Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá thát lát còm ở tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.07 KB, 85 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành nghiên cứu “Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá thát lát còm ở
tỉnh Hậu Giang”, tôi xin chân thành cảm ơn:
- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang
- Phòng nông nghiệp huyện Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thuỷ
- Các ban ngành có liên quan; chính quyền địa phương và nhóm nghiên cứu
đã tích cực tham gia và hỗ trợ để thực hiện nghiên cứu này.

Chủ nhiệm đề tài

TS. Nguyễn Văn Sánh

i


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1.Tên đề tài: Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá thát lát còm ở tỉnh Hậu Giang
Lĩnh vực: Kinh tế - xã hội
2.Chủ nhiệm đề tài: Tiến sĩ NGUYỄN VĂN SÁNH
3.Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL
Địa chỉ: Trường Đại học Cần Thơ, khu 2, đường 3/2, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: 0710. 383 1260
4.Danh sách cán bộ tham gia chính
Họ và tên

Đơn vị công tác

1. TS. Nguyễn Văn Sánh

Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL



2. TS. Lê Cảnh Dũng

Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL

3. TS. Dương Ngọc Thành

Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL

4. CN. Phạm Hải Bửu

Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL

5.Thời gian thực hiện đã được phê duyệt:
Năm bắt đầu: 2008

Năm kết thúc: 2009

6. Thời gian kết thúc thực tế (thời điểm nộp báo cáo kết quả):2011
7. Kinh phí thực hiện đề tài: 70.200.000 đồng
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI
1.Kết quả nghiên cứu
1.1. Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận mới về lý thuyết liên kết chuỗi giá trị để
phân tích các hoạt động và giá trị tạo ra từng tác nhân tham gia chuỗi. Từ kết quả
phân tích các hoạt động của các tác nhân thamgia chuỗi, nghiên cứu đưa ra chiến
ii


lược và giải pháp nâng cấp toàn chuỗi giá trị ngành hàng giúp ngành hàng phát

triển bền vững
1.2. Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả khoa học
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để Sở nông nghiệp, Chi cục thuỷ sản, Chi cục phát
triển nông thôn và các ban ngành có liên quan đề ra các chương trình phù hợp
nhằm hỗ trợ người nuôi cá phát triển mô hình và cải thiện doanh thu cho nông dân
nhất là những hộ nghèo ít đất.
2. Kết quả tham gia đào tạo sau đại học

Họ và tên
học viên

Tên luận văn

Cấp đào tạo

Huỳnh Văn Thạnh Đánh giá hiện trạng sản xuất Thạc sĩ
và đề xuất giải pháp phát
triển cá thát lát còm ở tỉnh
Hậu Giang năm 2007

Ghi chú
Hướng
chính
2009

dẫn
năm

Cần Thơ, ngày 09 tháng 02 năm 2011
Xác nhận của tổ chức chủ trì


Chủ nhiệm đề tài

iii


TÓM LƯỢC
Đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị cá thát lát còm ở tỉnh Hậu Giang” được thực hiện
với mục tiêu nhằm nâng cao doanh thu của các tác nhân đặc biệt là nông dân nhằm
tăng lợi thế cạnh tranh ngành hàng cá thát lát còm tỉnh Hậu Giang. Thông qua
phương pháp tiếp cận lý thuyết “Kết nối chuỗi giá trị”, đề tài đã đi sâu vào phân
tích cụ thể hoạt động và mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản phẩm tiêu dùng cuối cùng đối với cá thát lát còm
là cá thịt nguyên con và chả cá chủ yếu được tiêu thụ thông qua kênh tiêu thụ :
người nuôi cá  thương lái  bán sỉ tiêu dùng nội địa.
Về phân tích kinh tế chuỗi giá trị, lợi nhuận của nông dân bình quân 2.049
đồng/kg, chiếm 61,5% tổng lợi nhuận toàn chuỗi (đối với chuỗi giá trị cá thịt
nguyên con) và 5.541 đồng/kg, chiếm 33,58% tổng lợi nhuận toàn chuỗi (đối với
chuỗi giá trị chả cá). Tuy tỷ lệ lợi nhuận của nông dân cao nhất so với các tác nhân
khác (tính trên 1kg sản phẩm) nhưng do sản xuất nhỏ lẻ, kỹ thuật hạn chế… nên
doanh thu bình quân/hộ đạt 38,57 triệu đông/hộ và lợi nhuận của hoạt động nuôi cá
bình quân đạt 2,46 đồng/hộ (lợi nhuận đã trừ chi phí lao động gia đình).
Về lao động, hoạt động nuôi cá thu hút được lao động nhàn rỗi trong gia đình,
người nuôi cá có thể tận dụng được lao động gia đình để tạo thêm doanh thu. Bên
cạnh đó, đối với thương lái và người bán sỉ tham gia vào chuỗi giá trị và tạo cơ hội
cho nhiều người lao động tham gia vào chuỗi.
Do cá thát lát còm là một loài thuỷ sản mới nên thị trường tiêu thụ chưa được mở
rộng so với các loại thuỷ sản khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với 2 loại sản
phẩm là cá thịt nguyên con và chả cá, giá trị gia tăng, lợi nhuận đối với sản phẩm
chả cá cao hơn và nếu thị trường của sản phẩm này được mở rộng thì càng tạo điều

kiện thuận lợi hơn cho đầu ra của người nông dân. Do đó, vấn đề chế biến để tạo
giá trị gia tăng cho cá thát lát còm là một trong những vấn đề quan trọng cần thực
hiện để nâng cấp chuỗi giá trị cá thát lát còm.

Từ những vấn đề trên, chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị cá thát lát còm ở Hậu
Giang được đề xuất là “Chiến lược giảm chi phí, đầu tư công nghệ và xâm nhập thị
trường”. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đề xuất những giải pháp cụ thể đối với
iv


từng tác nhân để thực hiện liên kết phát triển bền vững chuỗi giá trị cá thát lát còm
tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới.

v


MỤC LỤC
-oo0oo-

LỜI CẢM ƠN

i

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

ii

TÓM LƯỢC

iv


MỤC LỤC vi
Đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị cá thát lát còm ở tỉnh Hậu Giang” được thực hiện
với mục tiêu nhằm nâng cao doanh thu của các tác nhân đặc biệt là nông
dân nhằm tăng lợi thế cạnh tranh ngành hàng cá thát lát còm tỉnh Hậu
Giang. Thông qua phương pháp tiếp cận lý thuyết “Kết nối chuỗi giá
trị”, đề tài đã đi sâu vào phân tích cụ thể hoạt động và mối liên kết giữa
các tác nhân trong chuỗi giá trị.
iv
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản phẩm tiêu dùng cuối cùng đối với cá thát lát còm
là cá thịt nguyên con và chả cá chủ yếu được tiêu thụ thông qua kênh
tiêu thụ : người nuôi cá  thương lái  bán sỉ tiêu dùng nội địa. iv
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

viii
x

MỞ ĐẦU 1
SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..........................................................................................................................2

CHƯƠNG 1

3

CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

4


VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4

1.1CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI...................................................................................4
1.2 GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU....................................................................................................5
1.2.1 Vị trí địa lý...................................................................................................................................5
1.2.2 Đặc điểm khí hậu.........................................................................................................................7
1.2.3 Tài nguyên đất đai......................................................................................................................7
1.2.4 Hệ thống kênh, rạch và kênh đào...............................................................................................8
1.2.5 Nguồn lực về kinh tế...................................................................................................................9

vi


1.2.6 Quy hoạch phát triển nông – lâm – thủy sản tỉnh Hậu Giang đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020.................................................................................................................................11

CHƯƠNG 2

18

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

2.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN................................................................................................................19
2.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU.................................................................................................23
2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH.............................................................................................................24


CHƯƠNG 3

25

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

25

3.1 SƠ ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ THÁT LÁT CÒM TỈNH HẬU GIANG...........................................................25
3.2 CÁC TÁC NHÂN THAM GIA VÀ HỖ TRỢ TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ THÁT LÁT CÒM........................26
3.2.1 Trại giống..................................................................................................................................26
3.2.2 Nông dân.................................................................................................................................28
3.2.3 Người thu gom........................................................................................................................38
3.2.4 Người bán sỉ............................................................................................................................39
3.3 KÊNH THỊ TRƯỜNG CÁ THÁT LÁT CÒM TỈNH HẬU GIANG..............................................................41
3.3.1 Chức năng, tác nhân và hỗ trợ chuỗi giá trị cá thát lát còm......................................................41
3.3.2 Kênh thị trường thát lát còm....................................................................................................42
3.4 PHÂN TÍCH KINH TẾ CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ THÁT LÁT CÒM...................................................................43
3.4.1. Phân tích giá trị gia tăng...........................................................................................................43
3.4.2. Phân tích lao động tham gia chuỗi giá trị thát lát còm của các tác nhân..................................46
3.4.3 Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị thát lát còm................................................................48
3.5 CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ THÁT LÁT CÒM............................................................50
3.5.1 Phân tích SWOT các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị........................................................50
3.5.2 Tầm nhìn và chiến lược nâng cấp chuỗi....................................................................................54
55
3.5.3 Mô tả chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị....................................................................................55
3.5.4 Những giải pháp thực hiện nâng cấp chuỗi giá trị thát lát còm ở Hậu Giang............................56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


59

KẾT LUẬN...............................................................................................................................................59
KIẾN NGHỊ..............................................................................................................................................59

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

viii


Bảng 1.1: GDP tỉnh Hậu Giang gai đoạn 2004-2007 (ngàn tỷ đồng)

9

Bảng 1.2: Cơ cấu kinh tế phân theo ngành giai đoạn 2004-2007 (%)
10
Bảng 1.3: Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản năm 2004-2007

10

Bảng 1.4: Kết quả ngành thủy sản Hậu Giang 2000 – 2007


11

Bảng 1.5: Khai thác thủy sản nước ngọt tỉnh Hậu Giang 2000 – 2007

12

Về biến động diện tích nuôi: diện tích nuôi cá của tỉnh tăng nhanh từ 5.305 ha
năm 2000 lên 8.750 ha năm 2005 (tăng 3.445 ha) và đạt 8.372 ha năm
2007 (giảm 433 ha), ngược lại diện tích nuôi tôm giảm từ 163 ha
xuống 130 ha năm 2005 và tiếp tục giảm còn 55,2 ha năm 2007. 12
Bảng 1.6: Nuôi trồng thủy sản tỉnh Hậu Giang 2000 – 2007

13

Bảng 1.7: Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đến 2010 và định hướng đến năm 2020 17
Bảng 3.1: Số lượng, giá bán và doanh thu của trại giống

27

Bảng 3.2: Chi phí, giá bán và lợi nhuận của trại giống (đồng/con)

28

Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra

28

Bảng 3.3: Tình hình cơ bản các hộ điều tra

29


Bảng 3.4: Trình độ học vấn chủ hộ

30

Bảng 3.5: Các nguồn vay vốn của hộ nuôi cá

31

Bảng 3.6: Giá các loại thức ăn (đồng/kg)

33

Bảng 3.7: Sản lượng, giá bán và doanh thu của người nuôi cá thát lát còm

35

Bảng 3.8: Số lượng, giá bán và doanh thu của người thu gom

39

Bảng 3.9: Số lượng, giá bán và doanh thu của người bán sỉ

40

Bảng 3.10: Giá trị gia tăng của chuỗi giá trị cá thịt (đồng/kg)

44

Bảng 3.11: Giá trị gia tăng của chuỗi giá trị chả cá (đồng/kg)


45

Bảng 3.12: Lao động đầu tư vào chuỗi giá trị cá thịt

46

Bảng 3.13: Lao động đầu tư vào chuỗi giá trị chả cá

47

Bảng 3.14: Phân tích tổng hợp toàn chuỗi cá thịt

48

Bảng 3.15: Phân tích tổng hợp toàn chuỗi chả cá

ix
49


DANH MỤC HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Hậu Giang


6

Hình 1.2: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang

6

Hình 1.3: Bản đồ hiện trạng và quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Hậu Giang

14

Hình 2.1: Các thành phần chung của một bản đồ chuỗi giá trị tuyến tính cơ sở

20

Hình 2.2: Các ma trận hướng dẫn lựa chọn chiến lược

21

Hình 2.3: Hình mẫu - Chiến lược phát triển /Nâng cấp chất lượng sản phẩm

22

Hình 2.4: Hình mẫu - Chiến lược giảm chi phí sản xuất / Xâm nhập thị trường

22

Hình 2.5: Hình mẫu - Chiến lược đầu tư / Xâm nhập thị trường

23


Hình 2.6: Hình mẫu - Chiến lược tái phân phối

23

Hình 3.1: Sơ đồ chuỗi giá trị cá thát lát còm tỉnh Hậu Giang

26

Hình 3.2: Tỷ lệ hình thức nuôi cá thát lát còm tại Hậu Giang

29

Hình 3.3: Sơ đồ kênh thị trường cá thát lát còm tỉnh Hậu Giang

41

Hình 3.4: Sơ đồ chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị cá thát lát còm

55

x


xi


MỞ ĐẦU
SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Theo nghiên cứu của Bộ môn Công nghệ thực phẩm (Trường Đại học Cần Thơ),

Cá thát lát được phân bố ở nhiều nước Châu Á như Campuchia, Lào, Miến Điện,
Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Ở Việt Nam cá thát lát chỉ phân bố từ Quảng Bình
trở vào, nhiều nhất là ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như Kiên
Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang,… Trên thị
trường hiện có hai loại cá thát lát đó là cá thát lát thường (thát lát mèo) nhỏ con,
chậm lớn và cá thát lát còm (còn được gọi là cá Nàng hai) thường có chấm tròn
như hạt còm dọc theo vảy bụng. Con cá thát lát khai thác tại Hậu Giang chính là cá
thát lát còm, đây là loài cá có nét độc đáo riêng mà không nơi nào có được. Theo
kết quả khảo sát trong năm 2004 của Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang, cho thấy: cá
thát lát Hậu Giang ngoại hình trắng sáng, vảy mịn, thịt có màu trắng trong, sớ thịt
mịn và dai. Trong khi đó, những loại cá thát lát thu được từ những tỉnh khác có
màu trắng sậm, vảy to, thịt màu trắng đục, sớ to hơn và không dai bằng... Một
phân tích khoa học của bộ môn Công nghệ thực phẩm, thuộc Khoa Nông nghiệp,
Trường Đại học Cần Thơ, cũng cho kết quả: hàm lượng protein thô trong cá thát lát
còm ở Hậu Giang là 17,08%; béo thô 2,85%, hàm lượng xơ thô không đáng kể.
Trong khi đó cá thác lác vùng U Minh (Cà Mau) chỉ có hàm lượng thô protein:
15,95%, béo 2,57%. Cá thát lát Campuchia chỉ có hàm lượng protein thô 16,21%,
béo thô 2,8%, nhưng hàm lượng xơ tới 0,3%
Hậu Giang là một tỉnh nông nghiệp, có khoảng 54.000 ha mặt nước thích hợp cho
việc nuôi thủy sản. Nếu An Giang mạnh về cá tra, cá basa, Đồng Tháp với cá linh,
cá rô phi,…. thì Hậu Giang đã chọn con cá thát lát còm làm sản phẩm nuôi chính.
Theo Chi Cục Thủy Sản (Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hậu Giang), vào
năm 2006 Hậu Giang có khoảng 61 ha diện tích thả nuôi cá thát lát còm, đến năm
2007 đã mở rộng diện tích nuôi lên 85 ha. Năm 2004, ông Lê Văn Kháng, Giám
đốc Công ty Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo, đã nhận rõ tiềm năng xuất
khẩu của loại thủy sản này, “rất nhiều khách hàng nước ngoài tìm đến chúng tôi đặt
mua cá thát lát”, cũng theo Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân nhiều nước ở châu Á và
châu Âu rất chuộng món chả cá được làm từ cá thát lát. “Thương hiệu” thát lát đã
tạo được tiếng vang ở nhiều nước. Theo Giáo sư “Nếu khai thác tốt, Hậu Giang sẽ
1



thu lợi rất lớn từ con cá thát lát, cũng như tỉnh An Giang rất “nổi” nhờ con cá da
trơn”. Nhận ra được lợi thế và tiềm năng của sản phẩm, do đó Hậu Giang đã và
đang phát động nông dân mở rộng diện tích nuôi cá thát lát còm thương phẩm lên
trên 500 ha vào năm 2010.
Mặc dù có tiềm năng phát triển nhưng cá thát lát còm ở Hậu Giang còn gặp một số
khó khăn sau đây:
 Nông dân Hậu Giang đang đối mặt với tình trạng có nhiều con giống nguồn
gốc chưa rõ ràng xuất hiện tràn làn trên địa bàn tỉnh, với giá bán rẻ hơn con
giống của địa phương sản xuất, nhưng chất lượng thì chưa thể đánh giá.
 Nông dân thiếu vốn, thiếu kỹ thuật nuôi dẫn đến hiệu quả nuôi chưa cao
 Mô hình nuôi cá thát lát còm ở Hậu Giang chỉ là tự phát với qui mô nhỏ lẻ,
chưa gắn kết được các khâu: con giống, thức ăn, đầu ra cho sản phẩm và
dịch vụ sau thu hoạch nên chi phí sản xuất trên 1 đơn vị sản phẩm còn cao,
khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn thấp, chất lượng chưa
đạt theo yêu cầu của người mua.
 Chưa có tiêu chuẩn hàng hoá và thương hiệu sản phẩm nên còn khó khăn
trong quản lý và khó kiểm soát đầu ra sản phẩm
Tuy vậy, chiến lược và tiềm năng sản xuất cá thát lát còm ở Hậu Giang rất lớn, do
đó để việc sản xuất và tiêu thụ cá thát lát còm thành công, bền vững thì cần phải
liên kết giữa dịch vụ đầu vào, nông dân sản xuất, nhà chế biến và thị trường tiêu
thụ là rất cần thiết. Vì thế, việc nghiên cứu “chuỗi giá trị ngành hàng cá thát lát
còm của tỉnh Hậu Giang” là điều rất cần thiết. Thông qua kết quả nghiên cứu sẽ
giúp cho tỉnh phát huy được lợi thế cạnh tranh của cá thát lát còm, từ đó định ra
các chính sách và những định hướng cụ thể để có thế mở rộng qui mô nuôi theo
đúng như kế hoạch đã đề ra, nhằm giải quyết lao động nông thôn, nối kết nông dân
với thị trường và tăng doanh thu nông hộ là điều rất cần thiết.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


2


Nâng cao doanh thu của các tác nhân đặc biệt là nông dân nhằm tăng lợi thế cạnh
tranh ngành hàng cá thát lát còm tỉnh Hậu Giang, qua đó giúp tỉnh định hướng phát
triển 500 ha nuôi cá thát lát còm.
Từ mục tiêu chung, đề tài nghiên cứu 3 mục tiêu cụ thể sau:
 Đánh giá hoạt động thị trường của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị
ngành hàng cá thát lát còm của tỉnh Hậu Giang.
 Đánh giá hiệu quả kinh tế và sự phân phối doanh thu của các tác nhân trong
chuỗi ngành hàng này.
 Xác định các trở ngại, các cơ hội và đề xuất giải pháp nhằm phát triển ngành
hàng cá thát lát còm một cách bền vững của tỉnh trong tương lai.
GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện đối với các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị cá thát
lát còm. Tuy nhiên, do giới hạn về kinh phí và các yếu tố khác nên đề tài chưa
nghiên cứu đến tác nhân người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi giá trị

CHƯƠNG 1
3


CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Lê Ngọc Diện, Mai Văn Thành, Lê Bá Trường Sơn, Trịnh Thu Phương (2003
-2004): Nghiên cứu ương giống và nuôi cá thát lát thương phẩm được tiến hành tại
Cần Thơ. Ở giai đoạn ương giống, cá được ương với các mật độ 100, 150, 200
con/m2 và cho ăn bằng cá biển xay và thức ăn viên có hàm lượng protein 25 %, 35

%, 45 %. Trong giai đoạn nuôi thịt, cá được nuôi ở các mật độ 10 và 20 con/m2
với các thức ăn là cá biển xay, thức ăn viên có hàm lượng protein 20%, 25%, 30%
hay thức ăn phối hợp (50% cá biển xay + 50% thức ăn viên có hàm lượng protein
20%). Kết quả cho thấy mật độ ương cá thát lát tốt nhất là 100 con/m2 và mật độ
nuôi thịt tốt nhất là 10 con/m2. Cá thát lát tăng trưởng tốt khi sử dụng thức ăn viên
có hàm lượng protein 25 – 30% trong giai đoạn ương giống và 20 – 25% ở giai
đoạn nuôi thương phẩm. Tuy nhiên thức ăn phối hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống
cao nhất.
Nguyễn Văn Thạnh, 2009: Lợi nhuận/kg của mô hình nuôi ruộng là 22.144 đ/kg,
nên nhân rộng mô hình này cho những hộ có đất ruộng. Mô hình nuôi vèo, lợi
nhuận/kg là 3.857 đ/kg, nuôi vèo tận dụng ao mương của gia đình hoặc thuê mượn,
hoặc tận dụng ao mương nơi công cộng để nuôi, tận dụng lao động gia đình để tìm
thức ăn nuôi cá, giải quyết công ăn việc làm, tăng doanh thu cho gia đình. Đây là
mô hình có thể xóa đói giảm nghèo cho những hộ không hoặc ít đất ở nông thôn
hiện nay. Đối với mô hình nuôi ao, lợi nhuận/kg là 5.650 đ/kg, nuôi ao chiếm tỷ
trọng cao nhất 78,90% trong các mô hình, chiếm 87,18% tổng sản lượng sản xuất
ra, giải quyết lao động nhàn rỗi và tăng doanh thu đáng kể cho người nuôi.
Võ Thị Thanh Lộc, 2008: chiến lược phát triển chuỗi giá trị tôm ở đồng bằng sông
Cửu Long là chiến lược giảm chi phí chuỗi và cải tiến chất lượng nhằm đạt được
mục tiêu: (1) Tăng trưởng số lượng, chất lượng tôm và phát triển thị trường; (2)
Tạo việc làm và nâng cao doanh thu toàn chuỗi; (3) Tăng giá trị gia tăng và lợi thế
cạnh tranh toàn chuỗi.
Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son, 2008: chiến lược phát triển chuỗi giá trị thịt
bò ở Trà Vinh là giảm chi phí chuỗi và đầu tư công nghệ với mục tiêu: (1) Tăng
4


trưởng số lượng tiêu dùng thịt bò và phát triển thị trường; (2) Tạo việc làm và nâng
cao doanh thu người nghèo; (3) Tăng chất lượng thịt bò; (4) Tăng giá trị gia tăng
và lợi thế cạnh tranh toàn chuỗi

1.2 GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.2.1 Vị trí địa lý
Hậu giang là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, năm về phía Tây của
sông Hậu, cách thành phố Cần Thơ 60 km và cách thành phố Hồ Chi Minh 250
km..
Tỉnh được thành lập vào tháng 01/01/2004 với địa giới hành chính xác định như
sau:
- Phía Bắc giáp Thành phố Cần Thơ
- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang
- Phía Tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu
- Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng
- Phía Đông Bắc giáp sông Hậu Giang

5


Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Hậu Giang

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.600,59 km 2 (chiếm 0,49% diện tích cả nước
và đứng hàng thứ 11 về quy mô diện tích tự nhiên ở ĐBSCL), dân số trung bình
năm 2007 là 802.800 người (thấp nhất so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL). Hiện
tỉnh có 7 đơn vị hành chính, gồm: 2 thị xã là Vị Thanh, Ngã Bảy và 5 huyện là:
Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ.

Hình 1.2: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang

Với vị trí ở trung tâm ĐBSCL, nằm trọn trong vùng Tây Sông Hậu, có nhiều tuyến
giao thông thủy bộ Quốc gia quan trọng nối với các tỉnh trong vùng, bao gồm: về
đường bộ có QL1A, QL61, QL61B (đang mở) và về đường thủy có sông Hậu,

kênh Xà No, kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp, kênh Nàng Mau và đặc biệt là tiếp giáp
với thành phố Cần Thơ, một trung tâm động lực về kinh tế - văn hóa và khoa học
kỹ thuật lớn nhất ở ĐBSCL, nên về lâu dài nông nghiệp và nông thôn của tỉnh có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
6


1.2.2 Đặc điểm khí hậu
Hậu Giang là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng
chủ yếu sau:
- Chế độ nhiệt cao (trung bình cả năm là 27,2 oC, trung bình thấp nhất: 19,4oC;
trung bình cao nhất: 35,4 oC) và thay đổi theo mùa trong năm (2 mùa rõ rệt),
mùa khô nhiệt độ có xu hướng tăng cao hơn, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các
tháng trong năm không lớn (khoảng 2,5oC).
- Lượng mưa trung bình năm tương đối thấp (bình quân khoảng 1.441 mm/năm),
phân bố sâu sắc theo mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô với những đặc điểm cần
lưu ý sau:
Mùa mưa: kéo dài từ tháng 5 đến cuối tháng 11 với lượng mưa chiếm trên 90%
tổng lượng mưa cả năm. Gần trùng với thời gian này, lũ từ sông Hậu tràn về (từ
tháng 8 đến tháng 10), cộng với mưa lớn tại chỗ đã gây tình trạng ngập lụt trên hầu
hết diện tích canh tác của tỉnh với mức ngập trung bình từ 50-100 cm.
Mùa khô: kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với lượng mưa không đáng kể
(chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm), nguồn nước tưới từ sông Hậu về khu
vực phía Tây của tỉnh hạn chế, dẫn tới nhiều khu vực thiếu nước cho canh tác nông
nghiệp trong mùa khô.
Chế độ thủy văn nước mặt trên địa bàn tỉnh khá đặc trưng, vừa chịu tác động của
thủy triều biển Đông, vừa chịu tác động của thủy triều biển Tây, đã tạo thành khu
vực giáp nước ở phía Tây - Nam tỉnh, làm cho quá trình tiêu thoát lũ và nước mưa
bị chậm lại, kéo dài thời gian ngập úng trên đồng ruộng trong mùa mưa lũ (3-4
tháng) và gây ra tình trạng chua phèn nặng ở các khu vực có địa hình thấp trũng,

nhất là địa bàn của các huyện Long Mỹ và Vị Thủy.
1.2.3 Tài nguyên đất đai
Theo kết quả điều tra bổ sung, do Phân viện Quy hoạch - Thiết kế Nông nghiệp
(Bộ Nông Nghiệp và PTNT) đã phân chia tài nguyên đất tỉnh Hậu Giang như sau:
Nhóm đất phèn: Có diện tích lớn nhất 56.037 ha, chiếm 35,01% diện tích tự nhiên,
phân bố đều trên địa hình trũng thấp và tập trung nhiều ở huyện Phụng Hiệp
(22.546 ha), Long Mỹ (17.983 ha), Vị Thủy (9.809 ha) và thị xã Vị Thanh
7


(2.814ha). Các loại đất phèn này hiện nay đã có thể sản xuất 2-3 vụ lúa/năm. riêng
khu vực đất phèn tiềm tàng giáp sông Cái Lớn (thuộc huyện Long Mỹ và thị xã Vị
Thanh) vẫn còn bị ảnh hưởng của mặn.
Nhóm đất phù sa: Có diện tích lớn thứ hai xấp xỉ với diện tích đất phèn 45.834 ha
chiếm 28,64% diện tích tự nhiên, tập trung phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh thuộc
các huyện Phụng Hiệp (11.878 ha), Châu Thành A (9.025 ha), Châu Thành (4.362
ha), Ngã Bảy (3.692 ha) và phân bố rải rác ở các huyện còn lại. Đất phù sa của tỉnh
Hậu Giang có tiềm năng lớn cho sản xuất thâm canh và cho mục tiêu đa dạng hoá
loại hình sản xuất. Hiện trạng sử dụng đất phù sa chủ yếu là canh tác lúa 3 vụ (Hè
Thu - Thu Đông - Đông Xuân), 2 vụ (Hè Thu - Đông Xuân), luân canh 2 - 3 vụ lúa
- màu, canh tác mô hình lúa 2 vụ + 1 vụ cá hoặc lúa một vụ + tôm càng xanh,
chuyên canh các loại rau màu và cây ăn trái.
Nhóm đất mặn: Chỉ có diện tích 5.819 ha (chiếm 3,64% diện tích tự nhiên), chủ
yếu là loại đất mặn ít nên đã được khai thác sử dụng có kết quả, phân bố ở vùng
đất có địa hình thấp ven các sông rạch đang bị nhiễm mặn ở phía tây giáp tỉnh Kiên
Giang chủ yếu ở huyện Long Mỹ.
Nhóm đất xáo trộn (đất lên liếp, thổ cư): có diện tích 41.659 (chiếm 26.03% diện
tích toàn tỉnh) bao gồm đất lên liếp trồng cây lâu năm, đất chuyên dùng, đất thổ
cư… Nhóm đất xáo trộn phân bố đều ở các huyện, nhưng tập trung nhiều ở Châu
Thành thuộc khu vực đất phù sa, địa hình cao, ngập nông ven sông Hậu (lên liếp

vùng cây ăn trái) và huyện Long Mỹ thuộc khu vực đất phèn ven sông Cái Lớn (lên
liếp trồng khóm).
Tóm lại, đất đai của tỉnh Hậu Giang có 2 nhóm đất chính là đất phèn và đất phù sa,
diện tích của hai nhóm đất này chiếm khoảng 60% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.
Đất phù sa thích nghi với nhiều cơ cấu cây trồng, riêng đối với đất phèn cần chú
trọng việc cải tạo phèn để giảm độc tố trong đất, tăng cường phân lân cho tất cả các
loại đất, nhất là trên đất phèn mặn, đồng thời chú trọng luân canh các loại cây
trồng hợp lý.
1.2.4 Hệ thống kênh, rạch và kênh đào
Trên địa bàn tỉnh có 4 hệ thống sống lớn, gồm: sông Hậu (đoạn chảy qua tỉnh dài 8
km), sông Cái Lớn (đoạn qua tỉnh 57 km), sông Cái Tư (đoạn qua tỉnh dài 15 km)
8


và sông Nước Trong (đoạn qua tỉnh 16 km), cùng với hệ thống kênh rạch khá dày
(mật độ sông rạch trung bình 1,8-2 km/km 2), trong đó có khoảng 20 tuyến kênh
rạch chính vừa làm nhiệm vụ cấp nước, vừa làm nhiệm vụ tiêu nước cho tỉnh. Các
sông rạch trên địa bàn tỉnh bị chi phối bởi chế độ Bán nhật triều biển Đông (qua
sông Hậu) và chế độ Nhật triều biển Tây (qua sông Cái Lớn), làm cho chế độ dòng
chảy trong năm trên các kênh rạch biến đổi khá phức tạp, trong đó có nhiều khu
vực bị giáp nước.
Tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh khá dồi dào, được cung cấp từ nước mưa tại
chỗ, nước sông Hậu, song Cái Lớn… Theo số liệu của Sở Khoa học Công nghệ và
Môi trường tỉnh Cần Thơ trước đây, chất lượng nước mặt tại một số điểm đo trong
tỉnh không đạt tiêu chuẩn cho sinh hoạt và xử lý cho ăn uống, nhưng có chất lượng
tốt cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
1.2.5 Nguồn lực về kinh tế
1.2.5.1 Về tăng trưởng kinh tế
GDP theo giá so sánh 1994 tăng từ 4.719.300 triệu đồng năm 2004 lên hơn
6.948.265 triệu đồng năm 2007, bình quân tăng 11,8%/năm trong giai đoạn 20042007. Khu vực I có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,34%/năm; Khu vực II tăng

bình quân 18%/năm; Khu vực III tăng 16,54%/năm.
Bảng 1.1: GDP tỉnh Hậu Giang gai đoạn 2004-2007 (ngàn tỷ đồng)
Năm
TỔNG GDP
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

4,7
2,1
1,4
1,2

5,3
2,3
1,5
1,5

6,2
2,7
1,8
1,7


6,9
2,6
2,3
2,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2007

GDP/người năm 2000 đạt 2,9 triệu đồng (theo giá so sánh năm 1994), tương đương
264 USD/người /năm; năm 2005 đạt 4,46 triệu đồng, tương đương 427 USD và
năm 2007 đạt 8,6 triệu đồng, tương đương 536 USD/người. Nhìn chung doanh thu
đầu người của tỉnh Hậu Giang tăng khá nhanh.
1.2.5.2 Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
9


Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó tỷ trọng nông - lâm nghiệp giảm liên tục từ 46,02% năm 2004 xuống còn 37,95% năm 2007, tương
ứng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 28,5% năm 2004 lên 33,29% năm
2007, dịch vụ tăng từ 25,48% năm 2004 lên 28,76% năm 2007.
Bảng 1.2: Cơ cấu kinh tế phân theo ngành giai đoạn 2004-2007 (%)
Năm
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006


Năm 2007

46,02
28,5
25,48

43,88
28,74
27,38

43,88
28,63
27,49

37,95
33,29
28,76

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2007

Đối với Hậu Giang, nông - lâm - thuỷ sản được xác định là ngành kinh tế chủ đạo
và là thế mạnh được ưu tiên đầu tư trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá
- hiện đại hoá, nên tốc độ tăng trưởng toàn ngành trong những năm qua đạt khá cao
11,8%/năm) giai đoạn 2004 - 2007 và tăng đều ở cả 3 ngành.
Bảng 1.3: Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản năm 2004-2007
Khu vực
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thuỷ sản


Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

89,53
1,80
8,67

89,40
1,50
9,10

89,75
1,31
8,94

88,28
1,37
10,35

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2007

Cơ cấu kinh tế ngành đang có những chuyển biến tích cực, nhưng tốc độ chuyển
dịch còn chậm, đến năm 2007 tỷ trọng nông nghiệp vẫn còn chiếm 88,28%, tỷ
trọng lâm nghiệp chiếm 1,37% và tỷ trọng thuỷ sản có xu hướng tăng nhanh, chiếm

10,35%.
1.2.5.3 Doanh thu bình quân
GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2005 ước đạt 6.658 ngàn đồng,
tương ứng khoảng 421 USD/người, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2000, nhưng chỉ
bằng 82-84% mức bình quân chung cả nước (500 USD/người). Tốc độ tăng doanh
thu bình quân đầu người hàng năm là 13,74%, nếu loại trừ yếu tố trượt giá (bình
quân khoảng 6,5-7%/năm) thì mức tăng thực tế còn chậm. Mặt khác, mức chênh
lệch về doanh thu giữa nhân khẩu phi nông nghiệp và nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
10


khá lớn (từ 7-8 lần) và có xu hướng tăng trong những năm gần đây, cụ thể: doanh
thu bình quân của nhân khẩu nông nghiệp là 2.046 ngàn đồng năm 2000 lên 3.293
ngàn đồng năm 2005 (tăng bình quân 9,99%/năm) và doanh thu bình quân của
nhân khẩu phi NN là 13.869 ngàn đồng năm 2000 (gấp 6,8 lần nông nghiệp) lên
24.672 ngàn đồng năm 2005 (gấp 7,5 lần nông nghiệp). Nguyên nhân do năng suất
lao động nông nghiệp tăng chậm hơn so với lao động các khu vực công nghiệp và
dịch vụ, đồng thời đầu tư cho nông nghiệp chưa hợp lý và thấp (chỉ chiếm khoảng
6,5% tổng vốn đầu tư).
Những năm qua, tỉnh Hậu Giang đã tích cực triển khai các chương trình quốc gia
như: chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình hỗ trợ xã đặc biệt khó khăn,
vùng đồng bào dân tộc, chương trình giải quyết việc làm… Nhìn chung, các
chương trình này đã góp phần tích cực nâng cao đời sống người dân, nhất là khu
vực nông thôn và đồng bào dân tộc, đồng thời giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 5,6%
so với mức bình quân của cả nước là 23,5% và của ĐBSCL là 19,5% (tiêu chí phân
loại cũ). Theo tiêu chí mới, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh năm 2005 là 23,25%.
1.2.6 Quy hoạch phát triển nông – lâm – thủy sản tỉnh Hậu Giang đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020
1.2.6.1 Thực trạng phát triển thủy sản trong thời gian qua
Thủy sản được xem là ngành sản xuất mũi nhọn đứng hàng thứ hai, có tính đột phá

trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp - nông thôn và gia tăng doanh thu
trên một đơn vị diện tích cũng như doanh thu của nông hộ ở Hậu Giang trong
những năm gần đây. Vì thế sản lượng thủy sản của toàn tỉnh tăng nhanh từ 9.083
tấn năm 2000 lên 26.104 tấn năm 2005, và đạt được 35.521 tấn năm 2007. trong
đó: nuôi trồng thủy sản tăng, còn khai thác thủy sản tự nhiên giảm (Bảng 1.4).
Bảng 1.4: Kết quả ngành thủy sản Hậu Giang 2000 – 2007
Hạng mục
Năm 2000
Năm 2005
Sản lượng
(tấn)
9.083

Cơ cấu
(%)

1. Khai thác

5.215

2. Nuôi trồng

3.868

Toàn tỉnh

Năm 2007
Sản lượng
Cơ cấu
(tấn)

(%)
35.521

Cơ cấu
(%)

57,41

Sản lượng
(tấn)
26.104
4.294

16,45

3.670

10,33

42,59

21.810

83,55

31.850

89,67

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2009


11


 Khai thác thủy sản
Những năm gần đây sản lượng khai thác tôm, cá và thủy sản khác trên địa bàn tỉnh
đều giảm, trong đó: sản lượng cá giảm từ 4.442 tấn năm 2000 xuống còn 3.627 tấn
năm 2005 và còn 3.670 tấn nă 2007. Sản lượng tôm giảm từ 26 tấn xuống còn 15
tấn năm 2007 và sản lượng thủy sản khác giảm từ 747 tấn xuống còn 533 tấn năm
2007 (Bảng 1.5).
Bảng 1.5: Khai thác thủy sản nước ngọt tỉnh Hậu Giang 2000 – 2007
Hạng mục
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2007
Sản lượng Cơ cấu
Sản lượng
Cơ cấu
Sản lượng
Cơ cấu
(tấn)
(%)
(tấn)
(%)
(tấn)
(%)
Tổng sản lượng
- Cá

5.215

4.442

85,2

4.303
3.627

- Tôm
- Thủy sản khác

84,28

3.670
3.122

85,07

26

0,5

17

0,39

15

0,41

747


14,3

659

15,32

533

14,52

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2009

 Nuôi trồng thủy sản
Những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản phát triển đều khắp ở tất cả các
huyện, thị trong tỉnh, nhất là các huyện ven sông Hậu với các loại hình nuôi ngày
càng đa dạng, phương thức nuôi ngày càng được cải tiến và đem lại hiệu quả cao
hơn. Mặt khác, thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản, tỉnh đã và
đang triển khai 6 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ở các huyện Phụng Hiệp, huyện Châu
Thành, Châu Thành A, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ và thị xã Vị Thanh với các
chủng loại nuôi chính là cá đồng, thát lát, bống tượng, rô phi dòng Gift, tôm càng
xanh…, trong đó tập trung xây dựng thương hiệu “Cá Thát lát Hậu Giang”. Nhờ đó
diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh tăng từ 5.468 ha năm 2000 lên 8.880 ha năm
2005 (tăng 3.412 ha, bình quân năm tăng gần 682 ha/năm).
Về biến động diện tích nuôi: diện tích nuôi cá của tỉnh tăng nhanh từ 5.305 ha năm
2000 lên 8.750 ha năm 2005 (tăng 3.445 ha) và đạt 8.372 ha năm 2007 (giảm 433
ha), ngược lại diện tích nuôi tôm giảm từ 163 ha xuống 130 ha năm 2005 và tiếp
tục giảm còn 55,2 ha năm 2007.
12



Bảng 1.6: Nuôi trồng thủy sản tỉnh Hậu Giang 2000 – 2007
ĐV
Hạng mục
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2007
tính
Cơ cấu
Cơ cấu
Cơ cấu
Số lượng
Số lượng
Số lượng
(%)
(%)
(%)
I. Diện tích nuôi TS

Ha

5.468

8.880

8.372

Ha

5.305


97,02

8.750

98,54

8316,8

99,34

Ha

163

2,98

130

1,46

55,2

0,66

- Tx. Vị Thanh

Ha

158


2,89

252

2,84

185

2,21

- Tx. Ngã Bảy

Ha

443

8,1

354

3,99

415

4,96

- H. Châu Thành A

Ha


370

6,77

1.010

11,37

700

8,36

- H. Châu Thành

Ha

277

5,07

435

4,90

214

2,56

- H. Vị Thủy


Ha

588

10,75

1.227

13,82

1262

15,07

- H. Long Mỹ

Ha

820

15

1.745

19,65

1743

20,82


- H. Phụng Hiệp

Ha

2.812

51,43

3.857

43,43

3853

46,02

II. Sản lượng nuôi

Tấn

3.868

1. Cá

Tấn

3.859

99,77


21.771

99,82

31595

99,20

2. Tôm

Tấn

9

0,23

34

0,16

256

0,80

1. Phân theo chủng loại
- Cá
- Tôm
2. Phân theo huyện thị


21.810

31.851

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2009

Nguyên nhân thay đổi diện tích do:
- Nguồn giống cung cấp chưa đáp ứng được theo yêu cầu của lịch thời vụ, do
đó người dân có xu hướng chuyển sang nuôi cá.
- Vốn đầu tư lớn, rủi ro trong quá trình nuôi cao hơn và hiệu quả của nhiều hộ
nuôi không cao bằng nuôi cá, nên người dân chưa mạnh dạn đầu tư.
1.2.6.2 Quy hoạch thủy sản
 Quy hoạch các tiểu vùng sản xuất
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, cũng như phương án quy hoạch
thủy lợi, có thể chia tỉnh Hậu Giang thành 5 tiểu vùng phát triển nông nghiệp. Để
13


khai thác lợi thế của từng vùng, phát triển mạnh các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh
cao, nâng cao doanh thu trên một đơn vị diện tích canh tác và nông hộ, hướng
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo vùng sinh thái như sau:

TV II

TV I
TV III

TV IV

TV.V


Hình 1.3: Bản đồ hiện trạng và quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Hậu Giang

• Tiểu vùng I:
Quy mô diện tích tự nhiên 21 ngàn ha, bao gồm toàn bộ diện tích huyện Châu
Thành và phần diện tích nằm ở phía Đông QL 1A của Tx. Ngã Bảy và huyện Châu
Thành A. Đây là tiểu vùng có điều kiện sản xuất nông nghiệp thuận lợi nhất tỉnh do
có nguồn nước ngọt từ sông Hậu khá dồi dào, đất phù sa và đất líp chiếm trên 90%,
tưới tiêu gần như tự chảy nhờ triều biển Đông.
Tuy nhiên, tiểu vùng này cũng có hạn chế là: chịu tác động trực tiếp của lũ sông
Hậu với mức ngập trên đồng ruộng từ 30-60 cm, thời gian ngập trung bình 2-3
tháng; chịu tác động mạnh bởi quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Hiện tại
đây là vùng sản xuất cây ăn trái tập trung với sản phẩm chủ lực là bưởi năm roi,
14


×