Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến gdp các tỉnh, thành phố của việt nam 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.45 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
BAN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
-----o0o-----

TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI:

“ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến GDP các tỉnh, thành
phố của Việt Nam năm 2008”
Giảng viên hướng dẫn

: GS.TS. TRƯƠNG BÁ THANH

Lớp

: TCNH K22

Danh sách nhóm

:

1. Đào Ngọc Châu
2. Võ Thị Thu
3. Lê Thị Thanh Thủy
4. Lê Thị Bảo Thoa

Tháng 6 năm 2011


Tiểu luận Kinh tế lượng


Lớp Cao học Tài chính ngân hàng K22

LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế
và các nhà hoạch định chính sách. Tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ ảnh hưởng đến
toàn bộ sự vận động nền kinh tế và là một trong những chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia. Để phản ánh tăng trưởng kinh tế,
các nhà kinh tế sử dụng số liệu về GDP, một chỉ tiêu mà chúng ta biết là phản
ánh tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu được nhiều
nhà kinh tế coi là chỉ tiêu tốt nhất để phản ánh tình hình hoạt động của nền kinh
tế, GDP là thước đo thành tựu kinh tế .
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện quyết định thúc đẩy sự phát triển kinh tế
của quốc gia, nó cho phép giải quyết các vấn đề xã hội, là cơ sở để phát triển
giáo dục và khoa học công nghệ. Hơn thế, tăng trưởng bền vững sẽ góp phần bảo
vệ môi trường. Mức độ tăng trưởng kinh tế của bất cứ quốc gia nào cũng đều
phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào và đầu ra. Nghiên cứu về sự đóng góp của các
yếu tố đối với tăng trưởng GDP có ý nghĩa về nhiều mặt, không những xác định
vị trí của từng yếu tố để có kế hoạch khai thác, mà còn có ý nghĩa xác định được
yếu tố tiềm ẩn gia tăng lạm phát.
GDP thực tế của Việt Nam hiện nay cao gấp khoảng 3 lần so với cách đây
15 năm, nhưng như chúng ta biết, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong
năm 2008 chỉ trên 6%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ trên 8% của những năm
trước đó. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế,
chính trị, xã hội của Việt nam. Mức sống của người dân giảm sút, thu hút đầu tư
nước ngoài gặp nhiều khó khăn, thất nghiệp tăng, quy mô hoạt động của các
doanh nghiệp bị thu hẹp, cán cân thương mại phát triển theo chiều hướng xấu,
lạm phát ở mức cao……có rất nhiều những hậu quả khó lường trước được nếu
Việt nam không nhanh chóng khắc phục tình trạng thụt lùi của nền kinh tế, tức là
ngay lập tức tìm mọi cách thúc đẩy sự gia tăng của GDP cả nước trên cơ sở đẩy
mạnh sức tăng GDP của các tỉnh thành trong nước. Để thực hiện được điều đó,

-1-


Tiểu luận Kinh tế lượng
Lớp Cao học Tài chính ngân hàng K22
chúng ta cần phải tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm tốc độ
tăng trưởng kinh tế, xem xét và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến GDP cả
nước trên cơ sở phân tích biến động GDP của từng tỉnh, thành. Để làm được điều
này, một trong những phương pháp là sử dụng kinh tế lượng để phân tích về mặt
lượng mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến GDP dựa trên các số liệu thực
tế thu thập được.
Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chỉ
tiêu GDP bằng mô hình kinh tế lượng, dự báo các nhân tố tác động để từ đó có
cơ sở củng cố thêm các giả thiết kinh tế, giúp cho nhà quản lý đưa ra những
quyết định đúng đắn, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến GDP các tỉnh, thành của Việt Nam năm 2008”.

-2-


Tiểu luận Kinh tế lượng

Lớp Cao học Tài chính ngân hàng K22

NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là toàn bộ giá trị của các hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Như vậy GDP là kết quả của toàn
bộ hoạt động kinh tế diễn ra trên lãnh thổ một nước, không phân biệt kết quả

thuộc về ai và do ai sản xuất ra. Với riêng từng tỉnh, thành – GDP được hiểu là
tổng sản phẩm địa phương, là toàn bộ giá trị của các hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trong phạm vi của địa phương đó trong một khoảng thời
gian nhất định, thường là một năm.
Làm thế nào để tính GDP ?
Phương pháp tính toán cho GDP rất phức tạp nhưng nhìn chung có ba phương
pháp: Phương pháp chi tiêu, phương pháp thu nhập, phương pháp giá trị gia
tăng. Dù là phương pháp nào đi nữa, các trị số nầy trên thực tế phải bằng nhau
hay ít nhất cũng gần gần như vậy.
Phương pháp thu nhập, được đề cập như GDP(I), được tính toán bằng cách cộng
số tiền lương trước thuế (compensation) của các nhân viên, lợi tức trước thuế
(gross profits) của tất cả hãng xưởng, và tổng số tiền giúp đở (không thuế) bởi
chính phủ trên các hàng hóa hay thương vụ. Phương pháp chi tiêu thì thông dụng
hơn, nó gồm tất cả số tiền tiêu thụ, đầu tư, tiền chi tiêu của chính quyền, và hiệu
số giữa xuất cảng và nhập cảng.
Tổng sản lượng nội địa được tính dựa vào công thức: (Theo phương pháp chi
tiêu)
GDP = C + G + I + NX
với
"C" là số tiền tiêu xài của tất cả mọi người trong quốc gia
"G" là số tiền tiêu xài của chính phủ
-3-


Tiểu luận Kinh tế lượng
Lớp Cao học Tài chính ngân hàng K22
"I" là số tiền tiêu xài của tất cả doanh nghiệp
"NX" là hiệu số của xuất cảng và nhập cảng
Lao động : chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và
kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế.

Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua
hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự.
Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có
thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có
sức khỏe và kỷ luật lao động.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài: đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước
ngoài nói riêng là một nhân tố quan trọng của quá trình sản xuất, tùy theo mức
độ đầu tư mà người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay
ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Đầu tư tực
tiếp nước ngoài là quá trình di chuyển vốn quốc tế mà trong đó chủ sở hữu vốn
sẽ trực tiếp tham gia vào điều hành và sử dụng vốn. Hiện nay lượng vốn đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam đang ngày càng tăng. Để có được tư bản,
phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dung cho tương lai. Điều này đặc biệt
quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên
GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản
không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân dầu tư cho sản xuất, nó còn là tư bản
cố định xã hội những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư
bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia
nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ
thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc
gia...), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi....Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nhân tố
quan trọng ảnh hưởng đến GDP của một quốc gia.
Chi ngân sách của chính phủ: là những hàng hóa và dịch vụ mà chính
phủ mua, các khoản chuyển giao thu nhập mà chính phủ thực hiện và cách thức
-4-


Tiểu luận Kinh tế lượng
Lớp Cao học Tài chính ngân hàng K22
chính phủ trang trải các khoản đó. Hầu hết các khoản chi tiêu của chính phủ

được trang trải bằng thuế, khi chi tiêu vượt quá nguồn thuế nhận được thì ngân
sách sẽ thâm hụt. Nếu chính phủ thay đổi chi ngân sách sẽ làm thay đổi GDP của
quốc gia.
Xuất khẩu: trong tính toán GDP, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên
ngoài. Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ
giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà
cầu nội địa yếu thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế.
Chính vì thế nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa
hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, vì xuất khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài
nên để đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững, IMF thường khuyến
nghị các nước phải dựa nhiều hơn nữa vào cầu nội địa. Đây cũng là một nhân tố
quan trọng ảnh hưởng đến GDP.
II/ THIẾT LẬP MÔ HÌNH TỔNG QUÁT:
1. Những giả định ban đầu cho mô hình.
Việc xây dựng mô hình bội sử dụng phương pháp bình phương bé nhất
(OLS) nên cần thiết đưa các giả định:
- Sai số tuân theo quy luật phân phối chuẩn: N(0,σ2).
- Giá trị trung bình của sai số bằng không: E(εi) = 0.
- Phương sai sai số đồng nhất theo tất cả quan sát:Var(εi) = E(εi) = σ2 với
mọi i.
- Sai số ngẫu nhiên sẽ độc lập thống kê lẫn nhau. Giả định không có tự
tương quan: E(εi ,εj) = Cov(εi, εj) với mọi i # j
- Các X2, X3,...,Xk là những giá trị không ngẫu nhiên và cho trước.

-5-


Tiểu luận Kinh tế lượng

Lớp Cao học Tài chính ngân hàng K22


2. Xây dựng mô hình:
Qua phân tích mối quan hệ giữa GDP và các nhân tố ảnh hưởng, mô hình
được xây dựng:

Υ = β1 + β 2Χ + β 3Χ + β 4Χ + β 5Χ + Ui
2

3

4

5

Trong đó:
- β 2 : hệ số co giãn riêng của GDP đối với lao động, cho biết GDP
tăng( giảm) bao nhiêu triệu USD khi lao động tăng (giảm) một ngàn người, với
điều kiện các nhân tố khác không đổi.
- β3 : hệ số co giãn riêng của GDP đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho
biết GDP tăng( giảm) bao nhiêu triệu USD khi đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng
(giảm) một triệu USD, với điều kiện các nhân tố khác không đổi.
- β 4 : hệ số co giãn riêng của GDP đối với chi ngân sách chính phủ , cho
biết GDP tăng( giảm) bao nhiêu triệu USD khi chi ngân sách chính phủ tăng
(giảm) một triệu USD, với điều kiện các nhân tố khác không đổi.
- β5 : hệ số co giãn riêng của GDP đối với xuất khẩu, cho biết GDP
tăng( giảm) bao nhiêu triệu USD khi xuất khẩu tăng (giảm) một triệu USD, với
điều kiện các nhân tố khác không đổi.
Chúng ta thấy các biến có quan hệ tỷ lệ thuận với GDP nên kỳ vọng các
hệ số ước lượng của mô hình mang dấu dương.
III/ NGUỒN DỮ LIỆU VÀ MÔ TẢ DỮ LIỆU:

- Dữ liệu được thu thập từ trang Web số liệu thống kê của Việt Nam và
một số trang Web khác.
- Số liệu phản ánh giá trị GDP, lao động, đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi
ngân sách chính phủ, xuất khẩu của 46 tỉnh, thành trong cả nước.

-6-


Tiểu luận Kinh tế lượng
Lớp Cao học Tài chính ngân hàng K22
1/ Bảng tên biến trong mô hình:
STT
1
2
3
4
5

Tên biến
Y
X2
X3
X4
X5

Loại biến
Phụ thuộc
Độc lập
Độc lập
Độc lập

Độc lập

Định nghĩa
GDP
Lao động
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chi ngân sách
Xuất khẩu

Đơn vị đo
Triệu USD
Nghìn người
Triệu USD
Triệu USD
Triệu USD

2/ Các dữ liệu đã thu thập:
STT
Tỉnh, thành phố
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

GDP(Yi)
(triệu
USD)

Hà Nội
12012.84
Bắc Ninh
1018.90
Hải Phòng
2019.07
Thái Bình
174.14
Bắc Kạn
125.57

Yên Bái
275.04
Thái Nguyên
863.44
Lai Châu
569.33
Nghệ An
1312.92
Hà Tĩnh
484.36
Quảng Trị
567.90
Thừa Thiên - Huế
627.96
Đà Nẵng
1449.04
Lâm Đồng
705.08
Ninh Thuận
332.34
Bình Dương
746.95
Bà Rịa - Vũng Tàu 2119.96
TP Hồ Chí Minh
15867.50
Phú Yên
443.08
Đồng Nai
1750.94
Tuyên Quang

53.85
Bình Định
1274.17
Quảng Ngãi
921.08
Vĩnh Phúc
1526.04
Bạc Liêu
441.42
Kiên giang
900.55

Lao động
(X2)
(nghìn
người)
2853.52
521.32
894.99
1034.83
166.68
364.59
586.48
328.92
1338.31
593.62
268.07
523.74
336.42
510.67

260.41
388.48
387.86
2937.58
435.79
1026.19
350.65
820.01
690.85
621.64
417.93
864.87
-7-

Đầu tư trực
Xuất
Chi ngân
tiếp nước
khẩu
sách (X4)
ngoài
(X5)
(triệu
(X3)
(triệu
USD)
(triệu USD)
USD)
3.0809
1079.67

6936.21
0.9423
165.53
1640.79
1.1052
147.12
820.96
0.1458
130.03
100.53
0.1553
273.77
30.96
0.1606
147.23
127.40
0.8565
157.30
520.95
0.2902
135.04
114.62
0.4791
151.78
335.47
0.7512
206.83
131.75
0.8759
126.08

257.68
0.296
137.63
481.48
0.5794
183.35
905.11
0.3154
160.30
1128.65
0.5978
85.60
185.77
0.4845
114.09
1463.27
0.149
191.04
446.62
7.8791
886.23
20657.09
0.8459
107.98
237.70
1.7827
193.35
197.54
0.0566
132.55

54.88
0.1785
157.42
166.76
0.5559
134.90
585.43
1.6543
154.00
905.89
0.167
202.68
247.32
0.604
158.55
768.98


Tiểu luận Kinh tế lượng
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

38
39
40
41
42
43
44
45
46

Cần Thơ
Bình Thuận
Long An
Lạng sơn
Tiền Giang
An Giang
Bình Phước
Gia lai
Hải Dương
Hưng Yên
Hà Nam
Nam Định
Ninh Bình
Bắc Giang
Thanh Hóa
Đăk Lăk
Kon Tum
Quảng Ninh
Tây Ninh
Khánh Hòa


1000.96
1521.02
713.26
78.98
767.03
1080.11
339.10
405.58
1371.51
737.82
652.83
1229.73
480.95
979.70
2046.44
1165.14
319.89
732.58
686.80
1261.70

Lớp Cao học Tài chính ngân hàng K22
986.87
640.42
820.17
409.00
957.75
1421.35
428.76

526.82
967.67
635.95
504.58
1181.32
516.58
903.00
1979.56
907.99
177.41
582.24
557.63
582.06

0.1292
0.729
0.4675
0.085
0.4
0.5784
0.04
0.109
0.3017
0.5555
0.43
0.9222
0.2393
0.2603
0.9069
0.5208

0.867
0.6686
0.4946
0.0407

175.33
139.00
128.10
160.31
122.73
160.54
214.95
177.57
136.55
108.46
92.96
207.67
137.06
209.89
135.49
126.12
112.07
160.80
202.29
130.38

797.54
960.96
677.15
186.09

738.51
839.85
215.44
969.31
707.64
845.26
764.31
1020.12
196.55
636.54
865.30
153.98
248.52
142.86
630.74
160.04

IV/ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH VÀ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT
1/ Ước lượng mô hình
Áp dụng phương pháp bình phương bé nhất cho những số liệu trên, ta có
kết quả cho mô hình ước lượng:

Ŷi= -1039,103 + 0,752 X2 + 463,668 X3 + 6,718 X4 + 0,254 X5

-8-


Tiểu luận Kinh tế lượng

Lớp Cao học Tài chính ngân hàng K22


Mô hình trên phản ánh :
- β 2 = 0.752: GDP tăng( giảm) 0.752 triệu USD khi lao động tăng (giảm)
một ngàn người, với điều kiện các nhân tố khác không đổi.
- β3 = 463,668: GDP tăng( giảm) 463,668 triệu USD khi đầu tư trực tiếp
nước ngoài tăng (giảm) một triệu USD, với điều kiện các nhân tố khác không
đổi.
- β 4 = 6.718: GDP tăng( giảm) 6.718 triệu USD khi chi ngân sách chính
phủ tăng (giảm) một triệu USD, với điều kiện các nhân tố khác không đổi.
- β5 = 0.254: GDP tăng( giảm) 0.254 triệu khi xuất khẩu tăng (giảm) một
triệu USD, với điều kiện các nhân tố khác không đổi.
2/ Nhận xét về mô hình:
2.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình:
Để xác định sự tồn tại của mô hình, nhóm sử dụng tiêu chuẩn kiểm định F
qua SPSS với mức ý nghĩa α = 5%; k = 5, n = 46. Kết quả như sau:

Quan sát kết quả SPSS cho thấy Sig = 0,000 < 0,05 : chứng tỏ rằng mô
hình tồn tại.
2.2. Kiểm định giả thiết các tham số:
Tra bảng phân phối Student, với mức ý nghĩa 5%: T410,025 ≈ 2,021
T *1 = 7,355 > T410,025

β1 ≠ 0

có ý nghĩa trong mô hình.

T*2 = 3,874 > T410,025

β 2 ≠ 0 , X2 có ý nghĩa trong mô hình.


T*3= 2,506 > T410,025

β 3 ≠ 0, X*3 có ý nghĩa trong mô hình.

T*4 = 9,289 > T410,025

β 2 ≠ 0 , X*4 có ý nghĩa trong mô hình.

-9-


Tiểu luận Kinh tế lượng

Lớp Cao học Tài chính ngân hàng K22
β 2 ≠ 0 , X*5 có ý nghĩa trong mô hình.

T*5 = 3,418 > T410,025

Mô hình có hệ số R2 = 0,975 tức là trong hàm hồi quy mẫu các biến độc
lập giải thích được 97,5% biến phụ thuộc Y.
Hệ số điều chỉnh bằng 0,973 nên độ phù hợp của hàm hồi quy mẫu rất cao.
3/ Kiểm tra vi phạm các giả thiết:
3.1/ Giả thuyết phân phối chuẩn:
Để kiểm định sai số của mô hình có tuân theo quy luật phân phối chuẩn
hay không, ta xem xét biểu đồ sau:

- 10 -


Tiểu luận Kinh tế lượng


Lớp Cao học Tài chính ngân hàng K22

Nhận xét biểu đồ: Đồ thị đường cong chuẩn của biến ngẫu nhiên có dạng hình
chuông đối xứng, điều đó chứng tỏ biến ngẫu nhiên của mô hình tuân theo phân
phối chuẩn
Hoặc dùng kiểm địnhShapiro-Wilk, vì cỡ mẫu 46 (nhỏ hơn 50), với Sig.=0,215
(lớn hơn 0,05). Chứng tỏ phân phối này là phân phối chuẩn.

Ta xem biểu đồ Q-Q plot

- 11 -


Tiểu luận Kinh tế lượng
Lớp Cao học Tài chính ngân hàng K22
3.2/ Giả thuyết về Đa Cộng Tuyến:
Những biến độc lập trên được xác định nhưng cần phải lựa chọn những
biến độc lập có mức độ tương quan mạnh với biến phụ thuộc. Tiến hành đánh
giá lại sự tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Phương pháp
đánh giá được lựa chọn là giá trị hệ số tương quan |ryxi| có giá trị gần 1 nhất
.Bảng kết quả hệ số tương quan sau cho phép lựa chọn được các biến độc lập.
Correlations
Y
Pearson Correlation

Sig. (1-tailed)

N


X2

X3

X4

X5

Y

1.000

.835

.914

.929

.929

X2

.835

1.000

.725

.768


.721

X3

.914

.725

1.000

.771

.950

X4

.929

.768

.771

1.000

.797

X5

.929


.721

.950

.797

1.000

.

.000

.000

.000

.000

X2

.000

.

.000

.000

.000


X3

.000

.000

.

.000

.000

X4

.000

.000

.000

.

.000

X5

.000

.000


.000

.000

.

Y

46

46

46

46

46

X2

46

46

46

46

46


X3

46

46

46

46

46

X4

46

46

46

46

46

X5

46

46


46

46

46

Y

Với kết quả trên hệ số tương quan giữa các biến X i và Y tương đối gần 1
nên tất cả các biến độc lập đều được chọn.
- Để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình người ta thường sử
dụng hệ số tương quan cặp giữa các biến giải thích hoặc sử dụng nhân tử phóng
đại phương sai VIF. Nếu hệ số tương quan cặp giữa các biến giải thích > 0,8
hoặc nhân tử phóng đại phương sai VIF > 5 thì sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng
tuyến và ngược lại.

- 12 -


Tiểu luận Kinh tế lượng

Lớp Cao học Tài chính ngân hàng K22

Theo bảng ta thấy:
- rx3x5 = 0,95 > 0,8
- Hệ số VIF của X3 và X5 > 5
Vậy mô hình tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến.
- Ta có: ryx3 < ryx5 do đó biến X3 không được lựa chọn để giải thích mô hình.
Hoặc hồi quy giữa Y và các biến còn lại R2X3=0.971 > R2X5= 0.968=> Bỏ
biến X3

Như vậy các biến độc lập còn lại xây dựng mô hình là : X2; X4; X5.
Sử dụng chương trình SPSS với 3 biến còn lại. Kết quả như sau:

Mô hình ước lượng mới:

Ŷi= -936,299 + 0,835 X2 + 6,695 X4 + 0,414 X5

Quan sát kết quả SPSS cho thấy Sig = 0,000 < 0,05 : chứng tỏ rằng mô hình tồn
tại.

- 13 -


Tiểu luận Kinh tế lượng

Lớp Cao học Tài chính ngân hàng K22

Mô hình có hệ số R2 = 0,971 tức là trong hàm hồi quy mẫu các biến độc
lập giải thích được 97,1% biến phụ thuộc Y. Hệ số điều chỉnh bằng 0, 969 nên
độ phù hợp của hàm hồi quy mẫu rất cao.
Qua kết quả từ các bảng trên cho thấy hệ số VIF của các biến < 5: không
còn hiện tượng đa cộng tuyến.
3.3/ Giả thuyết tự tương quan:
Để kiểm tra tính tự tương quan, sử dụng phương pháp kiểm định DurbinWatson. Theo SPSS cho kết quả d = 2,047.
Tra bảng thống kê Durbin-Watson với mức ý nghĩa α=5%; n=46, k’=3, ta
có:
Dl

Du


4-du

4-dl

1,383

1,666

2,334

2,617

Ta thấy du < d < 4-du : Chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan
dương hoặc âm.
3.4/ Phương sai không đồng nhất:
Sử dụng kiểm định White để kiểm định phương sai không đồng nhất của mô
hình.
Uớc lượng mô hình trên ta được các phần dư ei , ta tính được ei2, ta xây dựng mô
hình hồi quy phần dư như sau :
ei2 = α1 + α2X2 + α3X4 +α4X5 + α5X22 + α6X42 + α7X52+ Vi
Ước lượng mô hinh bằng phần mềm Eview (View/Residual Test/White
Heteroscedasticity) cho kết quả như sau :
- 14 -


Tiểu luận Kinh tế lượng

Lớp Cao học Tài chính ngân hàng K22

White Heteroskedasticity Test:

F-statistic
1.854038
Obs*R-squared
10.20892

Probability
Probability

0.113732
0.116125

Test Equation:
Dependent Variable: RESID^2
Method: Least Squares
Date: 06/16/11 Time: 16:55
Sample: 1901:1 1912:2
Included observations: 46
Variable
Coefficient
C
-347277.3
X2
-123.8020
X2^2
0.023645
X4
4790.605
X4^2
-3.638057
X5

-22.40975
X5^2
-0.000942
R-squared
0.221933
Adjusted R-squared
0.102231
S.E. of regression
275549.3
Sum squared resid
2.96E+12
Log likelihood
-637.6943
Durbin-Watson stat
1.829171

Std. Error
t-Statistic
253292.8 -1.371051
399.5331 -0.309867
0.206814
0.114327
1615.799
2.964853
1.741316 -2.089257
116.6259 -0.192151
0.004996 -0.188517
Mean dependent var
S.D. dependent var
Akaike info criterion

Schwarz criterion
F-statistic
Prob(F-statistic)

Prob.
0.1782
0.7583
0.9096
0.0051
0.0433
0.8486
0.8514
214669.4
290815.0
28.03019
28.30846
1.854038
0.113732

Qua bảng trên ta thấy Obs*R-squared = Xtt = nR2 = 10.20892
Xây dựng cặp giả thiết :
Ho :α1=α2=α3=α4=α5=α6=α7= 0 (Phương sai đồng nhất)
H1 : Phương sai không đồng nhất
Với mức ý nghĩa 5%, tra bảng chi bình phương (χ2) với df=k-1= 7-1 = 6
χ2(6) = 12.5916
So sánh Xtt với χ2(6) ta thấy Xtt<χ2(6) nghĩa là chấp nhận Ho, bác bỏ giả
thiết H1 nghĩa là mô hình không tồn tại hiện tượng phương sai không đồng nhất.
V/ DIỄN DỊCH KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN
1/ Ý nghĩa kinh tế của mô hình
Mô hình ước lượng:

Ŷi= -936,299 + 0,835 X2 + 6,695 X4 + 0,414 X5
- β 2 = 0,835: GDP tăng( giảm) 0,835 triệu USD khi lao động tăng (giảm)
một ngàn người, với điều kiện các nhân tố khác không đổi.

- 15 -


Tiểu luận Kinh tế lượng

Lớp Cao học Tài chính ngân hàng K22

- β 4 = 6,695: GDP tăng( giảm) 6.695 triệu USD khi chi ngân sách chính
phủ tăng (giảm) một triệu USD, với điều kiện các nhân tố khác không đổi.
- β5 = 0,414: GDP tăng( giảm) 0,414 triệu USD khi xuất khẩu tăng (giảm)
một triệu USD, với điều kiện các nhân tố khác không đổi.
2/ Kết luận
Kết quả tính toán quan hệ giữa các chỉ tiêu cho thấy : các nhân tố lao
động, chi ngân sách, xuất khẩu đều có quan hệ thuận chiều với GDP, mức độ tác
động của từng yếu tố lên GDP là khác nhau. Bên cạnh đó còn có một số nhân tố
khác ảnh hưởng đến GDP mà nhóm chưa đưa được vào mô hình, chẳng hạn như:
tiêu dùng của hộ gia đình, nhập khẩu…… Tuy vậy mô hình cũng đã phân tích
được phần lớn tác động của những nhân tố quan trọng đến sự thay đổi GDP.
3/ Hướng mở rộng nghiên cứu
Mô hình chỉ thu thập được số liệu của 46 tỉnh thành chứ chưa thu thập đầy
đủ số liệu của tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Để tăng mức ý nghĩa cho
nghiên cứu cần thu thập thêm số liệu theo không gian (các tỉnh thành), đảm bảo
độ lớn của số liệu.

- 16 -



Tiểu luận Kinh tế lượng

Lớp Cao học Tài chính ngân hàng K22

LỜI KẾT
Được sự phân công của thầy nhóm 01 đã thực hiện đề tài này với sự cố
gắng cao nhất, vì thời gian hạn hẹp và kiến thức chưa thật sự toàn diện nên nhóm
rất mong sự đóng góp của giáo viên hướng dẫn và các bạn trong lớp. Xin cám ơn
sự hướng dẫn của thầy GS.TS Trương Bá Thanh.
Trân trọng.

- 17 -


Tiểu luận Kinh tế lượng

Lớp Cao học Tài chính ngân hàng K22

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng PGS.TS Trương Bá Thanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
2. Số liệu thống kê từ trang Web: www.gso.gov.vn

-----------------******-----------------

- 18 -




×