ Riêng đối với gói thầu CP3, do quy mô quá lớn (tạm tính là 1.168 triệu
USD) nên khả năng số lượng nhà thầu đáp ứng năng lực kinh nghiệm, tài chính
là thấp. Để tăng tính cạnh tranh, tại đợt kiểm tra tình hình thực hiện dự án vào
tháng 7 năm 2015, các Nhà tài trợ đã thống nhất tách gói thầu CP3 thành hai
gói thầu CP3a và CP3b đồng thời trong tháng 9 năm 2015, Ủy ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn chấp thuận nội dung này.
- Lập hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu các gói thầu CP2 - CP7 đang được Tư vấn IC cập nhật
hoàn thiện, phiên bản đầu tiên đã được Tư vấn IC trình nộp cuối tháng 5 năm

2015, hiện nay Chủ đầu tư đang tổ chức rà soát, đánh giá, đồng thời xin ý
kiến các nhà tài trợ nội dung các hồ sơ này.
Riêng gói thầu CP0 sử dụng nguồn vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước,
hiện nay Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chấp thuận chủ trương
thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC và đang tiếp tục kiến nghị Thủ tướng
Chính phủ cho phép thực hiện chỉ định thầu gói thầu này.
- Tổ chức đấu thầu
Do công tác điều chỉnh Dự án đầu tư đang được tổ chức thực hiện và dự
5


kiến đến tháng 9 năm 2016 mới hoàn tất, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh đang nghiên cứu và đề xuất điều chỉnh kế hoạch đấu thầu và tiến hành
thực hiện trước các gói thầu quan trọng như các gói thầu CP4, CP5 và một số
gói thầu nhỏ khác mà không ảnh hưởng đến TMĐT được duyệt của Dự án.
5. Công tác giải phóng mặt bằng
Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án bao gồm 02 phần:
a) Dọc tuyến
- Tổng công trình, hộ dân bị ảnh hưởng: 679 hộ (bị ảnh hưởng toàn phần
284 hộ; bị ảnh hưởng một phần 395 hộ);
- Chủ đầu tư đã bàn giao ranh giới thu hồi đất của Dự án cho Ủy ban
nhân dân các quận dọc tuyến. Hiện nay, các quận đang triển khai khảo sát, đo
đạc kiểm đếm các hộ dân bị ảnh hưởng và thực hiện thông báo thu hồi đất.
- Dự kiến công tác GPMB sẽ hoàn tất vào Quý III năm 2016.
b) Tại khu vực depot
- Tổng công trình, hộ dân bị ảnh hưởng: 116 hộ.
- Đang thực hiện thu hồi đất, đến nay đã có 85/116 hộ bàn giao mặt bằng.
- Dự kiến công tác GPMB hoàn tất trong Quý III năm 2016.
6. Công tác di dời công trình hạ tầng kỹ thuật (Gói thầu CP0)
Các công trình hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng bởi Dự án hiện do 28 đơn

vị quản lý, bao gồm các lĩnh vực: cấp nước, thoát nước, điện lực, viễn
thông… Đặc biệt, có một số công trình hạ tầng lớn phải di dời, tái lập như:
cáp cao thế 110 kV, cống hộp thoát nước 4x2 m, ống cấp nước D 1800 mm…
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đang kiến nghị Thủ tướng
Chính phủ chấp thuận thực hiện chỉ định tổng thầu Thiết kế - Thi công công tác
này theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu. Dự kiến, công tác này sẽ hoàn
thành trước ngày 30 tháng 12 năm 2016 để kịp bàn giao mặt bằng cho các nhà
thầu.
7. Công tác giải ngân
a) Vốn đối ứng: Lũy kế đến thời điểm báo cáo là 109,506/6.204 tỷ đồng,
đạt 1,77% tổng vốn đối ứng toàn dự án.
b) Vốn ODA: Lũy kế đến thời điểm báo cáo là 617,302/19.912 tỷ đồng,
đạt 2,1% tổng vốn ODA toàn dự án. Chi tiết vay như sau:
- Ngân hàng ADB: 5,76 triệu USD/540 triệu USD, đạt 1,1%;
- Ngân hàng KfW: 13,67 triệu Euro/240,75 triệu Euro, đạt 5,68%;

6


- Ngân hàng EIB: Chưa sử dụng nguồn vốn này do các gói thầu xây lắp
và thiết bị đang trong giai đoạn đấu thầu.
8. Về kế hoạch thi công xây dựng
a) Gói thầu đang tổ chức thi công: Gói thầu CP1.
Đã tổ chức khởi công xây dựng tháng 3 năm 2015 và dự kiến bàn giao
đưa vào sử dụng tháng 7 năm 2016.
b) Các gói thầu chưa thi công: CP0, CP2 đến CP7.
Đối với các gói thầu này, kế hoạch thực hiện dự kiến như sau:
STT

Tên gói thầu


Thời gian thực hiện

1

CP0 - Di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật

04/2016 - 3/2017

2

CP5 - Cơ và Điện hệ thống

10/2016 - 05/2022

3

CP4 - Cầu cạn, nhà ga trên cao, kết cấu chuyển tiếp
và đường dẫn vào depot

10/2016 - 02/2022

4

CP2 - Hạ tầng cơ sở depot Tham Lương

11/2016 - 01/2022

5


CP6 - Công trình đường ray

12/2016- 06/2022

6

CP3a, CP3b - Đường hầm và các ga ngầm

03/2017 - 10/2021

7

CP7 - Cơ và Điện phi hệ thống

03/2017 - 01/2022

9. Điều chỉnh Dự án
Tổng mức đầu tư (TMĐT) Dự án dự kiến 2.074,8 triệu USD, tăng
khoảng 51% (700 triệu USD) so với TMĐT đã được phê duyệt (1.374,5 triệu
USD). Nguyên nhân điều chỉnh TMĐT và chi tiết các hạng mục tại Phụ lục
kèm theo Báo cáo.
Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh thực hiện điều chỉnh Dự án theo quy định
10. Tiến độ thực hiện Dự án
Theo tiến độ được duyệt, Dự án hoàn thành, đưa vào vận hành chạy thử
và khai thác vào năm 2018. Tuy nhiên, do phải thực hiện điều chỉnh thiết kế
cơ sở để phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dự án; do
chậm trễ trong thực hiện công tác đền bù GPMB; do các thay đổi về thể chế…
nên tiến độ thực hiện dự án dự kiến phải điều chỉnh thời gian hoàn thành đến
năm 2022.

7


III. KIẾN NGHỊ

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng Dự án,
Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy
ban của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh và các vị
đại biểu Quốc hội tiếp tục quan tâm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Dự án.
Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ,
các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và
các Ủy ban của Quốc hội;
- Các Bộ: GTVT, KH&ĐT, TC;
- UBND TP Hồ Chí Minh;
- VPCP: BTCN, các PCN,
các Vụ: V.III, TKBT, TH;
- Lưu: VT, KTN (3).

TM. CHÍNH PHỦ
TUQ. THỦ TƯỚNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Đã ký)


Đinh La Thăng

8


Phụ lục
TỔNG HỢP CÁC NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH THIẾT KẾ CƠ SỞ VÀ
ĐIỀU CHỈNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

(Ban hành kèm theo Báo cáo số 511/BC-CP
ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ)
________

I. Về các nội dung điều chỉnh thiết kế cơ sở
Tư vấn IC đã lập thiết kế FEED (thiết kế làm rõ thiết kế cơ sở) trên cơ sở tối ưu
hóa, cụ thể hóa thiết kế cơ sở được duyệt. Do đó, có một số nội dung của thiết kế
FEED hạng mục xây lắp, cơ điện của dự án có điều chỉnh so với thiết kế cơ sở nhằm
nâng cao hiệu quả của Dự án và phù hợp với tình hình thực tế. Các nội dung điều
chỉnh thiết kế cơ sở đang được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét,
phê duyệt.
Việc thay đổi, tối ưu hóa thiết kế cơ sở gồm 20 nội dung, tập trung vào các vấn
đề chính sau:
+ Điều chỉnh thiết kế các nhà ga ngầm nhằm giảm thiểu diện tích giải phóng
mặt bằng đất nhà dân ngoài quy hoạch, tận dụng tối đa đất công để bố trí các công
trình nhà ga (lối lên xuống, tháp thông gió, tháp làm mát…) đồng thời tăng tính an
toàn trong vận hành, khai thác tuyến đường sắt đô thị…;
+ Bổ sung xây dựng phần kết cấu kết nối với các tuyến đường sắt đô thị
(ĐSĐT) khác trong hệ thống quy hoạch ĐSĐT của Thành phố: Kết nối với nhà ga
trung tâm Bến Thành; các tuyến ĐSĐT số 3b, 5, 6 nhằm đảm bảo vận hành an toàn,
liên tục trong quá trình vận hành, khai thác các tuyến ĐSĐT;

+ Thay đổi, tối ưu hóa giải pháp gia cố nền đất cho đoạn đi ngầm, trong depot
trên cơ sở kết quả khảo sát xây dựng chi tiết tại bước thiết kế nền tảng;
+ Điều chỉnh một số thông số kỹ thuật, kết cấu của một số hạng mục bằng
cách áp dụng công nghệ tiên tiến trong thiết kế và thi công để nâng cao hiệu quả và
an toàn của Dự án.

Cụ thể các nội dung điều chỉnh và lý do điều chỉnh thiết kế cơ sở như sau:
1. Lưu lượng hành khách
Nội dung
điều chỉnh
Theo ngày
(người/ngày)

Thiết kế cơ sở

Thiết kế nền tảng

2015: 173.800
2025: 481.700
2035: 679.500

Dự báo số lượng
hành khách giờ cao
điểm vào năm 2035

30.200
hành
khách/giờ/hướng như
trong FS (năng lực
vận chuyển hành

khách giờ cao điểm
có thể đáp ứng được
40.000
hành
khác/giờ/hướng)

Lý do điều chỉnh
- Dựa trên thống nhất giữa
các nhà tài trợ và UBND TP
Hồ Chí Minh tại Biên bản
ghi nhớ ngày 17/5/2012 và
các nghiên cứu trước đây của
Dự án.
- Dự báo nhu cầu hành khách
năm 2035 không thay đổi,
nhưng được kiểm tra với
năng lực tới hạn với lưu


Nội dung
điều chỉnh

Thiết kế cơ sở

Lý do điều chỉnh

Thiết kế nền tảng

lượng hành khách giờ cao
điểm trên 40.000 hành

khách/giờ/hướng (giãn cách
tối thiểu 2 phút và mật độ
hành khách từ 5-8 hành
khách/m2).
2. Số lượng đoàn tàu
Nội dung
điều chỉnh

Thiết kế cơ sở

Thiết kế nền tảng

Lý do điều chỉnh

Năm
2015

Năm
2025

Năm
2035

Năm
2022

Năm
2025

Năm

2035

Giãn cách
chạy tàu (phút)

5,45

4,62

3,16

5,5

4,0

3,0

Thời gian
chạy toàn
vòng (phút)

39,60

66,36

66,36

38,4

39,6


39,6

Mô hình
đoàn tàu

03 toa

06 toa

03 toa

06 toa

Số đoàn tàu
khai thác

10

11

16

08

11

14

Số đoàn tàu

dự phòng

02

03

04

02

03

03

Tổng cộng

12

14

20

10

14

17

Qua tính toán
trong thiết kế nền

tảng ứng với thời
gian dãn cách
như
trên,
số
lượng đoàn tàu
phải là 7,3 và
được lấy tròn
thành 8. Số đoàn
tàu các thời kỳ
tiếp theo cũng
được điều chỉnh
lại cho phù hợp.

3. Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng
Nội dung
điều chỉnh

Thiết kế cơ
sở

Số
tiêu
chuẩn
kỹ
thuật
áp
dụng được
phê duyệt


37 tiêu chuẩn,
có 28 tiêu
chuẩn
Việt
Nam, 09 tiêu
chuẩn nước
ngoài

Thiết kế nền tảng

Lý do điều chỉnh

Đợt 1: 185 tiêu chuẩn, gồm Việc bổ sung các tiêu
68 tiêu chuẩn trong nước, chuẩn kỹ thuật nhằm
117 tiêu chuẩn nước ngoài
đảm bảo đủ cơ sở thực
Đợt 2: Tư vấn IC đề xuất hiện điều chỉnh và hoàn
94 tiêu chuẩn, gồm 13 tiêu thiện thiết kế nền tảng,
chuẩn Việt Nam, 81 tiêu cung cấp các yêu cầu về
chuẩn nước ngoài (Hiện các kỹ thuật để lập các chỉ
tiêu chuẩn này đang được dẫn kỹ thuật các hạng
mục/gói thầu của Dự án
trình phê duyệt)

4. Chiều dài tuyến
2


Nội dung điều
chỉnh


Thiết kế
cơ sở

Thiết kế
nền tảng

Lý do điều chỉnh

Tổng chiều dài

11,34 km

11,081 km

+ Chính tuyến

10,275 km

10,045 km

+ Đường dẫn
depot

0,997 km

1,036 km

- Điểm đầu Dự án (lý trình Km 1+024 tiếp giáp với nhà ga Bến Thành) tại
bước thiết kế nền tảng được chính xác

hóa cho phù hợp với dự án đầu tư được
duyệt của tuyến số 1 (không bao gồm
chi phí xây dựng nhà ga Bến Thành),
đồng thời dựa trên thiết kế tích hợp Nhà
ga Trung tâm Bến Thành cho các tuyến
đường sắt đô thị số 1, số 2 và số 4.
- Do điều chỉnh vị trí một số nhà ga: ga
S5- Lê Thị Riêng; ga S9-Bà Quẹo, ga
Tân Bình; điều chỉnh tim tuyến đoạn
đường dẫn depot (nêu chi tiết tại mục 5
của Phụ lục) dẫn đến cần phải điều
chỉnh về chiều dài tuyến.

5. Điều chỉnh tim tuyến tại một số vị trí
Nội dung
điều chỉnh

Thiết kế cơ
sở

Thiết kế nền
tảng

Lý do điều chỉnh

Điều chỉnh tim
tuyến tại khu
vực ga Bà
Quẹo


Trùng với
tim đường
Trường
Chinh hiện
hữu.

Lệch về phía
quận
Tân
Bình khoảng
7,3 m so với
tim
đường
Trường
Chinh
hiện
hữu.

Để có đủ không gian bố trí kết cấu
thân nhà ga Bà Quẹo của tuyến
ĐSĐT số 6 và ga Bà Quẹo tuyến tàu
điện ngầm số 2 cùng nằm trong lộ
giới quy hoạch 60m đường Trường
Chinh

Điều chỉnh
tim tuyến tại
khu
vực
đường dẫn

vào depot

Tiếp
giáp
đường nội
bộ khu dân
cư 10 ha
phường Tân
Thới Nhất,
quận 12.

Dịch ngang từ
0 đến 21 m về
phía
kênh
Tham Lương.

- Để tránh xung đột với đường giao
thông nội bộ khu dân cư tại khu vực
này, đồng thời giảm thiểu được diện
tích đất tư phải thu hồi mà vẫn đảm
bảo được các yêu cầu về bình diện
tuyến

16,5 m

14 m

Điều chỉnh
khoảng cách

tim 02 đường

- Đảm bảo sự hợp lý ranh Dự án đầu
tư xây dựng Công trình tiêu thoát
nước và cải thiện ô nhiễm kênh
Tham Lương – Bến Cát – Rạch nước
Lên và ranh đoạn đường dẫn vào
depot Tham Lương.
Nhằm thu hẹp chiều rộng thân nhà
ga, giảm thiểu diện tích GPMB ngoài
ranh quy hoạch các tuyến đường
3


Nội dung
điều chỉnh

Thiết kế cơ
sở

Thiết kế nền
tảng

ray tại các nhà
ga ngầm

Lý do điều chỉnh
Cách Mạng Tháng 8, đường Trường
Chinh (Nội dung này được đề cập cụ
thể tại Nội dung 9)


6. Về trắc dọc tuyến đoạn Bến Thành - Tao Đàn
Nội dung điều
chỉnh
Điều chỉnh cao
độ đỉnh ray tại
vị trí giao cắt
với
tuyến
đường sắt đô
thị số 3b
Điều chỉnh cao
độ đỉnh ray tại
vị trí giao cắt
với
tuyến
đường sắt đô
thị số 1, số 4 tại
Nhà ga Trung
tâm Bến Thành

Thiết kế
cơ sở
-16,35 m

Thiết kế
nền tảng
-18 m

-29,15 m


-26,8 m

Lý do điều chỉnh
- Việc điều chỉnh hạ sâu cao độ đỉnh ray tại
ga Tao Đàn khoảng 1,7 m để đảm bảo yêu
cầu tĩnh không với tuyến ĐSĐT số 3b tại ga
Tao Đàn, dự trù đủ không gian cho tuyến
ĐSĐT số 3b đi trên tuyến tàu điện ngầm số
2, đồng thời tăng độ êm thuận cho trắc dọc
đoạn tuyến Bến Thành - Tao Đàn khi
chuyển tiếp từ cốt “-3” tại ga Bến Thành về
cốt “-2” tại ga Tao Đàn. Đồng thời đảm bảo
sự phù hợp với thiết kế cơ sở tuyến metro
số 3b.
- Việc điều chỉnh nâng cao độ đỉnh ray
khoảng 2,4 m tại ga Bến Thành để phù hợp
với cao độ thiết kế tích hợp nhà ga trung
tâm Bến Thành do Liên danh Tư vấn NJPT
thực hiện nhằm giảm chi phí xây dựng nhà
ga trung tâm, cũng như chi phí xây dựng
đoạn đào hở để bố trí ghi giao chéo để
chuyển hướng chạy tàu phía trước ga Bến
Thành

7. Kết nối giữa tuyến tàu điện ngầm số 2 với nhà ga Trung tâm Bến
Thành và các tuyến đường sắt đô thị số 3b, 5, số 6
Nội dung
điều chỉnh
Kết nối tại

nhà
ga
trung tâm
Bến Thành

Thiết kế cơ sở

Thiết kế nền tảng

Lý do điều chỉnh

+ Không bao gồm + Không bao gồm nhà
nhà ga Bến Thành. ga Bến Thành.
+ Bố trí đoạn đào
hở rộng khoảng 23
m, dài 224,1 m
ngay sau ga Bến
Thành để đặt ghi
giao chéo nhằm
chuyển hướng chạy
tàu/quay đầu tàu tại
khu vực đầu tuyến,

+ Tuy nhiên, có điều
chỉnh một số nội dung
như sau:
(i) Ghi giao chéo
được bố trí lùi về phía
ngã sáu Phù Đổng,
điểm đầu ghi giao

chéo cách nhà ga Bến
Thành khoảng 150 m.

(i) Dịch chuyển và tăng
chiều dài đoạn đào hở về
phía gần Ngã sáu Phù Đổng
để bố trí ghi giao chéo nhằm
đảm bảo đủ không gian
quay đầu tàu/chuyển hướng
4


Nội dung
điều chỉnh

Thiết kế cơ sở

Thiết kế nền tảng

+ Điểm đầu ghi
giao chéo cách ga
Bến Thành khoảng
100 m.

Lý do điều chỉnh
chạy tàu tuyến tàu điện
ngầm số 2 bình thường, liên
tục khi Nhà ga trung tâm
Bến Thành chưa được hoàn
tất cùng lúc với tuyến tàu

điện ngầm số 2;

(ii) Tăng chiều dài
đoạn đào hở sau ga
Bến Thành lên 290,1
m, đồng thời giảm
chiều rộng đoạn đào
hở xuống 19-21 m.

(ii) Giảm thiểu diện tích
GPMB, đồng thời kết cấu
đường hầm không xung đột
với kết cấu công trình kiến
trúc liền kề;

(iii) Bổ sung tòa nhà
kỹ thuật đầu tuyến (tháp
thông gió) được bố trí
tại Công viên 23 tháng
9.

(iii) Nhằm đảm bảo thông
gió, thoát hiểm trong trường
hợp khẩn cấp cho đoạn
đường hầm từ Tao Đàn Bến Thành khi nhà ga trung
Tâm Bến Thành chưa được
hoàn tất cùng lúc với tuyến
tàu điện ngầm số 2.

Kết

nối
tuyến
đường sắt
đô thị số
3b

Đã sơ bộ đưa ra
phương án kết nối
giữa hai tuyến là
giao cắt khác mức,
tuyến tàu điện
ngầm số 2 bố trí cốt
-2 đi dưới tuyến
đường sắt đô thị số
3b cốt -1, tuy nhiên
giải pháp kỹ thuật
cụ thể, phương án
xây dựng tại vị trí
giao cắt chưa được
đề cập.

Phương án kết nối dạng
hộp, gồm một phần kết
cấu nhà ga tuyến tàu
điện ngầm số 2 - phía
dưới và một phần kết
cấu đường hầm tuyến
đường sắt đô thị 3b bên
trên, được xây dựng
đồng thời với việc xây

dựng nhà ga tuyến tàu
điện ngầm số 2, chiều
dài hộp kết nối khoảng
31 m, rộng 26 m.

Nhằm đảm bảo vận hành an
toàn và liên tục của tuyến
tàu điện ngầm số 2 khi
tuyến đường sắt đô thị số
3b được xây dựng sau này,
đồng thời tiết kiệm chi phí
xây dựng tuyến đường sắt
đô thị số 3b, đồng thời đảm
bảo sự chuyển tiếp hợp lý
trắc dọc đoạn tuyến từ Bến
Thành – Tao Đàn từ cốt “3” tại ga Bến Thành đến
cốt “-2” tại ga Tao Đàn như
đã đề cập tại mục 6 của Phụ
lục.

Kết
nối
tuyến
đường sắt
đô thị số 5

Đã sơ bộ đưa ra
phương án kết nối
giữa tuyến tàu điện
ngầm số 2 và tuyến

ĐSĐT số 5 tại ga
Bảy Hiền là giao cắt
khác mức, tuyến tàu
điện ngầm số 2 đi

Phương án kết nối dạng
hộp, gồm một phần kết
cấu nhà ga tuyến tàu
điện ngầm số 2 - phía
trên và một phần kết
cấu đường hầm tuyến 5
phía dưới, được xây
dựng cùng lúc với thi

Nhằm đảm bảo yêu cầu vận
hành an toàn và liên tục
tuyến tàu điện ngầm số 2
khi xây dựng tuyến ĐSĐT
số 5 sau này đồng thời tiết
kiệm chi phí xây dựng
tuyến ĐSĐT số 5

5


Nội dung
điều chỉnh

Kết
nối

tuyến
đường sắt
đô thị số 6

Thiết kế cơ sở

Thiết kế nền tảng

ngầm ở phía trên (cốt
-1), đường hầm của
tuyến ĐSĐT số 5 đi
ngầm ở phía dưới
(cốt -2). Tuy nhiên
giải pháp kỹ thuật cụ
thể, phương án xây
dựng cũng như chi
phí chưa được đề
cập.

công nhà ga tuyến tàu
số 2. Việc kết nối hành
khách giữa hai tuyến
thông qua đường hầm
kết nối từ sảnh chờ
tuyến tàu điện ngầm số
2 tới sảnh chờ tuyến
ĐSĐT số 5.

Đã sơ bộ đưa ra
phương án kết nối

với tuyến ĐSĐT số
6 tại khu vực ga Bà
Quẹo, gồm kết nối
trung chuyển hành
khách tại ga Bà
Quẹo, đồng thời kết
nối kỹ thuật do việc
sử dụng chung
depot Tham Lương
của tuyến ĐSĐT số
6 với tuyến metro
số 2 để tàu của
tuyến ĐSĐT số 6
chuyển qua được
tuyến tàu điện
ngầm số 2.

Giải pháp kết nối như
sau:

Tuy nhiên, giải
pháp kỹ thuật,
phương án kết nối
và chi phí xây dựng
chưa được đề cập.

ii) Kết nối kỹ thuật:

i) Kết nối trung
chuyển hành khách:

Nhà ga của 02 tuyến
kề nhau, kết cấu chính
đều nằm trong lộ giới
quy hoạch đường
Trường Chinh (60 m),
trong đó, tim nhà ga
tuyến tàu điện ngầm
số 2 lệch sang phía
quận
Tân
Bình
khoảng 7,3 m so với
tim đường hiện hữu,
đồng thời dịch chuyển
về
hướng
Tham
Lương 54 m.
Tuyến ĐSĐT số 6 kết
nối với tuyến tàu điện
ngầm số 2 tại vị trí
cách điểm cuối ga Bà
Quẹo khoảng 67 m và
trước ga Phạm Văn
Bạch

Lý do điều chỉnh

(i) Đảm bảo vận hành an
toàn, liên tục tuyến tàu điện

ngầm số 2 trong tiến trình
xây dựng tuyến đường sắt
đô thị số 6, khả thi cho
đoàn tàu tuyến đường sắt
đô thị số 6 chuyển tàu qua
tuyến tàu điện ngầm số 2
để sử dụng chung depot
Tham Lương, tối ưu hóa,
cụ thể hóa thiết kế cơ sở đã
được phê duyệt.

(ii) Tận dụng quỹ đất nằm
trong lộ giới đường Trường
Chinh đã được mở rộng để
giảm thiểu thu hồi đất tư
ngoài lộ giới quy hoạch.

8. Điều chỉnh vị trí một số nhà ga ngầm
Nội dung
điều chỉnh

Thiết kế cơ sở

Thiết kế nền tảng

Lý do điều chỉnh

Ga S5 - Lê Lý trình Km 4+ Lý trình Km 4+ - Hạn chế GPMB nhà dân,
Thị Riêng
800, được đặt lệch 892,25, được dịch tận dụng tối đa quảng

một phần về hướng chuyển
khoảng trường phía trước Công
6


Nội dung
điều chỉnh

Thiết kế cơ sở
Bến Thành.

Ga S9 - Bà Lý
trình
Km
Quẹo
8+915, tim ga trùng
với tim đường
Trường Chinh hiện
hữu, lùi về hướng
Bến Thành.

Thiết kế nền tảng

Lý do điều chỉnh

92,25 m về phía
Tham Lương, toàn
bộ thân nhà ga nằm
đối xứng với Công
viên Lê Thị Riêng

đoạn
từ
đường
Trường Sơn đến
đường Bắc Hải.

viên Lê Thị Riêng để bố trí
một phần kết cấu thân nhà
ga, lối lên xuống nhà ga,
Tòa nhà kỹ thuật…;

Lý trình Km 8+971,
dịch 56 m về phía
Tham Lương, tim
nhà ga dịch theo
chiều ngang 7,3 m về
Tân Bình so với tim
đường hiện hữu, thân
nhà ga nằm trong lộ
giới
quy
hoạch
đường
Trường
Chinh.

- Việc dịch chuyển ngang
ga Bà Quẹo tuyến tàu điện
ngầm số 2 về hướng Tân
Bình để giành không gian

bố trí ga Bà Quẹo của tuyến
đường sắt đô thị số 6 trong
tương lai trong lộ giới quy
hoạch 60 m đường Trường
Chinh;

- Tránh được việc di dời
tuyến điện ngầm cao thế
110 kV (hướng từ đường
Trường Sơn -> Cách Mạng
Tháng 8 -> Hòa Hưng),
giảm thiểu chi phí GPMB,
chi phí di dời các công
trình hạ tầng kỹ thuật.

- Việc dịch chuyển dọc ga
về phía Tham Lương để tận
dụng tối đa đất công (phần
lộ giới đường Trường
Chinh đã mở rộng).

9. Mặt bằng nhà ga ngầm
Trên cơ sở các ý kiến, kiến nghị của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án trong
đợt tham vấn cộng đồng cuối năm 2013; Kết quả Hội thảo quốc tế “Giải pháp thiết
kế nhà ga ngầm” tổ chức tháng 4 năm 2014; hiện nay, Ủy ban nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh đang tiến hành điều chỉnh thiết kế các nhà ga ngầm của Dự án theo
các yêu cầu chính sau:
- Sử dụng tối đa đất công, hạn chế thu hồi đất nhà dân ngoài quy hoạch các
tuyến đường. Cụ thể, toàn bộ thân nhà ga và công trình hạ tầng kỹ thuật phải được
bố trí trong phạm vi lòng đường quy hoạch 35 m của đường Cách Mạng Tháng 8 và

60 m đường Trường Chinh, riêng tại các vị trí lối lên xuống được phép mở rộng
ngoài quy hoạch mỗi bên tối đa 3 m.
- Tháp thông gió, tháp làm mát (tòa nhà kỹ thuật) được bố trí riêng tại các khu
vực đất công gần khu vực nhà ga.
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật cơ bản được bố trí vĩnh viễn phía ngoài thân
nhà ga.
7


Đến nay vị trí, mặt bằng và phạm vi ranh chiếm dụng đất của 09 nhà ga
ngầm tuyến tàu điện ngầm số 2 đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh chấp thuận, làm cơ sở cập nhật, cụ thể hóa trong bước thiết kế nền tảng.
Nội dung điều chỉnh mặt bằng nhà ga ngầm so với thiết kế cơ sở như sau:
Thiết kế cơ sở
(i) Mỗi nhà ga có 04 lối lên
xuống: 02 lối lên xuống có
cầu thang bộ tích hợp cầu
thang cuốn,
02 lối lên
xuống chỉ có cầu thang bộ;
được bố trí gần giữa nhà ga;
kết cấu lối lên xuống tách
rời ngoài kết cấu thân nhà
ga;

Thiết kế nền tảng
(i) Mỗi nhà ga có 04 lối lên
xuống, mỗi lối lên xuống
đều có cầu thang bộ và cấu
thang cuốn, được bố trí ở

gần khu vực 2 đầu mỗi nhà
ga; kết cấu lối lên xuống
nằm trong kết cấu thân nhà
ga;

(ii) Tháp thông gió, tháp làm
(ii) Các tháp thông gió, làm
mát được bố trí tập trung tại
mát được bố trí phân tán tại
01 vị trí đất công gần ga (trừ
khu vực đầu mỗi nhà ga; tuy
ga số 9 – Bà Quẹo);
nhiên, chưa xác định vị trí
cụ thể;
(iii) Ke ga dạng đảo.
(iv) Khu vực sảnh chờ, soát
vé được bố trí tại khoảng
giữa thân ga; các phòng kỹ
thuật, chức năng bố trí tại 02
đầu ga.
(v) Từ tầng sảnh chờ xuống
tầng ke ga thông qua 04 cầu
thang bộ, cuốn được bố trí
khu vực giữa nhà ga.
(vi) Một số thông số chính:
- Chiều dài bên trong thân
nhà ga: 196 m.
- Chiều rộng bên trong thân
ga: 20,85 m.
- Chiều rộng ke ga: 12,85 m

- Chiều rộng bên trong lối
lên xuống: 4 m cho lối lên
xuống gồm thang bộ, thang
cuốn; 2m cho lối lên xuống
chỉ có thang bộ.

(iii) Ke ga dạng đảo, tuy
nhiên chiều rộng được thu
hẹp lại.
(iv) Khu vực sảnh chờ, soát
vé được bố trí 02 đầu nhà
ga; các phòng kỹ thuật, chức
năng bố trí tập trung ở giữa
nhà ga.
(v) Từ tầng sảnh chờ xuống
tầng ke ga thông qua 04 cầu
thang bộ, thang cuốn được
bố trí khu vực hai đầu nhà
ga.
(vi) Một số thông số chính:
- Chiều dài bên trong thân
nhà ga: 236,25 m;
- Chiều rộng bên trong thân
nhà ga: 20,4 m tại khu vực
không bố trí lối lên xuống;
26,4 m tại khu vực có bố trí
lối lên xuống.
- Chiều rộng ke ga: 10,6 m.
- Chiều rộng bên trong lối
lên xuống gồm thang bộ,

thang cuốn: 4,5 m.

Lý do điều chỉnh
- Sử dụng tối đa diện
tích đất công nhằm hạn
chế thu hồi đất nhà dân
ngoài ranh lộ giới quy
hoạch đường Cách
Mạng Tháng Tám,
đường Trường Chinh.
Do đó, cần thu hẹp
chiều rộng ke ga và
thân ga, kéo dài thân
nhà ga, và sắp xếp lại
các khu vực chức năng
(sảnh chờ, phòng kỹ
thuật, phòng chức
năng…) cho phù hợp
với các yêu cầu mặt
bằng tại khu vực các
nhà ga.
- Trong bước thiết kế
nền tảng khi cụ thể hóa
các yêu cầu kỹ thuật
cũng đã chính xác hóa
các không gian cho các
phòng kỹ thuật, phòng
chức năng, chiều rộng
lối lên xuống để đảm
bảo các yêu cầu trong

vận hành, khai thác
cũng như trong các tình
huống khẩn cấp theo
yêu cầu từ các tiêu
chuẩn thiết kế đã được
phê duyệt áp dụng cho
bước thiết nền tảng của
dự án.

8


10. Điều chỉnh mặt bằng đoạn đào hở tại khu vực nhà ga Bảy Hiền (khu
vực giữa tuyến được bố trí ghi giao chéo để quay đầu tàu)
Thiết kế cơ sở

Thiết kế nền tảng

- Ke ga dạng hai bên,
với 03 đường ray,
gồm 02 đường chính
tuyến và một đường
dự phòng để đậu tàu
qua đêm và đảo hướng
chạy tàu trong trường
hợp khẩn cấp.

- Ke ga dạng hai bên, với 03
đường ray (02 chính tuyến và một
dự phòng để đậu tàu qua đêm và

đảo hướng chạy tàu trong trường
hợp khẩn cấp, trong trường hợp
khẩn cấp một đoàn tàu vẫn dừng
tạm được tại đường ray dự phòng
được bố trí ở giữa ga).

- Bố trí ghi dạng Y
kết nối đường ray
phía hai đầu ga.

Lý do điều chỉnh

Nhằm đảm bảo yêu cầu đảo
hướng chạy tàu trong
trường hợp khẩn cấp đồng
thời vẫn sử dụng đường ray
giữa để đậu tàu tạm khi
một đoàn tàu bị gặp sự cố,
thay vì phải kéo về depot,
nhằm hạn chế thấp nhất
- Bố trí ghi giao chéo dạng X tại gián đoạn vận hành trên
đầu ga hướng Bến Thành dài toàn tuyến.
121,2 m nằm trong ranh quy
hoạch đường Cách Mạng Tháng
8;

-Tổng chiều dài ga
và đoạn đào hở 02
đầu ga là 282,4 m.
- Tổng chiều ga và đoạn đào hở là

376,85 m.
11. Điều chỉnh kết cấu nhà ga ngầm
Thiết kế cơ sở

Thiết kế nền tảng

+ Kết cấu tường đơn dày + Kết cấu tường đôi dày
1,5 m;
2,0 m, tường ngoài 1,2 m,
+ Bản nắp dày 0,8-1,3 m; tường trong 0,8 m (nếu
tính cả dung sai thi công là
+ Bản đáy dày 2,0 m.
2,3 m);
+ Bản nắp dày 1,5 m;
+ Bản đáy 1,8 m.

Lý do điều chỉnh
Trong bước thiết kế nền tảng
thông qua việc phân tích, tính
toán kết cấu đã chính xác hóa
được yêu cầu về kích thước kết
cấu. Đồng thời việc áp dụng
giải pháp tường đôi để tăng độ
cứng cho hệ kết cấu, tăng khả
năng chống thấm nước, tăng
mức độ an toàn trong thi công
so với giải pháp tường đơn

12. Điều chỉnh đường kính hầm (phương pháp thi công bằng máy khoan
đào TBM)

Thiết kế cơ sở
(i) Đường kính trong: 6,05 m,

Thiết kế nền tảng

Lý do điều chỉnh

(i) Đường kính trong 6,2 m;

Tăng đường kính trong 0,15
(ii) Đường kính ngoài: 6,65 m; (ii) Đường kính ngoài 6,8 m; m bước thiết kế nền tảng để
đảm bảo yêu cầu về dung sai
(iii) Kết cấu vỏ dày 0,3 m.
(iii) Kết cấu vỏ dày 0,3 m.
khổ giới hạn kiến trúc khi thi
công lắp đặt, xây dựng kết
cấu vỏ hầm, sai số trong vận
hành máy khoan đào TBM
nhằm đảm bảo an toàn khi
thi công.
9


13. Giải pháp xử lý nền đất cho đoạn ngầm
Thiết kế cơ sở
Chưa được xem xét

Thiết kế nền tảng

Lý do điều chỉnh


Gia cố nền đất bằng phương Trong bước thiết kế nền tảng,
pháp phun vữa Jet-Grouting: thông qua việc khảo sát chi
(i) Cho nền đất phía dưới tiết hơn về điều kiện địa chất,
bản đáy các nhà ga ngầm để địa chất thủy văn cũng như
tăng độ ổn định đáy hố đào; phân tích, tính toán kết cấu,
chuyển vị nền đất, đã đề xuất
(ii) Cho nền đất đoạn giữa hai một số giải pháp gia cố nền
đường hầm có khoảng cách ≤ đất cho đoạn đi ngầm nhằm
0,75D (D là đường kính giảm thiểu rủi ro, tăng độ an
ngoài của đường hầm) để toàn trong quá trình thi công
đảm bảo chuyển vị của kết và đảm bảo an toàn vận hành
cấu vỏ hầm nằm trong giới khai thác…
hạn cho phép…

14. Phương án di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật
Thiết kế cơ sở
Xác định sơ bộ giải pháp
di dời các công trình hạ
tầng kỹ thuật sang hai bên
thân nhà ga, nhưng chưa
xác định cụ thể không
gian cho việc di dời cũng
như các giải pháp đấu nối
các công trình hạ tầng kỹ
thuật sau khi di dời.

Thiết kế nền tảng
Giải pháp như sau:
(i) Hệ thống cấp thoát nước

cơ bản sẽ được di dời và bố
trí tái lập vĩnh viễn trong
hành lang khoảng 5 m dọc 2
bên thân ga. Riêng tại ga Bảy
Hiền, hệ thống thoát nước
lớn được bố trí vòng tránh nhà
ga theo hướng Trường Chinh Xuân Hồng - đi ngang qua
Trung tâm thể dục thể thao
Tân Bình - Hoàng Văn Thụ Lê Bình.

Lý do điều chỉnh
- Để phù hợp công suất,
quy mô hiện trạng hệ thống
các công trình hạ tầng kỹ
thuật (hướng tuyến, số
lượng, chủng loại, kích
thước, vị trí…) được xác
định trên cơ sở kết quả
khảo sát xây dựng bước
Thiết kế nền tảng, đảm bảo
các công trình này sau khi
di dời vẫn đáp ứng được
công suất như trước đây;
đồng thời đảm bảo không
gian cho thi công các kết
cấu chính của nhà ga ngầm,
giảm thiểu thời gian xây
dựng nhà ga và các xung
đột giữa các công trình khi
thi công xây dựng.


(ii) Hệ thống điện lực và
viễn thông (trừ hệ thống lưới
điện cao thế 110 kV) sẽ
được di dời tạm trước khi bố
trí tái lập vĩnh viễn trong
hào kỹ thuật nằm dọc theo 2
- Để phù hợp với yêu cầu
bên thân nhà ga.
về hạn chế tối đa diện tích
(iii) Các công trình hạ tầng đất đền bù giải tỏa ngoài lộ
kỹ thuật được bố trí tái lập giới quy hoạch của các
ngầm hóa với khoảng cách tuyến đường Cách Mạng
nhỏ hơn khoảng cách tối Tháng 8 và Trường Chinh
thiểu theo các quy chuẩn,
tiêu chuẩn kỹ thuật để hạn
chế giải tỏa mặt bằng.
10


15. Dịch chuyển vị trí, điều chỉnh thiết kế nhà ga trên
cao Tân Bình
Nội dung
điều chỉnh
Vị trí

Thiết kế

Thiết kế nền
tảng


Thiết kế cơ sở

trình
Km10+625,

giữa phía trên
giao lộ Tây
Thạnh – Trường
Chinh, đối diện
cổng khu Công
nghiệp Tân Bình.

Lý do điều chỉnh

Lý trình 10+736,
dịch chuyển 111 m
về phía Tham
Lương, gần cầu
Tham Lương.

- Việc dịch chuyển ga về hướng
Tham Lương để đảm bảo việc bố
trí các trụ cầu cạn tại khu vực
giao lộ Tây Thạnh - Trường
Chinh không ảnh hưởng đến an
toàn giao thông trong quá trình thi
công cũng như sau khi hoàn
thành; đồng thời đảm bảo đủ
Tầng ke ga phía Tầng ke ga phía khoảng cách để độ dốc dọc không

dưới, tầng sảnh trên, tầng sảnh quá 35%o cho đoạn chuyển tiếp
từ đi ngầm lên đi trên cao.
chờ phía trên
chờ phía dưới
- Chỉ cần 2 khu vực bán vé, lối
vào mỗi khu vực bán vé thông
qua 02 cầu bộ hành từ cả 02 phía
đường Trường Chinh;
- Tăng sự thuận tiện cho hành
khách trong việc tiếp cận sảnh
chờ từ các khu vực tự do;
- Tăng mức độ an toàn khi có hỏa
hoạn trên tàu;
- Tăng chiều rộng ke ga để có đủ
không gian bố trí các cầu thang
bộ/thang cuốn, không gian an
toàn cho hành khách di chuyển
dọc ke ga.

16. Thay đổi kết cấu nhịp một số đoạn của đoạn tuyến đi trên cao
Thiết kế cơ sở
(i) Cầu cạn chính
tuyến là dầm giản đơn,
mặt cắt chữ U, khẩu độ
nhịp 25 m;

Thiết kế nền tảng

(i) Cầu cạn chính tuyến phần
lớn là dầm liên tục, khẩu độ

nhịp lớn nhất 60 m, mặt cắt
kết cấu hộp (phía dưới), chữ
(ii) Cầu cạn tại khu vực U (bên trên); phần còn lại là
ga Tân Bình là dầm kết cấu dầm giản đơn chữ U,
Super T, khẩu độ nhịp khẩu độ nhịp 25 m;
22 m;
(ii) Cầu cạn tại khu vực ga
(iii)Cầu cạn trên đường Tân Bình là dầm chữ U, khẩu
dẫn vào depot là dầm độ nhịp 20 m;

Lý do điều chỉnh
- Nhằm hạn chế ảnh hưởng đến
giao thông đường bộ tại các
khu vực này và khổ giới hạn
thông thuyền kênh Tham
Lương, giảm số trụ.

- Việc sử dụng dầm chữ U cho
đoạn chính tuyến và cả đoạn
đường dẫn vào depot để thuận
tiện cho việc chế tạo, thi công;
tạo không gian kiến trúc thống
super T, khẩu độ nhịp 22 (iii) Cầu cạn đoạn đường rẽ nhất và tiết kiệm chi phí.
m.
vào depot là dầm chữ U, khẩu
11


Thiết kế cơ sở


Thiết kế nền tảng

Lý do điều chỉnh

độ nhịp 25 m.
17. Bố trí mặt bằng và giải pháp xử lý các khu vực chức
năng depot
Nội dung
điều chỉnh
Về
bằng

Thiết kế cơ sở

Thiết kế nền tảng

mặt Bãi đậu tàu được bố
trí gần rạch Cầu Sa
(phía Nam khu đất);
Xưởng sửa
chữa
(Workshop) được bố
trí gần khu dân cư
(phía Bắc khu đất
depot);

Bãi đậu tàu được
bố trí gần khu dân
cư (phía Bắc khu
đất depot); Xưởng

sửa
chữa
(Workshop) được
bố trí gần rạch Cầu
Sa;

Giải pháp xử Đào bỏ lớp đất (đào
lý nền
sâu khoảng 4m), gia
cố bằng cọc cừ tràm
trên toàn bộ diện tích
khu đất.

Thay thế bằng vải
địa kỹ thuật; riêng
tại các khu vực
nhà xưởng sử
dụng kết cấu
móng cọc ống
đường kính 0,6 m
dài 11 m.

Lý do điều chỉnh
- Việc thay đổi bố trí mặt bằng
depot để phù hợp với quy
hoạch depot Tham Lương, do
đó, phần đất depot tiếp giáp
khu dân cư có đủ chiều dài do
để bố trí đường đậu tàu tuyến
tàu điện ngầm số 2 giai đoạn 2

và đường đậu tàu cho tuyến
ĐSĐT số 6; tạo sự thuận tiện
cho tài xế và bộ phận phục vụ
di chuyển về tòa nhà văn
phòng/OCC;
- Việc thay đổi giải pháp xử lý
nền đất được đề xuất sau khi
có sự khảo sát địa chất cụ thể,
đầy đủ hơn so với bước thiết
kế cơ sở.

18. Kích thước đầu máy toa xe
Nội dung điều chỉnh
Thiết kế cơ sở Thiết kế nền tảng
Chiều dài đoàn tàu (m):
- Đoàn tàu 03 toa
66
≤ 70
- Đoàn tàu 06 toa
132
≤ 140
Chiều rộng (m)
3,15
≤ 3,21
Chiều cao (m)
3,865
≤ 3,865
Chiều cao sàn xe (tính từ
1,15
1,15

đỉnh ray) (m)
Tải trọng trục tối đa
16
16
(tấn)
Vận tốc thiết kế (km/h)
90
90
Vận tốc khai thác (km/h)
80
80

Lý do điều chỉnh
Sự thay đổi thông số
đoàn tàu (chiều dài và
chiều rộng) theo dải
kích thước nhằm gia
tăng tính cạnh tranh
trong quá trình đấu
thầu (giữa các nhà thầu
có quốc tịch Đức) theo
yêu cầu của nhà tài trợ
Ngân hàng KfW tại các
đợt kiểm tra dự án
(tháng 11/2014 và
tháng 3/2015)

19. Điều chỉnh số lượng trạm biến áp sức kéo (TSS)
Thiết kế cơ sở
Thiết kế nền tảng

4 trạm được bố trí tại 07 trạm:

Lý do điều chỉnh
Đảm bảo yêu cầu về giới hạn sụt áp
12


Thiết kế cơ sở
Thiết kế nền tảng
04 nhà ga: S2, S5, S8 + 06 trạm tại các nhà ga
và S11.
S2, S3, S5, S7, S9, S11;
+ 01 trạm đặt tại depot
Tham Lương.

Lý do điều chỉnh
dòng điện cung cấp cho các đoàn
tàu, đảm bảo vận hành liên tục khi
một trạm bị ngưng hoạt động; bổ
sung một trạm điện sức kéo trong
khu vực depot để giảm thiểu dòng
điện rò, đảm bảo an toàn trong thời
gian bảo trì và sửa chữa đoàn tàu.

20. Điều chỉnh ranh dự án tại các nhà ga ngầm
Thiết kế cơ sở

Thiết kế nền tảng

- Bao quanh thân nhà

ga ngầm, cách lối lên
xuống 2 m và thân ga
3 m;

- Tại vị trí thân ga: Trùng với ranh
lộ giới quy hoạch đường Cách
Mạng Tháng 8, đường Trường
Chinh.

- Phạm vi thu hồi đất
theo chiều rộng trung
bình 40 m trên suốt
chiều dài nhà ga; Chưa xác định cụ thể
không gian để thực
hiện việc di dời các
công trình hạ tầng kỹ
thuật.

- Tại các vị trí lối lên xuống:
Lấy thêm tối đa 3 m mỗi bên
ngoài ranh lộ đường Cách
Mạng Tháng 8, đường Trường
Chinh để có đủ không gian bố
trí lối lên xuống, di dời công
trình hạ tầng kỹ thuật cũng
như hành lang an toàn cho
người dân đi lại trong quá
trình thi công và vận hành
khai thác sau này.


Lý do điều chỉnh
Sử dụng tối đa đất công, hạn
chế tới mức thấp nhất thu hồi
đất nhà dân ngoài ranh lộ giới
các tuyến đường Cách Mạng
Tháng 8, đường Trường Chinh
để bố trí mặt bằng và các hạng
mục công trình nhà ga, không
gian cho di dời các công trình
hạ tầng kỹ thuật, cũng như xét
tới không gian an toàn cho quá
trình thi công, phân luồng giao
thông, đi lại của người dân,
hành khách trong quá trình vận
hành khai thác sau này…

II. Về các nội dung điều chỉnh tổng mức đầu tư
1. Tổng mức đầu tư ban đầu
Tổng mức đầu tư (TMĐT) ban đầu của Dự án đã được Ủy ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt tại Quyết định số 4474/QĐ-UBND ngày
11 tháng 10 năm 2010 là 1.374,5 triệu USD (tương đương 26.116 tỷ đồng).
2. Tổng mức đầu tư dự kiến điều chỉnh
Sau khi Dự án đầu tư được duyệt, để có đủ cơ sở lập hồ sơ mời thầu các
gói thầu chính của Dự án theo các hình thức hợp đồng tổng thầu Design &
Build và EPC theo thông lệ quốc tế, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ
đạo chủ đầu tư và Liên danh Metro team Line 2 (Tư vấn IC) tổ chức lập thiết
kế FEED (về bản chất là thiết kế làm rõ thiết kế cơ sở) trong đó có điều chỉnh
chỉnh một số nội dung của thiết kế cơ sở đã được duyệt theo hướng tối ưu hoá
để phù hợp với các điều kiện thực tế, nâng cao hiệu quả dự án, điển hình như:
Điều chỉnh mặt bằng các nhà ga ngầm; bổ sung thiết kế, khối lượng giao cắt

giữa tuyến tàu điện ngầm số 2 với các tuyến đường sắt đô thị số 1, 3b, 5 và 6;
điều chỉnh một số thông số kỹ thuật của Dự án...
13


Cùng với việc làm rõ cho thiết kế cơ sở của Dự án, TMĐT của Dự án
cũng đã được cập nhật, tính toán lại. Theo tính toán của Tư vấn IC, cũng như
thông qua các đợt kiểm tra tình hình thực hiện dự án của các nhà tài trợ vào
tháng 3/2015 và tháng 7/2015, TMĐT Dự án hiện nay là 2.074,8 triệu USD,
tăng khoảng 51% (700 triệu USD) so với TMĐT đã được phê duyệt (chưa kể
bổ sung hạng mục Nhà ga Bến Thành và công tác vận hành và bảo dưỡng).
Cụ thể giá trị TMĐT và cơ cấu TMĐT điều chỉnh của Dự án như sau:
a) Bảng tổng hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án
Chi phí
STT

Hạng mục

Tổng chi phí quy đổi

Ngoại
tệ

Nội tệ

USD

Euro

VNĐ


Triệu
USD

Triệu đồng

Triệu
USD

Triệu
Euro

Triệu đồng

504,41

15.834.838,71

1.242,35

1.139,77

26.658.399,02

I

Chi phí xây lắp và
mua sắm

1.1


CP0: Di dời công
trình hạ tầng kỹ thuật

-

726.746,84

33,87

31,07

726.746,84

1.2

CP1: Tòa nhà văn
phòng tại depot
Tham Lương

8,07

-

8,07

7,40

173.166,06


1.3

CP2: Hạ tầng cơ sở
depot Tham Lương

0,25

86.555,58

4,28

3,93

91.857,15

1.4

CP3: Hầm và các
nhà ga ngầm

158,82

13.200.270,34

773,99

710,08

16.608.304,32


1.5

CP4: Cầu cạn, nhà
ga trên cao, kết cấu
chuyển
tiếp

đường dẫn vào depot

6,79

1.261.091,06

65,56

60,14

1.406.691,78

1.6

CP5: Cơ & Điện hệ
thống

227,28

93.423,07

231,63


212,51

4.970.371,23

1.7

CP6: Công
đường ray

28,86

182.870,48

37,38

34,29

802.066,28

74,35

283.881,36

87,58

80,34

1.879.195,36

trình


1.8

CP7: Cơ & Điện
không hệ thống

II

Chi phí quản lý
dự án

-

62.913,82

2,93

2,69

62.913,82

III

Chi phí tư vấn đầu
tư xây dựng công
trình

77,97

161.671,88


85,50

78,44

1.834.726,32

IV

Chi phí khác

-

292.236,91

13,62

12,49

292.236,91

V

Thuế giá
gia tăng

2.878.536,2
2

1

34,15

123,07

2.878.53
6,22

VI

Chi phí dự phòng

4.439.089,5
7

2
89,98

266,04

6.222.36
7,75

trị
83,11

14


Chi phí
STT


Hạng mục

VII

Chi phí tài chính

VIII

Chi phí bồi thường
GPMB
TMĐT

Tổng chi phí quy đổi

Ngoại
tệ

Nội tệ

USD

Euro

VNĐ

Triệu
USD

Triệu đồng


Triệu
USD

Triệu
Euro

Triệu đồng

129,52

-

795,00

1
29,52

118,82

2.779.18
5,51

3.792.587,7
4

1
76,74

162,15


3.792.58
7,74

27.461.874,8
6

2.0
74,80

1.903,48

44.520.95
3,29

b) Bảng so sánh cơ cấu, giá trị tăng tổng mức đầu tư của dự án

STT

Mô tả

TMĐT
theo thiết
kế nền
tảng/FD
2015

TMĐT
theo Dự
án được

duyệt/FS
quy đổi về
năm 2015

TMĐT
theo Dự
án được
duyệt/FS
năm 2010

So sánh
giữa [1]
và [3]
(Tỷ lệ %)

So sánh
giữa [1]
và [2]
(Tỷ lệ %)

So sánh
giữa [2]
và [3]
(Tỷ lệ %)

[1]

[2]

[3]


[1] - [3]

[1] - [2]

[2] - [3]

I

Chi phí xây lắp và
mua sắm

1.242,35

860,18

740,56

67,76%

51,61%

16,15%

1.1

CP0: Di dời công
trình hạ tầng kỹ thuật

33,87


-

-

-

-

-

1.2

CP1: Tòa nhà văn
phòng tại depot
Tham Lương

8,07

-

-

-

-

-

1.3


CP2: Hạ tầng cơ sở
depot Tham Lương

4,28

26,83

25,00

-82,88%

-90,20%

7,32%

1.4

CP3: Hầm và các nhà
ga ngầm

773,99

492,70

403,79

91,68%

69,66%


22,02%

1.5

CP4: Cầu cạn, nhà ga
trên cao, kết cấu
chuyển tiếp và đường
dẫn vào depot

65,56

29,95

21,17

209,68%

168,21%

41,47%

1.6

CP5: Cơ & Điện hệ
thống

231,63

199,28


186,62

24,12%

17,33%

6,78%

1.7

CP6: Công
đường ray

37,38

38,26

35,59

5,03%

-2,47%

7,50%

1.8

CP7: Cơ & Điện
không hệ thống


87,58

73,17

68,39

28,06%

21,07%

6,99%

II

Chi phí quản lý dự
án

2,93

3,05

2,62

11,83%

-4,58%

16,41%


III

Chi phí Tư vấn

85,50

75,49

64,70

32,15%

15,47%

16,68%

IV

Các chi phí khác

13,62

16,35

14,08

-3,27%

-19,39%


16,12%

trình

15


STT

Mô tả

TMĐT
theo thiết
kế nền
tảng/FD
2015

TMĐT
theo Dự
án được
duyệt/FS
quy đổi về
năm 2015

TMĐT
theo Dự
án được
duyệt/FS
năm 2010


So sánh
giữa [1]
và [3]
(Tỷ lệ %)

So sánh
giữa [1]
và [2]
(Tỷ lệ %)

So sánh
giữa [2]
và [3]
(Tỷ lệ %)

[1]

[2]

[3]

[1] - [3]

[1] - [2]

[2] - [3]

V

Thuế giá trị gia

tăng

134,15

95,51

81,90

63,80%

47,18%

16,62%

VI

Chi phí dự phòng

289,98

313,63

231,84

25,08%

-10,20%

35,28%


VII

Chi phí Tài chính

129,52

111,64

111,11

16,57%

16,09%

0,48%

VIII

Chi phí bồi thường
GPMB

176,74

138,63

127,63

38,48%

29,86%


8,62%

TỔNG

2.074,80

1.614,48

1.374,50

50,95%

33,49%

17,46%

c) Tỷ lệ tăng TMĐT theo nhóm quy mô công việc và trượt giá
I

So sánh chi phí xây lắp

Cách tính

Đơn vị
(triệu USD)

Tỷ lệ %

I.1


Tổng chênh lệch: [1] - [3]

[1] - [3]

501,79

67,8%

I.2

Do quy mô công việc: [1] - [2]

[1] - [2]

382,17

51,6%

I.3

Do trượt giá: [3] -[2]

[2] -[3]

119,62

16,2%

II


So sánh tổng mức đầu tư

II.1

Tổng chênh lệch: [1] - [3]

[1] - [3]

700,30

50,9%

II.2

Do quy mô công việc: [1] - [2]

[1] - [2]

460,32

33,5%

II.3

Do trượt giá: [3] -[2]

[2] -[3]

239,98


17,5%

d) Các nguyên nhân chính làm tăng TMĐT của dự án
TMĐT của dự án tăng khoảng 51%, nguyên nhân chính sau:
− Nguyên nhân 1:
Tăng do trượt giá của TMĐT được duyệt từ tháng 6 năm 2010 đến tháng
5 năm 2015 là 239.98 triệu USD, chiếm khoảng 34,3% giá trị tăng TMĐT
(17,5% so với TMĐT).
− Nguyên nhân 2:
Tăng do sự thay đổi trong thiết kế nền tảng của Tư vấn IC so với thiết kế
cơ sở được duyệt nhằm tối ưu hóa thiết kế cơ sở và các nguyên nhân khác là
460.32 triệu USD, chiếm khoảng 65,7 % giá trị tăng TMĐT (33,5% so với
TMĐT được duyệt).
Ngoài ra, còn có nguyên nhân về thay đổi các điều kiện tính toán TMĐT
so với thời điểm phê duyệt dự án (tỷ giá các ngoại tệ Euro, USD, thay đổi các
chi phí dự phòng và rủi ro...).
Việc thay đổi TMĐT theo các nguyên nhân trên là khách quan nhằm phù
16


hợp với tình hình thực tế và đảm bảo hiệu quả của dự án.
đ) Cơ cấu nguồn vốn bổ sung cho dự án
Về bổ sung nguồn vốn do việc tăng TMĐT nêu trên, tại đợt kiểm tra thực
hiện dự án vào tháng 3 năm 2015 và tháng 7 năm 2015, các Nhà tài trợ ADB,
KFW, EIB đã thống nhất bổ sung tài trợ vốn cho dự án với cơ cấu như sau:
- ADB bổ sung khoảng khoảng 500 triệu USD;
- KfW bổ sung khoảng 150 triệu Euro, tương đương 168 triệu USD;
- EIB bổ sung khoảng 50 triệu Euro, tương đương 56 triệu USD.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay nguồn vốn đã được các nhà tài trợ

đồng ý bổ sung đủ để thực hiện dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2,
tuyến Bến Thành – Tham Lương. Đồng thời, Ủy ban nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh cam kết bố trí đầy đủ, kịp thời vốn đối ứng từ nguồn ngân sách
thành phố để triển khai đúng tiến độ như đã cam kết với các Nhà tài trợ.

17


×