Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Vai trò của Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đối với hợp tác Đông Á giai đoạn từ 1998 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.61 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------

NGUYỄN CẢNH DƯƠNG

VAI TRÒ CỦA TIỂU VÙNG MÊ KÔNG MỞ RỘNG (GMS)
TRONG HỢP TÁC ĐÔNG Á: GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60310206

Hà Nội - 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------

NGUYỄN CẢNH DƯƠNG

VAI TRÒ CỦA TIỂU VÙNG MÊ KÔNG MỞ RỘNG (GMS)
TRONG HỢP TÁC ĐÔNG Á: GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60310206
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ Nguyễn Huy Hoàng


Phó viện trưởng, Viện nghiên cứu Đông Nam Á.

Hà Nội - 2014
2


MỤC LỤC
VAI TRÒ CỦA TIỂU VÙNG MÊ KÔNG MỞ RỘNG (GMS) ĐỐI VỚI HỢP TÁC ĐÔNG Á TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY............8
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................. 8
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
8
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
9
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
12
3.1. Mục đích.......................................................................................................................................................12
3.2. Nhiệm vụ......................................................................................................................................................12
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
13
4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................................13
4.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................................................13
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
13
6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
13
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
13
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC ĐÔNG Á.................................................................................................... 15
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SƠ THỰC TIỄN CỦA HỢP TÁC KHU VỰC
15

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
15
1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ HỘI NHẬP KHU VỰC
15
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
19
1.2.1. VAI TRÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA XU THẾ TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA
19
1.2.2. CÁC MẶT TÍCH CỰC CỦA TOÀN CẦU HÓA VÀ KHU VỰC HÓA
19
1.2.3. CÁC MẶT TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA TOÀN CẦU HÓA VÀ KHU VỰC HÓA
20
2. KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC ĐÔNG Á
22
2.1. Một số quan điểm về Đông Á.......................................................................................................................22
2.2. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế, xã hội khu vực Đông Á.................................................................................24
2.3. Quá trình hình thành và phát triển của hợp tác Đông Á.............................................................................27
2.4. THỰC TRẠNG HỢP TÁC ĐÔNG Á
31
1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC GMS
33
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
33
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC QUỐC TẾ GMS
35
1.2.1. CÁC THỂ CHẾ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HỢP TÁC GMS
35
1.2.2. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HỢP TÁC TRONG GMS
35
2. VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA GMS TRONG KHU VỰC ĐÔNG Á

38
3. VAI TRÒ CỦA GMS
40
3.1. Vai trò kết nối...............................................................................................................................................40
3.2. Vai trò trung chuyển lao động.....................................................................................................................45
3.3. Vai trò cân bằng và thúc đẩy cạnh tranh giữa các cường quốc..................................................................49
3.4. Vai trò hợp tác và phát triển du lịch trong Đông Á......................................................................................52
4. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NƯỚC LỚN ĐỐI VỚI VAI TRÒ CỦA GMS
54
4.1. Ảnh hưởng của Nhật Bản.............................................................................................................................54
4.2. Ảnh hưởng của Hàn Quốc............................................................................................................................58
4.3. Ảnh hưởng của Trung Quốc.........................................................................................................................60
4.4. Ảnh hưởng của Mỹ.......................................................................................................................................62
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ GMS VÀ ĐÔNG Á, VAI TRÒ CỦA GMS TRONG HỢP TÁC ĐÔNG Á VÀ DỰ BÁO..............65
1. ĐÁNH GIÁ VỀ VAI TRÒ CỦA GMS
65
1.1. Những điểm mạnh trong hợp tác Tiểu vùng GMS.......................................................................................65
1.2. Những điểm yếu trong hợp tác Tiểu vùng GMS..........................................................................................66
1.3. Những thách thức đặt ra đối với hợp tác Tiểu vùng GMS...........................................................................67
2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỢP TÁC ĐÔNG Á
69
2.1. Các yếu tố quốc tế........................................................................................................................................69
2.2. Các yếu tố khu vực......................................................................................................................................72
3. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC ĐÔNG Á
75
3.1. Triển vọng của FTA Đông Á trong cấu trúc hợp tác Đông Á........................................................................75
3


3.2. Những khó khăn thách thức trong việc xây dựng hợp tác Đông Á (dưới dạng các FTA Đông Á)................78

4. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VỀ VAI TRÒ CỦA GMS TRONG HỢP TÁC ĐÔNG Á
79
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................................ 85

4


AC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Community

:

Cộng đồng ASEAN
ADB

:

Asian Development Bank
Ngân hàng Phát triển Châu Á

AMBDC

:..........................Mekong Basin Development Cooperation
Diễn đàn hợp tác phát triển châu thổ sông Mekong

AEC


:

ASEAN Economic Community
Cộng đồng kinh tế ASEAN

AFTA :

ASEAN Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

AJFTA :

ASEAN – Japan Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại Nhật Bản – ASEAN

APEC :

Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

ARF

:

ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN

EAEG :

East Asian Economic Group

Nhóm kinh tế Đông Á

EAEC :

East Asian Economic Caucus
Tổ chức kinh tế Đông Á

EAFTA

:.......................................East Asian Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do Đông Á

EAVG :

East Asian Vision Group
Nhóm tầm nhìn Đông Á

EU

:

European Union
Liên minh Châu Âu

EWEC :

East West Economic Corridor
Hành lang kinh tế Đông Tây

FTA


:

Free Trade Agreement
5


Hiệp định thương mại tự do
FTACJK :

China – Japan – Korea Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản –
Hàn Quốc

GMS :

Greater Mekong Subregion
Tiểu vùng Mekong mở rộng

IMF

:

International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ quốc tế

LMI

:


Lower Mekong Initiative
Sáng kiến Hạ lưu Mekong

MRC :

Mekong River Commission
Uỷ ban sông Mekong

NSEC :

North - South Economic Corridor
Hành lang kinh tế Bắc - Nam

RFTA :

Regional Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do khu vực

SEC

:

Southern Economic Corridor
Hành lang kinh tế phía Nam

SFA - TFI

:The Strategic Framework for Action for Trade Facilitation
and Investment
Khung chiến lược tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư


SMEs :

Small and Medium Enterprises
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ

TPP

:

Trans – Pacific Partnership
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

WB

:

World Bank
Ngân hàng Thế giới

WTO

:..............................................World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các sáng kiến hợp tác khu vực các nước GMS tham gia………96

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Các Hành lang kinh tế GMS…………………………………..… 43
Hình 2: Hệ thống đường bộ tại Tiểu vùng GMS……………………….…44
Hình 3: Xu hướng di chuyển của lao động trong khu vực GMS……….....48

7


VAI TRÒ CỦA TIỂU VÙNG MÊ KÔNG MỞ RỘNG (GMS) ĐỐI VỚI HỢP
TÁC ĐÔNG Á TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, Đông Á thu hút sự quan tâm đặc biệt của thế giới, không
chỉ vì đây là địa bàn chiến lược quan trọng có nhiều vấn đề "nóng", mà còn là vì
khu vực này đã đạt được những thành công ngoạn mục về phát triển kinh tế và trở
thành một đầu tàu của kinh tế thế giới, đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng
toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thế giới vừa trải qua một cuộc suy thoái
nghiêm trọng nhất 2008-2009 kể từ sau cuộc đại suy thoái 1929-1933. Với những
nền kinh tế đầu tàu như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc với các nước Đông
Nam Á, ý tưởng hợp tác kinh tế Đông Á được coi là có khả năng trở thành hiện
thực bởi vì các nước trong khu vực đều muốn phát triển kinh tế bền vững trong xu
thế hội nhập hiện nay. Bên cạnh đó, 5 nước (Thái Lan, Myanma, Campuchia, Lào,
Việt Nam) và 2 tỉnh của Trung Quốc (Vân Nam và Quảng Tây) – thành lập Tiểu
vùng Mekong mở rộng (GMS) theo sáng kiến của Ngân hàng phát triển Châu Á
(ADB) vào năm 1992 – giữ vai trò cầu nối giữa 3 nước Đông Bắc Á nói trên và các
quốc gia hải đảo của ASEAN tạo ra những tiền đề và cơ hội lớn cho ý tưởng thành
lập Cộng đồng Đông Á với những tiềm năng phát triển lớn về mặt kinh tế, an ninh,
chính trị…
Với một vùng lãnh thổ khá rộng lớn 2,6 triệu km 2, dân số khoảng 330 triệu
người gồm 5 nước (Thái Lan, Myanma, Campuchia, Lào, Việt Nam) và 2 tỉnh của

Trung Quốc (Vân Nam và Quảng Tây), Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) được
coi là một khu vực khá đặc biệt ở nhiều phương diện về tiềm năng tài nguyên thiên
nhiên, đa dạng về văn hoá và nhiều điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển. Việc
hợp tác cùng phát triển không chỉ trở thành nhu cầu tất yếu của các nước, các địa
phương trong Tiểu vùng phù hợp với xu thế hội nhập của khu vực và thế giới. Với
vị trí chiến lược tiếp giáp với khu vực Đông Bắc Á gồm các nước lớn về kinh tế và
vai trò ngày càng được khẳng định trong hợp tác và phát triển khu vực ASEAN và
8


Đông Á, GMS nhận được rất nhiều sự quan tâm của các tổ chức quốc tế như WB,
IMF… và nhiều nước lớn trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ…
Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và hợp tác kinh tế khu vực ngày càng
sâu rộng, đặc biệt là xu thế hợp tác Đông Á (hay hợp tác ASEAN + 3), cần đánh
giá toàn diện sự vận động và hình thành của khu vực Đông Á để có một cái nhìn cụ
thể hơn về sự hợp tác này trong tương lai. Đồng thời đánh giá vai trò của hợp tác
Tiểu vùng GMS trong việc thúc đẩy hợp tác tại khu vực Đông Á trong bối cảnh
hợp tác quốc tế hiện nay để xây dựng những định hướng và giải pháp hữu hiệu
thúc đẩy hợp tác Đông Á nhằm hướng tới Cộng đồng Đông Á. Đó là những vấn đề
lớn cần nghiên cứu đầy đủ từ các khía cạnh, các cấp độ khác nhau và đây cũng
chính là những nhiệm vụ đang đặt ra đối với nhiều ngành khoa học. Từ cách nhìn
này, nhiệm vụ làm rõ vai trò hợp tác quốc tế của GMS trong việc thúc đẩy hợp tác
Đông Á là hết sức cần thiết. Vai trò của các nước lớn trong khu vực tác động đến
hợp tác Tiểu vùng như thế nào cũng cần được xác định và đánh giá một cách đầy
đủ và toàn diện. Đây là những vấn đề rất cấp thiết đòi hỏi phải có sự nghiên cứu
đầy đủ. Xuất phát từ thực tế và sự cần thiết phải làm rõ một số nội dung đang đặt
ra nói trên, từ cách tiếp cận của khoa học quan hệ quốc tế, tác giả đã lựa chọn chủ
đề nghiên cứu của luận văn: "Vai trò của Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đối
với hợp tác Đông Á từ năm 1998 đến nay”.
2. Tình hình nghiên cứu

Sáng kiến Hợp tác GMS được đánh giá là một trong những dự án hợp tác khu
vực đạt được nhiều thành công nhất so với những dự án cùng thời kỳ. Sự ra đời và
phát triển của GMS đã nhận được sự quan tâm không chỉ từ lãnh đạo các nước
trong vùng, các đối tác lớn của khu vực và thế giới mà còn của các nhà nghiên cứu,
các học giả trong và ngoài Tiểu vùng GMS. Bên cạnh đó, các học giả và các nhà
nghiên cứu đã dành nhiều công sức nghiên cứu về quá trình hợp tác quốc tế của
khu vực Đông Bắc Á nhằm hướng tới thức đẩy hợp tác quốc tế trong khu vực
Đông Á.
Nhiều công trình nghiên cứu chung về GMS như: Hành lang kinh tế Đông Tây, nghiên cứu về Kế hoạch tổng thể phát triển du lịch Tiểu vùng, nghiên cứu các
9


chiến lược cho các lĩnh vực hợp tác Tiểu vùng như giao thông, điện, môi trường,
du lịch… đã làm rõ những tiềm năng, cơ hội và nội dung hợp tác trong khu vực.
Bên cạnh đó, cũng có các nghiên cứu tổng quan về khu vực Đông Á và ASEAN +
3 theo xu thế hội nhập của thế giới và của khu vực. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu
trong khu vực và quốc tế đã đóng góp nhiều sáng kiến có giá trị thông qua các
cuộc hội thảo quốc tế về GMS như: Hội thảo quốc tế do ADB tổ chức tại Nhật
Bản, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc… và các hội thảo về thành lập khu vực hợp
tác Đông Á.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này được công bố cả
ở nước ngoài và ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ
cung cấp một số công trình cơ bản và nổi trội nhất, liên quan trực tiếp đến đề tài
nghiên cứu.
Về các công trình của các học giả quốc tế, các hướng nghiên cứu nước ngoài
chính tập trung vào việc phân tích tình hình chính trị, kinh tế của từng nước trong
bối cảnh riêng và các tác động đến kế hoạch phát triển kinh tế khu vực thông qua
Tiểu vùng Mekong mở rộng và hướng tới cả khu vực Đông Á. Cuốn sách Basic
framework of ASEAN - Mekong Basin Development Cooperation (ASEAN
Economic Bulletin, 1996) đã bàn về cách thức xây dựng các khuôn khổ cơ bản để

thúc đẩy hợp tác phát triển ASEAN – Mekong. Tác giả Ronald Bruce St. John đã
đưa ra một số cách nhìn nhận của mình về cách mạng, cải cách và chủ nghĩa khu
vực tại Đông Nam Á và ở ba nước Đông Dương trong cuốn sách “Revolution,
Reform and Regionalism in Southeast Asia: Cambodia, Laos and Vietnam”. Bên
cạnh đó, tác giả George Abonyi cũng đề cập những cách thức để đưa các doanh
nghiệp Tiểu vùng Mekong gia nhập thị trường quốc tế trong cuốn sách “Linking
Greater Mekong subregion enterprises to international markets: the role of global
value chains, international production networks and enterprise clusters”. Ban thư
ký ASEAN đã đưa ra “Master plan on ASEAN connectivity” tại Jakarta, Indonesia,
năm 2011. Tác giả Calla Wiemer đã có bài viết về “Economic Corridor for the
Greater Mekong Subregion”,.
Ở trong nước, các nghiên cứu chính chủ yếu tập trung vào các hướng sau: (1)
10


Tập trung làm rõ thực trạng hợp tác Tiểu vùng trước đây, hiện nay và triển vọng
trong thời gian tới. (2) Làm rõ sự tham gia của Việt Nam thông qua việc phân tích
thực trạng hợp tác và đưa ra các giải pháp kiến nghị. (3) Phân tích vai trò của các
nước lớn, các tổ chức quốc tế trong việc đẩy mạnh sự hợp tác Tiểu vùng. Chưa có
những nghiên cứu sâu về vai trò của Tiểu vùng GMS trong quá trình thúc đẩy hợp
tác khu vực Đông Á – mô hình hợp tác đang thu hút nhiều sự quan tâm.
Nội dung của các hướng nghiên cứu trên đã thể hiện khá rõ trong một số công
trình tiêu biểu sau:
- Nghiên cứu chung về GMS có Luận án Tiến sĩ của Hoàng Viết Khang "Hợp
tác kinh tế Tiểu vùng Mekong mở rộng: Hiện trạng, định hướng và giải pháp" năm
2009; Tác giả Nguyễn Trần Quế với cuốn sách "Hợp tác phát triển Tiểu vùng
Mekong mở rộng - Hiện tại và tương lai" xuất bản năm 2007; Đề tài nghiên cứu
của Viện nghiên cứu thương mại, Bộ Thương mại năm 2005 "Một số giải pháp
nhằm phát triển thương mại của Việt Nam với các nước Tiểu vùng Mekong". Phân
tích các nội dung hợp tác ở các lĩnh vực cụ thể nhiều công trình có giá trị đã được

công bố như: "Hợp tác GMS trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các hành lang
kinh tế: Trường hợp hành lang kinh tế Đông - Tây và Côn Minh - Lào Cai - Hà
Nội - Hải Phòng" của TS. Nguyễn Hồng Nhung năm 2006; Công trình của
PGS.TS. Đỗ Tiến Sâm "Trung Quốc với việc tham gia Hợp tác Tiểu vùng Mekong
mở rộng" năm 2005.
- Về nghiên cứu về khu vực Đông Á, các học giả trong nước cũng đã đề cập
những vấn đề để có những góc nhìn đa chiều về hợp tác trong khu vực này. Trong
đó phải kể đến các công trình nghiên cứu như: “Kinh tế thế giới sau khủng hoảng:
hệ lụy và triển vọng” của tác giả Lê Kim Sa; “Việt Nam trong thế giới Đông Á một
cách tiếp cận liên ngành và khu vực học” của tác giả Nguyễn Văn Kim; Bài viết
“Cộng đồng Đông Á: Vai trò, tiến trình thành lập và những thách thức” đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10, tháng 10 năm 2008 và “Cộng đồng kinh
tế Đông Á: xu hướng hợp tác mới và triển vọng” đăng trên Tạp chí nghiên cứu
Đông Bắc Á số 3, tháng 10 năm 2009 đều của tác giả Phạm Thị Thanh Bình.
Bên cạnh đó, cũng có các nghiên cứu tổng quan của các học giả quốc tế về
11


khu vực Đông Á và hợp tác ASEAN + 3 theo xu thế hội nhập của thế giới và của
khu vực như: “Đông Á - Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử và hiện tại”, Kỷ yếu
hội thảo khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà nội, tháng 3-2003; “East
Asian Cooperation: Searching for an Integrated Aproarch” của tác giả Zhang
Yunling (ed).Học giả Haruhiko Kuroda đã có bài phát biểu “East Asian economic
outlook and regional cooperation an integration” tại Hội nghị thượng đỉnh Đông
Á được tổ chức tại Cebu, Philippines, năm 2007. Hai học giả Ross H. Mcleod và
Ross Garnaut đã tập hợp những bài viết của các nhà nghiên cứu khác về sự chuyển
động của khu vực Đông Á từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998 trong
cuốn sách “East Asia in crisis – from being a miracle to needing one?”
Mặc dù sự vận động của hợp tác Đông Á hiện đang được quan tâm và nghiên
cứu khá sâu sắc ở một số lĩnh vực, song xem xét đánh giá một cách toàn diện hợp

tác quốc tế với vai trò của GMS trong thời gian gần đây vẫn còn thiếu vắng các
công trình nghiên cứu sâu sắc và toàn diện. Trong bối cảnh mới của quốc tế và khu
vực đã và đang có nhiều biến đổi khá bất ngờ, rất cần có các nghiên cứu cập nhật
về GMS nói chung, hợp tác quốc tế Đông Á nói riêng và đặc biệt là vai trò của
GMS trong hợp tác Đông Á. Vì thế, việc đi sâu tìm hiểu phân tích nội dung này là
hết sức cần thiết không chỉ về lý luận mà còn có ý nghĩa thực tế, nhất là đối với
Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn cố gắng làm rõ được những vai trò mà GMS đóng góp cho quá trình
hợp tác Đông Á từ năm 1998 đến 2013, qua đó đưa ra một số triển vọng của hợp
tác GMS đối với hợp tác Đông Á trong tương lai.
3.2. Nhiệm vụ
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Khái quát sự phát triển của hợp tác Đông Á trong thời gian qua.
- Làm rõ được vai trò của hợp tác GMS đối với hợp tác Đông Á (hay ASEAN
+ 3) và đưa ra những dự báo.

12


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính của nghiên cứu này là khu vực Tiểu vùng Mekong mở rộng,
tập trung chủ yếu vào vai trò của GMS trong hợp tác Đông Á.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Vai trò của GMS trong hợp tác Đông Á là một vấn đề rất rộng lớn. Trong
khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ lựa chọn những nội dung chủ yếu
nhất và sẽ xem xét phân tích ở góc độ: hợp tác GMS và vai trò của GMS trong hợp
tác Đông Á. Phạm vi không gian của luận này này chỉ tập trung vào hợp tác Tiểu

vùng Mekong mở rộng (GMS) . Phạm vi thời gian nghiên cứu của luận văn này bắt
đầu từ năm 1998 đến nay (2013). Sở dĩ tác giả chọn thời điểm bắt đầu là năm 1998
là bởi vì đó là thời điểm của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á lan rộng, gây ra
những tác động tiêu cực đối với các nền kinh tế trong khu vực Đông Á. Cho nên,
các quốc gia trong khu vực này đã rút ra những bài học lớn để từ đó tiến hành quá
trình hợp tác quốc tế trên nhiều mặt nhằm tạo ra sự phát triển bền vững cho khu
vực.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành và đa ngành trong
khoa học xã hội truyền thống như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. Các tư
liệu và dữ liệu sử dụng cho luận văn chủ yếu là những ấn phẩm đã được công bố,
các văn bản hợp tác và các báo cáo tham luận trong các cuộc hội thảo về GMS và
Đông Á trong và ngoài nước.
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
- Góp phần đánh giá đầy đủ hơn về vai trò của GMS trong hợp tác Đông Á.
- Dự báo triển vọng của hợp tác GMS trong hợp tác Đông Á.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phẩn Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận
văn gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Khái quát hợp tác Đông Á: trình bày về vị trí địa lý,tình hình kinh
tế xã hội và quá trình hình thành của hợp tác Đông Á (ASEAN+3).
13


Chương 2: Vai trò của GMS trong hợp tác Đông Á: trình bày về quá trình
hình thành hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), vai trò của GMS trong hợp
tác Đông Á và ảnh hưởng của các nước lớn đối với hợp tác GMS.
Chương 3: Đánh giá về GMS và Đông Á, vai trò của GMS trong hợp tác
Đông Á và dự báo: đánh giá về vai trò của GMS, đưa ra một số kịch bản về hợp
tác Đông Á và dự báo về vai trò của GMS trong tương lai.


14


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC ĐÔNG Á
1.Cơ sở lý luận và cơ sơ thực tiễn của hợp tác khu vực
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về hội nhập khu vực
Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, hội nhập là một quá trình kết hợp giữa các
quốc gia riêng rẽ vào một chính thế nhất định, đó cũng là quá trình thiết lập các cấu
trúc chung mới và thể chế hóa các quan hệ giữa các quốc gia. Hội nhập là một
trạng thái của một chính thể mới với cơ cấu, luật lệ riêng hình thành thể chế liên
quốc gia. Theo đó, khi tham gia vào một chủ thể nào đó, các quốc gia phải chấp
nhận nhường một phần chủ quyền quốc gia và thực thi các luật lệ, thể chế, chuẩn
mực của chính thể đó.
Hình thức và mức độ hội nhập được thực hiện với các mức độ khác nhau trên
các phạm vi đơn phương, song phương và đa phương (tiểu khu vực/vùng, khu vực,
liên khu vực và toàn cầu). Ở mức độ đơn phương, mỗi quốc gia tự mình thực hiện
những biện pháp mở cửa, tự do hóa trong những lĩnh vực nhất định có mục tiêu cụ
thể chứ không nhất thiết phải tuân thủ những quy định của các định chế, tổ chức
kinh tế mà họ tham gia. Như vậy, mỗi nước tự tìm con đường riêng để tự thích
nghi với môi trường hội nhập quốc tế, chủ động tạo môi trường kinh tế, chính trị,
văn hóa – xã hội và thể chế phù hợp với quá trình hội nhập song phương và đa
phương mà quốc gia đó cam kết.
Hội nhập quốc tế bao gồm nhiều mức độ. Đầu tiên là hội nhập về kinh tế, sau
đó là hội nhập về chính trị, hội nhập an ninh – quốc phòng và hội nhập về văn hóa
– xã hội. Các quốc gia tham gia hội nhập về cơ bản phải trải qua các bước hội nhập
từ thấp đến cao. Việc đốt cháy giai đoạn chỉ có thể diễn ra trong những điều kiện
đặc thù nhất định mà thôi (chẳng hạn Cộng đồng Kinh tế châu Âu đã đồng thời
thực hiện xây dựng khu vực mậu dịch tự do và liên minh thuế quan trong những

thập niên 60-70). Hội nhập kinh tế là nền tảng hết sức quan trọng cho sự tồn tại
bền vững của hội nhập trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là hội nhập về chính trị và
nhìn chung, được các nước ưu tiên thúc đẩy giống như một đòn bẩy cho hợp tác và
phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa.
15


Hội nhập kinh tế quốc tế nằm trong khái niệm hội nhập, là sự kết nối các nền
kinh tế khác nhau, với những đặc trưng khác nhau, hình thành từng bước hệ thống
kinh tế liên quốc gia với mức độ khác nhau. Đây là quá trình gắn kết nền kinh tế và
thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do
hóa và mở cửa ở các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Do đó, bản
chất của hội nhập là chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa.
Hội nhập kinh tế bao gồm 5 cấp độ: Khu vực thương mại ưu đãi (PTA): có
chính sách thuế quan ưu đãi một phần cho nhau; Khu vực thương mại tự do (FTA):
các thành viên dỡ bỏ tất cả hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với nhau; Liên
minh thuế quan: các khu vực thương mại tự do mà các thành viên áp dụng chung
chính sách thuế quan đối với các nước không phải là thành viên; Thị trường
chung: tự do hóa dòng hàng hóa và các yếu tố sản xuất như lao động, vốn; Liên
minh kinh tế: thị trường chung và các chính sách hài hòa cao kết hợp với các thể
chế chung toàn khu vực để điều phối và thực hiện các biện pháp chính sách kinh tế
và hội nhập.
Hợp tác khu vực là quá trình thông qua đó hai hay nhiều nước theo đuổi mục
đích hoặc mục tiêu phát triển chung thông qua các hoạt động chung, phối hợp
chung và đồng bộ. Hợp tác khu vực thường bao gồm các hoạt động hợp tác theo
từng nội dung cụ thể với các chương trình và dự án trong vùng.
Chương trình hợp tác khu vực là tập hợp các tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược
và các nguyên tắc định hướng cho các hành vi và hoạt động của các quốc gia tham
gia chương trình hoặc khuôn khổ hợp tác đó.
Dự án kinh tế khu vực là dự án bao gồm hai hay nhiều quốc gia mong muốn

thực hiện nhằm đạt được mục đích phát triển chung thông qua các hoạt động chung
hoặc cùng phối hợp vì mục tiêu, kết quả chung.
Hội nhập kinh tế khu vực được điều phối bởi thị trường (thị trường lớn hơn và
trao đổi nhiều hơn, tăng cường thương mại có thể không cần đến thỏa thuận về
thương mại) và được dẫn dắt bởi chính sách thông qua các thỏa thuận hợp tác
AFTA, FTA (các nước đồng ý dỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa và dịch
vụ...).
16


Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của
lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường
cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới
nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp
đến cao. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh
mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế
là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển.
Thuật ngữ “hội nhập quốc tế” trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng nước
ngoài (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là “intégration
internationale”). Đây là một khái niệm được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực
chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế, ra đời từ khoảng giữa thế kỷ trước ở châu
Âu, trong bối cảnh những người theo trường phái thể chế chủ trương thúc đẩy sự
hợp tác và liên kết giữa các cựu thù (Đức-Pháp) nhằm tránh nguy cơ tái diễn chiến
tranh thế giới thông qua việc xây dựng Cộng đồng châu Âu.
Trên thực tế cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về khái
niệm “hội nhập quốc tế”. Tựu chung, có ba cách tiếp cận chủ yếu sau:
Cách tiếp cận thứ nhất, thuộc về trường phái theo chủ nghĩa liên bang, cho
rằng hội nhập (integration) là một sản phẩm cuối cùng hơn là một quá trình. Sản
phẩm đó là sự hình thành một Nhà nước liên bang kiểu như Hoa Kỳ hay Thụy Sỹ.
Để đánh giá sự liên kết, những người theo trường phái này quan tâm chủ yếu tới

các khía cạnh luật định và thể chế.
Cách tiếp cận thứ hai, với Karl W. Deutsch – giáo sư khoa học chính trị người
Mỹ - là trụ cột, xem hội nhập trước hết là sự liên kết các quốc gia thông qua phát
triển các luồng giao lưu như thương mại, đầu tư, thư tín, thông tin, du lịch, di trú,
văn hóa… từ đó hình thành dần các cộng đồng an ninh (security community). Theo
Deutsch, có hai loại cộng đồng an ninh: loại cộng đồng an ninh hợp nhất như kiểu
Hoa Kỳ, và loại cộng đồng an ninh đa nguyên như kiểu Tây Âu. Như vậy, cách
tiếp cận thứ hai này xem xét hội nhập vừa là một quá trình vừa là một sản phẩm
cuối cùng.
Cách tiếp cận thứ ba xem xét hội nhập dưới góc độ là hiện tượng/hành vi các
17


nước mở rộng và làm sâu sắc hóa quan hệ hợp tác với nhau trên cơ sở phân công
lao động quốc tế có chủ đích, dựa vào lợi thế của mỗi nước và mục tiêu theo đuổi.
Cách tiếp cận thứ nhất có nhiều hạn chế vì nó không đặt hiện tượng hội nhập
trong quá trình phát triển mà chỉ nhìn nhận hiện tượng này (chủ yếu về khía cạnh
luật định và thể chế) trong trạng thái tĩnh cuối cùng gắn với mô hình Nhà nước liên
bang. Cách tiếp cận này khó áp dụng để phân tích và giải thích thực tiễn của quá
trình hội nhập diễn ra với nhiều hình thức và mức độ khác nhau như hiện nay trên
thế giới. Không phải bất cứ sự hội nhập nào cũng dẫn đến một Nhà nước liên bang.
Cách tiếp cận thứ hai có điểm mạnh là nhìn nhận hiện tượng hội nhập vừa trong
quá trình tiến triển vừa trong trạng thái tĩnh cuối cùng, đồng thời đưa ra được
những nội dung khá cụ thể và sát thực tiễn của quá trình hội nhập, góp phần phân
tích và giải thích nhiều vấn đề của hiện tượng này. Cách tiếp cận thứ ba tập trung
vào hành vi của hiện tượng, không quan tâm xem xét góc độ thể chế cũng như kết
quả cuối cùng của hội nhập, do vậy, thiếu tính toàn diện và hạn chế trong khả năng
giải thích bản chất của quá trình hội nhập.
Ở Việt Nam, thuật ngữ ‘hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ
khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham

gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế khu vực và
quốc tế khác. Những năm gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” (thậm chí nói ngắn
gọn là “hội nhập”) được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng
hơn hội nhập kinh tế quốc tế. Có một thực tiễn đáng lưu ý là trước khi thuật ngữ
“hội nhập kinh tế quốc tế” được đưa vào sử dụng, trong tiếng Việt đã xuất hiện các
cụm từ “liên kết kinh tế quốc tế” và “nhất thể hóa kinh tế quốc tế”. Cả ba thuật ngữ
này thực ra được sử dụng để chỉ cùng một khái niệm mà tiếng Anh gọi là
“international economic integration”. Sự khác biệt giữa chúng chủ yếu là cách
dùng với hàm ý chính trị và lịch sử khác nhau.
Như vậy, hội nhập toàn cầu và khu vực là xu thế hiện thực khách quan, là quá
trình mà hầu hết các khu vực, tiểu khu vực và các quốc gia trên thế giới tham gia.
Do đó ý tưởng xây dựng hợp tác Đông Á (hay ASEAN +3) không nằm ngoài xu
thế này và các nước tham gia đều tích cực để hiện thực hóa ý tưởng này. Bên cạnh
18


đó, các nước tiểu vùng GMS, với vị trí chiến lược quan trọng, chủ động hội nhập
toàn cầu và khu vực nhằm tận dụng các cơ hội to lớn để phát triển và phát huy vai
trò của mình trong hợp tác Đông Á. Để đối phó được với những thách thức của quá
trình hội nhập gây ra, các nước GMS, đa phần là các nước nghèo và đang phát
triển, cần phải phối hợp các nỗ lực của các nước nghèo lại với nhau để tăng thêm
sức mạnh, tận dụng vốn, công nghệ - kỹ thuật và kỹ năng quản lý do hội nhập tạo
ra. Trong bối cảnh này, các nền kinh tế hàng đầu của khu vực Đông Á quan tâm
nhiều hơn đến mối quan hệ hợp tác với các nước GMS nói riêng và các nước
ASEAN nói chung để tạo ra sự phát triển bền vững cho cả khu vực.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vai trò và tác động của xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa
Hợp tác và hội nhập khu vực và thế giới đã và đang thúc đẩy quá trình toàn
cầu hóa và khu vực hóa. Quá trình toàn cầu hóa bắt đầu từ thế kỷ XIX, bùng nổ
trong thế XX và phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Toàn cầu hóa đang tạo ra sự

dịch chuyển tự do các yếu tố của quá trình tái sản xuất từ nước này sang nước
khác, từ khu vực này sang khu vực khác và dần dần phát triển trên phạm vi toàn
cầu.
Dưới tác động của toàn cầu hóa, các dòng hàng hóa, dịch vụ, kỹ thuật, vốn và
nguồn nhân lực... ngày càng vượt qua biên giới các quốc gia, lưu thông trên phạm
vi toàn cầu ngày càng tự do hơn. Sự liên kết kinh tế của các nước trên thế giới tạo
thành các luồng phân phối lưu thông, các nguồn lực kinh tế toàn cầu, nền kinh tế
các nước trên thế giới ngày càng mở cửa và hội nhập với nhau. Sự phát triển của
kinh tế các nước trên thế giới và sự vận động của toàn bộ nền kinh tế thế giới ngày
càng ảnh hưởng lẫn nhau. Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế
khách quan.
Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa luôn có tác động hai mặt:
tích cực và tiêu cực đan xen và chuyển hóa lẫn nhau.
1.2.2. Các mặt tích cực của toàn cầu hóa và khu vực hóa
Toàn cầu hóa góp phần thúc đẩy phát triển cho các quốc gia tham gia hội
nhập quá trình này; tạo không gian kinh tế mở rộng cho tất cả các nước thành viên;
19


thúc đẩy các nước mở cửa thị trường; tự do hóa thương mại, quan hệ buôn bán và
dịch vụ giữa các nước tăng lên mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các quốc gia phát huy
lợi thế so sánh của mình để thu được lợi nhuận và tăng khả năng tích lũy, sử dụng
các nguồn lực một cách có hiệu quả, phân công lao động theo hướng chuyên môn
hóa. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các doanh nghiệp buộc phải ra sức cải tiến công
nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả để tồn tại, cạnh tranh và phát
triển.
Toàn cầu hóa thúc đẩy sự phân công lao động trên quy mô toàn thế giới; mở
ra khả năng cho các nước đang phát triển tham gia vào quá trình phân công lao
động quốc tế; tạo ra sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và thống
nhất nền kinh tế toàn cầu. Nội dung của phân công lao động quốc tế trong xu thế

toàn cầu hóa là mỗi nước đều tham gia vào quá trình chuyên môn hóa sản xuất các
loại sản phẩm hay các bộ phận cấu thành sản phẩm trên cơ sở lợi thế so sánh của
mình. Sự phân công lao động xã hội ngày càng mở rộng từ phạm vi vùng lãnh thổ,
quốc gia đến phạm vi quốc tế để hình thành một cơ cấu kinh tế mang tính toàn cầu,
trong đó các nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau.
Toàn cầu hóa tạo ra sự lưu thông mạnh mẽ về vốn, hàng hóa, dịch vụ, thông
tin, công nghệ, khoa học – kỹ thuật. Toàn cầu hóa kích thích sự phát triển của khoa
học và công nghệ phục vụ sản xuất, làm xuất hiện nhu cầu phổ biến, chuyển giao
khoa học, công nghệ và kinh nghiệp quản lý trên toàn thế giới. Do đó các quốc gia
có cơ hội mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều việc làm hơn, góp phần ổn định đời sống
xã hội.
1.2.3. Các mặt tác động tiêu cực của toàn cầu hóa và khu vực hóa
Toàn cầu hóa cũng tạo ra nhiều thách thức lớn đối với nền kinh tế thế giới,
làm gia tăng bất bình đẳng kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực và các nhóm dân
cư; tạo ra sự cạnh tranh gay gắt những các quốc gia, luôn đặt ta những thách thức
đối với các nước đang phát triển và sự bất lợi, thiệt thòi bao giờ cũng thuộc về các
nước có điều kiện cạnh tranh kém. Thách thức lớn nhất đối với các nước đang phát
triển là họ phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt không chỉ với thị trường bên ngoài
mà ngay cả thị trường trong nước vì họ gặp nhiều khó khăn trong việc thâm nhập
20


thị trường bên ngoài mà phải lo bảo vệ nền kinh tế của quốc gia trước sự xâm nhập
của các nền kinh tế bên ngoài. Cạnh tranh gay gắt dẫn đến phá sản, thất nghiệp,
làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội. Đó là lý do tại sao nhiều quốc gia, đặc biệt
là các nước đang phát triển vẫn chưa thực sự hội nhập hoặc hội nhập một cách dè
dặt, thậm chí còn kêu gọi chống lại xu thế toàn cầu hóa.
Toàn cầu hóa còn tạo ra sự phân hóa giữa các nhóm dân cư trong một quốc
gia. Các nhóm dân cư trong mỗi quốc gia tham gia vào quá trình toàn cầu hóa với
điều kiện thuận lợi không giống nhau. Các nhóm dân cư trí thức, lao động kỹ thuật

có điều kiện về việc làm ổn định, thu nhập cao, ngày càng giàu lên. Trong khi đó,
bộ phân dân cư ở khu vực nông thôn với không hoặc có trình độ kỹ thuật thấp khó
có điều kiện tiếp cận những cơ hội tốt để thay đổi cuộc sống. Điều này đã khiến
cho khoảng cách phân hóa giàu nghèo trong bộ phận dân cư ngày càng rộng và
càng khó hàn gắn.
Toàn cầu hóa bị coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự tàn phá tự nhiên, gây ô
nhiễm môi trường. Cơ cấu kinh tế của hầu hết các nước đang phát triển còn lạc
hậu, lại đang trong quá trình thúc đẩy công nghiệp hóa cần tranh thủ mọi nguồn lực
để phát triển sản xuất, tăng thu thập để tái đầu tư. Như vậy, điều này dẫn đến trình
trạng khai thác tài nguyên bừa bãi, làm cạn kiệt vốn tài nguyên, nền kinh tế tăng
trưởng nhưng không bền vững, luôn tiềm ẩn sự bất ổn. Việc chuyển giao công
nghệ gắn liền với việc di chuyển các cơ sở sản xuất từ bên ngoài vào. Các nước
phát triển lợi dụng việc chuyển giao công nghệ, đầu tư để đưa những công nghệ lạc
hậu, ô nhiễm ra khỏi đất nước mình. Do vậy, toàn cầu hóa vừa cho phép các nước
đang phát triển tiếp cận được nguồn vốn, công nghệ vừa đặt ra những thách thức
và nguy cơ của việc phát triển không bền vững vì phải tiếp nhận những công nghệ
lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường.
Toàn cầu hóa cũng tạo ra những cơ hội và thách thức đối với các quốc gia
Tiểu vùng GMS và các nước thành viên khác thuộc hợp tác ASEAN +3. Vấn đề
đặt ra với các quốc gia này – đặc biệt là phần lớn các nước GMS đều là các nước
nghèo, thiếu hầu hết các điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế – là tận dụng được
các cơ hội và đối phó các thách thức của toàn cầu hóa trong bối cảnh cần nhiều
21


nguồn lực lớn như vốn, tài nguyên, công nghệ, kỹ thuật và khả năng cạnh tranh cao
giữa các quốc gia. Mặt khác, hợp tác GMS lại tạo ra những vai trò quan trọng đặc
trưng để thúc đẩy hợp tác Đông Á trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng.
Do đó, hợp tác GMS rất cần thiết để làm tăng lợi thế cạnh tranh, tận dụng lợi thế
của từng quốc gia, của cả tiểu vùng và cả vùng Đông Á rộng lớn trong một thế giới

cạnh tranh toàn cầu.
2. Khái quát về hợp tác Đông Á
2.1. Một số quan điểm về Đông Á
Quan niệm về Đông Á là một khu vực là tương đối mới. Hai thập kỷ sau
Chiến tranh thế giới thứ II, người ta không biết đến khái niệm “Đông Á” bởi vì cả
thế giới đang bị cuốn theo làn sóng của cuộc Chiến tranh lạnh và các cuộc chiến
tranh căng thẳng ở Việt Nam và bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, Đông Á từng được
dùng để chỉ tiểu khu vực của Châu Á bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản
và Việt Nam. Ông Murphey đã định nghĩa: “Đông Á là khu vực đông dân nhất thế
giới bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản và Việt Nam”1. Về mặt văn hóa,
khu vực Đông Á thường được dùng để chỉ nhóm nước có những đặc điểm chung
với phạm vi văn hóa của Trung Quốc. Theo giáo sư John Ravenhill, khái niệm về
khu vực “Đông Á” được dùng để nói về một số nước có chung đặc điểm văn hóa
Khổng Tử2.
Đến thập niên 90 của thế kỷ 20, khái niệm về Đông Á là một khu vực bao
gồm các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á mở bắt đầu phổ biến. Đề xuất nhóm
kinh tế Đông Á (EAEG3, được thu hẹp phạm vi thành tổ chức kinh tế Đông Á EAEC4) của Thủ tướng Malaysia Mahthir được coi là khung nhận thức quan trọng
cơ bản để hình thành ý tưởng về khu vực Đông Á.
Theo GS. Vũ Dương Ninh5, quan niệm phổ biến hiện nay là “khu vực Đông Á
có thể được coi là bao gồm Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc (gồm cả
1

Lời mở đầu của cuốn sách: East Asia: A new history, 1997.
Ravenhill, F 2002, 'A Three Bloc World? The New East Asian Regionalism', International Relations of the AsiaPacific, vol. 2, no. 2, pp. 167-195.
3
East Asian Economic Group.
4
East Asian Economic Caucus.
5
Tác giả của bài tham luận “Tiền đề của Cộng đồng Châu Á” tại Hội thảo khoa học ‘Hướng tới Cộng đồng Châu Á

: cơ hội và thách thức, Hà Nội 2005.
2

22


Đài Loan, Hồng Công) và 10 nước thành viên ASEAN”. Giáo sư Tanaka Akihiko
– Viện nghiên cứu Văn hóa phương Đông, đại học Tokyo lại cho rằng, Đông Á,
ngoài các nước nói trên, còn bao gồm các quốc gia khác như Australia, New
Zealand và phần cực đông của Nga…
Giáo sư Qiao Lingsheng6 cũng tham dự chia sẻ quan điểm này và nhấn mạnh
thêm: “Cộng đồng cần thi hành chủ nghĩa khu vực mở không loại trừ các quốc gia
ngoài khu vực, song để giữ sức mạnh hướng tâm (centripetal force) và thúc đẩy có
hiệu quả việc xây dựng cộng đồng, phải nhanh chóng tăng số thành viên tham
gia”.Ở đây tác giả muốn nói rằng Cộng đồng Đông Á trong tương lai cần có thêm
các đối tác khác, nhất là sự tham gia của Mỹ - một cường quốc có ảnh hưởng mạnh
đến khu vực.
Ngoài hai quan điểm chủ đạo trên còn có các ý kiến khác coi Đông Á chỉ bao
gồm các nước Đông Bắc Á. Tiến sỹ Chayachoke Chulasiriwongs 7 băn khoăn rằng
khi sử dụng thuật ngữ “Đông Á”, người ta thường dùng để chỉ các quốc gia và
vùng lãnh thổ như Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc,
Hồng Công, Nhật Bản và Mông Cổ. Theo quan điểm này, các nước ASEAN thi
thoảng mới được đề cập đến. Cách nhìn nhận này phù hợp với quan điểm của Châu
Âu khi coi các nước Đông Bắc Á là thuộc vùng “Viễn Đông” và về sau với sự trỗi
dậy của các nước Châu Á họ đã có sự thay đổi về nhận thức về vị trí địa lý của
Đông Á.
Mặc dù có những quan điểm nhìn nhận khác nhau về khái niệm khu vực Đông
Á nhưng hiện nay, khi nhắc đến khu vực Đông Á, người ta thường nhắc đến
ASEAN + 38 bởi vì đây là cơ chế hiện thực nhất giữa ASEAN và 3 nước Đông Bắc
Á mà từ trước đến nay ASEAN đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong

nỗ lực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, và hướng tới sự phát triển toàn diện.
Kể từ sau cuộc Khủng hoảng Tài chính Châu Á 1997, thực tiễn cho thấy một
hướng phát triển và hội nhập kinh tế chủ động hơn theo hướng tăng cường mạnh
mẽ sự phát triển các khuôn khổ thể chế. Về bản chất, khi nói đến hợp tác và hội
6

Cán bộ nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Nhật Bản, Trường đại học Nam Khai, Trung Quốc
Trường Đại học Chulalongkon, Thái Lan
8
Bao gồm 10 nước ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
7

23


nhập kinh tế Đông Á (ASEAN + 3), người ta đặc biệt nhấn mạnh giai đoạn này, đó
là điểm có thể tạo sự đột phá bất ngờ mang tính chủ động hội nhập. Đây là giai
đoạn tích cực thiết lập các cơ chế tự do thương mại và hợp tác kinh tế toàn diện
song phương và đa phương. Với phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả ủng
hộ quan điểm hợp tác Đông Á chính là ASEAN + 3 đóng vai trò là nòng cốt. Trong
Đông Á hiện có nhiều cơ chế hợp tác đang hình thành và ngày càng đa dạng 9. Đối
với khu vực Đông Á thì ASEAN + 3 được coi là xu thế hợp tác mang bản sắc và có
nhiều triển vọng của khu vực. Cho nên, hiện nay khi nói đến vị trí địa lý của khu
vực Đông Á, người ta sử dụng cơ chế hợp tác ASEAN + 3 để xác định phạm vi.
2.2. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế, xã hội khu vực Đông Á
Về mặt địa lý, theo quan điểm của tác giả được đề cập trong luận văn này thì
khu vực Đông Á bao gồm hai bộ phận Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Đông Bắc Á
bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, hai quốc gia nằm trên bán đảo Triều Tiên và
Mông Cổ; Đông Nam Á bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và Đông Timor.
Khu vực này có tổng dân số khoảng 2,15 tỷ người (khoảng 1/3 dân số thế giới) và

tổng GDP trên 13 nghìn tỷ USD (chiếm gần 1/4 GDP của toàn thế giới). Đông Á
cũng chiếm tới gần 30% tổng thương mại của thế giới và hàng năm thu hút gần 1/3
tổng FDI toàn cầu. Đây là khu vực có hai nền kinh tế hàng đầu thế giới (sau Mỹ) là
Nhật Bản và Trung Quốc. Trung Quốc hiện đã vươn lên thành nước đứng đầu thế
giới về xuất khẩu và dự trữ ngoại tệ với tổng số 2.450.000 tỷ USD. Khu vực này là
điểm phát triển năng động nhất của vành đai kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương và
được dự đoán là “khu vực của thế kỷ XXI”. Ngoài hai nền kinh tế hàng đầu thế
giới là Trung Quốc và Nhật Bản thì Đông Á còn sở hữu các nền kinh tế mới nổi và
năng động như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Thái Lan. Vì thế, có thể nói
Đông Á là một khu vực phát triển năng động và có tiềm năng cạnh tranh với Châu
Âu và Bắc Mỹ trong tương lai không xa.
Khi xác định những giá trị văn hóa, xã hội của các khu vực nói chung, của
Châu Á nói riêng, người ta có thể dễ dàng nêu ra những nét tương đồng – cơ sở
quan trọng trong xây dựng một cộng đồng chung. Đó là các giá trị về truyền thống
9

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn Khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương (APEC), ASEAN + 3, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS)…
24


Nho giáo, tư tưởng triết học phương Đông... Những giá trị chung này được thể
hiện và vận dụng một cách hiệu quả trong quá trình phát triển của các quốc gia
Châu Á – các nước Đông Á theo quan điểm hiện nay là một phần chủ yếu của
Châu Á – trong nhiều thập kỷ qua. Nho giáo, Khổng giáo, sự giao thoa giữa văn
minh Trung - Ấn và tính đa dạng và sự xâm nhập của các giá trị văn hóa mới ở khu
vực Đông Á cũng tạo ra những cơ hội để các nước trong khu vực gần nhau hơn và
hướng tới những mục tiêu chung khi cùng nhau đứng trong một cộng đồng.
Trong khu vực Đông Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tạo thành một
phần quan trọng của nền kinh tế thế giới, chi phối Đông Á cũng như Đông Bắc Á.

Về quy mô kinh tế, ba nước chiếm tới 18,6% GDP toàn cầu. Về kinh ngạch mậu
dịch, phần giá trị của ba nước chiếm 12% giá trị mậu dịch toàn cầu. Trong số
nhóm nước ASEAN + 3, ba nước này chiếm 82,2% GDP và 64,2% dung lượng
mậu dịch10. Tuy nhiên, người ta chỉ bắt đầu thảo luận hợp tác kinh tế Đông Bắc Á
sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và trên thực tế hợp tác kinh tế trong khu vực này
tăng trưởng một bước quan trọng. Khác với hợp tác kinh tế EU và NAFTA, hợp
tác kinh tế ở khu vực Đông Bắc Á mang tính chất hợp tác chức năng hay còn gọi là
hợp tác kinh tế phi thể chế. Thực tế cho thấy, mậu dịch tăng trưởng mạnh trong các
nước Đông Bắc Á mà không có sự ủng hộ mang tính tổ chức ở cấp khu vực. Trong
hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật
Bản và Hàn Quốc trong khi Nhật Bản đứng vị trí thứ 4 và Hàn Quốc đứng vị trí
thứ 6 trong các đối tác thương mại của Trung Quốc. Năm 2011, thương mại hai
chiều giữa Trung Quốc và Nhật Bản đạt 240 tỉ đô la, tăng 22% trong khi kim
ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đạt 250 tỉ đô la và sẽ đạt 300 tỉ
đô la vào năm 2015.
Chỉ sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, các nước Đông Bắc
Á mới bắt đầu nhận ra tầm quan trọng các hợp tác kinh tế khu vực và xem FTA
Đông Bắc Á như là một chương trình nghị sự quan trọng trong chính sách thương
mại các nước này. Nhật bản ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế với Singapore vào
tháng 1 năm 2002. Do đó, Nhật Bản là nước Đông Bắc Á đầu tiên tham gia vào
10

Số liệu năm 2009, Japan, Alnamac 2012.
25


×