Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Sử dụng phiếu học tập để rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học phần Vi sinh vật, Sinh học 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.08 KB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯƠNG THỊ XUÂN THẮM

SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ RÈN LUYỆN
KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
PHẦN VI SINH VẬT, SINH HỌC 10 - THPT

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Sinh học
Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH NHÂM

Nghệ An, 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng
tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác.
Tác giả
Trương Thị Xuân Thắm

LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của
các thầy, cô giáo, bạn bè và người thân.


ii

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Đình
Nhâm, người đã trực tiếp giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ,
các nhà khoa học, xin cảm ơn các thầy cô ở khoa sau đại học, khoa sinh
trường Đại Học Vinh, thư viện trường Đại Học Vinh đã tạo mọi điều kiện cho
tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo bộ môn sinh học ở các
trường THPT Nghi Lộc đã cộng tác và giúp tôi thực nghiệm thành công.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình
đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn đề tài này không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các
thầy cô giáo và các bạn
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trương Thị Xuân Thắm

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i



iii

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
Trang.................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................vi
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.........................................................................2
3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.........................................................................3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU........................................3
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.........................................................................3
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................4
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................7
8. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI....................................................................................7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN
KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
TRONG PHẦN VI SINH VẬT 10 - THPT......................................................8
1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU........................................................................8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đề tài..........................8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.........................................................10
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG
DẠY HỌC.......................................................................................................12
1.2.1. Khái niệm phiếu học tập........................................................................12
1.2.2. Cấu trúc phiếu học tập...........................................................................12
1.2.3. Phân loại phiếu học tập.........................................................................14
1.2.4. Vai trò phiếu học tập.............................................................................21
1.2.5. Rèn luyện kỹ năng tự học bằng phiếu học tập......................................23



iv

1.3. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học................30
1.3.1. Thực trạng sử dụng phiếu học tập trong dạy học..................................30
1.3.2. Nhận thức tri thức của học sinh thông qua sử dụng phiếu học tập.......33
Chương II. SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ
HỌC PHẦN “VI SINH VẬT” SINH HỌC 10 - THPT..................................33
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẦN “VI SINH VẬT” SINH HỌC 10 - THPT......33
2.1.1. Đặc điểm chung phần “Vi sinh vật”......................................................33
2.1.2. Nội dung cơ bản của phần.....................................................................34
2.2. NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH THIẾT KẾ PHT RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH PHẦN “ VI SINH VẬT” - SINH HỌC
10.....................................................................................................................35
2.2.1. Nguyên tắc thiết kế PHT.......................................................................35
2.2.2. Quy trình thiết kế PHT rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh phần “Vi
sinh vật” - Sinh học 10....................................................................................35
2.3. CÁC DẠNG PHT ĐƯỢC SỬ DỤNG PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT
10 THPT..........................................................................................................36
2.3.1. Hệ thống các phiếu học tập được sử dụng để rèn luyện kỹ năng tự học
phần sinh học Vi sinh vật sinh học 10 THPT..................................................36
2.3.2. Bảng tổng hợp các phiếu học tập đã được sử dụng...............................51
2.4. SỬ DỤNG PHT ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HS
TRONG DẠY HỌC PHẦN VSV - SINH HỌC 10 THPT ............................53
2.4.1. Sử dụng phiếu học tập rèn luyện kỹ năng tự học kiến thức mới ở lớp..53
2.4.2.Sử dụng phiếu học tập hướng dẫn HS tự học bài mới ở nhà .................57
2.4.3. Sử dụng phiếu học tập trong khâu củng cố, ôn tập, hoàn thiện kiến thức
.........................................................................................................................59
2.4.4. Sử dụng phiếu học tập trong khâu kiểm tra, đánh giá...........................62



v

2.5. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG THEO HƯỚNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ
HỌC CHO HỌC SINH ..................................................................................63
CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..................................................64
3.1. MỤC ĐÍCH CỦA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................64
3.2. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................64
3.3. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM.................................................................64
3.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC THỰC NGHIỆM.............................................64
3.4.1. Bố trí thực nghiệm.................................................................................64
3.4.2. Phương pháp tiến hành..........................................................................64
3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM...................................................................65
3.5.1. Phân tích kết quả định lượng.................................................................66
3.5.2. Phân tích kết quả định tính ...................................................................76
3.5.3. Về tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh THPT............................79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................80
1. KẾT LUẬN.................................................................................................80
2. KIẾN NGHỊ................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................83
PHỤ LỤC..........................................................................................................1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ĐT
ĐC

Đọc là
Đào tạo
Đối chứng



vi

GD
GV
HS
KT
KTĐG
KNTH
ND
PHT
PPDH
PPSD
SGK
SH
TN
TĐC
THPT
TH
VSV

Giáo dục
Giáo viên
Học sinh
Kiểm tra
Kiểm tra đánh giá
Kỹ năng tự học
Nội dung
Phiếu học tập

Phương pháp dạy học
Phương pháp sử dụng
Sách giáo khoa
Sinh học
Thực nghiệm
Trao đổi chất
Trung học phổ thông
Tự học
Vi sinh vật

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Hình 1.1. Quy trình rèn luyện kỹ năng của Geoffrey Petty............................25
Bảng 1.1. Kết quả điều tra việc sử dụng phương pháp dạy học......................30
Bảng 2.1. Phiếu học tập dùng trong các khâu của quá trình dạy học..............51
Bảng 2.2. PHT rèn luyện các kĩ năng cơ bản..................................................52
Bảng 3.1.Bảng tổng hợp kết quả điểm 3 lần kiểm tra ....................................66
Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất điểm lần kiểm tra 1..................................66
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn tần suất điểm lần kiểm tra 1.................................67


vii

Bảng 3.3. Bảng tần suất hội tụ số HS đạt điểm Xi trở xuống bài kiểm tra 1. .67
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ điểm lần kiểm tra 1.......................68
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra lần 1 trong thực nghiệm......................................68
Bảng 3.5. Bảng phân phối tần suất điểm lần kiểm tra 2..................................69
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn tần suất điểm lần kiểm tra 2.................................69
Bảng 3.6. Bảng tần suất hội tụ số HS đạt điểm Xi trở xuống bài kiểm tra 2 . 70
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ điểm lần kiểm tra 2.......................70

Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra lần 2 trong thực nghiệm......................................70
Bảng 3.8. Bảng phân phối tần suất điểm lần kiểm tra 3..................................71
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn tần suất điểm lần kiểm tra 3..................................72
Bảng 3.9. Bảng tần suất hội tụ số HS đạt điểm Xi trở xuống bài kiểm tra 3 . 72
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ điểm lần kiểm tra 3.......................73
Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra lần 3 trong thực nghiệm....................................73
Bảng 3.11. So sánh kết quả ở hai nhóm lớp TN và ĐC qua 3 lần kiểm tra . .74
Bảng 3.12. Phân loại trình độ học sinh thực nghiệm qua 3 lần kiểm tra ........74
Hình 3.7. Đồ thị biểu thị phân loại trình độ HS qua 3 lần kiểm tra TN..........75


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ

Trang
Hình 1.1. Quy trình rèn luyện kỹ năng của Geoffrey Petty.....Error: Reference
source not found
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn tần suất điểm lần kiểm tra 1..........Error: Reference
source not found
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ điểm lần kiểm tra 1 Error: Reference
source not found
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn tần suất điểm lần kiểm tra 2..........Error: Reference
source not found
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ điểm lần kiểm tra 2 Error: Reference
source not found
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn tần suất điểm lần kiểm tra 3..........Error: Reference
source not found
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ điểm lần kiểm tra 3 Error: Reference
source not found

Hình 3.7. Đồ thị biểu thị phân loại trình độ HS qua 3 lần kiểm tra TN. . .Error:
Reference source not found


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xã hội hiện đại, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão
với sự xuất hiện của nhiều ngành khoa học mới đặc biệt là sự bùng nổ của
công nghệ thông tin làm cho khối lượng tri thức tăng lên một cách nhanh
chóng. Điều đó đã đặt ra cho dạy học một yêu cầu mới không chỉ dạy học
kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh cách học và tự học. Muốn
thực hiện được mục tiêu này thì cần phải đổi mới một cách toàn diện quá trình
dạy học từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và phương
tiện….Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm và có ý nghĩa
chiến lược.
Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII (12/1996) [21] khẳng định: “... đổi
mới phương pháp đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nền
tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và
phương tiện hiện đại vào dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh”. Định hướng trên đã được thể chế hóa trong Luật
Giáo dục (2005), điều 28.2 : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng
làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh”.
Tiếp thu tinh thần đó các trường THPT đã đẩy mạnh phong trào đổi
mới phương pháp dạy học, tuy nhiên trong thực tiễn để tổ chức được hoạt
động học tập cho học sinh theo hướng tích cực người dạy cần phải có công

cụ, phương tiện để tổ chức như: câu hỏi, bài tập, bài toán nhận thức, tình
huống có vấn đề, phiếu học tập…Trong đó, phiếu học tập có những ưu điểm
rất lớn như dễ sử dụng, hiệu quả cao, sử dụng được trong nhiều khâu của quá


2

trình dạy học: hình thành kiến thức mới, củng cố vận dụng, kiểm tra đánh
giá…vừa phát huy được công tác độc lập của học sinh, vừa phát huy được
hoạt động tập thể. Phiếu học tập không chỉ là phương tiện truyền tải kiến thức
mà còn hướng dẫn cách tự học cho học sinh đồng thời qua đó rèn luyện năng
lực tư duy sáng tạo và xử lý linh hoạt các tình huống cho người học.
Phần Sinh học vi sinh vật thuộc chương trình Sinh học 10 (ban cơ bản),
THPT là phần kiến thức mới và khó nhưng kiến thức này có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, phổ thông và
khoa học về hình dạng kích thước tế bào vi sinh vật và vi rút. Không dừng lại
hiểu biết về vi sinh vật mà còn là cơ sở để giải thích các hiện tượng, các quá
trình sinh học, ứng dụng vào thực tiễn đời sống và sản xuất để phòng ngừa
một số bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường,…
kích thích lòng ham hiểu biết niềm đam mê khoa học đặc biệt là kỹ thuật di
truyền, công nghệ sinh học. Vì vậy việc phát triển phương pháp tự học ở học
sinh trong phần sinh học vi sinh vật là việc làm cần thiết.
Với mong muốn nâng cao khả năng tự học cho học sinh trong phần
VSV 10 - THPT, chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng phiếu học tập để rèn luyện
kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học phần Vi sinh vật, Sinh học 10THPT”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Thiết kế bộ phiếu học tập để phục vụ cho quá trình dạy học phần sinh
học vi sinh vật sinh học 10 - THPT .
- Xây dựng quy trình sử dụng phiếu học tập để rèn luyện kỹ năng tự
học phần sinh học vi sinh vật sinh học 10 - THPT nhằm nâng cao chất lượng

dạy học.


3

3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu thiết kế được bộ phiếu học tập và tổ chức được các hoạt động hợp
lý sẽ góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh và nâng cao chất lượng
dạy học đối với phần kiến thức Vi sinh vật nói riêng và môn Sinh học nói
chung.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng
Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy bài mới phần kiến thức Sinh
học Vi sinh vật, Sinh học 10 THPT.
4.2. Khách thể
Quá trình thiết kế PHT, sử dụng PHT để dạy học cho học sinh lớp 10
trường THPT huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu xác định cơ sở lý luận về bản chất, vai trò, ý nghĩa lý luận dạy
học của PHT.
5.2. Điều tra tình hình sử dụng phương pháp dạy học phần Sinh học vi sinh vật,
đặc biệt là việc sử dụng PHT trong dạy học phần kiến thức Sinh học vi sinh vật
ở trường phổ thông.
5.3. Phân tích cấu trúc nội dung chương trình môn Sinh học ở trường THPT,
đặc biệt phân tích thành phần kiến thức phần Sinh học vi sinh vật để làm cơ
sở cho việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo phương pháp tích cực.
5.4. Thiết kế các bài giảng theo hướng sử dụng PHT để tổ chức nhận thức cho
học sinh khi dạy phần kiến thức Sinh học vi sinh vật.
5.5. Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà
đề tài đã đặt ra.

5.6. Xử lý kết quả thực nghiệm và viết báo cáo.


4

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng
và Nhà nước qua các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết.
- Nghiên cứu các tài liệu: Lý luận dạy học sinh học, tài liệu bồi dưỡng
chuyên môn và các tài liệu có liên quan đến đề tài làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức phần sinh học vi sinh vật sinh học 10
THPT.
- Nghiên cứu tài liệu lý luận về PHT, nguyên tắc, kỹ thuật thiết kế và
sử dụng PHT.
6.2. Phương pháp điều tra
- Điều tra về thực trạng sử dụng phiếu học tập vào việc rèn luyện kỹ năng
học tập cho học sinh trong dạy học phần “Vi sinh vật”, Sinh học 10 - THPT.
- Đối với giáo viên: Dùng phiếu điều tra để lấy số liệu về các phương
pháp dạy học và các giải pháp mà giáo viên sử dụng phiếu học tập để rèn
luyện kỹ năng tự học cho học sinh.
- Đối với học sinh: Dùng phiếu điều tra để lấy số liệu về thái độ của
học sinh khi sử dụng phiếu học tập cho học sinh.
6.3. Phương pháp chuyên gia
Các phương pháp lựa chọn, xây dựng và sử dụng các kỹ năng rèn luyện
năng lực tự học vào dạy học phần “ Vi sinh vật”, lấy ý kiến chuyên gia, giáo
viên THPT, nhà quản lý giáo dục.
6.4. Phương pháp thực nghiệm Sư phạm
6.4.1. Thực nghiệm thăm dò
Sử dụng phiếu điều tra: Xây dựng phiếu điều tra tìm hiểu thực trạng sử

dụng phiếu học tập trong dạy học Sinh học 10 ở các phần đã học. Tổ chức
điều tra và xử lý kết quả điều tra.


5

6.4.2. Thực nghiệm chính thức
6.4.2.1. Mục đích
Nhằm thu thập số liệu và xử lý bằng toán học thống kê, xác định chỉ
tiêu đo lường và đánh giá chất lượng bộ phiếu.
6.4.2.2. Phương pháp thực nghiệm
- Xây dựng hệ thống PHT phần vi sinh vật - Sinh học 10.
- Thiết kế giáo án cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Tổ chức thực nghiệm tại trường THPT:
+ Chọn trường thực nghiệm: Trường thực nghiệm có đủ cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học.
+ Chọn GV thực nghiệm: GV dạy lớp TN cũng là GV dạy lớp ĐC.
+ Chọn lớp ĐC và lớp TN phù hợp với tiêu chí đặt ra.
+ Tiến hành thực nghiệm: Quá trình TN được tiến hành đầu học kì II
năm học 2014 - 2015.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi khảo sát chung cho cả lớp TN và lớp ĐC.
+ Phân tích, xử lý và thống kê số liệu thực nghiệm.
6.5. Phương pháp thống kê toán học
Tính các tham số đặc trưng:
+ Điểm trung bình X: Là tham số xác định gía trị trung bình của dãy số
thống kê, được tính theo công thức sau: X =

1 10
∑ ni x i
n i =1


S

+ Sai số trung bình cộng: m =

n
2

1 10
+ Phương sai: S = ∑ ( xi − x ) .ni
n 1
2

+ Độ lệch tiêu chuẩn: Biểu thị mức độ phân tán của các số liệu quanh
giá trị trung bình cộng. S = S 2


6

+ Hệ số biến thiên: để so sánh hai tập hợp có x khác nhau:
Cv % =

S
.100
x

→ Trong đó:
Cv% = 0% - 10%: Độ giao động nhỏ, độ tin cậy cao
Cv% = 10% - 30%: Dao động trung bình
Cv% = 30% - 100%: Dao động lớn, độ tin cậy nhỏ

+ Độ tin cậy (T đ): Kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch của 2 giá
trị trung bình cộng của TN và ĐC bằng đại lượng kiểm định t d theo công
thức:
Td =

→ Trong đó:

X TN − X DC
2
2
S TN
S DC
+
nTN n DC

S2TN: Phương sai của lớp TN
S2ĐC: Phương sai của lớp đối chứng
NTN: Số bài KT của lớp TN
NĐC: Số bài KT của lớp ĐC

Giá trị tới hạn của td là tα tra trong bảng phân phối student với α = 0.05
và bậc tự do f = n1 + n2 - 2. Nếu |td| ≥ tα thì sự sai khác của các giá trị trung
bình TN và ĐC là có ý nghĩa.
Các số liệu điều tra cơ bản được xử lý thống kê toán học trên bảng
Excel, tính số lượng và % số bài đạt các loại điểm và tổng số bài có điểm 5
trở lên làm cơ sở định lượng, đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức từ đó tìm
ra nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
Các số liệu xác định chất lượng của lớp ĐC và TN được tính trong
đáp án bài kiểm tra và được chấm theo thang điểm 10, độ chính xác đến
0.25.



7

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tổ chức dạy học bằng hình thức xây dựng và sử dụng phiếu học tập
trong khuôn khổ dạy bài mới phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT.
8. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI
8.1. Góp phần hoàn thiện kỹ thuật xây dựng phiếu học tập trong dạy học Sinh
học.
8.2. Thiết kế các bài giảng theo hướng sử dụng phiếu học tập để tổ chức nhận
thức cho học sinh khi dạy kiến thức phần Sinh học Vi sinh vật


8

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN
LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
TRONG PHẦN VI SINH VẬT 10 - THPT
1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đề tài
Trong lịch sử giáo dục đã xuất hiện nhiều tư tưởng lớn, những nghiên
cứu về vai trò của TH, KNTH; những tư tưởng, nghiên cứu này đến nay vẫn
giữ nguyên giá trị và tiếp tục phát huy trong nền giáo dục hiện đại:
Khổng Tử (551 - 479 trước CN) quan tâm và coi trọng mặt tích cực và
suy nghĩ, sáng tạo của học sinh. Cách dạy của ông gợi mở để học trò tự tìm ra
chân lý, thầy chỉ giúp trò cái mấu chốt nhất, còn mọi vấn đề khác trò phải tự
đó mà tìm ra. Ông nói: “Không giận vì muốn biết thì không gợi mở cho,
không bực vì không rõ được thì không bày vẽ cho. Vật có 4 góc, bảo cho biết
một góc mà không suy ra 3 góc kia thì không dạy nữa”.

Socrate (469 - 399 trước CN), người Hy Lạp, đã đề cao vai trò của cá
nhân trong quá trình học tập: “ Anh hãy tự biết lấy anh” [23].
Mạnh tử (372 - 289 trước CN) nhấn mạnh: “Tin cả ở sách thì chi bằng
không có sách”. Ông đòi hỏi người học phải cố gắng, tự suy nghĩ, tìm hiểu,
nghiên cứu chứ không nên nhắm mắt vào sách [7, tr.56].
Năm 1950 ở các nước Liên xô (cũ), Pháp, Ba Lan, Tiệp khắc, Cộng hòa
dân chủ Đức, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh bắt đầu
được quan tâm, nghiên cứu và đem vào sử dụng [9].
Guithrie Alao & Rinechart (1997); Temple & Rodeto (1995) lại đề cập
tự học có tính cộng tác cao. Trong tự học, HS thường cộng tác chặt chẽ với
GV và với bạn cùng lớp.
Ở Hàn Quốc: Từ thập niên 90 tới nay, giáo dục hướng vào giai đoạn
hậu công nghiệp. Để đáp ứng đòi hỏi mới đặt ra do sự bùng nổ kiến thức và


9

sáng tạo kiến thức mới cần phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn
đề và tính sáng tạo [12].
Ở Thái Lan đang tiến hành một chương trình giáo dục mới được giảm
tải 1/3 kiến thức so với chương trình cũ, thay phương pháp học vẹt bằng cách
phát huy tính sáng tạo của HS [4].
Dạy học phát huy tính tích cực học tập ở HS đã được nhiều nhà giáo
dục nghiên cứu. Ở thế kỉ XVII, A.Kômenski đã viết: “Giáo dục có mục đích
đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách… hãy tìm ra
phương pháp cho phép GV dạy ít hơn, HS học nhiều hơn” [23]...
Biaxinop (1967): Tác giả đã đề cập đến việc chím lĩnh tri thức bằng
cách qua các phương pháp và hình thức dạy học kích thích được sự hoạt động
nhận thức tích cực, sinh động của học sinh và đòi hỏi phải áp dụng duy trì
nhận thức vào trong lao động của họ [21].

M.A.Đialop và M.N.Xcantin (1980) đã nhận xét rằng: Nguyên tắc về
tính tự giác và tính tích cực của học sinh gắn bó với tính nguyên tắc về vai trò
chỉ đạo của nhà giáo dục và thể hiện tính chất mới mẽ của quá trình dạy học,
trong đó tất cả công việc của học sinh mang một tính chất tích cực và tự giác
[21].
R.C Sharma (1988) cho rằng: Mục đích của PPDH tích cực là phát triển
ở HS kĩ năng và năng lực độc lập học tập và giải quyết các vấn đề… Vai trò
của GV là tạo ra những tình huống để phát triển vấn đề, giúp HS nhận biết
vấn đề, lập giả thuyết, làm sáng tỏ và thử nghiệm các giả thuyết, rút ra kết
luận” [23].
Trong quá trình dạy học phải đề ra một phương pháp sao cho học sinh
hứng thú học tập. Đó là khẳng định của X.L.Rubixtein (1946) R.R.Singh
(1991) cho rằng: Người học được đặt ở vị trí trung tâm của hệ giáo dục, vừa
là mục đích lại vừa là chủ thể của quá trình học tập, “quá trình học tập do


10

người học điều khiển”. Tác giả đã viết: “Làm thế nào để cá thể hóa quá trình
học tập để cho tiềm năng của mỗi cá nhân được phát triển đầy đủ đang là một
thách thức chủ yếu đối với giáo dục” [14].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta, từ những năm 1960 dạy học bằng phương pháp tích cực, chủ
động đã được đề cập tới ở cấp độ các chỉ thị và các phong trào thi đua “ dạy
tốt, học tốt”. Nhiều khẩu hiệu quyết tâm đổi mới PPDH “ Biến quá trình đào
tạo thành tự đào tạo, Học đi đôi với hành”, nhưng do nhiều nguyên nhân mà
sự phát triển của phong trào này còn rất hạn chế. Ngày nay để đáp ứng yêu
cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
thì mục tiêu của giáo dục là hướng tới việc đào tạo ra những con người có tri
thức, có kỹ năng và thái độ đúng đắn, muốn vậy phải đổi mới chương trình

giáo dục phổ thông, trong đó có đổi mới PPDH.
Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong nghị quyết Trung
ương 4 khoá VII (1- 1993). Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12- 1996),
được thể chế hoá trong luật giáo dục (2005), được cụ thể hoá trong các chỉ thị
của bộ giáo dục và đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (4- 1999) [5].
Luật giáo dục điều 28.2, đã ghi “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với các
đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả
năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” [5].
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động chủ
động, chống lại thói quen học tập thụ động. Cùng với định hướng đổi mới
phương pháp dạy và học của Đảng, Nhà nước đã có nhiều công trình nghiên
cứu của các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục về đổi mới phương pháp giáo
dục - dạy học như:


11

GS.TS Trần Bá Hoành: Bản chất của việc dạy học lấy học sinh làm
trung tâm
( Kỷ yếu hội thảo khoa học), đã có những đóng góp to lớn trong việc
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học.
Luận án phó tiến sĩ của GS.TS Đinh Quang Báo năm 1981 “Phát triển
hoạt động nhận thức HS trong các bài dạy Sinh học ở trường phổ thông Việt
Nam”, cho rằng: Vấn đề cung cấp cho HS các biện pháp, kỹ năng để tự bổ
sung kiến thức, nghĩa là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, là
dạy HS cách học... , rất cần thiết [17]
Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn trong cuốn sách (Quá trình Dạy - Tự học
2001) thì “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ

và có cả cơ bắp cùng với các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ tình cảm, cá
nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết mới nào đó
của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu cá nhân của mình” [16].
Nguyễn Thị Dung “Phiếu học tập - phương pháp dạy học có sử dụng
phiếu học tập”, thông tin khoa học giáo dục số 45/1994 cho biết: Phiếu học
tập là công cụ để giáo viên tổ chức hoạt động khai thác và lĩnh hội kiến thức
theo hướng định trước của giáo viên.
Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, “Lý luận dạy học sinh học”,
1996. Nguyễn Phúc Chỉnh: “ Phương pháp Grap trong dạy học sinh học”,
Nxb Giáo dục, 2005. GS.TS Trần Bá Hoành: Bản chất của việc dạy học lấy
học sinh làm trung tâm
(Kỷ yếu hội thảo khoa học), đã có những đóng góp to lớn trong việc đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học.
Còn nhiều những nghiên cứu về vấn đề xây dựng và sử dụng PHT
trong dạy học của các tác giả là học viên sau đại học, khoá luận tốt nghiệp đại
học của sinh viên. Tuy nhiên việc xây dựng và sử dụng PHT để dạy tự học


12

còn ít tác giả nghiên cứu. Phần sinh học VSV SH 10 THPT chưa có đề tài
nghiên cứu về xây dựng sử dụng PHT để rèn luyện kỹ năng tự học. Vì thế
chúng tôi tiến hành nhiên cứu vấn đề này.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP
TRONG DẠY HỌC
1.2.1. Khái niệm phiếu học tập
PHT là những “tờ giấy rời”, in sẵn những công tác độc lập hoặc làm
theo nhóm nhỏ được phát cho từng học sinh tự lực hoàn thành trong một thời
gian ngắn của tiết học hoặc tự học ở nhà. Mỗi PHT có thể giao cho học sinh
một hoặc vài nhiệm vụ nhận thức cụ thể nhằm hướng tới kiến thức kỹ năng

hay rèn luyện thao tác tư duy để giao cho HS .
Hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ khoa học thì các nhiệm
vụ học tập không nhất thiết phải được ghi vào trong giấy mà giáo viên có thể
sử dụng máy chiếu hoặc máy vi tính để cung cấp những nhiệm vụ đó cho
HS.
1.2.2. Cấu trúc phiếu học tập
1.2.2.1. Thành phần cấu tạo của phiếu học tập
Mỗi PHT bao gồm hai thành phần chính thể hiện sự chỉ đạo của
người thầy và vai trò của học sinh là chủ thể trong hình thức học tập hợp
tác.
- Vấn đề học tập trên PHT:
+ GV dựa trên mục tiêu bài giảng, chủ động lựa chọn đưa ra các vấn
đề học tập dưới dạng câu hỏi, bài tập cùng với các phương tiện hỗ trợ khác
như hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ…thể hiện trên PHT.
- Kết quả học tập trên PHT:
+ Trên PHT sau mỗi câu hỏi, bài tập nên chừa trống vừa đủ để học
sinh ghi kết quả học tập của mình. Đây là một yếu tố ràng buộc yêu cầu


13

học sinh phải làm việc, là cơ sở để GV kiểm tra và đánh giá kết quả học tập
của từng nhóm HS.
+ Trong một số tình huống, GV có thể thu lại PHT để đánh giá hiệu
quả hoạt động học tập, trên cơ sở đó điều chỉnh về nội dung cũng như
phương pháp thể hiện trong từng PHT.
Trên PHT phải có đầy đủ các thông số sau:
- Phần dẫn hay là dẫn dắt.
- Phần hoạt động hay các công việc thực hiện.
- Thời gian hoàn thành.

- Đáp án ( sẽ có ở phần riêng ).
Ví dụ : Một PHT đầy đủ có cấu trúc như sau: PHT : Đặc điểm sinh
trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.
Họ và tên học sinh .......................................................
Lớp: ……...............................................................
Nghiên cứu mục II.1 trang 100 SGK SH 10. Hãy ghép hai cột với nhau
cho phù hợp.
Các pha sinh trưởng
của quần thể vi khuẩn

Đặc điểm

P/a trả lời

a. Số tế bào trong quần thể giảm dần
1. Pha tiềm phát

do thiếu chất dinh dưỡng, chất độc hại

1……

tích luỹ quá nhiều.
b. Số lượng vi khuẩn trong quần thể
2. Pha luỹ thừa( pha log) đạt cực đại và không đổi theo thời

2……

gian.
c. Vi khuẩn thích nghi với môi trường,
3. Pha cân bằng


số lượng tế bào trong quần thể chưa
tăng, enzim cảm ứng được hình thành
để phân giải cơ chất.

3……


14

d. Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn
4. Pha suy vong

nhất và không đổi, số lượng tế bào

4……

trong quần thể tăng lên rất nhanh.
Thời gian hoàn thành 5 phút
Đáp án :
1.c ;

2.d ;

3.b ;

4.a.

1.2.2.2. Yêu cầu của phiếu học tập
- Quán triệt mục tiêu, nội dung bài học

Mục tiêu của bài học không chỉ là hoàn thành kiến thức, kĩ năng mà
quan trọng hơn là phải phát triển tư duy và vận dụng kiến thức. Do đó trong
quá trình dạy học có sử dụng PHT, giáo viên luôn bám sát mục tiêu bài học,
không xa rời nội dung chính của bài. Tránh gây nhiễu cho học sinh trong quá
trình lĩnh hội kiến thức, tập trung vào kiến thức của bài.
- Đảm bảo tính chính xác
Trong quá trình dạy học Sinh học nói chung việc sử dụng PHT là hết sức
cần thiết. Tuy nhiên khi hướng dẫn học sinh hoàn thành hãy lập các sơ đồ,
bảng hay trả lời câu hỏi có trong PHT phải luôn đảm bảo tính chính xác về
kiến thức của bài học, tránh việc xây dựng PHT có sơ đồ, hệ thống quá rườm
rà, phức tạp. Việc sử dụng PHT, phù hợp cả về trình độ nhận thức của học
sinh, cả về thời gian và lôgic chung của chương trình không gò bó, gượng ép.
- Đảm bảo nâng dần mức độ từ dễ đến khó
Trong quá trình dạy học sử dụng PHT cho học sinh, tuỳ vào trình độ,
năng lực cụ thể của học sinh mà giáo viên nâng dần yêu cầu và mức độ hệ
thống hoá từ dễ đến khó như sau: Giáo viên trình bày nội dung bằng ngôn ngữ
hệ thống hoá (sơ đồ chữ), bằng lời, bằng sơ đồ, bằng bảng.
1.2.3. Phân loại phiếu học tập
1.2.3.1. Căn cứ vào mục đích lý luận dạy học


15

a. PHT dùng để hình thành kiến thức mới
Dưới sự hướng dẫn của GV khi sử dụng PHT kết hợp với SGK, học
sinh thảo luận sau đó đưa ra ý kiến thống nhất hoặc GV có thể cung cấp cho
HS PHT với kiến thức mới trên nền tảng kiến thức đã biết từ đó tự nghiên cứu
trên lớp hoặc về nhà hoàn thành PHT theo quy định.
Ví dụ 1: Khi dạy mục II.2, bài 22, SH 10, ta có thể sử dụng PHT sau:
Nghiên cứu mục II.2, bài 22, SGK SH10, tìm ý phù hợp điền vào ô trống trong

bảng sau :

Đặc điểm so

Quang tự

Quang dị

Hóa tự

Hóa dị

sánh
Nguồn năng

dưỡng

dưỡng

dưỡng

dưỡng

lượng
Nguồn
cacbon
Ví dụ
Thời gian hoàn thành 5 phút
b. PHT dùng để củng cố, hoàn thiện kiến thức
Dưới sự dẫn dắt của GV HS hoạt động tích cực hoàn thành PHT, HS

lĩnh hội được lượng kiến thức nhất định. PHT này có vai trò rất lớn trong việc
khắc sâu kiến thức, giúp học sinh hoàn thiện những kiến thức.

Ví dụ 2: PHT: So sánh sinh sản của VSV nhân sơ và sinh sản của VSV nhân thực.
Hãy so sánh sinh sản của VSV nhân sơ và VSV nhân thực bằng cách điền ý phù hợp vào ô
trống của bảng sau:

Vi sinh vật

Hình thức sinh
sản

Đặc điểm

Đại diện


16

Vi sinh vật
nhân sơ

Vi sinh vật
nhân thực
Thời gian hoàn thành 7 phút
c. PHT dùng để kiểm tra, đánh giá
Được dùng trong các bài kiểm tra 1 tiết, 15 phút, kiểm tra 1 kỳ, kiểm tra
năm học. Mục đích của KT không chỉ đánh giá kết quả học tập, mà thông qua
KT nhằm phát hiện ra những sai sót, nhầm lẫn về kiến thức, KN giúp học sinh
chỉnh sửa, hoàn thiện kết quả học tập và điều chỉnh cách học .

Ví dụ 3: Nghiên cứu sơ đồ sau và trả lời các câu hỏi
Tách
Chủng vi ------- ProteinA
------rút A
------Trộn
Nhiễm
------Vi
rut
lai
vào cây
------------Tách
------Chủng vi ------Axit
Phân
rút B
nucleic
B
lập
------------------X
------------1. Vi rút------lai có dạng như thế nào?
------2. X là chủng
------- vi rút gì? Vì sao
------Thời gian
hoàn thành 7 phút
------------1.2.3.2. Căn cứ
vào nguồn thông tin sử dụng để hoàn thành PHT
------a. PHT khai thác
-------kênh chữ
-----------------------------------



×