Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

các nguyên tắc của Bảo hiểm Xã hội – Vận dụng thực tiễn vào Chính sách, Luật Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149 KB, 16 trang )

Lời mở đầu
Bảo hiểm Xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, công bằng và an toàn
trong mỗi quốc gia trên thế giới. Trong thế giới hiện đại, chính
sách bảo hiểm xã hội là trụ cột của hệ thống chính sách an sinh xã
hội. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội của các
tầng lớp lao động và dân cư. Đồng thời, Bảo hiểm Xã hội là nhân
tố đảm bảo ổn định chính trị - xã hội trong nền kinh tế thị trường.
Ở nước ta, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, bảo
hiểm xã hội được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, được quy
định tronh Hiến pháp, văn kiện của Đảng và được ban hành thành
Luật Bảo hiểm xã hội.Nguyên tắc của Bảo hiểm Xã hội là những
vấn đề, những quan điểm cơ bản được định ra và thực hiện xuyên
suốt trong mọi hoạt động của Bảo hiểm Xã hội.Là một loại hình
Bảo hiểm, lại chủ yếu mang mục đích xã hội, Bảo hiểm Xã hội vừa
phải thực hiện các nguyên tắc chung của hoạt động bảo hiểm, vừa
phải thực hiện các nguyên tắc mang tính xã hội của mình.
Hiểu được tầm quan trọng của việc đề ra các nguyên tắc của Bảo
hiểm Xã hội nên em chọn đề tài :“ Các nguyên tắc của Bảo hiểm
Xã hội – Vận dụng thực tiễn vào Chính sách, Luật Bảo hiểm Xã
hội Việt Nam hiện nay.”

1


Các nguyên tắc của Bảo hiểm Xã hội- vận dụng
thực tiễn vào Chính sách, Luật Bảo hiểm Xã hội
Việt Nam
1. Mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng
Bảo hiểm Xã hội
1.1: Cơ sở đề ra nguyên tắc


 Mọi người lao động đều có sự đóng góp cho xã hội. Vì vậy,
họ đều có quyền tham gia và được hưởng lợi ích của xã hội.
 Được cộng đồng chia sẻ rủi ro là nhu cầu chính đáng của mọi
người, vì vậy, tham gia và hưởng Bảo hiểm Xã hội là nhu cầu
chính đáng của mọi người lao động.
 Đảm bảo quyền con người theo Luật pháp quốc tế và Luật
pháp Việt Nam.
1.2: Nội dung nguyên tắc
• Quyền tham gia và hưởng Bảo hiểm Xã hội không dựa trên
sự phân biệt về khu vực, ngành nghề, thành phần kinh tế, giới
tính, có tham gia quan hệ lao động hay không….
• Khả năng được chia sẻ, khắc phục rủi ro đến đâu phụ thuộc
vào: mức đóng Bảo hiểm Xã hội, điều kiện kinh tế - xã hội và
trình độ quản lý rủi ro trong mỗi quốc gia.
1.3: Ý nghĩa nguyên tắc
Vận dụng trong việc quy định đối tượng tham gia và hưởng
Bảo hiểm Xã hội.
1.4: Liên hệ thực tiễn
2


Liên hệ vào chính sách Bảo hiểm Xã hội: quy định về đối tượng
tham gia Bảo hiểm Xã hội kết hợp giữa chính sách Bảo hiểm Xã
hội bắt buộc và Bảo hiểm Xã hội tự nguyện.Cụ thể là:
Bảng 1: Đối tượng tham gia Bảo hiểm Xã hội
Bảo hiểm Xã hội bắt buộc

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

+Người làm việc theo hợp đồng lao

động không xác định thời hạn,
hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ
ba tháng trở lên.

+ Người LĐ làm việc theo hợp đồng
lao động có thời hạn dưới 3 tháng.

+ Cán bộ, công chức, viên chức.

+ Cán bộ không chuyên trách cấp
xã.

+ Người tham gia các hoạt động sản
+ Công nhân quốc phòng, công nhân xuất, kinh doanh, dịch vụ kể cả xã
công an.
viên không hưởng tiền lương, tiền
công trong các hợp tác xã, liên hợp
+Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tác xã.
quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan
+ Người LĐ tự tạo việc làm.
chuyên môn kỹ thuật công an nhân
dân; người làm công tác cơ yếu
+ Người LĐ làm việc có thời hạn ở
hưởng lương như đối với quân đội
nước ngoài mà trước đó chưa tham
nhân dân, công an nhân dân.
gia BHXH bắt buộc hoặc đã nhận
+Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân
dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an

nhân dân phục vụ có thời hạn.

BHXH một lần và người tham gia
khác.

+ Các đối tượng khác tham gia Bảo
+ Người làm việc có thời hạn ở nước hiểm Xã hội nhưng đến tuổi chưa đủ
ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm điều kiện hưởng lương hưu.
=> Chuyển từ Bảo hiểm Xã hội bắt
xã hội bắt buộc.
buộc sang Bảo hiểm xã hội tự
nguyện làm cho đối tượng tham gia
dần được mở rộng.

3


2. Mức hưởng Bảo hiểm Xã hội trên cơ sở mức đóng,
thời gian đóng bảo hiểm và chia sẻ cộng đồng.
2.1: Cơ sở đề ra nguyên tắc
 Đảm bảo cân đối thu chi của Bảo hiểm Xã hội- yếu tố quyết
định sự tồn tại và phát triển của hệ thống Bảo hiểm Xã hội.
 Đảm bảo sự công bằng giữa những người tham gia Bảo hiểm
Xã hội.
 Mục đích của Bảo hiểm Xã hội: an sinh xã hội (có sự chia sẻ
cộng đồng).
2.2: Nội dung nguyên tắc
• Mức hưởng dựa trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng.
• Mức hưởng Bảo hiểm Xã hội có sự chia sẻ cộng đồng giữa
những người không gặp rủi ro và những người gặp rủi ro.

2.3: Ý nghĩa nguyên tắc
Vận dụng trong việc qui định về mức đóng, thời gian đóng và mức
hưởng Bảo hiểm Xã hội.
2.4: Liên hệ thực tiễn
Liên hệ vào các chế độ Bảo hiểm Xã hội
2.4.1: Chế độ ốm đau
Thời gian hưởng chế độ ốm đau:
- Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với
người lao động quy định tính theo ngày làm việc không kể ngày
nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

4


+ Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi
ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi
ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu
mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên;
+ Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc
danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế
ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ
số từ 0,7 trở lên thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo
hiểm xã hội dưới mười lăm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ
đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; bảy mươi ngày nếu đã
đóng từ đủ ba mươi năm trở lên.
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động tùy
thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân
và công an nhân dân.
Mức hưởng chế độ ốm đau:
- Đối với ốm đau bình thường và chăm sóc con ốm: Mức trợ

cấp được xác định bằng cách lấy 75% mức tiền lương, tiền công
làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ
việc chia cho 26 ngày, sau đó nhân với số ngày thực tế nghỉ việc
trong khoảng thời gian được nghỉ theo quy định;
- Đối với bệnh cần chữa trị dài ngày: Trong 180 ngày đầu của
một năm, mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công làm căn
cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Sau
180 ngày nếu tiếp tục còn điều trị thì mức hưởng bằng 45% mức
tiền lương, tiền công nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
bằng 55% mức tiền lương, tiền công nếu đã đóng bảo hiểm xã hội
từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; bằng 65% mức tiền lương, tiền
công nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.
2.4.2: Chế độ thai sản

5


Thời gian hưởng chế độ khi khám thai:
-Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi
khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế
hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì
được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.
-Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm
việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con:
- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
theo quy định sau đây:
+ Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao
động bình thường;
+ Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại,

nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc
thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là
nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;
+ Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của
pháp luật về người tàn tật;
+ Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc thì tính từ
con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.
Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi:
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được
nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.
Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh
thai:
- Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc bảy
ngày.
- Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc
mười lăm ngày.
6


- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ,
nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:
- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi
dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương
tối thiểu chung cho mỗi con.
- Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi
sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối
thiểu chung cho mỗi con.
Mức hưởng chế độ thai sản:

- Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định, mức
hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng
bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian
đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử
dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
2.4.3: Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau thời
gian điều trị ổn định thương tật, bệnh tật được giám định mức suy
giảm khả năng lao động để làm căn cứ xác định mức trợ cấp được
hưởng, cụ thể như sau:
Trợ cấp một lần: Áp dụng cho người lao động bị suy giảm khả
năng lao động từ 5% đến 30% hoặc bị chết do tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp với mức hưởng được tính như sau:
- Suy giảm 5% khả năng lao động được hưởng 5 tháng lương tối
thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5
tháng lương tối thiểu chung; ngoài khoản trợ cấp trên, người lao
động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã
đóng bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở
xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mội năm đóng
7


bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công làm
căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
để điều trị.
- Trường hợp người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu thì ngoài hưởng
chế độ tử tuất theo quy định, thân nhân còn được hưởng trợ cấp
một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.

Trợ cấp hàng tháng: Áp dụng cho người bị suy giảm khả năng
lao động từ 31% trở lên với mức hưởng được tính như sau:
- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30%
mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được
hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung.
- Đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao
động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt,
liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng nêu trên,
hàng tháng người lao động còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng
mức lương tối thiểu chung.
2.4.4: Chế độ hưu trí
Mức hưởng: Mức lương hưu hàng tháng của người lao động được
tính bằng tỷ lệ % lương hưu được hưởng nhân với mức bình quân
tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó:
- Tỷ lệ % lương hưu được hưởng tính bằng 45% mức bình quân
tiền lương, tiền công tháng cho 15 năm đóng bảo hiểm xã hội đầu
tiên, từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì
tính thêm 2% đối với nam, 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%.
Đối với người nghỉ hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng lao
động từ 61% trở lên thì tỷ lệ % hưởng lương hưu sau khi tính như
trên sẽ bị giảm đi 1% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
8


- Trường hợp lương hưu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì
được quỹ bảo hiểm xã hội bù bằng mức lương tối thiểu chung.
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu có mức hưởng: Mức trợ cấp được
tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ 31 trở đi đối
với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ, cứ mỗi năm đóng bảo

hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền
lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần có mức hưởng: Mức trợ cấp
bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm
xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương,
tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2.4.5: Chế độ tử tuất
Mức trợ cấp tuất hằng tháng:
- Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50%
mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người
trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70%
mức lương tối thiểu chung.
- Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ
tháng liền kề sau tháng mà người lao động, người hưởng lương
hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết.
Mức trợ cấp tuất một lần:
- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động
đang làm việc hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng
bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội,
cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền
công tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng ba tháng
mức bình quân tiền lương, tiền công tháng.
- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang
hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương
9


hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng
bốn mươi tám tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những
tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp

giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng ba tháng lương
hưu đang hưởng.

3. Bảo hiểm Xã hội thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít
Số đông bù số ít có nghĩa là lấy số đông người tham gia đóng góp
bù cho số ít người không may gặp rủi ro. Trong số người tham gia
Bảo hiểm Xã hội, có người ốm đau nhiều, có người ốm đau ít, có
người bị tai nạn, có người không...
3.1: Cơ sở nguyên tắc
 Tất cả các loại hình Bảo hiểm đều có nguyên tắc này. Đây là
nguyên tắc chung của Bảo hiểm.
 Dựa theo luật số lớn: rủi ro mang tính ngẫu nhiên, không
chắc chắn đối với một người, một vài cá nhân, nhưng xét trên
diện rộng thì chắc chắn có rủi ro xảy ra.
3.2: Nội dung nguyên tắc
• Lấy sự đóng góp của số đông người tham gia Bảo hiểm Xã
hội chia sẻ cho những người không may gặp rủi ro.
• Lấy sự đóng góp trong khoảng thời gian làm việc, có thu
nhập chia sẻ cho khoảng thời gian không làm việc, làm
việc không có thu nhập.
3.3: Ý nghĩa nguyên tắc
Nguyên tắc này được vận dụng trong việc quản lý quĩ Bảo hiểm
Xã hội ( nguồn hình thành và sử dụng quĩ Bảo hiểm Xã hội).

10


3.4: Liên hệ thực tiễn
Nguồn hình thành và sử dụng quĩ Bảo hiểm Xã hội ở Việt Nam
Bảo hiểm Xã hội bắt buộc

Đối với người lao động
Hằng tháng, người lao động quy định đóng bằng 5% mức tiền
lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ
hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.
Đối với người sử dụng lao động
1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương,
tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định như
sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao
động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện
hưởng chế độ quy định và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ
chức bảo hiểm xã hội;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm
một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.
2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối
thiểu chung đối với mỗi người lao động quy định như sau:
a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm
một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.

11


Ngoài ra, nguồn hình thành quĩ Bảo hiểm Xã hội bắt buộc còn có
Ngân sách Nhà nước sẽ bù khi cần thiết, lãi đầu tư và các nguồn
khác.
Bảo hiểm Xã hội tự nguyện
Chỉ áp dụng đối với người lao động
Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa

chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một
lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.

4. Nhà nước thống nhất quản lý Bảo hiểm Xã hội
4.1: Cơ sở nguyên tắc
 Đảm bảo sự tồn tại và phát triển hệ thống Bảo hiểm Xã hội
theo đúng định hướng.
 Đảm bảo sự công bằng cho các bên tham gia Bảo hiểm Xã
hội. Từ đó đảm bảo tính thống nhất trong việc thực hiện
chính sách Bảo hiểm Xã hội.
 Đảm bảo thực hiện mục tiêu của Bảo hiểm Xã hội: an sinh xã
hội.
4.2: Nội dung nguyên tắc
• Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật về Bảo hiểm Xã
hội điều chỉnh trực tiếp, chi tiết các quan hệ bảo hiểm này,
qui định về cơ chế quản lý quĩ bảo hiểm.
• Nhà nước thành lập tổ chức Bảo hiểm Xã hội, quản lý toàn
bộ hệ thống tổ chức và các hoạt động Bảo hiểm Xã hội thống
nhất trong cả nước.
• Các cơ quan nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý vi
phạm, giải quyết tranh chấp về Bảo hiểm Xã hội; tổ chức các

12


hoạt động nghiên cứu khoa học về Bảo hiểm Xã hội, thống
kê, quản lý các thông tin liên quan đến Bảo hiểm Xã hội.
• Nhà nước quan tâm đến các biện pháp bảo toàn giá trị quĩ,
đảm bảo an toàn về tài chính để người lao động được hưởng
Bảo hiểm Xã hội trong mọi hoàn cảnh.

4.3: Ý nghĩa nguyên tắc
Đưa ra những cơ chế về mặt quản lý, tổ chức Bảo hiểm Xã hội.
4.4: Liên hệ thực tiễn
Lịch sử hình thành của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.Chính sách Bảo
hiểm Xã hội qua các thời kỳ khác nhau
4.4.1: Thời kỳ trước năm 1945
Trong thời kỳ Pháp thuộc, những người làm việc trong bộ máy cai
trị của Pháp được hưởng các chế độ Bảo hiểm Xã hội như hưu
bổng, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Dưới sự đấu tranh của
giai cấp công nhân, đặc biệt là từ khi có Đảng Cộng sản Đông
Dương, người lao động trong các hầm mỏ, nhà máy của Pháp cũng
được hưởng một số chế độ Bảo hiểm Xã hội, nhưng chưa có nhiều
loại chế độ.
4.4.2:Thời kỳ từ năm 1945- 1961
Chính phủ ban hành các chế độ phụ cấp, trợ cấp xã hội mà thực
chất là các chế độ Bảo hiểm Xã hội như: trợ cấp ốm đau, sinh đẻ,
tai nạn lao động, trợ cấp già yếu, trợ cấp cho cá nhân và gia đình
công nhân, viên chức khi chết và xây dựng các khu an dưỡng, điều
dưỡng, bệnh viện, nhà trẻ…
4.4.3:Thời kỳ 1961- 1994

13


Về các chế độ được quy định trong Điều lệ tạm thời bao gồm 6 chế
độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, mất sức
lao động, hưu trí và tử tuất.
4.4.4:Thời kỳ từ năm 1994- nay
Các chế độ được thể hiện trong Luật lao động và cụ thể hơn trong
Luật Bảo hiểm Xã hội. Qua đó bao gồm 5 chế độ sau: Chế độ ốm

đau; Chế độ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp; Chế độ trợ cấp
thai sản; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất.

5. Bảo hiểm Xã hội phải kết hợp hài hòa các lợi ích, các
mục tiêu và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của
đất nước.
5.1: Cơ sở nguyên tắc
 Các bên tham gia Bảo hiểm Xã hội đều có các lợi ích riêng.
 Hoạt động Bảo hiểm Xã hội có nhiều mục tiêu riêng biệt.
 Xét về mặt vĩ mô, tồn tại lợi ích chung của toàn bộ xã hội.
5.2: Nội dung nguyên tắc
• Kết hợp hài hòa các lợi ích:
- Kết hợp hài hòa giữa lợi ích riêng của các bên tham gia
Bảo hiểm Xã hội ( người lao động – người lao động),
( người sử dụng lao động – người sử dụng lao động).
- Kết hợp hài hòa giữa lợi ích riêng của các bên tham gia
Bảo hiểm Xã hội với lợi ích chung của Bảo hiểm Xã
hội- lợi ích về mặt cộng đồng.
• Kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu:

14


- Về mặt kinh tế- xã hội: trong đó mục tiêu về mặt kinh
tế là cơ sở thực hiện mục tiêu về mặt xã hội
- Mục tiêu riêng của Bảo hiểm Xã hội với mục tiêu
chung của xã hội
• Phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội đất nước từng
thời kỳ.
5.3: Ý nghĩa nguyên tắc

Nguyên tắc ảnh hưởng lên toàn bộ chính sách Bảo hiểm Xã hội,
giúp các nhà hoạch định chính sách cân nhắc, lựa chọn các yếu tố
ảnh hưởng tới tổng thể chính sách Bảo hiểm Xã hội trong từng thời
kỳ khác nhau.
5.4: Liên hệ thực tiễn
Trong lịch sử hình thành Bảo hiểm Xã hội, tùy thuộc vào điều kiện
kinh tế - xã hội đất nước của từng thời kì mà các nhà hoạch định
đưa ra chính sách Bảo hiểm Xã hội phù hợp.Cho tới ngày nay, khi
điều kiện kinh tế - xã hội đã đạt được mức phát triển nhất định thì
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng có những thay đổi và phát triển
để phù hợp đối với thời kỳ này.
Kết luận: Bảo hiểm Xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động ổn
định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng
đất nước, bảo vệ tổ quốc.Các nguyên tắc của Bảo hiểm Xã hội có
vai trò quan trọng trong việc hoạch định các chính sách Bảo hiểm
Xã hội để phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ cũng như điều kiện
kinh tế- xã hội của đất nước.
Mặc dù đã rất cố gắng, tuy nhiên trong quá trình thực hiện
bài tiểu luận của em vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong được
sự quan tâm và đóng góp của Thầy Cô và các bạn để bài tiểu
luận thêm hoàn thiện.Em xin chân thành cảm ơn!
15


Mục lục

Trang

Lời mở đầu ………………………………………………….1

Các nguyên tắc của Bảo hiểm Xã hội- vận dụng thực tiễn vào
Chính sách, Luật Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
1. Mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng Bảo hiểm
Xã hội………………………………………………………2-3
2. Mức hưởng Bảo hiểm Xã hội trên cơ sở mức đóng, thời gian
đóng bảo hiểm và chia sẻ cộng đồng.
3. Bảo hiểm Xã hội thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít....3-12
4. Nhà nước thống nhất quản lý Bảo hiểm Xã hội………...12-14
5. Bảo hiểm Xã hội phải kết hợp hài hòa các lợi ích, các mục tiêu
và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước…….14-15
Kết luận

16



×