Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Sử dụng bài tập định tính gây sự hứng thú cho học sinh trong giảng dạy môn vật lí nuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.68 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________________________

Phú Quốc, ngày 05 tháng 01 năm 2015
BÁO CÁO
KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC
____________

- Họ và tên: Ngô Mỹ Nương
- Chức danh: Giáo viên môn Vật lí
- Đơn vị công tác: Trường THPT Dương Đông
1. Tên kinh nghiệm: Sử dụng bài tập định tính gây sự hứng thú cho học sinh
trong giảng dạy môn vật lí.
2. Căn cứ
- Căn cứ vào Nghị Quyết của Chi bộ trường THPT Dương Đông;
- Căn cứ vào kế hoạch năm học 2014-2015 của trường THPT Dương Đông;
- Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh trường THPT Dương Đông;
- Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy mặc dù vật lí là một môn khoa học
thực nghiệm, mô tả thế giới khách quan, gần gủi với đời sống hằng ngày nhưng thực tế
không dễ dàng trong quá trình tiếp thu và nghiên cứu đối với học sinh.
3. Thực trạng tình hình
3.1. Ưu điểm
- Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường luôn có tâm huyết và đã chỉ đạo sâu
sát đối với tập thể thầy và trò.
- Giáo viên phụ trách giảng dạy vững vàng về chuyên môn, luôn tâm huyết
với nghề, có lối sống giản dị và tác phong gương mẫu cho học sinh noi theo.
- Số lượng học sinh lựa chọn môn vật lí trong các kì thi tốt nghiệp THPT
khá cao cho thấy học sinh vẫn có quan tâm đến môn vật lí.
3.2. Hạn chế
- Mặt bằng kiến thức và năng lực học tập của học sinh còn thấp nên ảnh


hưởng lớn đến khả năng tiếp thu và giải quyết vấn đề trong học tập.
- Nhìn chung ý thức học tập của học sinh chưa cao, chưa xác định rõ động
cơ học tập của mình và cảm thấy nhàm chán trong học tập.
- Đa số học sinh ở các xã xa, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên điều kiện đi
lại và dành thời gian cho việc học tập còn hạn chế.
- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa hoàn thiện nên chưa phát huy
hết hiệu quả của các kênh học tập cho học sinh.
4. Các nội dung chính của sáng kiến kinh nghiệm
4.1. Cơ sở lý thuyết về bài tập định tính trong dạy học vật lí
4.1.1. Khái niệm về bài tập định tính
Bài tập định tính là những bài tập mà khi giải học sinh không cần thực hiện
các phép tính phức tạp mà thực hiện những phép suy luận lôgic trên cơ sở hiểu rõ bản
chất của các khái niệm, định luật vật lí và nhận biết được những biểu hiện của chúng
trong các trường hợp cụ thể.


4.1.2. Vai trò và tác dụng của bài tập định tính
Bài tập định tính có rất nhiều ưu điểm về mặt phương pháp học nhờ đưa lý
thuyết, các định luật, quy tắc vật lí vừa học vào đời sống xung quanh. Các bài tập định tính có
tác dụng tăng khả năng hứng thú đối với môn học, tạo điều kiện phát triển óc quan sát, khả
năng phân tích, tổng hợp của học sinh. Việc giải bài tập định tính còn giúp cho học sinh hiểu
rõ bản chất vật lí của các hiện tượng và những quy luật của chúng, dạy cho học sinh biết áp
dụng những quy luật, kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống và lao động, sản xuất. Thông
qua các bài tập định tính cũng giúp học sinh chú ý phân tích nội dung vật lí của bài tập.
4.1.3. Các dạng bài tập định tính
- Giải thích hiện tượng: cho biết một hiện tượng luôn xảy ra như vậy và giải
thích nguyên nhân của nó. Dạng bài tập này phải thiết lập mối quan hệ giữa một hiện
tượng cụ thể với với một định luật hay một lý thuyết vật lí nào đó.
- Dự đoán hiện tượng: căn cứ vào điều kiện cụ thể của đầu bài, xác định
những định luật chi phối hiện tượng và dự đoán hiện tượng gì có thể xảy ra và xảy ra như

thế nào. Tức là, ta đã biết điều kiện cụ thể và sau đó tìm quy luật chung chi phối hiện
tượng và rút ra kết luận.
4.2. Các bước giải bài tập định tính
Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập
Bước này bao gồm xác định dạng bài tập, đọc kĩ đề bài tập để tìm hiểu ý nghĩa
vật lí của các thuật ngữ có trong đề bài. Tóm tắt đầy đủ giả thuyết, xác định nội dung
chính của câu hỏi, làm rõ những mặt định tính của đề bài, các yếu tố được bỏ qua. Chuyển
ngôn ngữ bài tập về ngôn ngữ vật lý, hình dung rõ ràng về hiện tượng vật lý.
Bước 2: Phân tích hiện tượng
Nghiên cứu các dữ kiện ban đầu của bài tập: những hiện tượng gì, những tính
chất, trạng thái nào của hệ... để nhận biết chúng có liên quan đến những khái niệm, quy
tắc, định luật nào đã học trong vật lí.
Xác định các giai đoạn diễn biến của hiện tượng nêu trong đề bài, mỗi giai đoạn
bị chi phối bởi những đặc tính nào, định luật nào ... Hình dung toàn bộ diễn biến của hiện
tượng và các định luật, quy tắc chi phối nó.
Bước 3: Xây dựng lập luận và suy luận kết quả
Đối với loại bài tập giải thích hiện tượng:
Những hiện tượng thực tế thường rất phức tạp, thoạt nhìn thì khó có thể phát
hiện ngay được mối quan hệ giữa hiện tượng đã cho với những định luật vật lí đã biết.
Nên cần phân tích hiện tượng phức tạp ra các hiện tượng đơn giản, sao cho mỗi hiện
tượng đơn giản chỉ tuân theo một định luật hay một quy tắc nhất định.
+ Tìm những dấu hiệu có liên quan đến một tính chất, định luật vật lí đã biết.
+ Phát biểu đầy đủ tính chất của định luật đó.
+ Thiết lập mối quan hệ giữa định luật với hiện tượng, giải thích nguyên nhân.


Đối với loại bài tập dự đoán hiện tượng:
Trước hết cần phải “khoanh vùng” kiến thức căn cứ vào những dấu hiệu ban đầu để
liên tưởng, phán đoán chúng có thể liên quan đến những quy tắc, định luật vật lí nào đã học.
Những quy tắc, định luật.. đó chi phối như thế nào đối với những hiện tượng cùng loại.

Bước 4: Kiểm tra kết quả tìm được (biện luận)
Phân tích kết quả cuối cùng để xem kết quả tìm được có phù hợp với điều kiện
nêu ra ở đầu bài tập hay không, đó cũng là cách kiểm tra lại sự đúng đắn của quá trình lập
luận. Có hai cách thường dùng là thực hiện các thí nghiệm cần thiết để đối chiếu với kết
luận về dự đoán hiện tượng hoặc đối chiếu câu trả lời với các nguyên lí hay định luật vật
lí tổng quát tương ứng xem chúng có thoả mãn hay không.
4.3. Lựa chọn và sử dụng bài tập định tính vật lí
4.3.1. Lựa chọn bài tập
Hệ thống bài tập cần bao gồm nhiều thể loại và phải thỏa mãn các yêu cầu:
+ Bài tập giả tạo: là bài tập mà nội dung không sát với thực tế, các quá
trình tự nhiên được đơn giản hóa đi nhiều hoặc ngược lại. Bài tập giả tạo có tác dụng giúp
học sinh sử dụng thành thạo các công thức để tính đại lượng nào đó khi biết các đại lượng
khác có liên quan, mặc dù trong thực tế ta có thể đo nó trực tiếp được.
+ Bài tập có nội dung thực tế: là bài tập có đề cập đến những vấn đề có
liên quan trực tiếp tới đối tượng có trong đời sống, kĩ thuật nhưng đã được đơn giản hóa
đi nhiều so với thực tế. Nội dung của các bài tập này phải gắn bó mật thiết với những kiến
thức vật lí đã học, phải có ứng dụng rộng rãi, số liệu trong bài tập phải phù hợp và kết quả
của nó phải đáp ứng một vấn đề thực tiễn nào đó.
+ Bài tập luyện tập: dùng để rèn luyện cho học sinh áp dụng các kiến
thức đã học để giải từng loại bài tập theo mẫu xác định. Bài tập loại này chủ yếu cho học
sinh luyện tập để nắm vững cách giải đối với từng loại bài tập nhất định.
+ Bài tập sáng tạo: là bài tập mà các dữ kiện đã cho trong đầu bài
không chỉ dẫn trực tiếp hay gián tiếp cách giải. Bài tập sáng tạo có thể là bài tập giải thích
một hiện tượng chưa biết trên cơ sở các kiến thức đã biết hoặc là bài tập thiết kế, đòi hỏi
thực hiện một hiện tượng thực, đáp ứng những yêu cầu đã cho.
4.3.2. Sử dụng hệ thống bài tập
- Các bài tập đã lựa chọn có thể sử dụng ở các khâu khác nhau của quá trình
dạy học: nêu vấn đề, hình thành kiến thức mới, củng cố hệ thống hóa, kiểm tra và đánh
giá kiến thức kĩ năng của học sinh.
- Việc giải hệ thống bài tập thường bắt đầu bằng những bài tập định tính hay

những bài tập tập dợt. Sau đó học sinh sẽ giải những bài tập tính toán, bài tập đồ thị, bài
tập thí nghiệm có nội dung phức tạp hơn. Việc giải những bài tập tính toán tổng hợp,
những bài tập có nội dung kĩ thuật với dữ kiện không đầy đủ, những bài tập sáng tạo có
thể coi là sự kết thúc việc giải hệ thống bài tập đã được lựa chọn cho đề tài.
4.4. Một vài ví dụ cụ thể


4.4.1. Ví dụ 1: Một người đứng giữa hai chiếc thuyền. Mỗi chân đặt trên
một thuyền dùng lực giữ hai thuyền lại. Khi hai thuyền cạnh nhau (hai chân dang hẹp) thì
người đó thấy dễ dàng hơn khi hai thuyền ở vị trí xa hơn (hai chân dang rộng hơn)? Giải
thích hiện tượng trên?
Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập
Qua đề bài ta thấy có khái niệm lực. Lực giữ hai thuyền lại làm hai thuyền
không chuyển động, trọng lực của người đó bị tách thành hai lực theo phương của hai chân.
Bước 2: Phân tích hiện tượng
Trọng lực chia thành hai lực thành phần theo hai chân của người đó. Khi hai
thuyền ở gần, hai chân dang hẹp, khi đó hai lực thành phần theo hai chân sẽ rất nhỏ hơn
so với trọng lực hướng xuống, lực đẩy ra của hai thuyền do trọng lực của người là nhỏ.
uu
r
F1

uu
r
F2
uur
Fhl

uu
r

F1

uu
r
F2
uur
Fhl

Khi hai thuyền ở xa, hai chân dang rộng, khi đó hai lực thành phần theo hai
chân sẽ lớn hơn so với trọng lực hướng xuống, lực đẩy ra của hai thuyền ra do trọng lực
của người là lớn hơn.
Bước 3: Xây dựng lập luận và suy luận kết quả
Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống
hệt như lực ấy. Trọng lực tác dụng lên người được phân tích theo hai lực có giá theo hai
chân của người đó. Trường hợp đầu hai chân hẹp nên lực thành phần theo hai chân có tác
dụng đẩy hai thuyền ra thì nhỏ. Người trên thuyền không cần dùng nhiều sức của mình để
tạo ra một lực để giữ hai thuyền.
Trường hợp hai, trọng lực của người đó tạo nên hai lực thành phần khá lớn
nên hai thuyền có xu hướng bị đẩy ra xa lớn hơn rất nhiều. Người trên thuyền phải mất rất
nhiều sức của mình để tạo ra một lực để giữ hai thuyền lại.
Bước 4: Biện luận
Các lực thành phần được phân tích từ một lực có thể giá trị khác nhau tùy
theo giá của chúng, có thể chúng minh bằng thực nghiệm.
4.4.2. Ví dụ 2: Hai học sinh cùng khiêng một thùng nước nặng được treo lên
một thanh đòn dài, trong đó một em khỏe hơn. Để giúp cho bạn yếu sức hơn thì hai bạn
đó phải đặt thùng nước sao cho hợp lí?
Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập
Thực chất bài xác định điều kiện để cho áp lực tác dụng lên vai của học sinh
yếu sẽ nhỏ hơn học sinh khỏe. Sử dụng quy tắc hợp lực song song để tìm.
Bước 2: Phân tích hiện tượng

Thùng nước tạo ra một lực hướng xuống, hai vai của hai học sinh tác dụng
lực có vai trò là phản lực ngược hướng với lực do thùng nước gây ra. Nếu thùng nước đặt


ngay ở trọng tâm của thanh thì lực sẽ chia đều cho hai em. Phải đặt như thế nào để cho
học sinh yếu có lợi hơn.
Bước 3: Xây dựng lập luận và suy luận kết quả
Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều
và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy, tổng hợp lực do hai vai tác dụng lên
thanh phải bằng trọng lượng của thùng nước. Cần dịch chuyển phía treo thùng về phía
học sinh khỏe để phần đòn khiêng dài về phía học sinh yếu, khi đó lực tác dụng lên vai
học sinh này nhỏ hơn lực tác dụng lên vài học sinh khỏe.
Bước 4: Biện luận
Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành
những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.
F = F1 + F2 và

F1 d 2
=
vậy đáp án rất hợp lý.
F2 d1

5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng:
- Kết quả thực hiện: Qua một học kì, đã sử dụng hệ thống bài tập định tính có đầu tư
và chọn lọc đồng thời phối hợp nhiều yếu tố khác trong quá trình dạy học, tôi thấy kết quả
học tập môn vật lí của học sinh khá khả quan. Sau đây là kết quả thống kê HKI năm học
2014-2015, tuy nhiên nên hiểu rằng, việc sử dụng bài tập định tính hợp lí đã góp phần cho
kết quả này chứ không phải trong dạy học vật lí chỉ cần đưa các bài tập định tính vào là
đạt được kết quả cao.
Lớp

Sỉ số
Tỉ lệ đạt khá, giỏi Tỉ lệ đạt TB
10A4
35
28,57%
45,71%
10A7
35
20%
42,86%
10A1
38
71%
29%
Do những kết quả đã đạt được như trên cho ta thấy việc thực hiện kinh nghiệm này
rất có hiệu quả, những nội dung được nêu trên khi áp dụng sẽ giúp cho chất lượng dạy và
học ngày càng đạt kết quả cao.
- Phạm vi áp dụng nhân rộng:
Kinh nghiệm này bản thân áp dụng thấy rằng có hiệu quả rất lớn trong công tác giảng
dạy đặc biệt là giúp học sinh nhận thấy vật lí thực sự gần gủi và hữu ích trong cuộc sống.
Từ đó các em sẽ dần cảm thấy hứng thú và muốn khám phá môn học, khám phá cuộc sống.
Trong thời gian tới, bản thân sẽ tiếp tục áp dụng thực hiện, đồng thời cũng nghiên cứu thêm
để việc vận dụng ngày càng có khoa học và đạt được nhiều kết quả tích cực.
6. Kiến nghị: (Không)
Người báo cáo

Ngô Mỹ Nương




×