Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi giữa kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.59 KB, 4 trang )

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 NĂM 2014
A. KIỂM TRA ĐỌC
Đọc thầm và làm bài tập
Phân xử tài tình
Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.
Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo:
- Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là của mình.
Người kia cũng rưng rưng nước mắt:
- Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm.
Đòi người làm chứng nhưng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi như nhau,
cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo:
- Hai người đều có lý nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa.
Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan bảo đưa cả tấm vải cho người
này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.
Lần khác, quan tới vãn cảnh một ngôi chùa. Sư cụ đón tiếp kính cẩn, rồi nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa
bị mất.
Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi đến sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm
nắm thóc và bảo:
- Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nấm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn,
vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nẩy mầm. Như vậy,
ngay gian sẽ rõ.
Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt
chú tiểu vì chỉ kẻ có tật mới hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội./.
Theo Nguyễn Đổng Chi
Dựa vào nội dung bài tập đọc hãy khoanh vào chữ cái câu trả lời đúng trước mỗi ý:
1. Quan án đã dùng những cách nào để tìm ra kẻ lấy cắp tấm vải?
a. Đòi người làm chứng nhưng không có.
b. Cho lính về tận nhà hai người đàn bà để tìm chứng cớ nhưng cũng không có.
c. Cho xé đôi tấm vải để chia cho mỗi người một mảnh. Trả vải cho người bật khóc, thét trói người kia.
d. Tất cả những cách nêu trong các câu trả lời a, b, c.
2. Vì sao quan án cho rằng người đàn bà không khóc khi tấm vải bị xé đôi là người lấy cắp tấm vải?




a. Vì ông cho rằng người đó không biết tiếc tấm vải.
b. Vì ông biết rằng người đó không bỏ công sức dệt ra tấm vải nên mới có thái độ dửng dung.
c. Vì ông cho người đó là người lì lợm như kẻ ăn cắp.
3. Vì sao quan án lại chọn cách giao cho mỗi người trong chùa cầm một nắm thóc vừa chạy vừa niệm
Phật để tìm ra kẻ trộm tiền của chùa?
a. Vì biết kẻ ăn người ở trong chùa rất tin Đức Phật.
b. Vì biết kẻ gian thường mang tâm trạng lo lắng thế nào cũng hé bàn tay cầm thóc ra.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
4. Quan án là người có những phẩm chất gì?
a. Nghiêm khắc và mưu mẹo.
b. Thông minh, hóm hỉnh.
c. Thông minh, công bằng.
5. Điền từ chỉ quan hệ ở trong ngoặc vào từng chỗ chấm thích hợp để hoàn chỉnh câu ghép sau:
………Hương luôn quan tâm giúp đỡ các bạn trong lớp …….bạn bè ai cũng quý mến Hương. (bởi vì –
cho nên; nhờ – mà).
6. Chọn cặp từ hô ứng thích hợp ở trong ngoặc, điền vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các câu ghép.
Cún con quấn Hưng lắm. Cậu ta đi ……nó theo……. (đâu-đấy; nào-ấy; sao-vậy).
7. Gạch dưới cặp quan hệ từ trong câu sau:
Tuy mới khỏi bệnh nhưng Thoa vẫn tham gia đầy đủ các buổi tập bóng bàn do trường tổ chức.
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Phần viết chính tả: Bài viết
Núi non hùng vĩ
Vượt hai con sông hùng vĩ của miền Bắc, qua đất Tam Đường núi nhu nhú chín mươi chín cái bánh bao
tày đình, băng qua dãy núi Hoàng Liên Sơn hiểm trở, chọc thủng xong mấy dặm sương mù buốt óc thì lồ
lộ bên phải là đỉnh Phan – xi – păng. Mây Ô Quy Hồ đang đội mũ cho Phan – xi – păng. Hết đèo Ô Quy
Hồ là quaSaPa, thẳng ruổi về thành phố biên phòng Lào Cai.
II. Phần tập làm văn
Đề bài: Hãy tả một đồ vật (các đồ vật gần gũi với em).


ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 NĂM 2014
A . KIỂM TRA ĐỌC


1. Đọc thầm trả lời câu hỏi (5điểm)
Câu

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

điểm (0,5điểm) (0,5điểm) (0,5điểm) (0,5điểm)
Ý đúng

d

b

c

c

Câu 5

Câu 6


Câu 7

(1 điểm)

(1 điểm)

(1 điểm)

bởi vì –cho nên

Đâu - đấy

Tuy - nhưng

nhờ – mà
2. Đọc thành tiếng
Bài 1: Thái Sư Trần Thủ Độ STV5/t2 trang 34
Học sinh đọc đoạn 1 “Trần Thủ Độ….mới tha cho” trả lời câu hỏi: Khi có người muốn xin chức câu
đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
Học sinh đọc đoạn 2 “Một lần khá….làm lo lắm” trả lời câu hỏi: Trước việc làm của người quân hiệu,
Trần Thủ Độ xử lý ra sao?
Bài 2: Trí dũng song toàn STV5/t2 trang
Học sinh đọc đoạn 1 “Mùa đông ….Liễu Thăng nữa” trả lời câu hỏi: Sứ Thần Giang Văn Minh làm cách
nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng”?
Học sinh đọc đoạn 2 “Từ đó….ám hại ông” trả lời câu hỏi: Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông
Giang Văn Minh?
Bài 3: Phân xử tài tình STV5/t2 trang 46
Học sinh đọc đoạn 1 “Xưa…. mỗi người một nữa” trả lời câu hỏi: Hai người đàn bà đến công đường nhờ
quan phân xử việc gì?

Học sinh đọc đoạn 2 “Lần khác…đành nhận tội” trả lời câu hỏi: Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền
nhà chùa?
Bài 4: Lập làng giữ biển STV5/t2 trang 36
Học sinh đọc đoạn 1 “Nhụ nghe bố nói….thì để cho ai?” trả lời câu hỏi: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau
việc gì?
Học sinh đọc đoạn 2 “Ông Nhụ…chân trời” trả lời câu hỏi: Việc lập làng mới ngoài đảo có gì lợi?
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT
I.Chính tả (5điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn đạt 5điểm. Mỗi lỗi chính tả
trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0.5điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ
0,25điểm toàn bài.
II. Tập làm văn (5điểm)


* Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm
- Viết được một bài văn miêu tả đồ vật có 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đúng yêu cầu của đề bài.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc quá nhiều lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
* Tùy theo trình độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2;
1,5; 1; 0.5.
Tuyensinh247 sẽ tiếp tục cập nhật đề thi kì 2 lớp 5 môn Toán, Tiếng Việt các em thường xuyên theo dõi
nhé!



×