Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

giáo án dạy học tích hợp môn Lịch Sử-Nhà nước văn Lang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 25 trang )

PHỤ LỤC I.
PHIẾU THÔNG TIN NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI
- Phòng giáo dục và đào tạo Yên Định
- Trường trung học cơ sở Định Hưng
- Địa chỉ: Xã Định Hưng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: 0949 159 385 ; Email:
- Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 02 giáo viên):
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Đài
Ngày sinh: 13 / 6 / 1976

Môn : Lịch sử

Điện thoại: 01683 643 539; Email:
2. Họ và tên: Nguyễn Thị Vinh
Ngày sinh: 20 / 1 / 1983

Môn : Lịch sử

Điện thoại: 01683 355 063; Email:

1


PHỤ LỤC II.
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN.
1. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC.
Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THCS
Môn: Lịch sử 6: Tiết 13

Bài 12 – Nước Văn lang.


2. MỤC TIÊU DẠY HỌC.
Kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học sẽ đạt được trong dự án này
là:
* Môn Địa lí:
- Vận dụng kiến thức địa lí đã học ( ở lớp 4, 5 trong môn Tự nhiên và xã hội
kiến thức địa lí lớp 8 bài 41, 42) về đặc điểm cơ bản của điều kiện tự nhiên ở
Bắc Bộ và bắc Trung Bộ để tìm hiểu điều kiện ra đời của nhà nước Văn Lang.
Từ đó giúp học sinh củng cố và nắm chắc hơn về kiến thức địa lí.
- Xác định được vị trí của vùng đồng bằng Bắc Bộ, nơi cư trú của bộ lạc Văn
Lang, Nước văn lang, di tích lịch sử Đềm Hùng.. .
* Môn Ngư văn:
- Tích hợp kiến thức Ngữ văn bài:
+ Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Gióng , Con Rồng Cháu Tiên , ca dao, thơ Hồ
Chí Minh để tìm hiểu điều kiện ra đời của nước Văn Lang, Qua trình ra đời của
nhà nước Văn Lang. Qua đó khắc sâu kiến thức ngữ văn.
+ Cũng cố thêm kiến thức Ngữ văn: giải thích hiện tượng lũ lụt, nguồn gộc cao
quý của dân tộc ta…
+ Giáo dục tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, sự biết ơn và tự hào dân tộc.
Khâm phục tài năng, sức mạnh phi thường của cư dân Việt cổ..
* Môn Giáo dục công dân .
- Tích hợp kiến thức:
+ Công dân lớp 7: bài 7 - Đoàn Kết tương trợ, bài 15 - Bảo vệ di sản văn hóa
+ Công dân 6. Lòng biết ơn. .
+ Công dân 9: bài Lí tưởng sống của thanh niên
- Khắc sâu thêm kiến thức bộ môn và giáo dục tinh thần đoàn kết, lòng yêu
nước, sự biết ơn và tự hào dân tộc… biết rút ra các bài học cho bản than, xác
định được mục đích sống, vượt khó, thái độ xây dựng, bảo vệ giữ gìn quê hương
đất nước, các di sản văn hóa, và cách ứng xử giữa con người với con người.
* Âm nhạc:
Tích hợp ca khúc: Quê em mùa nước lũ của Tiến Luân để tìm hiểu điều kiện tự

nhiên hình thành Nhà nước Văn lang. Đồng thời giáo dục tinh thần đoàn kết,
tương trợ, tình yêu quê hương đất nước.
2


* Mỹ thuật. Vẻ sơ đồ tư duy, khắc sâu kiến thức, khả năng tư duy sang tạo của
học sinh…
3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC
- Số lượng lớp học: 28 em
- Lớp 6C
- Lớp mũi nhọn của khối 6
4. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC.
- Việc vận dụng kiến thức liên môn trong một môn học nói chung, một giờ học
lịch sử nói riêng là một biện pháp rất hữu ích, nó không những giúp cho người
thầy có thêm nhiều kiến thức và phương pháp khác nhau trong một giờ dạy góp
phần đổi mới phương pháp, giải quyết tình trạng đọc – chép.
- Vận dụng kiến thức lien môn trong tiết học Lịch sử giúp cho các em học sinh
chủ động trong hoạt động học tập, giải quyết các vấn đề và tích hợp kiến thức
các môn học để thực hiện học tập tốt môn học đó và áp dụng giải quyết 1 vấn đề
bất kỳ có hiệu quả, thông minh với nhiều cách giải quyết khác nhau.
- Học sinh sẽ được rèn các kĩ năng sống cơ bản: đoàn kết, hợp tác sẻ chia.. thái
độ sống đep.
- Giáo dục học sinh có ý thức trân trọng những giá trị của cuộc sống.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc, tinh thần đoàn
kết, long biết ơn.
5. THIẾT BỊ DẠY HỌC , HỌC LIỆU.
-

Máy tính, máy chiếu;
Tranh ảnh, băng hình; Bản đồ Bắc Bộ và Trung BộViệt Nam,

Sơ đồ tổ chức nhà nước thời Hùng Vương.
Giấy A0, bút dạ
Tư liệu lịch sử, thơ ca. và các nguồn tư liệu khác
Ca khúc : Quê em mùa nước lũ của nhạc sĩ Tiến Luân., Đất nước lời ru
của nhạc sĩ Phan Thành Luân.

3


6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Giáo án Lịch sử
BÀI 12 – TIẾT 13
NƯỚC VĂN LANG
I. Mục tiêu dạy học:
1. Kiến thức:
+ Học sinh sơ bộ nắm được những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước
Văn Lang. Nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lý
đất nước bền vững đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kỳ dựng nước. Bài dạy tích
hợp kiến thức môn Ngữ Văn và môn Địa Lý có liên quan.
+ Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức môn Ngữ Văn và môn Địa Lý
để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Kĩ năng sử dụng bản đồ tranh ảnh sự kiện lịch sử.
- Vẽ và giải thích sơ đồ tư duy tổ chức bộ máy Nhà nước thời Hùng Vương.
- Vận dụng các kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề có liên quan trong tiết
học.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết , lòng biết ơn, niềm tự hào dân

tộc, ý thức bảo vệ di sản văn hóa., rèn luyện kí năng sống..
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng.
4. Tích hợp liên môn:
- Môn Địa lí: : Xác định vị trí nơi các bộ lạc Việt đã từng sinh sồng, hoàn
cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang…khai thác điều kiện tự nhiên để phát triển
du lịch.
- Môn Ngữ văn: Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang, Nguồn gốc,
quá trình hình thành của nhà nước Văn Lang …
- Môn GDCD : Tinh thần đoàn kết tương trợ chống lũ lụt, giặc ngoại
xâm, giải quyết xung đột đưa tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang. Tổ chức bộ
máy nhà nước. Ý thức vươn lên trong khó khăn của con người Nhật Bản…
- Môn Mĩ thuật. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang.
- Âm nhạc. Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang.
- Kĩ năng sống : Biết lắng nghe, học hỏi, thái độ ứng xử đúng đắn..
- Tin học. trình chiếu..
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu;
4


- Tranh ảnh, băng hình; Bản đồ VN, sơ đồ tổ chức nhà nước thời Hùng
Vương.
- Kiến thức từ các nguồn tư liệu , thơ, ca dao, SGK, STK,…
- Sơ đồ tổ chức nhà nước thời Hùng Vương.
- Giấy A0, bút dạ
- Ca khúc : Quê em mùa nước lũ của nhạc sĩ Tiến Luân.
2. Học sinh:
- Soạn bài và tìm hiểu bài trước ở nhà;Tập vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu theo yêu cầu cuả giáo viên.

III. Phương pháp
Trực quan, nêu vấn đề, thuyết trình, tạo biểu tượng lịch sử, kĩ thuật khăn
phủ bàn, sơ đồ tư duy, hoạt động nhóm…
IV. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV cho HS quan sát Slides 3 và nêu câu hỏi:
Em hãy quan sát các hiện vật và trả lời câu hỏi sau:
- Đây là những công cụ được làm bằng gì ?
- Những công cụ này đã góp phần như thế nào trong sự chuyển biến của
xã hội ?
Trả lời: Đây là những công cụ bằng đồng. Nhờ có công cụ bằng đồng ra đời
(gần như thay thế đồ đá) ð sản xuất phát triển ð năng suất lao động tăng ð
nền kinh tế phát triển ð biến đổi xã hội
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
GV tích hợp với nội dung tiết trước:
Những chuyển biến lớn trong sản xuất và xã hội dẫn đến sự kiện có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân Việt Cổ: đó là sự ra đời của nhà
nước Văn Lang, mở đầu cho một thời đại mới của dân tộc ta. Vậy, Nhà nước ra
đời trong hoàn cảnh nào? Tổ chức của nhà nước ra sao? Chúng ta tìm hiểu bài
12. Nước Văn Lang.
*. Tìm hiểu nội dung bài học:
Nội dung bài học: Slides 4. .
Nội dung 1: ( Minh chứng Video Clip 1+2 )
Tích hợp liên môn với kiến thức lịch sử để làm rõ hoàn cảnh ra đời của nhà
nước Văn Lang. Cụ thẻ:
- Tin học: Sơ đồ tư duy. ..
- Địa lí 4,5 ( Lớp 9 ) Đặc điểm tự nhiên ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Văn học: Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Gióng, thơ Hồ Chí Minh.

5


- Giáo dục công dân 7. Đoàn Kết tương trợ, Lòng yêu nước.
- Âm nhạc: Ca khúc Quê em mùa nước lũ của Tiến Luân.
Hoạt động 1. Điều kiện ra đời của Nhà nước Văn Lang: Tích hợp trong
Video Clip 3
GV cho HS quan sát lược đồ Bắc và Bắc Trung Bộ Slides 5 và giới thiệu:
Đây cũng là nơi sinh sống của các bộ lạc Việt Cổ thời nguyên thủy.

Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
GV: Các em quan sát vào lược đồ và vận dụng các kiến thức địa lí được học
trong môn tự nhiên và xã hội ở lớp 5.
? Em hãy giới thiệu vài nét về điều kiện tự nhiên ở Bắc và Bắc Trung Bộ ?
HS: Tích hợp địa lí 4,5
- Địa hình phức tạp
- Khí hậu : Nhiệt đới gió mùa ( mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực, mưa bão
lũ nhiều )
- Sông ngòi chằng chịt. Có nhiều con sông lớn như Bắc Bộ có sông Đà,
sông Hồng, sông Lô, Thương, Lục Nam , sông Thái Bình…Bắc Trung
Bộ: có sông Mã, sông Chu ở Thanh Hóa, sông Cả Nghệ An. tạo nên
những vùng đồng bằng rộng lớn ( Đồng Bằng châu thổ sông Hồng, ) đất
đai phì nhiêu, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp – nghề trồng lúa
nước.
GV: Chính những điều kiện tự nhiên này đã tác động rất lớn đến nền kinh tế, xã
hội của dân cư sinh sống ở khu vực này nhất là cư dân thời Việt Cổ
? Vào khoảng cuối TK VIII – đầu TK VII TCN, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ đã có thay đổi gì lớn ?
- Khoảng cuối TK VIII – đầu TK VII TCN, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung
ngày nay, đã hình thành những bộ lạc lớn, gẫn gũi nhau về tiếng nói và phương

thức hoạt động kinh tế.
6


- Sản xuất phát triển.
- Trong các chiềng, chạ có sự phân biệt giàu nghèo, mâu thuẫn giàu nghèo đã
nảy sinh và ngày càng gay gắt.
GV phân tích khái quát: Như vậy khỏang cuối thế kỉ XIII đầu thế kỉ VII, đã
hình thành nhiều bộ lạc lớn. Điểm thứ 2 là xản xuất phát triển, xã hội xã hội
phân hóa giàu nghèo, mâu thuẫn giàu nghèo đã nãy sinh từ trước nhưng đến nay
mâu thuẫn này càng tăng thêm. Đây chính là những điều kiện làm cho nhà nước
Văn Lang ra đời.
GV hướng dẫn HS tích hợp với kiến thức văn: Trong môn ngữ văn 6, tiết 9, 10
các em đã được học truyện truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, nhớ lại kiến
thức ngữ văn đã học, quan sát bức tranh Sơn Tinh – Thủy Tinh ( Slides 6)

SƠN TINH – THỦY TINH
? Theo em truyện " Sơn Tinh - Thủy Tinh" phản ánh hoạt động gì của nhân dân
ta thời đó ?
- Nói về hoạt động chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ cuộc
sống.
? Hoạt động động chống lũ lụt diến ra như thế nào? Chi tiết nào trong truyện
nói lên điều đó?
- Hoạt động chống lũ lụt diễn ra thường xuyên. Hằng năm, đến tháng 7, 8 Thủy
Tinh lại dâng nước lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh…
GV tích hợp. kiến thức địa lí 9 bài 20. Và âm nhạc qua ca khúc Quê em mùa
nước lũ nhạc sĩ. Tiến Luân ( Video 1)
Như vậy, với điều kiện khí hậu khắc nghiệt và không có đê điều chống đỡ nên
cư dân Lạc Việt luôn luôn phải vận lộn và chống chọi với thiên nhiên để bảo vệ
sản xuất nông nghiệp và bảo vệ cuộc sống của mình. Ngày nay các em cũng đã

và được chứng kiến cảnh bão, lũ hằng năm ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ đặc
7


biệt là cơn bão số 10 ở Miền Trung năm 2013, gần đây là lũ lụt ở Quãng Ninh
(7 / 2015) chắc các em đã thấy và cảm nhận được sự tàn phá của thiên nhiên và
nỗi khổ cực, bất hạnh của cư dân vùng lũ lụt.
Để để cảm nhận rõ hơn về điều đó, cô mời các em hãy xem đoạn Video clip
về cảnh lũ lụt ở miền Trung và lắng nghe ca khúc Quê em mùa nước lũ của tác
giả Tiến Luân. Slide 7
? Theo em, để khắc phục và chế ngự lũ lụt, các bộ lạc Việt phải làm gì? ( Tích
hợp giáo dục công dân 7-: Đoàn kết tương trợ )
HS: Đoàn kết lại, cử ra người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản
chống lại lũ lụt, bảo vệ mùa màng.
? Đoàn kết có tác dụng như thế nào? ( Tích hợp giáo dục công dân 7 - Đoàn
kết tương trợ )
HS vận dụng kiến thức môn công dân 7: Giúp mọi người xích lại gần nhau,
tương trợ lẫn nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp có thể giải quyết được bất cứ
khó khăn, trở ngại nào.
GV ( Tích hợp giáo dục công dân 7 - Đoàn kết tương trợ, thơ Hồ Chí Minh )
khẳng định: Để chế ngự lũ lụt: đắp đê ngăn lũ bảo vệ mùa màng và sự sống
của mình, yêu cầu đặt ra là các bộ lạc phải cử người đứng đầu, đoàn kết các bộ
lạc lại thành một khối thống nhất mới tạo nên được sức mạnh tổng hợp chế ngự
được thiên nhiên. Bởi Bác Hồ cũng đã chỉ rõ:
Hòn đá to hòn đá nặng
Một người nhấc, nhấc không đặng
Hòn đá to hòn đá nặng
Nhiều người nhấc, nhấc lên đặng.
Đây cũng chính là một trong các điều kiện đưa tới sự ra đời của nhà nước
Văn Lang và cũng là nét đẹp văn hóa của người Việt.

GV cho HS quan sát vũ khí hình 31, 32 Slide 8

? Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí nói lên điều gì?
8


HS: Sự xung đột, chiến tranh
GV cho HS quan sát vũ khí hình 31, 32 và tranh Thánh Gióng Slide 9
? Em hãy liên hệ các loại vũ khí ấy với truyện Thánh Gióng cho cô biết các cư
dân Lạc Việt còn phải đối phó với khó khăn nào ? ( Tích hợp ngữ văn 6 –
Thánh Gióng )

HS: Chống giặc ngoại xâm.
GV : Khái quát lại lúc bây giờ trong các làng bản có giao lưu với nhau và đã
xãy ra các xung đột . Xung đột giữa các bộ tộc này với bộ tộc khác và đặc biệt
là cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Truyền thuyết Thanh Gióng , các em
đã học trong môn ngữ văn 6 cho thấy cư dân Lạc Việt phải đấu tranh, chống lại
sự xâm lược của giặc Ân bảo vệ cuộc sống bình yên.
? Để giải quyết các mâu thuẫn xung đột giữa các bộ lạc với nhau và chống lại
giặc ngoại xâm, các cư dân Lạc Việt phải làm gì? ( Tích hợp giáo dục công dân
7 - Đoàn kết tương trợ )
HS: Có người chỉ huy, hợp nhất các bộ lạc .
GV chốt: Để chống lại sự tàn phá của thiên nhiên bảo vệ sản xuất, để giải quyết
các mâu thuẫn giữa các bộ lạc với nhau và chống lại giặc ngoại xâm bảo vệ
cuộc sống yên ổn đòi hỏi các bộ lạc Việt cổ sinh sống ven dòng sông lớn ở Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ phải hợp nhất thành một nước. Đây chính là một điều kiện
vô cùng quan trọng đưa tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang.
? Như vậy Nhà nước Văn Lang ra đời do các điều kiện gì ?
GV chiếu Slides 10 sơ đồ tư duy khái quát mục 1


9


GV kết luận và chuyển ý.: Như vậy nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh
khá phức tạp. nhưng nó hợp với quy luật và sự phát triển của lịch sử. Quá trình
thành lập nhà nước như thế nào, cô và các em cùng tìm hiểu nội dung thứ 2.
Nội dung 2: minh chứng Clip 3.
Tích hợp liên môn với kiến thức lịch sử để làm rõ sự ra đời của nhà nước Văn
Lang. Cụ thẻ:
- Tin học: Sơ đồ tư duy. ..
- Địa lí Lớp 8. Đặc điểm tự nhiên ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Văn học: Ngữ văn 6 - Con Rồng Cháu Tiên .
- Giáo dục công dân 7. Đoàn Kết tương trợ, Lòng yêu nước.
Hoạt động 2. Nước Văn Lang thành lập. Slides 11
HS: - Đọc 2 SGK – 36
GV chiếu Slides 12. Lược đồ Bắc Bộ và Bắc trung Bộ. Tích hợp địa lí 8

? Trong các bộ lạc lúc bấy giờ, bộ lạc nào là hung mạnh nhất ? Xác định vị trí
của bộ lạc trên lược đồ ?
10


HS: Bộ lạc Văn Lang.
GV giới thiệu. Bộ lạc Văn lang cư trú ở vùng đất ven sông Hồng từ Ba Vì (Hà
Tây) đến Việt Trì (Phú Thọ).
? Căn cứ vào đâu nói rằng , bộ lạc Văn Lang giàu có và hùng mạnh nhất?
HS:
- Theo di chỉ Làng Cả ( Việt Trì ): Đây là một vùng có nghề đúc đồng phát
triển sớm , dân cư đông đúc.
- Tù trưởng bộ lạc Văn Lang được các tù trưởng các vùng khác tôn trọng

và ủng hộ…
GV: chiếu Slides 13, 14. cho HS quan sát hình ảnh Di chỉ làng Cả (Việt Trì)
giới thiệu, tạo biểu tượng.
Di tích Làng Cả nằm phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, cách khu di tích lịch
sử Đền Hùng 13km về phía Đông Nam. Chiều dài Làng Cả khoảng hơn 1.000
m, rộng gần 300 m. Với 336 mộ táng, trong đó có 328 mộ văn hóa Ðông Sơn và
nhiều dấu tích cư trú của con người thời đó được phát hiện nhiều hiện vật bằng
đồng, gốm…điều đó khẳng định đây là cư dân hung mạnh nhất.

Hiện vật được phát hiện tại khu di tích Làng Cả.
11


? Dựa vào thế mạnh của mình, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã làm gì ?
HS: trả lời theo SGK
- Dựa vào thế mạnh của mình và được sự ủng hộ của các bộ lạc khác …thủ lĩnh
bộ lạc Văn Lang đã hợp nhất các bộ lạc thành một nước.
- Tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc
- Đăt tên nước là Văn Lang.
? Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Đóng đô ở đâu?
- Nhà nước Văn Lang ra đời khoảng thế kỷ VII TCN.
- Đứng đầu nhà nước: Hùng Vương,
- Đóng đô ở Bạch Hạc – Phú Thọ.
GV chiếu Slides 15. Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xác định vị trí Kinh đô
Bạch Hạc ( Phú Thọ ngày nay )
GV: theo bộ sử khác viết về sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân cũng đã giải thích
về sự ra đời của nhà nước văn Lang . Sự tích này các em đã được học trong môn
ngữ văn lớp 6, tiết 1, bài Con Rồng Cháu Tiên. Vận dụng kiến thức này em
hãy trả lời câu hỏi sau:
GV chiếu Slides 16 ảnh Sự tích Lạc Long Quân – Âu Cơ. ( Tích hợp ngữ văn 6

– Con Rồng cháu Tiên )

? Truyện Con Rồng Cháu Tiên đã giải thích sự ra đời của nước Văn Lang như
thế nào?
HS: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều sinh ra trong 1 bọc
trứng, bọc trứng này đã nở ra trăm con. 50 người con theo cha
xuống biển, 50 người con theo mẹ lên non. Con cả được suy tôn
lên làm vua đóng đô ở Phong Châu nay huyện Bạch Hạc tỉnh Phú
Thọ, xưng hiệu là Vua Hùng.
GV: ( Tích hợp công dân 7 – Đoàn kết tương trợ, Lòng biết ơn )
12


Như vậy truyện thể hiện sự suy tôn, ủng hộ của của mọi người đối với vua
Hùng và vị trí của nhà nước Văn Lang ở vùng cao. Đây là một cách phản ánh
quá trình hình thành của nhà nước Văn Lang với ý nghĩa đại diện cho cả cộng
đồng các dân tộc trên đất nước ta. Đồng thời ca ngượi nguồn gốc cao quý của
dân tộc Việt Nam.
Tóm lại nhà nước Văn Lang ra đời ở Bạch Hạc – Phú Thọ là một sự thật
lịch sử, thời điểm ra đời là thế kỉ VII TCN, phù hợp với những bằng chứng khảo
cổ học ( Văn hóa Đông Sơn ).
Nội dung 3: Minh chứng tích hợp Clip 4
Tích hợp liên môn với kiến thức lịch sử để làm rõ hoàn cảnh ra đời của nhà
nước Văn Lang. Cụ thẻ:
- Địa lí Lớp 9. Biển Đông.
- Văn học: Ca dao dân ca 7.
- Giáo dục công dân 7. Đoàn Kết tương trợ, Bảo vệ di sản văn hóa. Lòng
yêu nước.
- Mĩ thuật. Vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang.
- Tích hợp kĩ năng sống

Hoạt động 3. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào ?
HS: Đọc phần 3 –SGK
GV: phân công nhiệm vụ nhóm yêu cầu thời gian 3. Tích hợp môn Mỹ thuật
Slide 17
GV chia lớp thành 3 nhóm theo lâu nay.
Nhóm 1: Vẻ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang.
Nhóm 2. Giải thích sơ đồ bộ máy nhà nước.
Nhóm 3. Nhận xét về bộ máy nhà nước Văn Lang.
GV: Hướng dẫn, quan sat các tổ thực hiện, sau 3 phút các tổ trình bày.
- Tổ 1. Dán sơ đồ lên bảng.
GV chiếu Slides 18 sơ đồ lên cho HS đối chiếu đúng sai.

13


- Tổ 2. Lên giải thích sơ đồ
GV. Giải thích từ Hùng Vương ( vua Hùng ). Chữ “ hùng” theo ngôn ngữ học
phân tích là chữ “ kun ”trong lang kun của người Mường, “ khun”trong tiếng
Môn-khơme, tiếng Thái… chỉ người tù trưởng, bậc thủ lĩnh. Vì vậy vua Hùng
vốn chỉ là tù trưởng của liên minh bộ lạc, rồi ..nên vẫn mang dáng dấp của vị
thủ lĩnh. Cơ quan trung ương cơ quan hành chính đứng đầu nhà nước tương
đương với cấp huyện ngày nay. Bộ ở đây là cơ quan hành chính tương đương
cấp xã ngày nay. Còn chiềng , chạ tương đương với làng, bản.
GV. Slides 19 sơ đồ bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Giới thiệu sơ lược các cấp chính quyến trong bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Tích hợp Giáo dục công dân 7 - bài 17. Nhà nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)

? Từ sơ đồ bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đối chiếu với
sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang thì hiện nay em đang ở cấp nào của nhà nước

Văn lang ?
HS: Làng - Chiềng, chạ . Xã – Bộ
* Tổ 3: Trình bày sản phẩm - nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước. Slides
20
- Nhà nước Văn Lang chưa có quân đội, chưa có pháp luật .
- Đây là nhà nước đơn giản.

14


GVKL: Nhà nước Văn Lang tuy còn đơn giản nhưng là tổ chức chính quyền cai
quản cả nước. Đây là nhà nước đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của lịch
sử phát triển của xã hội nước ta hôm này. GV chiếu Slides 21

GV chiếu Slides 22, 23 ( Tích hợp ngữ văn 7 – ca dao , giáo dục công
dân Bài 7 -Bảo vệ di sản văn hóa )

15


GV. Để tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng đã có công dựng nước, nhân
dân ta đã lập đến thờ Vua Hùng ở xã Hy Cường, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ, đúc tượng đồng. Hằng năm cứ đến ngày giổ tổ10 / 3 âm lịch,thì
“ Dù ai đi ngược về suôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
nhân dân ta ở khắp mọi miền tổ quốc, kể cả kiều bào ở nước ngoài, cũng về đây
trẫy hội đền Hùng thỏa lòng tôn kính, biết ơn vô hạn đối với Vị quốc tổ.
Với nét đẹp văn hóa thuộc đời sống tâm linh hàng ngàn năm
nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc bằng nền
tảng tư tưởng Hồ Chí Minh và gắn kết cộng đồng. Ngày 6/1 /

2011, Chính phủ ta đã công nhận ngày 10 / 3 là ngày Quốc
giỗ . Và năm 2015, UNECO cũng công nhận tín ngưỡng thờ
Hùng Vương là di sản văn hoá phi vật thể nhân loại.
? Học song bài lịch sử hôm nay, là học sinh em phải làm gì để
xứng danh là Con Cháu Lạc Hồng ?
HS tích hợp kiến thức công dân, kỹ năng sống ).
- Biết và ghi nhớ công ơn của Vua Hùng – người có công
sáng lập ra nhà nước ta.
- Yêu tổ quốc yêu đồng bào . Học tập tôt, đoàn kết tốt để
sau này phục vụ xây dựng và bảo vệ đất nước….
GV bổ sung thêm.
- Bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử Đền Hùng, biết ơn những
anh hung thương binh liệt sĩ, biết ơn ông bà cha mẹ …

16


- Giới thiệu và quảng bá khu di tích lịch sử Đền Hùng, lễ hội
đền Hùng với bạn bè thế giới biết về truyền thống tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam…
- Tình hình biển Đông hiện nay đang vô cùng căng thảng,
chúng ta phải biết đoàn kết để bảo vệ tổ quốc.
Sinh thời Bác Hồ đã đến thăm Đền Hùng ( ngày 19 / 9 /
1954 ), trong lúc nói chuyện với bộ đội Bác đã nói rằng: “ Các
Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác Cháu ta phải cùng nhau
giữ lấy nước” GV chiếu Slides 24 ảnh Bác Hồ đến thăm Đền
Hùng.

4. Củng cố, dặn dò:
* GV củng cố bài học bằng sơ đồ chiếu Slides 25


17


GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm và giải ô chữ gây hứng thú
trong học tập. GV chiếu Slides 26, 27, 28, 28, 29, 30, 31, 32, 33,
34, 35, 36.
5. Hướng dẫn HS học ở nhà: chiếu Slides 37
- Học thuộc bài cũ, làm bài tập và vẽ sơ đồ khái quát nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang:
+ Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
+ Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng ?
7. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP. Minh chứng ( Chip 5)
* Cách thức: GV phát phiếu học tập làm bài tập trắc nghiệm và tự luận ngắn.
ngắn khoảng 5 phút cho mỗi nhóm cá nhân.
- Vận dụng kiến thức vẽ sơ đồ tư duy bài học
* Yêu cầu: HS vận dụng những kiến thức Lịch sử, địa lí, văn học, giáo dục
công dân, mĩ thuật. để làm bài tập khắc sâu kiến thức bài học lịch sử - Nước
Văn Lang. Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết , lòng biết ơn, niềm tự
hào dân tộc, ý thức bảo vệ di sản văn hóa., rèn luyện kí năng sống.

Phiếu trắc nghiệm
Hộ tên học sinh: ………………………………………., Lớp…………….
Trường THCS Định Hưng.
Hoàn thành bài tập sau:
18


1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ý trả lời đúng nhất về hoàn cảnh ra đời của
Nhà nước Văn Lang .

A. Hình thành nhiều bộ lạc lớn có quan hệ gần gũi với nhau.
B. Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo tăng.
C. Nhu cầu trị thuỷ, giải quyết xung đột và chống giặc ngoại xâm.
D. Tất cả các ý trên.
2. Nhà nước Văn Lang ra đời trong khoảng thời gian nào?
………………………………………………………………………………….
3, Nhà nước Văn Lang được chia thành bao nhiêu bộ? Ai là người đứng đầu?
……………………………………………………………………………………
4. Truyện nào phản ánh hiện tượng lũ lụt hang năm ở Đồng Bằng Bắc Bộ?
…………………………………………………………………………………..
5. Trong lần Bác Hò đến thăm Đền Hùng đã nói rằng: “ Các Vua Hùng
đã có công dựng nước. Bác Cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước”.
Câu
nói
của
Bác
nhắc
nhở
em
điều
gì?
………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
6. Công lao lớn nhất của Vua Hùng là gì? ………………………………………
…………………………………………………………………………………..
Câu 2: Hoàn thành sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang.

8. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH.
Qua tiết học các em đã được làm việc và hoạt động một cách chủ động,

tích cực. Biết vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống
trong tiết học, liên hệ thực tế nắm bắt được:
- Nêu được hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang .
- Trình bày được những hiểu biết về Vua Hùng và Nhà nước Văn Lang .
- Vẻ và giải thích được sơ đồ bộ máy nhà nước Văn lang.
19


- Biết vận dụng kiến thức liên môn hoàn thành các bài tập. hoàn thành bài tập
lịch sử.
Sau khi kiểm tra trắc nghiệm khách quan và từ luận ngắn đã đạt kết quả rất
tốt :
Kết quả đạt được như sau: Trong tổng số 28 học sinh trong lớp tham gia
học tập và làm bài thì.
Giỏi:
11 bài, 39,3 %
Khá:
13 bài, 46.4 %
Trung bình: 4 bài , 14,3 %
Yếu kém: 0
Sử dụng kiến thức liên môn không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức
mà còn khắc sâu thêm kiến thức bộ môn khác, rèn luyện kĩ năng thuyết trình
trước lớp, rèn luyện tinh thần hợp tác, đoàn kết trong hoạt động nhóm. Dưới đay
là một số hình ảnh minh họa cho các sản phẩm của học sinh trường THCS Định
Hưng. ( minh chứng Video 2 )

Hoạt động nhóm vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang.

20



Các nhóm đang gấp rút hoàn thành sản phẩm

Niềm vui khi hoàn thành sản phẩm
21


Hồi hộp chờ kết quả.

22


23


Sơ đồ tư duy bài học NƯỚC VĂN LANG
Kết Luận:
Tóm lại, sử dụng kiến thức liên môn trong tiết học lịch sử là một nội dung
phong phú, để sử dụng được phương pháp này cho phù hợp với đặc điểm từng
môn học đòi hỏi người giáo viên cần có kiến thức và thời gian nghiên của bài
dạy để phù hợp với nội dung của bài học lịch sử sẽ: làm cho tiết học trở nên
sinh động hấp dẫn.
1. Với học sinh:
- Việc sử dụng kiến thức liên môn trong bài học lịch sử, sẽ tạo hứng thú, kích
thích sự tìm tòi khám phá, phát triển năng lực tư khả năng sáng tạo cho học
sinh.
- Sử dụng kiến thức liên môn trong tiết học lịch sử, giúp các em vừa hiểu được
nội dung bài học lại vừa hiểu thêm những kiến thức của các môn học khác,
đồng thời có thể vận dụng các kiến thức dó để giải quyết các vấn đề trong thực
tiễn, từ đó các em phát triển toàn diện hơn về mọi mặt: đức- trí- thể- mĩ.

2. Đối với giáo viên:

24


- Việc vận dụng kiến thức liên môn trong hoạt động dạy học đã được được
người giáo viên thực hiện thường xuyên khi liên hệ và tích hợp bộ môn và đã
đạt được những kết quả rất khả quan, lôi cuốn được các em tham gia. Sản phẩm
này đã được sử dụng trong trường và được hội đồng nhà trường đánh giá cao.
Với thời gian nghiên cứu có hạn, nên sản phẩm của chúng tôi chắc chắn
không tránh khỏi những khiểm khuyết. Tôi rất mong được sự đóng góp chân
thành của Hội đồng khoa học, của quý bạn đọc để đề sản của tôi ngày một hoàn
thiện, hữu ích và thiết thực hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Định Hưng, ngày 12 tháng 12 năm 2015
Nhóm giáo viên thực hiện
1. Nguyễn Thị Đài

2. Nguyễn Thị Vinh
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

25


×