Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể: bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng. Trong trường hợp nào thì người thụ hưởng không được nhận tiền bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.85 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
A.

Đặt

vấn

đề…………………………………………………………………...1
B. Nội dung…………………………………………………………………….2
I. Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm và các chủ thể liên quan………...2
1. Hợp đồng bảo hiểm…………………………………………………………2
2. Một số khái niệm……………………………………………………………2
a.

Bên

mua

bảo

hiểm…………………………………………………………..2
b. Người được bảo hiểm……………………………………………………….2
c. Người thụ hưởng……………………………………………………………2
3. Quyền lợi có thể được bảo hiểm …………………………………………...3
II. Mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể…………………………………….3
1. Mối quan hệ giữa chủ thể của hợp đồng bảo hiểm và chủ thể của quan hệ
nghĩa vụ bảo hiểm……………………………………………………………..4
a. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm……………………………………………4
b. Chủ thể của quan hệ về nghĩa vụ bảo hiểm………………………………..5
2. Mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể: bên mua bảo hiểm, người được
bảo hiểm và người thụ hưởng…………………………………………………


5
3. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm……………6
a. Bên mua bảo hiểm đồng thời là bên được bảo hiểm hoặc là người thụ
hưởng…………………………………………………………………………..7
b. Bên mua bảo hiểm không đồng thời là bên được bảo hiểm hoặc là người
thụ hưởng……………………………………………………………………...8
III. Trường hợp người thụ hưởng không được nhận tiền bảo hiểm………..8


IV. Những bất cập của pháp luật hiện hành điều chỉnh mối quan hệ giữa
các chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm con người……………………………
10
C. Kết luận……………………………………………………………………13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………...14
A. Đặt vấn đề.
Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm là một nội
dung cơ bản, quan trọng và khơng thể thiếu. Có lẽ vì thế mà trong Luật kinh
doanh bảo hiểm năm 2000 (Luật KDBH), đã quy định về Hợp đồng bảo hiểm ở
ngay chương II của luật sau phần những quy định chung. Trong bộ luật dân sự
năm 2005 (BLDS) cũng đã có một mục quy định về Hợp đồng bảo hiểm và coi
đây là một loại hợp đồng thông dụng.
Trong hợp đồng bảo hiểm, bên tham gia bảo hiểm chấp nhận đóng cho
bên nhận bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm, bên nhận bảo hiểm
chấp nhận các rủi ro mà bên tham gia bảo hiểm gặp phải trong thời hạn cịn
hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, các
bên hướng tới một quan hệ bảo hiểm sẽ hình thành giữa bên nhận bảo hiểm với
bên mua bảo hiểm. Tuy nhiên, không phải trong tất cả các trường hợp, bên mua
bảo hiểm chính là người được bảo hiểm hay người thụ hưởng. Chính vì vậy,
em xin đi vào vấn đề: “Phân tích mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể: bên
mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng. Trong trường

hợp nào thì người thụ hưởng khơng được nhận tiền bảo hiểm”.

2


B. Nội dung.
I. Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm và các chủ thể liên quan.
1. Hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường
cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trong 1 Hợp đồng bảo hiểm cần nhắc tới 4 chủ thể chính là: Doanh
nghiệp bảo hiểm (DNBH), Bên mua bảo hiểm (BMBH), Người được bảo hiểm
(NĐBH) người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng (NTH) và
cuối cùng đó chính là người thụ hưởng (NTH)
2. Một số khái niệm.
a. Bên mua bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm: là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với
doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng
thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
b. Người được bảo hiểm.
Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự,
tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có
thể đồng thời là người thụ hưởng.
Khi rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra đối với người này sẽ làm phát
sinh trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Người được
3



bảo hiểm có thể đồng thời là bên mua bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm
không phải là bên mua bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm phải có Quyền lợi có
thể được bảo hiểm đối với người được bảo hiểm.
c. Người thụ hưởng.
Người thụ hưởng: là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định
để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.
Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, không nhất thiết phải quy định rõ
người thụ hưởng. Nếu trong hợp đồng không thỏa thuận về người thụ hưởng,
số tiền bảo hiểm được trả là tài sản của bên mua bảo hiểm hoặc người được
bảo hiểm (tùy quy định của từng doanh nghiệp bảo hiểm)
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm có thể thay đổi
người thụ hưởng nhưng phải được sự đồng ý của người được bảo hiểm bằng
văn bản.
3. Quyền lợi có thể được bảo hiểm
Là mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm, trong
đó sự rủi ro của người được bảo hiểm sẽ gây tổn thất về tài chính hoặc tinh
thần cho bên mua bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể bảo hiểm đối với những người
sau đây:
• Bản thân bên mua bảo hiểm;
• Vợ, chồng, con, cha, mẹ hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
• Anh chị em ruột, người có quan hệ ni dưỡng/giám hộ hợp pháp;
• Cháu trực hệ của bên mua bảo hiểm;
• Người khác nếu bên mua bảo hiểm phải chịu một tổn thất tài
chính thật sự khi người được bảo hiểm chết
II. Mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể.

4



Qua những khái niệm trên mình có thể phân tích được mối quan hệ giữa
Doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ
hưởng, các chủ thể này có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau
1. Mối quan hệ giữa chủ thể của hợp đồng bảo hiểm và chủ thể của
quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm.
Thông thường, chủ thể của một hợp đồng dân sự cũng chính là chủ thể
của quan hệ nghĩa phát sinh từ hợp đồng. Tuy nhiên, đó chỉ là trong những
trường hợp người tham gia hợp đồng cũng chính là người có các quyền và
nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mà họ đã tham gia. Đối với các hợp đồng mà
người được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể tham gia
hợp đồng (các hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba), thì chủ thể của hợp đồng
khơng đồng nghĩa với chủ thể của quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó.
Với tư cách là một hợp đồng dân sự, hợp đồng bảo hiểm cũng nằm trong
tình trạng đó, do đó, xem xét mối liên hệ giữa chủ thể của hợp đồng bảo hiểm
với chủ thể của quan hệ về nghĩa vụ bảo hiểm cũng vì lí do trên.
a. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm. (là các bên tham gia hợp đồng bảo
hiểm) bao gồm:
- Bên bảo hiểm (còn gọi là bên nhận bảo hiểm hoặc bên bán bảo hiểm):
là bên đã nhận phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và cam kết nhận rủi
ro bảo hiểm về phía mình. Do nghĩa vụ của bên nhận bảo hiểm rất lớn khi xảy
ra các sự kiện bảo hiểm, nên bên nhận bảo hiểm phải là các tổ chức có cơ cấu
chặt chẽ và nguồn vốn lớn mạnh mới có thể đảm nhận được nghĩa vụ bồi
thường. Chính vì vậy, pháp luật về bảo hiểm quy định bên nhận bảo hiểm phải
là các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bảo hiểm.
- Bên tham gia bảo hiểm (còn gọi là bên mua bảo hiểm) là bên đã nộp
cho bên nhận một khoản tiền là phí bảo hiểm khi kí kết hợp đồng với doanh
nghiệp bảo hiểm. Khác với bên nhận bảo hiểm, bên tham gia bảo hiểm là cá
5



nhân, tổ chức bất kỳ. Tuy nhiên, các chủ thể này phải có đủ năng lực chủ thể và
có mối quan hệ nhất định đối với đối tượng được bảo hiểm.
b. Chủ thể của quan hệ về nghĩa vụ bảo hiểm.
Là những người có quyền, nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm.
Quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm là quan hệ giữa một bên có nghĩa vụ chi trả tiền
bảo hiểm hoặc bồi thường thiệt hại với một bên được thụ hưởng khoản tiền bảo
hiểm hoặc được bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Vì vậy, chủ
thể của quan hệ nghĩa vụ về bảo hiểm bao gồm:
- Bên có nghĩa vụ: là doanh nghiệp bảo hiểm đã nhận phí bảo hiểm từ
người tham gia bảo hiểm, hay nói một cách cụ thể, thì bên có nghĩa vụ chính là
bên nhận bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm làm hình thành quan hệ nghĩa vụ
bảo hiểm.
- Bên được bảo hiểm: là bên thụ hưởng một khoản tiền bảo hiểm hoặc
được bồi thường thiệt hại hoặc được bên bảo hiểm đảm nhiệm thay một trách
nhiệm dân sự khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Ngoài ra, bên được bảo hiểm cịn được xác định cụ thể hơn thơng qua
hai thuật ngữ: người được bảo hiểm và người được hưởng bồi thường. Trong
đó, người được bảo hiểm có thể đồng thời là người được bồi thường, nhưng có
thể khơng đồng thời là người được hưởng bồi thường.
2. Mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể: bên mua bảo hiểm, người
được bảo hiểm và người thụ hưởng
Mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến hợp đồng bảo hiểm được
xác định cụ thể trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, trong các hợp đồng bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm
trong hợp đồng đó hướng tới việc bảo hiểm cho chính mình (như bảo hiểm cho

6


sức khỏe, tài sản…), thì bên được bảo hiểm trong quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm

chính là người đã tham gia bảo hiểm.
Thứ hai, trong các hợp đồng bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm
hướng tới việc bảo hiểm cho sức khỏe của người khác (như cha, mẹ tham gia
hợp đồng bảo hiểm an sinh cho con), thì bên được bảo hiểm là người thứ ba
được thụ hưởng khoản tiền bảo hiểm (con của người tham gia bảo hiểm).
Thứ ba, trong các hợp đồng bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm
hướng tới bảo hiểm tính mạng cho chính mình trong trường hợp chết, thì bên
được bảo hiểm là những người thứ ba thụ hưởng khoản tiền bảo hiểm (có thể là
người được chỉ định trong hợp đồng bảo hiểm hoặc là người thừa kế của người
tham gia bảo hiểm).
Từ việc xác định về chủ thể của hợp đồng bảo hiểm, chủ thể của quan hệ
nghĩa vụ bảo hiểm, thì:
- trường hợp thứ nhất, chủ thể của hợp đồng bảo hiểm đồng thời với chủ
thể của quan hệ bảo hiểm.
- Hai trường hợp còn lại chủ thể của hợp đồng bảo hiểm không đồng
nhất với chủ thể của quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm. Trong đó, người thứ ba ở
trường hợp thứ hai và thứ ba được gọi là người thụ hưởng.
3. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm
Mặc dù các bên trong giao kết hợp đồng bảo hiểm chỉ bao gồm hai bên
là bên bảo hiểm và bên tham gia bảo hiểm nhưng người tham gia bảo hiểm có
thể với mục đích là bảo hiểm cho tài sản hay sức khỏe của chính mình, có thể
với mục đích là bảo hiểm cho tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của mình đối với người thứ ba.
Vì vậy mà các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng bảo
hiểm có thể là ba bên. Do đó, quyền và nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng bảo
hiểm được xem xét theo các bên sau đây.
7


Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời hoặc khơng đồng thời là bên được

bảo hiểm, hoặc bên được bảo hiểm nhưng không đồng thời là người thụ hưởng
hay không phải là bên được bảo hiểm nhưng là người thụ hưởng. Vì vậy, khi
xem xét quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm cần lưu ý đến các trường
hợp đó.
a. Bên mua bảo hiểm đồng thời là bên được bảo hiểm hoặc là người
thụ hưởng
Về cơ bản, bên mua bảo hiểm đồng thời là bên được bảo hiểm hoặc
người thụ hưởng thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Về quyền:
- Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm để mua bảo hiểm.
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản
bảo hiểm.
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc
đơn bảo hiểm.
- Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm.
- Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm.
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường thiệt
hại.
Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo
hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm.
Vì vậy, trong trường hợp người tham gia bảo hiểm cũng là người được
bảo hiểm và người thụ hưởng (trong hợp đồng bảo hiểm con người mà không
tham gia bảo hiểm để bảo hiểm cho chính mình và khơng chỉ định người khác
làm người thụ hưởng) thì người tham gia bảo hiểm có quyền u cầu doanh
nghiệp phải trả tiền bảo hiểm cho chính mình khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nếu
8


doanh nghiệp bảo hiểm chậm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường thiệt hại so với

thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc pháp luật đã quy định, thì bên mua
bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cả lãi đối với số
tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước quy định tại thời
điểm trả tiền bảo hiểm tương ứng với thời gian chậm trả.
b. Bên mua bảo hiểm không đồng thời là bên được bảo hiểm hoặc là
người thụ hưởng.
Trong trường hợp người tham gia bảo hiểm không đồng thời là người
thụ hưởng hoặc không đồng thời là bên được bảo hiểm thì họ vẫn có quyền u
cầu bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường
thiệt hại cho người được bảo hiểm.
Về nghĩa vụ
- Đóng phí bảo hiểm theo đúng thỏa thuận.
- Cung cấp cho bên bảo hiểm các thông tin liên quan đến đối tượng được
bảo hiểm.
- Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo
hiểm.
- Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất.
- Chuyển yêu cầu bồi hoàn
III. Trường hợp người thụ hưởng không được nhận tiền bảo hiểm.
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được coi là phần loại trừ trong
một hợp đồng bảo hiểm, trong đó, liệt kê các trường hợp bên bảo hiểm không
phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Vì vậy, trong các trường hợp sau thì người thụ hưởng không được nhận tiền
bảo hiểm.
Thứ nhất, trường hợp người được bảo hiểm bị chết do hành vi cố ý của
người mua bảo hiểm và/hoặc người thụ hưởng hay do hành động tự tử của
9


người được bảo hiểm trong một giai đoạn nhất định, thường là hai năm kể từ

ngày phát hành hợp đồng (đây là thời gian đủ để ngăn chặn trường hợp mua
bảo hiểm với mục đích trục lợi bảo hiểm cùng với việc tự tử).
Thứ hai, doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối trả tiền bảo hiểm trong
những trường hợp đi ngược lại với đạo lý xã hội, nhằm đảm bảo các giá trị
nhân văn, bảo vệ các giá trị đạo đức tốt đẹp của con người.
Thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối trả tiền bảo hiểm trong
những trường hợp có thảm hoạ, có thể gây tổn thất trên diện rộng và làm mất
khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
Ngoài những phạm vi loại trừ như trên, các doanh nghiệp bảo hiểm cịn
có thể áp dụng điều khoản loại trừ đối với các trường hợp như: chiến tranh, nội
chiến, bạo động, nổi loạn, các hoạt động thể thao nguy hiểm, ảnh hưởng của
rượu, bia, ma tuý, các sở thích nguy hiểm, bệnh tật, tàn tật có sẵn…
Theo Điều 16 - LKDBH: “1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc
không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm; 2. Điều khoản
này phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm
phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng; Không áp
dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thơng báo cho
doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện được bảo hiểm”.
Tuy nhiên quy định nói trên là chưa phù hợp, bởi nó chỉ giới hạn đối với
đối tượng là “người mua bảo hiểm”- điều này chỉ có thể đúng đối với loại hình
bảo hiểm tài sản hay bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn đối với bảo hiểm con
người thì đối tượng là “người được bảo hiểm” hay “người thụ hưởng” chưa
được điều luật này đề cập đến. Vì trong rất nhiều hợp đồng bảo hiểm con
10


người, người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng không

trùng là một.
Riêng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, khoản 1 Điều 39 - LKDBH
quy định về các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không trả tiền bảo hiểm
như sau:
“a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 2 (hai) năm kể từ
ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng tiếp tục có
hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do lỗi
cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.”
IV. Những bất cập của pháp luật hiện hành điều chỉnh mối quan hệ
giữa các chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm con người.
Hiện nay, những quy định về HĐBH con người được ghi nhận trong
BLDS và LKDBH. Trên cơ sở các văn bản luật này, cơ quan có thẩm quyền
ban hành các văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn thi hành như Nghị định số
42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của
LKDBH, Thông tư 98/2004/TT-BTC ngày 19/10/2004 của Bộ Tài Chính
hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP. Trong các văn bản này, chỉ
riêng các văn bản luật, đặc biệt là LKDBH còn khá nhiều bất cập. Sau đây là
một số bất cập cơ bản liên quan trực tiếp đến HĐBH con người sau đây:
Thứ nhất, giữa BLDS và LKDBH không thống nhất trong quy định trả
tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết.
Trong BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005, hợp đồng bảo hiểm cũng
được quy định như là một loại hợp đồng thông dụng. Tuy nhiên, trong những
quy định về hợp đồng bảo hiểm của BLDS khơng có quy định về người thụ
hưởng mà chỉ có quy định về người được bảo hiểm, nhưng khái niệm về người
11


được bảo hiểm cũng không được BLDS nêu ra. Trong khi đó, người thụ hưởng

là một chủ thể liên quan rất quan trọng trong hợp đồng bảo hiểm con người.
Điều này tất yếu dẫn đến những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật.
Điều 582 BLDS năm 1995 quy định về bảo hiểm tính mạng có ghi:
"Trong trường hợp bảo hiểm tính mạng, thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên
bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm hoặc người đại diện
theo uỷ quyền của họ; nếu bên được bảo hiểm chết, thì tiền bảo hiểm được trả
cho người thừa kế của bên được bảo hiểm". Tuy nhiên, trong Luật KDBH lại
quy định, người thụ hưởng là người được bên mua bảo hiểm chỉ định nhận tiền
bảo hiểm trong bảo hiểm con người và người thụ hưởng có thể khơng phải là
người được bảo hiểm.
Như vậy, nếu người được bảo hiểm chết, theo quy định của BLDS, số
tiền bảo hiểm sẽ trả cho người thừa kế của người được bảo hiểm, còn theo quy
định của Luật KDBH, số tiền bảo hiểm sẽ trả cho người thụ hưởng, và có thể
họ khơng phải là người (hoặc những người) thừa kế của người được bảo hiểm.
Sự bất cập này vẫn được giữ nguyên mà không được sửa đổi trong BLDS năm
2005 (Điều 578).
Thiết nghĩ, nên sửa đổi Điều 578 BLDS theo hướng, việc trả tiền bảo
hiểm phải theo thoả thuận, có thể trả cho người được bảo hiểm hoặc người thụ
hưởng. Nếu người được bảo hiểm chết mà khơng phải là người thụ hưởng, thì
số tiền bảo hiểm sẽ trả cho người thụ hưởng. Số tiền bảo hiểm chỉ được coi là
di sản thừa kế của người được bảo hiểm nếu khơng có người thụ hưởng. Quy
định như vậy mới đúng với mục đích của bên mua bảo hiểm trong bảo hiểm
con người và cũng không làm ảnh hưởng đến sự điều chỉnh các loại hợp đồng
bảo hiểm khác.
Thứ hai, Trong hợp đồng bảo hiểm luôn có người thụ hưởng quyền lợi
bảo hiểm. Nếu người mua bảo hiểm không chỉ định người thụ hưởng quyền lợi
12


bảo hiểm thì hoặc là người mua thụ hưởng, hoặc là người thừa kế hợp pháp

theo luật thừa kế.
Ví dụ trường hợp nếu người chồng chỉ định người vợ là người thụ hưởng
trong Hợp đồng thì người vợ đó được hưởng, nếu khơng có chỉ định thì người
vợ được hưởng quyền lợi bảo hiểm với điều kiện phải có giấy chứng nhận đăng
ký kết hơn.
Nếu khơng có Giấy chứng nhận đăng ký kết hơn thì người vợ khơng
được hưởng, mà cha mẹ anh em của người mua bảo hiểm được hưởng.
Đây cũng là vấn đề có tính chất mâu thn giữa Luật thừa kế và Luật
kinh doanh bảo hiểm.
Thứ ba, trong Luật KDBH, cũng đã có quy định cụ thể về việc bên mua
bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho những ai. Nhà làm luật có dự liệu “mở” là
bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho "người khác, nếu bên mua bảo
hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm", nhưng nếu căn cứ vào khái niệm
quyền lợi có thể được bảo hiểm trong Luật KDBH, thì những đối tượng này bị
bó hẹp rất nhiều.
Điều đó dẫn đến hai hệ quả: thứ nhất, làm hạn chế sự mở rộng hợp lý thị
trường bảo hiểm con người; thứ hai, có thể DNBH sẽ cung cấp sản phẩm bảo
hiểm cho bên mua bảo hiểm khơng có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy
định của pháp luật, tức là đã vi phạm pháp luật. Do vậy, cần phân tách rõ giữa
quyền lợi có thể được bảo hiểm của bảo hiểm thiệt hại và bảo hiểm con người.
Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự,
quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng, quyền tài sản đối với đối tượng bảo hiểm. Đối với hợp đồng bảo hiểm
con người, quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp
dưỡng và các quyền lợi khác đối với người được bảo hiểm, nếu được DNBH
chấp thuận hoặc pháp luật có quy định.
13


C. Kết luận.

Nói tóm lại, mối quan hệ quan hệ pháp lý giữa các chủ thể: bên mua bảo
hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hường là một trong những vấn đề
quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với việc xác định các quyền, nghĩa vụ của các
chủ thể liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nói chung cũng như hợp đồng bảo
hiểm con người nói riêng.
Việc tìm hiểu rõ mối quan hệ này cho ta thấy được những điểm bất cập
cần phải sửa đổi trong quy định của pháp luật hiện nay. Điều đó sẽ làm cho
những chế định về hợp đồng bảo hiểm ngày càng hoàn thiện hơn, tạo thuận lợi
cho việc phát triển thị trường kinh doanh bảo hiểm ở nước ta trong những giai
đoạn tiếp theo

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh
doanh bảo hiểm năm 2011
2. Bộ Luật Dân sự 2005.
3. Nguyễn Văn Định chủ biên (2008), Giáo trình Bảo hiểm, NXb. ĐH Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội
4. Nguyễn Văn Định chủ biên (2009), Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm,
Nxb. ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
5. ThS.Trần Vũ Hải (2006), Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ - Những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp
6. TS. Phạm Văn Tuyết (2007), Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo pháp
luật tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp
7. Một số trang web chuyên về bảo hiểm:
Bộ Tài chính: mof.gov.vn
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam: avi.org.vn
Cổng thông tin bảo hiểm Việt Nam: webbaohiem.net


15



×