Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

NHỮNG NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU của VIỆT NAM GIAI đoạn 1990 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.22 KB, 14 trang )

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI:

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔNG KIM NGẠCH
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990-2011
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
Tiến sĩ Trần Tiến Khai
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Danh

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1. Trương Văn Thìn
2. Trần Nhật Vũ
3. Nguyễn Minh Thanh
4. Dương Thị Ngọc Quỳnh
5. Huỳnh Mai Phương
6. Võ Hoàng Liêm
7. Chu Ngọc Minh

Trang 1


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

MỤC LỤC
Mục lục
I. Giới thiệu đề tài nghiên cứu
I.1. Lý do chọn đề tài


I.2. Mục tiêu nghiên cứu
I.3. Đối tượng, phạm vi và câu hỏi nghiên cứu
I.4. Câu hỏi nghiên cứu
I.5. Giả thuyết nghiên cứu
II. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết
2.1. Giới thiệu các nghiên cứu trước đây
2.2.Đánh giá, nhận xét
2.3. Các khái niệm
III. Phương pháp nghiên cứu
III.1. Mô hình đề xuất
III.2. Phát triển đề tài
III.3. phương pháp phân tích và xử lý số liệu
IV. Cấu trúc bài nghiên cứu dự kiến
Tài liệu tham khảo
Bảng số liệu

Trang 2


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔNG KIM NGẠCH XUẤT
KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990-2011

I. Giới thiệu đề tài nghiên cứu
I.1. Lý do chọn đề tài:
Từ khi Việt Nam chính thức mở cửa thị trường (1986), xuất khẩu dần được biết đến
như là một trong những ngànhcó vai tròrất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong
việc thu về một lượng lớn ngoại tệ để hỗ trợ cho hoạt động nhập khẩu nhằm phục vụ cho
sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoa đất nước cũng như góp một phần không nhỏ vào

tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam. Bên cạnh đó,Việt Nam cũng là một nước
có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh với nhiều mặt hàng chủ lực chiếm thứ hạng cao trên
thị trường thế giới như gạo, cà phê... Tỷ lệ tổng kim ngạch xuất khẩu trên tổng GDP của
Việt Nam tăng từ 30% vào những năm đầu thập kỷ 1990 lên đến hơn 70% trong 3 năm
gần đây, đặc biệt vào năm 2011 tỷ lệ này vượt mốc 80% (hơn 96 tỷ USD), cao hơn nhiều
so với kỷ lục đã đạt được vào năm 2010 là 70,9%.Với sự tăng trưởng vượt bậc như vậy,
xuất khẩu ngày càng thể hiện được tầm quan trọng của mình.
Vậy, do đâu mà kim ngạch xuất khẩu lại tăng nhanh như vậy? Và những nhân tố
nào ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong đầu những năm2000 cho đến
nay? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Những nhân
tố ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990-2011”.
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy OLS để phân tích và tìm
hiểu về mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam. Thông qua đó chúng tôi sẽ đánh giá và tìm ra các nhân tố đóng vai trò quan trọng
quyết định đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đồng
thời đề xuất những giải pháp hợp lý để nâng cao kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới.
I.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2011.
I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu này là tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam. Phạm vi xoay quanh các nhân tố ảnh hưởng đến đến tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2011.

Trang 3


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

I.4. Câu hỏi nghiên cứu:









Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam hay không?
Tỷ giá hối đoái thực (Real Exchange rate) có ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuât khẩu
của Việt Nam hay không?
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam như thế nào?
I.5. Giả thuyết nghiên cứu:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam.
Tỷ giá hối đoái thực (Real Exchange rate) có ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam.

II. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết
II.1. Giới thiệu các bài nghiên cứu trước đây:
Để hoàn thành bài nghiên cứu này, chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu có liên
quan đến nội dung xuất nhập khẩu trên thế giới. Và sau đây là hai bài nghiên cứu mà
chúng tôi đã tham khảo.


Bài đầu tiên là “EXPORT PERFORMANCE AND ITS DETERMINANTS: SUPPLY AND

DEMAND CONSTRAINTS” của Marco Fugazza. Bài nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố
quyết định chính của hoạt động xuất khẩu gồm các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên
trong. Sử dụng các kỹ thuật hồi quy hàm định bậc (quantile), bài nghiên cứu này đã làm
sáng tỏ mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của các khu vực bên ngoài trong mối liên
kết thị trường quốc tế ảnh hưởng đến các hoạt động xuất khẩu của các quốc gia. Kết quả
cho thấy, trong khi các rào cản thương mại vẫn đang được quan tâm, các quốc gia nghèo
về xuất khẩu được cho là hạn chế hơn về hoạt động xuất khẩu tại các khu vực khác nhau,
đặc biệt là Châu Phi và Trung Đông. Bài nghiên cứu đã sử dụng các mô hình sau:
- Ước tính chiến lươc:

Ln(Xij) =α + λpartnj + βcounti+ γ1ln(distij ) + γ2bordij + γ3regionrr + uij

Trong đó Xijlà giá trị xuất khẩu từ quốc gia i đến quốc gia j;partnjlà khả năng nhập
khẩu của quốc gia j;counti là khả năng cung ứng của quốc gia i; các biến ln(distij),
bordij,regionrrlà chi phí thương mại song phương (distijlà khoảng cách giữa quốc gia i và
quốc gia j; bordij là biến giả về biên giới; regionrrlà biến giả về khu vực); uijlà sai số ngẫu
nhiên. Mô hình trên cho thấy mối quan hệ giữa tổng tăng trưởng xuất khẩu với khả năng
cung ứng và tiếp cận thị trường của nước xuất khẩu.Trong đókhả năng tiếp cận thị trường
được ước tính theo mô hình:

Trang 4


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

FMAi=∑i≠jexp(λpartn )distijy exp(γ2bordij)
-

Phân tích độ nhạy:


ln(Xịj)=α+λln(GDPi)+βln(GDPj)+γ1ln(distij)+γ2bordij+γ3llocki
+γ4llockj +γ5isli +γ6islj + γ7openi +γ8openj +uij
Trong đó GDPi là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia i; GDP j là tổng sản phẩm
quốc nội của quốc gia j; biến giả llocki và llockjcho biết quốc gia i và j là đất liền; biến giả
isli và isljcho biết quốc gia i và quốc gia j là quốc đảo; biến openi và openjtương ứng với
chỉ số tổng hợp của Sachs và Warner (1995).
-

Mô hình hồi quy:

Ln(Xi) =α + λln(GDPi) + βln(POPUi) + γln(FMAi) + δln(ti) +

χCOMPi + ui

Trong đó POPUi là dân số, ti là chi phí vận chuyển nội bộ và các tính năng liên
quan, COMPi là một biến số ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực xuất
khẩu.
Thông qua các mô hình trên, Marco Fugazza đã nêu ra một số biến ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu của một quốc gia.Bên cạnh đó, Marco Fugazza còn nêu ra một số
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu khác như tỷ giá hối đoái thực (Real
Exchange rate) và tỷ lệ phần trăm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để hình thành
vốn. Tuy nhiên, tác giả đã không đưa các biến này vào một mô hình cụ thể nào, điều đó
làm cho người đọc khó hình dung ra sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến hoạt động
xuất khẩu của một quốc gia.Nhưng ở bảng kết quả chạy mô hình thì các biến này đã được
đưa vào và phân tích và cho thấy rằng ở từng giai đoạn khác nhau thì sự ảnh hưởng của
các yếu tố này đến hoạt động xuất khẩu cũng khác nhau.


Bài nghiên cứu thứ hai là “EXPORT PERFORMANCE AND THE ROLE OF FOREIGN
DIRECT INVESTMENT” của Nigel Pain và Katharine Wakelin. Bài nghiên cứu này tìm

hiểu về mối quan hệ giữa vị thế của sản xuất và hoạt động thương mại của 11 quốc gia
OECD từ năm 1971. Bài nghiên cứu đã đưa ra một mô hình chuần về nhu cầu xuất khẩu
bao gồm giá cả tương đối, quy mô thị trường và các biện pháp đổi mới với các chỉ số về
mức độ đầu tư vào bên trong và bên ngoài. Kết quả chothấy tầm quan trọng của đầu tư
trực tiếp ảnh hưởng khác nhau đối với từng quốc gia. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài
thường có tác động tiêu cực đến cổ phần thương mại, trong khi đầu tư vào bên trong
thường có một tác động tích cực. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu này còn điều tra xem việc
mở rộng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào
đến hiệu suất xuất khẩu của nền kinh tế OECD hay không? Và ảnh hưởng đó đã làm tăng
hay giảm hoạt động xuất khẩu? Ở bài nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu các tài liệu
có nội dung liên quan đến mối quan hệ tương quan giữa sản xuất và thương mại quốc tế
và cân nhắc một vài kết quả được suy ra từ các nghiên cứu thực nghiệm. Sau đó, tác giả

Trang 5


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

đề xuất một số mô hình để kiểm tra. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng có một
mối quan hệ đáng kể giữa hoạt động xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối
với phần lớn các quốc gia. Bài nghiên cứu đã sử dụng các mô hình sau đây:
-

Mối quan hệ cơ bản của hoạt động xuất khẩu:

ln(Xit) = αi + βiln(Sit) + δiln(RPit) + ηiln(RQit) + γiln(OUTit) + ϕiln(INit)
+ εit
Trong đó t=1,…,n; Xit là tổng khối lượng xuất khẩu của quốc gia i tại thời điểm t; S it là
một thước đo về nhu cầu thế giới (nhu cầu của thế giới dựa trên mức trung bình có trọng
số của khối lượng nhập khẩu ở các thị trường xuất khẩu chính của mỗi quốc gia); RP it là

giá tương đối của nước xuất khẩu (giá tương đối sử dụng giá của nước xuất khẩu so với
giá bình quân của các nước cạnh tranh trên thị trường thế giới); (RQ) và các cổ phiếu cố
định giá của FDI rabên ngoài và bên trong các nước xuất khẩu (OUT và IN).
-

Mô hình động thông thường:

∆ln(Xi,t) = αi + λ1∆ln(Si,t) + λ2∆ln(RPi,t) + λ3ln(Xi,t-1) + λ4ln(Si,t-1) +
λ5ln(RPi,t-1)+ λ6ln(RQi,t-1) + λ7ln(OUTi,t-1) + λ8ln(INi,t-1) + vi,t
Trong mô hình này bao gồm các yếu tốnhư sự năng động trong xuất khẩu, nhu
cầu thế giới và giá cả tương đối.Mô hình này cho phép các tác động của mỗi quốc gia cụ
thể là cố định, nhưng cũng áp đặt tính đồng nhất về độ dốc của các thông số.Hạn chế của
mô hình này là xảy ra hiện tượng thiên lệch và các ước lượng tham số không phù hợp nếu
như sự không đồng nhất là đáng kể trong bảng điều khiển hiện tại.
-

Mô hình ước lượng trung bình nhóm:

∆ln(Xi,t) = αi + λ1i ∆ln(Si,t) + λ2i∆ln(RPi,t) + λ3iln(Xi,t-1) + λ4iln(Si,t-1) +
λ5iln(RPi,t-1)+ λ6iln(RQi,t-1) + λ7iln(OUTi,t-1) + λ8iln(INi,t-1) + ui,t
-

Mô hình phi tuyến tính:

∆ln(Xi,t) = αi + λ1i∆ln(Si,t) + λ2i∆ln(RPi,t) + λ3i[ln(Xi,t-1) - βiln(Si,t-1) δiln(RPi,t-1) - ηiln(RQi,t-1) - γiln(OUTi,t-1) - ϕiln(INi,t-1)] + ui,t

Mô hình này cho phép chúng ta kiểm tra việc áp dụng các thông số dài hạn trên
bảng điều khiển cũng như việc áp đặt các thông số này theo các điều khoản năng động.
Thông qua bài nghiên cứu này, tác giả điều tra các mối quan hệ chuỗi thời gian giữa
sản xuất hàng xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với một số nền kinh tế OECD.

Tuy nhiên, ở bài viết này tác giả chỉ đề cập đến yếu tố là đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) mà bỏ qua một vài yếu tố quan trọng khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
Trang 6


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

hàng xuất khẩu như tỷ giá hối đoái thực, GDP của nước xuất khẩu, lạm phát… Mặc dù
thế, thì qua bài bài nghiên cứu này, ta có thể thấy rằng hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng
đáng kể bởi những thay đổi trong FDI. Tác giả cũng đã tìm thấy bằng chứng của tính
không đồng nhất trong mối quan hệ giữa đầu tư và xuất khẩu giữa các quốc gia, bên cạnh
đó cũng phát hiện một tác động nhỏ có ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư ra nước ngoài đến
hiệu suất xuất khẩu trong nước và được bù đắp bởi một tác động tích cực từ đầu tư vào
trong nước xuất khẩu.
II.2 Đánh giá và nhận xét:
Hai bài nghiên cứuđều đưa ra mô hình hồi quy OLS và một số phân tích cơ bảnđể
thể hiện sự tácđộng của các yêu tốđếnkim ngạch xuất khẩu.Lập luậnđể chọn các biếnđộc
lập chặt chẽ và hợp lý, số lượng quan sátđầyđủ và kết quả từ mô hình phảnánh rõ nét
chiều hướng và mứcđộ tácđộng của các nhân tốảnh hưởngđếnkim ngạch xuất khẩu.
Đối với bài nghiên cứu của tác giả Marco Fugazza ôngphân tích rất sâu và kĩ
càng các nhân tốảnh hưởngđặc biệt tác giảđã sử dụng hàm hồi quy có biến giả. Bài
nghiên cứu cũngđãđưa ra cácđề xuất có thểáp dụng cho các quốc gia đểđầy mạnh
hoạtđộng xuất khẩu. Tuy nhiên bài nghiên cứu của Marco Fugazza cũng có nhữngđiểm
bất cập chẳng hạn như biếnCOMP ; FMA trong mô hình bao gồm nhiều biến giải thích
khác nhau khiến ngườiđọc khó có thểđánh giá sự tácđộng của những biếnđộc lậpđó tới
biến phụ thuộc.
Đối với bài nghiên cứu của tác giả Nigel Pain and Katherine Wakelin , tác giả chỉ
nghiên cứuở các nước trong khối OECD nên không giải thíchđượcở các quốc gia nghèo
vàđang phát triển. Ngoài ra tác giả chỉ phân tích yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất
khẩu mà chưa đề ra giải pháp cụ thể. Nhìn chung bài nghiên cứu của tác giả khá hoàn

thiện về mặt lý thuyết và xử lí số liệu.
Bảng tóm tắt
Đề tài

Câu hỏi
Dữ liệu
nghiên cứu
1.Export
Những yếu Sử dụng

performance tố
chính dữ liệu
and
its nàoảnh
thứ cấp
determinant hưởngđến
s supply and kim ngạch
demand
xuất khẩu
constraints
của
các
(
Marco quốc gia?
Fugazza,
2004)

Phương pháp
nghiên cứu
Quy trình


Bước 1: Xácđịnh
vấnđề
Bước 2: Xây dựng
giả thuyết
Bước 3: Xây dựng
khung khái niệm
Bước 4: Xây dựng
khung hoạtđộng

Bước 5: Thu thập
dữ liệu
Bước 6 : Phân tích
dữ liệu
Bước
7
:
Kiểmđịnh
giả

Trang 7

Kết quả nghiên cứu và đề xuất
chính sách
Kết quả nghiên cứu
Tác giảđã xácđịnh yếu tố liên kết
thị trường giữa các khu vực có
tácđộng mạnh mẽ tới kim ngạch
xuất khẩu của các quốc gia. Ngoài
ra tác giả còn chứng minh rào cản

thương mại làm hạn chế hoạtđộng
xuất khẩuở phần lớn các quốc gia
nghèo vàđang phát triển
Đề xuất chính sách
Tác giảđề xuất các quốc gia nên có
những chính sách can thiệp thích
hợp về cơ sở hạ tầng giao thông vận
tải , các chính sáchổnđịnh tình hình
vĩ mô cũng như các chính sách
nhằm tăng cường liên kết thị trường


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

thuyết
Bước 8 : Kết luận
• Mô hình
Sử dụng mô hình
hồi quy OLS
2.Export
đầu tư trực Sử dụng
• Quy trình

Performance tiếp
nước dữ liệu Bước 1: Xácđịnh
and the Role ngoài cóảnh thứ cấp
vấnđề nghiên cứu
of Foreign hưởng như
Bước 2: Xây dựng
Direct

thế nào tới
giả thuyết Bước 3:
Investment
kim ngạch
Xây dựng khung
(Nigel Pain xuất khẩu
khái niệm
and
của
các
Bước 4: Xây dưng
Katherine
quốc gia?
khung hoạtđộng
Wakelin,
Bước 5: Thu thập
1997)
dữ liệu
Bước 6: Phân tích
dữ liệu
Bước 7: Kiểmđịnh
giả thuyết
Bước 8: Kết luận •
• Mô hình
Sử dụng mô hình
hồi quy OLS

torng khu vực và quốc tế

Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy kim
ngạch xuất khẩu bịảnh hưởng mạnh
mẽ bởi sự thay đổi về sản lượng
trong khu vực , ngoài ra các
tácđộng còn bịảnh hưởng bởi sự
thay đổi giá cả tươngđối và năng
lực cầu xuất khẩu. Tác giả thừa
nhận những hạn chế củađộ co
giãnđơn vịđối với kích cỡ thị
trường từđó cho thấy tầmảnh hưởng
của FDI tới kim ngạch xuất khẩu.
FDI giúp giải quyết một số vầnđề
khó khăn lien quan đến xuất khẩu
mà các quốc gia gặp phải.
Đề xuất giải pháp
Tác giả khôngđề cậpđến giải pháp

II.3. Các khái niệm
a. Kim ngach xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị tính bằng tiền thu về từ hoạt động xuất khẩu
của tất cả các hàng hóa dịch vụcủa mộtquốc gia.
b. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):
Làtổng sản phẩm quốc nội (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị
trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh
thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Nó có nhiều cách tính
nhưng thường gặp nhất là :
Phương pháp thu nhập

Trang 8



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

GDP=C+I+G+(X-M)
Trong đó :
C: chi tiêu tư nhân
I : đầu tư
G : chi tiêu chính phủ
X: xuất khẩu
M: nhập khẩu

Phương pháp chi phí
GDP=W+R+i+Pr+Ti+De
Trong đó:
W: là tiền lương
R :là tiền thuê
i: là tiền lãi
Pr: là lợi nhuận
Ti :là thuế gián thu ròng
De :là phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định

c.Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa
hai đồng tiền của hai nước khác nhau.Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng
tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác. Khi đồng tiền X lên giá so với đồng tiền Y
(cũng tức là Y mất giá so với X) thì tỷ giá hối đoái giữa X và Y trên thị trường ngoại hối
định danh bằng Y sẽ giảm đi, nhưng tỷ giá hối đoái giữa X và Y trên thị trường ngoại hối
định danh bằng X lại tăng lên.Trên thế giới có 3 hình thức tỷ giá hối đoái là tỷ giá hối
đoái cố định, tỷ giá hối đoái thả nổi và tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát.


Trang 9


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

d. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ
đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý
tài sản đó.Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.Trong
phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở
kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và
các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"
(Theo: Tổ chức Thương mại Thế giới )

III.

Phương pháp nghiên cứu

III.1 Mô hình đề xuất

ln(Ei) = α + βi ln(GDPi) + γi ln(RERi) + λi ln(FDIi)+
Trong đó, là hệ số chặn, , , λi là các hệ số hồi quy, là sai số ngẫu nhiên. Y i là biến
phụ thuộc, nhóm biến GDBi, RERi , FDIi là các biến độc lập.

Trong đó :
Ei:là tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia i
GDPi :tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia i

RERi :là tỷ giá hối đoái (giá trị đồng nội tệ của quốc gia i trên USD)
FDIi :đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc gia i

III.1 Kế hoạch phát triển đề tài
Mô hình trong bài nghiên cứu này được kế thừa từ mô hình của Marco Fugazza
nhưng được lược bỏ một số biến độc lập đểphù hợp hơn với điều kiện Việt Nam.
Bên cạnh đó, thông qua bảng kết quả bài nghiên cứu của Marco Fugazza, chúng
tôi đưa thêm biến tỷ giá hối đoái thực (Real Exchange rate) vào mô hình để kiểm tra.
Qua bài nghiên cứu của Nigel Pain và Katharine Wakelin, chúng tôi quyết định
đưa thêm biến độc lập FDI vào trong mô hình của bài nghiên cứu này để điều tra mức độ
ảnh hưởng của FDI đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Trang 10


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

Mô hình của bài nghiên cứu có dạng như sau:

ln(Et) = α + β*ln(GDPt) + γ*ln(RERt) + λ*ln(FDIt)+Ɛt
Trong đó:
Biến giải
thích
Biến
phụ thuộc

Dấu
kỳ
vọng

E
GDP
+


Biến độc lập

RER
+

FDI
+

Tên biến

Tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam tại
thời điểm t
Tổng sản phẩm quốc
nội của Việt Nam tại
thời điểm t
Tỷ giá hối đoái
(VND/USD) tại thời
điểm t

Đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Việt Nam
tại thời điểm t

Lý giải dấu kỳ vọng

GDP thực tăng, suy ra sản
lượng hàng hóa sản xuất tăng
nên có thể xuất khẩu tăng

Khi tỷ giá hối đoái tăng thì
đồng ngoại tệ sẽ tăng giá so
với đồng nội tệ, vì thế các
doanh nghiệp có xu hướng
tăng hoạt động xuất khẩu
nhằm thu về khoản danh thu
lớn hơn.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào khu vực sản xuất trong
nước tăng làm tăng sản
lượng sản xuất nên có thể sẽ
làm tăng xuất khẩu

VàƐtlà sai số thống kê
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy
Nhóm dùng phương pháp hồi quy OLS để xác định các hệ sốβ, γ, λ
-

β:khi GDP Việt Nam thay đổi 1% thì tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam thay
đổi β%với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi
γ:khi tỷ giá hối đoái VND/USD thay đổi1% thì tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam thay đổi γ% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi
λ: khi FDI của Việt Nam thay đổi 1% thì tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
thay đổi λ % với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

III.2.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

Trang 11



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

Để thực hiện bài nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành lấy các dữ liệu thứ cấp về
tổngkim ngạch xuất khẩu, GDP , tỷ giá hối đoái và FDI (dữ liệu theo năm)được trích xuất
từ năm 1990 đến 2011.

Nhân tố

Nguồn dữ liệu

Link lấy số liệu

Kim ngạch
xuất khẩu
GDP

Lấy số liệu từ tổng cục thống kê

/>
Lấy số liệu từ Worldbank

/>
Tỷ giá hối
đoái

Ngân hàng phát triển châu Á />The Asian Development Bank /2012/pdf/VIE.pdf
(ADP)

FDI


Lấy số liệu từ tổng cục thống kê

/>
IV. Cấu trúc bài nghiên cứu dự kiến
1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu
− Giới thiệu tình hình xuất khẩu của Việt Nam những năm vừa qua và khó khăn
sắp tới
− Nêu lý do chọn đề tài
2. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết
− Giới thiệu và tóm tắt nghiên cứu của Marco Fugazza và nghiên cứu của Nigel
Pain và Katharine Wakelin
− Nhận xét đánh giá 2 bài viết trên
3. Phương pháp nghiên cứu
− Ứng dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích tác động của các yếu tố đến
kim ngạch xuất khẩu Việt Nam từ năm 1990 đến 2011
− Phương pháp ứng dụng phần mềm Stata và Eview để chạy mô hình hồi quy
− Thu thập dữ liệu thứ cấp
4. Kết quả nghiên cứu
− Phân tích kết quả từ mô hình và đưa ra nhận xét.
5. Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
− Số liệu các biến của mô hình
Trang 12


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

− Kết quả mô hình
Tài liệu tham khảo

Marco Fugazza. ( 2004).Export Performance And Its Determinants: Supply And Demand
Constraints. United Nations, NewYork and Geneva.
Nigel Pain And Katharine Wakelin. (1997). Export Performance And The Role Of
Foreign Direct Investment.National Institute of Economic and Social Research.
Trần Tiến Khai. (2012) Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế, TP.HCM: NXB Lao Động
Xã Hội.

Trang 13


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

Bảng dữ liệu thứ cấp

Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004

2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011

GDP

Nguồn vốn FDI

Tỷ giá hối đoái

(tỷ USD)
6,471
8,613
12,289
17,684
20,336
22,276
24,357
26,342
27,861
29,191
31,172
33,321
35,681
38,300
41,283

52,917
60,913
71,015
91,094
97,180
106,426
123,960

(tỷ USD)
215
328
574
1,017
2,040
2,556
2,714
3,115
2,367
2,334
2,413
2,450
2,591
2,650
2,852
3,308
4,100
8,030
11,500
10,000
11,000

11,000

(VND/USD)
6.500
14.194
10.407
10.841
10.966
11.038
11.033
11.683
13.268
13.943
14.168
14.725
15.280
15.510
15.746
15.859
15.994
16.105
16.302
17.065
18.613
20.490

Trang 14

Tổng kim ngạch
xuất khẩu

(tỷ USD)
2,400
4,400
3,226
3,144
5,537
6,804
10,076
11,570
12,203
14,332
14,500
17,850
19,912
23,451
29,862
32,400
39,800
48,600
62,700
57,100
72,200
96,900



×