Tải bản đầy đủ (.doc) (225 trang)

Thành ngữ trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 225 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
---------------

VŨ HỮU THÀNH

THÀNH NGỮ TRONG MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA
CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
VÀ MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã ngành: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
T.S PHAN THỊ NGUYỆT HOA


2

Nghệ An, 2015


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện luận văn này, chúng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới T.S Phan Thị Nguyệt Hoa - người đã trực tiếp tận tình hướng
dẫn chúng tôi.
Xin được cảm ơn GS. TS Đỗ Thị Kim Liên và các thầy cô giáo thuộc
bộ môn Ngôn ngữ học trường Đại học Vinh; những người thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu
cho chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.


Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Vũ Hữu Thành


MỤC LỤC
Chương 3
CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG TIỂU
THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA
NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG VÀ MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM
CỦA HỒ ANH THÁI XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ
NGHĨA.................................................................................86
3.1. Cách sử dụng thành ngữ trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Mười lẻ
một đêm của Hồ Anh Thái xét trên trên bình diện ngữ
nghĩa ....................................................................................86
Khái niệm ngữ nghĩa được chúng tôi sử dụng trong đề tài này là
ngữ nghĩa của thành ngữ, một số nhóm thành ngữ đặt
trong câu văn, gắn liền với văn cảnh được sử dụng. ......86
3.2. So sánh cách sử dụng thành ngữ của Nguyễn Khắc Trường
và Hồ Anh Thái xét trên bình diện ngữ nghĩa...............100
3.3. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng thành ngữ trong tiểu
thuyết của Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái.......103
3.4. Tiểu kết chương 3...................................................................109
KẾT LUẬN....................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................112


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ có giá trị hết sức đặc biệt trong
hoạt động giao tiếp. Thành ngữ được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống
hàng ngày lẫn trong văn bản chính luận, báo chí, đặc biệt là trong các tác
phẩm văn chương… Do cấu tạo của thành ngữ sử dụng ít từ, kiệm lời
nhưng lại có một giá trị biểu trưng hết sức sâu sắc, cách nói giàu hình ảnh,
gợi nghĩa bóng, lời ít ý nhiều, có sức khái quát cao nên người nói - người
viết ưa dùng thành ngữ. Thông qua ý nghĩa thành ngữ, cách sử dụng chúng,
chúng ta nhận ra nét đặc trưng văn hóa vùng miền cũng như phản ánh lối
nói, nếp nghĩ, cách tư duy của từng vùng, từng cộng đồng. Chính vì vậy,
thành ngữ ngày càng thu hút đông đảo lực lượng nghiên cứu trên nhiều bình
diện: cấu trúc, ngữ nghĩa, thi pháp, triết học, giáo dục. Tuy vậy, các nhà
nghiên cứu mới dừng lại tìm hiểu thành ngữ như những đơn vị cố định, có
sẵn mà chưa có xem xét thành ngữ trong hoạt động lời nói, cụ thể biểu hiện
trong tác phẩm văn chương, để thấy được sự vận động và phát triển của
thành ngữ trong thực tế sử dụng, chính vì lí do đó, việc đi sâu nghiên cứu
cách sử thành ngữ trong các tác phẩm của từng tác giả là hết sức cần thiết.
1.2. Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái thuộc thế hệ nhà văn sau
thời kì sau 1975, trong đó Hồ Anh Thái nổi lên như là một hiện tượng lạ
của văn học Việt Nam từ những năm 90 . Hai tác giả này sáng tác nhiều thể
loại như: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, tạp văn…Điều đặc biệt là họ
đã gặp gỡ nhau trong việc lựa chọn và sử dụng một số lượng thành ngữ rất
lớn trong tác phẩm của mình, tạo được hiệu quả biểu đạt cao, gây được cảm
xúc thẩm mĩ cho người đọc. Song, trên thực tế vấn đề này lại chưa
được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống. Chọn nghiên cứu
đề tài về thành ngữ của Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái là một
hướng tiếp cận mới mẻ, chứng minh rõ ràng hơn về sự phát triển và cách



2
thức sử dụng thành ngữ để đạt hiệu quả nghệ thuật cao trong thể loại văn
học hiện đại. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài luận văn là: Thành ngữ trong
“Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường và “Mười lẻ
một đêm” của Hồ Anh Thái.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tác phẩm Nguyễn Khắc Trường
Nguyễn Khắc Trường sinh 1946 là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam.
Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học
và nghệ thuật năm 2000. Là một nhà văn viết về thể loại các tác phẩm tiểu
thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của
ông “Mảnh đất lắm người nhiều ma” đã được đạo diễn Nguyễn Hữu
Phần dựng thành phim truyền hình “Đất và Người” ra mắt công chúng
năm 2002. Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Khắc Trường không
nhiều, có thể kể đến một số công trình và các bài viết sau đây: Lê Nguyên
Cẩn (1998), “Thế giới kỳ ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma từ cái
nhìn văn học”; Bùi Thị Ngân (2010), “Phương tiện và ngữ nghĩa thể hiện
hành động hỏi qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người
nhiều ma” (Luận văn thạc sỹ), Đại học Vinh;“Nguyễn Khắc Trường ở với
ma, sống với người”; Đỗ Thị Hương Thủy (2013), “Quan niệm nghệ thuật
về con người trong văn xuôi sau 1975 của Nguyễn Khắc Trường”(Luận
văn thạc sỹ), Đại học Đà Nẵng. Hồ Phương tâm sự: "Đã lâu, tôi mới được
đọc cuốn sách viết về nông thôn. Nguyễn Khắc Trường đã làm cho tôi rất
hứng thú và cả rất mừng. Anh đã làm cho tôi hiểu hơn về thực trạng nông
thôn ta hiện nay với những vấn đề to lớn gay gắt, nóng bỏng của nó. Tác
giả viết rất thực, viết với tất cả sự quan tâm, lo lắng, với tất cả sự tức giận
trước những cái xấu, cái bất công. Nhưng tác giả cũng tỏ ra đầy tinh thần
trách nhiệm, kể cả lòng nhân hậu, sự tin tưởng ở con người, ở đất nước
hôm nay, và tương lai nhất định sẽ tươi sáng hơn của nó. Đây là cuốn sách
hay, đầy tính chân thực và cũng đầy tính nhân văn...". Tác giả Đỗ Thị Ngọc



3
Thanh đã đánh giá hiệu quả ngôn ngữ trong Mảnh đất lắm người nhiều ma:
"Ngôn ngữ miêu tả của tác giả có sức gợi cảm sâu sắc từ việc khắc họa tư
thế của người quyền biến với cặp mắt ba góc nhìn cứ ngằm ngằm tới cái
mắt hiêng hiếc lệch đi như xe sang vành, nhìn cứ xiên xiên cũng tạo được
sự liên tưởng về tính cách nhân vật..."
2.2. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tác phẩm Hồ Anh Thái
Hồ Anh Thái là một tác giả mới của văn xuôi đương đại. Ông đã
nhanh chóng khẳng định được tài năng văn chương của mình. Tìm hiểu về
Hồ Anh Thái có thể kể đến một số bài viết và công trình nghiên cứu sau
đây: Bài viết của Anh Chi: “Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái”; Báo
Thể thao Văn hóa: “Bên này bên ấy”; Báo Đất Việt ra ngày
19/10/2011: “Hồ Anh Thái kể chuyện bắt chuột”; Báo Thể thao và Văn
hóa ra ngày 12/9/2011: “Hồ Anh Thái lấy chữ mà chơi”; Võ Anh Minh
(2005), Văn xuôi Hồ Anh Thái nhìn từ quan niệm nghệ thuật về con người
(Luận văn thạc sĩ Ngữ văn), Đại học Vinh; Nguyễn Đình Thiện
(2007), Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, (Luận văn thạc
sĩ Ngữ văn), Đại học Vinh; Trần Quỳnh Trang (2007), Những cách tân
trong nghệ thuật tự sự Hồ Anh Thái (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn), Đại học
Vinh; Nguyễn Thị Huệ (2008), Đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết của Hồ
Anh Thái, Báo Đại biểu nhân dân, 2009; Những đặc sắc của nghệ thuật
trần thuật trong tiểu thuyết Đức Phật nàng Savitri và tôi của Hồ Anh
Thái, (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn), Đại học Vinh; Đặc điểm sử dụng thành
ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái và Dương Thụy, (Luận văn thạc sỹ
Ngữ văn), Đại học Vinh. Trong cuốn Tạp chí Đàn ông, 3-2006, Huy Lâm
nhận xét về Mười lẻ một đêm: "Khá giống với phong cách và giọng điệu
của ba cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn gần đây, Hồ Anh Thái đem đến cho
độc giả từ đầu đến cuối là một giọng điệu châm biếm, hài hước và cười cợt

quen thuộc những trò lố lăng, kệch cỡm về đời sống thị dân, giới trí thức
nửa mùa, những kẻ bất tài mang danh nghệ sỹ...nhưng đôi khi pha chút trữ


4
tình, nhẹ nhàng...". Trong bài viết Tiếng cười trên từng trang của Từ Nữ đăng
trên Tin tức cuối tuần, 6-4-2006, đã đánh giá: "Một cuốn tiểu thuyết hơn ba
trăm trang với cách viết hài hước, tràn đầy chi tiết Carnaval, khiến nó trở
thành cuốn sách được yêu thích nhất trong tháng 3-2006. Không ai lạ lẫm gì
lối viết của nhà văn Hồ Anh Thái, nhưng bạn đọc vẫn vấp từ bất ngờ này sang
bất ngờ khác. Một cuốn tiểu thuyết chứa nhiều thông tin xã hội làm bạn đọc
ngộp thở. Rồi sự xuất hiện ngỡ như chốc lát đơn giản của đôi tình nhân không
tên là duyên cớ cho những tràng cười trên từng trang tiểu thuyết."
Tóm lại, các bài viết và các công trình nghiên cứu ở trên đều chưa có
sự đề cập đến ý nghĩa cũng như cách sử dụng thành ngữ trong một tác
phẩm cụ thể của Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái. Đó chính là lí do
để chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “ Ý nghĩa và cách sử dụng thành ngữ
trong “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường và
“Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái”.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng đến nghiên cứu thành ngữ về ý nghĩa và cách sử dụng
thành ngữ trong một tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khắc Trường và Hồ
Anh Thái nhằm bổ sung phần lý thuyết về thành ngữ trong hành chức –
một bình diện mới đang được các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục quan tâm
hiện nay.
4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi chọn các thành ngữ được sử dụng trong
2 tác phẩm của hai nhà văn Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái làm đối
tượng nghiên cứu, gồm các truyện:

a. Nguyễn Khắc Trường:
- Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb Hội Nhà văn, 2010.
b. Hồ Anh Thái:
- Mười lẻ một đêm, Nxb Trẻ, 2013.


5
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của đề tài này là:
1. Khảo sát, thống kê, phân loại số lượng thành ngữ xuất hiện trong
tiểu thuyết của hai nhà văn Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái.
2. Tìm hiểu các quy tắc sử dụng nhóm thành ngữ nguyên dạng và biến
dạng trong sử dụng trong tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh
Thái. Chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong phong cách sử
dụng thành ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái,
từ đó lí giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt.
3. Tìm hiểu những trường nghĩa của thành ngữ trong sáng tác của
Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi chọn sử dụng những phương pháp:
5.1. Phương pháp thống kê phân loại
Chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại các thành ngữ được sử dụng
với ngữ cảnh cụ thể trong tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh
Thái. Theo kết quả chúng tôi thu được thì có 337 thành ngữ được sử dụng
trong tác phẩm Nguyễn Khắc Trường, có 112 thành ngữ được sử dụng
trong tác phẩm Hồ Anh Thái. Từ đó chúng tôi so sánh, phân ra thành các
tiểu loại khác nhau để có nhận xét phù hợp.
5.2. Phương pháp phân tích diễn ngôn
Từ nguồn ngữ liệu đã có từ thống kê phân loại, chúng tôi tiến hành so
sánh, phân tích cấu tạo, đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa, và giá trị biểu đạt

của thành ngữ trong từng ngữ cảnh khác nhau, được các nhân vật trao – đáp
với nhau nhằm đạt đến mục đích của mình.
5.3. Phương pháp so sánh
Chọn sử dụng phương pháp này chúng tôi nhằm hướng đến chỉ ra sự
tương đồng khác biệt trong việc sử dụng thành ngữ trong sáng tác Nguyễn
Khắc Trường và Hồ Anh Thái. Mặt khác, chúng tôi cũng tiến hành đối


6
chiếu thành ngữ gốc với các thành ngữ được hai tác giả sử dụng để chỉ ra
hoạt động hành chức cụ thể của đơn vị ngôn ngữ này.
5.4. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng ở cuối mỗi phần, mỗi
chương và phần kết luận.
6. Đóng góp của đề tài
Có thể xem đây là công trình đầu tiên nghiên cứu thành ngữ trong 2
tác phẩm cụ thể của Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái từ góc nhìn
phong cách sử dụng và sự phát triển thành ngữ mới trong hành chức một
cách có hệ thống.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Một số giới thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2. Thành ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và
Hồ Anh Thái xét trên bình diện cấu tạo
Chương 3. Thành ngữ trong tác phẩm Nguyễn Khắc Trường và Hồ
Anh Thái xét trên bình diện ngữ nghĩa


7

Chương 1
MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Xung quanh vấn đề thành ngữ
1.1.1. Khái niệm thành ngữ
Nghiên cứu về thành ngữ từ trước đến nay, vẫn còn một số vấn đề
chưa có sự thống nhất cao giữa các nhà nghiên cứu, có thể kể đến một số
nhà nghiên cứu tiêu biểu về thành ngữ sau:
Tác giả Dương Quảng Hàm (1951), trong Việt Nam văn học sử yếu,
lần đầu tiên quan niệm: "Thành ngữ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng
mà diễn đạt một ý gì hoặc một trạng thái gì cho có màu mè."[15]
Nguyễn Văn Tu (1968) trong Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, đưa ra
nhận xét: "Thành ngữ là từ tố cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc
lập đến một trình độ cao, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn
chỉnh. Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra.
Những thành ngữ này cũng có hình tượng hoặc cũng có thể không có.
Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa
nguyên do như từ nguyên học."[59, 147]
Hồ Lê (1976) trong cuốn Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại đã
đưa ra quan niệm về thành ngữ: "Thành ngữ là những tổ hợp từ có tính
vững chắc về cấu tạo và tính bóng bẩy về ý nghĩa dùng để miêu tả một hình
ảnh, một hiện tượng, một tính cách hay một trạng thái nào đó."[34, 97]
Tác giả Đỗ Hữu Châu (1999), trong Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt đã
nêu chung khái niệm thành ngữ, trong đó ông xác định thành ngữ tương
đương với ngữ cố định như sau: " Nói thành ngữ là các cụm từ cố định hóa
là nói chung...Bởi vậy cái quyết định để xác định các ngữ cố định là tính
tương đương với từ của chúng về chức năng cấu tạo câu. Chúng ta nói ngữ
cố định tương đương với từ không phải chỉ vì chúng có thể thay thế cho
một từ, ở vị trí các từ, hoặc có thể kết hợp với từ để tạo câu."[7, 73]



8
Theo Mai Ngọc Chừ (2001), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, đã đưa
ra định nghĩa: ''Thành ngữ là cụm từ cố định hoàn chỉnh về cấu trúc và
ngữ nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng và gợi cảm'' [14, 157]
Nguyễn Thiện Giáp (2008) trong Giáo trình ngôn ngữ học, đã đưa ra
định nghĩa: "Thành ngữ(idiom) là những cụm từ trong cơ cấu cú pháp và
ngữ nghĩa của chúng có những thuộc tính đặc biệt, chỉ có ở cụm từ đó. Nói
cách khác, thành ngữ là một cụm từ mà ý nghĩa của nó không được tạo
thành từ ý nghĩa của các từ cấu tạo nên nó"[20, 109] và trong Từ vựng học
tiếng Việt, đã đưa ra khái niệm khá ngắn gọn: "Thành ngữ là những cụm từ
cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tình gợi cảm."[12, 16]
Theo Hoàng Văn Hành (2010) trong Tuyển tập ngôn ngữ học, lại cho
rằng: "Theo cách hiểu thông thường, thì thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố
định, bền vững về hình thái – cấu trúc, hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa,
được sử dụng với chức năng như từ" và "Thành ngữ là hiện tượng trung
gian nằm ở khu đệm, giữa một bên là từ, thuộc từ vựng; một bên là ngữ,
thuộc cú pháp; và một bên nữa là các hiện tượng thuộc văn họa dân
gian(tục ngữ, ca dao)..."[18, 22]
Hay theo tác giả Hoàng Phê (2010), Từ điển Tiếng Việt, cũng đã đưa
ra khái niệm: "Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa
của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa
của các từ tạo nên" [51, 1178]
Ngoài ra, trong Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa – ngữ
dụng, tác giả Đỗ Thị Kim Liên cũng đã đưa ra các tiêu chí phân loại thành
ngữ và tục ngữ về cấu tạo, ngữ nghĩa, chức năng, đích tác động.
Tóm lại, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ dù đã đưa ra nhiều quan điểm
về thành ngữ, dựa trên những cơ sở, đặc điểm thuộc tính khác nhau. Chúng
tôi xin đưa ra cách hiểu của mình về thành ngữ như sau: Thành ngữ là một
cụm từ cố định, có kết cấu vững chắc, có ý nghĩa hoàn chỉnh, giàu hình



9
ảnh, bóng bẩy, được sử dụng nhiều trong giao tiếp, có chức năng tương
đương như từ.
1.1.2. Đặc trưng thành ngữ
Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ của một ngôn ngữ,
do quá trình giao tiếp và những đặc trưng văn hóa cộng đồng tạo thành.
Trong tiếng Việt, thành ngữ chiếm một số lượng khá lớn, vừa phong phú
vừa đa dạng, được nhân dân sử dụng thành thục như một công cụ giao tiếp
chung nhất. Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ đặc biệt, thuộc cấp độ từ,
cụm từ, có chức năng cấu tạo câu. Xét về đặc trưng, chúng ta thấy thành
ngữ có bốn đặc trưng cơ bản sau: về kết cấu, về nghĩa, về sử dụng, về tính
văn hóa dân tộc.
1.1.2.1. Đặc trưng về kết cấu
Thành ngữ trong tiếng Việt phổ biến là những cụm từ cố định, ổn
định cao, kết cấu vững chắc. Điều đó thể hiện rõ ở các mặt như: Số tiếng ổn
định, trật tự cố định của các vế.
Số tiếng ổn định: Xét về số lượng tiếng thì thành ngữ có số tiếng ít
nhất là 2 tiếng như: rắn mắt, mát tay, vui tính, tay trắng, bó tay, chết thật...
Thành ngữ 3 tiếng như: bé hạt tiêu, đẹp như tiên, khô như rang, cứng như
đá...Thành ngữ có 4 tiếng như đầu xuôi đuôi lọt, của đau con xót, lên rừng
xuống biển, sa cơ bước... chiếm số lượng rất lớn, khoảng 70% thành ngữ
tiếng Việt. Thành ngữ kiểu này thường chia làm hai vế tạo nên sự cân đối
hài hòa, kết cấu bền chặt, ngữ nghĩa ổn định. Thành ngữ loại 5 tiếng có số
lượng khá ít: vắt cổ chày ra nước, vải thưa che mắt thánh, chạy trời không
khỏi ướt... Thành ngữ loại 6 tiếng có số lượng tương đối nhiều, loại này
cũng cân đối hài hòa như thành ngữ 4 tiếng: đãi cứt chó lấy vỏ khoai, đâm
bị thóc chọc bị gạo, ông nói gà bà nói vịt...Loại thành ngữ 7, 8, 9 chữ trở
lên có số lượng cũng ít: lừ đừ như ông từ vào đền, đạp vỏ dưa thấy vỏ dừa
mà sợ, chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, nói đằng quang đà sang đằng

rậm...


10
Trật tự các âm tiết ổn định, ít thay đổi (trừ các biến thể): Thành ngữ 4,
6 âm tiết có thể đổi trật tự, nhưng người sử dụng vẫn giữ nguyên vì thói
quen. Ví dụ như: chân lấm tay bùn -> chân bùn tay lấm; thượng cẳng chân
hạ cẳng tay ->thượng cẳng tay hạ cẳng chân... Đây là những trường hợp
biến thể (dị bản), nó không biểu thị sự thiếu ổn định trong kết cấu thành
ngữ.
Sự có mặt của từng từ tố trong thành ngữ là ổn định. Chẳng hạn như
ăn trên ngồi trốc: trong câu này "trốc" là đầu dùng nhiều ở bắc miền
Trung, người miền Bắc và Nam không nói trốc, nhưng vẫn sử dụng. Ý
nghĩa của thành ngữ không chịu sự tác động của từng yếu tố trong thành
ngữ. Ví dụ: vắt cối chày ra nước hay vắt cổ chày ra nước cùng đều chỉ sự
keo kiệt.
1.1.2.2. Đặc trưng về nghĩa
Thành ngữ có đặc trưng nổi bật là tính hoàn chỉnh và bóng bẩy về
nghĩa của nó. Nghĩa của thành ngữ thường biểu thị những khái niệm hoặc
biểu tượng nói về các thuộc tính, quá trình hay sự vật. Nói một cách khác
thì thành ngữ thường biểu hiện giá trị nghĩa bóng theo tính hàm ẩn. Nghĩa
này được biểu hiện ở hai phương diện: nghĩa biểu trưng và và bình diện bậc
nghĩa.
Nghĩa biểu trưng có cơ sở liên tưởng gắn bó với từng dân tộc, truyền
thống, đặc trưng văn hóa, phù hợp với tâm lý dân tộc. Bên cạnh đó xét về
bình diện bậc nghĩa, đi từ tiếp xúc hình ảnh (nghĩa đen) đến việc tiếp nhận
biểu trưng (nghĩa bóng).
Ví dụ: ngứa mồm ngứa miệng
Nghĩa đen: Cảm giác mồm miệng bị cái gì đó tác động gây ngứa,
muốn gãi ở mồm miệng.

Nghĩa bóng: Thích nói xen vào của người khác dù không có liên quan
gì đến mình.


11
Như vậy thành ngữ là loại đơn vị từ vựng biểu thị nghĩa đôi. Hai nghĩa
ấy gần như song song tồn tại: Nghĩa đen là cơ sở, là gốc; nghĩa bóng hay
nghĩa phái sinh là nghĩa được sử dụng trong hành chức, là nghĩa hình thành
nhờ quá trình biểu trưng hóa.
1.1.2.3. Đặc trưng về sử dụng
Thành ngữ trong tiếng Việt được sử dụng tương đương như từ. Điều
này được thể hiện trên hai phương diện: Nghĩa và ngữ pháp.
Xét về nghĩa: Nghĩa của thành ngữ không phải là tổng hợp ý nghĩa
biểu trưng của các thành tố (tầng nghĩa bóng). Nhờ yếu tố này mà trong khi
sử dụng, người ta có thêm vào một vào, bớt đi, đảo vị trí một số yếu tố
cũng không làm ảnh hưởng đến nghĩa của chúng; ngược lại chính nhờ điều
này mà thành ngữ có thêm nhiều biến thể, tạo nên sự phong phú đa dạng
uyển chuyển trong biểu đạt.
Về mặt ngữ pháp: Thành ngữ đảm nhận tất cả các chức năng giống
như từ.
1.1.2.4. Đặc trưng về văn hóa
Thành ngữ là biểu hiện của cách nói, lối suy nghĩ, tư duy dân tộc.
Người Việt thường có lối nói ví von, hình ảnh, ẩn dụ, khoa trương, cách
dẫn dắt mềm mại, uyển chuyển...Trong văn hóa truyền thống, thành ngữ là
những ngữ liệu cô đọng, hàm súc và hình ảnh nhất được tích lược từ xa xưa
và không ngừng bổ sung để tăng giá trị biểu đạt, giao tiếp.
Tóm lại thành ngữ tiếng Việt rất linh hoạt, uyển chuyển trong sử dụng,
đặc biệt là trong sáng tạo văn chương nghệ thuật nhằm tạo ra giá trị biểu
đạt cao. Thành ngữ đã góp phần quan trọng làm phong phú và đa dạng cho
ngôn từ và diễn đạt của tiếng Việt.

1.1.3. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ và thành ngữ trong văn bản
nghệ thuật
1.1.3.1. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Thành ngữ và tục ngữ là hai đối tượng nghiên cứu của khoa học, cả
hai đều được sử dụng khá phong phú và đa dạng trong đời sống hằng ngày


12
của nhân dân. Nếu như thành ngữ là đối tượng nghiên cứu của ngành ngôn
ngữ, bộ môn từ vựng ngữ nghĩa nói riêng; thì tục ngữ là đối tượng nghiên
cứu của văn học dân gian. Thế nhưng để phân biệt và hiểu đúng thành ngữ,
tục ngữ trong một số trường hợp cũng không hề đơn giản.
Có thể kể ra những công trình tiêu biểu của các tác giả nghiên cứu đã
cố gắng đưa ra các tiêu chí phân biệt thành ngữ và tục ngữ như:
Tác giả Dương Quảng Hàm trong "Việt Nam văn học sử yếu" (1951)
đã nhận định: "Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên
răn, hoặc chỉ bảo điều gì, còn thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta
tiện dùng mà diễn một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè [15,
21]". Ở đây, tác giả chưa phân định rõ được thành ngữ và tục ngữ, về mặt
tác dụng của cả hai có phần giống nhau.
Trong Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ với tục ngữ (1973), tác giả
Cù Đình Tú đã đưa ra nhận xét: "Sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và
tục ngữ là ở sự khác nhau về chức năng, thành ngữ là những đơn vị định
danh, về mặt này thành ngữ tương đương như từ, còn thành ngữ cũng như
các sáng tạo khác của dân gian như ca dao, truyện cổ tích đều là các
thông báo"[60, 40].
Đến Vũ Ngọc Phan (1978) trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam,
tác giả đã phân biệt một cách khá rõ ràng hơn: "Tục ngữ là một câu tự nó
diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một
công lý, có khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ là một phần câu sẵn có,

nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng
nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành
ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Về cấp độ,
thành ngữ ngang hàng với từ, thành ngữ là anh, từ độc lập là em, vì thành
ngữ qua thời gian, đã được tập hợp một cách gắn bó thành cụm."[37, 49]


13
Trong công trình Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa – ngữ
dụng, tác giả Đỗ Thị Kim Liên cũng đã đưa ra các tiêu chí phân loại thành
ngữ và tục ngữ như: cấu tạo, ngữ nghĩa, chức năng, đích tác động...
Như vậy, có thể thấy rằng việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ một
cách rạch ròi, triệt để với các tiêu chí cụ thể vẫn chưa đi đến đích, điều này
vẫn đang được các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu một cách kỹ lượng
hơn. Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước, chúng ta có thể
phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ như sau:
Về số lượng âm tiết: Thành ngữ thường chủ yếu có cấu tạo 4 âm tiết,
cũng có khi có 3 âm tiết. Trong 478 thành ngữ mà tác giả Hoàng Văn Hành
đi sâu phân tích trong cuốn Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ thì có 243 thành
ngữ 4 âm tiết, chiếm 43,7%. Tục ngữ thường có cấu tạo 6 âm tiết trở lên,
cũng có tục ngữ 4 âm tiết nhưng chúng lại khác thành ngữ về mục đích, ví
dụ tục ngữ 4 âm tiết: "Ăn vóc học hay" với ý nghĩa trọn vẹn của lời khuyên
dạy là ăn thì phải khỏe, học thì phải giỏi giang.
Về cấu tạo:
Thành ngữ có cấu tạo là một cụm cố định, giữa các thành tố có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau (quan hệ từ pháp), nó là một bộ phận của câu. Ví
dụ: "Đúng là tướng đàn ông răng hô mồm cá ngão chỉ siêng ăn nhác
làm!"[NKT, MĐLNNM, 197].
Ngược lại, tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, đưa ra trọn vẹn một nhận
định, một phán đoán, quan hệ giữa các thành tố trong tục ngữ là quan hệ tự

do, quan hệ cú pháp. Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng; chuồn
chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm...
Về chức năng:
Thành ngữ chỉ là cụm từ, tương đương với từ đóng vai trò là một
thành phần của câu nên thường làm thành phần cấu tạo câu. Vì vậy, thành
ngữ có chức năng cấu tạo câu. Trái lại, tục ngữ là một câu độc lập, một


14
phán đoán, thực hiện chức năng thông báo nên tục ngữ có chức năng cấu
tạo đoạn văn.
Về ngữ nghĩa:
Thành ngữ thường thể hiện những hình ảnh liên tưởng sinh động, biểu
cảm, giàu tính hình tượng. Không những thế thành ngữ thường dùng trong
nghệ thuật tu từ ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng. Ví dụ: Chân cứng đá mềm
(hoán dụ), chuột sa chĩnh gạo (ẩn dụ), hô phong hoán vũ (thậm xưng)...Bởi
vậy, nghĩa của thành ngữ là nghĩa biểu trưng, khái quát, cô đọng và hình
tượng bóng bẩy. Chính nghĩa bóng, nghĩa hình tượng trong mối quan hệ
mật thiết với nhau đã toát lên nghĩa tổng thể của tất cả các thành tố chứ
không phải nghãi của mỗi thành tố đơn lẻ. Điều đó tạo cho thành ngữ
những ân tượng mạnh mẽ với người nghe người đọc, tạo hiệu quả diễn đạt
và sức biểu đạt cao. Vì vậy những người sử dụng nhiều và thành thục thành
ngữ trong giao tiếp, diễn đạt là những người rất uyên thâm về ngôn ngữ,
văn hóa.
Tục ngữ thường diễn đạt một ý trọn vẹn, một phán đoán. Nghĩa tục
ngữ nêu lên để đúc rút kinh nghiệm của con người lao động, sản xuất, đấu
tranh sinh tồn trong tự nhiên, xã hội. Tục ngữ thường là những câu nói có
vẫn điệu, cân đối, dễ nhớ, phản ánh kinh nghiệm sống, những nhận định,
những bài học về quan hệ giữa con người với người, giữa con người với tự
nhiên, xã hội. Ví dụ: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười

chưa cười đã tối chỉ về cảm giác thời gian ngày và đêm của hai mùa trong
năm.
Sự phân định thành ngữ và tục ngữ theo các tiêu chí trên chỉ mang tính
tương đối.
1.1.3.2. Thành ngữ trong văn bản nghệ thuật
Thành ngữ bắt nguồn từ chất liệu của dân gian. Nghệ thuật ngôn từ
của văn học dân gian bao giờ cũng đi tiên phong cho ngôn ngữ văn học. Đó
là ngôn ngữ chiết xuất từ ngôn ngữ dân tộc, gắn bó với lời ăn tiếng nói


15
hàng ngày của nhân dân, được nhân dân tinh luyện để tạo nên chất vàng
mười. Vì thế, thành ngữ mới mang lại giá trị biểu đạt hiệu quả như vậy.
Bên cạnh đó, thành ngữ cùng với ca dao, tục ngữ là một trong những
nguyên liệu quan trọng của ngôn ngữ văn học, nó không chỉ là sự biểu hiện
truyền thống văn hóa mà còn là những minh chứng quý giá cho nghệ thuật
văn chương riêng biệt của từng dân tộc. Chính nhờ điều này, nhiều nhà văn
nhà thơ tài năng đã vận dụng triệt để khả năng biểu đạt vô tận đó vào tác
phẩm của mình.
Thành ngữ được sử dụng tương đương như từ, có thể thay thế từ và kết
hợp với từ sáng tạo câu. Mỗi một thành ngữ gần như là một sự tái hiện về
các sự vật, sự việc, hình tượng cụ thể, riêng lẻ nâng lên ở mức độ phổ quát,
phổ biến và trừu tượng. Chính nhờ điều này, thành ngữ đã được vận dụng
rất phù hợp với đặc trưng của nghệ thuật văn chương, đặc biệt trong thi ca,
nhằm tạo ra tính hàm súc cô đọng, lời ít ý nhiều, giàu hình ảnh, nhạc điệu,
có tính nghệ thuật cao.
Trước hết xin được đề cập đến tác giả Nguyễn Du với tác phẩm
“Truyện Kiều”. Có thể thấy một trong những lí do làm người đọc cảm nhận
ngôn ngữ trong “Truyện Kiều”đậm chất dân gian, gần gũi với đời sống hàng
ngày là nghệ thuật sử dụng tiếng nói quần chúng của đại thi hào qua biệt tài

vận dụng thành ngữ, thành ngữ. Có lẽ trong lịch sử thi ca của ta từ xưa đến
nay, khó tìm được một tác phẩm nào mà thành ngữ, tục ngữ xuất hiện nhiều
như trong “Truyện Kiều”. Theo sự thống kê của chúng tôi, trong “Truyện
Kiều”, Nguyễn Du đã sử dụng thành ngữ, tục ngữ, châm ngôn khoảng 180
lần. Có những đoạn thơ, đại thi hào cho thành ngữ, châm ngôn xuất hiện gần
như lien tục trong các câu thơ. Đây là đoạn nói về ý nghĩ của Hoạn Thư:
Làm cho trông thấy nhãn tiền
Cho người thăm ván bán thuyền biết tay
Nỗi lòng kín chẳng ai hay
Ngoài tai để mặc gió bay ra ngoài.


16
Chỉ trong 4 câu lục bát ta thấy xuất hiện tới ba thành ngữ: “Trông thấy
nhãn tiền”, “Thăm ván bán thuyền” và “Gió để ngoài tai”.Hay ở trong 4
câu lục bát khác:
Nghĩ đà bưng kín miệng bình
Nào ai có khảo mà mình lại xưng
Nghĩ là e ấp dùng dằng
Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi.
Cũng có tới sự xuất hiện của 3 thành ngữ: “kín như hũ nút”, “không
khảo mà xưng”, “rút dây động rừng”. Đây là những ví dụ tiêu biểu cho
thấy sự xuất hiện với số lượng lớn của thành ngữ trong “Truyện Kiều”.
Với tài năng nghệ thuật hết sức uyên bác, đại thi hào dân tộc Nguyễn
Du có cách sử dụng thành ngữ rất linh hoạt. Đa phần các thành ngữ được
giữ nguyên, đưa vào làm một phần của câu thơ mà câu thơ vẫn giữ được vẻ
tự nhiên như “mạt cưa mướp đắng” trong câu “Mạt cưa mướp đắng đôi
bên một phường”; “bỉ sắc tư phong” trong câu “Lạ gì bỉ sắc tư phong”,
“làn thu thủy” trong câu “Làn thu thủy nét xuân sơn”. Mặt khác, cũng có
không ít câu thành ngữ được giữ lấy ý nhưng thay đổi cách diễn đạt. Ví dụ

như: Chật như nêm (Trong nhà người chật như nêm); Giấm chua, lửa nồng
(Giấm chua lại tội bằng ba lửa nồng); Trong ấm ngoài êm (Sao cho trong
ấm thì ngoài mới êm); Khuất mặt, cách lòng (Dám xa xôi mặt mà thưa thớt
lòng); Kiếp tằm vương tơ (Con tằm đến thác hãy còn vương tơ); Kẻ cắp bà
già (Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau); Cá chậu chim lồng (Bõ chi cá chậu
chim lồng mà chơi); Kiến bò miệng chén (Kiến bò miệng chén đi đâu)…
Không chỉ Nguyễn Du mà các tác giả khác như Nam Cao, Nguyên
Hồng, Ngô Tất Tố, Ma Văn Kháng…cũng đã chọn sử dụng các thành ngữ
trong tác phẩm của mình và đạt được hiệu quả nghệ thuật hết sức độc đáo.
Đặc biệt, Nam Cao đã sử dụng số lượng thành ngữ dày đặc trong tác phẩm
“Chí Phèo”. “Chí Phèo” là truyện ngắn có dung lượng một truyện vừa và
qui mô hình tượng, không gian, thời gian của một tiểu thuyết. Song, dù


17
truyện ngắn hay vừa thì điều rất đáng lưu ý là: trong 37 trang sách, xuất
hiện tới 47 thành ngữ. Đây là con số không câm lặng mà có giá trị biểu đạt
sâu sắc về nội dung và giá trị nghệ thuật sâu sắc.
Thành ngữ là một cấu trúc tuy có tính cố định, nhưng qua cách sử
dụng sáng tạo của các nhà văn nhà thơ trong các văn bản nghệ thuật, không
ít thành ngữ đã có sự biến đổi, mang lại hiệu quả diễn đạt cao. Chẳng hạn
như thành ngữ sông cạn đá mòn được Tản Đà viết:
"Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước vẫn còn thề xưa"
Bác Hồ viết: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể
cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!"
Ở hai ví dụ trên, ta thấy Tản Đà sử dụng thành ngữ nguyên dạng sông
cạn đá mòn thì Hồ Chí Minh lại sáng tạo bằng cách thêm yếu tố "có thể",
thay "đá" bằng "núi" để phù hợp với dụng ý diễn đạt của Người.
Như vậy, trong quá trình phát triển của ngôn ngữ thì thành ngữ cũng

luôn phát triển và biến đổi. Đặc biệt, quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa
với các nền văn hóa khác đã hình thành thêm một số lượng thành ngữ mới,
mở rộng khả năng diễn đạt ngôn ngữ của các nhà văn. Trong văn chương
nghệ thuật, thành ngữ có một vai trò quan trọng giúp cho lời văn cô đọng,
súc tích và mang tính biểu tượng cao hơn. Chính điều này, không ít nhà văn
nhà thơ đã thành công trong việc xây dựng cho mình một phong cách riêng,
độc đáo bằng việc sử dụng linh hoạt và uyển chuyển thành ngữ trong tác
phẩm của mình.
1.1.4. Đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết
M.Gorki đã viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ
chủ yếu của nó và - cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống nó là chất liệu của văn học”. Nhưng trong thực tiễn văn học thế giới cũng
như ở Việt Nam, có thể nhận thấy ngôn ngữ không chỉ là chất liệu nghệ
thuật mà ngôn ngữ còn là “sự phát ngôn thể hiện nhãn quan giá trị của


18
những nhóm xã hội khác nhau với tư cách là những chủ thể giao tiếp thẩm
mĩ” (Lã Nguyên). Trong những năm đổi mới, sự thay đổi hệ hình tư duy
nghệ thuật trong văn học dẫn tới sự thay đổi trong cách diễn ngôn của văn
học thời kỳ này, nổi bật ở thể loại tiểu thuyết.
Đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết như Bakhtin nhận định, vốn có
“tính phức âm, tính phân tầng”, từ trong bản chất, “phổ biến là các hình
thức kết cấu lai tạo rất đa dạng và bao giờ cũng được đối thoại hóa ở mức
độ này hay mức độ khác”. Song mức độ “đối thoại” đến đâu lại phụ thuộc
vào từng khuynh hướng tiểu thuyết, từng giai đoạn tiểu thuyết và từng chủ
thể riêng biệt. Trong tiểu thuyết không đơn giản là chuyện người này đối
thoại với người kia. Tính đối thoại trong tiểu thuyết được thể hiện trên
nhiều cấp độ: đối thoại giữa các nhân vật, đối thoại trong độc thoại, đối
thoại giữa các chiều văn hóa, sự đa nghĩa trong các diễn ngôn nghệ thuật.
Ở cấp độ nhân vật, mỗi nhân vật là một tiếng nói, một chủ thể độc lập,

bình đẳng với tác giả. Điều đáng nhấn mạnh ở đây, không phải là những
đối thoại thông thường mà là đối thoại về tư tưởng, về ngữ nghĩa, về quan
điểm nằm trong chính phát ngôn của họ. Bakhtin đã viết: “Chính sự định
hướng đối thoại của lời nói con người giữa những lời nói của người khác
(với tất cả mọi mức độ tính chất xa lạ) tạo cho ngôn từ những khả năng
nghệ thuật mới và cốt yếu, tạo nên tính văn xuôi nghệ thuật đặc thù mà
biểu hiện đầy đủ nhất và sâu sắc nhất là ở trong tiểu thuyết”.
Trước đây (1945-1975), nếu như ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết
thường mang đậm tính văn chương thì trong tiểu thuyết đương đại, ngôn
ngữ đời sống, ngôn ngữ thông tục tràn vào, không màu mè, làm dáng mà
đậm tính đời thường.
Từ sau Đổi mới đến nay, đặc tính đối thoại, đa âm trong ngôn ngữ và
văn phong tiểu thuyết đã được gia tăng một cách rõ rệt. Các tác phẩm Thời
xa vắng (Lê Lựu), Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Thiên sứ (Phạm
Thị Hoài), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều


19
ma (Nguyễn Khắc Trường), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Cơ hội của
Chúa (Nguyễn Việt Hà), Chinatown (Thuận), Ba người khác (Tô Hoài),
Ngồi (Nguyễn Bình Phương), Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái)... cho thấy
tiểu thuyết Việt Nam đã vượt qua một chặng dài trên con đường hiện đại
hóa ngôn ngữ cũng như đa dạng hóa các dạng thức diễn ngôn. Ở đó, có thể
nhận ra những cuộc cật vấn, đối thoại, tranh biện giữa tác giả và nhân vật,
người kể chuyện và nhân vật, nhân vật và bạn đọc... trên một dòng tự sự
bắt đầu bị lật xới, xáo trộn mạnh mẽ. Trong tiểu thuyết hôm nay, đặc biệt là
ở các tiểu thuyết cách tân, sự đa dạng về ngôn ngữ không chỉ bao hàm sự
hiện diện đồng thời của các loại lời của người trần thuật, nhân vật và lời
gián tiếp tự do (đan xen lời của người trần thuật và lời nhân vật) mà còn là
cuộc phiêu lưu thực sự của chủ thể các loại lời ấy trên cùng một văn bản, là

sự trao gửi văn bản cho những “người phát ngôn ngoài chủ thể” – như một
lối viết đã được “phong cách hóa”.
Bản thân tính văn xuôi đã chứa đựng trong nó tính tổng hợp của ngôn
ngữ tiểu thuyết. Do yêu cầu cá thể hóa cao độ ngôn ngữ trần thuật nên tiểu
thuyết thâu nạp nhiều kênh ngôn ngữ với các dạng thức lời nói khác nhau
của các tầng lớp người trong xã hội. Với không khí dân chủ hóa của đời
sống văn học, các nhà tiểu thuyết cũng sáng tạo các kiểu diễn ngôn tương
ứng với vấn đề mà tiểu thuyết đề cập đến: diễn ngôn về văn học chấn
thương, về thế sự đời tư, về chiến tranh, về đề tài lịch sử, về tự truyện...
Hơn lúc nào hết, trong thời kỳ đổi mới, nhà văn được giải phóng khỏi sự lệ
thuộc vào một kênh ngôn ngữ, một loại hình giao tiếp thẩm mỹ đã được
quy định và chi phối cách viết của họ một thời.
Tiểu thuyết miêu tả hiện thực và con người như nó vốn có, như cái
hiện tại đương thời của người trần thuật, ngôn ngữ tiểu thuyết không chỉ
được soi sáng bởi ngôn ngữ tác giả mà còn được soi sáng bởi ngôn ngữ
nhân vật. Tính đối thoại nội tại là một yếu tố cơ bản trong ngôn ngữ tiểu
thuyết. Tác giả hoàn toàn không trung lập mà cùng tranh luận với nhân vật.


20
Ngôn ngữ tiểu thuyết đương đại không thỏa mãn với một ý thức, một tiếng
nói, luôn mang tính đa thanh.
Tiểu thuyết thuộc loại hình tự sự nên nghệ thuật trần thuật là một trong
những yếu tố quan trọng trong phương thức biểu hiện, và còn là thành tố cơ
bản thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. Ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn
ngữ nhân vật tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm tự sự thông qua đối
thoại. Nhờ đối thoại mà các vấn đề trong tác phẩm đặt ra được xem xét
dưới những điểm nhìn khác nhau. Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết
thường gây ra được những tình huống bất ngờ và tạo cảm giác thực của đời
sống khúc xạ qua lăng kính nhà văn. Ngôn ngữ đối thoại giữ vai trò đáng

kể trong khắc họa tính cách nhân vật. Mỗi nhân vật được nhà văn quan
niệm như một ý thức, một tiếng nói, một chủ thể độc lập. Nhà văn không
còn ở vị trí đứng trên, thông tỏ mọi sự kiện, toàn tri mà hòa nhập, tham gia
vào cuộc đối thoại của nhiều ý thức độc lập qua hệ thống hình tượng.
Trong những năm tiền đổi mới, ngôn ngữ đối thoại chiếm một tỷ lệ
cao trong tác phẩm của một số nhà văn trong đó có Nguyễn Khải. Lời phát
ngôn nào cũng thể hiện một đặc điểm tính cách cụ thể, luôn va đập, cọ xát,
đầy cá tính (Cha và con và..., Gặp gỡ cuối năm). Ý thức đối thoại trong
tiểu thuyết Nguyễn Khải những năm đổi mới tiếp tục tỏ rõ ưu thế trong bối
cảnh lịch sử mới, khi tính dân chủ của thể loại nói riêng và văn học nói
chung ngày càng được phát huy (Thượng đế thì cười). Đối thoại ở đây
không còn là đối thoại của nhiều chủ thể phát ngôn, nhiều bè mà là đối
thoại trong độc thoại. Trong Thượng đế thì cười không chỉ là cật vấn, đối
thoại với chính mình mà còn mang hơi hướng phản tỉnh, nhận thức lại, là
sự kết hợp hài hòa giữa diễn ngôn hướng nội với giọng điệu tự trào, vừa ưu
tư vừa hài hước: “Cuối cùng thì hắn nhận ra hắn là ai rồi. Hắn trở thành đàn
bà, thành thái hậu từ lâu rồi, tuy hắn chả có một tí quyền nào ngoài xã hội
nhưng vẫn là một quyền uy tối thượng trong gia đình”. Sự nhận ra bản thân
của hắn mang sắc thái tự giễu, tự trào của chủ thể các lời kể, tạo ra “chủ


21
âm” của văn bản. Hoặc đoạn thoại sau là sự đan cài giữa chủ thể lời với
những phát ngôn ngoài chủ thể: “Cô giáo chủ nhiệm gọi tôi ra gặp riêng.
Cô giáo dạy toán gọi tôi ra gặp riêng. Bí thư liên đoàn trường gọi tôi ra gặp
riêng. Em nên tập trung để dẫn đầu cả lớp kỳ thi cuối năm. Em nên tập
trung để mang lại danh dự cho toàn trường kỳ thi đại học. Người đem trách
nhiệm trao cho tôi. Người mang thi cử ra làm tôi sợ. Không ai đả động gì
tới Thụy. Không ai tỏ ra muốn biết Thụy” (Chinatown – Thuận). Hay: “Cả
nhà ai cũng muốn đi đón. Tính thuê một Lada. Hoàng gạt đi. Anh mượn

Nhã, cô bạn gái rất thân, cái xe Cub. Xe chạy hết ga. Cây hai bên đường
vùn vụt trôi ngược với thời gian vùn vụt trôi xuôi. Năm năm như giấc mơ.
Nghe cải lương quá đi mất” - đoạn trích này trong Cơ hội của Chúa
(Nguyễn Việt Hà) có giọng của người kể chuyện hàm ẩn, có giọng nhân vật
– đang miên man với những suy tư và lại tự “giễu” mình, cũng có thể là
giọng của một người nào đó đang “giễu” nhân vật và những ý nghĩ của nó.
Ở tiểu thuyết Ngồi, Nguyễn Bình Phương viết: “Cầu vồng đã biến mất chỉ
còn lại bầu trời xanh vời vợi, cong vút. Còn lại trên mi mắt Kim một chút
gì đó long lanh như nước nhưng mình không dám chắc đó là nước. Khi
Khẩn tỉnh dậy thì những giọt nước đã chuyển sang khoé mắt Khẩn”. Chúng
ta dễ nhận ra ngay trong một đoạn ngắn với hai câu đặt liền cạnh, “chủ thể
trần thuật” đã bất ngờ chuyển từ giọng trần thuật ngôi thứ nhất của nhân vật
(mình) sang giọng của người kể chuyện hàm ẩn ở ngôi thứ ba (Khẩn). Việc
hoà trộn, nối ghép “không báo trước” của nhiều loại giọng như đã dẫn
chứng dễ gây hẫng cho độc giả, tạo ra những “đứt gẫy” của tự sự, nhấn
mạnh tính bất thường, phi trật tự, bấn loạn của dòng ý thức. Việc hoà
giọng, tạo nên những giao hưởng giọng điệu đem lại những hiệu quả đặc
biệt trong quá trình khám phá, phát hiện những bí ẩn của đời sống nội tâm
nhân vật, đặc biệt là những trạng thái day dứt, bất ổn, lẫn lộn ý thức và vô
thức. Với những trạng thái khó nắm bắt như vậy, không thể dùng một thứ
ngôn từ thuần khiết, trong suốt và tách bạch – vì dễ dẫn đến hệ quả mô


×