Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Hoàn thiện chiến lược Phát triển nguồn nhân lực (giảng viên) Trong trường đại học hoặc cao đẳng công lập - Trường Cao đẳng Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.7 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Nhóm 3 – Lớp QLKT 2 - K21
Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế.

TIỂU LUẬN
Môn: Quản lý Nhà nước về Kinh tế
Tên đề tài: Hoàn thiện chiến lược Phát triển nguồn nhân lực (giảng viên)
Trong trường đại học hoặc cao đẳng công lập - Trường Cao đẳng Sơn La
Người hướng dẫn: PGS. TS. Phan Huy Đường

Thành viên nhóm 3:
1. Lê Hải Anh
2. Nguyễn Văn Bình
3. Nguyễn Khắc Chinh
4. Nguyễn Thị Đoài
5. Nghiêm Trần Hiệp
6. Phùng Thị Hằng
7. Nguyễn Thanh Hường
8. Tạ Quang Lâm
9. Trần Thị Thanh Nhàn

10. Nguyễn Văn Nhân
11. Lê Thị Phượng
12. Vũ Việt Quang
13. Hoàng Thành Sơn
14. Nguyễn Chí Thanh
15. Nguyễn Văn Thế
16. Lê Thị Tình
17. Vũ Thị Thu Trang


18. Phạm Tiến Tùng
19. Đinh Thị Nhung

Hà Nội, tháng 4 năm 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................................................................. 5
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................................................................... 5
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................................................... 6

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

6
6
6
6

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC..................................7

1. VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
7
2. NHỮNG CƠ SỞ PHÁP LÝ, LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
7
2.2. Cơ sở lý luận.........................................................................................................9

2.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực............................................9
2.2.3. Đặc điểm nguồn nhân lực trong ngành giáo dục.............................................10

2.2.4. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC

10

a. Cơ cấu nguồn nhân lực..........................................................................................11
B. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

11

c. Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động.........................................................12

2.2.5. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

13

a. Chính sách phát triển giáo dục..............................................................................13
b. Đầu tư cho giáo dục...............................................................................................13
c. Cơ chế, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực ngành giáo dục.........13
d. Các nhân tố thuộc về người lao động....................................................................13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TRƯỜNG
CAO ĐẲNG SƠN LA............................................................................................................................................... 14

1. BỐI CẢNH ĐẤT NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

14

3.1. Dân số................................................................................................................. 19

3.5. Những đối tác, quan hệ cơ bản và xu thế phát triển của nhà trường..................22
3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực.......................25
3.6.1. Các nhân tố bên ngoài trường...............................................................................................................................25
3.6.2. Các nhân tố bên trong trường...............................................................................................................................26

4. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
2

26


4.1. Quá trình thành lập trường Cao đẳng Sơn La....................................................26
4.2. Hiện trạng cơ sở vật chất....................................................................................27
4.3. Về đào tạo...........................................................................................................28

5. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

32

5.1. Hiện trạng cơ cấu tổ chức Trường......................................................................32
5.2. Hiện trạng đội ngũ giảng viên, nhân viên (tính đến 31/7/2011)..........................34
5.3. Công tác phát triển nguồn nhân lực...................................................................34
CHƯƠNG III: QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN 2011-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030................................................................................................36

1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

36

1.1. Quan điểm phát triển..........................................................................................36

1.2. Mục tiêu phát triển đến năm 2020......................................................................36

2. GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN

37

2.1. Các giải pháp về đào tạo....................................................................................37
2.2. Các giải pháp phát triển phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên..........................38
2.2.1. Giải pháp phát triển số lượng, cơ cấu giảng viên...................................................................................................39
2.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, giảng viên....................................................................................................39
2.2.3. Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy cán bộ, giảng viên......................................................................................40

3. CÁC GIẢI PHÁP NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUAN HỆ
QUỐC TẾ
41
4. CÁC GIẢI PHÁP VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT
43
5. CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ
44
6. CÁC GIẢI PHÁP VỀ TÀI CHÍNH
44
7. CÁC GIẢI PHÁP TR ONG TÂM
45
CHƯƠNG IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN...............................46

1. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC

46

1.1. Chương trình 1: Đánh giá, cải tiến các chương trình đào tạo hiện hành .........46

1.2. Chương trình 2: Mở các ngành, nghề đào tạo mới.............................................46
1.3. Chương trình 3: Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ
đào tạo và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội............................................................47
1.4. Chương trình 4: Xây dựng đội ngũ giảng viên....................................................47
1.5. Chương trình 5: Xây dựng, cải tạo và mở rộng trường ...................................48
1.6. Chương trình 6: Công tác học sinh, sinh viên.....................................................48

2. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN, ĐÁNH GIÁ, ĐIỀU CHỈNH

49
50

3.1. Tổ chức thực hiện...............................................................................................50

3


3. 2. Hệ thống chỉ số kiểm tra....................................................................................51
3. 3. Các mốc đánh giá và điều chỉnh Chiến lược.....................................................51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................................................... 52

1. KẾT LUẬN
2. KIẾN NGHỊ

52
54

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.........................................................................54
2.2. Đối với UBND tỉnh Sơn La.................................................................................55


MỞ ĐẦU

4


1. Lý do chọn Đề tài
Vấn đề nhân lực và phát triển nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt đối
với một tổ chức. Nguồn nhân lực là nguyên nhân của thành công hay thất bại trong
các hoạt động của tổ chức. Điều đó đặt ra cho tất cả các tổ chức, trong đó có ngành
giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, làm thế nào nâng
cao năng lực, động cơ người lao động giúp cho tổ chức phát triển.
Trong những năm qua mặc dù ngành giáo dục đã tăng cả số lượng, chất lượng
và sự thay đổi về cơ cấu, nhưng với yêu cầu cao của phát triển kinh tế - xã hội thì
nguồn nhân lực của ngành giáo dục còn nhiều bất cập, chất lượng nguồn nhân lực
của ngành giáo dục còn chưa cao so với đòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội, cơ
cấu còn thiếu cân đối giữa các bậc học và giữa các vùng, cơ chế sắp xếp còn chưa
phù hợp. Vì vậy việc phát triển nguồn nhân lực trong ngành giáo dục là hết sức quan
trọng và cần thiết.
Từ nhận thức đó, để xây dựng nguồn nhân lực ngành giáo dục mà cụ thể là
giảng viên cho các trường đại học, cao đẳng ngày càng trở nên cấp thiết, chính vì
vậy mà nhóm tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn nhân
lực (giảng viên) trong trường đại học hoặc cao đẳng công lập” được áp dụng vào
thực tế là trường Cao đẳng Sơn La làm mục tiêu nghiên cứu, nhằm góp phần giải
quyết vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến công tác phát triển nguồn
nhân lực trong ngành giáo dục.
- Phân tích thực trạng việc phát triển nguồn nhân lực của trường Cao đẳng

Sơn La thời gian qua.
- Đề xuất những giải pháp, chiến lược và các chương trình hành động cụ thể
để phát triển nguồn nhân lực của trường Cao đẳng Sơn La trong thời gian tới.

5


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát
triển nguồn nhân lực cán bộ quản lý, Giảng viên trong trường Cao đẳng Sơn La.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát
triển nguồn nhân lực Giảng viên.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu Hoàn thiện công tác phát triển nguồn
nhân lực Giảng viên của Trường Cao đẳng Sơn La.
- Về thời gian: Các giải pháp được dề xuất theo các chương trình hành động
cụ thể để hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên của Trường giai
đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích so sánh, điều tra,
khảo sát và các phương pháp khác.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm các
chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực ngành giáo
dục.
Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực và công tác phát triển nguồn nhân lực
Giảng viên Trường Cao đẳng Sơn La.
Chương 3: Quan điểm phát triển và Đề xuất giải pháp cụ thể để phát triển

nguồn nhân lực của trường Cao đẳng Sơn La giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
Chương 4: Tổ chức thực hiện phát triển nguồn nhân lực Giảng viên.

6


Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC
1. VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
GIẢNG VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Vấn đề nhân lực và phát triển nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt với hoạt
động của mọi tổ chức ở bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào trong xã hội. Một nguồn
nhân lực giỏi, tâm huyết sẽ đem lại thành công ngược lại một nguồn nhân lực yếu
kém sẽ mang tới những thất bại cho tổ chức. Do đó làm thế nào để phát triển nguồn
nhân lực trong bối cảnh kinh tế hội nhập phát triển ngày nay là một câu hỏi cần có
lời giải đáp?
Trong những năm qua, nguồn nhân lực của ngành giáo dục nói chung và của
trường Cao đẳng Sơn La nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tuy
nhiên để tiến bước vững chắc vào tương lai, nhà trường cần có chiến lược phát triển
nguồn nhân lực cho thời gian tới phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực ngành
giáo dục giai đoạn 2011-2020 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo và Chiến lược phát triển
ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của trường sẽ trả lời những câu hỏi:
Nguồn nhân lực của trường hiện đang ở đâu? Phát triển nguồn nhân lực của trường
bằng cách nào? Và sẽ đo sự tiến đến mục tiêu đó như thế nào?
2. NHỮNG CƠ SỞ PHÁP LÝ, LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
2.1. Cơ sở pháp lý
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ XI (2011) một lần nữa khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, có vai trò

quyết định trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phát triển giáo
dục - đào tạo là nhu cầu bức thiết để phát triển đất nước;
- Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam, công bố theo Quyết định số
38/2005/QH11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục
năm 2009 quy định các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục, trong đó có xây
7


dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển
giáo dục;
- Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020;
- Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 09/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ
2006-2020.
- Đề án đổi mới giáo dục đại học Vịêt Nam giai đoạn 2006-2020 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của
Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn
2006-2020;
- Điều lệ trường cao đẳng, ban hành theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT
ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Kết luận của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hội nghị
triển khai thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó yêu cầu
các trường đại học, cao đẳng xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn
2011-2020;
- Quyết định số 5521/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 13 tháng 12 năm 2000 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nâng cấp trường Trung học Sư phạm Sơn
La thành trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La;
- Quyết định số 7599/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi tên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La thành

trường Cao đẳng Sơn La;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII (Nhiệm kỳ 2010-2015);
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường Cao đẳng Sơn La lần thứ XXX (nhiệm
kỳ 2010-2015).
- Đề án khả thi xây dựng Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La đã được Bộ Giáo
dục và Đào tạo và UBND tỉnh Sơn La phê duyệt tháng 06 năm 1996.
8


- Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Sơn La về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2020.
2.2. Cơ sở lý luận
2.2.1.Một số khái niệm về phát triển nguồn nhân lực
a. Nhân lực: Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người gồm thể lực, trí lực và
nhân cách của họ được vận dụng ra trong quá trình lao động sản xuất.
b. Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con
người, trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động, bao gồm: thể lực, trí lực, nhân
cách của con người đáp ứng một cơ cấu kinh tế - xã hội đòi hỏi.
c. Phát triển nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực là tạo ra sự thay đổi
về cơ cấu, thay đổi về chất lượng của nguồn lực nhân lực theo hướng tiến bộ, được
biểu hiện ở việc nâng cao năng lực và động cơ của người lao động để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
d. Năng lực của người lao động: Năng lực của người lao động là sự tổng hòa
của các yếu tố kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ góp phần tạo ra tính hiệu quả
trong công việc của mỗi người.
e. Động lực thúc đẩy người lao động: Động lực thúc đẩy chỉ những nỗ lực
cả bên trong lẫn bên ngoài của một con người có tác dụng khơi dậy lòng nhiệt tình
và sự kiên trì theo đuổi một cách thức hành động đã xác định; là những tác động
hướng đích của tổ chức nhằm khích lệ người lao động nâng cao thành tích và giúp
họ hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả.

2.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực
a. Chính sách phát triển giáo dục
Để phát triển nguồn nhân lực giáo dục phải thông qua chính sách phát triển
giáo dục. Chính sách phát triển giáo dục xuất phát trên quan điểm, đường lối, chính
sách của nhà nước.

9


b. Đầu tư cho giáo dục
Chính sách đầu tư cho giáo dục đóng vai trò then chốt quyết định đến chất
lượng nguồn nhân lực giáo dục. Các chính sách đầu tư cho giáo dục như chi ngân
sách nhà nước cho giáo dục, dùng cho trả lương, phụ cấp, chi bồi dưỡng, đào tạo
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chi trang bị cơ sở vật chất...
c. Cơ chế, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực ngành giáo
dục
Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục cần có cơ chế chính sách thích hợp
như: chính sách sử dụng, bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực, chính sách tiền lương và
các chính sách khác, tạo động lực cho nguồn nhân lực giáo dục phát huy tính năng
động sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thu hút lực lượng lao động
khác tham gia vào ngành giáo dục.
d. Các nhân tố thuộc về người lao động
Cán bộ, giảng viên, nhân viên có nhận thức về tầm quan trọng của học tập
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu nhận thức đúng đắn thì tạo điều kiện
phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra, năng lực của cán bộ quản lý giáo
dục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực.
2.2.3. Đặc điểm nguồn nhân lực trong ngành giáo dục
a, Bộ phận nguồn nhân lực có học vấn cao nhất
b, Hoạt động của nguồn nhân lực ngành giáo dục mang tính xã hội hoá
cao

2.2.4. Nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục
Nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực là nâng cao năng lực và nâng
cao động cơ thúc đẩy làm việc của người lao động.
Phát triển về số lượng là sự gia tăng về số lượng của nguồn nhân lực theo
hướng phù hợp với môi trường và điều kiện hoạt động mới.
Sự phát triển về số lượng nguồn nhân lực dựa trên hai nhóm yếu tố bên trong

10


như nhu cầu thực tế phải tăng số lượng lao động và những yếu tố bên ngoài như sự
gia tăng về dân số.
a. Cơ cấu nguồn nhân lực
Cơ cấu nguồn nhân lực là thành phần, tỉ trọng và vai trò của các bộ phận
trong tổng thể nguồn nhân lực.
Để xác định cơ cấu nguồn nhân lực phải xuất phát từ mục tiêu của ngành
giáo dục, từ yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
b. Phát triển năng lực của người lao động
Phát triển năng lực là phát triển tổng hòa của các yếu tố kiến thức, kỹ năng,
hành vi và thái độ góp phần tạo ra tính hiệu quả trong công việc của mỗi người. Cần
phải phát triển năng lực của người lao động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại và
mục tiêu chiến lược trong tương lai.
-

Kiến thức của người lao động

Phát triển kiến thức chính là nâng cao trình độ chuyên môn và các kiến thức
khác như: ngoại ngữ, tin học, chính tri, làm cho người lao động có trình độ đáp ứng
nhu cầu hiện tại và chiến lược trong tương lai của ngành giáo dục.
Người có kiến thức dễ dàng hoàn thành công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn

của mình. Để phát triển nguồn nhân lực cần phải nâng cao kiến thức của nguồn nhân
lực, trang bị cho người lao động những kiến thức mới.
- Kỹ năng của người lao động
Phát triển kỹ năng là nâng cao khả năng của con người trên nhiều lĩnh vực để
đáp ứng nhu cầu cao hơn trong nghề nghiệp ở hiện tại hoặc trang bị kỹ năng mới cho
tương lai.
-

Hành vi, thái độ của người lao động

Trình độ nhận thức của người lao động được biểu hiện qua thái độ, hành vi
và cách ứng xử trong công việc của họ.
Nhận thức của người lao động cho thấy cách nhìn nhận của người đó về vai
11


trò, trách nhiệm, mức độ nhiệt tình đối với công việc, điều này sẽ được thể hiện qua
các hành vi của họ. Nhận thức của người lao động được coi là tiêu chí đánh giá trình
độ phát triển nguồn nhân lực.
c. Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động

Tạo động lực cho người lao động được hiểu là tất cả các biện pháp của nhà
quản lý áp dụng vào người lao động nhằm tạo ra động cơ cho người lao động, sử
dụng các biện pháp kích thích về vật chất lẫn tinh thần. Nâng cao động lực thúc đẩy
sẽ làm cho người lao động nỗ lực làm việc tốt hơn, tăng năng suất hơn.
-

Nâng cao động lực thúc đẩy bằng yếu tố vật chất

Nâng cao động lực thúc đẩy bằng yếu tố vật chất là sử dụng yếu tố vật chất để

nâng cao tính tích cực làm việc của người lao động. Yếu tố vật chất được hiểu là
lương cơ bản, thưởng, các khoản phụ cấp, các khoản phúc lợi xã hội.
-

Nâng cao động lực thúc đẩy bằng yếu tố tinh thần

Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng yếu tố tinh thần là dùng lợi
ích tinh thần để nâng cao tính tích cực, khả năng làm việc của người lao động, đó là
những yếu tố thuộc về tâm lý như: khen, tuyên dương, ý thức thành đạt, sự kiểm soát
của cá nhân đối với công việc và cảm giác công việc của mình được đánh giá cao, ...
-

Nâng cao động lực thúc đẩy bằng cải thiện điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tiêu hao sức lực
của người lao động trong quá trình sản xuất. Mỗi một môi trường làm việc, một điều
kiện làm việc đã tác động rất nhiều đến người lao động và nó tác động đến họ theo
nhiều khía cạnh khác nhau.
-

Nâng cao động lực thúc đẩy bằng sự thăng tiến

Để thúc đẩy người lao động làm việc, ngoài các động lực bằng vật chất, tinh
thần, môi trường làm việc thì còn yếu tố quan trọng nữa đó là tạo điều kiện cho sự
thăng tiến. Đó là sử dụng sự thăng tiến hợp lý để kích thích người lao động.

12


2.2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực

a. Chính sách phát triển giáo dục
Để phát triển nguồn nhân lực giáo dục phải thông qua chính sách phát triển
giáo dục. Chính sách phát triển giáo dục xuất phát trên quan điểm, đường lối, chính
sách của nhà nước.
b. Đầu tư cho giáo dục
Chính sách đầu tư cho giáo dục đóng vai trò then chốt quyết định đến chất
lượng nguồn nhân lực giáo dục. Các chính sách đầu tư cho giáo dục như chi ngân
sách nhà nước cho giáo dục, dùng cho trả lương, phụ cấp, chi bồi dưỡng, đào tạo
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chi trang bị cơ sở vật chất, ...
c. Cơ chế, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực ngành giáo
dục
Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục cần có cơ chế chính sách thích hợp
như: chính sách sử dụng, bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực, chính sách tiền lương và
các chính sách khác, tạo động lực cho nguồn nhân lực giáo dục phát huy tính năng
động sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thu hút lực lượng lao động
khác tham gia vào ngành giáo dục.
d. Các nhân tố thuộc về người lao động
Cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhận thức về tầm quan trọng của học tập nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu nhận thức đúng đắn thì tạo điều kiện phát
triển chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra, năng lực của cán bộ quản lý giáo dục
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực.

13


Chương II: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÔNG TÁC
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TRƯỜNG
CAO ĐẲNG SƠN LA
1. BỐI CẢNH ĐẤT NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
- Khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự

phát triển kinh tế tri thức. Tốc độ đổi mới và trình độ ứng dụng tri thức quyết định
sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học và công nghệ trở thành động lực cơ bản
của sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của khoa học và công nghệ làm thay
đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong các nhà trường, đồng thời đòi
hỏi giáo dục phải cung cấp được nguồn nhân lực có trình độ cao về khoa học và
công nghệ cho sự phát triển kinh tế - xã hội;
- Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa
là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ quyền lợi quốc gia.
Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nước
phải đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao
động, điều đó tạo ra vị thế mới hết sức quan trọng của giáo dục. Giáo dục cho mọi
người và giáo dục suốt đời trở thành đòi hỏi và cam kết của các quốc gia.
- Công nghệ thông tin và truyền thông được ứng dụng trên quy mô rộng lớn ở
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong giáo dục. Sự phát triển của công
nghệ thông tin, của các phương tiện truyền thông và mạng viễn thông tạo thuận lợi
cho nền giáo dục đại chúng vừ hội nhập, cho giao lưu và hội nhập văn hoá, nhưng
nếu không có sự lãnh đạo và quản lý chặt chẽ thì khó ngăn chặn sự du nhập những
văn hóa phẩm và những tư tưởng độc hại. Hiện nay đang diễn ra cuộc đấu tranh gay
gắt trong lĩnh vực này, trong đó giáo dục đóng vai trò quyết định để bảo tồn bản sắc
văn hoá dân tộc, ngăn chặn những yếu tố ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
- Nước ta tiếp tục quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nhằm thay thế
hoàn toàn nền sản xuất thủ công bằng nền sản xuất dựa trên cơ khí và cơ điện tử, cơ
cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng cường công nghiệp và dịch vụ.

14


Tăng GDP/người một cách ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. Việc chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
tạo thuận lợi cho quá trình phát triển giáo dục đào tạo nói riêng và phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước nói chung.
- Nước ta tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường. Thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục hoàn thiện, ngày càng trở nên đồng bộ, bao
gồm cả thị trường sức lao động. Sự đóng góp của giáo dục - đào tạo vào việc nâng
cao sức canh tranh của nên kinh tế trên cơ sở gia tăng giá trị sức lao động sẽ được thị
trường đánh giá ngày càng chính xác và thừa nhận rộng rãi.
- Nước ta đã bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Theo dự báo dân số
2009-2049, với phương án mức sinh trung bình, dân số Việt Nam sẽ đạt 95,3 triệu
người vào năm 2019; 102,7 triệu người vào năm 2029 và 108,7 triệu người vào năm
2049. Về cấu trúc tuổi và giới tính, Việt Nam đã bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số
vàng” có nghĩa là cứ 02 hoặc hơn 02 người trong độ tuổi 15-64 gánh 01 người trong
độ tuổi phụ thuộc. Thời kỳ này chỉ xảy ra duy nhất một lần trong lịch sử nhân khẩu
học của mỗi quốc gia, vì vậy các chuyên gia cho rằng “cơ cấu dân số vàng sẽ đóng
góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nếu Chính phủ có những chính
sách phát triển nguồn nhân lực và tạo cơ hội việc làm phù hợp, đặc biệt chú trọng
đến lực lượng lao động trẻ”.
2. BỐI CẢNH NGÀNH GIÁO DỤC
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, được Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua, đã chỉ rõ: Phát
triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt
Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc
tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý là khâu then chốt.
Những năm qua, ngành giáo dục đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục và cán bộ phục vụ trong các cơ sở giáo dục ngày càng đông đảo, có
phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng

15



được nâng cao. Tuy nhiên, công tác phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo
dục đã bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Cụ
thể là:
- Sự phát triển đội ngũ giáo viên không theo kịp với sự gia tăng quy mô và
yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục, đặc biệt giáo dục nghề nghiệp và giáo
dục đại học.
- Sự phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý chưa gắn kết chặt chẽ với
những chính sách đổi mới và chiến lược giáo dục.
- Việc đào tạo đội ngũ giáo viên không gắn với nhu cầu tuyển dụng về số
lượng, cơ cấu cấp học, môn học cho giáo dục ở nhiều vùng miền khác nhau dẫn đến
tình trạng thừa, thiếu giáo viên ngay trong từng cơ sở giáo dục và ở hầu hết các địa
phương.
- Chất lượng của đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, do vậy việc đổi mới
chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá diễn ra chậm.
Những bất cập trên đây có nguyên nhân chủ yếu là ngành giáo dục chưa có
quy hoạch nhân lực giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên để làm cơ sở cho
việc quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, các cơ sở bồi dưỡng giáo viên, cán
bộ quản lý, đổi mới chương trình đào tạo giáo viên, đổi mới chính sách cơ chế tuyển
dụng, sử dụng đánh giá và đãi ngộ phù hợp.
Vì thế, việc quy hoạch nhân lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong
ngành giáo dục là một nhiệm vụ cấp thiết. Với mục tiêu quy hoạch phát triển nhân
lực ngành Giáo dục đến năm 2020 nhằm xác định được nhu cầu về số lượng, cơ cấu
và trình độ nhân lực của ngành, góp phần đảm bảo lực lượng để tiến hành công cuộc
đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà góp phần quan trọng thực hiện
mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, ngành đặt ra
phương hướng phát triển nhân lực ngành Giáo dục đến năm 2020 như sau:
* Giáo dục chuyên nghiệp
- Số lượng: Theo dự báo, nhu cầu nhân lực của giáo dục chuyên nghiệp đến
năm 2020 khoảng 62.000 người (trong đó có 2.000 CBQL, 48.000 GV, 12.000 NV).
16



Bình quân mỗi năm: CBQL tăng 80 người; GV tăng 1.900 người; NV tăng 500
người.
- Chất lượng: Theo dự báo, tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sỹ năm 2020
khoảng 38,52%.
- Cơ cấu số lượng theo vùng miền: Theo dự báo, đến năm 2020 số lượng giáo
viên trung cấp chuyên nghiệp vùng núi phía Bắc khoảng 6.000 người, tăng bình
quân hằng năm khoảng 300 người; Đồng bằng sông Hồng khoảng 21.000 người,
tăng bình quân hằng năm khoảng 800 người; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền
Trung khoảng 11.000 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 400 người; Tây
Nguyên khoảng 2000 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 70 người; Đông Nam
bộ khoảng 17.000 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 650 người; Đồng bằng
sông Cửu Long khoảng 5.000 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 200 người.
* Giáo dục đại học
Cao đẳng:
- Số lượng: Theo dự báo, đến năm 2020, nhu cầu CBQL, giảng viên, nhân
viên trong các trường cao đẳng khoảng 78.500 người, trong đó CBQL có 2.500
người, GV có 45.000 người, NV có 31.000 người. Bình quân mỗi năm, CBQL tăng
120 người; GV tăng 1.700 người; NV tăng 1.500 người.
- Chất lượng: Theo dự báo, năm học 2019-2020 nhu cầu giảng viên cao đẳng
có trình độ thạc sĩ khoảng 27.000 người (60%), giảng viên có trình độ tiến sĩ khoảng
3.500 người (8%).
- Cơ cấu số lượng theo vùng miền: Theo dự báo, đến năm 2020 nhu cầu giảng
viên cao đẳng miền núi phía Bắc khoảng 5010 người, tăng bình quân hằng năm
khoảng 170 người; Đồng bằng sông Hồng khoảng 15.000 người, tăng bình quân
hằng năm khoảng 500 người; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung khoảng 7.879
người, tăng bình quân hằng năm khoảng 300 người; Tây Nguyên khoảng 1.000
người, tăng bình quân hằng năm khoảng 50 người; Đông Nam bộ khoảng 12.000
người, tăng bình quân hằng năm khoảng 500 người; Đồng bằng sông Cửu Long

khoảng 3.700 người, tăng bình quân hằng năm là 100 người.
17


Đại học:
- Số lượng: Theo dự báo, đến năm 2020, nhu cầu CBQL, giảng viên, nhân
viên trong các trường đại học khoảng 127.000 người, trong đó CBQL khoảng 1.000
người, GV khoảng 83.000 người, NV khoảng 43.000 người. Bình quân mỗi năm,
CBQL tăng khoảng 50 người; GV tăng khoảng 2.500 người; NV tăng khoảng 1.700
người.
- Chất lượng: Theo dự báo, năm học 2019-2020 giảng viên đại học có trình độ
thạc sĩ khoảng 58.000 người (70%), giảng viên có trình độ tiến sĩ khoảng 29.000
người (30%).
- Cơ cấu số lượng giảng viên theo vùng miền: Theo dự báo, đến năm 2020 số
lượng giảng viên đại học khu vực miền núi phía Bắc khoảng 4.500 người, tăng bình
quân hằng năm khoảng 150 người; Đồng bằng sông Hồng khoảng 35.000 người,
tăng bình quân hằng năm khoảng 1.000 người; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền
Trung khoảng 12.000 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 400 người; Tây
Nguyên khoảng 2.500 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 100 người; Đông
Nam bộ khoảng 23.000 người, tăng bình quân hằng năm là 800 người; Đồng bằng
sông Cửu Long khoảng 4.500 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 120 người.
3. BỐI CẢNH TỈNH SƠN LA
Sơn La là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, có lịch sử hình thành
và phát triển đến nay đã trên 110 năm. Tỉnh có diện tích 14.125 km 2, chiếm 4,27%
tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố. Địa giới giáp các
tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hoá và nước
CHDCND Lào. Đường biên giới chung với nước CHDCND Lào dài 250 km. Tỉnh
Sơn La có 01 thành phố và 10 huyện với 206 xã, phường, thị trấn;
Thành phố Sơn La là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế
của cả tỉnh, có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi cho việc lưu thông hàng

hoá, trao đổi thông tin, tiếp thu các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến và thu
hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tỉnh có 02 cửa khẩu
quốc gia với nước CHDCND Lào là Chiềng Khương và Pa Háng.
18


Tỉnh Sơn La được xác định là trung tâm của vùng Tây Bắc theo Quyết định số
384/QĐ-TTg ngày 09/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020.
3.1. Dân số
Hiện nay, tỉnh Sơn La có khoảng 1.100 nghìn người, gồm 12 dân tộc anh em,
trong đó dân tộc Thái chiếm 54,76%, dân tộc Kinh 17,48%, Mông 12%, dân tộc
Mường 8,53%. Mật độ dân số năm 2009 trung bình là 76 người/km 2, nhưng phân bố
không đều. Ở huyện Sốp Cộp trung bình chỉ có 26 người/km2, còn ở Thành phố Sơn La
lên đến 238 người/km2. Tỉnh Sơn La quỹ đất còn nhiều, có điều kiện để các trường học
đảm bảo chuẩn quy định bình quân diện tích đất trên sinh viên.
3.2. Điều kiện tự nhiên
Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt biển, có 02 cao nguyên
(Mộc Châu và Nà Sản), địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới gió mùa,
mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, cho phép phát triển một nền sản
xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu phù hợp với cây
trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với phát triển cây rừng
nhiệt đới và nuôi trồng thủy sản.
Sơn La có diện tích đất canh tác khoảng 1.405.500 ha, trong đó 39,08%
(549.273 ha) đang được sử dụng. Đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày với nhiều loại
thổ nhưỡng khác nhau cho phép phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị
kinh tế cao, mạng lưới sông suối khá dày với 2 con sông lớn là sông Đà và sông Mã
chảy qua cùng hàng trăm con suối với nhiều thác lớn. Diện tích các hồ chứa đạt gần
2 vạn ha là tiềm năng lớn cho ngành công nghiệp thủy điện, cho khai thác nuôi trồng
thủy sản. Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh chiếm 73% đất tự nhiên. Đất đai phù hợp

với nhiều loại cây tạo rừng phòng hộ và nhiều vùng kinh tế hàng hóa có giá trị cao.
Rừng có nhiều nguồn động vật quý hiếm, có các khu rừng đặc dụng phục vụ nghiên
cứu khoa học và du lịch sinh thái.

19


Sơn La có 150 mỏ và điểm khoáng sản gồm than đá (Trữ lượng trên 40 triệu
tấn), đá vôi và đất sét (Riêng mỏ Nà Hò có trữ lượng trên 18 triệu tấn), ni ken, đồng,
vàng, bu tan… tạo điều kiện phát triển ngành khai thác khoáng sản.
3.3. Tình hình kinh tế - xã hội
Theo Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh Sơn La, trong 5 năm
(2006-2010) tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh tăng bình quân 14,2 %/năm; GDP bình
quân đầu người năm 2010 đạt 650USD (12,4 triệu đồng), gấp 2,5 lần so với năm 2005.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại gắn với thị
trường và phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 50,81%
năm 2005 xuống 39,6%; công nghiệp, xây dựng tăng từ 15,78% lên 22,12%; thương
mại, dịch vụ tăng từ 33,41% lên 38,28% năm 2010.
Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch tích cực và
phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đảm bảo an ninh lương thực, đẩy mạnh thâm
canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chương trình phát triển các
ngành công nghiệp chủ lực được mở rộng với quy mô hợp lý, phát triển thành các vùng
nguyên liệu tập trung. Công tác bảo vệ và phát triển rừng có nhiều tiến bộ, độ che phủ
rừng đã đạt 50%, góp phần tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái.
Sản xuất công nghiệp có bước phát triển mới. Giá trị sản xuất công nghiệp năm
2010 đạt 1.450 tỷ đồng, tăng 2,9 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 23,1%.
Dịch vụ có bước phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trường, hàng hóa, đáp
ứng được các yêu cầu kinh tế và đời sống xã hội. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm
2010 tăng 2,5 lần so với năm 2005. Du lịch phát triển cả về số lượng khách, loại hình
và sản phẩm; hạ tầng du lịch được quy hoạch và đầu tư tập trung.

Chính sách thu hút đầu tư đã phát huy hiệu quả tích cực. Tổng vốn đầu tư toàn xã
hội 5 năm 2006-2010 đạt 50.220 tỷ đồng, gấp 4,2 lần so với giai đoạn 2001-2005.
Tỉnh Sơn La có Chương trình 135 và Nghị quyết 37 của Chính phủ tạo động lực
thay đổi kinh tế - xã hội của tỉnh, ổn định cuộc sống, tạo niềm tin, là bước phát triển
quan trọng trong an ninh, quốc phòng của tỉnh.

20


Chương trình phát triển cây cao su được tỉnh Sơn La tập trung đầu tư, triển khai
với diện tích đến nay đạt 6.400 ha, thu hút trên 6.700 hộ gia đình ở 160 bản thuộc 21 xã
góp quyền sử dụng đất, gần 4.700 người lao động nông thôn được tuyển vào làm việc
tại Công ty Cổ phần Cao su Sơn La.
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mặc dù đã đạt khá nhưng chưa
thực sự bền vững; ở nhiều nơi, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn; kết cấu hạ tầng còn yếu kém, chưa
đồng bộ; mặc dù người dân đã được tuyển dụng làm công nhân song chưa được đào tạo
đầy đủ về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
Trong thời gian tới, Sơn La cần tập trung khắc phục những hạn chế thiếu sót,
tập trung chỉ đạo việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội đến năm 2020. Cần quan tâm đến vấn đề liên kết vùng trong quy hoạch,
cập nhật bổ sung những tiềm năng, lợi thế mới hình thành.
3.4. Tình hình giáo dục và đào tạo
Giáo dục - Đào tạo Sơn La trong những năm qua có bước phát triển về quy
mô, mạng lưới và loại hình đào tạo, chất lượng và hiệu quả giáo dục có nhiều
chuyển biến, tỷ lệ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn tăng khá, bước đầu
đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Năm học 2010 - 2011, toàn tỉnh có 781 trường gồm: 227 trường Mầm non, 268
trường Tiểu học, 13 trường Phổ thông cơ sở, 224 trường THCS; 31 trường THPT; 12
Trung tâm GDTX; 01 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề; 02

trường Cao đẳng, 02 trường TCCN và 01 trường TCN; 198/206 xã, phường có Trung
tâm học tập cộng đồng. So với năm học 2009 - 2010 tăng 16 trường (Gồm 12 trường
Mầm non, 03 trường Tiểu học và 01 trường Phổ thông cơ sở).
- Giáo dục mầm non: Huy động 12,4% số trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ (tăng
1,1% so với năm trước); số trẻ mẫu giáo đến lớp đạt 89,1% (Tăng 1,3% so với năm
trước); riêng trẻ 5 tuổi đến lớp đạt 95,6% (Tăng 0,6% so với năm trước).

21


- Giáo dục phổ thông: Huy động hầu hết số học sinh 6 tuổi vào lớp 1 và huy
động 98,5% số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 THCS ; 66,34%
học sinh tốt nghiệp lớp 9 được tuyển vào lớp 10 THPT và bổ túc THPT.
Toàn tỉnh có 274.057 học sinh (tăng 23.278 học sinh, tăng 1,23% so với năm
trước), trong đó: 66.046 học sinh mầm non, 111.719 học sinh tiểu học, 69.876 học sinh
THCS, 27.661 học sinh THPT; 4.854 học sinh, sinh viên cao đẳng, TCCN.
Trong những năm qua, để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn
La, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ các cấp, giáo viên,
người lao động ngày càng lớn. Để đáp ứng nhu cầu này, các trường Cao đẳng,
TCCN, Trung tâm GDTX tỉnh Sơn La đã liên kết với các Học viện, các trường Đại
học tổ chức các khóa đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, giáo dục từ xa tạo
điều kiện thuận lợi cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động có thể học tập
thường xuyên, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của người học, góp phần nâng cao
dân trí và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho địa phương.
Tuy nhiên chất lượng giáo dục - đào tạo vẫn còn hạn chế, kết quả phổ cập giáo
dục không bền vững, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, THCS được vào học tại các
trường Đại học, Cao đẳng, TCCN, các cơ sở dạy nghề còn rất thấp so với mặt bằng
chung của toàn quốc. Một trong những nguyên nhân là việc đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên các cấp học ở một số trường, một số vùng chưa đảm
bảo, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa của tỉnh; việc đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực đào

tạo cho các trường chuyên nghiệp trong tỉnh chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu đào tạo
và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay.
3.5. Những đối tác, quan hệ cơ bản và xu thế phát triển của nhà trường
Trường Cao đẳng Sơn La được thành lập và hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu
giáo dục - đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ của cộng đồng, góp
phần tích cực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa tỉnh nhà, trước mắt là đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra trong Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2006 - 2020 và Nghị quyết
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII (Nhiệm kỳ 2010-2015).
22


Hiện nay, nguồn nhân lực đã qua đào tạo và có trình độ cao của Sơn La còn thấp
hơn nhiều địa phương khác, số liệu so sánh thể hiện trong bảng sau:
Bảng so sánh chất lượng nguồn lao động tỉnh Sơn La với một số địa phương
Trình độ
Tỉnh

Lao động chưa có
CMKT (%)

Lao động trình độ
TCCN (%)

Lao động trình
độ CĐ, ĐH (%)

Sơn La

96,59


1,84

0,46

Lào Cai

90,85

2,44

1,23

Bắc Cạn

94,53

3,74

0,69

Thái Nguyên

85,58

16,39

19,03

Để góp phần từng bước giải quyết tình trạng trên, nhà trường đã chủ động

tăng cường các mối liên hệ, hợp tác với các đại học, học viện, trường đại học có
truyền thống, uy tín, chất lượng đào tạo để vừa học hỏi kinh nghiệm vừa kịp thời đáp
ứng nhiệm vụ được tỉnh giao là đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, ứng dụng khoa
học - công nghệ của cộng đồng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện
để người lao động sau đào tạo chủ động tham gia thị trường lao động.
Hiện nay nhà trường đang liên kết với gần 20 đại học, học viện, trường đại học
để đào tạo trình độ đại học nhằm nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động (Đại học Thái Nguyên, Đại học Công nghệ thông tin và
Truyền thông; Học viện Quản lý giáo dục; Học viện Hành chính Quốc gia; Đại học Sư
phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội,
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Lao động - Xã hội, Đại học Công
nghiệp Hà Nội, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Đại học Luật Hà Nội, Đại học
Tây Bắc, Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương, Trường Chính trị Tỉnh Sơn La).
Nhà trường luôn thực hiện tốt sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh,
đồng thời chủ động phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức chính trị
- xã hội trong tỉnh (Hội Khuyến học, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên
23


Cộng sản HCM...), các huyện - thành phố, các trường học, các doanh nghiệp để hoàn
thành tốt các nhiệm vụ được tỉnh giao, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín của nhà
trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cộng đồng, xã hội.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa giáo dục chuyên nghiệp có vai
trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cung ứng cho xã hội những người lao
động trẻ có kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời đào tạo lại để nâng cao kỹ năng nghề
nghiệp của lực lượng lao động hiện có. Trong giai đoạn hiện nay, hàng vạn học sinh
THCS và THPT của tỉnh Sơn La, vùng Tây Bắc và các tỉnh lân cận lân cận sau tốt
nghiệp THCS và THPT đều có nguyện vọng học một ngành nghề chuyên môn nhất
định để tìm kiếm việc làm. Trong điều kiện khó khăn của tỉnh Sơn La, vùng Tây Bắc
thì thuận lợi nhất đối với đa số học sinh là tiếp tục được đào tạo nghề nghiệp tại địa

phương. Trường Cao đẳng Sơn La cần tiếp tục mở rộng đào tạo đa ngành, đa hệ để
cùng với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khác đáp ứng nhu
cầu nhân lực của tỉnh Sơn La, vúng Tây Bắc và các tỉnh lân cận.
Theo xu thế phát triển hiện nay, nhu cầu nâng cao năng lực đào tạo của các
trường đại học và mở thêm các trường đại học là tất yếu, đa số các địa phương đều
đều mong muốn xây dựng trường đại học để đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ có trình
độ đại học trở lên đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm sắp
tới. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn phát triển giáo dục và đào tạo nước ta cho thấy
xây dựng và phát triển các trường đại học địa phương là giải pháp có hiệu quả. Một
số tỉnh trong toàn quốc đã có trường đại học trực thuộc tỉnh (Trường Đại học Hùng
Vương - Tỉnh Phú Thọ, Trường Đại học Hồng Đức - Tỉnh Thanh Hóa, Trường Đại
học Phú Yên - Tỉnh Phú Yên, Trường Đại học Tiền Giang - Tinh Tiền Giang.
Trường Đại học An Giang - Tỉnh An Giang…). Đối với tỉnh Sơn La, sự phát triển
kinh tế - xã hội và ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ, đảm bảo an ninh quốc phòng phía Tây Bắc của cả nước với 250 km đường biên giới với nước
CHDCND Lào, đòi hỏi phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, nhu
cầu nhân lực các ngành, nghề và hợp tác đào tạo với nước bạn Lào sẽ tăng đáng kể
trong thời gian tới, đặc biệt trong điều kiện tỉnh Sơn La đóng vai trò trung tâm của

24


vùng Tây Bắc và đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực ASEAN,
toàn cầu hóa và gia nhập WTO.
Trong tình hình đó, tỉnh Sơn La cần có trường đại học để có thể đáp ứng
được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ có trình độ cao cho tỉnh Sơn La, các
tỉnh vùng Tây Bắc và các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào. Chủ trương xây dựng
Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La "làm nòng cốt để xây dựng Trường Đại học cộng
đồng Sơn La trong tường lai" đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh Sơn
La phê duyệt năm tháng 06 năm 1996 trong Đề án nâng cấp Trường trung học Sư
phạm tỉnh Sơn La thành Trường Cao đẳng phạm Sơn La. Hiện tại, trường Cao đẳng

Sơn La đã cơ bản hội đủ điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý giảng viên và trình độ quản lý để phát triển thành Trường Đại học cộng đồng Sơn La
góp phần giải quyết yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại địa phương, đặc
biệt là con em đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, bồi dưỡng nhân tài và đào tạo cán bộ,
nguồn nhân lực cho các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào.
3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực
3.6.1. Các nhân tố bên ngoài trường
- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Uỷ
ban nhân dân tỉnh Sơn La, đặc biệt là chỉ đạo chiến lược phát triển trường sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho trường về các mặt tổ chức, nhân sự và tài chính - cơ sở vật chất để
thực hiện tốt sứ mạng và chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Các chủ trương, chính sách quản lý ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo thông
qua chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, quy hoạch phát triển
nguồn nhân lực ngành giáo dục- đào tạo sẽ tạo điều kiện cho nguồn nhân lực của
trường phát triển nhanh và bền vững trong tương lai
- Sự phát triển kinh tế - xã hội, mức sống và thu nhập của nhân dân trong vùng
tăng đáng kể, sự phát triển sản xuất và nhu cầu sử dụng lao động được đào tạo của
các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất khác trong vùng sẽ làm tăng nhu cầu và khả
năng học đại học, cao đẳng, TCCN và học nghề từ đó tăng số lượng giảng viên.

25


×