Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Thực trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.58 KB, 70 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
Quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra đồng hành với quá trình phát triển. Sự phát triển
mạnh mẽ của các đô thị đã dẫn đến sự tập trung với quy mô và tốc độ ngày càng cao
của dân cư đô thị, đặc biệt là dòng di cư của lao động nông thôn vào các thành phố với
hi vọng tìm được việc làm. Đó là xu thế chủ yếu hiện nay đối với những nước phát
triển và đang phát triển trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam di dân cũng xuất hiện sớm
nhưng diễn ra mạnh mẽ nhất là những năm sau thời kỳ đổi mới (1986), khi nền kinh tế
chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Theo số liệu của cuộc tổng
điều tra dân số và nhà ở năm 1999 thì di cư giữa các tỉnh, di cư từ nông thôn ra thành
thị chiếm tỷ trọng lớn nhất và chủ yếu trong độ tuổi lao động hay thường gọi là di cư
lao động.
“Di dân vừa là hệ quả vừa là nguyên nhân của sự phát triển”. Chính dòng di dân
từ nông thôn ra thành thị này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của các đô thị,
song bản thân nó cũng đã tạo ra nhiều hệ lụy mà đô thị phải gánh chịu như: thất
nghiệp, ách tắc giao thông, vấn đề nhà ở, vấn đề môi trường, an ninh xã hội, mỹ quan
đô thị, …và đặt ra bài toán hóc búa cho các nhà hoạch định chính sách vĩ mô, các nhà
quản lý đô thị.
Di cư lao động làm thay đổi bộ mặt nông thôn nhưng cũng không thể không nói
tác động tiêu cực của nó đối với khu vực này. Những lao động có trình độ, có sức khỏe
đều muốn rời khỏi quê hương bởi sức hấp dẫn về mọi mặt của đô thị. Việc thiếu nguồn
nhân lực về số lượng lẫn chất lượng lại trở nên trầm trọng hơn và nữ hóa trong nông
nghiệp, già hóa trong nông thôn là điều đương nhiên. Lúc này khoảng cách nông thônthành thị đã xa lại càng xa hơn, và vấn đề đó vẫn là nỗi trăn trở của chính quyền địa
phương bấy lâu nay.
Do di cư tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nên vấn
đề di cư nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý,.... Tuy vậy,
do mục đích khác nhau nên công trình nghiên cứu của mỗi người cũng không giống
nhau. Và mục đích nghiên cứu của tôi là trong thời điểm hiện tại với xu hướng phát

1



triển chung thì hiện tượng di cư diễn ra như thế nào trên phạm vi của đất nước nói
chung và trên địa bàn xã Tào Sơn nói riêng. Chính vì vậy, tôi tập trung tìm hiểu : "
Thực trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị của xã Tào Sơn, huyện Anh
Sơn, tỉnh Nghệ An" làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Qua đó tôi tham vọng nắm
được nguyên nhân cốt lõi và đưa ra chính kiến của mình về vấn đề này.
Mục đích nghiên cứu
+ Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về di cư lao động
+ Phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân của hiện tượng di cư lao động
thấy được các tác động tích cực và tiêu cực của di cư lao động đến đời sống người dân
xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
+ Đề xuất giải pháp hợp lí nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng
nông thôn xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Phương pháp nghiên cứu
+

Phương pháp điều tra chọn mẫu: Xã Tào Sơn gồm 12 thôn. Để đảm tính đại

diện của mẫu tôi chọn thôn 2 là thôn trung tâm kinh tế xã chủ yếu là đồng bằng, thôn 6
là thôn cận kề trung tâm và thôn 12 là thôn cánh xa trung tâm nhất và cũng là kém
phát triển nhất . Qua 3 thôn đó tôi đã chọn ngẫu nhiên 41 hộ hay 60 lao động di cư ra
khỏi địa bàn.
+

Phương pháp thu thập số liệu: Gồm số liệu thứ cấp do UBND xã Tào Sơn

cung cấp và số liệu sơ cấp từ 60 lao động di cư sau khi điều tra phỏng vấn thực tế.
+

Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: Trong đó có phân tổ thống kê


theo các tiêu thức khác nhau của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là điều tra các hộ có lao động di cư. Cụ thể là 60
lao động di cư của 41 hộ, trong 3 thôn trên địa bàn xã Tào Sơn.
Giới hạn nghiên cứu
+ Về măt nội dung: Thông qua các hộ gia đình có lao động di cư, tôi tập trung
nghiên cứu những lao động của xã di cư ra khỏi địa bàn để sinh sống, làm việc.
+ Về mặt không gian: Nghiên cứu trong phạm vi của địa bàn xã Tào Sơn, huyện
Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
2


+ Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực trạng di cư lao động của xã trong 3 năm
2008, 2009, 2010. Điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu trong năm 2010.
Do nhiều nhân tố quyết định nên khóa luận chỉ nằm trong giới hạn nghiên cứu về
thực trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị của xã Tào Sơn. Và cũng không thể
tránh khỏi sai sót vì thế mong thầy cô và các bạn thông cảm và góp ý giúp đề tài
nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.

3


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Cơ sở khoa học

1.1.1.


Cơ sở lí luận

1.1.1.1. Khái niệm lao động, việc làm, thu nhập
- Khái niệm lao động
+

Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua các công cụ

lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm biến chúng thành của cải vật chất cấn
thiết cho nhu cầu của mình và xã hội.
+

Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của mọi quá trình sản

xuất, là quá trình con người sử dụng sức lao động hay năng lực lao động gồm toàn bộ
thể lực và trí lực của mình để phát động và đưa vào các tư liệu hoạt động lao động tạo
ra sản phẩm. Do vậy trong quá trình lao động, sức lao động là yếu tố tích cực và hoạt
động nhiều nhất, bởi sức lao động là một trong những nguồn lực khởi đầu của quá
trình sản xuất (yếu tố đầu vào) để tạo ra sản phẩm hàng hóa.
Lực lượng lao động
+ Theo Tổng cục thống kê: “Lực lượng lao động hay dân số hoạt động kinh tế,
bao gồm tất cả những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp
trong thời gian quan sát”.
+ Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ những người từ 15 tuổi trở
lên không thuộc bộ phận có việc làm và không làm việc. Những người này không hoạt
động kinh tế vì các lí do: Đang đi học, đang làm công việc nội trợ cho bản thân hoặc
gia đình, tàn tật không có khả năng lao động, các lí do về sức khỏe hoặc tình trạng
khác.
+ Lao động trong độ tuổi là những người trong độ tuổi lao động theo quy định

của Luật Lao động hiện hành có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao động của mình ra
làm việc.
+ Lao động ngoài độ tuổi là những người chưa đến hoặc đã quá tuổi lao động
theo quy định của Luật Lao động hiện hành nhưng thực tế vẫn tham gia lao động.

4


- Việc làm và thu nhập
+ Việc làm
Theo điều 13, luật lao động thì : "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập,
không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm"
Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) “ Người có việc làm là người
làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhận hoặc thanh toán bằng hiện vật hoặc tham
gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia
đình không nhận được tiền công hay hiện vật.”
Người có việc làm là những người đang làm việc trong thời gian quan sát và
những người trước đó có việc làm nhưng hiện đang nghỉ tạm thời vì các lí do như ốm
đau, đình công, nghỉ hè, nghỉ lễ, trong thời gian sắp xếp lại sản xuất, do thời tiết xấu,
máy móc hư hỏng,…
Thất nghiệp là những người trong thời gian quan sát tuy không làm việc nhưng
đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc để tạo ra thu nhập bằng tiền hay hiện vật,
gồm cả những người chưa bao giờ làm việc. Thất nghiệp còn bao gồm cả những người
trong thời gian quan sát không có hoạt động tìm kiếm việc làm vì họ đã được bố trí
một việc làm mới sau thời gian quan sát, những người đã buộc thôi việc không lương
có hoặc không có thời hạn hoặc những người không tích cực tìm kiếm việc làm vì họ
quan niệm rằng không thể tìm được việc làm.
+ Thu nhập
Theo nghĩa rộng thu nhập gồm 2 bộ phận hợp thành: Thù lao cần thiết (tiền
lương, tiền công, các khoản thu nhập mang bản chất tiền lương,…) và phần có được từ

thặng dư sản xuất (lợi nhuận).
Theo từ điển kinh tế thị trường thì “Thu nhập cá nhân là tổng số thu nhập đạt
được từ các nguồn thu khác nhau của cá nhân trong thời gian nhất định. Thu nhập cá
nhân từ nhiều nguồn thu khác nhau đều từ thu nhập quốc dân. Thu nhập là sự phân bố
thu nhập quốc dân đến từng người, bất kể người lao động có làm trong cơ quan và đơn
vị để làm ra sản phẩm vật chất hay dịch vụ hay không”.
Theo Robert.J.Gorden thì: “Thu nhập cá nhân là thu nhập mà các hộ gia đình
nhận được từ mọi người bao gồm các khoản làm ra và các khoản chuyển nhượng. Thu
5


nhập cá nhân khả dụng là thu nhập cá nhân trừ đi các khoản thu thuế cá nhân”. Thu
nhập của người lao động là số tiền mà họ nhận được từ các nguồn thu và họ được toàn
quyền sử dụng cho bản thân và gia đình.
1.1.1.2. Nông thôn, thành thị
- Khái niệm nông thôn
+

Trong từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 2002: nông

thôn là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông.
+

Tác giả Lê Cao Đoàn (2001) cũng đưa ra khái niệm về nông thôn như sau:

Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một xã hội được tổ chức trên nền tảng sản xuất
nông nghiệp và dân cư của nó là những người làm ruộng.
+

Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, tác giả Vũ Đình Thắng và Hoàng


Văn Định (2002) đưa ra khái niệm: Nông thôn là vùng đất đai rộng lớn với một cộng
đồng dân cư chủ yếu làm nông nghiệp, có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát
triển, có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa thấp, và thu
nhập của dân cư thấp hơn thành thị.
Các đặc trưng cơ bản của vùng nông thôn
+

Ở vùng nông thôn, các cư dân sống chủ yếu là nông dân và làm nghề nông.

Đây là địa bàn hoạt động chủ yếu của nghành sản xuất vật chất nông, lâm, ngư nghiệp
và các nghành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp.
+

Nông thôn thể hiện tính chất đa dạng về điều kiện tự nhiên và môi trường

sinh thái.
+

Dân cư nông thôn có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ với

những quy định cụ thể của từng họ tộc và gia đình.
+

Nông thôn là nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa của quốc gia như

các phong tục tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, các di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh,... Đây chính là nơi chứa đựng kho tàng văn hóa dân tộc, đồng thời là khu
vực giải trí, du lịch sinh thái phong phú và hấp dẫn đối với con người.
+


So với đô thị, nông thôn có cơ sở hạ tầng, có trình độ tiếp cận thị trường,

trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn. Nông thôn chịu sức hút của thành thị về nhiều
mặt, người dân nông thôn thường tìm cánh di chuyển vào các đô thị.
6


- Khái niệm thành thị
+

Theo Từ điển Bách khoa Xô Viết của nhà xuất bản Xô Viết năm 1986 cho

rằng, đô thị là khu vực dân cư làm các nghành nghề ngoài nông nghiệp.
+

Trong từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 2002 định

nghĩa, đô thị là nơi dân cơ đông đúc, là trung tâm thương nghiệp và có thể cả công
nghiệp, thành phố hoặc thị trấn.
+

Ở Việt Nam, theo nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của chính phủ

về phân loại đô thị và quản lý đô thị của Việt Nam tới 2020, Việt Nam có 6 loại đô thị:
đô thị đặc biệt; đô thị loại I; đô thị loại II; đô thị loại III; đô thị loại IV; đô thị loại V.
Hiện nay đô thị Việt Nam mới có trên 27% trong tổng dân số, còn lại gần 73% dân số
cả nước sinh sống ở địa bàn nông nghiệp nông thôn, nhìn chung đời sống và việc làm
cũng như thu nhập còn bấp bênh do đó ở các nước đang phát triển nói chung và Việt
Nam nói riêng đang có xu hướng di cư lao động từ nông thôn lên thành phố diễn ra

khá phổ biến.
1.1.1.3. Di cư lao động
- Khái niệm di cư lao động
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề di cư lao động, dưới đây là
một số quan điểm về di cư lao động:
+

Trong cuộc điều tra di cư Việt Nam năm 2004, người di cư được định nghĩa

là những người từ 15-59 tuổi di chuyển từ quận/huyện này sang quận/huyện khác
trong vòng 5 năm trước thời điểm điều tra, và đã cư trú trên địa bàn điều tra từ một
tháng trở lên.
Một người di cư từ quận này sang quận khác trong nội thành phố trong khoảng
thời gian 5 năm trước điều tra được xem là người không di cư. Những người từ 15-59
tuổi sống tại cùng quận/huyện trong ít nhất 5 năm trước điều tra được xem là người
không di cư.
+

Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Di cư là sự thay đổi nơi

cư trú của con người, từ đơn vị lãnh thổ này tới một lãnh thổ khác trong một khoảng
thời gian nhất định. Hay nói cách khác là thay đổi nơi cư trú trong một khoảng thời
gian nào đó.
7


Một người được coi là người di cư, nếu nơi thường trú hiện nay và nơi thường trú
5 năm trước đó không cùng một đơn vị hành chính cấp xã. Xin lưu ý rằng, tại thời
điểm điều tra một người vẫn thực tế thường trú trong phạm vi của một đơn vị hành
chính cấp xã, có thay đổi tên gọi (từ xã thành phường hoặc thị trấn, và ngược lại) so

với 5 năm trước, không được coi là người di cư.
+

Theo ngân hàng phát triển Châu Á thì người di cư đi được định nghĩa là

những người vắng mặt ở hộ gia đình ít nhất 2 tháng liện tục trong vòng 3 năm qua.
+

Theo trung tâm nghiên cứu phụ nữ khái niệm di cư lao động được hiểu là: Sự

di chuyển một cách tự phát về địa lí từ tỉnh này sang tỉnh khác, thường là từ các vùng
nông thôn ra thành phố của những người lao động giản đơn, nhằm tìm kiếm cơ hội
việc làm, tăng thu nhập, gửi tiền về quê trợ giúp gia đình. Sự di chuyển này có thể kéo
dài trong vòng nhiều năm, quanh năm, cũng cõ thể theo thời vụ(vài tháng, vài tuần).
+

Trong thực tế tùy vào mục đích và nguyên nhân của vấn đề mà chúng ta có

thể có những quan điểm khác nhau. Ở đề tài này thì di cư được định nghĩa là sự di
chuyển của con người vì một lí do nào đó từ nơi này đến nơi khác với một khoảng
cách khá lớn. Sự di chuyển này có thể là theo thời vụ hoặc kéo dài quanh năm hoặc
trong nhiều năm Theo Đặng Thu (1994) thì “ đối với cá nhân và gia đình, di cư là rời
quê hương cũ đến quê hương mới, đối với dân tộc trong lịch sử là việc phát triển vùng
sinh sống, mở rộng lãnh thổ từ địa bàn sẵn có”.
+

Với hạn chế của mình nên trong đề tài, tôi chỉ nghiên cứu di cư lao động tự

phát từ nông thôn ra thành thị, từ nơi ít cơ hội đến có cơ hội phát triển nhiều hơn.
Việc di dân tự phát từ nông thôn đến các thành phố ở Việt Nam xuất hiện từ sau

những năm đổi mới, theo đó luồng di dân do Nhà nước tổ chức đã giảm dần và luồng
di dân tự do tăng lên, nhất là các luồng di dân theo hướng Bắc - Nam và nông thôn thành thị, tới các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và
Huế. Di cư lao động từ nông thôn - thành thị hay cũng chính là di chuyển lao động từ
nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, là hướng quan trọng giúp phân bổ lại
nguồn lực giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế dưới sự tác động của các
quy luật kinh tế thị trường.

8


- Một số lý thuyết nghiên cứu về di dân
Các công trình nghiên cứu về vấn đề này đã xuất hiện từ rất lâu. Trong đó có lý
thuyết của Ravestein là một trong những lý thuyết về di dân sớm nhất trong trường
phái cổ điển, được đưa ra vào cuối thế kỉ XIX.
Lý thyết của Lewis: Lý thuyết này ra đời vào những năm 50 của thế kỉ XX. Lý
thuyết của Lewis ra đời trong bối cảnh các nước trong thế giới thứ 3 bước vào giai
đoạn công nghiệp hoá, dẫn đến sự bùng nổ của làn sóng di cư từ nông thôn ra các
thành phố công nghiệp và các đô thị.
Sau đó là Lý thuyết di cư của Lee: Trong cuốn sách: “ Một học thuyết chung về
di cư” (A general theory of migration, 1966), Lee đã tổng kết một số các yếu tố quyết
định đến việc di cư của người dân từ nông thôn ra thành thị. Ông chia thành hai nhóm
yếu tố: 1/ Nhóm yếu tố tiêu cực - nghèo đói, sự thiếu thốn các cơ hội kinh tế, thiếu đất,
mức sống thấp ở quê nhà; 2/ Nhóm yếu tố tích cực - sự thịnh vượng, cơ hội, công việc
làm ăn, mức sống cao ở nơi đến… Trong hai nhóm yếu tố này, những yếu tố tiêu cực
tác động mạnh hơn buộc người ta phải rời nơi sinh sống của mình còn các yếu tố tích
cực phản ánh sự hấp dẫn của nơi đến.
Đặc biệt, Lý thuyết của Todaro: Lý thuyết của ông nghiên cứu dòng người lao
động di chuyển từ nông thôn ra thành thị trong các nước đang phát triển vào thập kỉ
60-70.
Trong các công trình nghiên cứu của mình, ông chỉ ra giữa nông thôn và thành thị

luôn có những chênh lệch về tiền lương. Chính sự khác biệt này đóng vai trò thúc đẩy
sự di cư. Để có thể tham gia vào thị trường lao động ở đô thị, người lao động chấp
nhận tất cả các công việc có thể làm được dù là nặng nhọc, ngắn hạn, không ổn định.
Những người di cư tiềm năng sẽ tính toán và tiếp tục di cư khi mà tiền lương của họ
mong đợi ở thành thị vượt qua thu nhập cơ bản của nông nghiệp.
- Nghiên cứu của A.G.frenk và S.Amin: Hai ông đã nghiên cứu về hiện tượng
dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị vào thập kỷ 70, 80 của thế kỉ XX ,
phân tích hiện tượng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị trong sự vận động
của quá trình phát triển lịch sử xã hội. Theo hai ông, hiện tượng này không tồn tại một
cách độc lập, không xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà sự tồn tại và xuất hiện của nó
9


chịu sự tác động của các yếu tố có tính vĩ mô như: môi trường sống, khả năng thu
nhập, các lực lượng chính trị xã hội…
Ở Châu Á, làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị khá mạnh mẽ và phổ biến.
Hiện tượng này được một số nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt là các công trình của
các nhà khoa học ấn Độ, Indonexia, Philipin như Mc Nicoll (1968), M.Narin (1971),
Riperfor(1979), Upelly (1983), L.Trager (1984) ), G.Standing (1985) và A. Rodenburg
(1994). Các nghiên cứu này đã xem việc di chuyển lao động theo thời vụ từ nông thôn
ra thành thị như một hiện tượng kinh tế - xã hội của những xã hội riêng biệt và sự tác
động của dịch chuyển xã hội đến sự thay đổi của gia đình.
- Phân loại di cư lao động
Theo độ dài thời gian cư trú
+

Di chuyển lâu dài: thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc, với

mục đích định cư sinh sống lâu dài tại nơi mới. Phần lớn người di cư là tìm cơ hội làm
việc mới, mức sống cao hơn, thoát ly khỏi nông nghiệp ở nông thôn,… Những đối

tượng này thường không quay trở về sống tại quê hương cũ.
+

Di chuyển tạm thời: khả năng quay về là chắc chắn. Những người này đi

làm ăn trong khoảng thời gian nào đó với hi vọng tích góp vốn trước khi về định cư tại
quê hương.
+

Di dân mùa vụ, di chuyển con lắc: di chuyển của cư dân nông thôn vào

thành phố trong thời kì những dịp nông nhàn như thời gian sau khi thu hoạch mùa
màng, hoặc trong điều kiện thiếu việc làm thường xuyên, việc làm có thu nhập.
Phân loại theo không gian:
+

Di cư nội địa: Là sự di cư giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị trong

phạm vi của quốc gia. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 gồm có
di cư giữa các xã; di cư giữa các huyện; di cư giữa các tỉnh; di cư giữa các vùng.
+

Di cư quốc tế: Di cư quốc tế, loại hình di cư này rất đa dạng bao gồm: di cư

hợp pháp như xuất khẩu lao động; di cư bất hợp pháp; hiện tượng chảy máu chất xám
đó là những người có trình độ cao sau thời gian du học nước ngoài họ ở lại đất nước
đó làm việc; cũng có thể là do chạy nạn hoặc bị bán qua biên giới…

10



Phân loại theo đặc trưng di cư:
+

Di cư có tổ chức: Hình thức di chuyển dân cư được thực hiện theo kế hoạch

và chương trình mục tiêu nhất định do Nhà nước, chính quyền các cấp vạch ra, chỉ đạo
thực hiện, với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội.
* Ưu điểm
Làm giảm sức ép dân số, việc làm ở một số tỉnh đồng bằng vốn thiếu đất sản
xuất, thiếu việc làm. Là một trong số những giải pháp phân bố lao động.
Tận dụng các nguồn lực đất đai, phát triển vùng kinh tế mới, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế nông nghiệp, tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Xây dựng vùng kinh tế mới, hình thành một hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản
xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân, như đường, điện, thủy lợi, trường học y tế.
Xây dựng vùng kinh tế mới ở các vùng núi, biên giới, hải đảo, tăng cường khả
năng an ninh quốc phòng cho đất nước.
* Nhược điểm
Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên đất, tài nguyên
rừng, tài nguyên nước,... suy giảm môi trường sinh thái.
Vì đây là sự khuyến khích của nhà nước nên đối tượng di dân còn ỉ lại sự hỗ trợ
từ nhà nước, tạo ghánh nặng trong việc giải quyết chính sách.
+

Di cư tự phát: Mang tính cá nhân do bản thân người di cư hộ gia đình quyết

định, không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của Nhà nước và các
cấp chính quyền. Loại hình di dân này phản ánh tính năng động và vai trò độc lập của
cá nhân và gia đình trong việc giải quyết đời sống, tìm công ăn việc làm.
* Ưu điểm

Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động di cư,
giải quyết phần nào khó khăn trong kinh tế gia đình, từng bước đưa kinh tế nông thôn
đi lên. Giúp điều chỉnh sự chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị, thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo, chất lượng cuộc sống giữa nông thôn và thành thị.
Đáp ứng nhu cầu về lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất đảm bảo khu
vực này hoạt động và phát triển được. Từ đó góp phần phân bố lại lao động giữa vùng
thiếu lao động và vùng dư thừa lao động.
11


Di cư góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng nghành nông
nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Ngoài ra, lao động di cư tiếp cận được dịch vụ tốt hơn, lối sống hiện đại, văn
minh cũng lan tỏa nhanh hơn.
* Nhược điểm
Di dân làm tăng dân số cơ học, tạo nên áp lực làm bùng nổ dân số ở các thành
phố lớn, vốn đã chật hẹp do quá trình tăng dân số tự nhiên. Từ đó kéo theo nhiều vấn
đề phức tạp khác : ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, dịch bệnh, tệ nạn xã hội,...
Tăng tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, gây khó khăn trong vấn đề giải quyết
việc làm ở khu vực này.
Làm thiếu hụt số lượng và chất lượng lao động ở khu vực nông thôn; dẫn đến
hiện tượng già hóa trong nông thôn, nữ hóa trong nông nghiệp ngày càng lan rộng.
Di cư lao động dẫn đến sự thiếu thốn tình cảm, rạn nứt hạnh phúc gia đình và vấn
đề giáo dục con cái.
Việc di cư tự phát trong những năm qua bên cạnh mặt tích cực thì nó cũng gây ra
không ít hệ lụy cho cả vùng di cư và vùng nhập cư. Chênh lệch về mọi mặt giữa 2
vùng nông thôn-thành thị ngày càng lớn.
- Nguyên nhân của di cư lao động
Di dân đến thành phố thường chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội
phức tạp, nhưng chủ yếu là do bị ảnh hưởng mạnh bởi lực hút nơi đến và lực đẩy nơi

đi, sự điều tiết của thị trường lao động và sự điều tiết của nhà nước thông qua cơ chế,
chính sách:
Thứ nhất: Do lực hút nơi đến và lực đẩy nơi đi
Bản chất việc di dân đến thành phố là sự dịch chuyển từ vùng, ngành ít cơ hội
phát triển đến vùng hoặc ngành có cơ hội phát triển tốt hơn, nhất là cơ hội việc làm và
thu nhập. Nơi nào có nhiều cơ hội phát triển, lưc hút ở đó mạnh sẽ tác động mạnh vào
hành vi dịch chuyển của lao động. Nơi nào có cơ hội phát triển ít, phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức, thì lực đẩy tạo ra sức ép dịch chuyển lao động càng lớn.
+

Lực hút nơi đến ngày càng mạnh: Ở khu vực thành thị và ngành nghề phi

nông nghiệp ngày càng phát triển, cơ hội việc làm với thu nhập cao và mức sống khu
12


vực thành thị cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Đối với Việt Nam, đang trong
giai đoạn đầu của công nghiệp hóa với xuất phát trình độ đô thị hoá thấp, quá trình đô
thị hoá, công nghiệp hoá diễn ra với quy mô và tốc độ nhanh, nhất là phát triển các
khu công nghiệp, khu chế xuất, nhu cầu lao động công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh,
trong khi lao động tại chỗ không đáp ứng kịp, tạo cơ hội và làm tăng thêm sức hút lao
động nông thôn. Hơn nữa, lao động thành thị có xu hướng nhằm vào những công
việc đòi hỏi lao động qua đào tạo ở trình độ cao, lao động trí tuệ với thu nhập cao, nên
một số nghề, công việc đòi hỏi lao động ở trình độ thấp, nghề nặng nhọc, không hấp
dẫn, được chuyển giao cho lao động nông thôn tạo thêm lực hút lao động nông thôn di
chuyển đến thành thị tìm việc làm.
+

Lực đẩy nơi đi ngày càng tăng: khu vực nông thôn và ngành nông nghiệp


do trình độ phát triển thấp, việc làm với năng suất và thu nhập thấp, tạo nên động cơ
và sức ép chuyển dịch lao động nông thôn - thành thị. Những năm gần đây, lực đẩy ở
nông thôn đối với lao động nông nghiệp vốn rất mạnh lại càng mạnh thêm khi người
nông dân bị mất đất do chuyển đổi mục đích sử dụng cho phát triển các khu công
nghiệp, khu đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH. Mà đất đai lại là tư liệu sản
xuất chủ yếu và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, khi đó sức ép về
việc làm càng lớn, hàng triệu nông dân bị mất việc làm trong nông nghiệp.
Thứ hai: Sự điều tiết của thị trường lao động
Thị trường lao động ở Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng phải tuân thủ các quy luật
khách quan của thị trường chung, thể hiện: Người lao động được tự do lựa chọn việc
làm, lựa chọn nơi làm việc, tự do di chuyển để tìm việc làm, không bị rào cản về mặt
hành chính và không gian lãnh thổ; Người sử dụng lao động được tự chủ trong việc
tuyển lao động theo nhu cầu của mình; quyền tự quyết định, tự định đoạt và tự chịu
trách nhiệm của các bên quan hệ lao động trong thỏa thuận, thương lượng; Giá cả lao
động (tiền lương, tiền công) do thị trường lao động quyết định và tự điều tiết quan hệ
cung cầu lao động. Với cơ chế hoạt động như vậy, thị trường lao động có vai trò rất
lớn trong điều tiết quan hệ cung cầu lao động, phân bố hợp lý nguồn nhân lực, là yếu
tố quan trong thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động từ nơi thừa đến nơi thiếu lao
động.
13


Đối với nước ta lao động dư thừa tiềm tàng chủ yếu vẫn ở khu vực nông thôn, do
đó khi đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, phát triển các doanh nghiệp sản xuất
và dịch vụ, thì theo quy luật của thị trường lao động, nguồn cung lao động cho công
nghiệp và dịch vụ chủ yếu là lao động từ nông thôn. Lao động nông thôn sẽ chuyển
dịch đến thành thị hoặc chuyển dịch sang làm ngành nghề phi nông nghiệp tại chỗ ở
nông thôn.
Thứ ba: Điều tiết của Nhà nước thông qua các cơ chế chính sách
Nhà nước ban hành hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô hướng vào thúc đẩy phát

triển kinh tế đất nước trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hoá.
Qua đó tạo ra nhu cầu rất lớn về lao động tạo sức hút hấp dẫn lao động di cư tới thành
phố. Các chính sách khác như:
Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
(FDI); chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và
vừa ngoài quốc doanh; tín dụng và thuế; chính sách khuyến khích phát triển ngành
nghề nông thôn; chính sách phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục, đào tạo và
dạy nghề là các chính sách vĩ mô tác động vào tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm
và tăng tổng cầu lao động phi nông nghiệp để tạo nhu cầu thúc đẩy thu hút lao động
tới đô thị.
Theo T.S Đặng Nguyên Anh, viện khoa học xã hội Việt Nam nhận định tại hội
thảo, nguyên nhân chính của di cư là sự khác biệt về mức sống giữa nông thôn và
thành thị. Cả nước có hơn 8000 xã thì có 1700 xã thuộc diện rất nghèo, 600 xã chưa có
đường ra thị tứ và hàng nghìn thôn bản vẫn chưa biết ánh sáng điện. Thu nhập tính
trên đầu người ở nông thôn vẫn chỉ bằng 1/5 thành phố. Đại bộ phận người dân nông
thôn sống bằng nghề nông, nhưng hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp, việc tiêu thụ
nông sản gặp nhiều khó khăn như giá đầu ra thấp trong khi giá đầu vào thì vẫn liên tục
tăng. Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên:
thiên tai, lũ lụt, hạn hán, gió bão. Từ những yếu tố đó mà làm cho đời sống và thu
nhập của người nông dân gặp nhiều khó khăn.

14


1.1.2.

Cơ sở thực tiễn

1.1.2.1. Tình hình di cư lao động chung trên cả nước
Sau thời kì đổi mới (năm 1986) thì nền kinh tế chuyển từ bao cấp sang kinh tế thị

trường, CNH-HĐH diễn ra mạnh mẽ cùng với nó là quá trình đô thị hóa. Việc phát
triển nhưng lại không đồng đều giữa các vùng dẫn đến sự chêch lệch mọi mặt đặc biệt
là giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng có ít cơ hội phát triển và vùng có cơ hội phát
triển hơn. Vừa là tiền đề, vừa là hậu quả của quá trình đô thị hóa ồ ạt này là hiện tượng
di chuyển dân cư. Thực tế cho thấy lượng người đổ xô về thành phố ngày càng một
nhiều thêm và sẽ không dừng lại nếu vẫn chưa có chính sách phát triển nông thôn thỏa
đáng. Để chứng minh cho điều này ta có nguồn số liệu từ các cuộc điều tra biến động
dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 1/4/2008, 1/4/2010 như sau.
Bức tranh tổng thể về mức độ và luồng di cư giữa các vùng kinh tế xã hội trong
cả nước. Tính từ 1/4/2007 đến 31/3/2008 cả nước có tới 356533 người di cư ra khỏi
vùng, tương đương 4,2‰ tổng dân số. Trong 6 vùng của cả nước thì chỉ có Đông Nam
Bộ là vùng nhập cư thuần, 5 vùng còn lại là xuất cư thuần, cao nhất là đồng bằng sông
Cửu Long với 3,16 ‰ tương đương với số người xuất cư thuần là 55338 người. Thấp
nhất là Trung Du miền núi Phía Bắc 0.6‰ (6501 người).
Vào thời điểm trước 1/4/2010 đã có 2 vùng nhập cư thuần (số người nhập cư lớn
hơn số người xuất cư), 4 vùng còn lại là xuất cư thuần (số người nhập cư ít hơn số
người xuất cư). Đông Nam Bộ vẫn là nơi thu hút dân cư. Đông Nam Bộ trong đó có
TP Hồ Chí Minh và Bình Dương, nơi đến hấp dẫn của lao động cả nước.
Cũng cần lưu ý rằng trong luồng di cư có thể có một lượng không nhỏ là những
người di cư với mục đích để học tập, nâng cao trình độ tay nghề chứ không phải tất cả
đều là những lao động đi tìm việc làm.
Số người di cư trong 12 tháng trước 1/4/2010 của cả nước là 574877 người
tương đương là 6,6‰ tổng dân số. Ở đây có thêm ĐBS.Hồng là vùng nhập cư thuần
với 9027 người nhập cư thuần chiếm 0,5‰ tổng dân số. Với 359902 người nhập cư tới
vùng Đông Nam Bộ chiếm tới 24,8 ‰ tổng dân số. Qua đây thấy rõ đây là vùng có
kinh tế phát triển, tập trung các khu công nghiệp, khu chế xuất. Vì thế tạo ra được
nhiều cơ hội việc làm thu hút lao động từ mọi miền hội tụ tại đây.
15



Các khu còn lại là vùng xuất cư thuần, trong đó: Trung du và miền Núi Phía Bắc
với nhập cư 26181người nhưng xuất cư là 69406 người. Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung có xuất cư thuần là 107078 người, tương đương 5,7‰ tổng dân số. Vùng
Tây Nguyên có số người xuất cư nhiều hơn số người nhập cư là 1727 người. Còn vùng
có số lượng xuất cư lớn nhất là ĐBS. Cửu Long với 145839 người xuất cư thuần
(8,4‰).

16


Bảng 1: Tình hình nhập cư, xuất cư, di cư thuần giữa các vùng trên cả nước trong 12 tháng trước 1/4/2008, 2010
Số người di cư

Số người di cư

Tỷ suất di cư

Tỷ suất di cư

trong 12 tháng

trong 12 tháng

trong 12 tháng

trong 12 tháng

trước 1/4/2008

trước 1/4/2010


trước 1/4/2008
Tỷ
Tỷ
Tỷ

trước 1/4/2010

Vùng
Nhập


Xuất cư

Di cư

Nhập

thuần



Xuất cư

Tỷ

Tỷ

Tỷ suất


suất

di cư

di cư

thuần







Di cư

suất

suất

suất

suất

thuần

nhập

di


di cư

nhập





thuần









SL

SL

SL

SL

SL

SL


(người)

(người)

(người)

(người)

(người)

(người)

356533

356533

0

574877

574877

0

4,2

4,2

0


6,6

6,6

0

24099

30600

-6501

26181

69406

-43224

2,2

2,8

-0,6

2,3

6,2

-3,9


49539

60742

-11203

68435

59409

9027

2,5

3,1

-0,6

3,5

3,0

0,5

51535

89029

-37494


59659

166648

-107078

2,6

4,5

-1,9

3,1

8,8

-5,7

Tây Nguyên

24516

31802

-7286

29845

31573


-1727

4,9

6,4

-1,5

5,7

6,1

-0,3

Đông Nam Bộ

178592

60770

117822

359902

71060

288842

14,2


4,8

9,4

24,8

4,9

19,9

ĐBS.CLong

28252

83590

-55338

30943

176782

-145839

1,6

4,8

-3,2


1,8

10,2

-8,4

Toàn quốc
TD & MN
P.Bắc
ĐBS. Hồng
BTB & DH
M.Trung

(Nguồn: Điều tra biến động dân số-PCFPC 1/4/2008, 2009, 2010)

17


1.1.2.2. Xu hướng di cư lao động chung trên cả nước
* Quy mô và cơ cấu lao động phân theo ngành
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Quá trình này tất yếu làm tăng tỷ trọng lao động
trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, và làm giảm tỷ trọng lao động
nông nghiệp.
Bảng 2: Quy mô và cơ cấu lao động phân theo ngành của Việt Nam qua các
năm(2007, 2008, 2009)
Khu vực
kinh tế

2007


2008

2009

2009/2007

SL

Tỷ

SL

Tỷ

SL

Tỷ

(nghìn

trọng

(nghìn

trọng

(nghìn

trọng


người)

(%)

người)

(%)

người)

(%)

45208

100

46460,8

100

47743,6

N-L-T

24369,4

53,91

24447


52,68

CN-XD

9032,3

19,98

9677,8

DV

11806,3

26,12

12335,3

Tổng số

+/-

%

100

2535,6

105,60


24788,5

51,92

419,1

101,72

20,83

10284

21,54

1251,7

113,85

26,55

12671,1

26,54

864,8

107,32

Nguồn: http://Kilobooks

Nông-lâm-thủy sản: Nhìn chung nông - lâm - thủy sản vẫn là ngành giải quyết
việc làm nhiều nhất luôn chiếm trên 50% tổng lao động. Do xu hướng phát triển chung
và chủ trương của Nhà nước nên tỷ trọng lao động của ngành này sẽ giảm trong những
năm gần đây. Cụ thể: giảm từ 53,91% năm 2007 xuống 51,92% năm 2009, tuy tổng số
lao động vẫn tăng lên 2535,6 nghìn lao động.
Công nghiệp – xây dựng: Bên cạnh sự giảm xuống tỷ trọng Nông-lâm- thủy sản
là sự tăng tỷ trọng của ngành Công nghiệp – xây dựng và Dịch vụ. Năm 2009 ngành
công nghiệp – xây dựng tạo được việc làm cho 10284 lao động( 21,54%), tăng 13,85%
so với năm 2007. Còn lao động của Dịch vụ cũng tăng từ 26,12% trong tổng số lao
động cả nước năm 2007 lên 26,54 % của năm 2009.

18


* Di cư từ nông thôn tới thành thị:
Di cư từ nông thôn ra thành thị từ nơi có thu nhập thấp tới nơi có thu nhập cao.
Do cuộc sống khó khăn, con người luôn mơ ước có cuộc sống tốt đẹp hơn vì thế đô thị
chật hẹp sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn. Và xu hướng di cư này ngày càng phát triển
mạnh mẽ hơn, điều đó gây ra sự chênh lệch về nhiều mặt giữa thành thị và nông thôn
như số lượng lao động và chất lượng lao động tập trung ở thành thị trong khi nông
nghiệp nông thôn thiếu trầm trọng những người có trình độ, kiến thức. Để thấy được
sự cần thiết phải giải quyết vấn đề đó ta xem xét ở bảng sau.
Bảng 3: Tình hình di cư phân theo hướng di cư của Việt Nam năm 2007, 2008,
2009
Năm

Dân số

Số người nhập cư


Tỷ suất nhập cư (‰)

Thành

Nông

Thành

Nông

Thành

Nông

thị

thôn

thị

thôn

thị

thôn

2007

22800417


61398196

320081

238548

3,8

2,8

2008

23765751

61420415

193882

227905

2,3

2,7

2009

25923749

60824058


451517

210096

5,2

2,4

(Nguồn: Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình năm 2010)
Đối với luồng di cư nông thôn - thành thị, số người nhập cư của thành thị chính
là số người xuất cư của nông thôn, và ngược lại. Năm 2007 số người nhập cư vào khu
vực thành thị là 320081 người đó cũng là số người từ nông thôn tới. Đến năm 2008 số
lượng nhập cư giảm 126199 người hay 39,42% so với năm 2007, do 2008 là năm kinh
tế gặp khó khăn, các hoạt động đều trì trệ, lao động trở về quê hương làm ăn. Tuy
nhiên, con số này sẽ tăng lên khi nền kinh tế ổn định trở lại khi cơ hội việc làm tăng
lên, vì thế năm 2009 số người di cư từ nông thôn lên thành thị là 451517 người tăng
257633 người so với 2008, tăng 131434 người so với năm 2007. Ngược lại với xu
hướng nông thôn- thành thị là sự nhập cư vào khu vực nông thôn ngày càng bị giảm
xuống thường đó là những người ngoài độ tuổi lao động. Theo bảng trên thì số người
nhập cư khu vực nông thôn 2009 giảm 28452 người.

19


Xu hướng di chuyển của lao động trong và sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế được
thể hiện rõ qua các tỷ suất nhập cư được trình bày trong bảng 3. Cụ thể, trong giai
đoạn 2007-2009, tỷ suất nhập cư của khu vực nông thôn (hay là tỷ suất xuất cư của
khu vực thành thị) cao nhất trong năm 2007 (2,8 ‰) và tỷ suất nhập cư của khu vực
thành thị (hay tỷ suất xuất cư của khu vực nông thôn) cao nhất trong năm 2010
(5,2‰).

1.1.2.3. Quy mô lao động và chất lượng lao động của Việt Nam
Theo T.S Đặng Kim Sơn, 2001: Tài nguyên quý nhất của Việt Nam là con
người, hay còn gọi là nguồn nhân lực điều này đúng cả cho những vùng có nhiều điều
kiện tự nhiên thuận lợi và những nơi lao động dư thừa, dân số đông.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc phát triển nguồn lực lại
càng trở nên quan trọng. Việt Nam là một nước đông dân vì thế có thể đáp ứng được
nhu cầu lao động về mặt số lượng. Tuy vậy nhưng vấn đề chất lượng thì chưa thể đáp
ứng trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể
* Quy mô lao động Việt Nam phân theo vùng năm 2009
Vào thời điểm điều tra 1/4/2009, cả nước có 49.187.222 người từ 15 tuổi trở lên
thuộc lực lượng lao động, chiếm 57,3% tổng dân số, trong đó lao động nông thôn
chiếm 73,1%, thành thị chỉ có 26,9%. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
chiếm trên 70% tổng lao động cả nước, điều đó khẳng định rằng Việt Nam vẫn là một
nước nông nghiệp. Con số này phần nào thấy được sự dư thừa lao động ở khu vực
nông thôn. Với xu hướng phát triển hiện nay giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng
phi nông nghiệp; đất nông nghiệp ngày càng bị hạn chế; dân số nông thôn tăng nhanh
hơn thành thị đặt ra bài toán là phải nhanh chóng giải quyết việc làm cho lao động dư
thừa ở nông thôn. Cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động nam nữ tương đối đồng đều, điều
đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết việc làm hay các vấn đề bất bình đẳng
giới. Tuy nhiên, nhìn chung thì lao động nam luôn lớn hơn lao động nữ trong từng
vùng và trong cả nước , cả nước có 25.585.509 lao động nam; nữ là 23.601.713 lao
động.
Lao động tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng là 11.117.284 lao động
chiếm 22,6 % tổng lao động cả nước trong đó nam là 5539.739 lao động, đây là điều
20


đương nhiên vì kinh tế vùng này phát triển công nghiệp sầm uất với thủ đô Hà Nội,
cũng là một trong 2 vựa lúa lớn của cả nước. Sau đồng bằng sông Hồng là Bắc Trung
Bộ và duyên hải Miền Trung 10.548.048 lao động; đồng bằng sông Cửu Long là

10.018.776 lao động.
Trung du miền núi phía bắc có 6.782.899 lao động tương ứng 13,8%. Đông Nam
Bộ 7.872.392 lao động (16%).
Nhìn vào kết quả này, ta thấy Tây Nguyên vẫn là khu vực đất rộng người thưa
mặc dù trong đã có chương trình khuyến khích người dân vào phát triển kinh tế ở đó.
Hiện tại chỉ có 2847823 lao động, chiếm 5,8% trong tổng lao động cả nước. Vậy,
nhiệm vụ trước mắt và lâu dài cần phải phân bố lại lực lượng lao động, khuyến khích
hơn nữa người dân chuyển tới vùng hoang hóa, thưa thớt dân cư.

21


Bảng 4: Quy mô lao động Việt Nam phân theo vùng năm 2009
Tổng điều tra năm 2009

Chỉ tiêu

TOÀN QUỐC
Thành thị
Nông thôn
Các vùng kinh tế-xã hội
V1. Trung du và miền núi phía Bắc
V2. Đồng bằng sông Hồng
V3. Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung
V4. Tây Nguyên
V5. Đông Nam Bộ
V.6 Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng số


Nam

Nữ

49.187.222
13.235.482
35.951.740

25.585.509
7.004.409
18.581.100

23.601.713
6.231.073
17.370.641

Phân bố %
LLLĐ
100,0
26,9
73,1

6.782.899
3.398.250
3.384.649
13,8
11.117.284
5539.739
5.577.545
22,6

10.548.048
5.400.800
5.147.169
21,4
2.847.823
1.487.038
1.360.784
5,8
7.872.392
4.222.094
3.650.298
16,0
10.018.776
5.537.509
4.481.268
20,4
(Nguồn: Số liệu của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam, 2009)

22


* Chất lượng nguồn lao động Việt Nam hiện nay
Kết quả Tổng điều tra cho thấy tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn
còn thấp. Trong tổng số 49,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động
của cả nước, chỉ có 7,3 triệu người đã được đào tạo, chiếm 14,9% tổng lực lượng lao
động. Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và
chuyên môn kỹ thuật thấp. Hiện cả nước có hơn 41,8 triệu lao động (chiếm 85,1% lực
lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó.
Con số này đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng
nguồn lực lao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh

tế quốc tế của nước ta.
Bảng 5: Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo trình độ chuyên môn
kỹ thuật, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế-xã hội, 2009
ĐVT: %
Nơi cư trú/các vùng

Tổng

Sơ cấp

Trung

Cao

ĐH trở

kinh tế-xã hội
Số
Cấp
Đẳng
lên
TOÀN QUỐC
14,9
3,0
5,1
1,8
5,0
Thành thị
31,6
5,7

8,9
3,1
13,9
Nông thôn
8,8
2,0
3,7
1,4
1,7
Các vùng kinh tế-xã hội
V1. TD & MN phía Bắc
13,4
2,3
6,3
1,9
2,9
V2. Đồng bằng sông Hồng
21,2
4,1
7,1
2,5
7,6
V3. BTB & DH miền Trung
13,8
2,5
5,3
1,9
4,2
V4. Tây Nguyên
11,0

2,2
4,1
1,5
3,2
V5. Đông Nam Bộ
19,4
4,7
4,6
1,9
8,1
V.6 Đồng bằng sông Cửu Long
7,8
1,7
2,6
1,1
2,5
(Nguồn: Số liệu của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam, 2009)
Quan sát bảng số liệu trên ta thấy sự chênh lệch quá lớn về trình độ lao động của
nông thôn và thành thị. Số lao động qua đào tạo ở thành thị là 31,6% trong tổng dân số
thành thị, với trình độ đại học trở lên là 13,9%. Trong khi đó, chỉ có 8,8% lao động
được đào tạo trong tổng lao động nông thôn trong đó chủ yếu là trung cấp(3,7%).
Trước tình hình đó cần đẩy mạnh công tác giáo dục nông thôn, hỗ trợ cho học sinh,
sinh viên nông thôn về mọi mặt phần nào giảm được sự chênh lệch.

23


Dân số tập trung đông đúc ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
cho nên 2 khu vực này luôn chiếm số lượng lớn kể cả lao động qua đào tạo (40,6%) và
chủ yếu là lao động trình độ cao (15,7% đại học trở lên).

Vùng khó khăn, nghèo nàn nhất nên cũng chưa được đầu tư thỏa đáng cho vấn đề
nguồn lực như trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.
1.2.

Tình hình cơ bản của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

1.2.1. Vị trí địa lí
Tào Sơn là một xã trung du miền núi nằm cách trung tâm huyện 25km về phía
Đông.
-

Phía Bắc giáp huyện Tân Kỳ

-

Phía Nam có dòng sông Lam chảy qua, giáp xã Lĩnh Sơn

-

Phía Đông giáp huyện đô lương

-

Phía Tây giáp xã Lạng Sơn

Xã có đường giao thông từ Đô Lương, qua Xã Ngọc Sơn và quốc lộ 7B đi từ xã
Tào Sơn đên trung tâm huyện Anh Sơn, đến đường mòn Hồ Chí Minh. Với hệ thống
giao thông như vậy tương đối thuận lợi cho đi lại và lưu thông buôn bán. Tuy vậy,
trong những năm qua hệ thống giao thông này đã bị xuống cấp nghiêm trọng và cũng
chưa phát huy được tác dụng nên mối quan hệ kinh tế đối với các địa phương khác còn

hạn chế. Kinh tế địa phương còn chậm phát triển chủ yếu là dựa vào nông nghiệp.
Chính vì thế, chưa đáp ứng được nhu cầu về mọi mặt của người dân trong xã, nảy sinh
ra vấn đề di chuyển dân cư tới vùng phát triển hơn hi vọng nâng cao mức sống của họ.
1.2.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.2.1. Địa hình, đất đai
- Địa hình: Xã Tào Sơn là xã thuộc khu vực miền núi phía tây của tỉnh Nghệ An,
địa hình đa dạng, phức tạp với hơn ¾ diện tích là đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ
Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Bao quanh dân cư và đồng bằng là nhiều dãy núi liên
tiếp tạo thành vòng cung. Với địa hình chủ yếu là đồi núi như thế gây khó khăn trong
việc quy hoạch phát triển kinh tế xã nhà.
- Đất đai: Đất đai của xã có 3 nhóm chính

24


+ Nhóm đất phù sa được bồi đắp hàng năm tập trung ở khu vực ven sông Lam.
Đặc điểm của loại đất này là có hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao, trung tính, ít
chua, thành phần cơ giới nhẹ, thích hợp với trồng cây hoa màu và công nghiệp ngắn
ngày.
+ Nhóm đất đỏ vàng phát triển trên phiến sét có khả năng dữ nước tốt sử dụng để
trồng lúa nước.
+ Nhóm đất dốc ở dưới các chân đồi. Loại đất này chủ yếu được phát triển lâm
nghiệp, một phần ít trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.
1.2.2.2. Khí hậu thời tiết
Khí hậu Tào Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động
trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa
Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 8,9,10; mùa khô 11,12,1,2,3.
Tuy nhiên do vị trí địa lý và các đặc điểm về địa hình, khí hậu xã có diễn biến phức tạp
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp-lâm-nghiệp

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm 24 0c; thấp nhất vào tháng 12,1,2
nhiệt độ bình quân 190c, có khi nhiệt độ còn xuống tới 7-10 0c như năm 2007. Số giờ
nắng trung bình là 1611 giờ, tháng 5,6,7 số giờ nắng cao nhất bình quân 200 giờ, tháng
1,2,3 ít nắng nhất bình quân 61-87 giờ.
Với nhiệt độ như vậy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất. Mùa nóng làm
cho nhiều diện tích gieo trồng bị hạn nghiêm trọng, đặc biệt là tháng 5,6,7 năm 2010
vừa qua. Ngược lại, vào mùa lạnh thì nhiệt độ xuống thấp gây nhiều khó khăn trong
trồng trọt và chăn nuôi. Là một xã thuần nông nhưng lại có khí hậu thời tiết khắc
nghiệt nên giá trị thu được của nghành nông nghiệp không cao, trong khi phi nông
nghiệp thì chưa phát triển. Đời sống người dân khó khăn về mọi mặt, nên xu hướng rời
quê hương tìm cuộc sống mới đó cũng là điều tất yếu.
1.2.2.3. Nguồn nước thủy văn
Xã Tào Sơn nằm cạnh con sông Lam có nguồn nước dồi dào với 2 trạm bơm
điện. Ngoài ra xã còn có nguồn nước từ các đập tự chảy, đặc biệt có đập lớn Khe

25


×