Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Một số kinh nghiệm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nhận biết và vẽ chính xác các dạng biểu đồ hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.83 KB, 3 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________________________

Phú Quốc, ngày 05 tháng 01 năm 2015

BÁO CÁO
KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC
____________

- Họ và tên: Trần Thanh Hùng
- Chức danh: Giáo viên môn Địa lý
- Đơn vị công tác: Trường THPT Dương Đông
1. Tên kinh nghiệm:
Một số kinh nghiệm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nhận biết và vẽ chính xác các
dạng biểu đồ.
2. Căn cứ:
Căn cứ vào Nghị Quyết của Chi bộ trường THPT Dương Đông;
Căn cứ vào kế hoạch năm học 2014-2015 của trường THPT Dương Đông;
Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh trường THPT Dương Đông;
Trong quá trình giảng dạy, tôi cảm thấy rằng kỹ năng nhận biết và vẽ các dạng
biểu đồ của học sinh còn yếu, vì thế các em rất ngại khi ra đề kiểm tra có dạng bài tập về
biểu đồ.
3. Thực trạng tình hình:
* Ưu điểm:
- Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường luôn có tâm huyết và đã chỉ đạo sâu sát đối
với tập thể thầy và trò.
- Giáo viên phụ trách giảng dạy luôn tâm huyết với nghề, luôn có tác phong gương
mẫu cho học sinh noi theo.
* Hạn chế:
- Các bậc phụ huynh chưa coi trọng môn Địa vì họ cho đây là những môn học phụ,


chính vì vậy sẽ là một yếu tố quan trọng đã làm lệnh tư tưởng và ý thức học tập của học
sinh.
- Đa số học sinh ở các xã lên học nên năng lực học tập của các em còn rất thấp.
- Tuyển sinh đầu vào của nhà trường còn thấp, kiến thức còn hạn chế nên ý thức
học tập của học sinh chưa cao.
4. Các nội dung chính của kinh nghiệm:
4.1. Điều kiện khi vẽ biểu đồ thích hợp:
Thể hiện chính xác theo yêu cầu của bảng số liệu; Có tính trực quan cao; Thời gian
vẽ nhanh.
4.2. Một số lưu ý khi chọn biểu đồ thích hợp:
Đối với bảng số liệu vừa có thể vẽ biểu đồ cột chồng hoặc biểu đồ miền, thì trong
trường hợp nếu chỉ có từ 2-3 năm và có cụm từ thể hiện động thái của sự phát triển thì vẽ
biểu đồ cột chồng; nếu từ 4 năm trở lên mà có cụm từ cơ cấu thì vẽ biểu đồ miền.
Đối với bảng số liệu vừa có thể vẽ biểu đồ tròn hoặc biểu đồ miền, thì trong trường
hợp nếu chỉ có từ 2-3 năm thì vẽ biểu đồ tròn; nếu từ 4 năm trở lên thì vẽ biểu đồ miền.


Đối với bảng số liệu có từ 3-4 năm, yêu cầu so sánh quy mô của sự phát triển thì
vẽ biểu đồ cột.
Đối với bảng số liệu có từ 5 năm trở lên, yêu cầu thể hiện tốc độ phát triển thì vẽ
biểu đồ đường.
Đối với bảng số liệu có 3 đại lượng, trong đó có 2 đại lượng có quan hệ với nhau
và yêu cầu phải thể hiện 3 đại lượng trên cùng một hệ trục tọa độ, thì chọn biểu đồ kết
hợp. Trong đó 2 đại lượng có mối quan hệ thì vẽ cột chồng, đại lượng còn lại vẽ đường.
VD: Biểu đồ thể hiện dân số thành thị, nông thôn và tỉ lệ phát triển dân số nước ta qua các
năm. Trong trường hợp này thì dân số thành thị và nông thôn vẽ cột chồng, tỉ lệ phát triển
dân số thì vẽ đường.
Đối với bảng số liệu cho 2 đại lượng có quan hệ với nhau như diện tích và sản
lượng nhưng đơn vị khác nhau thì vẽ biểu đồ kết hợp cột đường. VD: Biểu đồ thể hiện
diện tích và sản lượng của ĐBSCL qua các năm thì diện tích sẽ vẽ cột còn sản lượng phải

vẽ đường.
Đối với bảng số liệu thể hiện tốc độ tăng trưởng của 3 hoặc nhiều đại lượng có các
đơn vị khác nhau thì chúng ta vẽ biểu đồ đường. VD: Sản lượng điện (tỉ kw/h), sản lượng
than (triệu tấn), sản lượng vải (triệu m)…do bảng số liệu này có giá trị tuyệt đối nên trước
khi vẽ phải tính sang giá trị tương đối là (%). Cho năm đầu tiên bằng 100%. Tất cả các
đại lượng thể hiện đều bắt đầu trên trục tung với giá trị là 100%.
Đối với bảng số liệu thể hiện 3 đại lượng có quan hệ với nhau trong đó 1 đại lượng
là tổng của 2 đại lượng kia thì vẽ biểu đồ cột chồng. VD: Biểu đồ thể hiện tổng giá trị sản
lượng ngành thủy sản, trong đó gồm sản lượng khai thác và nuôi trồng qua các năm.
Trong đó chiều cao của từng cột thể hiện giá trị tổng số và chia ra làm thủy sản khai thác
và nuôi trồng.
4.3. Một số nội dung quan trọng để vẽ chính xác các dạng biểu đồ:
4.3.1. Biểu đồ đường ( đồ thị ):
Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, xác định tỉ lệ thích hợp với tỉ lệ của tờ giấy vẽ, trên trục tung
ghi giá trị nhỏ nhất ( 0 ) ở ngay góc tọa độ, ghi giá trị lớn nhất ( trong bảng số liệu ) ở
phần cuối của trục, sau đó chia các giá trị chẵn ( 10/20/30/40 hoặc 50/100/150/200…).
Trên trục hoành ghi số năm đầu tiên ở góc tọa độ, năm cuối trong bảng số liệu ở phần
cuối của trục, sau đó chia khoảng cách năm tương ứng. Căn cứ vào số liệu của từng năm
tương ứng lần lượt dùng các dấu chấm ghi nhớ, sau đó gạch nối các dấu chấm lại với
nhau để tạo thành đường.
4.3.2. Biểu đồ cột:
Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, xác định tỉ lệ thích hợp với tỉ lệ của tờ giấy vẽ, sau đó chia
lên trục tung, trục hoành tương tự như biểu đồ đường. Biểu đồ cột đơn, cột nhóm và cột
chồng không cần chia khoảng cách năm. Sau khi đã chia trên 2 trục xong, căn cứ vào số
liệu trong bảng số liệu của từng năm tương ứng lần lượt dùng những dấu chấm ghi nhớ,
sau đó dùng các dấu chấm của các năm làm trung điểm của các đoạn thẳng để định kích
thước của các cột ( kích thước các cột bằng nhau, thích hợp nhất là 1 ô tập ).
4.3.3. Biểu đồ tròn:
Dùng com-pa chọn ( r ) bán kính để xác định tỉ lệ của hình tròn sao cho tương ứng
với tỉ lệ của tờ giấy vẽ, sau đó kẻ đường bán kính quy định ở tia 12h trên mặt đồng hồ.

Căn cứ vào số liệu đã được chuyển đổi, xử lí sang giá trị tương đối %- số độ, sau đó lần
lượt vẽ theo chiều quay của kim đồng hồ. Đặt thước đo độ vào đường ( r ) bán kính căn


cứ vào số độ của đại lượng đầu tiên trên thước đo độ chấm ngoài đường tròn để ghi nhớ,
sau đó nối chấm vào tâm của đường tròn. Dịch chuyển thước đo độ đến đường vừa vẽ để
vẽ tiếp cho đại lượng thứ 2, tương tự cho đại lượng thứ 3, thứ 4…
4.3.4. Biểu đồ kết hợp ( cột + đường ):
Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, vẽ 2 trục tung và chia trên 2 trục tương tự như biểu
đồ đồ thị, chia khoảng cách năm trên trục hoành, chia giá trị trên trục tung cho đại lượng
cột và đại lượng đường với các đơn vị khác nhau: ví dụ giá trị cột có đơn vị là 10, giá trị
đường có đơn vị là 5 ( như vậy cột và đường sẽ có sự kết hợp với nhau ). Căn cứ vào số
liệu trong bảng, vẽ giá trị cột trước, giá trị đường sau, cách vẽ tương tự như cách vẽ biểu
đồ cột và biểu đồ đường.
4.3.5. Biểu đồ miền:
Vẽ 1 hình chữ nhật nằm ngang ( Cạnh 4 x 6 ), xác định tỉ lệ tương ứng với tỉ lệ của
tờ giấy vẽ, chia 0% ở góc tọa độ, 100% ở cuối trục tung; chia năm đầu tiên ở gốc tọa độ,
năm cuối cùng ở cuối trục hoành, chia khoảng cách năm từ năm đầu đến năm cuối. Căn
cứ vào số liệu % đã cho hoặc số liệu đã chuyển đổi từ số liệu thô sang số liệu %, lần lượt
vẽ đại lượng thứ nhất từ dưới lên, sau đó vẽ đại lượng thứ 3 từ trên xuống ( cơ cấu có 3
thành phần ), ( cơ cấu có 4 thành phần, vẽ lần lượt đại lượng thứ nhất, thứ 2 từ dưới lên,
đại lượng thứ 4 từ trên xuống ). Cách vẽ các giá trị của từng đại lượng qua các năm tương
tự như cách vẽ đối với biểu đồ đường, dùng các dấu chấm ghi nhớ sau đó nối các chấm lại
với nhau.
5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng:
- Kết quả thực hiện:
STT
TỔNG SỐ HỌC SINH
Kiểm tra đầu HKI Kiểm tra giữa HKI
(dưới 5đ)

(dưới 5đ)
01
238 học sinh
95
51
Do những kết quả đã đạt được như trên cho ta thấy việc thực hiện kinh nghiệm này
rất có hiệu quả, những nội dung được nêu trên khi áp dụng sẽ giúp cho chất lượng dạy và
học ngày càng đạt kết quả cao.
- Phạm vi áp dụng nhân rộng:
Kinh nghiệm này bản thân áp dụng thấy rằng có hiệu quả rất lớn trong công tác
giảng dạy đặc biệt là nâng cao thành tích học tập của học sinh. Trong quá trình giảng dạy
ở trường THPT Dương Đông bản thân sẽ tiếp tục áp dụng thực hiện trong thời gian sắp
tới và có khả năng sử dụng cho các trường bạn trong phạm vi toàn tỉnh.
6. Kiến nghị: (Không)

Người báo cáo

Trần Thanh Hùng



×