Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học sinh học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.14 KB, 27 trang )

Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….02
Lí do chọn đề tài……………………………………………………………… 02
PHẦN II: NỘI DUNG……………………………………………….…………………… 03
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài……………………………… 03
1. Cơ sở lí luận……………………………………………….…………………………… 03
1.1. Tình huống và tình huống dạy học: …………………………………… 03
1.1.1. Tình huống: ……………………………… 03
1.1.2. Tình huống dạy học: ……………………………… 03
1.1.3. Phân loại tình huống……………………………… 04
1.2. Dạy học bằng tình huống……………………………… 04
1.2.1. Đặc điểm của dạy học tình huống……………………………… 04
1.2.2. Ưu- nhược điểm của dạy học tình huống……………………………… 05
1.3. Kỹ năng học tập của học sinh……………………………… 06
1.3.1. Kỹ năng……………………………… 06
1.3.2. Kỹ năng học tập……………………………… 07
1.3.3. Một số kỹ năng nhận thức: ……………………………………… ……… 08
1.3.3.1. Kỹ năng phân tích- tổng hợp: ……………………………… 08
1.3.3.2. Kỹ năng khái quát hoá……………………………… 09
1.3.3.3. Kỹ năng suy luận……………………………… 10
1.3.3.4. Kỹ năng so sánh……………………………… 10
1.4. Quy trình thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện một số kỹ năng nhận thức cho
học sinh trong dạy-học, Sinh học8……………………………… 13
Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG SO SÁNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC, SINH HỌC 8
2.1. Hệ thống các bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy
học Sinh học 8. ……………………………… 15
2.1.1. Bài tập tình huống để dạy bài mới: ……………………………… 15
2.1.2. Bài tập tình huống để dạy ôn tập củng cố: ……………………………… 18
2.1.3. Bài tập tình huống để kiểm tra đánh giá…………………………………………… 19


2.2. Quy trình sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh trong SH8
PHẦN III: KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ…………………………… …… 21
1. Kết luận……………………………………………….……………… ………….21
2. Khuyến nghị……………………………………………….……… ………….21
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 1 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật càng ngày càng phát triển như vũ
bão, đòi hỏi con người phải có tri thức mới bắt kịp tạo ra nhiều của cải vật chất cho bản
thân. Để đáp ứng yêu cầu đó hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đang thự hiện bước
chuyển từ chương trình tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Vì vậy
mà phải chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách
học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực phẩm chất.
Phương pháp dạy học thông qua tình huống là một phương pháp có thể kích thích cao
nhất sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, phát huy tính sáng tạo, tư
duy độc lập của học sinh và đặc biệt là giúp hình thành và phát triển đầy đủ các kỹ năng
cho học sinh: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phản biện để bảo vệ suy nghĩ của mình trước
tập thể,… Chương trình sinh học lớp 8 có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tình huống
vào quá trình dạy học. Nội dung chương trình nghiên cứu về cấu tạo giải phẫu cơ thể
người, hoạt động sinh lý và chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, mối
quan hệ giữa cơ thể với môi trường và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Dạy học sinh
học thông qua tình huống giúp học sinh trải nghiệm những cung bậc khác nhau của cảm
xúc như: Tò mò về kết quả của tình huống, tranh cãi để giải quyết tình huống và vui
sướng hứng khởi khi giải quyết được tình huống,…Từ đó tạo tâm thế hứng thú cho học
sinh trong học tập và giúp học sinh nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó dạy học bằng sử dụng tình
huống còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và nâng cao cho học sinh các kỹ năng
nhận thức: kỹ năng phân tích- tổng hợp, kỹ năng so sánh, kỹ năng khái quát hóa, kỹ
năng suy luận. Trong đó kỹ năng so sánh đóng vai trò vô cùng quan trọng. So sánh là cơ
sở của mọi sự hiểu biết và tư duy. Đó là lý do tôi chọn thực hiện đề tài: “Sử dụng bài

tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học sinh học
8” làm bài tiểu luận.
PHẦN 2: NỘI DUNG
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 2 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tình huống và tình huống dạy học:
1.1.1. Tình huống:
Theo Từ điển Tiếng Việt, tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một
địa điểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó,
tìm cách giải quyết.
Tình huống cũng có thể được hiểu là sự mô tả hay trình bày một trường hợp có
thật trong thực tế hoặc mô phỏng nhằm đưa ra một vấn đề chưa được giải quyết và qua
đó đòi hỏi người đọc (người nghe) phải giải quyết vấn đề đó.
Ở góc độ Tâm lý học, tình huống là hệ thống các sự kiện bên ngoài có quan hệ
với chủ thể, có tác dụng thúc đẩy chủ thể đó. Trong quan hệ không gian, tình huống xảy
ra bên ngoài nhận thức của chủ thể. Trong quan hệ thời gian, tình huống xảy ra trước so
với hành động của chủ thể. Trong quan hệ chức năng, tình huống là sự độc lập của các
sự kiện đối với chủ thể ở thời điểm mà người đó thực hiện hành động. [Từ điển Tâm lý
học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2000]
Theo quan điểm triết học, tình huống được nghiên cứu như là một tổ hợp các mối
quan hệ cụ thể, đến một thời điểm nhất định liên kết con người với môi trường của anh
ta, lúc đó anh ta biến thành một chủ thể của hành động của đối tượng nhằm đạt được
mục tiêu nhất định.
Nói một cách khái quát hơn, “Tình huống là toàn thể sự việc xảy ra tại một nơi,
trong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ hành động, đối phó, chịu đựng’’.
1.1.2. Tình huống dạy học:
Tình huống được đưa vào giảng dạy thường ở dưới dạng những bài tập nghiên
cứu. Đặc điểm nổi bật của loại hình bài tập này là “xoay quanh những sự kiện có thật
hay gần gũi với thực tế trong đó chứa đựng những vấn đề và mâu thuẫn cần phải được

giải quyết” (Center for Teaching and Learning of Stanford University, 1994). Về mặt
nội dung, tình huống không những phải chứa đựng vấn đề mà còn phải tạo điều kiện dẫn
dắt người học tìm hiểu sâu qua nhiều tầng, lớp của vấn đề “Một tình huống hay tựa như
một củ hành với nhiều lớp vỏ”, mỗi lần bóc một lớp vỏ này thì một lớp vỏ mới lại hiện
ra, cứ thế cho đến khi người học có thể tiếp cận được lõi - tức là cốt lõi, bản chất của
vấn đề.
Trong giảng dạy, tình huống không phải là những trường hợp bất kỳ trong thực tế
mà là những tình huống đã được điều chỉnh, nghiên cứu kỹ lưỡng để mang tính điển
hình và phục vụ tốt cho mục đích và mục tiêu giáo dục, tức là giúp cho người học có thể
hiểu và vận dụng tri thức cũng như rèn luyện được các kỹ năng và kỹ xảo. Tình huống
được sử dụng để khiêu khích người học phân tích, bình luận, đánh giá, suy xét và trình
bày ý tưởng của mình để qua đó, từng bước chiếm lĩnh tri thức hay vận dụng những kiến
thức đã học vào những trường hợp thực tế.
Theo lý luận dạy học Xô Viết, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, là tế bào
của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp những điều kiện cần thiết . Đó là mục đích dạy học, nội
dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn chế, riêng biệt.
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 3 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
Nguyễn Ngọc Quang cũng đưa ra một cách tiếp cận mới của tình huống dạy học
đó là tình huống mô phỏng hành vi. Mô phỏng hành vi là bắt chước, sao chép, phỏng
theo quá trình hành vi của con người, sự tương tác riêng cá nhân của người đó, nhằm đạt
mục đích nào đó. Quá trình hành vi của con người trong tình huống thực, cụ thể được xử
lý sư phạm bằng mô hình hoá tạo nên tổ hợp các tình huống mô phỏng, là một mô hình
của tình huống thực tiễn. Dùng tình huống mô phỏng này trong tổ chức dạy học nó trở
thành tình huống dạy học. Thực chất đó là quy trình chuyển tình huống mô phỏng thành
tình huống dạy học .
Tóm lại, bản chất của tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp, chứa
đựng mối liên hệ mục đích- nội dung- phương pháp theo chiều ngang tại một thời điểm
nào đó với nội dung là một đơn vị kiến thức.
1.1.3. Phân loại tình huống

Trên thực tế, có rất nhiều loại tình huống cũng như cách thức phân loại chúng.
Một trong những cách tương đối phổ biến là phân loại tình huống theo dạng thức
(format). Theo cách này tính huống được chia thành 6 dạng cơ bản với những đặc điểm,
phương pháp tiến hành tương đối khác nhau [Boehrer, John, and Martin Linsky
(1990)]
1.2. Dạy học bằng tình huống:
Dạy học bằng tình huống là một phương pháp mà giáo viên tổ chức cho học sinh
xem xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra các phương án giải quyết cho các
tình huống, qua đó mà đạt được các mục tiêu bài học đặt ra .
1.2.1. Đặc điểm của dạy học tình huống:
* Bản thân tình huống mang tính chất gợi vấn đề, không phải học sinh làm theo ý
thích của thầy giáo; học sinh là người giải quyết vấn đề theo phương thức thích nghi,
điều tiết với môi trường; có hay không sự hỗ trợ của thầy giáo tuỳ thuộc vào tình huống.
* Những tình huống có cấu trúc thực sự phức tạp – nó không phải chỉ có một giải
pháp cho tình huống ( tình huống chứa các biến sư phạm)
* Dựa vào các tình huống để thực hiện chương trình học (học sinh nắm các tri
thức, kỹ năng); những tình huống không nhằm kiểm tra kỹ năng mà giúp phát triển
chính bản thân kỹ năng.
* Học sinh chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với tình huống chứ không có công
thức nào giúp học sinh tiếp cận với tình huống.
* Việc đánh giá dựa trên hành động và thực tiễn.
1.2.2. Ưu- nhược điểm của dạy học tình huống
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 4 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
-1-
Tình
huống
lớn (chi
tiết)
-2-
Tình

huống
mô tả
-3-
Tình
huống
nhỏ
-6-
Tình
huống
lựa
chọn
-5-
Tình
huống
hạt
nhân
-4-
Tình
huống
trực tiếp
Phân loại tình huống theo dạng thức (format)
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
* Ưu điểm: Trong phương pháp giảng dạy truyền thống, người dạy có nhiệm vụ phân
tích nội dung bài học và sau đó, lựa chọn phương thức thích hợp nhằm truyền tải nội
dung ấy đến với người học. Trái lại, ở phương pháp dạy học tình huống, người học sẽ
phải tự phân tích lấy tài liệu, trong khi người dạy chỉ đóng vai trò hướng dẫn và trợ giúp
bằng cách đề ra những yêu cầu, thúc đẩy sự tương tác giữa người học trong tiết học,
định hướng thảo luận, đảm bảo tiến trình diễn ra thông suốt và giúp người học rút ra kết
luận sau mỗi một buổi học.
Dạy học bằng tình huống là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự

tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập; phát triển các kỹ năng học tập ,
giải quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ năng giao tiếp như nghe, nói,
trình bày của học sinh; tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo, tiếp cận
tình huống dưới nhiều góc độ; cho phép phát hiện ra những giải pháp cho những tình
huống phức tạp; chủ động điều chỉnh được các nhận thức, hành vi, kỹ năng của học
sinh. Phương pháp này có thế mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao.
Như vậy, phương pháp sư phạm này có thể phát huy được tính chất dân chủ,
năng động và tập thể để đạt được mục đích dạy học.
* Nhược điểm: Để thiết kế được tình huống phù hợp nội dung, mục tiêu đào tạo,
trình độ của học sinh, kích thích được tính tích cực của học sinh đòi hỏi cần nhiều thời
gian và công sức. Đồng thời giáo viên cần phải có kiến thức, kinh nghiệm sâu, rộng; có
kỹ năng kích thích, phối hợp tốt trong quá trình dẫn dắt, tổ chức thảo luận và giải đáp để
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 5 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tập thể
+ Làm việc theo nhóm.
+Thông tin qua lại.
+Trao đổi ý tưởng
Năng động
(Không nghe, tiếp thu một cách thụ động)
Dân chủ
+ Sự bình đẳng mọi người tham gia.
+ Trao đổi ý tưởng.
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
giúp học sinh tiếp cận kiến thức, kỹ năng.Trên thực tế, không phải giáo viên nào cũng
hội đủ các phẩm chất trên.
Do sự eo hẹp về thời gian giảng dạy trên lớp cộng với sự thụ động của học sinh
do quá quen với phương pháp thuyết trình là một trở ngại trong việc áp dụng phương
pháp này.
1.3. Kỹ năng học tập của học sinh
1.3.1. Kỹ năng :

Theo Trần Bá Hoành: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận
được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết sức thành thạo,
khéo léo trở thành kỹ xảo”.
Hay theo Nguyễn Đình Chỉnh, kỹ năng là một thao tác đơn giản hoặc phức tạp
mang tính nhận thức hoặc mang tính hoạt động chân tay, nhằm thu được một kết. Việc
phân chia này chỉ mang tính chất tương đối vì một số kỹ năng đồng thời là kỹ năng nhận
thức và là kỹ năng hoạt động chân tay.
Bất cứ kỹ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lý thuyết - đó là kiến thức. Sở dĩ
như vậy là vì xuất phát từ cấu trúc kỹ năng (phải hiểu mục đích, biết cách thức đi đến
kết quả và hiểu được những điều kiện cần thiết để triển khai các cách thức đó).
Mỗi kỹ năng chỉ biểu hiện thông qua một nội dung, tác động của kỹ năng lên nội
dung ta đạt được mục tiêu.
Mục tiêu = Kỹ năng
×
Nội dung
Ví dụ: Lập bảng (kỹ năng) so sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận
động.
Thực chất của việc hình thành kỹ năng là hình thành cho học sinh nắm vững một
hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng
trong bài tập, trong nhiệm vụ và đối chiếu chúng với những hành động cụ thể.
Muốn vậy khi hình thành kỹ năng (chủ yếu là kỹ năng học tập) cho học sinh cần:
* Giúp cho học sinh biết cách tìm tòi để nhận xét ra yếu tố đã cho, yếu tố phải
tìm và mối quan hệ giữa chúng.
* Giúp học sinh hình thành một mô hình khái quát để giải quyết các bài tập, đối
tượng cùng loại.
* Xác lập được mối liên quan giữa bài tập mô hình khái quát và các kiến thức
tương ứng .
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 6 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
1.3.2. Kỹ năng học tập:

Học tập là loại hình hoạt động cơ bản, một loại hoạt động phức tạp của con
người. Muốn học tập có kết quả, con người cần phải có một hệ thống kỹ năng chuyên
biệt gọi là kỹ năng học tập. Theo các nhà tâm lý học, kỹ năng học tập là khả năng của
con người thực hiện có kết quả các hành động học tập phù hợp với điều kiện và hoàn
cảnh nhất định, nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra.
Kỹ năng học tập có các đặc trưng:
* Là tổ hợp các hành động học tập đã được học sinh nắm vững; biểu hiện mặt kỹ
thuật của hành động học tập và năng lực học tập của mỗi em. Có kỹ năng học tập là có
năng lực học tập ở một mức độ nào đó.
* Kỹ năng học tập có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập. Nó là yếu tố có
tính mục đích, luôn hướng tới mục đích của hoạt động học tập và có ý nghĩa quyết định
đến kết quả học tập.
* Kỹ năng học tập là một hệ thống, trong đó có các kỹ năng học tập chuyên biệt.
Có bao nhiêu loại hình học tập thì có bấy nhiêu kỹ năng học tập chuyên biệt. Đến lượt
nó các kỹ năng học tập chuyên biệt như một hệ thống con được tạo bởi các kỹ năng
thành phần. Kỹ năng học tập là một hệ thống mở, mang tính phức tạp, nhiều tầng, nhiều
bậc và mang tính phát triển. Trong những điều kiện, hoàn cảnh học tập khác nhau, nhiều
kỹ năng chuyên biệt hay kỹ năng thành phần có thể mất đi, thay thế hoặc được điều
chỉnh. Trong hệ thống kỹ năng học tập có những kỹ năng khái quát, chung cho mọi môn
học hoặc một nhóm môn học (kỹ năng chung) và có những kỹ năng đặc thù cho môn
học.
Theo Nguyễn Ngọc Quang, sự lĩnh hội kiến thức được thực hiện thông qua một
chu trình gọi là chu trình hoạt động nhận thức - học tập. Nó bao gồm các bước: Sự tri
giác, sự thông hiểu, sự ghi nhớ, sự vận dụng, sự khái quát hoá và sự hệ thống hoá. Điều
kiện cơ bản để lĩnh hội kiến thức có kết quả là mỗi học sinh phải thực hiện toàn bộ chu
trình hoạt động nhận thức, học tập khi nghiên cứu bài học từ tri giác đến hệ thống hoá.
Trong đó, sự thông hiểu kiến thức diễn ra thông qua quá trình xử lý thông tin bằng các
thao tác trí tuệ: Phân tích và tổng hợp, khái quát hoá, cụ thể hoá, trừu tượng hoá, so sánh
đối chiếu, suy luận,
Trong thực tiễn dạy học, nhiều học sinh còn rất lúng túng ở khâu này vì thiếu

phương pháp xử lý thông tin và giáo viên cũng ít chú ý cung cấp và huấn luyện cho các
em các phương pháp thích hợp và hiệu nghiệm.
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 7 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
Có thể nêu hệ thống kỹ năng học tập chung của học sinh trung học phổ thông
như sau:
1- Các kỹ năng học tập phục vụ chức năng nhận thức liên quan đến việc thu thập,
xử lý, sử dụng thông tin: Kỹ năng làm việc với sách giáo khoa, kỹ năng quan sát, kỹ
năng tiến hành thí nghiệm, kỹ năng phân tích- tổng hợp, kỹ năng so sánh, kỹ năng khái
quát hoá, kỹ năng suy luận, kỹ năng áp dụng kiến thức đã học
2- Các kỹ năng học tập phục vụ chức năng tổ chức, tự điều chỉnh quá trěnh học
tập lięn quan đến việc quản lý phương tiện học tập, thời gian, sự hỗ trợ từ bên
ngoài và chất lượng: Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá, kỹ năng tự điều chỉnh.
3- Các kỹ năng phục vụ chức năng tương tác trong học tập hợp tác : Kỹ năng học
nhóm
Người giáo viên chỉ có thể hình thành các kỹ năng học tập trên cho học sinh qua
một hay nhiều nội dung nhất định trong một hay nhiều tình huống có ý nghĩa. Tình
huống có ý nghĩa đối với học sinh là tình huống gần gũi với học sinh hoặc là những tình
huống mà học sinh sẽ gặp về sau .
Trong hệ thống kỹ năng trên, chúng tôi quan tâm đến việc thiết kế và sử dụng
tình huống để rèn luyện một số kỹ năng trong nhóm kỹ năng học tập phục vụ chức năng
nhận thức liên quan đến thu thập, xử lý, sử dụng thông tin.
1.3.3. Một số kỹ năng nhận thức:
1.3.3.1. Kỹ năng phân tích- tổng hợp:
Phân tích là sự phân chia trong tư duy đối tượng hay hiện tượng thành những
yếu tố hợp thành, các dấu hiệu, các đặc tính riêng biệt của đối tượng hay hiện tượng đó
thành những yếu tố nhỏ hơn hoặc những mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận, quan hệ
giống loài nhằm tìm kiếm bản chất của chúng.
Trong dạy học, vấn đề hình thành kỹ năng phân tích cho học sinh cần phải được
coi trọng. Tuỳ đặc điểm từng môn học và nhiệm vụ học tập cụ thể , các giáo viên đã đề

ra những yêu cầu phân tích khác nhau. Nhưng mục đích chủ yếu của việc rèn luyện kỹ
năng phân tích là hình thành ở các em thói quen tìm hiểu sự vật, hiện tượng có chiều
sâu, nhằm nắm được bản chất của đối tượng nghiên cứu.
Tổng hợp là sự kết hợp trong tư duy các yếu tố, các thành phần của sự vật hay
hiện tượng trong một chỉnh thể. Trong thực tế mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại đồng
thời các yếu tố cũng như các mặt khác nhau tác động lẫn nhau. Để nhận thức đầy đủ sự
vật, hiện tượng, con người thường bắt đầu xem xét từ một tổng thể toàn vẹn, nghĩa là
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 8 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
tổng hợp sơ bộ, sau đó mới phân tích từng yếu tố, cuối cùng tổng hợp cao hơn, đầy đủ
hơn.
Rèn luyện kỹ năng tổng hợp nhằm giúp học sinh sắp xếp những số liệu, những sự
kiện lộn xộn, rời rạc và đa dạng mà các em thu thập được qua nghiên cứu lý luận và
khảo sát thực tiễn thành những sự vật, những hiện tượng, những quá trình hoàn chỉnh,
thống nhất.
Phân tích và tổng hợp là hai mặt của một quá trình tư duy thống nhất có sự liên
hệ mật thiết với nhau. Tổng hợp sơ bộ ban đầu cho ta ấn tượng chung về đối tượng nhờ
đó mà xác định được phương hướng phân tích cho đối tượng. Từ sự phân tích đối tượng
sẽ giúp ta có một nhận thức đầy đủ hơn về đối tượng, phân tích càng sâu thì sự tổng hợp
cuối cùng càng cao, càng đầy đủ. Sự tổng hợp hoàn chỉnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
của sự phân tích tiếp theo. Cứ như vậy, nhận thức ngày càng tiến sâu vào bản chất của
sự vật, hiện tượng.
Phân tích và tổng hợp trong Sinh học thường được dùng để phân tích cấu tạo cơ
quan, hệ cơ quan, cơ thể ; phân tích cơ chế, quá trình sinh học.
1.3.3.2. Kỹ năng khái quát hoá:
Khái quát hoá là hoạt động trí tuệ cấp cao nhằm gom các đối tượng có cùng thuộc
tính và bản chất vào một nhóm, là quá trình chuyển từ cái đơn nhất lên cái chung .
Sự khái quát hoá, giữ vai trò chủ yếu trong khi hình thành các khái niệm mới. ở
học sinh khái quát hoá diễn ra trên cơ sở phân tích, so sánh.
Kỹ năng khái quát hoá ở mỗi học sinh luôn đóng vai trò quan trọng trong quá

trình học tập. Khi được phát triển tới mức cao độ, chính kỹ năng này sẽ giúp học sinh
tách được cái chung, cái bản chất, những mối liên hệ bên trong mang tính quy luật của
tài liệu nghiên cứu, học tập bằng con đường phân tích chỉ một sự vật, hiện tượng điển
hình mà thôi. Bằng cách đó học sinh sẽ tiết kiệm được sức lực, thời gian học tập của
mình, biết khám phá các tri thức khoa học bằng những phương pháp tối ưu.
1.3.3.3. Kỹ năng suy luận:
Suy luận là hình thức của tư duy nhờ đó rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều
phán đoán theo các quy tắc lôgic xác định.
Bất kỳ suy luận nào cũng gồm tiền đề, kết luận và lập luận. Tiền đề (còn gọi là
phán đoán xuất phát) là phán đoán chân thực từ đó rút ra phán đoán mới. Kết luận là
phán đoán mới thu được bằng con đường lôgic từ các tiền đề. Cách thức lôgic rút ra kết
luận từ các tiền đề gọi là lập luận.
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 9 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
Khi học sinh được trang bị kỹ năng suy luận, học sinh có thể thu được tri thức
mới từ các tri thức đã biết nhờ suy luận.
1.3.3.4. Kỹ năng so sánh:
Theo Từ điển Tiếng Việt, so sánh là việc nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để
thấy sự giống, khác nhau hay hơn kém.
So sánh là việc phân tích các đối tượng thành các tính chất, yếu tố theo quan điểm nhất
định. Đối chiếu các đối tượng và tìm trong số những yếu tố đã phân tích đó những điểm
giống và khác nhau. So sánh phải rút ra được kết luận có ý nghĩa. Khác với đối chiếu so
sánh không những nêu tính chất, yếu tố đối tượng mà còn phải tìm ra điểm giống, khác
và rút ra được kết luận có ý nghĩa [Đinh Quang Báo (chủ biên), Nguyễn Đức Thành
(2001), Lý luận dạy học sinh học (phần đại cương), NXB Giáo dục, Hà Nội.]
Trong ngôn ngữ bảng so sánh thao tác này có vai trò và vị trí rất quan trọng đặc
biệt là những bảng so sánh cấu tạo, chức năng. Theo đó bảng so sánh là một sản phẩm
trí tuệ cao của biện pháp logic này. Để đạt được hiệu quả cao khi so sánh cần tuân thủ
các yêu cầu sau:
- Chỉ so sánh những đối tượng cùng loại (cùng nội dung, trên cùng bình diện)

- Nếu so sánh thiên về điểm giống nhau thì chỉ có thể rút ra điểm giống nhau đó
khi giữa các đối tượng so sánh có điểm khác nhau.Yêu cầu tìm điểm giống nhau sẽ cao
và khó khi có rất nhiều điểm khác nhau.
- Nếu chỉ quan tâm đến điểm khác nhau thì giữa chúng phải có điểm giống nhau. Việc
tìm điểm khác nhau sẽ cao và khó khi đối tượng có nhiều điểm giống nhau.
- Các đối tượng so sánh trong dạy học cần được nâng dần lên về độ khó. Độ khó
phụ thuộc số lượng đối tượng so sánh, độ giống và độ khác, số lượng chỉ tiêu so sánh,
yêu cầu so sánh đầy đủ hoặc không đầy đủ.
1.3.4. Bản chất của so sánh:
1.3.4.1. So sánh:
Biện pháp so sánh là thao tác tư duy cơ bản nói chung và trong dạy học nói riêng
theo một quan điểm nhất định. Trong nhận thức cùng với sự hiểu biết sự vật, hiện tượng
là cái gì và như thế nào, còn phải hiểu được sự vật, hiện tượng này không giống sự vật,
hiện tượng khác ở chỗ nào thì phải sử dụng đến phương pháp so sánh.
So sánh là thao tác trong tư tưởng đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác để
thấy sự tương đồng và sự khác biệt giữa chúng. Thường là đối chiếu một vật không biết
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 10 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
hoặc ít biết với một sự vật quen thuộc, cốt làm cho ý nghĩa của chúng rõ ràng hơn, dễ
nhận biết hơn. Đây là thao tác thúc đẩy quá trình vận động của tư duy để tìm ra cái mới.
So sánh thực chất là sự phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa các
đối tượng nhằm phân loại sự vật, hiện tượng thành những loại khác nhau. So sánh gắn
liền chặt chẽ với phân tích tổng hợp để từ đó thực hiện khái quát hóa, trừu tượng hóa đối
tượng, thiết lập mối quan hệ nhân quả. Qua sự so sánh, đối chiếu giúp HS phân biệt
được các sự vật, hiện tượng đó, xắp sếp chúng vào hệ thống nhất định và củng cố các
khái niệm.
Tuỳ mục đích mà phương pháp so sánh có thể nặng về tìm sự giống nhau hay sự
khác nhau. So sánh điểm khác nhau chủ yếu dùng trong phân tích, so sánh điểm giống
nhau thường dùng trong tổng hợp.
Theo Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành thì khi so sánh hai đối tượng ta có

thể dạy theo trình tự sau:
Bước 1: Nêu định nghĩa đối tượng cần so sánh.
Bước 2: Phân tích đối tượng, tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi đối tượng so sánh.
Bước 3: Xác định những điểm khác nhau của từng dấu hiệu tương ứng.
Bước 4: Xác định những điểm giống nhau của từng dấu hiệu tương ứng.
Bước 5: Khái quát các dấu hiệu quan trọng giống và khác nhau của 2 đối tượng
so sánh
Bước 6: Nếu có thể được thì nêu rõ nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó.
Qua sự so sánh giúp học sinh phân biệt, hệ thống hoá và củng cố các khái niệm
đồng thời so sánh là một thao tác tư duy rất quan trọng giúp học sinh tìm ta cái mới.
Các hình thức diễn đạt so sánh: diễn đạt so sánh bằng lời; diễn đạt so sánh bằng
bảng hệ thống hay bảng phân tích; diễn đạt so sánh bằng tranh sơ đồ; diễn đạt so sánh
bằng biểu đồ; diễn đạt so sánh bằng sơ đồ logic. Trong đó hình thức diễn đạt so sánh
bằng bảng là tối ưu nhất
1.3.4.2. Vai trò của so sánh:
* Đối với quá trình dạy học:
+ Đây là một biện pháp để tích cực hóa hoạt động nhận thức, là con đường tư duy
mới hình thành tri thức, dạy học sử dụng biện pháp này sẽ đảm bảo được chủ trương đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng dạy cách học, phát triển tư duy
+ Kỹ năng so sánh vừa là tri thức, vừa là phẩm chất năng lực tự học của học sinh.
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 11 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
+ Vận dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng so sánh để tổ chức cho học sinh lĩnh
hội các kiến thức trong một chỉnh thể, hệ thống
+ Có thể dùng các biện pháp này để kiểm tra chất lượng thông hiểu tài liệu giáo
khoa. Đạt được kỹ năng này, tài liệu trở thành đối tượng sở hữu của học sinh.
*Đối với dạy học sinh học 8 – Môn cơ thể người và vệ sinh:
Các kiến thức ở chương trình sinh học 8 môn Cơ thể người và vệ sinh được trình
bày theo hệ thống từ dễ đến khó, từ cụ theer đếưn trừu tượng và theo nguyên tắc từ tổng
hợp sơ bộ, khái quát, đến phân tích và cuối cùng tổng hợp ở mức cao hơn. Các kiến thức

sự kiện được trình bày riêng lẽ trong từng chương, bài cụ thể về các cơ quan, hệ cơ quan
như: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết,….Mỗi cơ quan, hệ cơ quan có cấu tạo và chức
năng riêng nhưng có mối quan hệ mật thit, phối hợp chặt chẽ với nhau tạo nên cơ thể
thống nhất dưới sự điều khiển, điều hoà của hệ thần kinh. Rèn luyện kỹ năng so sánh
cho học sinh giúp học sinh hiểu được khái niệm này trong mối quan hệ với khái niệm
khác, đặc biệt giúp học sinh hiểu rõ mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của các mô,
cơ quan. Chẳng hạn như: Tim với các thành cơ tim dày mỏng khác nhau liên quan đến
chức năng co bóp đẩy máu trong các đoạn đường dài ngắn khác nhau, cấu tạo của thành
các mao mạch và tốc độ vận chuyển máu chậm đảm bảo cho sự trao đồi chất giữa máu
với các tế bào được thực hiện dễ dàng,…
Rèn luyện kĩ năng so sánh còn là một phương tiện đặc biệt quan trọng để phát
triển năng lực tư duy nói chung và năng lực tư duy sinh học nói riêng. Trong khi tập so
sánh, học sinh phải luôn luôn sử dụng các thao tác tư duy khác như phân tích, đối chiếu,
tổng hợp, khái quát hóa, xác lập các mối liên hệ, tư duy của các em luôn luôn hoạt động
và phát triển.
Mặt khác còn kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh sau một chương, một phần
ở mức độ cao hơn.
Ý nghĩa chính của so sánh là làm phong phú thêm kiến thức đã học bằng một tư
tưởng mới, xem xét các vấn đề đã học dưới góc độ mới. Do đó dẫn đến kết quả là không
những củng cố những điều đã học mà còn sắp xếp chúng thành hệ thống chặt chẽ, giúp
học sinh lý giải được ý nghĩa sâu xa của kiến thức ấy.
1.4. Quy trình thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện một số kỹ năng nhận thức
cho học sinh trong dạy-học Sinh học.
Các yêu cầu của bài tập tình huống:
+ Tính thời sự, sát thực tế, sát nội dung bài học.
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 12 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
+ Tạo khả năng để học sinh đưa ra nhiều giải pháp.
+ Nội dung của bài tập tình huống phải phù hợp với trình độ của học sinh.
Khi soạn thảo bài tập tình huống cần chú ý:

+ Chủ đề: Mô tả đặc điểm nổi bật của bài tập tình huống.
+ Mục đích dạy học đạt được thông qua bài tập tình huống.
+ Nội dung bài tập tình huống: Mô tả bối cảnh bài tập tình huống. Nội dung tình
bài tập huống phải đủ thông tin để phân tích, giải quyết bài tập tình huống.
+ Nhiệm vụ học sinh cần giải quyết.
Quy trình thiết kế bài tập tình huống và đưa bài tập tình huống vào rèn luyện kỹ
năng nhận thức của học sinh:


Đây là Algorit của quá trình biến các tình huống đã, đang và có thể xảy ra khi học sinh
trả lời các vấn đề do giáo viên đặt ra trong quá trình dạy học thành các bài tập tình
huống, được diễn đạt theo các bước như sau:
1/ Xác định các kỹ năng nhận thức của học sinh. Cụ thể là tập trung vào một số
kỹ năng nhận thức cơ bản: Phân tích- tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, suy luận.
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 13 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Xác định các kỹ năng nhận thức của học sinh
Xây dựng hệ thống bài tập tình huống rèn luyện một số kỹ năng nhận thức của học sinh
Rèn luyện một số kỹ năng nhận thức của học sinh bằng việc tổ chức giải quyết các bài tập
tình huống
Hình thành ở học sinh một số kỹ năng cơ bản của hoạt động nhận thức
Xác định các kỹ năng nhận thức của học sinh
Nghiên cứu thực tiễn (Bài kiểm tra, phát biểu trả lời của học sinh trong các giờ học)
Nghiên cứu
Xử lý sư phạm
Dạy học
Kết quả
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
2/ Nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu những câu phát biểu trả lời của học sinh
trong các giờ học, bài kiểm tra. Phân tích những câu trả lời đúng và cả những câu trả lời
sai, lý do tại sao học sinh có thể bị sai lầm. Đây là nguồn tình huống chính để sử dụng

thiết kế hệ thống bài tập tình huống phục vụ giảng dạy.
3/ Xây dựng hệ thống bài tập tình huống để phục vụ giảng dạy: Xử lý sư phạm
các tình huống đó, nghĩa là mô hình hoá các tình huống ấy thành các bài tập tình huống.
Các tình huống này trở thành phương tiện, đối tượng của quá trình dạy học.
4/ Rèn luyện một số kỹ năng nhận thức của học sinh: Đưa hệ thống bài tập tình
huống vào quá trình giảng dạy Sinh học ở trường THPT. Học sinh cùng nhau thảo luận,
giải quyết tình huống.
5/ Hình thành ở học sinh kỹ năng nhận thức: Thông qua giải quyết các tình huống
mà học sinh vừa được củng cố tri thức, vừa được rèn luyện các kỹ năng nhận thức giúp
học sinh hiểu sâu, mở rộng tri thức đồng thời học sinh có thể tự tìm kiếm tri thức mới.
Kỹ thuật thiết kế bài tập tình huống phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Chọn nguồn thiết kế bài tập tình huống từ sản phẩm của học sinh ( Câu phát
biểu trả lời trên lớp và bài kiểm tra)
+ Chọn được các bài tập tình huống mà ở đó có thể rèn luyện được một số kỹ
năng nhận thức cơ bản cho học sinh.
+ Hình thức diễn đạt bài tập tình huống phải phù hợp.
+ Biến đổi linh hoạt mức độ khó khăn của từng bài tập tình huống cho phù hợp
với từng đối tượng học sinh. Ở đây, chúng ta có thể thêm hay bớt dữ kiện của bài tập
tình huống để làm tăng hay giảm độ khó của bài tập tình huống.
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 14 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8
2.1. Hệ thống các bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong
dạy học Sinh học 8.
2.1.1. Bài tập tình huống để dạy bài mới:
Bài tập tình huống 1: Dạy bài 4: Mô
Để phân biệt các loại mô một học sinh phát biểu như sau:
Mô biểu bì là những tế bào xếp sít nhau, phủ ở ngoài cơ thể, lót trong các nội quan. Còn

mô liên kết là những tế bào nằm trong chất nền, dưới lớp da, dây chằng, sụn xương. Mô
cơ là những tế bào xếp thành từng bó. Mô thần kinh nơron có thân nối với sợi trục và
sợi nhánh.
Theo em phát biểu của bạn đó đúng không, em hãy lập bảng so sánh giúp bạn?
Bài tập tình huống 2: Dạy bài 7: Bộ xương
Thư hỏi anh trai: Anh ơi, cô em nói sự khác nhau giữa xương tay và xương chân đã giúp
con người đi bằng hai chân và lao động được. Em nhìn hình này mà cũng không hiểu rõ
điểm giống và khác nhau đó là gì, anh hãy chỉ ra giúp em nha!
- Hoàng trả lời: Dễ ợt. Điểm giống nhau đó là: cả xương tay và xương chân đều có phần
đai và phần chi, riêng phần chi gồm có 5 phần như nhau: Xương cánh tay/ xương đùi,
xương cẳng tay/ xương cẳng chân, xương cổ tay/cổ chân, xương bàn tay/bàn chân,
xương ngón tay/ngón chân.
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 15 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Xương cổ tay
Xương
cẳng tay
Xương cánh tay
Xương
đốt bàn
Xương
đốt ngón
Xương đùi
Xương cẳng
chân
Xương cổ chân
Xương đốt bàn
Xương đốt ngón
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
- Còn điểm khác nhau chính là ở cấu tạo của đai vai và đai hông; kích thước, đặc điểm
hình thái và sự sắp xếp của các phần xương không giống nhau đặc biệt là xương cổ tay/

cổ chân, ngón tay/ ngón chân
- Thư tròn mắt nhìn anh: Em vẫn chưa hiểu rõ về sự khác nhau giữa xương tay và xương
chân.
- Hoàng: Vậy thì em hãy lập bảng so sánh dựa trên các tiêu chí anh đã nói, giờ anh phải
đi học rồi.
Theo bạn, câu trả lời của Hoàng đã chính xác chưa? Nếu đúng hãy cùng Hoàng lập bảng
so sánh bạn nhé!
Bài tập tình huống 3: (Dạy bài 48 - Hệ thần kinh sinh dưỡng )
Khi so sánh cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh
dưỡng, một bạn học sinh đã lập bảng như sau nhưng còn một số nội dung bạn ấy lúng
túng không biết phải điền thế nào. Em hãy giúp bạn ấy hoàn thành bảng so sánh.
CÁC HỆ THẦN
KINH
CẤU TẠO
CHỨC NĂNG
Bộ phận trung ương Bộ phận ngoại biên
HỆ THẦN KINH
VẬN ĐỘNG
Não bộ
…………………
- Điều khiển
hoạt động cơ
xương (cơ vân)
- …………
……
Tuỷ sống 31 đôi dây thần kinh tuỷ
HỆ
THẦN KINH
SINH
DƯỠNG

Phân
hệ
giao
cảm
…………………
- Hạch giao cảm: xa cơ
quan phụ trách
- Sợi trước hạch:……
- Sợi sau hạch:………
- …………
…….
- Hoạt động
không có ý thức
Phân
hệ
đối
giao
cảm
……………… -Hạch đối giao cảm:……
- Sợi trước hạch: dài
- Sợi sau hạch:…………
Đoạn cùng tuỷ sống
Bài tập tình huống 4: Dạy bài 23 : Thực hành. Hô hấp nhân tạo
Một học sinh đã đố nhóm bạn rằng : Các bạn hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau
giữa 2 phương pháp hô hấp nhân tạo. Em hãy giúp các bạn trong nhóm hoàn thành bảng
sau :
*Giống nhau:
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 16 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
5
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8

+ Mục đích:………………………………………………
+ Cách tiến hành:
- Thông khí ở phổi nạn nhân với nhịp 12 – 20 lần/phút
- ………………………………………………………….
*Khác nhau
Nội dung so sánh PP Hà hơi thổi ngạt PP Ấn lồng ngực
Cách tiến hành …………………………………
Dùng tay tác động gián tiếp vào
phổi qua lực ép vào lồng ngực
Hiệu quả Hiệu quả cao hơn vì:
- Đảm bảo được số lượng và áp
lực của không khí đưa vào phổi.
- …………………………
Hiệu quả kém hơn vì:
- …………………………
- …………………………
Bài tập tình huống 5: Dạy bài 11 : Tiến hóa của hệ vận động và vệ sinh hệ vận
động
Có ý kiến cho rằng : Bộ xương người tiến hóa hơn so với bộ xương của thú. Từ những
thông tin sau đây :
Tỉ lệ sọ / mặt, lồi cằm ở xương mặt, cột sống, lồng ngực, xương chậu, xương đùi, xương
gót. Dựa vào các tiêu chí em hãy lập bảng để làm rõ vấn đề trên.
Bài tập tình huống 6: Dạy bài 21 : Hoạt động hô hấp
Nhìn vào
hình ảnh, một học sinh phát biểu rằng : hoạt động hít vào và thở ra hoàn toàn khác nhau,
hít vào cơ liên sườn co lại, lồng ngực nở rộng, cơ hoành co(nén xuông).
Còn hoạt động thở ra thì cơ liên sườn giãn, lồng ngực hẹp, cơ hoành giãn(nâng lên).
Theo em bạn đó phát biểu đúng không, em hãy lập bảng so sánh để chứng minh.
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 17 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8

2.1.2. Bài tập tình huống để dạy ôn tập củng cố:
Bài tập tình huống 1: Dạy bài 6: Phản xạ
Hai bạn thành và Nam sau khi học xong bài phản xạ đã cãi nhau về sự so sánh cung
phản xạ và vòng phản xạ như sau:
Bạn Thành cho rằng:
* Giống nhau :
- Đều là đường lan truyền xung TK có kích thích tác động lên cơ thể.
- Đều có chức năng giúp cơ thể phản ứng lại kích thích.
* Khác nhau :
Cung phản xạ Vòng phản xạ
- Chi phối một phản ứng.
- Mang nhiều tính bản năng hơn.
- Thời gian ngắn.
- Chi phối nhiều phản ứng.
- Có thể có sự tham gia của ý thức.
- Thời gian kéo dài.
Bạn Nam nói rằng cung phản xạ và vòng phản xạ hoàn toàn giống nhau không có khác
nhau.
Theo em bạn nào nói đúng, bạn nào sai ? Em hãy giúp hai bạn làm sáng tỏ vấn đề trên.
Bài tập tình huống 2: Sau khi học xong bài 17: Tim và mạch máu
Bạn Hùng đố bạn Hải : Đố bạn biết động mạch có những điểm cấu tạo nào chung với
tĩnh mạch, có điểm nào khác nhau.
Bạn Hải trả lời :
- Cấu tạo chung ĐM và TM là :
+ Mô liên kết
+ Cơ trơn
+ Biểu bì
- Điểm khác nhau :
+Thành ĐM dày hơn thành TM
+ Lòng chứa máu bên trong hẹp hơn TM

+ TM có van để đua máu đi theo 1 chiều
Theo em bạn Hải trả lời đúng hay sai. Em hãy giúp bạn viết sơ đồ tóm tắt trình bày
sự khác nhau đó
Bài tập tình huống 3: (Dạy bài 39 – Bài tiết nước tiểu)
Hai nhóm học sinh so sánh về thành phần của nước tiểu đầu khác với nước tiểu chính
thức theo bảng sau:
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 18 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
STT Nội dung so sánh Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức
1 Nồng độ các chất hoà tan
2 Chất dinh dưỡng Nhiều hơn Gần như không còn
3 Chất cặn bã và chất độc Ít hơn nhiều hơn
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
Nhưng ở tiêu chí 1 hai nhóm học sinh đưa ra hai ý kiến khác nhau như sau:
- Nhóm 1 cho rằng: Nước tiểu đầu còn ít và có nhiều chất dinh dưỡng nên đậm đặc
hơn nước tiểu chính thức
- Nhóm 2: Nước tiểu chính thức trải qua quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp nên
đậm đặc hơn nước tiểu đầu.
Theo em cách giải thích của nhóm nào đúng hơn?
Bài tập tình huống 4: Dạy bài 22 : Hô hấp và các cơ quan hô hấp
Sau khi học xong bài:
Có một học sinh trình bày sự giống nhau và khác nhau hệ hô hấp của người và hệ hô
hấp của thỏ là :
Giống nhau:
- Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi
- Đều nằm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành
- Trong đường dẫn khí đều có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản
- Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính
với phổi. Chính giữa là chất dịch.
- Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng cụm, bao mỗi
túi phổi là mạng mao mạch dày đặc

Khác nhau:
Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm
Theo em trình bày của bạn đó chính xác chưa? Em hãy giúp bạn bạn hiểu rõ hơn.
2.1.3. Bài tập tình huống để kiểm tra đánh giá:
Bài tập tình huống 1:
Khi làm tiêu bản các loại mô cơ, Thắng đã quên đánh dấu tên của từng tiêu bản. Dựa và
các đặc điểm quan sát được dưới đây em có thể xác định được tên của từng tiêu bản
không?
Tiêu bản 1: Gồm các tế bào hình thoi dài, có vân ngang và có nhiều nhân.
Tiêu bản 2: Các tế bào có vân ngang và các nhân nằm tập trung ở giữa tế bào.
Tiêu bản 3: Mỗi tế bào chỉ có một nhân nằm ở giữa và không có vân ngang.
Bài tập tình huống 2:
Có các tiêu bản về các loại mô trong cơ thể như hình sau:
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 19 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
Em hãy phân loại từng tiêu bản trên theo nhóm mô biểu bì và mô liên kết? Lý giải vì sao
em lựa chọn được?
Bài tập tình huống 3:
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 20 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
2 3 41
5 6 7
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
Quan sát hình 17-2. Sơ đồ cấu tạo các loại mạch máu. Bạn Khoa phát biểu: Quan sát
hình trên có thể giúp chúng ta giải thích được sự khác nhau về tên gọi, chức năng và
vận tốc máu chảy trong từng loại mạch máu.
Em hãy lập bảng so sánh 3 loại mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch để làm
sáng tỏ ý kiến trên.
Bài tập tình huống 4:
Có một sơ đồ tóm tắt cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh chưa hoàn thiện như sau.
Em hãy điền từ thích hợp vào các ô trống của sơ đồ đó.

2.2. Quy trình sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện các kỹ năng tư duy cho học
sinh trong dạy học, Sinh học 8.
2.2.1. Quy trình chung:
2.2.2. Sử dụng tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh
2.2.2.1. Bài tập tình huống để dạy bài mới:
Bài tập tình huống 1: Dạy bài 4: Mô
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 21 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
B1: Giới thiệu bài tập tình huống
B2: Học sinh tự lực làm việc
B3: Thảo luận toàn lớp
B4: Kết luận, chính xác hoá kiến thức, xác định hướng giải quyết
hợp lý, học sinh tự hoàn thiện kỹ năng nhận thức
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
Bước 1: Giới thiệu tình huống:
Để phân biệt các loại mô một học sinh phát biểu như sau:
Mô biểu bì là những tế bào xếp sít nhau, phủ ở ngoài cơ thể, lót trong các nội quan. Còn
mô liên kết là những tế bào nằm trong chất nền, dưới lớp da, dây chằng, sụn xương. Mô
cơ là những tế bào xếp thành từng bó. Mô thần kinh nơron có thân nối với sợi trục và
sợi nhánh.
Theo em phát biểu của bạn đó đúng không, em hãy lập bảng so sánh giúp bạn?
Bước 2: Học sinh tự lực làm việc
Với tình huống này có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 người
Bước 3: Tổ chức thảo luận cả lớp
Giáo viên có thể gợi ý học sinh hoàn thành bài tập bằng cách yêu cầu học sinh xác định
vị trí cấu tạo từng loại mô
Bước 4: Giáo viên kết luận:
Vậy ý kiến của bạn học sinh là đúng, nhưng thiếu phần chức năng của từng loại mô
Giáo viên hoàn thành bảng
Mô biểu bì Mô liên kết Mô cơ Mô thần kinh
Đặc

điểm
cấu tạo Tế bào xếp sít nhau
Tế bào nằm trong
chất nền
Tế bào dài, xếp thành
từng bó
Noron có thân nối với
sợi trục và sợi nhánh
Chức
năng
Bảo vệ, hấp thụ, tiết
( mô sinh sản làm
nhiệm vụ sinh sản)
Nâng đỡ, neo giữ
các cơ quan
( máu vận chuyển
các chất)
Co dãn, tạo nên sự vận
động của các cơ quan
và vận động của cơ thể
Tiếp nhận kích thích,
dẫn truyền xung thần
kinh, xử lí thông tin,
điều hòa các hoạt
động các cơ quan
2.2.2.2. Bài tập tình huống để dạy ôn tập củng cố:
Dạy củng cố bài 39- Bài tiết nước tiểu
Bước 1: Giới thiệu bài tập tình huống
Hai nhóm học sinh so sánh về thành phần của nước tiểu đầu khác với nước tiểu chính
thức theo bảng sau:

GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 22 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
STT Nội dung so sánh Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức
1 Nồng độ các chất hoà tan
2 Chất dinh dưỡng Nhiều hơn Gần như không còn
3 Chất cặn bã và chất độc Ít hơn nhiều hơn
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
Nhưng ở tiêu chí 1 hai nhóm học sinh đưa ra hai ý kiến khác nhau như sau:
- Nhóm 1 cho rằng: Nước tiểu đầu còn ít và có nhiều chất dinh dưỡng nên đậm đặc
hơn nước tiểu chính thức
- Nhóm 2: Nước tiểu chính thức trải qua quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp nên
đậm đặc hơn nước tiểu đầu.
Theo em cách giải thích của nhóm nào đúng hơn?
Bước 2: Học sinh tự lực làm việc
Với tình huống này có thể để học sinh cá nhân tự suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Thảo luận cả lớp
Trên cơ sở phân tích quá trình lọc máu, hình thành nước tiểu và so sánh lượng nước
tiểu tạo thành học sinh có thể xác định được nồng độ các chất tan trong nước tiểu đầu so
với nước tiểu chính thức.
Nếu học sinh còn lúng túng giáo viên có thể gợi ý thêm cho học sinh bằng một số câu
hỏi sau:
- Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào?
- Để tạo thành nước tiểu chính thức phải trải qua quá trình gì?
- Thành phần các chất được hấp thụ lại và bài toết tiếp là gì?
- Quá trình hấp thụ lại nước của thận có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống của
cơ thể?
- Mỗi ngày lượng nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức được tạo thành khi lọc
1440 lít máu là bao nhiêu?
Bước 4: Giáo viên kết luận
+ Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình liên tiếp nhau là:
- Quá trình lọc máu và tạo thành nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận

- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, nước và các ion cần thiết diễn ra ở ống
thận
- Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã, chất thuốc, chất độc,…diễn ra ở ống thận
tạo thành nước tiểu chinh thức.
+ Quá trình hấp thụ lại đã biến 170 lít nước tiểu đầu thành 1,5 lít nước tiểu chính thức
mỗi ngày  giúp giữ nước và các chất dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động.
Vậy ý kiến của nhóm 2 là đúng: Nước tiểu đầu loãng hơn nước tiểu chính thức.
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 23 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
2.2.2.3. Bài tập tình huống để kiểm tra đánh giá:
Bài tập tình huống 3:
Bước 1: Giới thiệu bài tập tình huống
Quan sát hình 17-2. Sơ đồ cấu tạo các loại mạch máu. Bạn Khoa phát biểu: Quan sát
hình trên có thể giúp chúng ta giải thích được sự khác nhau về tên gọi, chức năng và
vận tốc máu chảy trong từng loại mạch máu.
Em hãy lập bảng so sánh 3 loại mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch để làm
sáng tỏ ý kiến trên.
Bước 2: Học sinh tự lực làm việc
Với tình huống này có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 người
Bước 3: Thảo luận cả lớp
Giáo viên có thể gợi ý học sinh hoàn thành bài tập bằng cách yêu cầu học sinh xác định
tên gọi của từng loại mạch máu trên hình vẽ và đặt một số câu hỏi gợi mở như sau:
- Động mạch có cấu tạo và kích thước như thế nào?
- Tĩnh mạch có cấu tạo và kích thước như thế nào?
GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 24 HVTH: Hồ Thị Hương Giang
Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8
- Mao mạch có cấu tạo và kích thước như thế nào?
Bước 4: Giáo viên kết luận:
Quan sát hình vẽ của hệ mạch ta nhận thấy:
các loại mạch

máu
Sự khác biệt về cấu tạo Giải thích
Động mạch
Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp
cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch, lòng mạch
hẹp hơn tĩnh mạch
Thích hợp với chức năng dẫn
máu từ tim đến các cơ quan
với vận tốc cao, áp lực lớn
Tĩnh mạch


Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và
lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch
Thích hợp với chức năng dẫn
máu từ khắp tế bào của cơ
thể về tim với vận tốc và áp
lực nhỏ
Lòng rộng hơn của động mạch
Có van 1 chiều ở những nơi máu chảy
ngược chiều trọng lực
Mao mạch


Nhỏ và phân nhiều nhánh
Thích hợp với chức năng tỏa
rộng tới từng tế bào của các
mô, tạo điều kiện cho sự trao
đổi chất với các tế bào


Thành mỏng, chỉ gồm 1 lớp biểu bì
Lòng hẹp

GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 25 HVTH: Hồ Thị Hương Giang

×