Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế việt nam từ 1991 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.93 KB, 34 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Sau hơn hai thập kỷ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, Việt Nam đã có những bước tiến
nhất định trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Quan trọng nhất
phải kể đến những thành tựu trong tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đổi mới và phát
triển đi lên là quá trình khó khăn, gian khổ. Trong suốt quá trình đó, bên cạnh
những thành tựu đáng ghi nhận, nền kinh tế Việt Nam cũng bộc lộ những mặt yếu
kém, thêm vào đó là nhiều thách thức đặt ra.
Hội nhập kinh tế thế giới, vừa thoát cuộc khủng hoảng toàn cầu, chúng ta đang
đứng trước những áp lực mới nhằm khắc phục hậu quả của khủng hoảng và đưa
nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững.
Với mục tiêu đánh giá tổng quát tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời
gian qua trên cả qui mô, tốc độ, hiệu quả và cấu trúc tăng trưởng, trên cơ sở đó có
những nhân xét về mô hình tăng trưởng ở nước ta hiện nay, nhóm chọn nghiên cứu
để tài : “ Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1991 đến
nay”.
Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Ngô Thắng Lợi, trên cơ sở kiến thức môn Kinh tế
phát triển đã được học, nhóm tiến hành tìm kiếm thông tin, tổng hợp và đưa ra
nhận định chung về tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kì hội nhập. Nhóm chúng
tôi mong muốn những đánh giá và các kiến nghị đưa ra sẽ là những đóng góp trong
việc lựa chọn những bước đi mới, tìm ra mô hình thích hợp cho quá trình tiếp tục
tăng trưởng và phát triển kinh tế trong bối cảnh thực tế đặt ra ở trong và ngoài
nước.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài:
• Phạm vi thời gian: Các số liệu nghiên cứu từ năm 1991 – 2009.
• Các chỉ tiêu thu thập: tốc độ tăng trưởng GDP chung, GDP của từng ngành,
GO, GDP/người; năng suất lao động; đóng góp tăng trưởng theo ngành,
đóng góp vào tăng trưởng theo đầu vào.
• Một số chỉ tiêu so sánh trong tương quan với các nước trong khu vực và thế
giới cùng thời gian tương ứng



Đề tài nghiên cứu bao gồm các phần chính sau:
• Phần I. Mở đầu. Phần này nói rõ mục đính lý do chọn đề tài, giới hạn phạm
vi nghiên cứu
• Phần II. Cơ sở lý thuyết để đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế
Phần này làm rõ các vấn để lý luận về tăng trưởng kinh tế; ý nghĩa, cách tính
và phân loại các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng
• Phần III. Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1991 đến nay.
 Tình hình tăng trưởng kinh tế được tổng hợp thông qua quy mô, tốc
độ tăng trưởng; hiệu quả tăng trưởng và cấu trúc tăng trưởng. Trên cơ
sở đánh giá thực trạng đó, tìm ra những mặt được, mặt còn tồn tại và
nguyên nhân chính dẫn đến kết quả đó.
 Tương quan so sánh tăng trưởng kinh tế Việt Nam và thế giới,khu vực
qua một số chỉ tiêu.
• Phần IV. Kiến nghị, định hướng giải pháp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam
trong thời gian tới
 Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay
 Định hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới
 Đề xuất giải pháp
Do thời gian nghiên cứu và những kiến thức lý luận còn có hạn cùng với những
khó khăn trong việc thu thập thông tin, chắc hẳn những tổng hợp, đánh giá và nhận
định của nhóm đưa ra sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của
thầy giáo, PGS.TS Ngô Thắng Lợi, các bạn nhóm 8 và tập thể lớp KTPT49A để
nhóm tiếp tục bổ sung và hoàn thiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!


Phần 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỂ ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I.
Các vấn đề về tăng trưởng kinh tế
1. Tổng sản phẩm quốc nội GDP

1.1 Khái niệm về GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP: gross domestic product): tổng giá trị sản phẩm vật
chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lánh thổ của
một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định.
1.2 Các phương pháp tính GDP
Có thể tính GDP theo 3 cách như sau:
+ Phương pháp sản xuất: GDP bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành
kinh tế công với thuế nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.
+ Phương pháp thu nhập: GDP bằng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia
vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc. Theo phương pháp
này, GDP gồm 4 yếu tố: Thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và
hiện vật), thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư
sản xuất.
+ Phương pháp sử dụng: GDP bằng tổng của 3 yếu tố: Tiêu dùng cuối cùng
của hộ gia đình và nhà nước, tích luỹ tài sản (cố định, lưu động và quý hiếm) và
chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Trong đó, tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh đã loại trừ biến động của các
yếu tố giá cả qua các năm, dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nghiên
cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hoá, dịch vụ sản xuất.
2. Tăng trưởng kinh tế
2.1Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được xem là một trong những vấn đề hấp dẫn nhất trong
nghiên cứu kinh tế phát triển và cùng với thời gian, quan niệm về vấn đề này ngày
càng được hoàn thiện hơn.


Tăng trưởng là sự gia tăng về thu nhập của nền kinh tế được xác định trong
khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm.
Sự gia tăng đó được thể hiện qua quy mô và tốc độ, cụ thể được tính theo
công thức sau:

- Quy mô tăng trưởng hay mức tăng: là con số gia tăng tuyệt đối giữa 2
khoảng thời gian, phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít (Yt : sản lượng năm t)
- Tốc độ tăng: được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia
tăng nhanh hay chậm qua các thời kỳ.
+ Qua từng năm :
=
+ Qua nhiều năm :

Thu nhập có thể đo bằng hiện vật hoặc bằng giá trị. Trong đó, cách đo bằng
giá trị được sử dụng phổ biến hơn và nó bao gồm hai loại:
- Tổng giá trị thu nhập tính cho toàn thể nền kinh tế quốc dân (GDP, GNI):
bằng cách này ta có thể đo được tiềm lực kinh tế của một quốc gia.
- Giá trị thu nhập bình quân đầu người (GDP/người, GNI/ người): bằng cách
này có thể đo được mức sống trung bình của dân cư trong quốc gia đó.
2.2Vai trò của tăng trưởng kinh tế
Bản chất của tăng trưởng chính là sự gia tăng về lượng của nền kinh tế. Với một
quốc gia, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu, gia tăng của cải và tiểm lực
kinh tế đất nước. Điều được nhấn mạnh là tăng trưởng liên tục và có hiệu quả của
chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người.
Tăng trưởng là điều kiện cần của phát triển kinh tế. Tăng trưởng chính là tăng mức
thu nhập quốc dân, là cơ sở của việc nâng cao đời sống cho người dân. Ngày nay,
yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc đảm bảo chất
lượng tăng trưởng ngày càng cao.
II.

Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế


Theo mô hình nền kinh tế thị trường, thước đo tăng trưởng kinh tế đươc xác định
dựa trên các chỉ tiêu của hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Các chỉ tiêu chủ yếu

gồm có: tổng giá trị sản xuất (GO), tổng sản phẩmquốc nội (GDP), tổng thu nhập
quốc dân (GNI), thu nhập quốc dân sản xuất (NI), thu nhập quốc dân sử dụng (DI),
thu nhập bình quân đầu người (GDP/ người, GNI/ người). Trong phạm vi bài này,
chúng ta đánh giá các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế dưới góc độ số lượng và chất
lượng, có các nhóm chỉ tiêu như sau.
1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng
- Các chỉ tiêu đánh giá quy mô tăng trưởng kinh tế gồm:
+ Tăng trưởng tuyệt đối GDP hàng năm
+ Tăng trưởng tuyệt đối của GDP/người
- Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ tăng trưởng
+ Tốc độ tăng GDP
+ Tốc độ tăng GDP/người
Trong đó, thu nhập bình quân đầu người (GNI/người, GDP/ người): Chỉ tiêu này
dùng để phán ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi của dân số. Quy mô
và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo quan trọng phán ánh
và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung. Sự gia tăng liên tục với tốc
độ ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và
nó còn được sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với
nhau.
2. Hiệu quả tăng trưởng
Hiệu quả tăng trưởng là một trong các tiêu chí quan trọng, cùng với qui mô và tốc
độ tăng trưởng để đánh giá chất lượng tăng trưởng của một nền kinh tế. Các chỉ
tiêu thường được dùng để đánh giá hiệu quả tăng trưởng bao gồm:
- Năng suất lao động


Năng suất lao động là năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao
động sống, đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản
xuất) và một chỉ tiêu đầu vào (lao động làm việc). Đây là một chỉ tiêu khá tổng hợp
nói lên năng lực sản xuất của một đơn vị hay cả nền kinh tế - xã hội.

Tùy theo mục đích nghiên cứu của mỗi nước, mỗi ngành khác nhau trong từng giai
đoạn khác nhau mà áp dụng chỉ tiêu năng suất lao động (nói cụ thể là chỉ tiêu năng
suất lao động sống) theo phương thức khác nhau, được tính toán bằng chỉ tiêu đầu
ra khác nhau
- So sánh tốc độ tăng của GDP và GO
Trong đó, GO là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm
vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Chỉ tiêu này có thể tính theo 2 cách:
+ Tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.
+ Tính trực tiếp từ sản xuất vật chất và dịch vụ bao gồm chi phí trung gian (IC) và
giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA)
Như vậy, chênh lệch giữa GO và GDP chính là tổng các chi phí trung gian
trong sản xuất của tất cả các ngành. Nó phản ánh hiệu quả sản xuất và tiết kiệm chi
phí trong sản xuất. Nói rộng ra, chênh lệch so sánh GDP và GO thể hiện cho hiệu
quả và tính hợp lý của việc phân bổ nguồn lực nền kinh tế vào sản xuất trong các
ngành Kinh tế quốc dân.
3. Cấu trúc tăng trưởng
Tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Có thể lượng
hóa sự đóng góp của các nhân tố này dưới góc độ cấu trúc tăng trưởng.
Cấu trúc tăng trưởng là biểu hiện cho cơ cấu tăng trưởng và mức độ đóng góp vào
tăng trưởng kinh tế của các yếu tố đầu vào và phân chia theo từng ngành kinh tế.


Cấu trúc tăng trưởng là yếu tố quan trọng đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu trong
suốt quá trình tăng trưởng nhằm hướng tới mục tiêu là phát triển kinh tế.
Các chỉ tiêu cụ thể:
- Tăng trưởng kinh tế theo ngành
Tổng thể nền kinh tế được chia thành 3 nhóm ngành chính:
+ Nhóm ngành Nông – lâm – ngư nghiệp

+ Nhóm ngành Công nghiệp và Xây dựng
+ Nhóm ngành thương mại và dịch vụ
Mỗi nhóm ngành có vai trò khác nhau trong nền kinh tế, có tốc độ tăng trưởng
khác nhau và mức đóng góp vào tăng trưởng chung toàn nền kinh tế không đồng
đều.
- Đóng góp các yếu tố nguồn lực đầu vào cho tăng trưởng
Yếu tố đầu vào chính là những nguồn lực được sử dụng để hướng tới mục tiêu gia
tăng sản lượng nền kinh tế thông qua hàm sản xuất. Có 4 nhân tố chủ yếu là Vốn
sản xuất (K), lao động (L), Vốn tài nguyên (R), khoa học công nghệ (T). Quan
niệm về các nguồn lực và vai trò của các nguồn lực tác động đến tăng trưởng kinh
tế thay đổi tùy từng trường phái kinh tế và phù hợp với từng thời kì phát triển.
Khoa học trong quan niệm hiện đại ngày nay chính là TFP, năng suất các nhân tố
tổng hợp được tạo nên bởi yếu tố khoa học công nghệ và các yếu tố liên quan đến
khả năng vận hành các yếu tố này.
Mức độ đóng góp vào tăng trưởng theo ngành và theo đầu vào được thể hiện rõ
nhất trong mô hình tăng trưởng kinh tế mà quốc gia đó lựa chọn, dựa trên bối cảnh
trong nước và ngoài nước. Mô hình kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản
nhất về sự tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ nhân
quả giữa chúng, trong một phương thức vận động của nền kinh tế.


Phần III: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM
1991 ĐẾN NAY
I.

Quy mô tốc độ tăng trưởng:
1. Tăng trưởng GDP hàng năm
Trong gần hai thập niên qua (1991 - 2009), kể từ khi áp dụng những chính

sách cải cách kinh tế toàn diện với nội dung cốt lõi là sự kết hợp của tự do hóa, ổn

định hóa, thay đổi thế chế, cải cách cơ cấu và mở cửa ra nền kinh tế thế giới, Việt
Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng ghi nhận trong nỗ lực tăng trưởng
kinh tế.
GDP hàng năm của Việt Nam luôn luôn có tăng trưởng dương trong thời kì từ
1991 đến 2009. Tuy nhiên, so sánh tốc độ tăng hàng năm cho thấy, có sự chênh
lệch khá rõ ràng.

Biểu đồ so sánh tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam từ 1991 – 2009
( xem Phụ lục 1)


Nguồn: Hệ thống tài khoản quốc gia

Cùng với chu kì phát triển của nền kinh tế, những biến động của tốc độ tăng
trưởng thể hiện những ảnh hưởng, tác động của các quy luật kinh tế thị trường lên
nền kinh tế Việt Nam ngày càng rõ rệt và mạnh mẽ. Nhìn vào biểu đồ trên, có thể
thấy rằng thời gian cho một chu kì biến động tăng trưởng kinh tế nước ta là khoảng
10 năm.
Bắt đầu từ năm 1986, khi nước ta chính thức cải cách nền kinh tế theo xu
hướng mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và đáng
ghi nhận. Những khó khăn bước đầu khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang kinh tế thị trường, đặc biệt là sự sụp độ của Liên Xô và các nước
XHCN Đông Âu, hầu như không có tăng trưởng trong giai đoạn 1976 – 1985,
bước sang giai đoạn 1986 – 1990, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi và phát
triển, tuy tốc độ chưa cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn ở mức
cao, bình quân giai đoạn 1990 – 2009 là 7,32%. Nhờ vậy mà GDP của Việt Nam
đã tăng từ mức 7,79 tỷ USD (năm 1990) lên 93,7 tỷ USD (năm 2009). Quy mô
GDP danh nghĩa của Việt Nam đứng thứ 59 toàn cầu những theo sức mua tương
đương thì kinh tế Việt Nam đứng thứ 44, trên cả Singapore (năm 2009).
Hội nhập kinh tế, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại, kinh tế Việt Nam

cũng chịu tác động lan tỏa của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, theo tính quy
luật chu kì của kinh tế thị trường, có giai đoạn đạt đỉnh cao nhưng có giai đoạn
phải chịu khủng hoảng. Năm 1999, do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng
tài chính - tiền tệ châu Á (1997) tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã giảm
xuống còn 4,8%. Tăng trưởng giảm sút thể hiện ở hầu hết các ngành kinh tế chủ
chốt như công nghiệp, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Xem xét về mức độ ảnh hưởng,
chúng ta chịu ảnh hưởng muộn hơn và mức độ nhẹ hơn so với các nước trong khu
vực phải chịu ảnh hưởng nặng nề như Sigapore, Thailand...
Tuy nhiên, đến năm 2000, nền kinh tế đã có sự hồi phục nhanh chóng, tốc độ
tăng trưởng kinh tế đã đạt ở mức 6,8% và liên tiếp tăng trong các năm tiếp theo đạt


7,0% (năm 2002); 7,3% (năm 2003); 7,6% (năm 2004); 8,5% (năm 2005), 8,23
(năm 2006), 8,46 (năm 2007). Với những dấu hiệu xuất hiện của khủng hoảng kinh
tế - tài chính toàn cầu 2008, lạm phát tăng cao, tăng trưởng kinh tế nước ta bắt đầu
có dấu hiệu chững lại và chỉ đạt 6.32%. Những nỗ lực khuyến khích đầu tư, kích
cầu tiêu dùng nhằm khắc phục những hậu quả nặng nề của khủng hoảng Tài chính
thế giới tác động đến nước ta, Việt Nam vẫn có tăng trưởng 5,23% năm 2009 vừa
qua.
So sánh về tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam với các nước khác trong
khu vực, cho thấy nước ta có tốc độ tăng trưởng trong top dẫn đầu. Trong số các
nước ASEAN, Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng rất
cao. Riêng trong năm 2009, mặc dù gặp phải khủng hoảng tài chính và suy giảm
kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5,32% chỉ sau Trung Quốc và
Ấn Độ.
Tuy nhiên, do xuất phát điểm của kinh tế nước ta là rất thấp, cho dù có tốc độ
tăng trưởng cao hàng năm, qui mô tăng trưởng vẫn còn rất nhỏ. Để biết được kinh
tế Việt Nam đang ở đâu nếu chỉ dựa vào tốc độ tăng trưởng là chưa đầy đủ. Với
qui mô nhỏ như hiện nay, chúng ta bị các nước trong khu vực và thế giới bỏ xa về
trình độ phát triển kinh tế. Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế,

nếu so sánh với Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc tăng trưởng trung bình 88,5%/năm liên tục trong 30-40 năm mới vượt qua ngưỡng thu nhập thấp, trong đó
nhiều năm có mức tăng 10%, 11%, 12%, thậm chí 14% để bù đắp cho những năm
khủng hoảng 4-5%. Ở ta, năm cao nhất đạt 9,5%, còn năm 2009 chỉ có 5,32%. Việt
Nam muốn đuổi kịp sự phát triển nhanh chóng của bạn bè Khu vực và thế giới, cần
có một tốc độ tăng trưởng cao và bứt phá. Theo nhận định của các chuyên gia kinh
tế, nước ta cần có tăng trưởng kinh tế cao (có thể ít nhất phải đạt tốc độ tăng
trưởng GDP trung bình 9,0%/năm) để thoát khỏi tình trạng một nước đang phát


triển ở trình độ phát triển thấp. (Xem phụ lục 4 – so sánh quy mô GDP của một số
quốc gia)
2. GDP bình quân đầu người.
Cùng với tăng trưởng kinh tế với tốc độ dương trong thời kì 1991 đến nay, thu
nhập bình quân đầu người liên tục tăng, là chỉ tiêu cơ bản nâng cao chất lượng
cuộc sống người dân.
GDP bình quân đầu người giai đoạn 1995 – 2009 (Phụ lục 2)

Xét về tốc độ tăng, GDP/người liên tục tăng cùng với tăng trưởng GDP
chung. Do có tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn cao hơn so với tốc độ tăng dân số,
tăng GDP/người Việt Nam luôn dương trong suốt 1991 – nay.

Nguồn: tổng cục thống kê –( Phụ lục 3)

Tốc độ tăng dân số nước ta thời kì 2000 – 2009 là tương đối ổn định ở mức
trung bình, do đó, tăng GDP/người thấp hơn so với tăng trưởng GDP chung không


đáng kể. Nghĩa là, tăng trưởng kinh tế đã làm tăng nguồn thu nhập của người dân,
điều kiện tiên quyết để cải thiện mức sống dân cư.
Trước thời kỳ đổi mới, phần lớn dân số nước ta sống bằng nghề nông, Việt

Nam bị đánh giá là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, với mức thu nhập bình quân
đầu người rất thấp và có nhiều người trong diện nghèo đói. Đường lối đổi mới và
chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao
động, dẫn đến nâng cao thu nhập cho người dân.
Tốc độ tăng kinh tế cao trong khi tốc độ tăng dân số được kìm hãm, đã dẫn
đến mức thu nhập GDP bình quân trên đầu người của Việt Nam mỗi năm một tăng.
Nếu như năm 1990 là 100USD thì đến năm 2007 đã là 835USD, tăng gấp hơn 8
lần và đến năm 2009 đã là 1055USD, nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình
thấp (LMCs).
Trên cơ sở kinh tế tăng nhanh GDP/người, mức độ nghèo đói của dân cư giảm
mạnh. Năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam là 18,1% (tính theo chuẩn nghèo
quốc tế) và được thế giới đánh giá là thành công trong việc chống nghèo đói. Và
con số này giảm xuống còn hơn 13% năm 2009, đánh giá những hiệu quả tăng
trưởng đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, qui mô của việc tăng GDP/người nước ta còn rất thấp cho dù tỷ lệ
gia tăng tương đối cao và ổn định. So với mức bình quân của các nước khi bình
quân của thế giới khoảng trên 7.500 USD, của châu Á khoảng gần 3.000 USD, của
Đông Nam Á khoảng gần 2000 USD. Lý do chính vẫn là do xuất phát điểm của
nước ta là thấp. Nếu làm phép so sánh với các nước trong khu vực, GDP/người
Việt Nam còn tụt hậu khá xa.
GDP/NGƯỜI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á THEO TƯƠNG ĐƯƠNG SỨC MUA(USD)

Quốc
gia

1999

2000

2001


2002

2003

2004

2005

2006

2007

Bru-nây 17868 16779 19210 19210 19210 19210 47465 49898 49900
Cam1361 1446 1860 2060 2078 2423 1453 1619 1690
pu-chia


In-đônê-xi-a
Lào
Ma-laixi-a
Mi-anma
Phi-lipin
Xin-gapo
Thái
Lan
Việt
Nam

2857


3043

2940

3230

3361

3609

1471
8209

1575
9068

1620
8750

1720
9120

1759
9512

1954 1812 1980 1940
10276 11466 12536 13570

1027

3805

1027
3971

3840

4170

4321

3234

3455

1027

838

881

4614

2932

3153

3580

3730


20767 23356 22680 24040 24481 28077 41479 47426 48520
6132

6402

6400

7010

7595

8090

6869

7613

7880

1860

1996

2070

2300

2490


2745

2142

2363

2550

Nguồn: tổng cục thống kê

Như vậy, những thành tựu đạt được trong việc tăng GDP/người những năm
1991 – 2009 là rất đáng ghi nhận, là kết quả mang tính đột phá nhằm đưa kinh tế
nước ta tăng trưởng và phát triển trong xu thế toàn cầu hóa. Tuy nhiên, nếu nhìn
vào qui mô, chúng ta còn bị tụt hậu đáng kể so với các nước trong khu vực và thế
giới. Cần một sự đột phá trong tăng trưởng cả về qui mô, tốc độ để có thể đuổi kịp
các nền kinh tế phát triển hơn. Với điều kiện Việt Nam, tăng trưởng kinh tế cao với
tăng GDP và tăng GDP/người cần đặt thành mục tiêu lâu dài để tạo đà cho nền
kinh tế cất cánh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vượt qua được
ngưỡng thu nhập trung bình và các trở ngại thường gặp trong quá trình phát triển.
II.

Hiệu quả tăng trưởng:

1. Dựa vào so sánh tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất (GO) và tổng giá trị
sản phẩm trong nước (GDP)
Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch giữa tốc độ tăng GO và tốc độ tăng GDP
thời kỳ 1991 – 2008. (Xem phụ lục 5)


Nguồn: Đề tài nghiên cứu khoa học “Mô hình tăng trưởng của Solow và khả năng áp dụng

vào Việt Nam”

Trong giai đoạn 1991 – 2008, tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng thêm (VA
hay GDP) luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất (GO) và chênh lệch
giữa 2 tỷ lệ này là tương đối lớn. (Năm 2008: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6.32%
trong khi tốc độ tăng GO đạt 11.3%).
Mà:
Giá trị tăng thêm (GDP) = Giá trị sản xuất (GO) – Chí phí trung gian (IC)
Như vậy, tồn tại sự chênh lệch giữa gia tăng GDP và gia tăng GO là do chi
phí trung gian (IC) tăng. Trong quá trình sản xuất ở tất cả các ngành kinh tế đều
cần có chi phí trung gian (bao gồm toàn bộ chi phí về sản phẩm vật chất và dịch vụ
cho sản xuất). Chi phí này nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào từng ngành kinh tế.
Xét khu vực nông nghiệp:
So sánh tốc độ gia tăng GO và GDP trong nông, lâm, ngư nghiệp
(Xem phụ lục 6)


Nguồn: Tổng cục thống kê

Chi phí trung gian trong khu vực này cao là do nhiều nguyên nhân, trong đó
có nguyên nhân khách quan như chi phí do phòng chống và khắc phục hậu quả
thiên tai tăng (có những năm thiệt hại lên tới 10 nghìn tỷ đồng); ngoài ra có thể do
giá cả thế giới sụt giảm liên tục. Ngoài nguyên nhân khách quan cũng có những
nguyên nhân chủ quan như nguyên nhân do chuyển dịch cơ cấu, những ngành có tỷ
lệ chi phí trung gian cao hơn lại tăng nhanh hơn nên làm cho chi phí trung gian của
cả khu vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng lên. Chi phí đầu vào ở tất cả các
khâu từ làm đất, thuỷ lợi, giống, bảo vệ thực vật… đều ở mức cao. Đối với những
sản phẩm khai thác, chế biến từ nguyên liệu của ngành nông, lâm, ngư nghiệp lại
xuất khẩu ở dạng thô hoặc sơ chế là chủ yếu như: Dầu thô, chè, cà phê, vừng, lạc...
Nhiều loại rau quả đến mùa thu hoạch không có đủ năng lực chế biến, gây thiệt hại

cho nông dân. Cho tới nay, hàng nông sản đã qua chế biến tinh chỉ mới đạt tỷ lệ
trên dưới 10% so với giá trị nông sản cần chế biến.
Đối với ngành công nghiệp, khi tốc độ gia tăng của giá trị sản xuất lên tới
13.9%/ năm thì giá trị gia tăng chỉ đạt 11.7%/năm.
So sánh tốc độ gia tăng GO và GDP trong công nghiệp
(Xem phụ lục 7)


Nguồn: Tổng cục thống kê

Chi phí trung gian ở khu vực này tăng có thể liên quan đến vấn đề thất thoát
vốn khi mà tổng vốn đầu tư tăng cao nhưng vốn thực tế vào sản xuất lại không tăng
tương ứng. Những chủ yếu là do các loại chi phí về nguyên, nhiên vật liệu, chi phí
quản lý, chi phí ngoài sản xuất… Sản xuất của một số ngành còn mang nặng tính
chất gia công lắp ráp cho nước ngoài, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, linh
kiện và phụ tùng, cũng như thị trường tiêu thụ. Vì vậy, giá trị sản xuất thì lớn, tăng
trưởng cao, nhưng giá trị mới tăng thêm rất nhỏ, điển hình là: Sản xuất thép của
các liên doanh với nước ngoài; sản xuất các sản phẩm từ kim loại; sản xuất ô tô, xe
máy, máy tính và các sản phẩm điện tử... Đây là một trong những nguy cơ có thể
dẫn tới sự thiếu bền vững trong sản xuất công nghiệp.
Như vậy, có thể thấy, những chi phí liên quan đến quá trình sản xuất không
mang lại hiệu quả cao dến đến chi phí trung gian cao và như vậy sẽ trở thành lực
kéo kéo GDP giảm xuống theo. Nói cách khác, sự chênh lệch giữa tốc độ tăng
GDP và tốc độ tăng GO do tỷ lệ chi phí trung gian tăng đã chỉ ra hiệu quả tăng
trưởng GDP của Việt Nam còn thấp.
2. Dựa vào Năng Suất Lao Động
Ta có bảng số liệu về năng suất lao động xã hội chung của Việt Nam trong
một vài năm gần đây như sau:



Nguồn: Tổng cục thống kê

Năng suất lao động xã hội là một chỉ tiêu được tính bằng GDP theo giá thực
tế chi cho tổng số lao động đang làm việc.
Năm 2007, năng suất lao động của Việt Nam là 25.9 triệu đồng/ người/ năm
(hay 1.6 nghìn USD/ người/ năm). Trong khi đó năng suất lao động của một số
nước trong ASEAN như Indonesia gấp 2.5 lần, Thái Lan cao gấp 4.1 lần, Malaysia
cao gấp 10.7 lần năng suất lao động của Việt Nam. Và năng suất lao động này của
Việt Nam còn thấp xa so với năng suất lao động trung bình của thế giới (khoảng
trên 14.6 nghìn USD/ người/ năm).
Nếu tính bằng giá so sánh thì tốc độ tăng năng suất lao động trong thời kỳ
1991 – 2008 chỉ đạt 5.2%/năm và mức tăng tuyệt đối mỗi năm là 0.37 triệu VND/
1 lao động làm việc.
Để làm rõ thêm cho kết luận này, ta có bảng so sánh tốc độ tăng năng suất lao
động của Việt Nam với Trung Quốc và các nước trong ASEAN-5.
Theo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần.
Giai
đoạn
1990
-1995
1995
-1999

VN

TQ

Singapor Malaysi Thái
e
a

Lan
6,3%
6,4%
6,6%

6,1% 10,5
%
5,2% 7,2% 2,7%

0,5%

-1,8%

Philippin
es
-0,7%

Indonesi
a
4,9%

0,7%

-2,9%

Tốc độ tăng năng suất lao động của các ngành kinh tế thời kỳ 2001 - 2005
Đơn vị tính: %


2001


2002

2003

2004

2005

Bình quân 5
năm

Chung nền kinh tế 4,25
Ngành nông - lâm
4,21
nghiệp
Ngành công nghiệp 0,19
Các ngành kinh tế
-0,1
khác

4,48

4,54

5,19

5,58

4,81


3,15

3,34

4,21

4,14

3,81

2,03

1,05

4,05

6,54

2,75

-0,03

1,07

1,19

0,20

0,48


Ngành KT

Năng suất lao động trong từng ngành của Việt Nam cũng còn thấp.
Năm 2007, năng suất lao động của nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
chỉ đạt 9607 nghìn đồng/ người/ năm, nhóm ngành công nghiệp – xây dựng cao
nhất cũng chỉ đạt tới 55072 nghìn đồng/ người/ năm và của nhóm ngành dịch vụ
đạt khoảng 3438 nghìn đồng/ người/ năm. Năng suất lao động thấp có thể do một
số nguyên nhân sau:
Trong nông nghiệp năng suất cây trồng còn thấp hơn so với các nước khác.
Có thể lấy ví dụ như năng suất lúa của Việt Nam chỉ đạt 48.9 tạ/ha, trong khi
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đạt 62 tạ/ha,…
Trong công nghiệp lại chủ yếu do tỷ lệ sử dụng công nghệ cao ở nước ta thấp
hơn nhiều các nước khác như tỷ lệ này ở Việt Nam năm 2005 là 20% còn ở
Philippines là 29%, Thái Lan là 30.8%. Malaysia là 51.1%, Singapore là 73%...
Tóm lại, khi năng suất lao động thấp và tăng chậm không chỉ tác động không
tốt tới tăng trưởng GDP mà còn chứng tỏ giá trị thặng dư tạo ra thấp, ảnh hưởng
đến tích luỹ tái đầu tư để tái sản xuất mở rộng cũng như nâng cao mức sống cho
người dân.
Từ những phân tích ở trên dựa vào việc so sánh tốc độ tăng GO với GDP, và
phân tích về năng suất lao động, ta có thể đưa ra kết luận tăng trưởng của Việt
Nam tuy cao nhưng chưa hiệu quả.
III.

Cấu trúc tăng trưởng:
Một phần quan trọng trong tăng trưởng phải kể đến là sự đóng góp của các

yếu tố đầu vào và đóng góp của các ngành. Dưới đây sẽ phân tích cấu trúc tăng



trưởng theo đầu vào và theo ngành để làm rõ hơn đóng góp của các yếu tố này đến
tăng trưởng.
1. Đóng góp vào tăng trưởng theo ngành (%)

Biểu đồ tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng theo ngành

Nguồn: Tổng cục thống kê

Cơ cấu ngành của Việt Nam đang có sự chuyển dịch phù hợp với xu hướng
chung. Đó là giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp, trong khi đó thì tỷ trọng các
ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Năm 1991, tỷ trọng nông nghiệp trong
GDP là 40.49%, công nghiệp 23.79% và dịch vụ 35.72%. Đến năm 2000 tỷ lệ này
lần lượt là 27.18%, 28.76% và 44.06%. Mới nhất là năm 2009, cơ cấu đã có sự
chuyển dịch như sau: nông nghiệp chiếm 22.1%, công nghiệp 39.73% và dịch vụ là
38.17%.
Tuy nhiên nếu so với các quốc gia khác thì tỷ trọng nông nghiệp vẫn còn khá
cao. Đặc biệt tỷ trọng ngành dịch vụ tăng không đáng kể, thậm chí có những giai
đoạn còn giảm nhẹ. Cơ cấu kinh tế Việt Nam đang nằm giữa các nước kém phát


triển và các nước mới công nghiệp hóa, còn khoảng cách khá lớn so với Thái Lan
và Malaysia, cách khá xa so với Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan. Quá trình
chuyển dịch cơ cấu qua từng giai đoạn và trong từng ngành như sau.
Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp có nhiều bước tiến bộ, đi đúng
hướng, đã khai thác được lợi thế cây con và vùng lãnh thổ, góp phần thúc đẩy sản
xuất, xuất khẩu phát triển. Trong khi giá trị tuyệt đối của sản xuất nông nghiệp tiếp
tục tăng, thì tỷ trọng nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm (xem bảng). Giai
đoạn giảm mạnh nhất là những năm đầu sau đổi mới (1991- 1994) trong vòng bốn
năm đã giảm 13.06% sau đó giảm đều đặn dưới 2% mỗi năm cho đến năm 2007 và
năm 2008 lại tăng 2,24%. Trong nông nghiệp giai đoạn từ 1991 đến nay thì thuỷ

sản chiếm tỉ lệ khá nhỏ xong lại có xu hướng ngày càng tăng từ 2,91% năm 1990
lên 3.95% năm 2008. Còn hai ngành nông ngiệp và lâm nghiệp chiếm tỷ trọng chủ
yếu lại có xu hướng sụt giảm mạnh 24% xuống 18.14% đã đưa tỷ trọng ngành
nông nghiệp giảm một nửa tỷ trọng từ 40.49% xuống 20.1% trong cơ cấu nền kinh
tế quốc dân.
Chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang, công nghiệp có sự tăng lên khá
nhanh từ 23,79% lên 39,73%, nhất là giai đoạn (1991- 2001) tăng 14,43% chỉ
trong vòng 10 năm. Còn giai đoạn (2001-2007) tăng chậm hơn với 3,35% trong 7
năm và tới năm 2008 giảm xuống 1,75%.
Tỷ trọng chủ yếu trong công nghiệp là ngành công nghiệp chế biến ( 7585%)với mức tăng đáng kể từ 14,49% lên 21,1% . Đóng góp lớn nhất là từ các
ngành lương thực thực phẩm ( trên 20%), may mặc, hoá chất, còn ở các ngành
công nghiệp mới có hàm lượng khoa học kĩ thuật, chất xám cao vẫn còn rất hạn
chế.
Lĩnh vực dịch vụ đã có bước phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng nhất là từ
thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực
này lại không đều qua các thời kỳ khác nhau, thể hiện nổi bật qua việc tăng nhanh
của ngành dịch vụ trong thời kỳ 1990 - 1995, sau đó liên tục bị giảm sút và chỉ có


dấu hiệu phục hồi nhẹ trong một vài năm gần đây. Điều đó khiến tỷ trọng của
ngành dịch vụ trong GDP, sau khi tăng tương đối mạnh trong thời kỳ 1990 - 1995
(năm 1995 đạt 44,06%) đã liên tục bị giảm: năm 1996 còn 42,51%; năm 2005 còn
38,01%. Sau đó dần tăng trở lại với tốc độ chậm đến năm 2008 đạt 38,17%. Điều
đáng lo ngại là tỷ trọng của một số ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu của lĩnh
vực dịch vụ và trong cơ cấu GDP còn thấp như ngành tài chính - ngân hàng, khoa
học - công nghệ, vận tải, viễn thông, dịch vụ kinh doanh. Và, mặc dù đã xuất hiện
một số ngành dịch vụ mới trong lĩnh vực dịch vụ, nhưng nhìn chung tỷ trọng của
khu vực dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế của nước ta vẫn còn thấp so với các nước
trong khu vực, biểu hiện một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa hiệu quả và theo
hướng hiện đại.

2. Đóng góp các yếu tố đầu vào trong tăng trưởng GDP Việt Nam (%)
Đóng góp của các yếu tố
1993 - 1997
1998 - 2002
2003 - 2006
1.Đóng góp theo điểm phần
trăm (%)
8.8
6.2
7.84
- Vốn
6.1
3.56
3.48
- Lao động
1.4
1.24
1.40
- TFP
1.3
1.40
2.07
2. Đóng góp theo tỷ lệ phần
trăm (%)
100
100
100
- Vốn
69.3
57.40

57.73
- Lao động
15.9
20.00
19.07
- TFP
14.8
22.60
28.2
Nguồn: CIEM và Thời báo kinh tế Việt Nam
Từ sự đóng góp như trên, có thể đưa ra một số nhận xét chính như sau:
Thứ nhất, tăng trưởng của Việt Nam đang dựa rất nhiều vào vốn đầu tư và
lao động, nhóm yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng. Tỷ lệ đóng góp của 2 yếu tố
này vào tăng trưởng đạt tới trên ¾.
Trong đó, yếu tố vốn đóng góp vào tăng trưởng luôn đạt trên 50%. Đây là tỷ
lệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ sau tỷ lệ khoảng 44% của Trung Quốc - một tỷ
lệ làm cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt cao nhất thế giới, đã nhiều năm


liền tăng hai chữ số và hiện đang giữ kỷ lục thế giới về số năm tăng trưởng liên tục
(28 năm). Nhưng Trung Quốc đưa ra mục tiêu giảm độ nóng của tăng trưởng và
đẩy mạnh chống lạm phát do tốc độ tăng giá tính theo năm của tháng 2/2008 đã lên
đến 8,3%, cao nhất trong 12 năm qua. Trong khi đó, yếu tố vốn lại là yếu tố mà
Việt Nam đang thiếu nhiều, vừa phải vay vốn mới, vừa phải hoàn vốn và trả lãi,
phần nội lực chỉ chiếm phân nửa, trong đó FDI khoảng 20% , ODA khoảng 20%.
Như vậy trong khi nguồn vốn nội lực có hạn mà tăng trưởng của ta lại đi theo sự
dàn trải kém hiệu quả, phụ thuộc nhiều vào vốn là rất nguy hiểm, sẽ có thể rơi vào
bẫy phát triển không bền vững.
Yếu tố lao động lại là yếu tố chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong đóng góp vào tăng
trưởng của các yếu tố đầu vào (giai đoạn 2003 – 2006 đạt 19,07%) mặc dù Việt

Nam là một quốc gia có nguồn lao động dồi dào. Cùng với tốc độ tăng trưởng dân
số cả nước khoảng 2% tương đương khoảng 1 triệu người/năm thì số lao động
trong các ngành cũng tăng trung binh 1 triệu người/năm.
Như vậy, yếu tố lao động là yếu tố nội sinh, có lợi thế so sánh là giá rẻ và
nguồn lực dồi dào lại là yếu tố đóng góp rất nhỏ vào tăng trưởng trong khi yếu tố
vốn – không phải là một lợi thế lại là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Thứ hai, đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp TFP vào
tăng trưởng chỉ chiếm hơn ¼, tỷ lệ này chỉ thấp bằng 2/3 của các nước khác
trong khu vực. Tỷ lệ này thấp do một số nguyên nhân chính sau:
Trình độ công nghệ hiện đang sử dụng ở VN thấp tương đối so với các nước
trong khu vực. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) trong Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu
2008-2009 đã xếp năng lực cạnh tranh của VN thứ 70 trong tổng số 134 quốc gia,
với 4,1 điểm. Riêng hệ số cạnh tranh về công nghệ, VN xếp thứ 79, với 3,12 điểm.
Trong khi đó Malaysia: 4,41 điểm; Thái Lan: 3,37 điểm; Philipines: 3,26 điểm.
Trình độ công nghệ sử dụng thấp kéo theo năng suất lao động xã hội thấp. Nếu coi
năng suất lao động xã hội của VN = 1, thì Trung Quốc = 1,73, Thái Lan = 3,63 và
Singapore = 39,05.


Ngoài ra, sự đóng góp của TFP vào tăng trưởng thấp cũng là do hiệu quả sử
dụng vốn còn thấp. Một thực tế cho thấy, hệ số ICOR của Việt Nam khá cao. Tính
chung ICOR của Việt Nam trong thời kỳ 1991-2007 là 4,86 lần, cao hơn nhiều so
với 2,7 lần của Đài Loan (trong thời kỳ 1961-1980), 3 lần của Hàn Quốc (trong
thời kỳ 1961- 1980), 3,7 lần của Indonesia (trong thời kỳ 1981-1995), 4 lần của
Trung Quốc (trong thời kỳ 2001-2006), 4,1 lần của Thái Lan (trong thời kỳ 19811995); cũng cao hơn so với 4,6 lần của Malaysia (trong thời kỳ 1981-1995). Đặc
biệt, đến năm 2009, ICOR Việt Nam còn lên tới 8. Điều đó chứng tỏ, hiệu quả đầu
tư của Việt Nam còn thấp.
Chất lượng nguồn nhân lực của VN hiện nay cũng là một vấn đề gây trở ngại
đối với tăng trưởng kinh tế. Chất lượng lao động Việt Nam mới chỉ đạt 3,79 điểm
(thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước châu Á tham gia xếp hạng (theo đánh

giá mới của Ngân hàng Thế giới (WB)). 1 nghiên cứu khác cho thấy lao động VN
chỉ đạt 32/100 điểm. Trong khi đó, những nền kinh tế có chất lượng lao động dưới
35 điểm đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Tính đến cuối
năm 2006, Việt Nam hiện mới chỉ có 32% số lao động là đã qua đào tạo và tỷ lệ
lao động đã có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn là 14,4%. Một thực tế nữa là, Việt Nam
hiện đang thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao
cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng... nên nhiều nghề và
công việc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có
trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng.
Tuy nhiên, tỷ lệ TFP đang ngày càng tăng (từ 14.8% (giai đoạn 1993 - 1997)
đến 28.2% (giai đoạn 2003 – 2006), chứng tỏ chất lượng tăng trưởng của Việt Nam
đã bắt đầu có những bước cải thiện.
Như vậy tăng trưởng của Việt Nam mang vẫn mang tính chất tăng trưởng theo
chiều rộng và mới chỉ đang chuyển dần sang tăng trưởng theo chiều sâu.


Phần IV: KIẾN NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.
I. Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay
1. Tổng quan về mô hình tăng trưởng Việt Nam hiện nay
Như vậy, qua những phân tích đánh giá các mặt của tăng trưởng kinh tế
ViệtNam trong thời kì 1991 – 2009 cho thấy những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy
nhiên còn tồn tại nhiều những bất cập, yếu kém bất hợp lý và không ít các hiện
tượng đáng lo ngại trong cả quy mô, tốc độ và chất lượng tăng trưởng. Những vấn
đề này chính là nhiệm vụ cần giải quyết của bài toán lựa chọn mô hình tăng trưởng
kinh tế hợp lý và hiệu quả nhất.
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của quỹ
tiền tề quốc tế ( IMF) theo quy mô GDP danh nghĩa năm 2009, và đứng thứ 133
theo quy mô sản phẩm quốc nội danh nghĩa bình quân đầu người. Xét về kinh tế,
Việt Nam là một nền kinh tế hỗn hợp phụ thuộc cao vào xuất khẩu và đầu tư trực

tiếp nước ngoài. Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dựa trên những lý thuyết tăng trưởng kinh tế, tình hình khách quan trong
nước và quốc tế, cũng như các yếu tố chủ quan từ phía Đảng và nhà nước, chúng
ta đã xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế trong thời kì đổi mới, nhất là thời kì từ
năm 1991 tới nay dựa vào nguồn lực chủ yếu là: số lượng vốn, số lượng lao động
và năng suất các yếu tố tổng hợp. Nội hàm tăng trưởng:
Y = f(K,L,TFP)
Trong đó: K là số lượng vốn
L là số lượng lao động
TFP là năng suất yếu tố tổng hợp
Thời kỳ đầu sau thời gian dài thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, mô hình tăng trưởng của Việt Nam là tăng trưởng theo chiều rộng, chủ
yếu dựa vào tăng Vốn sản xuất và lao động
Quan hệ cung cầu trong nền kinh tế được thay bằng cơ chế mệnh lệnh chỉ
huy, đã làm nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng, tăng trưởng kinh


tế âm, lạm phát phi mã, đời sống dân cư rất thấp. Trong điều kiện nền kinh tế hết
sức khó khăn như vậy, dựa vào lý thuyết tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã xây
dựng một mô hình tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào các nhân tố tăng trưởng
theo chiều rộng (K và L).
Là một quốc gia có tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, cùng với một lực
lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, thông qua mô hình tăng trưởng kinh tế
theo chiều rộng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong tăng trưởng.
Từ năm 1991 tới nay chúng ta đã dần kiềm chế được lạm phát, tốc độ tăng trưởng
kinh tế luôn dương và tăng trong các năm ( trừ năm 1999 tăng trưởng kinh tế giảm
xuống mức 4.8%/năm do khủng hoảng kinh tế khu vực và năm 2009 đạt 5,3% do
khủng hoảng kinh tế toàn cầu)
Thực chất khi áp dụng mô hình tăng trưởng này, chúng ta đã tạo ra sự tăng

trưởng kinh tế dựa trên bán rẻ tài nguyên và sức lao động. Trong khi đó tài nguyên
không phải là vô hạn, tăng trưởng dựa trên khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ
sẽ gặp phải giới hạn. Thêm nữa, tăng trưởng như vậy sẽ không bền vững, do vậy
cần có sự đổi mới trong tư duy kinh tế.
Năm 1995, Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế mạnh hơn, chúng ta đã dần
trở thành các thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, tham gia
kí kết các hiệp định song phương và đa phương. Cũng từ đây Việt Nam phát
triển mô hình kinh tế theo chiều rộng thêm 1 bước nữa.
Cùng với chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính sách khuyến kích
đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước làm dòng vốn đầu tư trong nước liên tục
tăng qua các năm, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài.
Sau khi đổi mới, thực hiện chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với
khối lượng vốn đầu tư thực hiện các năm liên tục tăng nhanh, bộ mặt kinh tế Việt
Nam có những sự thay đổi rõ ràng. Kinh tế liên tục tăng nhanh, GDP bình quân
đầu người tăng nhanh, đời sống vật chất cũng như tinh thần được cải thiện nhiều.
Song bên cạnh những thành tựu tăng trưởng rực rỡ đã đạt được cũng cần phải nhận


×