Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Đề tài:NGHIÊN CỨU VÀ ĐO LƯỜNG BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.09 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
--------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
NGHIÊN CỨU VÀ ĐO LƯỜNG BỘ BA BẤT KHẢ THI
Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. TRẦN NGỌC THƠ
Sinh viên thực hiện: LƯ KIỀU HẠNH
Lớp: TC11 – Khóa: 33
MSSV: 107207110

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011

LỜI GIỚI THIỆU


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

Lí thuyết bộ ba bất khả thi từ lúc ra đời cho đến ngày hôm nay luôn là đề tài nghiên
cứu nhận được nhiều sự quan tâm. Bắt đầu từ mô hình cơ bản-mô hình MundellFleming- do hai giáo sư Robert Mundell và J.M.Fleming đặt những viên gạch đầu tiên,
sau đó lí thuyết bộ ba bất khả thi được mở rộng qua nghiên cứu của Yigang và
Tangxian hay được nâng lên thành thuyết tứ diện trong nghiên cứu của Goubing Shen
và gần đây là những nghiên cứu định lượng cho bộ ba bất khả thi. Chúng ta có thể dễ
dàng nhận thấy mức ảnh hưởng của bộ ba bất khả thi đến nền kinh tế nên việc nghiên
cứu lí thuyết này là việc rất cần thiết. Những ứng xử không đúng với bộ ba sẽ làm nền


kinh tế hỗn loạn (lấy ví dụ như tình hình Việt Nam trong năm 2008) nhưng ngược lại
khéo léo hơn trong vận dụng lí thuyết bộ ba bất khả thi sẽ có những tác động rất tích
cực (lấy ví dụ trường hợp của Ấn Độ trong cuộc khủng hoảng Châu Á). Chính vì thế,
trong bài viết này chúng tôi cũng muốn xem xét lại bộ ba bất khả thi và việc vận dụng
lí thuyết này ở Việt Nam như thế nào. Bài viết của chúng tôi gồm 4 phần chính. Trong
phần đầu chúng tôi sẽ khái quát lại lí thuyết bộ ba bất khả thi từ lúc mới ra đời cho đến
những thay đổi gần đây. Cũng trong phần này, chúng tôi đặc biệt phân tích kĩ những
nghiên cứu định lượng cho các nhân tố trong bộ ba. Chúng tôi sẽ phân tích những ưu,
khuyết cũng như tính thích hợp vận dụng vào Việt Nam. Dựa trên những phân tích
trong phần 1, chúng tôi tiến hành định lượng cho các nhân tố bộ ba bất khả thi của Việt
Nam trong phần 2. Trong phần này chúng tôi nhận thấy cần xây dựng thêm chỉ số TT
để phản ánh mức độ độc lập tiền tệ thay vì sử dụng những chỉ số trong các bài viết
trước. Sau khi tính toán các chỉ số cần thiết, trong phần 3 chúng tôi mở rộng nghiên
cứu của mình bằng cách phân tích tác động của bộ ba đến các biến kinh tế vĩ mô,
không phải là những phân tích định tính mà chúng tôi sử dụng mô hình hồi qui với các
chỉ số được tính toán trong phần 2. Cuối cùng trong phần 4 chúng tôi đưa ra một số
kiến nghị dựa vào các kết quả hồi qui thu được kết hợp với phân tích định tính tình
hình cụ thể của Việt Nam trong thời gian gần đây.

2


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

MỤC LỤC
Lời mở đầu
Lời cảm ơn
MỤC LỤC..................................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỘ BA BẤT KHẢ THI.........................................5
1.1Khái niệm bộ ba bất khả thi..............................................................................................5
1.2Những phát triển của lý thuyết bộ ba bất khả thi trong những thập niên vừa qua..........6
1.2.1Mô hình Mundell-Fleming (mô hình nền tảng)........................................................6
1.2.2Các mở rộng mang tính trung gian của bộ ba bất khả thi......................................11
1.3Bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối.............................................................................15
1.3.1Mô hình tài chính bất định của Maurice Obstsefd, Jay C.Shambaugh, Alan
M.Taylor (2007)................................................................................................................15
1.3.2Tiền tệ độc lập và vai trò của dự trữ ngoại hối.......................................................16

CHƯƠNG 2: ĐO LƯỜNG BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM.......................18
2.1 Cơ sở xây dựng phương pháp đo lường...........................................................................18
2.1.1Chỉ số tiền tệ độc lập...............................................................................................18
2.1.2Tỷ giá cố định.............................................................................................................21
2.1.3Độ mở của tài chính..................................................................................................23
2.2Đo lường bộ ba bất khả thi cho Việt Nam...................................................................27
2.2.1Tự do hóa dòng vốn...................................................................................................27
2.2.2Ổn định tỷ giá..............................................................................................................28
2.2.3Tiền tệ độc lập..........................................................................................................28

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỒI QUY......................................................................32
3.1 Xây dựng hàm hồi quy giữa các biến kinh tế vĩ mô và các yếu tố của bộ ba bất khả thi 32
3.1.1 Mô hình cơ bản.......................................................................................................32
3.1.2Các biến của mô hình – Dữ liệu hồi quy.................................................................33
3.2Kết quả ước lượng mô hình – Kết luận.......................................................................34
3.2.1Mô hình thực nghiệm...............................................................................................34
3.2.2Sản lượng quốc gia và bộ ba bất khả thi.................................................................35
3.2.3Lạm phát và bộ ba bất khả thi....................................................................................38

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT.............................................................................................41

3


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

4.1Ảnh hưởng của bộ ba bất khả thi lên điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong
những năm gần đây (2007 đến 2010).....................................................................................41
4.2Đề xuất chính sách điều hành bộ ba bất khả thi...............................................................43

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................45
PHỤ LỤC 1: Chỉ số KAOPEN (Chỉ số Chinn-Ito) được tính toán cho Việt Nam. 48
PHỤ LỤC 2: Chỉ số ERS (Chỉ số đại diện cho mức độ ổn định tỷ giá) được tính
toán cho Việt Nam......................................................................................................48
PHỤ LỤC 3: Kiểm định chỉ số TT (Chỉ số định lượng độc lập tiền tệ)..................49
PHỤ LỤC 4: Chỉ số MI (Chỉ số độc lập tiền tệ) được tính cho Việt Nam - theo
công thức của Aizeman, Chinn và Ito.......................................................................51
PHỤ LỤC 5: Dữ liệu hồi quy (tất cả các số liệu đều được tính toán cho Việt Nam)
...................................................................................................................................... 52
PHỤ LỤC 6: Kiểm định tính dừng cho các chuỗi số liệu – Sử dụng phép kiểm
định nghiệm đơn vị.....................................................................................................53
Kết luận

4


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỘ BA BẤT KHẢ THI
1.1

Khái niệm bộ ba bất khả thi
Bộ ba bất khả thi không phải là một khái niệm mới mẻ trong kinh tế học. Bộ ba

bất khả thi với vai trò là một trong những lý thuyết tài chính quốc tế nền tảng, đã được
đề cập từ rất sớm trong khoảng thập niên 60. Và khi nền kinh tế thế giới càng phát triển
đi kèm với nó là xu hướng hợp tác quốc tế hay nói cách khác là xu hướng toàn cầu hóa,
nền kinh tế của một quốc gia không chỉ gói gọn trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia,
sự phát triển của quốc gia phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố quốc tế, thì khi đó lý thuyết
bộ ba bất khả thi càng ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn.
Trải qua hơn 5 thập kỷ, lý thuyết bộ ba bất khả thi đã được bổ sung thêm nhiều
nhân tố nhằm phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế thế giới,
chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này ở phần sau. Tuy nhiên, nội dung cơ bản của lý
thuyết vẫn bao gồm ba yếu tố chính hay còn gọi là ba cạnh của tam giác, đó là tỷ giá,
chính sách tiền tệ và dòng vốn ra vào của quốc gia. Lý thuyết bộ ba bất khả thi phát
biểu như sau: một quốc gia không thể đồng thời thực hiện được 3 mục tiêu kinh tế vĩ
mô:
 Tự do hóa dòng vốn.
 Cố định tỷ giá.
 Chính sách tiền tệ độc lập.

5


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ


Hoặc đơn giản hơn, chúng ta có thể gói gọn lý thuyết này trong sơ đồ sau:

1.2

Những phát triển của lý thuyết bộ ba bất khả thi trong những thập niên
vừa qua

1.2.1 Mô hình Mundell-Fleming (mô hình nền tảng)
Khởi đầu từ mô hình IS-LM trong nghiên cứu tác động của chính sách tài khóa
và tiền tệ đến sản lượng quốc gia, các nhà nghiên cứu dần dần mở rộng bằng việc đưa
thêm các yếu tố nước ngoài vào. Với bối cảnh toàn cầu hóa, thì đề tài này thật sự là
những tranh luận hấp dẫn. Tuy nhiên, trước năm 1960, phần lớn những đóng góp này
đều chỉ dừng lại ở mức là những tranh luận hấp dẫn. Nỗ lực thành công nhất
trong việc đưa yếu tố nước ngoài vào được xem là của “mô hình MundellFleming”. “Mô hình Mundell-Fleming” là kết quả nghiên cứu của hai giáo sư Robert
Mundell và J.M.Fleming trong việc mở rộng mô hình IS-LM cổ điển khi có tính đến
6


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

tác động của cán cân thanh toán. Mô hình Mundell-Fleming được xem là chìa khóa
cho sự ra đời của lý thuyết bộ ba bất khả thi nổi tiếng.
Và bắt đầu từ những năm 1980 khi vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều
quốc gia cũng như việc neo giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng
thì lý thuyết bộ ba bất khả thi trở thành một trong những lý thuyết nền tảng của kinh tế
học vĩ mô.
Mô hình Mundell-Fleming bắt đầu từ một số cân bằng cơ bản sau:

• Y=C + Y +G + NX (đường IS)
Trong đó: Y là GDP, C là tiêu dùng, I là đầu tư quốc gia, G là chi tiêu chính
phủ, NX là xuất khẩu ròng.
• M/P = L(i.Y) ( đường LM)
Trong đó: M là cung tiền quốc gia, P là mức giá trung bình, I là lãi suất.
• BoP = CA+KA ( đường BoP)
Trong đó: CA là tài khoản vãng lai, KA là tài khoản vốn.
• C=C(Y-T,i-E(π))
Trong đó: T là thuế suất, E(π) là lạm phát dự đoán.
• I=I(i-E(π),Y-1)
Trong đó: Y-1 là GDP năm trước.
• NX= NX(e,Y,Y*)
7


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

Trong đó: e là tỷ giá hối đoái, Y* GDP của nước ngoài.
• CA=NX
• KA=z(i-i*)+k
Trong đó: z là mức độ tự do hóa vốn, i* là lãi suất nước ngoài.
Mô hình này kiểm tra tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ đến sản lượng
quốc gia trong mối quan hệ với cán cân thanh toán trong hai trường hợp của chính sách
tỷ giá: tỷ giá hối đoái thả nổi và tỷ giá hối đoái cố định.
Trường hợp 1: tỷ giá thả nổi hoàn toàn

IS"


LM'
LM

IS'

r

BP''

IS
G

BP

BP'

K

J

E
r*

O

Y*

Yk*

Yj*


Y

Bắt đầu từ điểm cân bằng E, giao điểm của 3 đường IS, LM và BP. Lúc này có
sự cân bằng trên cả thị trường hàng hóa lẫn tiền tệ và cán cân thanh toán không thặng
dư cũng không thâm hụt. Sau đây, mô hình Mundell-Fleming sẽ chỉ ra tác động của
những thay đổi trong chính sách tài khóa và tiền tệ đến cán cân thanh toán khi mà tỷ
giá thả nổi hoàn toàn.
8


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

*Thay đổi trong chính sách tài khóa: giả sử chính phủ áp dụng chính sách tài
khóa mở rộng, khi đó đường IS sẽ dịch chuyển sang phải nằm ở vị trí đưởng IS’’, cân
bằng sẽ đạt tại điểm có lãi suất cao hơn tức là di chuyển từ điểm E ban đầu sang điểm
G. Điểm G nằm phía trên đường BP điều đó có nghĩa là lúc này cán cân thanh toán
thặng dư. Tuy nhiên cán cân thanh toán thặng dư sẽ khiến giá trị đồng nội tệ tăng lên.
Đồng nội tệ tăng giá sẽ gây ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu hay nói cách khác việc lên
giá của đồng nội tệ sẽ tác động ngược lại đường BP, đường BP sẽ dịch chuyển sang
trái thành đường BP” và đường IS dịch chuyển sang trái thành đường IS’. Điểm cân
bằng mới đạt tại điểm K. Sản lượng quốc gia ứng với điểm K là Yk*, thấp hơn mức
sản lượng tại điểm G. Như vậy chúng ta có thể thấy, trong điều kiện tỷ giá thả nổi,
chính sách tài khóa ít hiệu quả làm tăng sản lượng quốc gia.
*Thay đổi trong chính sách tiền tệ: giả sử chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ
mở rộng, đường LM dịch chuyển sang phải thành đường LM’, cân bằng sẽ đạt tại điểm
có lãi suất thấp hơn, nằm phía dưới điểm E. Lúc này cán cân thanh toán thâm hụt, hay
nói cách khác dư cầu ngoại tệ và giảm cung ngoại tệ làm cho tỷ giá tăng lên. Sau khi tỷ

giá tăng sẽ gây tác động làm đường BP dịch chuyển sang phải thành đường BP’ và
đường IS sẽ dịch chuyển thành đường IS’. Cân bằng mới sẽ thiết lập tại điểm J ứng với
mức sản lượng Yi*, có sản lượng quốc gia cao hơn ban đầu. Như vậy, trong điều kiện
tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sach tiền tệ có hiệu quả tốt làm tăng sản lượng quốc gia.
Trường hợp 2: tỷ giá hối đoái cố định.
*Thay đổi trong chính sách tài khóa: Giả sử chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở
rộng, khi đó đường IS sẽ dịch chuyển sang phải thành đường IS’, cân bằng sẽ đạt tại
điểm có lãi suất cao hơn là điểm G. Tại điểm G, cán cân thanh toán thặng dư hay cung
ngoại tệ tăng mạnh làm tỷ giá giảm. Nhưng khác với trường hợp trên, do áp dụng chính
sách tỷ giá cố định nên chính phủ phải tung nội tệ ra mua ngoại tệ vào, điều này làm

9


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

cho đường LM dịch chuyển sang phải thành đường LM’. Cân bằng mới sẽ đạt tại điểm
H có sản lượng quốc gia cao hơn.
IS'
LM

r

LM'
IS
BP > 0

BP

H

E

BP < 0
r*

O

Y

Y*

*Thay đổi trong chính sách tiền tệ: Chính phủ khó có thể thực hiện chính sách
tiền tệ như trong trường hợp 1 bởi vì: giả sử chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ mở
rộng, đường LM dịch chuyển sang phải, áp lực của việc tăng cung tiền sẽ làm tăng tỷ
giá hối đoái. Ngay lập tức để duy trì tỷ giá hối đoái, chính phủ phải rút bớt đồng nội tệ
hay nói cách khác không thực hiện được chính sách tiền tệ mở rộng. Như vậy, cân
bằng sẽ quay về vị trí cũ hay chính sách tiền tệ không có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu
trong trường hợp này, chính phủ sử dụng “chính sách vô hiệu hóa” thì kết quả sẽ khác.
Lúc đầu, chính phủ tăng cung tiền, đường LM dịch chuyển thành LM’, sau đó lại phải
bán ngoại tệ ra thu nội tệ về để duy trì tỷ giá, đường LM’ dịch chuyển về vị trí cũ.
Chính phủ sẽ thực hiện mua lại các chứng khoán trên thị trường mở có giá trị đúng
bằng lượng nội tệ đã giảm nhằm duy trì cân bằng tại vị trí F.
Một trường hợp khác của chính sách vô hiệu hóa là khi cung ngoại tệ tăng, tỷ
giá sẽ giảm.Và để duy trì tỷ giá,ngân hàng trung ương sẽ tung nội tệ mua ngoại tệ. Sau
10


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam


GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

đó nhằm tránh lạm phát do tăng cung tiền, ngân hàng trung ương sẽ bán các chứng
khoán trên thị trường mở để thu nội tệ về.
• Kết luận: Sau những phân tích ở trên thông qua mô hình Mundell, có thể thấy
rằng với chế độ tỷ giá cố định và tự do hóa dòng vốn thì chính sách tiền tệ vô
hiệu trong việc làm tăng sản lượng quốc gia. Với chế độ tỷ giá cố định và dòng
vốn di chuyển tự do thì chính sách tiền tệ sẽ bị dòng vốn quốc tế điều khiển,
chính sách tiền tệ không thể độc lập để đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Sau giáo sư Mundell là hàng loạt các nghiên cứu mở rộng bộ ba bất khả thi. Bởi
vì 3 nhân tố trong bộ ba bất khả thi cũng là những nhân tố kinh tế vĩ mô cơ bản nên
chúng có ảnh hưởng đến rất nhiền nhân tố khác và dưới ảnh hưởng của nền kinh tế mở
nên các nhân tố tác động qua lại nhiều hơn. Vì thế, qua nhiều năm sau khi lý thuyết bộ
ba bất khả thi xuất hiện, các nhân tố khác đã được nhắc đến di kèm với bộ ba. Chúng ta
có thể lấy một số ví dụ như thuyết tam giác mở rộng, thuyết tứ diện….
1.2.2 Các mở rộng mang tính trung gian của bộ ba bất khả thi
1.2.2.1

Thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian
Yigang và Tangxian (2001) đã tiếp tục phát triển lý thuyết bộ ba bất khả thi của

Mundell và đưa lên thành thuyết tam giác mở rộng. Nền tảng của thuyết này là các
quan niệm mới về sự độc lập của chính sách tiền tệ và sự ổn định tỷ giá, trong mối
quan hệ với kiểm soát vốn. Trong thuyết tam giác mở rộng này, Yigang và Tangxian sẽ
giới thiệu những ý tưởng mới về chính sách tiền tệ độc lập một nửa và chính sách tỉ giá
cố định một nửa.

11



KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

A1

M

Ev

Ms

E

O
Mh
Kc
A2

A3
K

Bắt đầu từ tam giác bất khả thi với cạnh A1A2 là cạnh chính sách tiền tệ độc lập
hoàn toàn, cạnh A1A3 là cạnh tỷ giá cố định, cạnh A2A3 là cạnh tự do hóa dòng vốn
hoàn toàn. Trên 3 cạnh đó tác giả đặt thêm các điểm M,E,K như hình bên trên. Điểm
mấu chốt trong lý thuyết này là điểm O nằm bên trong tam giác. Điểm O có thể di
chuyển bên trong tam giác. Chúng ta có khoảng cách từ O đến các điểm M,K,E lần
lượt là Ms, Kc và Ev tượng trưng cho mức độ độc lập tiền tệ (Ms), mức độ cố định tỷ
giá (Ev) và mức độ tự do hóa tài chính (Kc). Giả sử Ms, Kc, Ev nằm trong khoảng từ 0

đến 1 và Ms+Kc+Ev=1. Như vậy theo lý thuyết bộ ba cổ điển thì chỉ có thể xảy ra các
trường hợp: (1) Ms=1, Ev=0, Kc=0 tức là từ bỏ sự độc lập tiền tệ chọn giữ lấy tỷ giá và
tự do hóa dòng vốn hoàn toàn; (2) Ms=0, Ev=1, Kc=0 tức là để tỷ giá thả nổi hoàn toàn
chọn độc lập tiền tệ và tự do hóa dòng vốn; (3) Ms=0, Ev=0, Kc=1 tức là kiểm soát
vốn, tỷ giá cố định và tiền tệ độc lập. Khi xảy ra các kết hợp này có nghĩa là điểm O
nằm trên 1 cạnh nào đó của tam giác. Bây giờ nếu điểm O di chuyển trong tam giác
không nằm trên bất cứ cạnh nào thì chúng ta sẽ có các kết hợp mang tính trung gian.
Đây là nội dung mà các tác giả bổ sung cho lí thuyết bộ ba bất khả thi cổ điển. Điểm O
nằm ở giữa tam giác khi đó chúng ta có 0< Ms, Ev,Kc< 1. Như vậy các kết hợp này
không có kết hợp nào là tiền tệ độc lập hoàn toàn, tỷ giá cô định hoàn toàn, tự do hóa
dòng vốn hoàn toàn mà chỉ là “độc lập một nửa”, “cố định một nửa”.
12


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

1.2.2.2

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

Thuyết tứ diện
Bắt đầu từ những nghiên cứu của Hausmann và cộng sự (Hausmann et al, 2000)

về ảnh hưởng của khả năng vay nợ nước ngoài và quy mô của quỹ dự trữ quốc gia đến
biến động của tỉ giá hối đoái, Guobing Shen (2004) đã mở rộng tam giác bất khả thi
của Mundell thành thuyết tứ diện. Tuy nhiên những nghiên cứu của Hausmann còn khả
nhiều hạn chế và những kết quả mà tác giả đưa ra thiếu tính thuyết phục, đồng thời nó
cũng thiếu các kiểm định bổ sung. Nhưng Hausmann lại gợi ra những hướng đi mới
cho những nghiên cứu sâu hơn.
Cũng như Hausmann, Guobing Shen (2004) đã đưa biến số khả năng vay mượn

nước ngoài bằng đồng nội tệ vào để nghiên cứu tác động của nó đến bộ ba bất khả thi.
Nhưng khác với Hausmann, Guobing Shen đã bỏ qua mối quan hệ nội sinh giữa khả
năng vay mượn nước ngoài với tỷ giá bởi vì tác giả nhận thấy giữa khả năng vay mượn
nước ngoài và tỷ giá không đơn giản là quan hệ tuyến tính mà là phức tạp hơn. Ngoài
ra, Guobing Shen còn nhận thấy khả năng vay mượn nước ngoài còn ảnh hưởng đến
chinh sách tiền tệ và kiểm soát vốn. Chính vì thế mà tác giả đã đưa cả 4 nhân tố vào
mô hình trở thành một tứ diện như hình sau:
A4

E

M

Ms

A1
O
Cb

A2

Ev
K

Kc

C
A3

13



KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

Chúng ta có 1 tứ diện đều với mặt dưới C tượng trưng cho khả năng vay mượn
nước ngoài bằng nội tệ; mặt bên trái M tượng trưng cho chính sách tiền tệ độc lập hoàn
toàn; mặt đối diện K tượng trưng cho dòng vốn lưu động hoàn toàn; mặt phải E tượng
trưng cho sự ổn định tỷ giá. Trong mô hình này cũng tồn tại một điểm O có thể di
chuyển như trong thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian (2001). Điểm O
tượng trưng cho các kết hợp của khả năng vay mượn, tự do hóa tài chính, tỷ giá cố
định và chính sách tiền tệ độc lập. Với đểm O có thể di chuyển khắp bên trong tứ diện,
điều đó có nghĩa cũng sẽ có các kết hợp mang tính trung gian như trong thuyết tam
giác mở rộng của Yigang và Tangxian. Chúng ta có khoảng cách từ O đến các mặt của
tứ diện đại diện cho mức độc lập tiền tệ, cố định tỷ giá, kiểm soát vốn và khả năng vay
mượn nước ngoài. Cụ thể, Ms là mức độc lập tiền tệ, Kc là mức độ kiểm soát vốn, Ev
là mức độ cố định tỷ giá, Cb là khả năng vay mượn nước ngoài. Giả sử 0 ≤ Cb, Ms, Kc
or Ev ≤ 1; Cb + Ms + Kc + Ev = 1. Chúng ta có một số kết hợp điển hình như sau:
• Cb=0, Ms + Kc + Ev = 1. Tiếp đó, chúng ta có 4 khả năng: (1) Ms=0, Kc=0,
Ev=1; (2) Ms=0, Kc=1, Ev=0; (3)Ms=1, Kc=0, Ev=0; (4) 0 < Ms,Ev.Kc < 1.
Với các khả năng (1) (2) (3) thì thuyết tứ diện quay về lý thuyết bộ ba bất khả thi
ban đầu. Khả năng (4) đưa thuyết tứ diện thành thuyết tam giác mở rộng của
Yigang và Tangxian.
• Cb = 1, Ms + Kc + Ev = 0 hay Ms, Ev, Kc = 0, điều này có nghĩa là với khả
năng vay mượn rất mạnh thì sẽ tạo điều kiện để duy trì bộ ba khả thi hay tỷ giá
cố định, chính sách tiền tệ độc lập trong điều kiện tự do hóa dòng vốn.
• 0 < Cb < 1, 0 < Ms, Ev, Kc < 1, trường hợp này sẽ xuất hiện các kết hợp trung
gian như trong thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian. Lúc này với
khả năng vay mượn nhất định thì tỷ giá sẽ cố định “một nửa”, tiền tệ độc lập

“một nửa” và tự do hóa dòng vốn “một nửa”.

14


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

Đây là những kết hợp điển hình của thuyết tứ diện, ngoài ra còn rất nhiều khả năng
khác xảy ra nhưng chúng tôi sẽ không đề cập trong bài viết này. Và chúng ta cũng thấy
rằng bộ ba bất khả thi cũng như thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian là 1
trường hợp của thuyết tứ diện.

1.3

Bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối

1.3.1 Mô hình tài chính bất định của Maurice Obstsefd, Jay C.Shambaugh, Alan
M.Taylor (2007)
Chúng ta phải thừa nhận rằng rất dễ nhận thấy rằng giữa bộ ba bất khả thi và dự
trữ ngoại hối có mối liên hệ mật thiết. Những thay đổi dù nhỏ trong mức độ độc lập
tiền tệ hay tỷ giá cố định đều làm cho dự trữ quốc gia thay đổi theo. Tuy nhiên, một
điều rất đáng lưu ý khi nhắc đến mối quan hệ giữa 4 nhân tố này là khả năng duy trì
tình trạng khả thi của bộ ba bất khả thi. Với quỹ dự trữ khổng lồ, quốc gia có thể duy
trì được chính sách tiền tệ độc lập khi dòng vốn tràn vào thị trường trong nước mà tỷ
giá vẫn không bị ảnh hưởng. Dự trữ ngoại hối đã không ít lần xuất hiện khi nhắc đến
các nhân tố của bộ ba trong các bài nghiên cứu của nhiều tác giả nhưng cũng chỉ là
định tính và lý thuyết. Một nghiên cứu hẳn hoi về mối liên hệ giữa bốn nhân tố này chỉ
có trong bài nghiên cứu của Maurice Obstsefd, Jay C.Shambaugh, Alan M.Taylor. Các

ông đã xây dựng mô hình tài chính bất định nhằm xác định mối liên hệ giữa các biến
mức dự trữ (dự trữ/ GDP), độ mở cửa tài chính (sự di chuyển của dòng vốn qua các
quốc gia), sự phát triển tài chính (M2/GDP) và chính sách tỷ giá (mức độ cố định tỷ
giá). Thực chất của mô hình là việc tác giả dùng dữ liệu của 135 quốc gia, sau đó tiến
hành hồi quy 4 nhân tố trên với biến phụ thuộc là mức dự trữ của quốc gia. Các biến
giải thích: độ mở cửa tài chính tác giả sử dụng chỉ số của Edwards (2005), biến giả chế
độ tỷ giá cố định (peg)1 tác giả sử dụng cách phân loại theo phương pháp de facto của
1

Một quốc gia được xem là có chế độ tỉ giá “peg” nếu tỉ giá chính thức của nó dao động trong biên độ khoảng
±2% so với quốc gia chuẩn hoặc tỉ giá của nó không biến động trong 11 tháng. Để tránh trường hợp trùng hợp
ngẫu nhiên, một quốc gia phải duy trì đủ điều kiện “peg” trong 2 năm thì mới xem là “peg” _Theo Shambaugh
(2004).

15


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

Shambaugh (2004), biến giả chế độ tỷ giá cố định “mềm”-tỷ giá dao động trong biên
độ mong muốn (soft peg)2, biến M2/GDP, và một số biến giải thích khác. Kết quả từ
mô hình cho thấy mối liên hệ đồng biến giữa các biến này. Điều đó có nghĩa là, một
quốc gia mở cửa tài chính rộng hơn và sâu hơn, kết hợp với chế độ tỷ giá cố định (kể
cả peg và soft peg) đều có nhu cầu về dự trữ ngoại hối lớn hơn.
Tuy nhiên trong mô hình này vẫn tồn tại hạn chế là chưa thực sự hội tụ đủ 3 nhân tố
của bộ ba bất khả thi. Trong mô hình tài chính bất định, các tác giả sử dụng biến
M2/GDP thay thế cho biến chính sách tiền tệ độc lập khi hồi quy với biến phụ thuộc là
mức dự trữ của quốc gia. Bên cạnh đó, các tác giả còn thay đổi biến phụ thuộc trong

mô hình tức là thay biến mức dự trữ (dự trữ/ GDP) thành biến dự trữ/M0 và thêm các
biến liên quan đến tiền tệ vào danh sách các biến trong mô hình. Tuy nhiên, thực sự nó
vẫn chưa hoàn chỉnh để thay thế cho nhân tố tiền tệ độc lập. Chúng ta có thể lý giải cho
vấn đề này, bởi vì cho đến thời điểm các tác giả viết bài viết này thì chưa xuất hiện bất
cứ bài nghiên cứu nào đưa ra chỉ số đại diện cho tiền tệ độc lập. Cho đến năm 2008,
trong bài nghiên cứu của 3 tác giả Joshua Aizeman, Menzie D. Chinn và Hiro Ito thì
chỉ số MI (monetary independence) lần đầu tiên xuất hiện.
1.3.2 Tiền tệ độc lập và vai trò của dự trữ ngoại hối.
Trong bài nghiên cứu mới đây của 3 tác giả Hiroyuki Taguchi, Geethanhjli
Nataraj và Pravakar Sahoo ( 11-2010), mối tương quan giữa dự trữ quốc gia và bộ ba
bất khả thi lại được đề cập. Nhưng nội dung chính trong bài viết này là chú tâm vào
mối quan hệ giữa mức độ độc lập tiền tệ và các nhân tố còn lại trong bộ ba, bên cạnh
đó tác giả đưa dự trữ quốc gia vào phương trình như là biến giải thích cùng với các
biến khác.

2

Một quốc gia được xem là có chế độ tỉ giá “soft peg” nếu tỉ giá của nó dao động trong khoảng ±5% so với quốc
gia chuẩn hoặc mức độ biến động tỉ giá hàng tháng dưới 2%_Theo phân loại của Maurice Obstsefd, Jay
C.Shambaugh, Alan M.Taylor.

16


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

Đây là phương trình hồi quy được sử dụng trong bài viết. Trong đó
δ(DIR)/δ(UIR) là biến phụ thuộc và cũng là chỉ số đại diện cho mức độ tiền tệ độc lập;

FNI là biến giải thích đại diện cho mức độ mở cửa tài chính; RGF là biến đại diện cho
chế độ tỷ giá; RES là biến đại diện cho dự trữ quốc gia. Kết luận mà các tác giả rút ra
được từ các kết quả tính toán là dự trữ ngoại hối có vai trò như chiếc neo giữ tiền tệ
độc lập ở mức mà các nhà điều hành mong muốn.
Nét mới trong bài viết này là đưa mối quan hệ giữa dự trữ và bộ ba vào nghiên
cứu nhưng nó vẫn chưa thật hoàn chỉnh. Hơn nữa, mẫu nghiên cứu trong bài quá ít chỉ
bao gồm 5 quốc gia nên kết quả này vẫn chưa đại diện được cho mối quan hệ giữa dự
trữ và tiền tệ độc lập.
Ngoài những nghiên cứu trên thì trong bài viết của Joshua Aizeman, Menzie D.
Chinn và Hiro Ito (2008) dự trữ ngoại hối cũng được đưa vào như là cạnh thứ tư trong
mô hình kim cương (diamond chart) với tiền tệ độc lập, cố định tỷ giá và tự do hóa
dòng vốn. Tuy nhiên trong bài viết này các tác giả chỉ đưa vào nhưng chưa có những
phân tích hay nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa 4 nhân tố.
Như vậy chúng ta có thể thấy trong xu hướng gần đây thì nghiến cứu mối quan
hệ giữa bộ ba và dự trữ quốc gia đang là những tranh luận hấp dẫn nhưng vẫn chưa có
bài nghiên cứu nào là hoàn chỉnh trong vấn đề này.
 Tóm lược chương 1: Qua tìm hiểu và phân tích trong chương 1, chúng ta có thể
thấy mức ảnh hưởng của lý thuyết bộ ba bất khả thi. Lý thuyết này nhận được khá
nhiều sự quan tâm của các nhà kinh tế từ lúc nó mới ra đời cho đến nay. Theo thời
gian lý thuyết này đã được bổ sung rất nhiều về mặt lý thuyết cũng như là các
phương pháp đo lường sẽ được giới thiệu trong chương 2 dưới dây.
17


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

CHƯƠNG 2: ĐO LƯỜNG BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM
2.1 Cơ sở xây dựng phương pháp đo lường.

Xét cho cùng các nghiên cứu đo lường bộ ba bất khả thi cũng là những mở rộng
lý thuyết bộ ba bất khả thi. Các nhân tố của bộ ba giờ đây được đặt lên bàn cân để định
lượng.
2.1.1 Chỉ số tiền tệ độc lập.
Có rất ít các nghiên cứu xây dựng phương pháp tính toán cho chỉ số tiền
tệ độc lập. Bài nghiên cứu đầu tiên xây dựng phương pháp tính toán cho việc đo lường
mức độ độc lập của chính sách tiền tệ ra đời vào năm 2008. Đó là chỉ số MI (monetary
independence) của 3 tác giả Joshua Aizeman, Menzie D. Chinn và Hiro Ito. Sự hợp tác
của 3 tác giả trong nghiên cứu của mình đã đưa ra phương pháp đo lường tiền tệ độc
lập thông qua chỉ số MI có thể xem là nền tảng cho những nghiên cứu sâu hơn.
MI được tính toán như sau:
18


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

Trong đó ii là lãi suất thị trường tiền tệ của quốc gia ( quốc gia 1), ij là lãi suất
của quốc gia (quốc gia 2) được chọn làm chuẩn so sánh. Quốc gia (quốc gia 2) đươc
chọn làm chuẩn là quốc gia mà chính sách tiền tệ của quốc gia 1 có mối liên hệ mật
thiết hoặc bị ảnh hưởng nhiều nhất. MI sẽ có giá trị từ 0 đến 1. Giá trị của MI càng cao
thì chứng tỏ mức độc lập trong chính sách tiền tệ của quốc gia càng cao.
Bài nghiên cứu của Hiroyuki Taguchi, Geethanhjli Nataraj và Pravakar
Sahoo (11/2010) đã phân tích kĩ hơn về chỉ số MI của tác giả Joshua Aizeman. MI
được tính toán bằng mối tương quan giữa lãi suất quốc gia và quốc gia làm chuẩn, theo
như Hiroyuki Taguchi, Geethanhjli Nataraj và Pravakar Sahoo ( 11-2010) nhận xét thì
MI còn khá nhiều thiếu sót. Theo lập luận của các tác giả trong bài viết của mình thì
cách tính của MI sẽ không loại bỏ được những kết luận sai do hiện tượng tương quan
giả giữa 2 mức lãi suất, hoặc MI sẽ không phản ánh được mức độ độc lập nếu lãi suất

trong năm đó đứng yên. Thêm vào đó, MI là chỉ số thống kê hằng năm nên sẽ không
phản ánh được những thay đổi vào các thời gian giữa năm. Vì những hạn chế trên của
MI nên các tác giả đã xây dựng một chỉ số đo lường hoàn toàn mới dựa trên 3 nhân tố
là mức độ phát triển thị trường tài chính, dự trữ quốc gia và biến giả chính sách tỷ giá
mà quốc gia lựa chọn.
Thực chất, các tác giả dựa vào tính chất mối quan hệ giữa các biến để đưa ra
phương trình hồi quy. Với bộ dữ liệu các nhân tố qua nhiều năm, tác giả sẽ tính toán
được các hệ số hồi quy. Bằng một vài biến đổi kết hợp với việc thay các hệ số hồi quy
mới tìm được vào công thức thì các tác giả sẽ tính được mức độ độc lập tiền tệ của 1
quốc gia.
Cụ thể, phương trình hồi quy và các biến đổi như sau:
19


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

Đây là phương trình hồi quy ban đầu nhằm tìm ra các hệ số hồi quy β,γ,δ.
Trong đó, DIR là lãi suất của quốc gia, UIR là lãi suất của Mỹ. FNI là chỉ số tự
do hóa tài chính. RGF là biến giả đặc trưng cho chính sách tỷ giá của quốc gia (RGF=1
khi quốc gia chọn chế độ tỷ giá thả nổi, RGF=0 cho những trường hợp còn lại). RES là
dự trữ quốc gia. Theo như lý thuyết bộ ba bất khả thi, hệ số β phải mang giá trị dương,
hệ số γ phải mang giá trị âm và δ mang giá trị âm.
Sau đó, các hệ số này sẽ được thay vào công thức sau :

Sau khi thay vào thì các tác giả đã tính được độ nhạy cảm của lãi suất quốc gia
hay nói cách khác là mức độ độc lập của chính sách tiền tệ.
Còn theo chúng tôi, do là nghiên cứu nền tảng nên MI còn hạn chế trong
vai trò thước đo sự độc lập tiền tệ của quốc gia.

Đầu tiên, MI chọn tương quan lãi suất làm chuẩn cho tiền tệ độc lập. Tuy
chính sách tiền tệ không độc lập hay nói cách khác sự thay đổi trong cung tiền
có ảnh hưởng đến lãi suất, nhưng chúng ta cần nhận rõ là lãi suất là biến phụ
thuộc của rất nhiều yếu tố vĩ mô khác. Lấy ví dụ như chính phủ muốn kích đầu
tư của quốc gia thì việc giảm lãi suất cũng là một trong các nhóm giải pháp. Do
đó, lãi suất thay đổi không thể nói lên tiền tệ của quốc gia có mất hay giảm đi
tính độc lập. Hơn nữa, lạm phát của quốc gia cũng là nguyên nhân khiến lãi suất
thay đổi.

20


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

Thứ hai, xét trong mối quan hệ với hai nhân tố còn lại trong bộ ba thì
chính sách tiền tệ mất độc lập khi mở cửa tài chính và phải duy trì tỷ giá cố định
thì nhân tố bị ảnh hưởng đầu tiên là cung tiền và song song đó là dự trữ của
quốc gia, vậy tại sao chúng ta không đặt những nhân tố đó vào khi xem xét tính
độc lập của chính sách tiền tệ mà chỉ có tương quan lãi suất.
Cách đo lường của 3 tác giả Hiroyuki Taguchi, Geethanhjli Nataraj và Pravakar
Sahoo ( 11-2010) theo chúng tôi chưa được thuyết phục. Bởi vì, phương trình
hồi quy để tính toán các hệ số và công thức tính độ nhạy cảm là một, thực chất
chỉ là sự biến đổi qua lại. Như vậy, chúng ta dựa vào các dữ liệu quá khứ tìm ra
các hệ số sau đó lại dùng các hệ số này tính toán cho chỉ số hiện tại. Việc tính
toán như thế này rõ ràng là khập khiễng. Ưu điểm của phương pháp này là đã
đưa dự trữ ngoại hối vào khi nghiên cứu mức độc lập chính sách tiền tệ, tuy
nhiên như đã nhận xét ở trên thì cung tiền mới là biến quan trọng trong việc
phản ánh chính sách tiền tệ.

2.1.2 Tỷ giá cố định.
Tỷ giá luôn là đề tài nghiên cứu hấp dẫn từ trước đến nay. Việc xác định tỷ giá
của quốc gia là cố định hay thả nổi là vấn đề đã được nghiên cứu từ rất sớm. Đối với
các nhà nghiên cứu tỷ giá thì chính sách tỷ giá được chia làm hai loại: “de jure
exchange rate regime” và “de facto exchange rate regime”. “De jure exchange rate
regime” là những gì mà các nhà chính sách hướng đến nhưng trên thực tế họ đã hành
động ra sao và kết quả trên thị trường ngoại hối như thế nào thì phải chú ý đến “de
facto exchange rate regime”. Cũng chính vì thế mà các phương pháp định lượng
thường chỉ quan tâm đến “de facto exchange rate regime”. Các phương pháp định
lượng được dùng để chia nhóm các tỷ giá thành cố định, thả nổi hay khác. Những cách
phân loại phổ biến gồm có 4 cách: cách phân loại của IMF, của Ghosh, Gulde và Wolf
(2002), của Levy Yeyati và Sturzenegger (2005) và cuối cùng là của Reinhart và
Rogoff (2004). Nhược điểm của cách phân loại theo “de facto exchange rate regime” là
21


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

các tác giả dùng các phương pháp định lượng để cuối cùng đưa đến các kết quả định
tính. Nói rõ hơn là, sau khi tính toán và phân loại thì các nước được chia vào các nhóm
nước “hard peg”, “peg”, “soft peg” hay thả nổi. Các nước nằm trong 1 nhóm thì không
có phân biệt mức độ thả nổi hay cố định hay nói cách khác là được xem như có cùng
mức độ thả nổi hay cố định. Cách phân loại này khi được sử dụng vào các nghiên cứu
sau thì biến chế độ tỷ giá trở thành biến giả trong phương trình, chỉ nhận 2 giá trị 0
hoặc 1, hoàn toàn không phản ánh chi tiết và cụ thể mức độ cố định tỷ giá.
Những nghiên cứu sau này đã phần nào khắc phục được hạn chế của nó và đưa
ra 1 chỉ số cụ thể hơn phản ánh mức độ cố định tỷ giá giữa các nước. Do đó kết quả sẽ
khác nhau giữa các nước cùng 1 nhóm và khác nhau qua các năm.

Để xây dựng chỉ số phản ánh sự ổn định của tỷ giá thì đơn giản hơn so
với chỉ số tiền tệ độc lập. Chúng ta chỉ cần kiểm tra sự biến động của tỷ giá theo thời
gian thông qua độ lệch chuẩn. Chỉ số ERS do Joshua Aizeman, Menzie D. Chinn và
Hiro Ito xây dựng cũng với nguyên tắc trên. ERS được tính như sau:

Giá trị của ERS cũng từ 0 đến 1. ERS càng lớn thì tỷ giá giữa đồng nội tệ so với
đồng tiền của quốc gia làm chuẩn càng ổn định. Chỉ số ERS cũng đơn giản trong tính
toán nhưng đồng thời nó lại phản ánh chính xác sự ổn định hay không của tỷ giá.
Mô hình Frankel-Wei
Chúng tôi sẽ giới thiệu 1 phương pháp khác cũng nhằm ước lượng mức độ cố
định của tỷ giá thông qua phương pháp hồi quy. Ý tưởng cơ bản của phương pháp này
là sử dụng phương trình hồi quy tỷ giá của đồng nội tệ và 1 đồng tiền độc lập với 1rổ
tiền tệ. Phương pháp này được nhắc đến đầu tiên trong bài viết của Haldane và Hall
(1994) sau đó, nó được phổ biến hơn nhờ Frankel và Wei nên đôi khi nó được gọi là
22


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

mô hình Frankel-Wei. Sau Frankel là một số bài viết khác với các mô hình khác nhưng
nói chung là cùng ý tưởng. Các tác giả cũng sử dụng phương trình hồi quy tỷ giá của
đồng nội tệ và 1 đồng tiền độc lập với một rổ tiền tệ nhưng có thể khác nhau ở cách
chọn rổ tiền tệ. Chúng ta sẽ phân tích mô hình này trong bài viết gần đây của Ila
Patnaik, Ajay Shah, Anmol Sethy và Achim Zeileis (8-2010). Phương trình hồi quy
trong bài viết của Ila Patnaik, Ajay Shah, Anmol Sethy và Achim Zeileis (8-2010) như
sau:

Đây là ví dụ tính toán mức độ cố định của tỷ giá đồng Rupee (INR). CHF là một

đồng tiền độc lập với INR, còn USD, GBP, JPY, EUR là rổ tiền tệ được lựa chọn. Nếu
đồng INR hoàn toàn cố định theo đồng USD thì β 2 =1, các β khác sẽ bằng 0. R2 của
phương trình hồi quy được xem là mức độ cố định tỷ giá của đồng nội tệ. R 2 càng gần
1 chứng tỏ tỷ giá của quốc gia là cố định “cứng” (hard peg), càng gần 0 thì tỷ giá càng
thả nổi.
Ưu điểm của phương pháp này là xem xét thật sự đồng nội tệ cố định theo đồng
tiền nào với mức độ bao nhiêu. Có thể trong giai đoạn này INR cố định hoàn toàn theo
USD với β2 =1, các β khác sẽ bằng 0 nhưng trong một khoảng thời gian khác sẽ có sự
xuất hiện của các đồng tiền khác trong rổ khi mà β 2 giảm xuống và các β khác tăng lên.
Đồng thời nét mới trong mô hình của Ila Patnaik, Ajay Shah, Anmol Sethy và Achim
Zeileis là sử dụng R2 như là chỉ số cho mức độ cố định của tỷ giá.
2.1.3 Độ mở của tài chính.
Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, dòng vốn đầu tư từ khắp các nước với
số lượng ngày càng nhiều và quy mô ngày càng lớn di chuyển đến tất cả các quốc gia.
23


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

Do số lượng và quy mô lớn nên tầm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của quốc gia
đó cũng không nhỏ. Cũng chính thực trạng trên đòi hỏi thị trường tài chính của quốc
gia phải đủ mở rộng để chào đón những luồng đầu tư khổng lồ. Tuy nhiên, dòng vốn di
chuyển vào quốc gia không chỉ có mặt tích cực nên chính phủ các nước cũng xây dựng
nhiều chính sách kiểm soát song song với việc mở cửa. Như vậy, một quốc gia với
chính sách và thực tế như thế nào là tự do hóa dòng vốn và như thế nào là kiểm soát,
lúc này các phương pháp định lượng bắt đầu được đặt vấn đề. Với tính chất khá phức
tạp nên việc đo lường độ mở cửa tài chính cũng có rất nhiều cách khác nhau. Mỗi
phương pháp có ưu và khuyết điểm riêng. Có 2 trường phái hay nói cách khác là có 2

chỉ số phản ánh độ mở cửa tài chính của quốc gia, đó là de jure và de factor.
De jure là phương pháp tính toán quan tâm nhiều đến chính sách của
quốc gia. Đại diện cho phương pháp này có thể nhắc đến chỉ số Kaopen do Menzei D.
Chinn, Hiro Ito đề xuất. Menzei D. Chinn, Hiro Ito không phải là những người tiên
phong trong việc tìm cách đo lường độ mở cửa thị trường tài chính của quốc gia nhưng
lại thành công trong việc đưa ra phương pháp đo lường ưu việt và được chấp nhận sử
dụng rộng rãi. Đã có rất nhiều nghiên cứu trước Chinn và Ito nhằm định lượng độ mở
cửa tài chính như Edwards hay Klein và Olivei hoặc Mody và Murshid… Tất cả đều
thừa nhận rằng thật khó để đo lường một cách chính xác độ mở cửa hay việc kiểm soát
vốn của một quốc gia. Chúng ta có thể kể đến một số trở ngại chính như sau: bản chất
của việc đo lường dựa vào các chính sách kiểm soát của quốc gia là rất phức tạp, các
nhà nghiên cứu không thể nắm bắt hết tất cả các rào cản. Tuy các nhà nghiên cứu đã
tiến hành phân tách và chia thành các nhóm chính sách nhưng đó cũng giống như
phương pháp chọn mẫu nên các nhóm đó cũng chỉ mang tính đại diện. Kế đến là thiếu
sót về mặt dữ liệu, hầu hết các phương pháp sử dụng dữ liệu của IMF nhưng dữ liệu
của IMF (AREAER - từ viết tắt của Annual Report on Exchange Arrangements and
Exchange Restrictions) cũng có những hạn chế do nó không thể tính đến hết những
nhân tố trong việc kiểm soát vốn của quốc gia.
24


KLTN: Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ

Hằng năm, Menzei D. Chinn, Hiro Ito dựa vào dữ liệu của IMF tính toán chỉ số
Kaopen (hay còn gọi là chỉ số Chinn-Ito) cho hơn 200 quốc gia trên thế giới, sau đó kết
quả tính toán này được các nhà nghiên cứu kinh tế khác sử dụng vào bài nghiên cứu
của mình. Theo hai tác giả công bố trong các bài viết của mình thì Kaopen được tính
toán từ 4 nhân tố k1, k2, k3, k4 được tổng hợp từ AREAER. K1,k2,k3,k4 là 4 biến giả

có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1.Với:
K1 là biến đại diện cho sự hiện hữu chế độ đa tỷ giá. Quốc gia có chế độ đa tỷ
giá (multiple exchange rate) có nghĩa là ở quốc gia đó tồn tại đồng thời hệ thống tỷ giá
thả nổi lẫn cố định và cả hai đều có thể sử dụng để đổi tiền tại quốc gia này. Lúc này,
thị trường phân ra thành nhiều phân đoạn và mỗi phân đoạn có tỷ giá của riêng nó.Và
nếu áp dụng chế độ đa tỷ giá thì tại quốc gia này có sự phân biệt ưu đãi đối với các loại
hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu, hay nói cách khác nếu hàng hóa nhập khẩu là cần
thiết thì áp dụng tỷ giá có lợi hơn và ngược lại.
K2 là biến đại diện cho các rào cản trong các giao dịch tài khoản vãng lai.
K3 là biến đại diện cho các rào cản trong các giao dịch tài khoản vốn. Tuy
nhiên, trong cách tính chỉ số của mình hai ông, biến k3 được lấy trung bình của 5 năm
gồm năm hiện tại và 4 năm trước, kí hiệu là SHAREk3.
K4 là biến đại diện cho nhu cầu kiều thối trong xuất khẩu3.
Kaopen là chuẩn hóa bậc 1 của 4 biến giả trên. Kaopen càng lớn có nghĩa là tự
do hóa vốn của quốc gia đó càng cao.
Ưu điểm của phương pháp này góp phần định lượng được những nhân tố rào
cản chính sách. Trong tiến trình tự do hóa dòng vốn thì rào cản chính sách là yếu tố
3

Nhu cầu kiều thối là chính sách mà các nhà xuất khẩu bắt buộc phải trích một phần ngoại tệ thu được để qui đổi
theo tỉ lệ mà chính phủ qui định_Theo GS-TS Trần Ngọc Thơ.

25


×