Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC NGHIỆM TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC LỚP 8, 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.6 KB, 24 trang )

CHUYÊN ĐỀ :
XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC NGHIỆM
TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC LỚP 8,9

Tác giả chuyên đề: Lê Thị Nguyệt Quế
Chức vụ

: Giáo viên

Đơn vị công tác : Trường THCS Vĩnh Yên.
Thành phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh phúc
Đối tượng

: Học sinh lớp 8,9

Số tiết

:

09 tiết

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong trường phổ thông, thí nghiệm giúp học sinh làm quen với những tính chất,
mối liên hệ và quan hệ có tính qui luật giữa các đối tượng nghiên cứu, giúp làm
cơ sở để nắm vững các qui luật, các khái niệm khoa học và biết cách khai thác
chúng. Đối với bộ môn hoá học, thí nghiệm giữa vai trò đặc biệt quan trọng như
một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy – học. Thí nghiệm hoá học có
tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và củng cố
niềm tin khoa học của học sinh, giúp hình thành những đức tính tốt của người lao
động: ngăn nắp, trật tự, gọn gàng. Vì vậy khuynh hướng chung của việc cải cách


bộ môn hoá học ở trong nước và trên thế giới là tăng tỉ lệ giờ cho các thí nghiệm
và nâng cao chất lượng các bài thí nghiệm.
Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu, tôi nhận thấy, bài tập hoá học
thực nghiệm là một trong số loại bài tập có tác dụng củng cố lí thuyết, rèn luyện
kĩ năng, kĩ xảo thực hành, có ý nghĩa lớn trong việc gắn liền lí thuyết và thực
hành. Loại bài tập này vừa mang tính chất lí thuyết và tính chất thực hành. Mối
quan hệ hữu cơ giữa lí thuyết và thực hành được thể hiện rõ khi giải loại bài tập
này. Muốn giải được loại bài tập này học sinh cần nắm vững lí thuyết, vận dụng lí
thuyết để vạch phương án giải quyết và vận dụng những kĩ năng thực hành để
thực hiện phương án đã vạch ra.

1


Bài tập phân hoá - nêu vấn đề và giải quyết vấn đề là loại bài tập kết hợp
hai yếu tố: phân hoá và nêu vấn đề trong dạy học nhằm đạt được các mục tiêu đổi
mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay là đảm bảo tính vừa sức, sát
đối tượng trong giáo dục vừa phát huy tính tích cực trong học tập, hình thành và
phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề là những bài tập mà trong quá
trình giải, thường xuất hiện trước học sinh các câu hỏi có đặc tính’’ nêu vấn đề’’.
Tuỳ theo mục đích dạy học, tính phức tạp và quy mô của từng loại bài tập hoá
học mà giáo viên có thể sử dụng các hình thức phân hoá khác nhau.
Vì vậy trong tôi mạnh dạn xây dựng và đưa vào sử dụng loại bài tập hoá
học thực nghiệm theo hướng phân hoá nêu vấn đề trong chương trình hóa 8,9.
Sau quá trình áp dụng chuyên đề này, đội tuyển sinh giỏi môn Hoá học
tham dự kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh để đạt được kết quả tốt hơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng hệ thống một số bài tập thực nghiệm hóa học cho các bài giảng
trong chương trình bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học lớp 8,9.
Vận dụng hệ thống các bài tập thực nghiệm hóa học đã xây dựng để dạy

học chương trình hóa 8,9 nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn
cho học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
III.1. ĐỐI TƯỢNG:
Học sinh lớp 8,9 và học sinh đội tuyển học sinh giỏi Hóa học lớp 8,9
III.2. PHẠM VI:
Các bài dạy trong chương trình hóa 8,9 và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học
lớp 8,9.
IV. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài này gồm 03 phần chính
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
C. Phần kết kuận chung

2


B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
Cấp độ

Mô tả

tư duy

Nhân biết
Nhận biết

* Nhận biết có thể được hiểu là học sinh nêu hoặc nhận ra các khái
niệm, nội dung,vấn đề đã học khi được yêu cầu.

* Các hoạt động tương ứng với cấp độ nhận biết là: nhận dạng, đối
chiếu, chỉ ra…
* Các động từ tương ứng với cấp độ nhận biết có thể là: xác định, liệt
kê, đối chiếu hoặc gọi tên, giới thiệu, chỉ ra,…
* Ví dụ:
 Từ công thức cấu tạo chất hữu cơ, HS có thể chỉ ra công thức nào
biểu diễn hợp chất este;
 Trong một số chất hoá học đã cho có trong SGK, HS có thể nhận
được những chất nào phản ứng được với anilin (C6H5NH2)
(Tóm lại HS nhận thức được những kiến thức đã nêu trong
SGK)
* Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản, có khả năng diễn đạt được
kiến thức đã học theo ý hiểu của mình và có thể sử dụng khi câu
hỏi được đặt ra tương tự hoặc gần với các ví dụ học sinh đã được
học trên lớp.
* Các hoạt động tương ứng với cấp độ thông hiểu là: diễn giải, kể lại,
viết lại, lấy được ví dụ theo cách hiểu của mình…

Thông
hiểu

* Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể là: tóm tắt,
giải thích, mô tả, so sánh (đơn giản), phân biệt, trình bày lại, viết
lại, minh họa, hình dung, chứng tỏ, chuyển đổi…
* Ví dụ:
 SGK nêu quy tắc gọi tên amin và ví dụ minh hoạ, HS có thể gọi
tên được một vài amin không có trong SGK;
 SGK có một số PTHH, HS viết được một số PTHH tương tự

3



không có trong SGK.
* Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng, xử lý
các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không
hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp. HS có khả năng sử
dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong những tình huống cụ thể, tình
Vận dụng
huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã học
ở trên lớp (thực hiện nhiệm vụ quen thuộc nhưng mới hơn thông
thường).
* Các hoạt động tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp là: xây
dựng mô hình, phỏng vấn, trình bày, tiến hành thí nghiệm, xây
dựng các phân loại, áp dụng quy tắc (định lí, định luật, mệnh đề…),
sắm vai và đảo vai trò, …
* Các động từ tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp có thể là: thực
hiện, giải quyết, minh họa, tính toán, diễn dịch, bày tỏ, áp dụng,
phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh, ước tính, vận
hành…
* Ví dụ:
 SGK nêu “Amin thường có đồng phân về mạch cacbon, về vị trí
của nhóm chức và về bậc amin” kèm theo ví dụ minh hoạ về amin
có 4 nguyên tử C, HS có thể viết được cấu tạo của các đồng phân
amin có 3 hoặc 5 nguyên tử C...
 HS có thể sử dụng các tính chất hoá học để phân biệt được ancol,
anđehit, axit...bằng phản ứng hoá học;
 HS giải quyết được các bài tập tổng hợp bao gồm kiến thức của
một số loại hợp chất hữu cơ hoặc một số loại chất vô cơ đã học
kèm theo kĩ năng viết phương trình hoá học và tính toán định
lượng.

Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết
Vận dụng một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc
ở mức độ trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và
kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương. Các vấn đề này
cao hơn
tương tự như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài môi
trường lớp học.

4


2.Nguyên tắc xây dựng
Trên cơ sở phân loại bài tập hoá học thực nghiệm và phân hoá theo năng lực học
tập của học sinh, chúng ta có thể xây dựng hệ thống các bài bài tập hoá học
thực nghiệm với mức độ khác nhau.
a) Mức độ 1: Cần hướng học sinh nhận biết được tên thí nghiệm,tên các dụng cụ
cần thiết để tiến hành thí nghiệm,mục đích của thí nghiệm ,trình bày lại các
kiến thức cơ bản dựa vào trí nhớ.
b) Mức độ 2: Học sinh hiểu và giải thích hiện tượng trong thí nghiệm,điền tên hóa
chất cần dùng,viết các PTPƯ xảy ra.
c) Mức độ 3: Học sinh biết vận dụng kiến thức ,phân tích, so sánh và sử dụng
chúng trong tình huống mới.
d) Mức độ 4 : Học sinh biết vận dụng kiến thức ,phân tích, so sánh và khái quát
hoá các số liệu thu được, sử dụng chúng trong điều kiện phức tạp hơn.
3.Xây dựng một số bài tập hoá học thực nghiệm theo hướng phân hoá nêu
vấn đề trong chương trình hóa 8,9.
Ví dụ 1: Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.
Mức độ 1:
Hình vẽ bên là cách lắp đặt dụng cụ thí
nghiệm, điều chế chất khí nào trong

phòng thí nghiệm?

KMnO4

bông

Hướng dẫn: Thí nghiệm điều chế khí
oxi trong phòng thí nghiệm

Mức độ 2:

KMnO4

Cách 1,Hình vẽ bên là cách lắp đặt
dụng cụ thí nghiệm, điều chế oxi trong
phòng thí nghiệm.Hãy giải thích cách lắp
đặt đó và nêu những lưu ý khi tiến hành
thí nghiệm?
Hướng dẫn:
 ống nghiệm hơi nghiêng xuống.

5

bông


 Trước khi đậy nút cần cho vào ống
nghiệm một ít bông để hạn chế bụi
thuốc
tím bay sang ống dẫn khí khi phản

ứng xảy ra.
 Dùng đèn cồn hơ lướt nhẹ dọc ống
nghiệm, sau đó
đun tập trung ngọn lửa vào chỗ có
thuốc tím vì tránh
quá trình thuỷ tinh co giãn đột ngột
làm vỡ ống nghiệm.
Cách 2, Chỉ ra chỗ sai trong cách lắp đặt
dụng cụ để điều chế khí oxi trong phòng
thí nghiệm trong hình vẽ sau?
Hướng dẫn: Cách lắp đặt dụng cụ thí
nghiệm
trên là sai ở chỗ: Ống nghiệm phải mắc
hơi
chúc xuống. Ống dẫn khí phải dẫn vào
miệng
bình để khí sinh ra không thoát ra ngoài
Mức độ 3: Hình vẽ bên là cách lắp đặt
dụng cụ thí nghiệm điều chế khí oxi
trong phòng thí nghiệm.
Có thể thay KMnO4 bằng các hóa chất
nào khác? Tại sao?
Hướng dẫn:
Có thể thay thế bằng các hóa chất chứa
nhiều oxi, dễ bị nhiệt phân hủy như
KClO3
t
 2KCl + 3O2
2KClO3 
0


6

KMnO4

KMnO4

bông


Mức độ 4:
Khi điều chế oxi trong phòng thí nghiệm có thể thu khí oxi bằng 2 cách sau:
Cách nào thu được oxi tinh khiết hơn, giải thích?

1

2

Hướng dẫn: Dựa vào tính chất vật lí và hoá học của khí oxi là:
- Nặng hơn không khí, không tác dụng với không khí
- Tan ít trong nước
Từ đó học sinh dễ dàng suy ra:
Phương phápm 1: oxi thu được có thể có lẫn các khí có trong không khí ( phương
pháp đẩy không khí)
Phương pháp 2: thu được oxi tinh khiết ( phương pháp đẩy nước)
Ví dụ 2:
Mức độ 1: Trong phòng thí nghiệm khí oxi có thể được điều chế bằng cách nhiệt
phân muối KClO3 có MnO2 làm xúc tác và có thể được thu bằng cách đẩy nước
hay đẩy không khí.Trong các hình vẽ cho dưới đây, hinh vẽ nào mô tả điều chế
oxi đúng cách?

KClO3 +
MnO2

KClO3
+ MnO2

2
1
KClO3 +
MnO2

KClO3 +
MnO2

3

4
7


Hướng dẫn: Hình 3
Mức độ 2: Hình vẽ sau là cách lắp đặt dụng cụ thí nghiệm điều chế
oxi trong phòng thí nghiệm. Có thể thay hỗn hợp( KClO3, MnO2) bằng hợp chất
nào?

KClO3 +
MnO2

3


Hướng dẫn: Có thể dùng KMnO4 .
t
PTPƯ: 2KMnO4 
 K2MnO4 + MnO2 + O2
Mức độ 3: Cho 2 cách lắp đặt điều chế khí O2 sau. Cách nào điều chế khí O2 tinh
khiết hơn?
0

KClO3 +
MnO2

KClO3 +
MnO2

3

1

Dựa vào tính chất vật lí và hoá học của khí oxi là:
- Nặng hơn không khí, không tác dụng với không khí
- Tan ít trong nước
Từ đó học sinh dễ dàng suy ra:
Phương pháp 1: oxi thu được có thể có lẫn các khí có trong không khí ( phương
pháp đẩy không khí)
Phương pháp 2: thu được oxi tinh khiết ( phương pháp đẩy nước)

8


Ví dụ 3 : Thí nghiệm của oxi tác dụng với sắt.

sắt

Lớp nước

O2
than

Mức độ 1: Hình vẽ bên biểu diễn thí nghiệm nào? Viết PTPƯ.
Hướng dẫn: Thí nghiệm của oxi tác dụng với sắt.
t
3Fe + 2O2 
 Fe3O4
0

Mức độ 2: Cho hình vẽ biểu diễn thí nghiệm của oxi với Fe Điền tên đúng cho
các kí hiệu 1, 2, 3. Viết PTPƯ.
1
3
2
Mẩu than

Hướng dẫn:
1, Dây sắt
2, Oxi
3, Nước
4, Mẩu than
t
 Fe3O4
PTPƯ: 3Fe + 2O2 
0


Mức độ 3: Cho hình vẽ biểu diễn thí nghiệm của oxi với Fe. Điền tên đúng cho
các kí hiệu 1, 2, 3 và cho biết vai trò của kí hiệu 3?
1
3
2
Mẩu than

Hướng dẫn:
1: Dây sắt
2: Oxi
3: Nước
4: Mẩu than

9


t
PTPƯ: 3Fe + 2O2 
 Fe3O4
Vai trò của lớp nước : khi đốt nóng hoặc đun nóng chảy sau đó cho vào bình
đựng khí, các phản ứng toả nhiệt, sản phẩm sinh ra rơi xuống bình có thể làm vỡ
bình.
Mức độ 4: Lấy chất rắn thu được cho vào dd HNO3,nêu hiện tượng của PỨ và
viết PTHH?
0

Hướng dẫn
t
PTPƯ: 3Fe + 2O2 

 Fe3O4
Khi cho chất rắn thu được vào dd HNO3 thì thấy có khí màu nâu đỏ thoát ra theo
PTPƯ
Fe3O4 +10 HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O
0

Ví dụ 4: Điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm.
Mức độ 1: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí nào trong phòng thí nghiệm?
Viết ptpư xảy ra?

H2SO4 đ

Cu
bông tẩm NaOH đặc

Khí SO2

Hướng dẫn:Thí nghiệm điều chế khí SO2
t
 CuSO4 + SO2 + 2H2O
Cu + 2H2SO4 
Mức độ 2: Điền tên các hóa chất tương ứng với các kí hiệu trong hình vẽ sau và
cho biết vai trò của kí hiệu (3) ?
0

10


1


2
3

4

Hướng dẫn:1: H2SO4đặc
2: Cu
3: bông tẩm NaOHđặc
4: SO2
Mức độ 3:
Cách 1,Cho các hoá chất: Cu, H2SO4 đặc nóng. Các dụng cụ thí nghiệm: bình cầu
có nhánh, phễu, giá thí nghiệm, bình tam giác, bông tẩm dung dịch NaOH đặc.
Hãy vẽ sơ đồ thí nghiệm điều chế khí SO2?
Hướng dẫn:
H2SO4 đ

Cu
bông tẩm NaOH đặc

Khí SO2

Cách 2 : Có thể thay thế Cu bằng hóa chất nào khác ? Tại sao?
Hướng dẫn:Có thể thay Cu bằng Na2SO3 do phản ứng vẫn tạo ra SO2.
Na2SO3 + H2SO4  Na2SO4 + SO2 + H2O
Mức độ 4:
Hãy lựa chọn hoá chất và các dụng cụ cần thiết để điều chế khí SO2 tinh khiết. Vẽ
sơ đồ thí nghiệm điều chế khí SO2 tinh khiết đó.

11



Hướng dẫn:
- Hoá chất: Cu với H2SO4 đặc, hoặc dung dịch Na2SO3 với dung dịch H2SO4,
CuSO4 khan, bông tẩm NaOH đặc
- Dụng cụ: Bình cầu có nhánh, giá thí nghiệm, 2 bình tam giác, ống dẫn khí,
đèn cồn.
Sơ đồ:
H2SO4 đ

Cu
bông tẩm NaOH đặc

Khí SO2

Ví dụ 4: Điều chế và tính chât của SO2.
Mức độ 1:
-Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí nào
trong phòng thí nghiệm? Viết PTPƯ .
Giải :
Hình vẽ trên mô tả thí nghiệm để điều chế khí SO2
trong phòng thí nghiệm :
t
Na2SO3 + H2SO4 đ 
 Na2SO4 + SO2 + H2O
0

Mức độ 2 : Điền tên các hóa chất tương ứng
với các kí hiệu trong hình vẽ sau
và cho biết vai trò của kí hiệu 3?
Hướng dẫn : 1- H2SO4

2- Na2SO3
3- dung dịch Br2

12

1

3
2


Mức độ 3: Cho hình vẽ sau:
dd H2SO4 đặc
Cho biết phản ứng nào xảy ra trong
bình eclen? Có thể thay thế dd Br2 bằng
những chất nào để nhận ra SO2?
Hướng dẫn :
Na2SO3
DD Br2 dùng để nhận biết khí thoát ra
tt
trong bình cầu.
PTPƯ xảy ra trong bình cầu:
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
Khí SO2 thoát ra làm mất màu dd Br2 :
phản ứng xảy ra trong bình eclen :
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Có thể thay thế dd Br2 bằng lọ đựng cánh hoa hồng .

dd Br2


Mức độ 4:
Cách 1: Dùng Na2SO3 hoặc Cu thì cách nào tiết kiệm được H2SO4 đ hơn?
Giải: Điều chế SO2 bằng Na2SO3 và H2SO4 đ:
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
(1)
1
1
1
mol
Điều chế SO2 bằng Cu và H2SO4 đ:
t
 CuSO4 + SO2 + 2H2O
Cu + 2H2SO4 đ 
(2)
1
2
1
mol
Do với cùng 1 lượng SO2 sinh ra nên dùng thí nghiệm( 1) tiết kiệm được
H2SO4 đ hơn .
Cách 2: Nếu thay H2SO4 đ: bằng HCl đặc thì thí nghiệm nào thu được SO2
tinh khiết hơn? Giải thích?
Giải: Nếu thay H2SO4 đặc bằng HCl đ.
2HCl + Na2SO3 → 2NaCl + SO2 + H2O
Do HCl là axit dễ bay hơi nên khi đun nóng ta có thể thu được hỗn hợp khí
HCl và SO2. Nên dùng H2SO4 đặc thu được SO2 tinh khiết hơn.
0

13



Ví dụ 5: Nghiên cứu tính chất của SO2
Mức độ 1:Tiến hành một thí nghiệm
như hình vẽ. Bình cầu chứa khí SO2 có
cắm ống dẫn khí vào các cốc đựng nước
có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím.
Mô tả hiện tượng quan sát được khi
mở khoá K ?

SO2

K
H2O

Hướng dẫn: Khí SO2 là khí tan nhiều trong nước, tạo thành dung dịch
H2SO3 làm quỳ tím chuyển màu hồng, nên nướccó màu hồng phun
mạnh vào bình cầu.
Mức độ 2: Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ.
Bình cầu chứa khí SO2 có cắm
ống dẫn khí vào các cốc đựng
dung dịch brôm. Mô tả hiện
tượng quan sát được khi mở khoá K ?

SO2

K
Br2

Hướng dẫn: SO2 tác dụng được với dung dịch brôm theo phương trình sau:
SO2 + Br2 + 2H2O → 2 HBr + H2SO4

Hiện tượng: Chất lỏng không màu phun mạnh vào bình
Mức độ 3:Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ.
Bình cầu chứa khí A có cắm
ống dẫn khí vào các cốc đựng
chất lỏng B. Khi mở khoá K
dung dịch B phun vào bình cầu.
Hãy xác định khí A là khí nào
trong các khí sau : H2, N2, HCl,
CO2, SO2, H2S, Cl2,C2H4, C2H2.

14

A

K
B


Khi chất lỏng B là:
a) H2O
b) Dung dịch NaOH
c) Dung dịch nước brôm
Hướng dẫn:Chất lỏng B phun vàobình cầu khi khoá K mở nên khí A
trong bình cầu phải dễ hoà tan trong B hoặc tác dụng với B tạo ra
chất lỏng nên áp suất trong bình cầu giảm mạnh so với áp suất khí
quyển làm cho nước phun mạnh vào bình cầu chứa khí A. Vậy:
a) HCl
b) HCl, CO2, SO2, H2S, Cl2
c) SO2, C2H4, C2H2
Ví dụ 6: Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm

Mức độ 1: Hãy cho biết các hóa chất chứa trong mỗi bình trên sơ đồ
điều chế Clo trong phong thí nghiệm sau:

Hướng dẫn:
1: HCl
2: MnO2
3: dd NaCl bão hòa
4: H2SO4đặc
5: Cl2

15


Mức độ 2: Hãy cho biết vai trò của bình chứa dung dịch NaCl bão hòa
và bình chứa dung dịch H2SO4đặc trong thí nghiệm sau:
Dd HCl đặc

MnO2
Eclen sạch để thu
khí Clo

dd NaCl

dd H2SO4 đặc

Hướng dẫn: Bình NaCl hấp thụ khí HCl, nhưng không hòa tan Cl2 nên
khí đi ra là Cl2 có lẫn hơi nước. Bình H2SO4 đặc hấp thụ nước, khí đi ra
là Cl2 khô.
H2SO4 + nH2O  H2SO4.nH2O
Mức độ 3:Có thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch HCl loãng

được không? Tại sao?
Mức độ 4: Do dung dịch HCl dễ bay hơi người ta có thể thay dung dịch
HCl bằng H2SO4 loãng, và thay MnO2 bằng hỗn hợp MnO2 và NaCl.
Giải thích cách làm trên. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn:
2H2SO4 + 4NaCl + MnO2 → 2 Na2SO4 + MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Ví dụ 7:
Mức độ 1: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí
nghiệm như sau:
Dd HCl đặc

1
Eclen sạch để
thu

dd
NaCl

dd H2SO4
đặc

16


Hóa chất được dung trong bình cầu (1) là gì?
Hướng dẫn: MnO2
Mức dộ 2:
Phân tích chỗ sai trong hình vẽ mô tả sự
điều chế Clo trong phòng thí nghiệm như sau
Hướng dẫn:

Hình vẽ bên mô tả cách điều chế và thu
trực tiếp khí clo bằng phương pháp đẩy
MnO2
không khí, nên bình thu khí không đậy nút
kín để không khí trong bình bị đẩy ra ngoài.
Sai ở nút B.

HCl đặc

B
Khí clo

Mức độ 3: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Clo trong phòng thí nghiệm
như sau:
Dd HCl đặc

MnO2
Eclen sạch để thu
khí Clo

dd NaCl

dd H2SO4 đặc

Nêu vai trò của các dung dịch: NaCl, H2SO4đặc? Khí Clo thu được trong bình
eclen là khí clo khô hay khí clo có lẫn hơi nước?
Mức độ 4:
Dụng cụ vẽ bên có thể dùng để điều
dung dịch B


chế chất khí nào trong số các khí sau
trong phòng thí nghiệm: Cl2, NO, NH3,
SO2, CO2, H2, C2H4. Giải thích. Lập
bảng để xác định chất A, B, C tương

A

ứng
Khí C

17


Hướng dẫn:
Khí C là khí có đặc điểm: Nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí
C

Cl2

SO2

CO2

B

Dd HCl...

dd HCl

A


MnO2...

Na2SO3

ddH2SO4đ,n
S, Cu

Dd HCl
Muối Cacbonat

4.Một số bài tập vận dụng trong bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa lớp 9
Câu1: Thí nghiệm thử tính tan của khí hidroclorua trong nước.

Mức độ 1:
Hình vẽ trên biểu diễn thí nghiệm nào?
Hướng dẫn: Thí nghiệm thử tính tan của khí HCl trong nước.
Mức độ 2:Điền tên cho các kí hiệu trong hình vẽ bên:
Hướng dẫn: 1.nước
2.HCl
2

1

Mức độ 3: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nước phun mạnh vào bình chứa khí?
Hướng dẫn: Do khí HCl tan trong nước làm thay đổi áp suất trong bình, kéo nước
vào bình?

18



Câu2: Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế dung dịch HCl trong phòng thí
nghiệm:
Mức độ 1: Hình vẽ trên là cách lắp đặt dụng cụ thí nghiệm
để điều chế chất nào trong phòng thí nghiệm ?
NaCl (r) +
H2SO4(đ)

Hướng dẫn: Điều chế HCl trong phòng thí nghiệm.
Mức độ 2: Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế
dung dịch HCl trong phòng thí nghiệm .
Giải thích tại sao phải dùng NaCl rắn, H2SO4 và phải đun nóng?
Hướng dẫn: Phải dùng NaCl rắn, H2SO4 và phải đun nóng vì:
- Khí HCl tạo ra có khả năng tan trong nước rất mạnh, vì vậy
cần dẫn vào ống nghiệm chứa nước.
- Đun nóng để khí HCl thoát ra khỏi dung dịch.
Câu3: Cho thí nghiệm sau:
dd HCl đặc

MnO2

Mức độ 1:Hình vẽ bên là cách lắp đặt dụng cụ thí nghiệm dể điều chế chất nào
trong phòng thí nghiệm?
Hướng dẫn: Điều chế khí Clo
Mức độ2:Nêu hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên.
Hướng dẫn:chất rắn tan dần.Có khí màu vàng lục thoát ra.
MnO2 + 4HCl  MnCl2 + Cl2 +2H2O

19



Mức độ 3:Có thể thay thế MnO2 bằng KMnO4 được không? Tại sao?
Hướng dẫn: Có thể thay thế bởi phản ứng cũng giải phóng Clo.
2KMnO4 + 16HCl  2KCl +2 MnCl2 +5 Cl2 + 8H2O
Cho phản ứng của oxi với Na:

Na

Oxi
Nước

Mức độ 1: Thí nghiệm dùng để điều chế chất gì? Viết ptpư.
Hướng dẫn : Thí nghiêm dùng để điều chế Na2O
4 Na + O2  2Na2O
Mức độ 2: Nước dưới đáy bình để làm gì ?
Hướng dẫn : Khi cháy Na tỏa nhiệt lượng lớn, nước dưới đáy bình dùng để hấp
thu nhiệt tránh làm vỡ bình.
Mức độ 3: Điền tên các chất còn thiếu trong thí nghiệm điều chế Na2O sau.
Hướng dẫn:
1. Na
2. O2
3. H2O

Câu4: cho thí nghiệm như hình vẽ:
S
1
2

Zn
+HCl


dd Pb(NO3)2

Mức độ 1:Viết ptpư xảy ra trong ống nghiệm 2.
t
 H2S
Hướng dẫn: H2 + S 
Mức độ2:Viết các phương trình phản ứng theo cách lắp đặt trên.
Hướng dẫn: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
o

t
H2 + S 
 H2S
o

20


H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3
Mức độ 3: sau thí nghiệm,cho một đinh sắt vào ống 2 . Viết ptpư và mô tả hiện
tượng.
Hướng dẫn:Mẩu kim loại tan dần.Có khí màu nâu đỏ thoát ra.
Fe + 4HNO3  Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
2NO + O2  2NO2
Câu5: Cho thí nghiệm như hình vẽ sau:
S
1
2


Zn
+HCl

dd Pb(NO3)2

Mức độ 1: Mô tả hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm 1?
Viết PTPƯ?
Hướng dẫn:
Ống 1: viên kẽm tan dần, có bọt khí không màu.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Mức độ 2: Nêu hiện tượng trong ống nghiệm 1 và 2?Viết các PTPƯ xảy ra.
Hướng dẫn:
Ống 1: viên kẽm tan dần, có bọt khí không màu.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Ống ngang: H2 + S → H2S
Ống 2: xuất hiện kết tủa màu đen
H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3
Mức độ 3: Nêu công dụng của ống nghiệm 1 và 2
Hướng dẫn:
Ống nghiệm 1 để tạo ra H2
Ống nghiệm thứ 2 dùng để nhận biết H2S.

21


C. PHẦN KẾT LUẬN
Qua nhiều năm trực tiếp bồi dưỡng Đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học
lớp 8, 9 tôi rút ra được bài học là: Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá
trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải có sự bền bỉ - sáng tạo, phải xây dựng

được một hệ thống kiến thức xuyên suốt từ lớp 8 lên lớp 9. Trong quá trình bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học, nếu các phần kiên thức không có hệ thống,
không có sự liên quan với nhau thì kết quả khó mà có thể tốt được.
Kết quả bước đầu trong năm học này:
Giỏi

Khá

Yếu

TB

Thời điểm

Ghi chú
SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


Trước khi
áp dụng

1

4,2

6

25

17

70,8

0

0

Sau khi áp
dụng

2

8,3

8

33,3


14

58,4

0

0

Trên đây chỉ là một chuyên đề nhỏ của tôi nên còn hạn chế về lượng kiến
thức, các dạng bài tập nâng cao, rất mong các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường THCS Vĩnh Yên, tổ bộ
môn, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này!

22


SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎ LỚP 9
NĂM HỌC 2014-2015
ĐỀ THI MÔN: HOÁ HỌC
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm):
1. X là hỗn hợp của hai kim loại gồm kim loại R và kim loại kiềm M. Lấy 9,3 gam X cho
vào nước dư thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Đem 1,95 gam kali luyện thêm vào 9,3 gam X ở
trên, thu được hỗn hợp Y có phần trăm khối lượng kali là 52%. Lấy toàn bộ hỗn hợp Y cho tác
dụng với dung dịch KOH dư thu được 8,4 lít khí H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Xác định kim loại M và R.
2. Cho 500 gam dung dịch CuSO4 nồng độ 16% (dung dịch X). Làm bay hơi 100 gam H2O
khỏi dung dịch X thì thu được dung dịch bão hòa (dung dịch Y). Tiếp tục cho m gam CuSO 4
vào dung dịch Y thấy tách ra 10 gam CuSO4.5H2O kết tinh. Xác định giá trị của m.
Câu 2 (1,5 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt trong các
trường hợp sau:
1. Dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH (không dùng thêm hóa chất).
2. Dung dịch Na2CO3 và dung dịch HCl (không dùng thêm hóa chất).
3. Dung dịch NaOH 0,1M và dung dịch Ba(OH)2 0,1M (chỉ dùng thêm dung dịch HCl và
phenolphtalein).
Câu 3 (1,5 điểm):
1. Viết phương trình phản ứng và giải thích các hiện tượng hóa học sau:
a) Trong tự nhiên có nhiều nguồn tạo ra H2S nhưng lại không có sự tích tụ H2S trong không
khí.
b) Trong phòng thí nghiệm, khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ người ta dùng bột lưu huỳnh rắc lên
nhiệt kế bị vỡ.
c) Trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm khí Cl2, để khử độc người ta xịt vào không khí phòng
dung dịch NH3.
2. Cho hình vẽ mô tả
thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ
Dung dòch HCl
MnO2 và dung dịch HCl.
Boâng taåm dung dòch NaOH
Hãy viết phương trình
phản ứng điều chế khí Cl2 (ghi
rõ điều kiện).
MnO2
Giải thích tác dụng của
Bình (1)
Bình (3)

Bình (2)
bình (1) (đựng dung dịch NaCl
bão hòa); bình (2) (đựng dung
dịch H2SO4 đặc) và nút bông
tẩm dung dịch NaOH ở bình
(3).

23


Câu 4 (1,5 điểm ): Hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl
loãng dư thấy còn lại 6,4 gam Cu không tan. Mặt khác hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp trên
trong 240 gam dung dịch HNO3 31,5% (dùng dư) thu được dung dịch Y (không chứa
NH4NO3). Cho 600 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch
nước lọc, sau đó nung tới khối lượng không đổi thu được 78,16 gam chất rắn khan. Biết các
phản ứng xẩy ra hoàn toàn.
1. Tính khối lượng mỗi chất trong X.
2. Tính nồng độ % của Cu(NO3)2 có trong dung dịch Y.
Câu
5 (1,0 điểm):
Xác định các chất hữu
cơ A, D, Y, E, G, H, I
và viết các phương
trình phản ứng (ghi rõ

A

(1)

E


(4)
(3)

CH4

Y

(6)

G

(9)

(2)

I

D

(5)
(7)
(10)

Polietilen
(8)

H

Cao su buna


Poli(vinyl clorua)

điều kiện của phản ứng,
nếu có) trong dãy biến
hóa sau:
Câu 6 (2,5 điểm ):
1. Hiđrocacbon X là chất khí (ở nhiệt độ phòng, 250C). Nhiệt phân hoàn toàn X (trong điều
kiện không có oxi) thu được sản phẩm gồm cacbon và hiđro, trong đó thể tích khí hiđro thu
được gấp đôi thể tích khí X (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Xác định công thức phân
tử và viết công thức cấu tạo mạch hở của X.
2. Cho 0,448 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm hai hiđrocacbon mạch hở (thuộc các dãy đồng
đẳng ankan, anken, ankin) lội từ từ qua bình chứa 0,14 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản
ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa (không thấy có khí thoát ra). Mặt khác nếu đốt
cháy hoàn toàn 0,448 lít X (đktc), lấy toàn bộ sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào 400 (ml)
dung dịch Ba(OH)2 0,1M thu được 5,91 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của hai
hiđrocacbon.
(Cho biết: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; P = 31; S = 32; Cl =
35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ba = 137)
----------Hết--------Họ và tên thí sinh:...............................................................................Số báo danh:
....................
Thí sinh được dùng bảng tuần hoàn, giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

24



×