Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học NHÂN QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.5 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC NHÂN QUẢ

Nhóm KHMT 1:
1. Trần Phong Vũ
2. Ngô Tân Khai
3. Sở Công Danh
4. Trần Thanh Thắng
5. Nguyễn Đặng Thế Vinh

Tp.HCM - 2012


LỜI NÓI ĐẦU
Nghiên cứu nhân quả: được thực hiện bằng cách kiểm soát những nhân tố khác
nhau để xác định xem nhân tố nào gây ra kết quả, thường cần sự thử nghiệm khá
phức tạp và đắt tiền.
Để thực hiện nghiên cứu nhân quả, người nghiên cứu có thể sử dụng các Phương
pháp như: Quan sát, phỏng vấn điều tra, thử nghiệm, mô hình hóa ...

Phần 1: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHÂN QUẢ
1. Nghiên cứu quan hệ nhân quả (Causal Research)
Nghiên cứu quan hệ nhân quả được sử dụng để tìm ra những bằng chứng của
quan hệ nhân quả.
Phương pháp chính của nghiên cứu nhân quả là thí nghiệm.
Ví dụ: Những nhà quản trị Marketing tạo ra các quyết định dựa vào giả thuyết về


mối quan hệ nhân quả. Những giả thuyết này không thể được đều chỉnh và giá trị
của các mối quan hệ này nên được xác định qua nghiên cứu chính thức.
Chẳng hạn: Có một giả thuyết chung rằng giảm giá sẽ dẫn đến số lượng sản
phẩm bán ra tăng lên và vì thế thị phần cũng không thể duy trì trong môi trường
cạnh tranh chắc chắn.
Giải thích ảnh hưởng của một biến lên các biến khác
2. Mục đích của nghiên cứu nhân quả
2.1. Để hiểu rõ những nhân tố nào là nhân tố nguyên nhân (các biến độc lập) và
nhân tố nào là kết quả (biến phụ thuộc) của một hiện tượng.
2.2. Để xác định bản chất của mối quan hệ giữa các nhân tố nguyên nhân và kết
quả phục vụ mục đích dự báo. Cũng giống như nghiên cứu mô tả, nghiên cứu
nhân quả yêu cầu thiết kế theo cơ cấu và có kế hoạch.
Mặc dù nghiên cứu mô tả xác định mức độ phối hợp giữa các biến nhưng nó
không phù hợp cho việc xác định quan hệ nhân quả.

1


Ví dụ:
Nghiên cứu nhân quả được thực hiện để xác định hiệu quả của chiến dịch
quảng cáo dựa vào doanh thu của sản phẩm hay đánh giá hiệu quả của thời
gian biểu khác nhau của quảng cáo.
Nghiên cứu này có sự tham gia của nhà sản xuất, nhà xuất bản tạp chí được sử
dụng để quảng cáo và sự sắp xếp rất chặt chẽ các tạp chí theo ba mức độ
quảng cáo: nhẹ, trung bình và mạnh. Bốn sản phẩm đang trong giai đoạn tăng
trưởng được chọn để quảng cáo. Để thu thập khối lượng sản phẩm bán ra, việc
hạn chế kênh phân phối là cần thiết. Sau đó, tiến hành các mức độ quảng cáo
khác nhau cho từng sản phẩm.
Sau một năm nghiên cứu, kết luận trong nghiên cứu nhân quả này như sau:
tăng cường quảng cáo sẽ mang lại kết quả doanh thu tăng lên do số lượng sản

phẩm bán ra tăng lên và dĩ nhiên lợi nhuận cũng tăng theo.
3. Yếu tố cơ bản của nghiên cứu nhân quả:
A “tạo ra” B hoặc
A “ thúc đẩy” B xảy ra
4. Quan hệ nhân quả
Đối xứng
Hỗ tương
Bất đối xứng
o Kích thích – Hồi đáp
o Tính chất – Thiên hướng
o Thiên hướng – Hành vi
o Tính chất – Hành vi
5. Ứng dụng nghiên cứu nhân quả:
Những mô hình nhân quả có thể cải thiện việc bán hàng và phản hồi

2


3


PHẦN 2: SỰ LIÊN HỆ NHÂN QUẢ (CAUSAL
RELATIONSHIP)
1. Khái niệm
Ta có thể khái niệm liên hệ nhân quả là liên hệ mang tính qui luật giữa một hiện
tượng đóng vai trò tác nhân và một hiện tượng đóng vai trò kết quả (hệ quả). Gọi là
hệ quả đúng hơn vì ta hay hiểu kết quả theo ý tốt thuần túy. Trong khi đó, trong
kinh doanh, không những ta cần biết những điều tốt xảy ra cho ta mà còn phải và rất
cần phải biết cả những điều xấu có thể xảy ra để tránh.
2. Ý nghĩa của quan hệ nhân quả

Quan hệ nhân quả có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc ra quyết định của nhà kinh
doanh. Nhà nghiên cứu, qua nghiên cứu dữ liệu để rút ra quan hệ nhân quả còn nhà
kinh doanh dựa vào quan hệ nhân quả để ra quyết định. Do đó, quan hệ nhân quả sai
thì nguy cơ mắc sai lầm của người ra quyết định rất lớn.
3. Các điều kiện để chứng tỏ có liên hệ nhân quả
3.1. Phải có nhiều bằng chứng rõ ràng về mối liên hệ giữa một tác nhân và một hệ
quả quan sát được. Ơ đây có hai vấn đề:
Một là: một biến tác nhân X (gọi là biến độc lập) và một biến hệ quả Y (gọi
là biến phụ thuộc) phải cùng biến đổi, nghĩa là X xảy ra thì Y phải xảy ra.
Hai là: phải có nhiều bằng chứng để chứng tỏ điều vừa trình bày ở trên.
Ví dụ: nếu cho rằng trình độ học vấn là tác nhân đưa đến yếu tố thu nhập
cao thì phải chứng tỏ được hai vấn đề:
o Thứ 1: Cứ có học vấn cao thì thường thu nhập phải cao, học vấn thấp thì
thu nhập thấp.
o Thứ 2: Số người quan sát có tính chất trên là phổ biến (nhiều người).
Trong mẫu điều tra, số người có tính chất này phải chiếm đa số (trên
70% càng tốt)
3.2. Phải có bằng chứng để chứng tỏ tác nhân là cái xảy ra trước hoặc chí ít là xảy
ra đồng thời với kết quả.
Điều kiện 3.2. củng cố thêm cơ sở cho điều kiện 3.1.; vì một hiện tượng nếu
được gọi là đóng vai trò tác nhân thì nó phải được xảy ra trước hiện tượng kết
quả.
4


Ví dụ: nói một loại thuốc nào đó có thể chữa được căn bệnh thế kỷ là bệnh
nhiễm vi rút HIV, vậy thì những người được thử nghiệm phải đảm bảo đã mắc
vi rút HIV và đã được uống loại thuốc đó trước khi khỏi bệnh.
3.3. Phải chứng tỏ rằng không có sự giải thích nào khác về nguyên nhân “tạo ra”
hiện trạng kết quả (mọi nguyên nhân khác đều phải được loại trừ)

Nếu trong mô hình mô tả phải không tìm thấy nguyên nhân khác ngoài
nguyên nhân nêu lên.
Nếu trong mô hình thử nghiệm phải loại trừ được hoặc vô hiệu hóa các yếu
tố ngoại lai ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm và điều đó phải được chứng
minh.
Ở đây cần lưu ý trường hợp không phải tác nhân duy nhất nghĩa là cùng
một hiện tượng kết quả nhưng đồng thời do nhiều tác nhân.
Ví dụ: Cùng tác động đến lượng hàng bán ra tăng lên là hai yếu tố: quảng
cáo và hạ giá bán, khi đó ta phải nghiên cứu và tìm ra được tác động tương
hỗ giữa hai tác nhân đối với một hiện tượng kết quả.
4. Các tiêu chuẩn để quyết định một mối liên hệ nhân quả
1. Phải có mối liên hệ về mặt thời gian giữa nguyên nhân và kết quả: Nguyên nhân
xảy ra trước kết quả
2. Độ mạnh của sự phối hợp:
3. Mối liên hệ đáp ứng theo liều (dose-response relationship): việc thay đổi về
lượng của nguyên nhân

việc thay đổi về lượng của kết quả

4. Sự phối hợp nghịch đảo
5. Tính nhất quán (consistency)

5



×