Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

bảo hiểm nhóm và thực tiễn kinh doanh sản phẩm bảo hiểm nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.48 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………….

2

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………….....

2

I. Khái quát về Bảo hiểm.…………………………………………

2

1. Định nghĩa về Bảo hiểm…………………………………

2

2. Bản chất của Bảo hiểm………………………………….

3

II. Khái quát về bảo hiểm nhóm…………………………………

4

1. Bảo hiểm nhóm.....………………………………………

4

2. Bảo hiểm nhân thọ………………………………………



4

3. Sản phẩm bảo hiểm nhóm………………………………

5

III. Những đặc điểm của sản phẩm Bảo hiểm nhóm……………

6

IV. Quá trình xét nhận Bảo hiểm nhóm…………………………

7

V. Lợi ích của Bảo hiểm nhóm……………………………………

8

VI. Thực tiễn kinh doanh Bảo hiểm nhóm hiện nay……………

9

1. Tình hình phát triển Bảo hiểm nhóm hiện nay………

9

2. Một số sản phẩm bảo hiểm nhóm của các công ty bảo
hiểm tại Việt Nam và triển vọng phát triển………………. 11
C. KẾT LUẬN…………………………………………………….


A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1

13


Nếu như trước đây bảo hiểm còn khá xa lạ với đa số người dân thì giờ
đây các loại nghiệp vụ bảo hiểm đang phát triển khá tốt tại Việt Nam. Mặc dù
hiện tại tỷ lệ người tham gia bảo hiểm chưa tương xứng với tiềm năng thực tế
xong đây cũng là điều tất yếu ảnh hưởng bởi truyền thống văn hóa từ xa xưa
của Việt Nam.
Nói đến các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm chúng ta thường biết nhiều
đến những sản phẩm bảo hiểm dành cho cá nhân là chủ yếu, trong khi đó ít
người biết đến sản phẩm bảo hiểm dành cho một nhóm khách hàng. Loại sản
phẩm này còn được gọi là Bảo hiểm nhóm. Trong vài năm trở lại đây thì các
công ty kinh doanh bảo hiểm đã bắt đầu nghĩ đến việc kinh doanh loại hình
sản phẩm bảo hiểm nhóm này và hiện tại thì cũng đã có nhiều sản phẩm được
tung ra thị trường. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về Bảo hiểm nhóm
và thực tiễn kinh doanh sản phẩm bảo hiểm nhóm, một sản phẩm bảo hiểm
không xa lạ gì ở nước ngoài nhưng tại Việt Nam thì mới chỉ được đưa ra
chính thức vài năm trở lại đây.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Có thể nói là vấn đề sản phẩm bảo hiểm nhóm hiện tại vẫn đang gây
được sự chú ý của nhiều người. Bởi vì ở nước ngoài sản phẩm này khá phát
triển trong khi đó tại Việt Nam thì mới chỉ được tung ra thời gian gần đây.
Đây cũng là loại sản phẩm bảo hiểm có nhiều điểm khác biệt so với những
loại sản phẩm khác dành cho cá nhân. Trên thực tế thì cũng có ít tài liệu nói
về bảo hiểm nhóm chủ yếu là các thông tin trên các trang web của các công ty
bảo hiểm, do đó cũng ít nhiều không thực sự đầy đủ. Điều này ảnh hưởng khá

lớn đến việc nghiên cứu đề tài. Trước hết chúng ta xem xét một số vấn đề
chung về bảo hiểm.
I. Khái quát về Bảo hiểm.
1. Định nghĩa về Bảo hiểm.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm. Theo Dennis Kessler,
"bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít." Còn theo
2


Monique Gaullier, "bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được
bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong
muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro
sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là
người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và
đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê."
Tập đoàn bảo hiểm AIG (Mỹ) định nghĩa: “Bảo hiểm là một cơ chế,
theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển
nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người
được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt
hại giữa tất cả những người được bảo hiểm”.
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (ban hành ngày
09/12/2000) thì “kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo
hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi
ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm
để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi
thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm."
Như vậy, để có một khái niệm chung nhất về bảo hiểm, chúng ta có thể
đưa ra định nghĩa: “Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo
hiểm với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo
hiểm do một rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm

đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí
bảo hiểm”.
2. Bản chất của Bảo hiểm.
Bằng sự đóng góp của số đông người vào một quĩ chung, khi có rủi ro,
quĩ sẽ có đủ khả năng trang trải và bù đắp cho những tổn thất của số ít. Mỗi cá
nhân hay đơn vị chỉ cần đóng góp một khoản tiền trích từ thu nhập cho các
công ty bảo hiểm. Khi tham gia một nghiệp vụ bảo hiểm nào đó, nếu gặp tổn
thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra, người được bảo hiểm sẽ được bồi
3


thường. Khoản tiền bồi thường này được lấy từ số phí mà tất cả những người
tham gia bảo hiểm đã nộp. Tất nhiên, chỉ có một số người tham gia bảo hiểm
gặp tổn thất, còn những người không gặp tổn thất sẽ mất không số phí bảo
hiểm. Như vậy, có thể thấy, thực chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất
của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng
chịu. Do đó, một nghiệp vụ bảo hiểm muốn tiến hành được phải có nhiều
người tham gia, tức là, bảo hiểm chỉ hoạt động được trên cơ sở luật số đông
(the law of large numbers), càng nhiều người tham gia thì xác suất xảy ra rủi
ro đối với mỗi người càng nhỏ và bảo hiểm càng có lãi.
II. Khái quát về bảo hiểm nhóm.
1. Bảo hiểm nhóm.
Sản phẩm bảo hiểm nhóm là loại hình sản phẩm thuộc về bảo hiểm
nhân thọ được phân loại theo tiêu chí nhóm khách hàng. Theo tiêu chí này thì
bảo hiểm nhân thọ được phân loại thành: Bảo hiểm cá nhân và bảo hiểm theo
nhóm.
“Nhóm” ở đây phải thoả mãn điều kiện là một nhóm người được thành
lập không vì mục đích tham gia bảo hiểm.
Bảo hiểm nhóm mang nhiều đặc điểm tương tự như hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ dành cho cá nhân nhưng có đặc điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất là:

hợp đồng bảo hiểm nhóm bảo hiểm cho một nhóm người, thay vì chỉ bảo
hiểm cho một người hay người trong một gia đình như trong hợp đồng bảo
hiểm cá nhân.
2. Bảo hiểm nhân thọ.
Bảo hiểm nhân thọ (life insurance): “Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp
vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết” (khoản 12
Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm). Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm
có đối tượng bảo hiểm là con người nên thường được hiểu đồng nghĩa với bảo
hiểm con người. Thực chất đây là bảo hiểm tính mạng hoặc tuổi thọ của con
người nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn
4


bảo hiểm hoặc khi người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật toàn bộ
vĩnh viễn. Nói cách khác, bảo hiểm nhân thọ là việc bảo hiểm các rủi ro có
liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người. Đối tượng
tham gia bảo hiểm nhân thọ rất rộng, bao gồm nhiều người ở các lứa tuổi
khác nhau.
3. Sản phẩm bảo hiểm nhóm.
Những sản phẩm bảo hiểm nhóm có đặc trưng là dành cho một nhóm
người do đó có thể thấy loại sản phẩm này thường được chào bán tại các
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp là nơi có đông người lao động, nhân viên
nên việc chào bán loại sản phẩm dành cho nhiều người này là rất thích hợp.
Những sản phẩm bảo hiểm nhóm này là bảo hiểm nhóm dành cho toàn bộ
nhân viên, bảo hiểm nhóm dành cho đội ngũ nhân sự chủ chốt, chương trình
giữ chân người tài cho toàn bộ nhân viên, chương trình giữ chân người tài cho
người chủ chốt.
Trên thế giới thì Bảo hiểm nhóm là chương trình bảo hiểm dành cho
nhân viên được các doanh nghiệp quan tâm rộng rãi khắp nơi trên thế giới.
Việc tham gia bảo hiểm cho nhân viên được xem như là một hình thức tăng

thêm phúc lợi của doanh nghiệp dành cho các nhân viên của mình. Chương
trình bảo hiểm này cũng sẽ góp phần gia tăng sự trung thành của nhân viên
đối với doanh nghiệp, vì họ cảm thấy được đánh giá đúng và tưởng thưởng
xứng đáng cho những đóng góp của mình đối với doanh nghiệp…
Vậy thì có những loại sản phẩm bảo hiểm nhóm nào? Như chúng ta
biết thì bảo hiểm nhân thọ phân ra làm 7 loại nghiệp vụ đó là: Bảo hiểm trọn
đời; Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm tử kỳ; Bảo hiểm hỗn hợp; Bảo hiểm trả tiền
định kỳ; Bảo hiểm liên kết đầu tư; Bảo hiểm hưu trí. Sự phân loại này được
quy định rõ trong Điều 7 khoản 1 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung
năm 2010. Về cơ bản thì những sản phẩm bảo hiểm nhóm cũng là 7 loại
nghiệp vụ trên nhưng chỉ khác dành cho một nhóm người ví dụ như Bảo hiểm
trọn đời theo nhóm; Bảo hiểm thương tật theo nhóm; Bảo hiểm sức khỏe theo
5


nhóm… Mỗi doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhóm này khi cho ra thị
trường thì sản phẩm của họ lại có những cái tên khác nhau mặc dù cũng có
thể là về cùng một loại hình nghiệp vụ bảo hiểm ví dụ như Phú Bảo Nghiệp;
An nghiệp bảo nhân; An khang phú tài… đều là những sản phẩm thuộc dòng
sản phẩm bảo hiểm nhóm.
III. Những đặc điểm của sản phẩm Bảo hiểm nhóm.
Thứ nhất, Bảo hiểm nhóm mang nhiều đặc điểm tương tự như hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ dành cho cá nhân nhưng có đặc điểm khác biệt dễ
nhận thấy nhất là: hợp đồng bảo hiểm nhóm bảo hiểm cho một nhóm người,
thay vì chỉ bảo hiểm cho một người hay người trong một gia đình như trong
hợp đồng bảo hiểm cá nhân. “Nhóm” ở đây phải thỏa mãn điều kiện là một
nhóm người được thành lập không vì mục đích tham gia bảo hiểm.
Thứ hai, Phí trong hợp đồng bảo hiểm nhóm: Phí bảo hiểm trong hợp
đồng bảo hiểm nhóm được đóng góp thế nào phụ thuộc vào việc hợp đồng đó
thuộc loại nào. Trong hợp đồng bảo hiểm nhóm không cùng đóng phí, toàn bộ

số phí do người sử dụng lao động đóng, nhân viên (người được bảo hiểm
nhóm) không phải đóng phí. Trong hợp đồng bảo hiểm nhóm cùng đóng phí,
các thành viên (người được bảo hiểm nhóm) phải đóng toàn bộ hoặc một phần
nào đó phí bảo hiểm, phần còn lại do người sử dụng lao động nộp.
Thứ ba, Các bên tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm nhóm. Tham gia
ký kết hợp đồng bảo hiểm nhóm gồm có hai bên là: Công ty bảo hiểm và
người tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Trong đó, người tham gia hợp
đồng bảo hiểm nhóm là người hoặc tổ chức quyết định mua loại hình bảo
hiểm nhóm cho các thành viên thuộc nhóm mình. Đây chính là người đàm
phán về điều khoản hợp đồng với công ty bảo hiểm.
Thứ tư, Những người có thể tham gia bảo hiểm nhóm. Theo nguyên
tắc, những người thuộc các nhóm nhân viên trong một doanh nghiệp (hoặc
một đơn vị, tổ chức), nhóm công đoàn lao động, nhóm người vay - người cho
vay có thể tham gia bảo hiểm nhóm. Trên thực tế, hầu hết các hợp đồng bảo
6


hiểm nhóm là của nhóm nhân viên trong một doanh nghiệp. Hợp đồng bảo
hiểm nhóm sẽ cung cấp quyền lợi cho những người thuộc nhóm đó. Đơn bảo
hiểm chung (duy nhất) cho các cá nhân trong một nhóm (ví dụ như những
người làm công của một công ty nào đó) và những người sống phụ thuộc của
họ.
Thứ năm, Quyền lợi của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo
hiểm nhóm và quyền lợi của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ dành cho cá nhân. Quyền lợi của người được bảo hiểm trong hợp
đồng bảo hiểm nhóm về cơ bản không có gì khác so với trong hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ cá nhân. Tuy nhiên cũng có một số điểm khác biệt đó là:
“Thông thường hợp đồng bảo hiểm nhóm có mức phí thấp hơn so với hợp
đồng bảo hiểm cá nhân; mặc khác người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo
hiểm nhóm có quyền chỉ định người thụ hưởng trong trường hợp mình qua

đời. Trong khi đó, một điều thường thấy đối với các hợp đồng bảo hiểm cá
nhân là người tham gia bảo hiểm - người chủ hợp đồng - chính là người có
quyền chỉ định người thụ hưởng (Tất nhiên, trong bảo hiểm nhân thọ cá nhân,
người tham gia bảo hiểm và người được bảo hiểm có thể là một).
Khoản trợ cấp cơ bản cho người lao động được bảo hiểm theo đơn bảo
hiểm chủ do Người sử dụng lao động thu xếp và những người lao động được
cấp các giấy chứng nhận ghi nhận việc tham gia của họ vào chương trình bảo
hiểm đó. Bảo hiểm nhân thọ theo nhóm cũng thường được thu xếp thông qua
các tổ chức công đoàn và các hiệp hội. Bảo hiểm loại này thường được thực
hiện theo hình thức bảo hiểm sinh mạng có thời hạn có thể tái tục hàng năm,
mặc dù một số chương trình đưa ra các hình thức bảo hiểm trọn đời. Người sử
dụng lao động có thể trả toàn bộ chi phí hay đóng góp một phần chi phí đó
cùng với người lao động.
IV. Quá trình xét nhận Bảo hiểm nhóm:

7


Quá trình hình thành một nhóm người tham gia bảo hiểm đồng nhất để
áp dụng quy luật số đông, từ đó dự tính tỉ lệ chết hoặc bệnh tật có thể xảy ra
trong nhóm đó (độ tin cậy bằng 1, độ lệch chuẩn bằng 0). Vì người được bảo
hiểm không phải cung cấp những bằng chứng có thể bảo hiểm trên cơ sở từng
cá nhân, nên mục đích của công việc này là nhằm giảm đến mức tối thiểu sự
lựa chọn bất lợi cho công ty bảo hiểm của bất kỳ thành viên nào trong nhóm
đó. Để đạt được mục đích này, cần phải áp dụng các quy tắc sau: (1) nhóm
này được hình thành vì những mục đích khác ngoài bảo hiểm, nếu không
những người đã mắc một căn bệnh nào đó cùng nhau tập hợp lại để mua bảo
hiểm; (2) số lượng những người trẻ tuổi hơn được đưa vào nhóm và những
người nhiều tuổi được đưa ra khỏi nhóm phải ổn định, sao cho những người
có sức khoẻ đủ tiêu chuẩn vẫn tiếp tục được bảo hiểm; (3) những quyền lợi

bảo hiểm được xác định tự động bằng một công thức chung cho tất cả các
thành viên, nếu không thì chỉ những thành viên có sức khoẻ kém mới lựa
chọn mức bảo hiểm cao hơn; và (4) cần phải có sự tham gia bảo hiểm của đại
đa số những người lao động đủ điều kiện.
V. Lợi ích của Bảo hiểm nhóm.
Bảo Hiểm Nhân Thọ Nhóm là một chương trình được các Doanh
Nghiệp quan tâm rộng rãi khắp nơi trên thế giới nói chung và ở Ðông Nam Á
nói riêng. Việc tham gia bảo hiểm cho nhân viên được xem như là một hình
thức tăng thêm phúc lợi của Doanh nghiệp dành cho các nhân viên của mình.
Thông qua đó, thể hiện mối quan tâm và sự cam kết của Doanh nghiệp đối với
người lao động. Chương trình bảo hiểm này cũng sẽ góp phần gia tăng sự
trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp vì họ cảm thấy được đánh giá
đúng và tưởng thưởng xứng đáng cho những đóng góp của mình. Người lao
động sẽ an tâm làm việc và phát triển kỹ năng trong một môi trường làm việc
tốt. Trong bối cảnh cuộc sống phát triển không ngừng hiện nay, những người
lao động chuyên nghiệp cần phải có sự an tâm để có thể đạt được kết quả hoạt
động tốt nhất. Vì vậy, cho dù người lao động làm việc gần nhà hay đi xa,
8


chúng tôi đều có thể tạo điều kiện để doanh nghiệp luôn được đảm bảo rằng
bản thân người lao động và những người phụ thuộc sẽ luôn được bảo vệ và
chăm sóc.
Lợi ích Chương trình bảo hiểm nhóm mang đến cho doanh nghiệp: Bảo
hiểm nhóm là một giải pháp toàn diện có thể được điều chỉnh nhằm bảo vệ
Thành viên được bảo hiểm trước rủi ro ốm đau, thương tật hoặc mất sớm.
Cung cấp một giải pháp hỗ trợ quan trọng để thu hút và lưu giữ tài sản quý
nhất của doanh nghiệp đó chính là người lao động. Đây là giải pháp với chi
phí hợp lý để có được mức bảo hiểm nhân thọ tối đa. Các quyền lợi bảo hiểm
bổ trợ với chi phí cạnh tranh. Dễ dàng tham gia và quản lý.

Lợi ích Chương trình bảo hiểm nhóm mang đến cho người lao động:
Được bảo hiểm 24/7 mà không có bất kỳ giới hạn địa lý nào. Hỗ trợ tài chính
cho các thành viên trong gia đình trong trường hợp Thành viên được bảo
hiểm rủi ro ốm đau, thương tật hoặc mất sớm không phân biệt nguyên nhân
do tai nạn hay không do tai nạn. Không yêu cầu khám sức khỏe khi số tiền
yêu cầu bảo hiểm nằm trong Mức đảm bảo phát hành hợp đồng.
VI. Thực tiễn kinh doanh Bảo hiểm nhóm hiện nay.
1. Tình hình phát triển Bảo hiểm nhóm hiện nay.
Thị trường bảo hiểm ở nước ta trong những năm gần đây đã rất sôi
động, đa dạng. Số lượng công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng
tăng; các loại hình sở hữu đa dạng ở cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ,
thuộc cả ba lĩnh vực bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách
nhiệm dân sự; tính cạnh tranh của các công ty đã và đang từng bước thoả mãn
tốt hơn nhu cầu của các khách hàng. Trên thị trường bảo hiểm đã xuất hiện
nhiều sản phẩm mới và khá độc đáo trên cơ sở kết hợp giữa các yếu tố tiết
kiệm – đầu tư bảo vệ, được công luận đánh giá cao như sản phẩm bảo hiểm
tai nạn cá nhân cho người sử dụng thẻ ATM, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
của người chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia cầm, bảo hiểm bệnh hiểm
nghèo…
9


Ở Việt Nam, bảo hiểm nhóm vẫn chưa thực sự “bùng nổ” dù đã xuất
hiện khá lâu. Nhưng theo các chuyên gia trong ngành bảo hiểm thì thời kỳ
“ngủ đông” của dòng sản phẩm này sẽ không còn lâu nữa, bởi nhiều doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã nhận thấy tiềm năng rất gần của phân khúc này.
Biến động về nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam thông thường diễn ra
khá mạnh (theo một con số thống kê, khoảng 20 - 35% nhân viên, người quản
lý rời bỏ các công ty trong vòng 1 năm từ khi vào làm việc) và ngay cả các
doanh nghiệp trong ngành bảo hiểm cũng không tránh khỏi tình trạng này. Đó

chính là thực tế khiến các công ty bảo hiểm nhận thấy đã đến lúc cẩn đẩy
mạnh dòng sản phẩm bảo hiểm nhóm, như một cách để giúp các doanh
nghiệp giữ được nguồn tài sản nhân lực của công ty.
Một chuyên gia trong ngành bảo hiểm cho rằng, bảo hiểm nhóm tại
Việt Nam chưa phát triển, vì hiện tại, ngay cả “món ăn chính” là các sản
phẩm bảo hiểm chính bán cho cá nhân, các công ty bảo hiểm nhân thọ còn
chưa khai thác hết tiềm năng. Chính vì thế, “món ăn phụ” chưa được quan
tâm tới.
Tại các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, sản phẩm bảo
hiểm nhóm được bán rất chạy, vì đây chính là một giải pháp tốt giúp doanh
nghiệp giữ chân nhân viên. Tuy nhiên, ở Việt Nam, dù đã được không ít
doanh nghiệp triển khai, nhưng đến nay, dòng sản phẩm này không phải là
dòng sản phẩm chủ lực của các công ty bảo hiểm nhân thọ. Bởi lẽ, chỉ có một
số ít doanh nghiệp Việt Nam nghĩ tới giải pháp mua bảo hiểm nhóm cho nhân
viên. Các doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đến giải pháp để giữ chân nhân
sự, mà mới chỉ tập trung làm đúng theo quy định của pháp luật về chính sách
phúc lợi cho người lao động.
Đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài đã hoạt động
10 năm ở Việt Nam cho biết, tỷ lệ tái tục sản phẩm bảo hiểm nhóm của Công
ty khá cao, với mức hiện tại là trên 80%. Tuy nhiên, sản phẩm bảo hiểm nhóm
của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mới chủ yếu bán cho doanh nghiệp
10


nước ngoài, lãnh sự quán và đại sứ quán… mua cho nhân viên của mình. Các
doanh nghiệp Việt Nam tham gia mua sản phẩm này chủ yếu là công ty cổ
phần, doanh nghiệp liên doanh và một số ngân hàng lớn, nhưng tỷ lệ tham gia
vẫn còn khá khiêm tốn.
2. Một số sản phẩm bảo hiểm nhóm của các công ty bảo hiểm tại
Việt Nam và triển vọng phát triển.

Trên thị trường hiện nay, những doanh nghiệp bảo hiểm triển khai sản
phẩm này có thể kể ra như AIA Việt Nam (đây là doanh nghiệp tiên phong
đưa sản phẩm bảo hiểm nhóm vào thị trường Việt Nam), Liên doanh Bảo
Minh CMG (nay là Dai-ichi Life Việt Nam), ACE Life và mới đây Prudential
Việt Nam quyết định “trình làng” sản phẩm bảo hiểm “Phú Bảo Nghiệp”.
Với việc ra mắt sản phẩm “Phú Bảo Nghiệp”, Prudential Việt Nam tiếp
tục dẫn đầu thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam về danh mục sản phẩm đa
dạng. Trong hơn 10 năm qua, công ty này giới thiệu ra thị trường trên 50 sản
phẩm bảo hiểm, bao gồm sản phẩm bảo hiểm truyền thống, bảo hiểm liên kết
đầu tư, bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm liên kết ngân hàng và mới nhất là
bảo hiểm nhân thọ nhóm. Đại diện Prudential Việt Nam cho biết, xu hướng
chung của các công ty bảo hiểm là phải đa dạng hóa danh mục sản phẩm bảo
hiểm. Các sản phẩm bảo hiểm phải “phủ sóng” không chỉ cho một nhóm
khách hàng, mà xu hướng chung là sẽ hướng tới tất cả đối tượng khách hàng.
Sau khi ra mắt sản phẩm bảo hiểm nhóm, sản phẩm bảo hiểm dành cho người
có thu nhập thấp cũng sẽ được Prudential Việt Nam nghiên cứu.
Tại AIA Việt Nam, những sản phẩm bảo hiểm nhóm mà công ty này
đang triển khai là bảo hiểm nhóm dành cho toàn bộ nhân viên, bảo hiểm
nhóm dành cho đội ngũ nhân sự chủ chốt, chương trình giữ chân người tài
cho toàn bộ nhân viên, chương trình giữ chân người tài cho người chủ chốt.
Ngoài ra, AIA Việt Nam còn có các sản phẩm bảo hiểm nhóm có tính bảo vệ
cao, như bảo hiểm hưu trí dành cho nhân sự cấp cao. Các sản phẩm này đều

11


có chung ưu điểm là bảo vệ nhân viên suốt 365 ngày/năm, 24 giờ/ngày trên
toàn thế giới…
Đối với Dai-ichi Life Việt Nam đã có sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
nhóm với phí bảo hiểm rất linh hoạt và nhiều quyền lợi thiết thực. Ngoài ra,

Công ty còn có một sản khác là An thịnh chu toàn - sản phẩm thuộc dòng bảo
hiểm liên kết chung (Universal Life). Đại diện Dai-ichi Life Việt Nam cho
biết, An thịnh chu toàn là sản phẩm dành cho mọi đối tượng khách hàng và
các doanh nghiệp cũng có thể mua sản phẩm này cho nhân viên của mình.
AIA Life Việt Nam cũng có gói bảo hiểm nhóm có tính bảo vệ cao và linh
hoạt (không mang tính tiết kiệm), dành cho một nhóm 30 người trở lên không
cần thẩm định sức khỏe…
Bắt đầu từ tháng 10/2009, ACE Life cũng đã giới thiệu sản phẩm Kế
hoạch tài chính trọn đời - Quyền lợi nhân sự cấp cao và Bảo hiểm tử kỳ
nhóm. Số lượng thành viên tối thiểu để được tham gia các sản phẩm này là 10
người. Sau hơn 1 tháng ra mắt sản phẩm, ACE Life cho biết, đã có rất nhiều
DN quan tâm tìm hiểu, đặc biệt là sản phẩm dành cho nhân sự cấp cao. Điều
này chứng tỏ nhu cầu thị trường về sản phẩm này rất lớn, dù ở nước ngoài
mua bảo hiểm cho nhân sự cấp cao đã trở thành một thói quen của các doanh
nghiệp.
Cuối tháng 10/2009, Prévoir Việt Nam và ABBANK cũng ký kết hợp
đồng hợp tác bảo hiểm cho cán bộ chủ chốt của khách hàng DN gửi tiền tại
ABBANK. Đây là gói sản phẩm bảo hiểm nhóm, được thiết kế cho các thành
viên chủ chốt (kế toán trưởng, thành viên ban giám đốc…) của khách hàng
doanh nghiệp tham gia sản phẩm tiền gửi của ABBANK. Theo Phòng kinh
doanh kênh Bancassurance của Prévoir Việt Nam, đây là sản phẩm dành cho
khối DN liên kết với ngân hàng đầu tiên trên thị trường. Prévoir Việt Nam hy
vọng, sản phẩm này sẽ được phát triển mạnh trong tương lai.
Một số doanh nghiệp bảo hiểm khác như Prudential mặc dù chưa có
hẳn một sản phẩm bảo hiểm nhóm riêng biệt, nhưng cũng có các sản phẩm
12


bảo hiểm cá nhân để doanh nghiệp mua cho nhân viên. Đại diện Prudential
cho biết, dòng sản phẩm bảo hiểm nhóm cũng đang được doanh nghiệp này

“để mắt”. Một số công ty bảo hiểm khác cũng đã có bộ phận nghiên cứu nhu
cầu của khách hàng doanh nghiệp để xúc tiến việc cho ra đời sản phẩm dành
riêng cho đối tượng nhân viên trong doanh nghiệp.
Triển vọng phát triển:
Mặc dù nhu cầu thị trường là khá lớn, nhưng theo một chuyên gia trong
ngành bảo hiểm thì các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn triển khai khá thận trọng,
bởi các sản phẩm bảo hiểm nhóm bán cho doanh nghiệp có mức phí bảo hiểm
không bằng phí bán cho cá nhân. Hơn nữa, dù nhu cầu giữ chân nhân sự cấp
cao đã được các doanh nghiệp nhận thức rất rõ và ngay tại các doanh nghiệp
cũng đã có những chính sách ưu đãi riêng, nhưng mua bảo hiểm cho nhân
viên vẫn chưa thực sự được quan tâm, bởi hiện nay khoản chi phí này vẫn
chưa được xem là chi phí hợp lệ để đưa vào khấu trừ thuế.
Tuy nhiên, theo nhận định của lãnh đạo cấp cao một doanh nghi bảo
hiểm nhân thọ: “Phát triển bất cứ sản phẩm nào cũng phải đi theo từng giai
đoạn của thị trường và nhu cầu khách hàng. Thời điểm này là lúc các doanh
nghiệp đã nhận thấy sự cần thiết của các chính sách giữ chân nhân sự cấp cao.
Và thị trường sản phẩm bảo hiểm nhóm trong thời gian tới sẽ thực sự ‘bùng
nổ’ bất chấp một vài trở ngại về chính sách”.
C. KẾT LUẬN:
Có thể nói sản phẩm bảo hiểm nhóm mới được xuất hiện tại Việt Nam
trong vài năm gần đây. Trong khi ở nước ngoài sản phẩm bảo hiểm nhóm
được biết đến khá rộng rãi nhưng tại Việt Nam thì sản phẩm này mới đang
trong quá trình phát triển. Theo nhận định của một số chuyên gia thì sản phẩm
này tương lai có rất nhiều khả năng phát triển mạnh, tuy tại thời điểm này có
một số hạn chế nên chưa được phát triển nhưng giai đoạn đầu thì hầu hết các
sản phẩm mới thường như vậy. Hy vọng rằng với lợi ích mà nó mang lại thì
bảo hiểm nhóm tại Việt Nam sẽ phát triển một cách nhanh chóng.
13



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam, TS. Phạm Văn
Tuyết, Nxb. Tư pháp, 2007.
2. Thông tin từ các website:
+ />+ />%E1%BB%83m-nh/2144-cau-hi-168-bo-him-nhom-la-gi.html
+
/>oNghiep.html
+ />+ />+ />+ />+ />
14



×