Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với mục tiêu thiết lập cơ chế pháp lý ở quy mô toàn cầu cho lĩnh vực thương mại quốc tế và khả năng thích ứng của pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.31 MB, 98 trang )


*


B Ộ GIÁO D Ụ C V À Đ À O T Ạ O
T R Ư Ờ N G ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G

ĐỂ TÀI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC CÁP BỘ

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THÊ GIỚI (WT0)
VỚI MỤC TIÊU THIẾT LẬP cơ CHẾ PHÁP LÝ ở QUY M Ơ TỒN CẨU
CHO LỈNH VỰC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
VÀ KHố NĂNG THÍCH ỨNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Mã số: B98-40-03
T H U VIỄN
T91ÍŨNG B A I nóc
NGOẠI THƯƠNG

Dioõỉị
HÃO 4
Chủ nhiệm đề tài : G . TS. NGUYỄN THỊ
P S ,
Những

người tham gia: Nguyễn

Thị Bích

Hồng Thu Ngân
Lại Việt Anh


Hà nội 12/2002



Hanh


Bộ GIÁO DỤC VÀ Đ À O TẠO
T R Ư Ờ N G ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G

ĐỂ TÀI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC CÁP BỘ

TÔ CHỨC THƯƠNG MẠI THÊ GIỚI (WT0)
VỚI MỤC TIÊU THIẾT LẬP cơ CHÊ PHÁP LÝ ở QUY M Ơ TỒN CẦU
CHO LĨNH Vực THƯƠNG MẠI QUỐC TÊ
VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG C
A PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Mã số: B98-40-03

PGS.,TS. Nguyễn Phúc Khanh

PGS. TS, Nguyễn Thị




MỤC LỤC
Trang

LỜI Nói ĐẦU

C H Ư Ơ N G I: TỐ CHỨC T H Ư Ơ N G MẠI THÊ GIỚI: NHỮNG V Â N Đ Ẽ CHUNG

Ì
4

ì. Q TRÌNH HÌNH T H À N H VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VVTO
Ì. Q trình hình thành : từ GATT đến WTO
2. Hoạt động của WTO
li. NHỮNG NGUYÊN TẮC c ơ BẢN CỦA WTO
Ì. Ngun tắc khơng phân biệt đối xử
2. Ngun tắc tự do hoa thương mại
3. Nguyên tắc cạnh tranh .
4. Nguyên tắc công nhận đa biên về tiêu chuẩn chất lượng
5. Nguyên tắc minh bạch hoa chính sách
6. Nguyên tắc khuyến khích cải cách và hội nhập

4

C H Ư Ơ N G li: C ơ CHẼ P H Á P LÝ CỦA WT0

4
12
14
14
17
18
20
21
22


25

ì. KHÁI NIỆM VẾ Cơ CHẾ PHÁP LÝ CỦA WTO
Ì. Cơ chế pháp lý của WTO là gì?
2. Đặc điểm của cơ chế pháp lý của WTO
li. MỘT SỐ Cơ CHÊ PHÁP LÝ CĨ TÍNH ĐẶC T H Ù CỦA WTO
1. Cơ chế pháp lý điều chịnh cơ cấu tổ chức của WTO
2. Chức năng lập pháp của WTO
3. Cơ chế trao đổi ý kiến và giải quyết tranh chấp
4. Các Hiệp định WTO - một trong những cơ chế pháp lý đặc thù
của WTO

25
25
26
26
26
30
34
44

C H Ư Ơ N G HI: KHẢ N Ă N G THÍCH Ứ N G CỦA P H Á P LUẬT VIỆT N A M

59

ì. VÀI NÉT VẾ TÌNH HÌNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH Đ Ệ Đ Ơ N GIA NHẬP WTO
Ì. Những khó khăn

59


2. Những thuận lợi
l i . KHẢ N Ă N G THÍCH ÚNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Ì. Những lực cản đối với khả năng thích ứng
2. Nhũng thuận lợi của khả năng thích ứng
3. Khả năng thích ứng cụ thể

65
68
68
70
73

4. Phương hướng tiếp tục điều chịnh để thích ứng trong tương
lai.

KẾT LUẬN

59

79

o

4


LỜI NĨI ĐẦU
Chính thức hoạt động từ 1/1/1995, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tồn
tại đến nay đã hơn bẩy năm. Trong hơn bảy năm qua, không chỉ kế thừa m à còn

phát huy hơn nữa những mật mạnh của GATT, tổ chức thương mại thế giới đã
đảm nhiệm vai trò của một cơ chế pháp lý quốc tế, điều chỉnh các hoạt động
thương mại trong phạm vi toàn cầu, khơng phân biệt chế độ chính trấ, nước lớn
hay nước nhỏ... Cũng trong hơn bảy năm qua, WTO

đã trở thành một vấn đề

mang tính thời sự, thu hút khơng chỉ sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế,
nhiều nhà hoạch đấnh chính sách, các cơ quan quản lý, các cơ quan nghiên cứu
m à cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam. Rất nhiều
bài viết, tham luận, cơng trình nghiên cứu, đề tài khoa học, thậm chí nhiều h ộ i
thảo khoa học đã được tổ chức trong phạm vi toàn quốc để nghiên cứu về WTO.
Tuy nhiên trong hàng loạt các cơng trình, đề tài nghiên cứu về WTO, khía cạnh
pháp lý trong WTO

nói chung và khía cạnh pháp lý trong tổ chức, trong cơ chế

hoạt động của WTO nói riêng vẫn là vấn đề chiếm vấ trí rất khiêm tốn, thậm chí ở
nhiều góc độ, về mặt pháp lý, WTO

cũng í được các nhà nghiên cứu của Việt
t

Nam "mổ xề\
Đ ể đẩy nhanh tiến trình gia nhập của Việt Nam vào WTO, đặc biệt nhằm
góp phần nhất đấnh vào việc xây dựng, tìm kiếm một lộ trình ngắn nhất, hiệu quả
nhất để Việt Nam sớm gia nhập WTO, việc tìm hiểu, phân tích những khía cạnh
pháp lý liên quan đến WTO nói chung và khía cạnh pháp lý trong hoạt động của
WTO


nói riêng là vấn đề bức xúc và cần thiết. Việc phân tích kỹ hệ thống pháp

lý của WTO, của các thể chế, quy đấnh cũng như các nguyên tắc cơ bản điều
chỉnh hoạt động quốc tế với ý nghĩa là pháp luật quốc tế về thương mại toàn cầu
sẽ giúp Việt Nam chúng ta có cái nhìn tồn diện hơn, chuyên sâu hơn. Đặc biệt,
việc nghiên cứu kỹ góc độ pháp lý về WTO

sẽ giúp chúng ta có điều kiện "soi

xét" lại pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về thương mại nói riêng, từ đó
có cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm loại bỏ những bất cập của pháp luật về
thương mại của Việt Nam làm cho pháp luật thương mại Việt Nam từng bước
tương thích với những quy đấnh của WTO

Ì

m à văn không mất đi nét đặc biệt


riêng có của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật thương mại Việt Nam
nói riêng.
Những điều trình trên đây đã giải thích vì sao tác giả đã chọn vấn đề "Tổ
chức thương mại thê giới với mục tiêu thiệt lập cơ chế pháp lý ở quy mơ tồn
cầu cho lĩnh vực thương mại quốc tế và khả nâng tương thích của pháp luật
Việt Nam" làm đề tài NCKH cấp bộ của mình.
M ụ c đích đề tài
Trên cơ sở phân tích cơ chế pháp lý hiện hành và những nét đặc trưng
trong cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế của WTO, đề tài
nêu bật những bất cập của pháp luật thương mại Việt Nam, phân tích khả năng
thích ứng và đề xuất các kiến nghị, giải pháp cụ thớ nhằm từng bước tạo tính

tương thích của pháp luật thương mại Việt Nam với cơ chế pháp lý của WTO.
Nhiệm vụ cụ thớ
Để đạt được mục đích nêu trên, đê tài có nhiệm vụ:
- Trình bày một cách cơ đọng về sự ra đời, mục đích hoạt động, những
nguyên tắc cơ bản và cơ cấu tổ chức của WTO.
- Phân tích, một cách khái quát, những vấn đề về cơ chế nói chung và cơ
chế pháp lý của WTO nói riêng.
- Làm rõ những đặc điớm của cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động
thương mại quốc tế của WTO

nói chung và một sổ cơ chế pháp lý đặc

thù của WTO.
- Làm rõ những điớm bất cập của pháp luật thương mại Việt Nam khi gia
nhập WTO

và phân tích điều kiện khách quan, chủ quan của khả năng

thích ứng của pháp luật Việt Nam.
- Đ ề xuất những giải pháp có tính khả thi về việc sửa đổi, bổ sung pháp
luật thương mại theo hướng từng bước thích ứng với cơ chế pháp lý của
WTO.
Đ ố i tượng và phạm v i nghiên cứu:
Đ ố i tượng nghiên cứu của đề tài là những khía cạnh pháp lý liên quan đến
q trình hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng lập pháp, hệ thống pháp lý về vận
hành và hoạt động của WTO

và những quy định của pháp luật thương mại Việt

Nam.


2


Phạm v i nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích, một cách khái
quát, cơ chế pháp lý của WTO, thơng qua các khía cạnh pháp lý của WTO

về

chức năng lập pháp, cơ cấu tổ chức, cơ chế giải quyết tranh chấp và các hiệp định
của WTO. Đ ề tài khơng phân tích sâu những chế định cụ thể của WTO

m à chỉ

nghiên cứu các chế định đó một cách tổng quan, với ý nghĩa là cơ chế pháp lý cụ
thể của WTO về tống lĩnh vực.
Phương pháp nghiên cứu
Đ ề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lénin về duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử cùng các quan điểm của Đảng và nhà nước Việt
Nam về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và gia nhập WTO nói riêng.
Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, thống
kê, luận giải, quy nạp, phương pháp so sánh luật học được đặc biệt chú ý.
Bô cục của đề tài
Đ ề tài gồm lời nói đầu, kết luận, một số phụ lục và bản chỉ dẫn danh mục
tài liệu tham khảo. Nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương ì

: Tổ chức thương mại thế giới: Những

vấn đề chung.


Chương li

: Cơ chế pháp lý của

WTO.

Chương HI

: Khả năng tương thích của pháp luật thương mại Việt Nam.

3


Chương ĩ

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THÊ GIỚI: NHỮNG VÂN DÊ CHUNG
ì. Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA WTO
1. Q u á trình hình thành từ G A T T đến W T O
Sau gần 8 năm đàm phán, ngày 15/4/1994 tại Marrakesh, các Bộ trưởng
đại diện cho tất cả các bên ký Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - gọi
tắt là GATT 1947 - đã nhất trí ký kết vãn kiện cuối cùng với 500 trang văn bản và
26.000 trang danh mục, cam kết thừa nhận kết quả của vịng đàm phán Urugoay.
Đ ó là Hiệp định thành lập Tờ chức thương mại thế giới và Hiệp định đã chính
thức được ký kết. Tờ chức thương mại thế giới (sau đây viết tắt là WTO) bắt đầu
hoạt động từ 1/1/1995.
Tờ chức thương mại thế giới ra đời đã tạo ra một khuôn khờ pháp lý mang
tính tồn cầu và một cơ chế thi hành hiệu quả cho sự hợp tác giữa các nước trong
lĩnh vực liên quan đến hoạt động thương mại, vì sự ờn định và tăng trưởng chung.
Ý tưởng về một tờ chức thương mại tồn cầu đã có manh nha từ cách đây hơn

nửa thế kỷ, khi các nước nỗ lực không thành, để lập nên Tờ chức thương mại
quốc tế (ITO - viết tắt từ tiếng Anh - International Trade Organization). V à
WTO r a đời cũng không phải là kết quả đương nhiên một sớm một chiều. N ó là
sự kế thừa và phát triển, là kết tinh nỗ lực của các quốc gia trên thế giới trong
suốt hơn 50 năm, phấn đấu vì một nền thương mại quốc tế lành mạnh và sung
mãn hơn, làm động lực cho nền kinh tế ngày càng đi lên và thịnh vượng.
Bởi vậy, khi nói đến WTO khơng thể khơng nói đến GATT (the GeneralAgreement ôn Trade and Tariff) - Hiệp định chung về thuế quan và thương mại,
một hệ thống thương mại đa biên đã tồn tại từ hơn nửa thế kỷ, trước WTO và đã
góp phần tạo ra nền tảng pháp lý cho việc tự do hoa thương mại từng bước, sự
nghiệp m à WTO kế thừa và tiếp tục ở mức cao hơn. Tuy nhiên, WTO không đơn
thuần là sự mở rộng, cũng khơng hồn tồn thay thế GATT, m à nó kế thừa
GATT với những điểm khác biệt và tiên tiến hơn nhiều. Cho nên, để nghiên cứu
sự hình thành và phát triển của WTO, trước tiên phải tìm hiểu về GATT, dù chỉ là
những nét khái quát nhất.

4


1.1.Sự ra đời của GATT
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với nhiều tàn dư nặng nền để lại cho
nền kinh tế - thương mại của các nước trên thế giới. Đ ể khắc phục các hậu quả
này, các nước đã có sáng kiến về việc tạo ra cơ chế hợp tác đa phương, nhằm kết
hợp và phát huy tối đa nguồn lực, cũng như khả năng của các nước, trong nhỗng
vấn để địi hỏi phải có sự nỗ lực chung của các quốc gia. Ý tưởng ban đầu là các
nước muốn thành lập một tổ chức thương mại quốc tế (ITO) làm cột trụ thứ ba
trong hệ thống "Bretton Wood", cùng với hai tổ chức t i chính tiền tệ khác là
à
Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Hơn 50 nước tham dự
Hội nghị của Uy ban kinh t ế - x ã hội Liên hợp quốc vào tháng 6 năm 1946 đã đề
ra Dự thảo Hiến chương ITO bao trùm không chỉ các nguyên tắc thương mại m à

còn cả nhỗng lĩnh vực khác như lao động, thực tiễn hạn chế kinh doanh, đầu tư
quốc tế và dịch vụ.
Ngay trước khi Hiến chương này được phê chuẩn, 23 trong số 50 nước
trên, vào năm 1947, đã qu
yết định cùng đàm phán để cắt giảm hàng rào thu
ế
quan, nhằm nhanh chóng thúc đẩy tự do hoa mậu dịch và điều chỉnh lại nhỗng
biện pháp bảo hộ, được duy t ì từ đẩu nhỗng năm 1930.
r
Kết quả của vòng đàm phán đầu tiên này là 45.000 nhượng bộ về thu
ế
quan ảnh hưởng đến khối lượng thương mại trị giá 10 tỉ USD, tức là gần 1/5 tổng
thương mại trên toàn thế giới. Tổng hợp nhỗng quy định và cam kết đã thoa
thuận được biết đến dưới cái tên Hiệp định chung về thu qu và thương mại,
ế an
viết tắt là GATT. Hiệp định chung về thu qu và thương mại đã được ký vào
ế an
ngày 23/10/1947 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1948, trong khi Hiến
chương của ITO vẫn còn đang được các nước đàm phán. 23 nước đó đã trở thành
nhỗng thành viên sáng lập của GATT (chính thức được gọi là "các bên thoa
thuận tham gia" (contrachting parties).
Mặc dầu ITO cuối cùng được thông qua tại H ộ i nghị Liên hợp quốc về
thương mại và việc làm tại Havana tháng 3 năm 1948, Quốc hội một số nước, đặc
biệt là Quốc hội Mỹ đã không thông qua Hiến chương này. Và như vậy, trên thực
tế, tổ chức ITO đã khơng tồn tại. GATT, mặc dù chỉ mang tính tạm thời, đã trở
thành công cụ pháp lý duy nhất, mang tính đa biên, điều tiết thương mại thế giới
kể từ năm 1948 cho đến khi WTO được thành lập vào năm 1995.

5



• Đặc điểm nổi bật của G A T T :
GATT khơng phải là một tổ chức kinh tế có quy chế pháp lý hoạt động
chặt chẽ m à các nước phải chấp hành. N ó chỉ là một Hiệp định đa phương giữa
các quốc gia có nền kinh tế thị trường, với 38 điều, 9 phụ lục quy định các quy
tắc, thoa thuợn và cam kết nghĩa vụ cụ thể nhằm điểu chỉnh quan hệ thương mại
giữa các nước tham gia Hiệp định. Được ngày càng nhiều quốc gia công nhợn và
dựa vào làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách ngoại thương của mình, G A T T
đã tạo lợp ra những thông lệ cũng như tợp qn trong thương mại quốc tế. Ngồi
ra, GATT cịn là một cơ chế thương lượng để các nước, thông qua đàm phán, m à
mở rộng buôn bán, hướng tới một nền thương mại quốc tế tự do hơn. Cuối cùng,
đó là diễn đàn để các bên tham gia giải quyết những bất đồng, tranh chấp trong
thương mại song phương hoặc đa phương.
Trải qua 48 năm tổn tại, GATT đã tổ chức được 8 vòng đàm phán, vòng
sau thường kéo dài và có quy m ơ lớn hơn vịng trước. Nội dung chủ y xuy
ếu
ên
suốt các vòng đàm phán là vấn đề thuế, ở 6 vịng đầu (xem bảng Ì) thì giảm thuế
là nội dung đàm phán duy nhất. sở dĩ như vợy vì thuế là cơng cụ trực tiếp nhất để
các nhà nước tác động lên hoạt động trao đổi thương mại với bên ngoài, là rào
cản đáng kể nhất đối với tiến trình tự do hoa và ổn định mơi trường thương mại
quốc tế. Nội dung của các vịng đàm phán này, liên quan đến nỗ lực giảm thuế,
có thể tóm tắt qua bảng sau:
Bảngl : Các vịng đàm phán của G A T T

1947

Địa
điểm/Tên
Geneve


1949

Annecy

Năm

1950- Torquay
1951

SơQG
tham gia
23

Hạng mục
giảm th
45.000

32

5.000

• 38

8.700

6

Các kết quả khác
Ảnh hưởng đến 10 tỉ USD

hàng hoa buôn bán, bằng 1/5
giá trị thương mại thế giới.
Thuế suất giảm trung bình
35%, số hàng được giảm thuế
chiếm 5,6% giá trị hàng hoa
buôn bán của thế giới.
Thuế suất giảm trung bình
26%


Geneve

26

3.000

1960- Geneve
(vòng
1961
Dillon)

26

4.400

1964- Geneve
1967 (vòng
Kennedy)
1973- Geneve
1979 (vòng

Tokyo)

62

30.300

102

33.000

1956

1986- Geneve
1994 (vòng
Urugoay)

123

Thuế suất giảm trung bình
15%, ảnh hưởng tới 2,5 tỉ Ư S D
kim ngạch thương mại t h ế
giới.
Thuế suất giảm trung bình
2 0 % , ảnh hưởng tới 4,5 tỉ USD
kim ngạch thương mại thế
giới.
giảm trung binh 3 5 % , ảnh
hưởng tới 40 tỉ USD k i m ngạch
thương mai thế giới.
Thuế suất bình qn sản phẩm

chế biến giảm xuống cịn 4,7%
(so với mức 4 0 % k h i thành lập
GATT)
Các nước phát triển đưa số
hạng mục hàng hoa cam kết
giảm thuế từ 7 8 % lên 9 9 % ,
các nước đang phát triển: từ
2 1 % lên 7 3 %

Nguồn: Tài liệu của Ban thư kỷ WTO chuẩn bị cho chương trình đào tạo về WTO ở các nước
thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tháng 411997

Tại hai vịng sau này, do tình hình thương mại thế giới có nhiều thay đổi
nên một số lĩnh vực mới đưồc bổ sung và đưa vào chương trình nghị sự của các
cuộc đàm phán tại vòng Tokyo rồi tiếp đến là vòng Urugoay diễn ra trong bối
cảnh của các cuộc tổng khủng hoảng, khủng hoảng chu kỳ gắn liền hoặc liên tiếp
xen kẽ khủng hoảng cơ cấu, đưa nền kinh tế thế giới vào suy thối trầm trọng.
Trong tình hình khó khăn như vậy, xung đột thương mại giữa các trung tâm kinh
tế lớn trở nên gay gắt, rồi bùng nổ dưới hình thức các cuộc chiến tranh thương
mại, nhằm tranh giành những khoản lồi nhuận đang càng trở nên khan hiếm. Các
biện pháp cạnh tranh không lành mạnh và các hàng rào phi thuế đưồc dựng lên
để bảo hộ thị trường trong nước làm cho môi trường thương mại quốc tế xấu đi
trơng thấy. Tinh hình đó đạt ra cho các thành viên của GATT yêu cầu khách
quan là phải đưa những vấn đề mới này vào thương lưồng để tìm ra các biện pháp
dung hoa lồi ích cho nhau.
Bởi vậy, tại vòng đàm phán thứ bảy, vòng Tokyo, với nỗ lực đầu tiên nhằm
cải tổ hệ thống, các nước đã đưa ra một loạt các Hiệp định mới với "hệ thống quy

7



tắc" về hàng rào phi t
huế quan (xem bảng 2). Tuy nhiên, trong phần lớn trường
hợp chỉ mới có một số í các thành viên của GATT (chủ yếu là các nước công
t
nghiệp phát triển) tham gia vào các Hiệp định này. Do khơng được tồn bộ các
nước thành viên chấp nhận nên người ta thường gọi, một cách không chính thức,
những văn bởn bổ sung đó là những "hệ thống quy tắc". Cho đến vòng đàm phán
Urugoay, một số đã được điều chỉnh lại và trở thành các cam kết mang tính
"nhiều bên". Đ ó là các Hiệp định vẽ mua sắm chính phủ, về thịt bị, về sởn phẩm
sữa và về máy bay dân dụng.
Bởng 2: Các "hệ thống quy tác" của vòng Tokyo

- Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (diên giởi điều 6, 16 và
23 Hiệp định GATT).
- Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (đơi k h i cịn
được gọi là Hiệp định về t chuẩn).
iêu
- Các thủ tục cấp phép nhập khẩu.
- Mua sắm chính phủ
- Định giá hởi quan (diễn giởi điều 7 GATT).
hay cho quy định
- Chống phá giá (diễn giởi điều 6 GATT) t
tại vòng Kenedy.
- Thoa thuận về sởn phẩm thịt bò.
- Thoa thuận về các sởn phẩm sữa quốc t
ế.
- Thoa thuận về mua bán máy bay dân dụng.
Nguồn : Luật quốc tế, sách do khoa Luật, đại học Meìbourne soạn thảo 1999, chương 7, tr.7


Tiếp tục phát huy các thành tựu đó, vịng đàm phán cuối cùng trong khn
khổ Hiệp định GATT, vịng Urugoay, đã đem đến một bước tiến dài t
rong nỗ lực
của các nước, nhằm cởi tổ và mở rộng hệ thống điều chỉnh thương mại đa biên.
Phạm vi các vấn đề thuộc chương trình nghị sự lần này rất rộng lớn, bao trùm tới
15 lĩnh vực khác nhau của thương mại quốc tế (xem bảng 3). V à đặc biệt, chúng
mang tính cở gói, theo đó, các nước thoa thuận rằng, nếu việc đàm phán trong
một lĩnh vực nào đó bị thất bại, thì kết quở của tất cở các cuộc đàm phán khác
cũng sẽ bị huy bỏ. Điều này thể hiện quyết tâm của các nước là muốn đi đến

8


cùng trong việc thương lượng về những lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm như nông sản
và hàng vải sợi may mặc, dù biết trước là sẽ có khó khàn.
Với phạm vi chương trình nghị sự rộng lớn như vậy, việc nảy sinh rất
nhiều mâu thuẫn giữa các bên trong quá trình đàm phán là điều tất yếu. Đ ể dàn
xếp những bất đồng đó, đã mất tới gần 8 năm thương thảo. Trong thọi gian đó,
các nước đã phải lần lượt tháo gỡ những điểm khúc mắc nghiêm trọng nhất như
thương mại nông sản, thương mại dịch vụ, các quy tắc chống bán phá giá và việc
thành lập một tổ chức mới. Sau nhiều phen tưởng chừng lâm vào bế tắc hay ở bên
bọ của sự thất bại, cuối cùng thì vịng đàm phán có quy m ơ lớn nhất trong lịch sử
thương mại thế giới này cũng kết thúc thắng lợi, với 28 văn kiện pháp lý được ký
kết liên quan đến hầu hết các khía cạnh pháp lý của lĩnh vực thương mại, và đặc
biệt đã cho ra đọi WTO, kế tục sự nghiệp của GATT, đấu tranh cho một nền kinh
tế thế giới phát triển dựa trên nguyên tắc tự do hoa thương mại quốc tế.

Bảng 3: 15 chủ đề tại vòng đàm phán Urugoay

-


Thuế quan.
Hàng rào phi thuế quan.
Sản phẩm tài nguyên thiên nhiên.
Hàng dệt may.
Nông sản.
Sản phẩm nhiệt đới.
Các điều khoản của GATT.
Các "hệ thống quy định" của vòng đàm phán Tokyo.
Chống phá giá.
Trợ cấp.
Sở hữu trí tuệ.
Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại.
Giải quyết tranh chấp.
Thương mại dịch vụ.
Thể chế hoa hệ thống hợp tác thương mại toàn cầu.

Nguồn: Hướng dẫn doanh nghiệp về hệ thống thương mại thế giới. NXB Chính trị quốc gia
HN, 2001, tr.8

9


1.2.Sự thành lập WTO
Thành công của GATT trong việc thúc đẩy tự do hoa thương mại thế giới
thời kỳ này là không thể tranh cãi. Chỉ riêng việc cắt giảm thuế quan, theo thoa
thuận đạt được tại các vòng đàm phán, đã góp phần đưa tốc đỷ tăng trưởng của
thương mại tồn cầu lên mỷt mức kỷ lục: bình qn 8 % trong hai thập niên 50 và
60. Và tự do hoa mậu dịch đã giúp cho tốc đỷ tăng trưởng của thương mại luôn
luôn vượt tốc đỷ tăng trưởng kinh tế trong suốt thời kỳ GATT tồn tại - mỷt thước

đo về khả năng các nước có thể bn bán với nhau và được hưởng lợi từ thương
mại. Việc mỷt loạt các nước xin gia nhập tại vòng đàm phán Urugoay cho thấy,
hệ thống thương mại đa biên được công nhận như là mỷt tiền đề pháp lý cho sự
phát triển và là mỷt công cụ pháp lý quốc tế để thực hiện các cải cách về kinh tế
và thương mại.
Tuy nhiên, đến thập niên 80 thì Hiệp định chung khơng cịn đáp ứng được
những u cầu thực tế như thập niên 40 nữa, í nhất thì hệ thống thương mại thế
t
giới đã trở nên phức tạp và quan trọng hơn rất nhiều so với 40 năm trước. Nền
kinh tế thế giới đang trong q trình tồn cầu hoa, đầu tư quốc tế bù nổ,
ng
thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ - hai lĩnh vực khơng được GATT điều chỉnh
- đã trở thành lợi ích cơ bản của ngày càng nhiều nước. Đ ố i với mỷt số khía cạnh
khác, người ta cũng thấy GATT cịn nhiều bất cập. Ví dụ đối với lĩnh vực nơng
nghiệp, những l ỗ hổng trong hệ thống quy tắc và thoa thuận đã bị lợi dụng triệt
để và các nỗ lực nhằm tự do hoa thương mại hàng nông sản đã không thành công.
Trong lĩnh vực hàng dệt may chỉ đạt được mỷt thoa thuận duy nhất là Hiệp định
đa sợi (Tên tiếng Anh: Multi-Fibre Agreement, viết tắt là M F A ) tạm thời vẫn
nằm ngồi khn khổ của GATT. Bên cạnh đó, hệ thống giải quyết tranh chấp
hoạt đỷng kém hiệu quả do thủ tục chậm chạp và không có cơ chế pháp lý đảm
bảo cho việc thi hành các quyết định.
Như đã nêu ở ngay những dòng đầu tiên của Hiệp định thành lập, WTO sẽ
kế thừa tôn chỉ mục đích của GATT, đó là: "giải quyết quan hệ thương mại giữa
các nước với nhau nhằm mục đích nâng cao mức sống, đảm bảo việc làm, thúc
đẩy tăng thu nhập thực tế và nhu cầu thực sự của người dân; mở rịng sản xuất
và trao đổi hàng hoa', dịch vụ; tận dụng được các nguồn tài nguyên của thế giới
sao cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng bên vững và cuối cùng là bảo vệ môi
trường đi đôi với phát triển kinh tể\ Hơn thế nữa, W T O đưa vào phương hướng
10



hành động của mình những điểm rất tiến bộ m à trước đây GATT chưa chính thức
tun bố, đó là "nỗ lực để đảm bảo rằng các quốc gia đang phát triển, đặc biệt
là các quốc gia kém phát triển nhất duy trì được tỷ phần tăng trưởng trong
thương mại quốc tế tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế c
a các quốc gia
đó" . Đây là những thành tựu đặc biệt có ý nghĩa, là kế quả của cuộc đấu tranh
t
1

lâu dài của các quốc gia nhỏ và yế thuộc thế giới thứ ba trong việc xây dựng
u
từng bước một "trật tự kinh tế thế giới mới" dân chủ và công bằng hơn, đảm bảo
quyền lợi hơn cho những nước đang phát triển.
U.Sựkhác

nhau giữa GATT và WTO

Từ GATT đến WTO là một bước tiến dài của xu hướng quốc tế hoa, toàn
cổu hoa nền thương mại thếgiới, do đó WTO khơng phải là sự thay thế giản đơn
của GATT m à là sự kếthừa và hoàn thiện ở một trình độ cao hơn, có sự biế đổi
n
về chất. Sự khác biệt giữa hai hệ thống này có thể tóm tắt ở những điểm sau:
Thứ nhất, GATT mang tính chất lâm thời, bởi nó chưa bao giờ được Quốc
hội các nước phê chuẩn và bản thân khơng có quy định nào về việc thành lập
một tổ chức, ngược lại, GATT chỉ là tập hợp các nguyên tắc được thực hiện bởi
các bên ký kết, hoặc có thể được sửa đổi để hoạt động như một tổ chức nếu tổ
chức đó ra đời. Trong khi đó, WTO và các hiệp định của nó mang tính thường
trực lâu dài. V ớ i tư cách là một tổ chức quốc tế, WTO có nền tảng pháp lý vững
chắc bởi vì, muốn gia nhập WTO, các nước thành viên đã phải thông qua cả gói

các hiệp định, hàm chứa các nguyên tắc vừa có tính chất thể chế, vừa có tính cụ
thể tạo thành một cơ chếpháp lý đặc thù của WTO và chính các cơ chếpháp lý
này đã quy định phương thức vận hành, hoạt động và phát triển của tổ chức này.
Thứ hai, WTO là một tổ chức chặt chẽ có các nước thành viên, cịn GATT
chỉ có các bên thoa thuận tham gia (contrachting parties). WTO có tư cách pháp
nhân. Điều này có nghĩa là WTO có các quyền, nghĩa vụ và năng lực pháp lý đổy
đủ khi tham gia vào các mối quan hệ pháp luật thương mại quốc tế.
Thứ ba, GATT chỉ giải quyết các vấn đề của thương mại hàng hoa còn
lĩnh vực thuộc diện điều chỉnh của WTO rộng hơn rất nhiều, bao gồm cả thương
mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, thương mại trong đổu tư v.v...

1

Nguồn: Hiệp định Marrakesh thành lập WTO, Bộ Thương mại, N X B Thống kê H N 2000 tr.5

li


Thứ tư, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, về mặt pháp lý, mang tính
chặt chẽ, tự động và nhanh hơn so với cơ chế của GATT, do vậy m à giảm nguy
cơ bế tắc so với hệ thống của GATT. Các phán quyết của WTO cũng có giá trị
hiệu lực cao hơn và việc thi hành được bảo đảm hơn.
Tóm lại, sự khác nhau cơ bản giữa GATT và WTO chính là tính hồn thiện
của hệ thống pháp lý. GATT mang tính chất là những hợp đồng tự nguyên giữa
các quốc gia còn WTO là thiết chế pháp lý của hệ thống thương mại thế giới với
mằc tiêu là thiết lập cơ chế pháp lý, ở quy m ô toàn cầu, cho lĩnh vực thương mại
quốc tế.

2. Hoạt động của WTO
2.1. Mục tiêu của WTO

- Tự do hoa thương mại hàng hoa và dịch vằ thông qua đàm phán nhằm cắt
giảm thuế quan, loại bỏ các hạn chế số lượng, quy chế hoa các trở ngại phi
thuế quan, tiến tới một thị trường thương mại thế giới tự do hơn.
- Không phân biệt đối xử giữa các nước, tuy nhiên vẫn tạo điều kiện để phát
triển kinh tế bằng cách chấp nhận một cách mềm dẻo các thoa thuận riêng
và ngoại lệ.
- Thiết lập và củng cố môi trường để thương mại quốc tế phát triển. Mơi
trường đó phải được đảm bảo tính trong suốt và tiên liệu được.
- Khuyến khích sự hội nhập của các nước đang và chậm phát triển vào nền
kinh tế thế giới.
- Giải quyết tranh chấp nhanh gọn, hợp lý, hiệu quả.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của WTO
Là một trong những tổ chức kinh tế mang tính tồn cầu, với phạm v i hoạt
động rất rộng, WTO đảm nhận một nhiệm vằ chuyên mơn khá phức tạp. Đ ó là
từng bước xây dựng một môi trường thương mại thế giới tự do và lành mạnh, tạo
điều kiện tối đa cho các hoạt động thương mại phát triển, đóng góp vào sự tăng
trưởng và thịnh vượng chung của kinh tế toàn cầu. Đồng thời, phối hợp cùng
những tổ chức quốc tế khác thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình tự do hoa và hội
nhập toàn diện của nền kinh tế thế giới. Đ ể thực hiện nhiệm vằ này, WTO có 6
chức năng cơ bản sau đây:
-

Tổ chức các cuộc đàm phán mậu dịch đa biên m à nội dung của nó rất đa

dạng, đề cập tới nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt động thương mại. Thông qua

12


các cuộc đàm phán như vậy, việc tự do hoa thương mại của các nước trên thế giới

sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
- Xây dựng mới, sửa đổi các nguyên tắc, quy tắc pháp lý quốc tế về thương
mại. Đảm bảo cơ chế pháp lý để các nước thành viên thực hiện những quy tắc đó.
Các quy tắc và quyết định của WTO

có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các thành

viên và có khả năng làm cho mọi thành viên có nghĩa vụ phải thực hiện. Đây
chính là đằc trưng nổi bật của WTO

so với GATT và cũng là một điểm ưu việt

của WTO với ý nghĩa là Tổ chức thương mại thế giới nhằm mục tiêu thiết lập cơ
chế pháp lý ở quy m ơ tồn cầu trong lĩnh vực thương mại. Bất cứ nước thành viên
nào, một khi đã thừa nhận "Hiệp định WTO" và cả những Hiệp định phụ khác thì
nước đó, cần phải điều chỉnh hay chuyển đổi các quy định pháp luật của mình
sao cho phù hợp với quy định của WTO. Điều này đã được ghi rõ trong điều 16
của "Hiệp định WTO"và các nước phải tuân thủ khi gia nhập.
-

Giải quyết các tranh chấp về thương mại quốc tế.
Mằc dù hệ thống giải quyết các tranh chấp của WTO

đơn giản nhưng tính

hiệu lực lại rất cao, giống như một toa án. Bất cứ thành viên nào khi thấy lợi ích
của mình bị xâm hại trong hoạt động kinh tế trên một thị trường nào đó, vì có
ri
thành viên khác đang thực hiện chính sách t á với quy tắc của WTO, thì có
quyền khởi kiện lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO và yêu cầu nước kia

không được tiếp tục thực hiện các hành vi xâm hại đến lợi ích của mình. Bất cứ
thành viên nào cũng phải chấp nhận, khi bị khởi kiện lên cơ quan giải quyết tranh
chấp của WTO, vì đây là nghĩa vụ của mọi thành viên. Trước đây, WTO

chỉ có

Uy ban cấp dưới (Panel) xét xử những vụ án được khởi tố, nhưng nay WTO



thêm Uy ban cấp trên (Applate Boday). Cho nén trong trường hợp các bên khơng
bằng lịng với phán quyết của Panel về mật pháp lý thì có thể khiếu nại lên
Applate Body để xét xử lại. Hơn nữa, hệ thống tổ chức của cơ quan giải quyết
tranh chấp thương mại này cũng đã được cải tiến, do vậy m à q trình xét xử
nhanh chóng và có hệ thống hơn.
- Đánh giá định kỳ về chính sách thương mại của các nước nhằm thúc
đẩy phát triển kinh tế thị trường.
Đ ể nền kinh tế thị trường hoạt động và nâng cao tính hiệu quả trong hoạt
động WTO

xúc tiến việc giảm nhẹ cơ chế quản lý. Bên cạnh đó, nó cịn duy t ì
r

việc giám sát chính sách thương mại của các quốc gia thành viên để đảm bảo tính
13


minh bạch, chắc chắn và khả năng tiên liệu được, tạo thuận lợi tối đa cho vận
hành của các quy luật thị trường. Phần lớn các nước theo cơ chế quản lý kinh tế
kế hoạch hoa tập trung hiện nay đang chuyển sang nền kinh tế thị trường và đang

làm thủ tục gia nhập WTO. Qua những cuộc đàm phán cần thiết để gia nhập
WTO, các nước này có thể tìm hiểu về hệ thống kinh tế thị trường, đỏng thời họ
cũng phải sắp xếp lại những chế độ và quy tắc điều hành quản lý nó một cách tốt
hơn.
-

Giám sát việc thực hiện các Hiệp định đa phương và đa biên của WTO.

- Phối hợp cùng các tổ chức quốc tế khác trong việc tham gia hoạch định
những chính sách kinh tế toàn cầu.
Chức năng này sẽ ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng, khi m à sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia đang không ngừng tăng lên, các
mối quan hệ trở nên đan xen phức tạp và do vậy vượt ra ngoài tầm kiểm soát của
những thể chế riêng lẻ.
li. NHỮNG NGUYÊN TẮC cơ BẢN CỦA WTO
WTO

hoạt động và vận hành theo 6 nguyên tắc cơ bản sau đây:

1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất WTO

kế thừa từ GATT. Nguyên tắc

này sử dụng 2 công cụ pháp lý song song để điều chỉnh mối quan hệ thương mại
giữa các thành viên: Chế độ Đãi ngộ tối huệ quốc (Most Favoured Nation MEN) và chế độ Đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT)
Nguyên tắc Đãi ngộ tối huệ quốc quy định thương mại thế giới phải
được tiến hành trên cơ s
không phân biệt đối xử giữa các quốc gia. Có nghĩa
là, nếu là một nước thành viên đã, đang và sẽ dành những ưu đãi hay không áp

dụng các hạn chế thương mại với hàng hoa, dịch vụ, đối tượng sở hữu t í tuệ và
r
người cung cấp dịch vụ đến từ một nước thành viên khác thì cũng phải áp dụng
vơ điều kiện các ưu đãi hoặc khơng áp dụng những hạn chế đó cho bất kỳ một
nước thứ ba nào.
Ví dụ: Nếu nước A đỏng ý cắt giảm thuế quan của mặt hàng chè nhập
khẩu từ nước B từ 10% xuống 5 % thì WTO

sẽ áp dụng mức thuế quan mới này

đối với chè nhập khẩu từ bất kỳ một thành viên nào khác của WTO.

14


Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia yêu cầu các thành viên không được phân
biệt đối xử giữa hàng hoa nhập khẩu và hàng nội địa, không phân biệt đối xử
với dịch vụ và đối tượng sở hữu trí tuệ do thương nhân trong nước và thương
nhân nước ngoài cung cấp. Tuy nhiên, các quy định này không áp dụng cho
việc mua bán của chính phủ nhằm mục đích tiêu dùng.
Ví dụ: Nước A đặt mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho mặt hàng thép là 3 0 % thì
cả thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu đang được tiêu dùng trên thị
trường nước A cũng phải chịu chung mức thuế này.
Việc không phân biệt đối xử thể hiện trong các mọt sau:


Đ ố i với hàng hoa

* Trong lĩnh vực thuế quan: sản phẩm của bất kỳ mổt nước thành viên nào
của WTO, khi nhập vào mổt nước khác, sẽ không phải chịu thuế cao hơn thuế

suất đã quy định. Các nước không được điều chỉnh phương pháp xác định trị giá
tính thuế cách thức thu thuế hay chuyển đổi đồng tiền dẫn đến kết quả là làm
giảm, mất tác dụng của nguyên tắc này.
* Trong việc tiếp cận nguồn thông tin : Tất cả các doanh nghiệp, dù là
doanh nghiệp của nước chủ nhà hay của bất kỳ mổt nước thành viên nào khác,
đều có những cơ hổi như nhau trong việc tiếp cận nguồn thông tin.
* Trong mọi nghĩa vụ liên quan đến xuất nhập khẩu (như luật lệ liên quan
đến việc chào bán, phân phối sản phẩm, xuất xứ, vận tải quá cảnh...) các doanh
nghiệp phải được đối xử như nhau không phân biệt doanh nghiệp đó là doanh
nghiệp của nước nào.
* Các biện pháp quản lý hạn ngạch: Không nước nào được duy t ì sự đổc
r
quyền trong nhập khẩu bất kỳ hàng hoa nào trong danh mục nhân nhượng (là
danh mục các hàng hoa m à các nước cam kết sẽ mở cửa thị trường, tiến hành tự
do hoa thương mại). Không nước nào được phân bổ quota nhập khẩu trên cơ sở
ưu đãi cho mổt hay mổt số nước này hơn so với các nước khác.
WTO

cũng không bỏ qua những quy định bề ngồi, dường như khơng thể

thực hiện sự phân biệt đối xử giữa hàng nổi địa và hàng nhập khẩu, nhưng không
thực chất được đặt ra để thực hiện mục tiêu này.
Ví dụ: Anh là nước sản xuất nhiều thịt bị và nhập khẩu thịt lợn. Anh tuy
khơng áp dụng mức thuế khác nhau đối với các sản phẩm thịt nhập khẩu và sản
phẩm thịt nổi địa nhưng lại để mức bán hàng với thịt lem cao hơn thịt bò. Chúng

15


là những mặt hàng có thể thay thế cho nhau nên dẫn đến nhập khẩu bị giảm bớt

và tiêu thụ hàng trong nước tăng. WTO

đã đưa ra chế tài đối với Anh vì theo

WTO, thực chất đây là một hình thức phân biệt đối xạ.


Đ ố i với dịch vụ

* về quyền sở hữu: Các thương nhân bình đẳng về quyền sở hữu trước
pháp luật, thương nhân nước ngài không bị giới hạn % cổ phần tối đa được nắm
giữ hoặc số vốn tối đa được phép đầu tư trong liên doanh.
* Các biện pháp cấm hoặc hạn chế thành lập một số hình thức đại diện
thương mại bằng cách yêu cầu việc cung cấp những dịch vụ đó phải đi đối với
việc thành lập liên doanh; các hạn chế về tổng số, tổng lượng, lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ phải được tiến hành như nhau với thương nhân của các nước khác
nhau.
* Về sở hữu trí tuệ: Do tính chất đa dạng, phức tạp của các đối tượng sở
hữu trí tuệ nên các nước, dù muốn hay khơng, cũng khơng thể có những ưu đãi
hay hạn chế chung cho tất cả các sản phẩm thuộc Quyền sở hữu trí tuệ như đối
với hàng hoa. Bởi vậy, WTO không liệt kê những lĩnh vực thuộc Quyền sở hữu trí
tuệ cần tuân thủ nguyên tắc MEN và NT m à chỉ yêu cầu các nước đảm bảo rằng
chỉ một luật lệ duy nhất đang hiện hữu là sẽ được áp dụng trong từng hoạt động
thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Nguyên tắc Tối huệ quốc là nguyên tắc quan trọng và cơ bản nhất của
WTO

vì nó mở đường cho tự do hoa thương mại, khai thông thị trường thế giới,

do đó, tối đa hoa được lợi ích của sản xuất ở quy m ơ lớn. Đồng thời, nó cũng

tăng cường tính hiệu quả của nền kinh tế thế giới, vì khi mọi hàng hoa dịch vụ
đều được đối xạ như nhau thì chỉ có những ưu thế về giá cả, chất lượng mới đưa
được hàng hoa đến với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp ở các nước và bản
thân các nước phải xem xét một cách cẩn thận những lợi thế so sánh của mình
khi sản xuất.
Mặc dù vậy WTO

cũng cho phép các thành viên được áp dụng ngoại lệ khi

cần thiết. Thường là những ngoại lệ này được áp dụng đối với những nước thuộc
các khu vực mậu dịch tự do (như EU, ASEAN, NAFTA) hoặc trong một khu vực
liên minh quan thuế (là khu vực trong đó hai hay nhiều lãnh thổ quan thuế được
thay thế bằng một lãnh thổ quan thuế mà kết quả là những hạn chế về thuế quan

16


và các quy tắc có tính hạn chế điếu chỉnh thương mại giữa các nước đó được triệt
tiêu về cơ bản).
Ví dụ: Pháp phải chấp nhận rằng hàng hoa của mình khi nhập khẩu vào thị
trường Thái Lan sẽ phải chịu thuế cao hơn hàng hoa của Indonesia (cùng với
Thái Lan là thành viên ASEAN) vì điều đó hồn tồn phù hợp với tinh thần của
WTO.
Hoặc, các nước đã tham gia Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ, theo đó
cam kết thửc hiện các nghĩa vụ của TRIPS trên nguyên tắc không phân biệt đối
xử, cũng không bị bắt buộc phải mở cửa thị trường cho các nước chưa tham gia.
Tuy nhiên, danh mục các miễn trừ M F N và NT chỉ được nêu ra một lần và
không được bổ sung thêm. Chúng phải được xem xét lại sau 5 năm và áp dụng
không kéo dài quá 10 năm.
2. Nguyên tắc tử do hoa thương mại

Tất cả các nước, kể cả nước nghèo nhất, đều có lợi khi tham gia vào
thương mại quốc tế vì mỗi nước đều có lợi thế so sánh tương đối trong việc sản
xuất hiệu quả một số mặt hàng, dịch vụ phục vụ cho những phân đoạn thị trường
nhất định. Ví dụ: nhờ vào điều kiện tử nhiên đất đai phù hợp, Cuba sản xuất
đường rẻ và hiệu quả hơn nhiều lần so với Nhật Bản. Ngược lại, với ưu thế về
công nghệ, Nhật Bản có lợi thế trong sản xuất ơtơ. Như vậy, tốt hơn cả là Nhật
Bản xuất khẩu ôtô và nhập khẩu đường từ Cuba.
Đ ó chính là thuyết lợi thế so sánh do nhà kinh tế học Keynes tìm ra từ thế
kỷ 19 - nền tảng cơ bản của kinh tế học hiện đại. WTO

phát triển tư tưởng này

lên, khơng chỉ khuyến khích tham gia m à cịn tìm cách tối đa hoa hiệu quả của
việc tham gia này thông qua tử do hoa thương mại. Trước hết, cần khẳng định
chủ trương trên của WTO là đúng. Như trên đã nói, các hàng rào hiện nay đã làm
chậm bước tiến của nền kinh tế thế giới, bởi vì nó làm cho thị trường thế giới bị
chia nhỏ, khiến cho lợi thế của việc sản xuất hàng loạt không phát huy được tác
dụng. Thửc tế còn cho thấy, một khi được nâng đỡ, che chắn bởi các biện pháp
bảo hộ, các nhà sản xuất trong nước thường mất đi động cơ để cải tiến hợp lý
hoa hệ thống sản xuất. Điều này không chỉ gày tổn hại cho quyền lợi của người
tiêu dùng m à cịn có nghĩa là các nguồn lửc đang bị sử dụng lãng phí và kém
hiệu quả. Đ ó là thửc tế khơng chỉ của một nước m à của cả thế giới nếu không
tiến hành tử do hoa thương mại. Do đó, việc gia nhập vào nén kinh tế thế giới

ỊT
Ị7

M

ư


VIẼ

N

hst;nv.j BAI HOI:
ỊNíiOA! T -,J0NG

ịproổOS?
200

4




đổng nghĩa với việc tạo môi trường thương mại thông thống ngay ở mỗi nước
thơng qua việc xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại
nước mình.
Cụ thể, chính phủ các nước cần xoa bỏ các biện pháp phi thuế quan như
cặm nhập khẩu, các chính sách ngoại hối hỗ trợ xuặt khẩu, ngăn chặn tệ quan
liêu, nhặt là cơ chế quản lý xuặt nhập khẩu bằng hạn ngạch. Cơ chế hạn ngạch
cần được lưu tâm hơn cả, vì nó tạo ra một hiện tượng là cố định số lượng hàng
nhập khẩu trong nước trong kế hoạch của chính phủ trung ương, khiến thị trường
nội địa bị cách ly với thị trường thế giới. Đó là chưa kể đến việc cơ chế này sẽ
bảo đảm nguồn lợi lớn cho những người nắm trong tay quota và do đó dễ làm
phát sinh các vụ hối lộ chính trị.
Nhận thức được điều đó, cho tới nay các nước đã nhặt trí dùng thuế quan
làm cơng cụ để bảo hộ thị trường trong nước. Trước mắt, mức thuế trần không
được cao hơn mức thuế hiện tại và v nguyên tắc là phải được giảm liên tục (thực


tế các nước có thể đàm phán lại mức thuế áp dụng nhưng phải có sự đền bù hợp
lý cho các đối tác (điều 28 - GATT 1994). Các nước cũng cam kết mở rộng danh
mục ràng buộc thuế, làm tăng đáng kể lượng hàng hoa được quản lý chỉ bằng
biện pháp thuế quan, đưa ra lịch trình cắt giảm biểu thuế v tiến tới xoa bỏ hồn
à
tồn. Cùng với nó, các biện pháp phi thuế quan cũng phải được quản lý chặt chẽ
và tiến tới xoa bỏ hồn tồn. Ví dụ: vận tải quá cảnh chỉ bị yêu cầu dừng lại ở hải
quan một nước trong trường hợp không tuân thủ những nguyên tắc hải quan
thông thường. Hoặc, các quy định v xuặt xứ của hàng hoa phải không được gây

tổn hại lớn tới sản xuặt hoặc làm tăng chi phí khơng cần thiết. Các nước không
được áp dụng những khoản phạt đáng kể với những v i phạm nhỏ v quy tắc hải

quan. Các nước cũng khơng được phép duy trì bặt cứ sự kiềm chế tự nguyện nào
hoặc sử dụng các biện pháp tương tự để dàn xếp thị trường.
3. Nguyên tắc cạnh tranh
Mục tiêu tự do hoa thương mại của WTO

gắn liền với việc đảm bảo cạnh

tranh công bằng, bởi vì, bặt cứ một hàng rào thương mại nào cũng đem lại những
ưu đãi đặc biệt cho một nhóm nhỏ thương nhân, làm cho môi trường kinh doanh
trở nên méo mó, mặt tính trong suốt. Dễ thặy là các quy tắc không phân biệt đối
xử được đưa ra để đảm bảo cho hoạt động thương mại được tiến hành trên cơ sở
bình đẳng. Cũng với mục đích đó, những nguyên tắc v chống bán phá giá trợ

18



cấp ra đời. Các nước thường áp dụng trợ cấp với những mục tiêu khác nhau. Và
những lời biện giải ln được đưa ra. Ví dụ, khi thực hiện các biện pháp hạn chế
tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước thông quan nâng giá giao tại nông trại hay
trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp, các chính phủ thường cố gểng
chứng minh rằng những biện pháp đó là để đảm bảo thoa mãn nhu cầu trong
nước, che chển cho nông dân trước những biến động thời tiết hay giá cả trên thị
trường thế giới. Nhưng dù vì bất cứ lý do gì thì việc trợ cấp cũng ngăn cản hoạt
động của bàn tay vơ hình trên thị trường, làm cho hoạt động thương mại kém
hiệu quả, m à kết cục thường thấy là các cuộc chiến tranh trợ cấp hoặc những
hành động trả đũa dây chuyền gây tổn hại không nhỏ cho các bên, khiến người
tiêu dùng mất đi lợi thế đáng có do cạnh tranh đem lại là sự lựa chọn đa dạng và
giá cả rẻ. Trong thực tế, khi một nước, hay một công ty được sự tài trợ của nhà
nước, có thể bán hàng của mình dưới giá thị trường nhằm chiếm thêm thị phần.
Hành động này đe doa hoạt động của những doanh nghiệp khác, thậm chí có thể
đẩy họ đến chỗ phá sản. Và nếu cơng ty này có thể chiếm được vị trí độc quyền
đủ để áp đặt mức giá cao đối với hàng hoa thì thiệt hại là khơng thể tính được.
Chính vì vậy, phần lớn trợ cấp khơng được WTO

hoan nghênh. WTO

đã chia trợ

cấp thành 3 loại:
* Trợ cấp bị cấm : Gồm trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội địa thay
thế hàng nhập khẩu và trợ cấp xuất khẩu (gồm trợ cấp trực tiếp, trợ cấp cho nhập
khẩu nguyên vật liệu dịch vụ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, cấp tín dụng ưu
đãi).
* Trợ cấp có thể bị trả đũa: Là những trợ cấp gây tổn hại thực có hoặc có
thể có hoặc làm mất đi những lợi ích của ngành sản xuất của nước nhập khẩu.
* Trợ cấp được chấp nhận: Là trợ cấp vì mục tiêu nghiên cứu, kiểm sốt

bệnh tật, hỗ trợ thay đổi cơ cấu nơng nghiệp.
Ví dụ: trợ cấp của chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên
quy m ô và số lao động của họ.
Với hai loại trợ cấp đầu, theo quy định của WTO, nếu đang được áp dụng
thì sẽ phải rút lại. Nếu khơng, nước có quyền lợi bị phương hại có thể đưa vụ
việc ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO

hoặc đánh thuế đối kháng.

Đ ể hạn chế việc lạm dụng biện pháp này, trước khi hành động, các nước phải
chứng minh được mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa hàng nhập khẩu có trợ cấp
19


và những thiệt hại m à ngành công nghiệp trong nước sản xuất mặt hàng đó đang
gánh chịu. Tất cả các loại thuế bù trừ sẽ kết thúc trong vòng 5 năm sau khi áp
dụng, trừ phi các nhà chức trách của quốc gia đó đưa ra được những lập luận có
cơ sở rộng việc kết thúc này sẽ dẫn đến tái diễn trợ cấp và thiệt hại.
Một hoạt động nữa cũng làm cho cạnh tranh trên thị trường mất tính trong
suốt là việc bán phá giá hàng hoa. Hàng hoa bị coi là phá giá khi giá hàng hoa
thấp hơn giá hàng tương tự trên thị trường nước nhập khẩu. Nếu khơng có giá nội
địa thì lấy một trong hai mức giá sau để so sánh:
- Mức giá cao nhất của sản phẩm tương tự được xuất khẩu tới một nước thứ
ba.
- Giá sản xuất tại nước xuất khẩu cộng chi phí bán hàng và lãi.
Tuy nhiên, WTO

cho rộng việc bán phá giá chưa đủ là cơ sở áp dụng các

biện pháp trừng phạt. Điều quan trọng là việc bán phá giá đó có gây phương hại

tới nền sản xuất của nước nhập khẩu hay khơng. Nếu có, các bên được phép đánh
một khoản thuế, gọi là thuế chống bán phá giá, nhộm triệt tiêu lợi nhuận có được
từ việc làm này nhưng giá trị không được cao hơn biên độ phá giá của sản phẩm
đó. Tuy nhiên, chống bán phá giá chỉ áp dụng khi biên độ phá giá lớn hơn 2 % giá
hàng xuất khẩu và khối lượng hàng hoa bị bán phá giá lớn hơn 3 % tổng lượng
hàng hoa xuất nhập khẩu. Việc kiểm tra tác động của hàng hoa nhập khẩu bị bán
phá giá đối với ngành công nghiệp bị thiệt hại phải bao gồm việc đánh giá tất cả
các chỉ số kinh tế thích hợp có liên quan.
Đ ố i với sở hữu trí tuệ, WTO đưa ra nguyên tắc nhộm hạn chế các hợp đồng
lixăng có tính cạnh tranh khơng lành mạnh. Những người chủ sở hữu các bản
quyền, bộng sáng chế, quyền sở hữu t í tuệ có thể lại cấp thêm giấy phép, cho
r
phép cá nhân khác sao chép lại nhãn hiệu hàng hoa đã được bảo hộ, từ đó dẫn
đến việc hạn chế sự cạnh tranh. Trong trường hợp này chính phủ được quyền
hành động để ngăn cản các hợp đổng chuyển giao giấy phép đó.
4. Ngun tắc cơng nhận đa biên về tiêu chuẩn chất lượng
Các nước thường đòi hỏi hàng nhập khẩu phải đáp ứng yêu cẩu về một số
tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn cho sức khoe con người, vật nuôi, cây trồng, bảo
vệ môi trường và đảm bảo các lợi ích của người tiêu dùng. Do vậy, các doanh
nghiệp phải có những giấy phép, giấy chứng nhận cần thiết của nước nhập khẩu
đối với sản phẩm của mình. Và muốn có được giấy phép, nói chung họ phải có sự
20


×