Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện cam lộc, tinhr hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.14 KB, 68 trang )

Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách Bảo hiểm xã hội được Đảng và Nhà nước ta thực hiện từ
năm 1960 của thế kỷ XX. Kể từ đó đến nay, chính sách Bảo hiểm xã hội đã
được phát huy tác dụng, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người
lao động. Bảo hiểm xã hội luôn có mặt khi người lao động gặp rủi ro như:
ốm đau, bệnh tật, tuổi già và những khó khăn khác trong cuộc sống.
Hiện nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà chính sách
Bảo hiểm xã hội ngày càng được thực hiện tốt và hiệu quả hơn đối với các
đối tượng tham gia. Đến nay, Bảo hiểm xã hội đã thực hiện cho công chức
Nhà nước, lực lượng vũ trang, và người lao động trong mọi thành phần
kinh tế ở những nơi có quan hệ lao động và còn tiếp tục mở rộng hơn nữa.
Với 3 loại hình đang được thực hiện đó là: Bảo hiểm xã hôi bắt buộc, Bảo
hiểm xã hội tự nguyện và Bảo hiểm thất nghiệp. Cùng với sự phát triển của
đất nước chính sách Bảo hiểm xã hội luôn cần được đổi mới cho phù hợp
với xu thế phát triển.
Bảo hiểm xã hội Huyện Can Lộc trực thuộc Bảo hiểm xã hội Tỉnh
Hà Tĩnh. Trong thời gian hoạt động Bảo hiểm xã hội huyện đã có những
thành tích đóng góp vào việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện
Can Lộc, giúp cho người lao động ổn định được cuộc sống. Hai nhiệm vụ
chính của Bảo hiểm xã hội huyện Can Lộc là thu và chi các chế độ trong
công tác Bảo hiểm xã hội. Thực hiện tốt quản lý chi sẽ góp phần vào công
tác chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội cho người lao động chi đúng, chi đủ và
đảm bảo về thời gian.
Trong thời gian 3 tháng thực tập tại Bảo hiểm xã hội huyện Can Lộc
em đã thu nhận được một số kiến thức thực tế về vấn đề quản lý chi các chế
độ trong công tác Bảo hiểm xã hội. Em tiến hành thực hiện chuyên đề thực
tập với đề tài


“ Công tác quản lý chi Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội
huyện Can Lộc – Tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2008 – 2011 thực trạng và giải
pháp.” Nhằm xem xét và nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chi Bảo
hiểm xã hội để đóng góp một số giải pháp cho Bảo hiểm xã hội huyện Can
Lộc thực hiện tốt hơn việc chi trả Bảo hiểm xã hội cho người hưởng chính
sách.
Báo cáo chuyên đề thực tập của em gồm 2 phần:
PHẦN I: Báo cáo chung về tình hình thực hiện Bảo hiểm xã hội tại
Bảo hiểm xã hội huyện Can Lộc – Tỉnh Hà Tĩnh.


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

PHẦN II: Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp với kết cấu chia
thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về quản lý chi Bảo hiểm xã hội.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi Bảo hiểm xã hội bắt
buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Lộc – Tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công
tác quản lý chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Lộc – Tỉnh Hà
Tĩnh.
Trong quá trình thực tập, em đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn và giúp
đỡ của các cán bộ trong cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện cũng như các thầy
cô trong bộ môn và đặc biệt là sự hướng dẫn của cô giáo Hoàng Bích
Hồng trong việc chọn đề tài và hoàn thành báo cáo.
Do trình độ nhận thức và thời gian có hạn nên bài báo cáo không thể
tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự chỉ bảo và góp ý kiến của
các thầy (cô) trong bộ môn để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2011.
Sinh viên
Nguyễn Duy Linh.


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

PHẦN I: BÁO CÁO CHUNG

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA CƠ QUAN BHXH
CAN LỘC
I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
1. Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý:
Huyện Can Lộc nằm vào 17046 đến 18002 vĩ độ bắc, 105007 đến
106030 kinh độ đông. Diện tích tự nhiên là 37.303 ha có vùng đồi núi (dãy
Trà Sơn ở phía Tây Nam và dãy Hồng Lĩnh ở phía Đông Bắc), vùng đồng
bằng sa bồi chân núi ở giữa và vùng ven biển thuận lợi cho phát triển nền
kinh tế nông nghiệp tổng hợp phong phú.
Hệ thống Sông Nghèn nối với sông La và các khe suối cung cấp
nguồn nước cho sản xuất và đời sống (chạy từ phía bắc đễn phía Nam
huyện) đồng thời là đường giao thông thủy khá thuận lợi.
Lượng mưa bình quân hàng năm 2.600mm, phân bố không đồng đều.
Khí hậu nóng ẩm, phù hợp với các loại vật nuôi đa dạng. Tuy vậy hàng
năm Can Lộc phải chịu tác động bất thường của hạn hán, lũ lụt nhiều khi
gây hậu quả nghiêm trọng.

- Can Lộc là huyện nghèo tài nguyên. Ngoài đất đai và một số
nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng, một số mỏ Mangan nhỏ, không
có nguồn tài nguyên có giá trị công nghiệp nào khác.
- Quỹ đất nông nghiệp đạt bình quân gần 700m2 trên một nhân khẩu
và đang ngày càng giảm do dân số tăng lên và do quá trình phát triển các
vùng dân cư, thị tứ, thị trấn(lấy đất làm đường, xây dựng…).
- Đất nông nghiệp ở Can Lộc hầu hết thuộc loại xấu. Vùng đồi núi
Trà Sơn dốc, bạc màu, bậc thang, tầng canh tác mỏng do bị xói mòn. Vùng
bán sơn địa đất thịt nặng. Vùng ven sông Nghèn, ven biển bị nhiễm chua,
mặn, nghèo mùn.
- Rừng còn 3.858 ha - chiếm 10% diện tích tự nhiên và chủ yếu là
rừng nghèo kiệt, rừng tái sinh có giá trị kinh tế thấp.


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

- Nguồn nước: ở vùng Trà Sơn và vùng giữa tạm đủ cho nhu cầu
cuộc sống và sản xuất nông nghiệp.
2. Điều kiện kinh tế xã hội:
Nhóm cơ sở vật chất kỹ thuật:
Nhìn chung trên toàn huyện cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và dời
sống tương đối khá, 100% xã có điện lưới quốc gia. Có 14 đập, hồ lớn nhỏ,
trữ lượng 74 triệu m3, 74 trạm bơm điện, 300 km kênh bê tông kênh
mương, chủ động tưới tiêu nước cho 90% diện tích đất sản xuất nông
nghiệp.
Hệ thống giao thong Quốc lộ 1A, 15A chạy qua, tỉnh lộ 6, 7, 2212… được nâng cấp trải nhựa, đường giao thông nông thôn thuận tiện.
Máy móc, phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, hàng hóa được
tăng cường đáng kể.

Hệ thống trường học được xây dựng theo hướng kiên cố hóa 21/23
xã có trường cao tầng.
Hệ thống y tế rộng khắp, bệnh viện đa khoa Can Lộc là nơi khám
chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân trong toàn huyện với
những dịch vụ y tế được trang bị khá đầy đủ đáp ứng được một phần nhu
cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân trong toàn huyện.
Các thiết chế văn hóa được xây dựng khá toàn diện phục vụ đời sống
tinh thần cho nhân dân.
Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được
giữ vững, đảm bảo môi trường ổn định cho phát triển xản xuất kinh doanh
và xóa đói giảm nghèo.
3. Nguồn lao động:
- Theo điều tra, đến năm 2011 toàn huyện có 57.128 hộ. Trong đó
lao động vật chất chiếm 97%, lao động không vật chất chiếm 3%. Năm
2006 lao động nông nghiệp chiếm 92%, năm 2007 chiếm 90%. Thời gian
lao động chỉ mới sử dụng đạt 65 – 70%, thời gian nông nhàn còn nhiều.
Nhân dân vốn có truyền thống cần cù lao động sản xuất, anh hùng
trong đấu tranh cách mạng, ham học và nhiều người học giỏi. Đến tháng


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

12/2002 toàn huyện đạt chuẩn quốc gia về phổ cập Trung học cơ sở và phổ
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Các bệnh truyên nhiễm xã hội được đẩy lùi. Tuổi thọ bình quân của
người dân đạt cao so với mức bình quân chung của cả nước.
- Trình độ văn hoá phổ thông bình quân của huyện khá cao. Tuy
nhiên điểm yếu của lao động nông thôn Can Lộc là thiếu trình độ tay nghề

ngoài nông nghiệp truyền thống, thiếu kiến thức làm ăn, chưa năng động
trong tiếp cận với nền kinh tế thị trường. Từ đó dẫn đến chất lượng của
nguồn nhân lực còn thấp.
- Năng lực của cán bộ cơ sở còn yếu, nhất là năng lực quản lý, điều
hành tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và phát triển kinh tế.
Chưa năng động trong cơ chế kinh tế thị trường, thậm chí còn có một bộ
phận cán bộ còn chủ quan, bảo thủ, trì trệ.
Trên cơ sở phân tích như vậy ta thấy rõ rằng nguồn nhân lực của
huyện Can Lộc còn thiếu cơ sở tay nghề làm nền tảng để đáp ứng yêu cầu
chuyển nhanh và có hiệu quả sang nền kinh tế dựa và công nghệ cao.
4. Nguồn lực tài chính.
- Nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện là rất nhỏ bé, chủ yếu dựa
vào sự điều tiết của cấp trên. Thu ngân sách huyện năm 2002 là 4.8 tỷ
đồng, năm 2003 là 5.5 tỷ đồng, năm 2005 là 8.6 tỷ đồng đến năm 2010
tổng thu ngân sách của huyện đạt 15.7 tỷ đồng. Trong đó nguồn thu ngân
sách của xã còn rất hạn chế. Ta thấy rằng với nguồn ngân sách không lớn
của huyện thì quỹ tài chính của huyện để thực hiện công tác An sinh xã hội
chưa cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây với sự hỗ trợ, đóng góp của
cộng đồng công tác An sinh xã hội của huyện đã được quan tâm đáng kể và
đã đạt được những kết quả nhất định.


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

II. Vài nét khái quát về BHXH ở Huyện Can Lộc
1. Quá trình hình thành và phát triển BHXH huyện Can Lộc
Chính sách BHXH đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và tổ
chức thực hiện ngay từ khi thành lập nước, trên cơ sở Hiến pháp năm 1946

của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh
29/SL ngày 12/3/1947 quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn lao
động, hưu trí cho công nhân viên chức Nhà nước. Giai đoạn này (1945),
đất nước trong hoàn cảnh kháng chiến, kinh tế - xã hội còn nhiều khó
khăn, thiếu thốn nên BHXH mới thực hiện được một số chế độ cơ bản với
mức trợ cấp thấp, mức hưởng còn mang tính bình quân, chưa có tính chất
lâu dài. Chính sách BHXH chưa có quỹ riêng để thực hiện, 100% nguồn
quỹ lấy từ ngân sách. Tuy vậy, trong suốt những năm kháng chiến chống
xâm lược, chính sách BHXH nước ta cũng đã góp phần ổn định về mặt thu
nhập ổn định cuộc sống cho công nhân viên chức, quân nhân và gia đình
họ, góp phần rất lớn trong việc động viên sức người sức của cho thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống xâm lược thống nhất đất nước. Và khi Bộ luật
lao động được quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua ngày 15/7/1995 cho các đối tượng hưởng BHXH là công nhân viên
chức và lực lượng vũ trang. Nhưng kể từ ngày 1/1/1995 các chế độ BHXH
được thực hiện theo quy định của Bộ lao động và được cụ thể hoá bằng
Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của
Chính phủ. Nhưng nghị định này được bổ sung bằng NĐ số 01/2003/NĐ CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Điều lệ Bảo Hiểm Xã Hội ban hành.
Hệ thống BHXH Việt Nam ra đời có 64 cơ quan tại 64 tỉnh, thành
trong cả nước.
Ngày 11/7/1995, BHXH huyện Can Lộc chính thức được thành lập
theo quyết định của BHXH tỉnh Hà Tĩnh và BHXH Việt Nam, cơ sở biên


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

chế từ công đoàn Lao động và Phòng thương binh xã hội chuyển sang,

chịu sự quản lý theo ngành dọc:
• Bảo hiểm xã hội Việt Nam
• Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
• Bảo hiểm xã hội huyện thị, thành phố thuộc tỉnh.
BHXH tỉnh nói chung và BHXH Huyện Can Lộc nói riêng là đơn vị
dự toán cấp 3 của hệ thống BHXH Việt Nam, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo
trực tiếp của BHXH tỉnh Hà Tĩnh.
2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BHXH Can Lộc
2.1. Chức năng và nhiệm vụ của BHXH Can Lộc:
2.1.1. Chức năng của BHXH Can Lộc:
BHXH huyện Can Lộc có chức năng giúp Giám đốc BHXH Tỉnh Hà
Tĩnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính
BHXH trên địa bàn huyện.
BHXH huyện Can Lộc chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám
đốc BHXH Tỉnh Hà Tĩnh, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ
của UBND huyện Can Lộc.
2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
BHXH huyện Can Lộc là đơn vị trực thuộc BHXH Tỉnh Hà Tĩnh, do
vậy phải thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của mình do BHXH Tỉnh
giao. Cụ thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Giám đốc
BHXH Tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Hướng dẫn đơn vị SDLĐ lập danh sách tham gia BHXH; đôn đốc
theo dõi việc thu nộp BHXH của các đơn vị trên địa bàn huyện hoặc trực
tiếp thu BHXH theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH Tỉnh Hà
Tĩnh.
- Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng
hưởng các chế độ BHXH do BHXH Tỉnh chuyển đến theo phân cấp. Theo
dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm đối tượng hưởng chế độ
trong quá trình chi trả.

- Lưu trữ hồ sơ các đối tượng được hưởng BHXH theo phân cấp của
BHXH Tỉnh Hà Tĩnh.


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

- Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách BHXH
để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH TỉNH xem xét giải
quyết.
- Tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới chi trả
BHXH ở xã, phường, thị trấn.
- Quản lý các đối tượng khám chữa bệnh bắt buộc và tự nguyện theo
quy định của BHXH Tỉnh trên địa bàn phụ trách; hướng dẫn đôn đốc các
đơn vị thực hiện các thủ tục cho việc khai thác phát hành hoặc gia hạn thẻ
khám chữa bệnh theo phân cấp của BHXH Tỉnh.
- Thực hiện công tác giám định chi phí khám chữa bệnh của người
có sổ, thẻ BHXH tại các cơ sở khám chữa bệnh. Tiếp nhận và hướng dẫn
người bệnh trong quá trình đến khám chữa bệnh, giải quyết những vướng
mắc và đảm bảo đúng quyền lợi cho bệnh nhân có sổ, thẻ BHYT.
- Thực hiện việc thông tin tuyên truyền, giải thích chế độ, chính sách
BHXH cho người dân trên địa bàn.
- Quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH
huyện theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH Tỉnh Hà Tĩnh.


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2


2.2. Cơ cấu tổ chức của BHXH Can Lộc
BHXH huyện Can Lộc có cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức của BHXH Huyện Can Lộc

BHXH Tỉnh

BHXH Huyện

Giám đốc BHXH
Huyện

Bộ phận chế độ
chính sách

Bộ phận phụ
trách kế toán

Bộ phận thu

Giám đốc BHXH
- Làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân
chủ.
- Là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và cơ quan cấp trên về
việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được giao.
- Tổ chức, chỉ đạo và đề ra các biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện kế
hoạch được giao.
 Bộ phận phụ trách kế toán, có chức năng:

Tiếp nhận chuyển đến, chuyển đi của các đối tượng hưởng lương hưu và

trợ cấp BHXH.
- Duyệt chế độ ốm đau, thai sản
- Duyệt hồ sơ hưu trí
- Duyệt chế độ tử tuất.


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

- Lập dự toán chi hàng năm tích duyệt cấp trên
- Tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH, chế độ thai sản,
nghỉ dưỡng sức
- Đầu mối ngân hàng để tiền mặt chi trả hàng tháng theo kế
hoạch cụ thể và thực hiện thanh quyết toán với BHXH cấp trên.
 Bộ phận thu:
Thu BHXH các đơn vị trực thuộc thành phố, tổ chức thực hiện để
hoàn thành kế hoạch hàng năm và phấn đấu thu năm sau cao hơn năm
trước, tận thu các đơn vị tồn đọng nợ…
 Bộ phận chế độ chính sách
Nơi tiếp nhận đầu tiên các hồ sơ của đối tượng để kiểm tra, duyệt và
giải quyết các chế độ cho các đối tượng.
3. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
BHXH huyện Can Lộc có trụ sở nhà 2 tầng đặt tại trung tâm thị trấn
Nghèn với khuôn viên rộng khoảng 940m2 . Bao gồm 7 phòng làm việc, 1
phòng khách và 1 hội trường.
Tại các phòng chức năng và phòng giám đốc đều được trang bị
máy tính có nối mạng internet, rất thuận lợi cho việc tìm kiếm các tài liệu,
thông tin, các văn bản pháp luật phục vụ tốt cho công việc. Khi cần có thể
liên lạc với cơ quan BHXH TỉNH hoặc BHXH các huyện khác trên địa

bàn thành phố thông qua hệ thống máy tính này.
4. Khó khăn, thuận lợi
 Khó khăn:
– Là đơn vị có đông đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng
(5452 người) lại thường xuyên biến động.
– BHXH của huyện chưa nắm chắc tình hình tăng , giảm đối tượng,
nhất là khi đối tượng hết hạn hưởng chế độ hoặc khi đã chết. Các trường
hợp sai, hưởng khống.


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

– Việc chi trả cho các chế độ ngắn hạn đang diễn ra tràn lan do chưa
có các quy định cần thiết.
– Quá trình chi trả cũng có nhiều bất cập, một số địa phương mới chú
tâm đến việc chi trả cho đối tượng mà chưa quan tâm đến các yếu tố khác
để quản lí đối tượng. Như vậy BHXH vẫn chưa đi sâu đi sát thực tế.
 Thuận lợi:

– Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của BHXH tỉnh Hà Tĩnh, huyện
ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân huyện .
– Sự phối hợp của các ban ngành hữu quan các đơn vị sử dụng lao
động, các phường xã trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
– Sự nổ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công chức khắc phục khó
khăn hoàn thành kế hoạch được giao.


Báo cáo thực tập


Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở BHXH HUYỆN
CAN LỘC
1.

Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách pháp luật

BHXH
Hằng năm BHXH Can Lộc đã phối hợp tốt với cơ quan văn hóa, thông tin
tuyên truyền như đài phát thanh các xã, cơ quan truyền hình của huyện để
tuyên truyền phổ biến những chủ trương chính sách và những thông tin liên
quan đến BHXH cho NLĐ và ĐVSDLĐ nắm rõ về luật BHXH hiện hành
và các văn bản có liên quan. Các hình thức tuyên truyền cụ thể là
1.1.

Ký kết hợp đồng với đài phát thanh huyện Can Lộc: để phát
thanh và tuyên truyền xuống 19 xã, thị trấn.

1.2.

Kết hợp với các cán bộ xã, thị trấn tích cực phổ biến các
chính sách có liên quan.

1.3.

Trưng bày các pano, áp phích về BHXH ở nơi đông dân cư.

1.4.


Tổ chức các đợt tập huấn về BHXH cho các đơn vị, doanh
nghiệp hợp tác xã và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn
huyện.

Việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền đã tạo những tác động tích cực đến
mọi tầng lớp dân cư. Đặc biệt, ĐVSDLĐ và NLĐ đã hiểu rõ hơn về quyền
lợi và trách nhiệm của mình trong việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN từ
đó tự giác thực hiện góp phần phát triển số đối tượng tham gia, hạn chế tình
trạng vi phạm, tăng diện bao phủ của chính sách BHXH, BHYT
2. Tình hình tham gia BHXH trên địa bàn huyện Can Lộc:
Trong những năm gần đây đối tượng tham gia BHXH của huyện chủ yếu là
cán bộ công chức nhà nước nhưng bên cạnh đó sự tham gia của khối doanh
nghiệp tư nhân cũng tăng lên đáng kể.


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

Bảng 1: Cơ cấu số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH theo khối tại BHXH
huyện Can Lộc (2008-2011):
Năm 2008
Năm
Khối
1
3

DNNN
DN NQD


Năm 2010

Năm 2011
Số
Tỷ
ĐV
lệ
(đơn
(%)
vị)

Tỷ

Số ĐV

Tỷ

Số ĐV

Tỷ

lệ

(đơn

lệ

(đơn


lệ

(%)

vị)

(%)

vị)

(%)

2
12

3.5
20.

3
14

4.8
22.6

6
15

9
22.4


6
19

8
25.3

15

24.2

16

23.9

16

21.3

3
27

4.8
43.6

3
27

4.5
40.2


5
29

6.7
38.7

Số ĐV

STT

Năm 2009

(đơn vị)

4

HCSN,

14

7
24.1

5
6

Đảng
Ngoài CL
HTX,


3
27

5.2
46.5

phường,
7


Tổng

58

100
62
100
67
100 75 100
( nguồn: Báo cáo thu BHXH huyện Can Lộc)

Bảng 2 : Số lao động đóng BHXH ở huyện Can Lộc 2008-2011
Năm

2008

2009

2010


2011

Số lao động(người)

6859

6923

7035

7465

(Nguồn số liệu : BHXH huyện Can Lộc)
Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy, số lao động tham gia BHXH ở
huyện Can Lộc tăng dần qua các năm. Năm 2009 tăng 64 người so với năm
2008 tương ứng với tỷ lệ tăng là 1%, còn năm 2010 tăng 112 người so với
năm 2009 tức là tăng 1.61%, năm 2011 tăng 430 người so với năm 2010
tương ứng với 6.11%. Nguyên nhân của sự tăng thêm này là do nền kinh tế
xã hội phát triển. Mặt khác do sự tuyên truyền hướng dẫn tận tình của cán
bộ trong cơ quan mà mọi người lao động cũng như người sử dụng lao động
hiểu rõ tầm quan trọng của BHXH và sẵn sàng tham gia đóng BHXH.


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

3. Tình hình thu BHXH tại BHXH Can Lộc:
Từ tháng 1/1995 đến tháng 9/1995, nhiệm vụ thu BHXH do ngành thuế và
tài chính thu, chỉ đến tháng 10/1995 BHXH huyện Can Lộc mới trực tiếp

thu. Theo điều lệ BHXH, bộ phận thu phải theo nghi chép đóng của từng
đơn vị chính xác đến từng người, từng tháng. Đây là nghiệp vụ mới đặt ra
mà trước đây chưa có nên bước đầu thực hiện gặp rất nhiều khó khăn.
Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng đó BHXH huyện Can Lộc đã đề ra
những biện pháp sau :
- Cử cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở, nắm vững chắc tình hình lao
động- quỹ lương, tình hình sản xuất kinh doanh, tận tình hướng dẫn các chế
độ và các biểu mẫu mới.
- Đối chiếu thu hàng quý cũng như thanh toán chế độ ốm đau, thai sản
kịp thời, chính xác được cơ sở ghi nhận.
- Kết hợp chặt chẽ với phòng Lao động- Thương binh và Xã hội
huyện, Công đoàn lao động huyện và uỷ ban nhân dân các xã trong việc
vận động hướng dẫn cơ sở tư nhân có sử dụng từ 10 lao động trở lên thực
hiện chế độ BHXH theo qui định của pháp luật.
Nhờ những biện pháp trên, BHXH đã xác định tương đối đầy đủ số
đơn vị đóng trên địa bàn huyện cùng với số lao động và tổng quỹ tiền
lương để xác định được số thu BHXH. Nhìn chung, công tác thu đạt được
kết quả tốt, tổng thu BHXH năm sau cao hơn năm trước. Số đơn vị và số
lao động tham gia BHXH tăng lên cũng là một nguyên nhân cơ bản làm
cho số thu của huyện Can Lộc tăng lên. Thực tế, số thu của BHXH huyện
Can Lộc trong những năm qua như sau :

Bảng 3 : Công tác thu BHXH ở huyện Can Lộc 2008-2011
Năm Kế hoạch thu

Số tiền thu được


Báo cáo thực tập


Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

(đơn vị : triệu VNĐ)
(đơn vị : triệu VNĐ)
2008

49.880

50.160

2009

51.100

51.931

2010

53.570

53.327

2011

56.320

56.450

(Nguồn số liệu : BHXH huyện Can Lộc)
Bằng những cố gắng, BHXH huyện Can Lộc đã thực hiện công tác thu

với một kết quả khả quan. Hàng năm, tổng thu luôn xấp xỉ chỉ tiêu kế
hoạch đã đề ra. Cụ thể, năm 2008, số tiền thu BHXH là hơn 280 triệu
đồng, đạt tỉ lệ 100,56% so với kế hoạch đã đề ra. Năm 2009, con số này
lên tới 831 triệu đồng, đạt 101,62% so với kế hoạch đã đề ra. Năm 2010 số
tiền thu đạt 99,55%. Và năm 2011 thì số tiền thu vượt mức kế hoạch là
0.23%.
4. Công tác giải quyết chế độ chính sách BHXH.
Năm 2011, BHXH huyện đã giả quyết cho 5.550 lượt người hưởng
chế độ ngắn hạn (218 lượt người hưởng dưỡng sức, 4.707 lượt hưởng trợ
cấp ốm đau, 625 người hưởng trợ cấp thai sản) và 6.667 đối tượng hưởng
chế độ dài hạn.
Như vậy, công tác giải quyết chính sách, chế độ cho người lao động
ngày càng được BHXH huyện coi trọng và giải quyết khá triệt để cho người
lao động, đảm bảo cuộc sống và tạo động lực, niềm tin cho người lao động
với chính sách của BHXH.
5. Công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động.
Công tác chi trả là nhiệm vụ xuyên suốt của BHXH huyện. Chi trả có
đúng, đủ, kịp thời thì mới đảm bảo ổn định được cuộc sống của NLĐ.
Qua những năm thực hiện chính sách BHXH đổi mới, đến nay có
thể khẳng định rằng những quan điểm, nội dung và phương pháp đổi mới
chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước ta đã hoàn toàn đúng đắn phù
hợp với mục tiêu đổi mới toàn diện đất nước. Công tác BHXH đã từng
bước khẳng định tầm quan trọng và vị thế của mình đối với việc phát triển


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và BHXH huyện Can Lộc nói

riêng, cũng như việc đảm bảo quyền lợi về BHXH cho người lao động
bằng những kết quả cụ thể. Trong những năm vừa qua, BHXH huyện Can
Lộc đã đạt được những thành tích chủ yếu sau :
 Về đối tượng tham gia BHXH.
 Về đối tượng được hưởng BHXH.
Từ khi mới thành lập, BHXH Can Lộc được tỉnh Hà tĩnh giao cho
quản lý gần 2.700 lao động thuộc địa bàn huyện Can Lộc. Và tính đến nay
số đối tượng hưởng BHXH thường xuyên trên địa bàn huyện được thể hiện
dưới bảng thống kê sau :
5.1. Công tác chi và giám định chi BHYT.
Trong năm 2011 tổng số thẻ BHYT in, sửa và phát hành là 40.301
thẻ. Tình hình thanh toán trực tiếp trong năm 2011 cũng được tiến hành
nhanh gọn, đảm bảo đúng chính sách, kịp thời các đối tượng. Tính đến cuối
năm 2011 tổng số hồ sơ BHXH huyện đã tiếp nhận là 307 hồ sơ. Trong đó:
- Đã thanh toán: 281 hồ sơ.
- Hồ sơ không thuộc BHXH chi trả: 21 hồ sơ.
- Hồ sơ hưởng tại bệnh viện : 19 hồ sơ.
- Chưa thanh toán: 19 hồ sơ (đang trong thời gian thẩm định).
Về chi phí khám chữa bệnh BHYT, tính đến 12/ 2011: Chi ngoại trú
và nội trú với tổng số tiền chi trả là 4.476.515.466 đồng.
Đến ngày 31/12/201, toàn huyện đã :
- Đối chiếu được 975 tờ khai cấp sổ BHXH đạt 89,54% so với
số lao động đóng BHXH năm 2011
- Đã cấp được 856 sổ BHXH, đạt 86,15% so với số lao động
đóng BHXH năm 2011.
Qua công tác cấp sổ BHXH, công tác quản lý lao động, quản lý hồ sơ
của các đơn vị sử dụng lao động cũng được chấn chỉnh, kiện toàn và được
quan tâm hơn trước.
5.2. Công tác chi trả chế độ ngắn hạn.



Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

BHXH Can Lộc thường xuyên đôn đốc các đơn vị tập hợp chứng từ,
thanh quyết toán kịp thời cho các đối tượng hưởng chế độ ốm đau, thai sản,
dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Quyết toán đơn vị nộp đến đâu BHXH tiến
hành kiểm tra đối chiếu chứng từ, duyệt quyết toán và chuyển tiền kịp thời
cho các đơn vị, không để tồn đọng.
Bảng 4: Bảng tổng hợp các chế độ chi trả ngắn hạn trong năm
2011
Chế độ
Người
Số tiền
(đồng)

Ốm đau

Thai sản

Dưỡng
sức,PHSK
4.707
625
218
1.747.160.469 4.010.753.631 115.380.000

Tổng
5.550

5.873.294.100

(Nguồn: BHXH Can Lộc)
5.3. Công tác chi trả chế độ dài hạn
Trong năm 2011 vừa qua, BHXH Can Lộc đã giải quyết chế độ tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho 87 trường hợp trên tổng số chi trả
với số tiền 561.259.757đồng. Chi 68.648.193.438 đồng cho 6.227 đối
tượng hưu. BHXH huyện đã phối hợp với ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Từ Liêm thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua
tài khoản thẻ ATM cho 120 đối tượng với số tiền là 3.878.319.700 đồng.
Giải quyết chế độ tử tuất cho 353 trường hợp với số tiền là 1.507.254.000
đồng. Việc chi trả kịp thời, nhanh chóng các chế độ trên của BHXH Từ
Liêm đã góp phần làm giảm khó khăn cho người lao động, giúp họ yên
tâm và ổn định cuộc sống.
Bảng 5: Bảng tổng hợp các chế độ chi trả dài hạn năm 2011.
Chế độ
Người
Số tiền( đồng)
TNLĐ- BNN
87
561.259.757
Hưu và TC BHXH
6.227
68.648.193.438
Tử tuât
353
1.507.254.000
Tổng
6.667
70.716.707.195.

(Nguồn: BHXH Can Lộc)
Công tác chi trả lương hưu được thực hiện ngay từ đầu tháng, từ
ngày mùng 3 đến ngày mùng 8 hàng tháng. Thời gian chi trả ở các xã, Thị
trấn từ 2 đến 5 ngày từ khi nhận tiền.Vì vậy, người hưởng lương được nhận
một cách nhanh chóng và kịp thời.


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

6. Công tác quản lý lưu trữ hồ sơ về BHXH.
Hồ sơ chứng từ là các tài liệu quan trọng để thực hiện các chế độ
chính sách và phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền. Nhận thức đúng tầm quan trọng của nó ngay từ những
ngày đầu thành lập đơn vị đã đầu tư nhiều công sức cho việc kiện toàn hồ
sơ đối tượng bằng hình thức tiếp nhận của đối tượng và đề nghị cấp trên
sao lục. Hiện nay đơn vị đã ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm vào
trong công tác lưu trữ hồ sơ vì vậy các hồ sơ được lưu giữ tại BHXH huyện
được lưu giữ an toàn và khoa học theo từng nghiệp vụ chuyên môn dễ tìm,
dễ lấy và dễ thấy.
7. Công tác kiểm tra.
Công tác kiểm tra luôn được BHXH huyện đặc biệt quan tâm vì
thông qua công tác kiểm tra, BHXH huyện có thể nắm bắt được những
thông tin cần thiết, chính xác, đảm bảo tính khách quan giúp cho việc đánh
giá, nhận xét cũng như việc quản lý, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực
hiện nhiệm vụ được nhanh chóng, kịp thời.
8. Công tác giải quyết khiếu nại.
Công tác giả quyết khiếu nại về chế độ, chính sách BHXH của người
lao động cũng như đơn vị sử dụng lao động được BHXh Can Lộc giải

quyết khá triệt để. Những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết, các cán bộ
của BHXH huyện sẽ giải quyết nhanh chóng, những vấn đề thuộc thẩm
quyền của cấp trên, BHXH huyện sẽ nhận đơn thư, gửi lên BHXH Tỉnh yêu
cầu giải quyết nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tham gia.


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.Nhận xét chung.
Có thể thấy trong những năm qua với sự quan tâm của BHXH Tỉnh,
Sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND, sự giúp đỡ của các ban ngành,
lòng nhiệt tình của cán bộ nhân viên trong cơ quan, BHXH Can Lộc đã đạt
được nhiều thành tựu đáng kể.
3.1.1. Những mặt đạt được.
Công tác thu được chú trọng ngay từ đầu năm, đưa ra nhiều biện pháp đôn
đốc nợ đọng BHXH kết hợp với công tác tuyên truyền. BHXH huyện đã tổ
chức đôn đốc thu và làm diễn đàn trao đổi với 16 đơn vị dưới 10 lao động,
tổ chức họp tuyên truyền cho 19 đơn vị sử dụng lao động ngoài quốc
doanh, nên đã có kết quả thu cao hơn do với cùng kỳ năm 2010. Phát triển
được nhiều đơn vị tham gia BHXH do công tác tuyên truyền vận động.
Năm 2011 BHXH Can Lộc quản lý 75 đơn vị với 7.465 lao động, số tiền
thu được 56.450 triệu đồng. BHXH huyện đã bám sát chủ trương, chính
sách của nhà nước và BHXH Việt Nam trong việc chi trả các chế độ BHXH
cho người lao động. Vì vậy, công tác chi trả đảm bảo an toàn, nhanh chóng
đến tay đối tượng với số tiền trên 76 tỷ đồng.
BHXH luôn thường xuyên kết hợp chặt chẽ với các đơn vị sử dụng
lao động để quản lý đối tượng tham gia BHXH, nắm bắt sự biến động về

thời gian công tác, tiền lương và tiền công của người lao động để giải quyết
kịp thời các chế độ cho người lao động.
Đảm bảo chi đúng, chi đủ và an toàn tới tay đối tượng hưởng BHXH.
Thực hiện chi trả các chế độ kịp thời không xảy ra sai sót. Quyết toán chính
xác số liệu.
Việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH luôn đảm bảo chặt
chẽ, đầy đủ, kịp thời không để xảy ra hiện tượng gây phiền cho đối tượng
và cơ sơ.
Công tác cấp sổ BHXH và thẻ BHYT kịp thời góp phần ổn định an sinh
trên địa bàn.
3.1.2.Những mặt còn tồn tại.
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác chi trả còn một số tồn tại cần
được khắc phục.
- Quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ
chế thị trường kéo theo sự chuyển đổi cơ chế BHXH. Sự chuyển đổi này


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

gây ra một số vướng mắc trong việc giải quyết quyền lợi một số chính sách
cũ và chính sách mới, giữa thời gian đóng bảo hiểm và thời gian hưởng…
mặt khác, trong quy định về BHXH còn những điểm chưa thật sự phù hợp
như tuổi nghỉ hưu- giữa nam và nữ, giữa các nhóm lao động…Điều này gây
khó khăn trong tổ chức thực hiện của BHXH huyện với các đơn vị, với
NLĐ khi đi giải quyết quyền lợi cụ thể của họ.
- Số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh nhưng số người tham
gia BHXH chỉ chiếm khoảng 40% tống số lao trong địa bàn huyện. Phần
lớn số người tham gia BHXH đều nằm trong đối tượng bắt buộc. Các chủ

sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn tìm cách
tránh né hoặc cố tình vi phạm luật lao động, ký hợp đồng ngắn hạn, thậm
chí không kí hợp đồng lao động, ký quyết định lương thấp hơn mức hưởng
để không thực hiện tốt việc trích nộp BHXH hoặc thực hiện hiện ở mức
tượng trưng nhằm đối phó.
- Nhận thức của người lao động còn hạn chế, chưa thấy rõ được ý
nghĩa của 6% tiền lương đóng BHXH để hưởng cao hơn do có phần của
chủ sử dụng lao động đóng 16% tổng quỹ lương và được Nhà nước hỗ trợ,
là lợi ích thiết thực lâu dài như ốm đau, thai sản…Bên cạnh đó còn nhiều
cơ quan chây ỳ, né tránh nợ BHXH ý thức chấp hành điều lệ BHXH còn
lỏng lẻo. Do đó cần phải có những luật định chặt chẽ hơn.
- Địa bàn huyện rộng lớn, số đơn vị đóng trên địa bàn nhiều, số lao
động đông trong khi số cán bộ làm việc tại BHXH huyện còn rất ít, nơi làm
việc chật hẹp… các đơn vị sử dụng, thường ỷ vào cán bộ BHXH (trong
việc tăng giảm và đối chiếu mức đóng) nên cán bộ công nhân ở phòng
BHXH phải làm việc rất căng thẳng.
Tất cả những khó khăn đó đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra ảnh
hưởng không nhỏ đến việc thực hiện công tác BHXH trên địa bàn huyện.
3.2.Kiến nghị.
Từ những thành tựu mà BHXH huyện Can Lộc đã đạt được, đơn vị
cần cố gắng duy trì và phát huy hơn nữa những thành tựu đó, hoàn thành
tốt các mục tiêu được, nhiệm vụ được giao góp phần thực hiện đúng mục
đích của chính sách BHXH do Nhà nước đặt ra đồng thời khắc phục những
mặt còn tồn tại trong công tác thực hiện BHXH. Vì vậy tôi có kiến nghị
sau:


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2


Phối hợp với các cấp ngành trong việc tổ chức thực hiện BHXH ví
dụ như về : Công tác tuyên truyền về lợi ích mà BHXH mang lại… thì sẽ
hiệu quả hơn chỉ có cơ quan BHXH đứng ra tuyên truyền. Việc phối hợp
với các tổ chức có thẩm quyền liên quan giúp ích rất nhiều cho hiệu quả
của công tác thu, chi, giải quyết chế độ chính sách.
Cần nâng cao phẩm chất chính trị cũng như năng lực làm việc của
đội ngũ cán bộ làm công tác thu BHXH. Cần bố trí đội ngũ cán bộ phù hợp
với năng lực, trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó cũng cần đào tạo một đội
ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của công việc
Cần thường xuyên cử cán bộ thu xuống cơ sở để kiểm tra đôn đốc
thu cũng như tuyên truyền và giúp cơ sở giải quyết những khó khăn về lao
động, các chính sách của BHXH, tạo mối quan hệ mật thiết giữa cán bộ thu
với cơ sở.
Thực hiện các Quyết định do cấp ủy, chính quyền địa phương quy
định, tăng cường thanh tra kiểm tra để kịp thời xử lý, giải quyết các vướng
mắc trong quá trình thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn huyện.
Đánh giá rút kinh nghiệm tập trung vào công tác tổ chức quản lý ở
tất cả các nhiệm vụ và chế độ tài chính BHXH, phát triển yếu tố tác động,
biến động trong từng loại đối tượng và định hướng cho các nhiệm vụ, yếu
tố mới sẽ xảy ra.


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM
XÃ HỘI Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI CAN LỘC – TỈNH HÀ TĨNH.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO

HIỂM XÃ HỘI
1.1. Khái niệm và vai trò quản lý chi Bảo hiểm xã hội.
1.1.1. Khái niệm quản lý chi Bảo hiểm xã hội.
Khi tham gia BHXH các chủ thể tham gia các quan hệ xã hội theo
quy định của pháp luật phải thực hiện trách nhiệm đóng góp một phần thu
nhập của mình vào các quỹ BHXH. Khi người tham gia gặp các trường hợp
rủi ro theo quy định của pháp luật về BHXH đều có quyền được hưởng các
chế độ BHXH. Tổ chức BHXH có trách nhiệm chi trả các chế độ BHXH
theo quy định của pháp luật về BHXH cho những người đủ điều kiện
hưởng theo quy định. Thực chất đây là quá trình phân phối, sử dụng các
quỹ BHXH mà trước đó họ đã đóng một phần thu nhập của mình vào các
quỹ này. Vì vậy, chi BHXH có thể được hiểu theo nghĩa sau:
“Chi BHXH là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH để chi trả
cho các chế độ BHXH cho người được thụ hưởng theo quy định của pháp
luật về BHXH nhằm góp phần ổn định cuộc sống của người tham gia
BHXH”.
Quá trình sử dụng các quỹ BHXH để chi trả các chế độ cho các đối
tượng được hưởng (trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động, chết và các quyền lợi về BHYT)
thường được Chính phủ giao cho một cơ quan thực hiện. Quá trình phân
phối, sử dụng quỹ BHXH cơ quan được Chính phủ giao phải thực hiện
nhiều hoạt động, sử dụng nhiều biện pháp và công cụ khác nhau để quản lý
có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích các quỹ và đảm bảo đầy đủ các quyền
lợi của đối tượng được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật. Vì vậy,
cố thể hiểu chi BHXH như sau:
“Quản lý chi BHXH là các hoạt động có tổ chức của cả hệ thống
BHXH để thực hiện công tác chi các chế độ BHXH.Các hoạt động đó được
thực hiện bằng hệ thống pháp luật của Nhà nước và bằng các biện pháp
hành chính, tổ chức, kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt được
mục tiêu chi đúng đối tượng, chi đủ số lượng và đảm bảo thời gian quy

định”.


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

1.1.2. Vai trò quản lý chi BHXH.
Quản lý tốt công tác chi BHXH nhằm thực hiện tốt các vai trò chủ
yếu sau:
1.1.2.1. Đối với đối tượng thụ hưởng chính sách BHXH :
Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là trực tiếp bảo vệ quyền
lợi cho người được thụ hưởng các chế độ BHXH.
Đây là vai trò rõ nét nhất của công tác chi. Theo quy định hiện hành
thì ĐVSDLĐ và NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc phải
đóng BHXH theo quy định thì NLĐ mới được hưởng các chế độ BHXH.
Tiền đóng BHXH góp phần quan trọng tđược phân phối vào các quỹ thành
phần tương ứng. Sau khi đóng BHXH NLĐ đủ điều kiện theo quy định sẽ
được hưởng trợ cấp từ các quỹ đó. Nhưng để NLĐ nhận được tiền trợ cấp
từ các quỹ BHXH, các cơ quan chức năng và NLĐ phảo thực hiện hàng
loạt các hoạt động thuộc nghiệp vụ quản lý chi. Tương ứng với các chế độ
BHXH có các hoạt động chi khác nhau. Ví dụ như chi trả lương hưu: phải
tính toán chính xác mức lương cho từng người, nhận tiền từ ngân hàng về
các cơ quan BHXH cấp huyện, đem tiền đến địa điểm quy định để cấp phát
cho từng người…Đối với các đối tượng có các tài khoản cá nhân phải có
tác động chuyển tiền vào từng tài khoản của từng người và người hưởng
hưu trí phải đến nơi quy định để rút tiền từ tài khoản cá nhân của mình.
Không có các hoạt động này thì người tham gia BHXH không nhận được
các khoản trợ cấp BHXH và do đó quyền lợi của họ không được đảm bảo.
Các hoạt động này chính là những nội dung của công tác chi BHXH. Hơn

thế nữa, các hoạt động chi phải đảm bảo chi đúng đối tượng được thụ
hưởng, chi đủ số tiền họ được hưởng và đảm bảo thời gian quy định. Đây là
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý chi. Đạt được các chỉ tiêu
này, công tác quản lý chi mới đảm bảo quyền lợi cho người tham gia
BHXH
1.1.2.2. Đối với hệ thống BHXH, thực hiện tốt công tác quản lý chi
sẽ góp phần quan trọng trong việc :
Thứ nhất, quản lý quỹ được an toàn, không bị thất thoát, đặc biệt là
quỹ tiền mặt.
Các nguồn tài chính được tập trung vào quỹ BHXH phải được quản
lý chặt chẽ, an toàn, không bị thất thoát. Đây vừa là vai trò, nhiệm vụ vừa
là mục tiêu của công tác quản lý chi. Trên thực tế đã xảy ra những hiện
tượng tiêu cực ảnh hưởng đến việc an toàn của quỹ. Đã có những hồ sơ giả


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2

để hưởng lương hưu và các chứng từ giả để hưởng trợ cấp ốm đau, thai
sản… Để đạt được mục tiêu an toàn, không bị thất thoát quỹ cần có các
điều kiện sau:
Quy định rõ ràng các loại danh mục hồ sơ và kiểm tra chặt chẽ các
loại hồ sơ khi xét hưởng các chế độ BHXH. Mỗi loại chế độ BHXH có các
quy định về hồ sơ khác nhau, nhưng yêu cầu chung cần được phải kiểm tra
kỹ lưỡng khi xét duyệt các chế độ đảm bảo chi trả đúng người đúng chế độ.
Đồng thời BHXH Việt Nam phải quy định thời gian xét duyệt hồ sơ, phải
luôn đổi mới quy trình xét duyệt hồ sơ, cải cách hành chính, giảm phiền hà
cho đối tượng. Khâu xét duyệt hồ sơ làm tốt sẽ có tác dụng hạn chế những
thất thoát của quỹ BHXH.

Trang bị đầy đủ phương tiện vận chuyển tiền mặt, kho tàng thiết bị
bảo quản quỹ…
Có hệ thống sổ sách, biểu mẫu báo cáo thống kê đầy đủ, thuận tiện
cho công tác kế toán, báo cáo thống kê.
Tăng cường kiểm tra từ khâu xét duyệt hồ sơ, khâu chi trả đến khâu
hạch toán kế toán và báo cáo thống kê; áp dụng đa dạng các biện pháp
kiểm tra: thường xuyên, định kỳ, đột xuất…
Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý tài
chính.
Thứ hai, tiết kiệm chi phí quản lý hành chính,chi phí đầu tư xây
dựng cơ bản, góp phần cân đối quỹ BHXH.
Chi phí quản lý hành chính là các chi phí nhằm duy trì hoạt động của
bộ máy quản lý thuộc hệ thống BHXH Việt Nam bao gồm: tiền lương của
cán bộ, công chức toàn hệ thống BHXH; tiền công tác phí, văn phòng
phẩm, chi các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ…
Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của BHXH Việt Nam chủ yếu là các
chi phí xây dựng trụ sở làm việc của toàn hệ thống BHXH Việt Nam từ cấp
huyện đến cấp Trung ương; chi phí cho dự án công nghệ thông tin được
cấp có thẩm quyền phê duyệt…
Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính và chi phí đầu tư xây dựng cơ
bản là nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ BHXH.
1.1.2.3. Đối với hệ thống an sinh xã hội:
Thực hiện tốt công tác quản lý chi là góp phần thực hiện tốt công tác
an sinh xã hội cơ bản nhất của quốc gia vào phát triển con người, thúc đẩy


Báo cáo thực tập

Nguyễn Duy Linh- Đ4BH2


tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước bền vững, nó được thể hiện ở các
mặt sau:
BHXH là chính sách rất cơ bản trong hệ thống chính sách xã hộ nói
chung và hệ thống an sinh nói riêng. Chính vì vậy, thực hiện tốt công tác
chi BHXH là góp phần thực hiện tốt sự đảm bảo an toàn đời sống cho NLĐ
tham gia BHXH trong nền kinh tế thị trường, trong và sau khi ra khỏi quá
trình lao động, trong các trường hợp gặp phải các biến cố xã hội làm mất
hoặc giảm thu nhập từ lao động do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết. Nó liên quan trực tiếp đến an
toàn cuộc sống và phát triển của con người, của NLĐ.
Góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển đất nước là dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Để thực hiện được tốt
mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định quan điểm nhất quán và
xuyên suốt trong quán trình là phải gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và
công bằng xã hội ngay trong từng bước và xuyên suốt quán trình phát triển,
giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Việc thực
hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là góp phần thực hiện tốt chính sách an
sinh xã hội và tham gia vào việc thực hiện công bằng xã hội. Việc này thực
hiện rất rõ trách nhiệm xã hội và quyền hạn của các bên tham gia BHXH
theo nguyên tắc công bằng, đoàn kết, chia sẻ và bình đẳng trước pháp luật.
Thực hiện tốt công tác quản lý chi là đảm bảo cho quỹ BHXH được
an toàn và phát triển bền vững, điều đó sẽ tạo động lực và là yếu tố gốp
phần phát triển kinh tế, phát triển đất nước bền vững.
1.1.2.4. Đối với xã hội:
Việc thực hiện tốt công tác quản lý chi góp phần đảm bảo an ninh
chính trị,trật tự an toàn xã hội, thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất: Việc thực hiện tốt công tác quản lý chi góp phần trực tiếp
vào việc đáp ứng nhu cầu tiết thân nhất của con người, của NLĐ.
Trong đời sống xã hội con người luôn phải đối mặt với các biến cố
và những rủi ro xã hội. Để phòng ngừa và khắc phục các biến có rủi ro xã

hội, con người có nhu cầu được đáp ứng về an sinh xã hội. Xã hội càng
phát triển, đời sống con người càng phong phú, nhu cầu về an sinh xã hội
càng tăng và đa dạng. Các nhu cầu về an sinh xã hội của con người là: nhu
cầu về BHXH, nhu cầu có việc làm với tiền lương đủ sống và nhu cầu được
trợ cấp trong trường hợp bị thất nghiệp, nhu cầu được tiếp cận với các dịch
vụ cơ bản (y tế, giáo dục, nước sạch… ); nhu cầu được trợ giúp xã hội khi


×