Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Phân tích thực trạng thu chi ngân sách Việt Nam giai đoạn 2006 -2010 và tác động của một số chính sách tàichính đến thu chi ngân sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.56 KB, 38 trang )

ĐỀ TÀI:

Phân tích thực trạng thu chi ngân sách Việt Nam
giai đoạn 2006 -2010 và tác động của một số chính sách tài
chính đến thu chi ngân sách

Danh sách nhóm:

1. Đoàn Thị Hà (nhóm trưởng )
2. Nguyễn Thảo Linh
3. Bùi Thị Ngoan
4. Nguyễn Hữu Hiệp
5. Hoàng Thị Phương Mai
6. Lương Hồng Kỳ
7. Nguyễn Thị Minh Đức
8. Nguyễn Quang Lực

1


LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách tài chính quốc gia là một trong những công cụ điều tiết vĩ
mô vô cùng quan trong của chính phủ. Hệ thống Chính sách tài chính quốc
gia là một hệ thống các quan điểm, chủ trương, biện pháp của nhà nước trong
việc sử dụng các công cụ tài chính tiền tệ để tác động vào quá trình hình
thành và vận động của hệ thống tài chính và quan hệ giữa chúng nhằm thực
hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất
nước. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trong công cuộc đổi mới,
từng bước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì chính sách tài
chính càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của nó trong điều tiết nền kinh tế, cụ
thể là ảnh hưởng tới hoạt động thu chi ngân sách quốc gia. Xuất phát từ lý do


đó, nhóm 5 – lớp Kinh tế phát triển 49 A đã quyết định thực hiện bài viết
“Phân tích thực trạng thu chi ngân sách Việt Nam giai đoạn 2006 -2010 và tác
động của một số chính sách tài chính đến thu chi ngân sách”.
Mục tiêu của bài viết là vận dụng những kiến thức đã được học trong
môn học Kinh tế phát triển để đánh giá tác động của các chính sách tài chính
tiêu biểu đến tình hình thu chi ngân sách của Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay và từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để phát huy mặt tốt và khắc
phục những hạn chế trong thu chi ngân sách nước ta. Đối tượng và phạm vi
nghiên cứu là Ngân sách quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 2006 -2010.
Phương pháp nghiên cứu nhóm sử dụng ở đây là thống kê toán, phân tích số
liệu và tống hợp thông tin. Kết cấu bài viết của nhóm như sau:
I. Tìm hiểu chung về ngân sách nhà nước
II. Thu chi ngân sách nhà nước Việt Nam trong thời gian 2006 – 2010
III.Đánh giá tác động của một số chính sách tài chính có liên quan đến
thu chi ngân sách trong thời gian 2006-2010

2


Dù đã rất cố gắng vận dụng kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp và phân tích
thông tin vào bài viết này song do còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh
nghiệm nên bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của
thầy giáo.

3


NỘI DUNG
I. Tìm hiểu chung về ngân sách nhà nước
1. Khái Niệm

Là bộ phận tài chính tập trung nhất của hệ thống tài chính quốc
gia.Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu ,chi của Nhà nước trong dự
toán đã được quốc hội quyết định nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và các nhu
cầu khác của xã hội.
2. Đặc Điểm
- Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền
lực kinh tế - chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà
nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định;
- Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn
tài chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước;
- Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa
đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng;
- Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ
khác. Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập
trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau
đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định;
- Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo
nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
3. Vai trò
- Điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế
- Giải quyết các vấn đề xã hội
- Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị
trường hàng hoá

4


4. Các khoản thu,chi ngân sách
4.1Thu ngân sách
4.1.1 Thuế

Là khoản đóng góp bắt buộc của các cá nhân và doanh nghiệp cho một
hoạt động vì lợi ích chung nào đó. Doanh thu từ thuế sẽ được sử dụng để mua
các đầu vào cần thiết nhằm sản xuất các hàng hóa và dịch vụ của chính phủ
hoặc để phân phối lại sức mua giữa các cá nhân. Đây là nguồn thu chính đóng
vai trò quan trọng trong thu ngân sách
4.1.2 Vay nợ
Tài trợ qua vay nợ hay còn được gọi là tài trợ qua thâm hụt là hình thức
đi vay để trang trải cho các khoản chi tiêu của Chính phủ. Những người cho
Chính phủ vay thường theo nguyên tắc tự nguyện, và để đổi lại, họ sẽ nhận
được từ chính phủ các trái phiếu, công trái hay kỳ phiếu và các giấy ghi nợ
khác của Chính phủ, trong đó có quy định sẽ hoàn trả số tiền đã vay và một
phần lãi vào một thời hạn nhất định trong tương lai
4.1.3 Mở rộng cung tiền
Lạm phát do chính phủ gây ra là hiện tượng tăng liên tục hàng năm của
giá cả do chính phủ mở rộng cung tiền nhằm trang trải cho các hàng hóa và
dịch vụ mà mình cung cấp. Chính phủ đơn giản chỉ là in thêm tiền để tài trợ
cho các khoản chi tiêu của mình,hoặc sử dụng các hình thức để mở rộng cung
tiền
4.1.4 Đóng góp tự nguyện
Là các khoản đóng góp theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện của các cá
nhân và tổ chức cho chính phủ.Chúng đôi khi cũng được sử dụng để tài trợ
cho một công trình công công nhất định

5


4.1.5 Phí sử dụng
Là mức giá mà người sử dụng các hàng hóa dịch vụ công cộng do
Chính phủ cung cấp phải trả. Phí sử dụng chỉ có thể được dùng để trang trải
cho các hàng hóa dịch vụ do Chính phủ cung cấp

4.1.6 Các doanh nghiệp nhà nước
Chính phủ thường xuyên vận hành các doanh nghiệp quốc doanh để
bán hàng hóa cho cá nhân nhằm tăng thêm nguồn thu cho ngân sách. Lợi
nhuận mà các doanh nghiệp này đem lại giúp chính phủ giảm bớt sự phụ
thuộc và nguồn thu từ thuế.
4.2Chi tiêu của ngân sách
4.2.1 Khái niệm
Chi của ngân sách là việc sử dụng các nguồn thu của ngân sách vào các
khoản chi tiêu khác nhau nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu của Nhà
nước. Bao gồm các nội dung chi cơ bản: Chi đầu tư phát triển; Chi thường
xuyên; Chi dự trữ, trả lãi suất các khoản tiền vay và trả nợ
4.2.2 Nội dung chi cơ bản
a, Chi đầu tư phát triển
Đối tượng đầu tư của Nhà nước là những công trình thuộckết cấu hạ
tầng, các ngành kinh tế mũi nhọn. Hệ thống cơ sở hạ tầng là tiền đề cho sự
phát triển kinh tế nói chung, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư tư nhân và
mở rộng đầu tư vào các ngành kinh tế. Đầu tư phát triển đòi hỏi vốn đầu tư
lớn và thời gian thu hồi vốn lâu dài, do đó tư nhân thường ít đầu tư vào lĩnh
vực này
b, Chi thường xuyên
- Chi quản lý hành chính: là khoản chi không liên quan trực tiếp đến
sản xuất nhưng cần thiết để đảm bảo hoạt động cho bộ máy quản lý nhà nước.
Đối tượng của chi quản lý hành chính là bộ máy chính quyền các cấp, cơ quan
lập pháp, hành pháp, các cơ quan và bộ máy cảnh sát. Khoản chi này bao gồm
6


lương, phụ cấp cho nhân viên nhà nước, chi mua sắm, bảo dưỡng trang thiết
bị, đồ dùng làm việc, chi phí văn phòng
- Chi văn hóa, giáo dục, y tế: : Khoản chi này nhằm nầng cao trình độ

văn hóa và sức khỏe cho người dân, nâng cao chất lượng lao động. Những
khoản chi này cũng đồng thời thực hiện chính sách phân phối lại của Nhà
nước: trợ cấp giáo dục phổ thông, các chương trình dinh dưỡng, trợ cấp xã
hội,…
- Chi quốc phòng: Chi đầu tư xây dựng các công trình quốc phòng, chi
mua sắm, bảo dưỡng các phương tiện kỹ thuật phục vụ quốc phòng; chi trang
bị, trả lương cho quân đội
- Chi trợ cấp: Bao gồm các khoản trợ cấp cho các doanh nghiệp và cá
nhân. Sự trợ giúp của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong điều kiện khó
khăn góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Khoản chi này cũng
góp phần làm giảm khoảng cách giữa các nhóm dân cư trong nền kinh tế
c, Chi dự trữ trả lãi suất các khoản tiền vay và trả nợ
Chi dự trữ là khoản chi nhằm mục đích điều chỉnh hoạt động thị
trường,ổn định giá cả và phòng ngừa những rủi do xảy ra đối với nền kinh
tế.Dự trữ quốc gia bao gồm dự trữ bằng tiền,ngoại tệ ,kim loại quý và các loại
hàng hóa cần thiết.Chi trả nợ là các khoản chi trả lãi suất tiền vay và thanh
toán nợ gốc.

7


II. Thu chi ngân sách nhà nước Việt Nam trong thời gian 2006 -2010.
1. Thực trạng thu chi ngân sách nhà nước

Trong khoảng thời gian 2006 - 2010 cả kinh tế và xã hội Việt Nam đều
có những biến đổi mạnh nên thu chi ngân sách cũng có thay đổi. Cơ cấu thu
chi ngân sách được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1
Thu - Chi NSNN 2006 – 2010
ĐVT: tỷ đồng


Năm

Thu NSNN

Chi NSNN

Bội chi NSNN

Tỉ lệ bội chi so với GDP

2006
2007
2008
2009
dự toán 2010

279472
315915
416783
442340
461500

308058
399402
494600
584695
582200

20586

83487
77817
142355
120700

4%
7.3%
5.2%
6.9%
6.2%

Nguồn: bộ tài chính + tổng cục thống kê

Nhìn vào bảng số liệu ( phụ lục 1) cho thấy cả thu và chi trong NSNN
của Việt Nam đều tăng qua các năm . Trong khoảng thời gian 2 năm 20072008 kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh nên mức thu ngân sách cũng tăng
đột biến ( thu năm 2008 so với 2007 tăng 100868 tỷ đồng, thu năm 2007 so
với 2006 chỉ tăng có 36443 tỷ đồng) Tuy thu tăng nhưng chi cũng tăng với
mức cao nên bội chi ngân sách tăng (Bội chi ngân sách trong năm 2006 chỉ là
20586 tỷ đồng nhưng sang tới năm 2007 là 83487 tỷ đồng). Tỷ lệ bội chi ngân
sách so với GDP cũng tăng nhanh năm 2006 mới chỉ ở mức 4% nhưng sang
năm 2007 tỷ lệ đó đã tăng lên 7.3%.
Đến giữa năm 2008 đã xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác
động một phần tới kinh tế Việt Nam. Tuy vậy do bắt đầu xảy ra ở giữa năm
nên thu chi ngân sách chưa có biến động mạnh( chi ngân sách 2008 tăng so
với 2007 là 95168 tỷ đồng, năm 2007 tăng so với 2006 là 91344 tỷ đồng, mức
tăng chi ngân sách không đáng kể). Trong năm 2008, bội chi ngân sách đã
giảm so với năm 2007 mức bội chi là 77817 tỷ đồng. Do GDP cũng tăng nên

8



tỷ lệ bội chi so với GDP đã giảm còn 5.2%. Nhưng vẫn đang ở mức nguy
hiểm.
Bước sang năm 2009 do những tháng đầu năm thực hiện miễn, giảm,
giãn thuế và giá dầu thô trên thế giới giảm( do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng) nhưng những tháng cuối năm sản xuất kinh doanh trong nước phát
triển, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi nên thu ngân sách có tăng so
với 2008 nhưng với mức tăng ít chỉ tăng 25557 tỷ đồng( so với mức tăng của
năm 2008 là 100868 tỷ đồng). Trong khi đó, do trong năm 2009 chính phủ
thực hiện các gói kích thích nền kinh tế như gói kích cầu, thực hiện nhiều
biện pháp tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nên chi ngân sách không giảm. Dẫn
đến mức bội chi ngân sách là 142355 tỷ đồng, đây là mức kỉ lục về bội chi
ngân sách.
Đến năm 2010, dự toán thu ngân sách là 461500 tỷ đồng, chi ngân sách
là 582200 tỷ đồng nên bội chi ngân sách vào khoảng 120700 tỷ đồng. Mức
bội chi ngân sách có giảm so với năm 2009. Tuy vậy tỷ lệ bội chi so với GDP
lại tăng ước tính là 6.2%. Tỷ lệ bội chi so với GDP an toàn nhất là khoảng 5%
nhưng nhìn chung trong khoảng 2006-2010 thì ngoài năm 2006 tỉ lệ bội chi
luôn vuợt ngưỡng 5%
Tóm lại bội chi ngân sách của ta đang ở mức đáng báo động, tỷ lệ bội
chi so với GDP đang vượt mức 5%.
Để đánh giá rõ hơn về thực trạng thu chi ngân sách Nhà nước từng năm
trong giai đoạn 2006 – 2009 và dự toán năm 2010, ta có các bảng số liệu sau
đây

Bảng 2
9


Quyết toán thu ngân sách Nhà nước

ĐVT: tỷ đồng

2006
TỔNG THU
Thu trong nước (Không kể thu từ dầu thô)
Thu từ doanh nghiệp Nhà nước
Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài
quốc doanh
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
Lệ phí trước bạ
Thu xổ số kiến thiết
Thu phí xăng dầu
Thu phí, lệ phí
Các khoản thu về nhà đất
Các khoản thu khác
Thu từ dầu thô
Thu từ hải quan
Thuế xuất. nhập khẩu. thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập
khẩu; Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
Thu viện trợ không hoàn lại

2007

2008

2009


279472 315915 416783 442340
145404 174298 229786 269656
46344 50371 68490 83859
25838 31388 43848 50659
22091

31178

43524

47833

111
5179
3363
6142
3969
4986
20536
6845
83346
42825

113
7422
5690

98
12940
7404


67
14329
9658

4457
4059
33925
5695
76980
60381

4517
8961
6653
7658
38202 41712
4110
3946
88800 60500
90922 143664

26280

38385

59927

77040


16545
7897

21996
4256

30995
7275

66624
6520

Nguồn: bộ tài chính + tổng cục thống kê

Bảng 3
Quyết toán chi ngân sách Nhà nước
ĐVT: tỷ đồng

TỔNG CHI
10

2006

2007

308058

39940

2008


2009

494600 584695


2
Trong tổng chi
Chi đầu tư phát triển

88341

Trong đó: Chi XDCB

81078

Chi phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội

161852

Trong đó:
Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo
Chi sự nghiệp y tế
Chi dân số kế họach hoá gia đình
Chi sự nghiệp khoa học và CNMT
Chi sự nghiệp văn hoá, thông tin
Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình
Chi sự nghiệp thể dục, thể thao
Chi lương hưu, đảm bảo xã hội
Chi sự nghiệp kinh tế

Chi quản lý hành chính
Chi bổ sung quĩ dự trữ tài chính

37332
11528
489
2540
1874
1184
956
22157
14212
18515
135

11216
0
10744
0
21194
0
53774
16426
612
7604
2346
1410
1005
36597
16145

29214
185

135911 179961
124664 171631
258493 320501
63547
19918
1072
7744
2713
1550
1126
50265
21538
32855
152

78105
27479
931
4611
3200
1770
1462
62465
26866
44903
100


Nguồn: bộ tài chính + tổng cục thống kê

Bảng 4
CÂN ĐỐI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2010
ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Dự toán năm 2010

Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước

461,500

Thu nội địa

294,700

11


Thu từ dầu thô

66,300

Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu

95,500

Thu viện trợ không hoàn lại


5,000

Thu kết chuyển từ năm trước sang

1,000

Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước

582,200

Chi đầu tư phát triển

125,500

Chi trả nợ và viện trợ
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, quản lý hành chính
Chi cải cách tiền lương

70,250
335,560
35,490

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

100

Dự phòng


15,300

Bội chi ngân sách nhà nước

119,700

Tỷ lệ bội chi so GDP

6.20%

Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước

119,700

Vay trong nước

98,700

Vay ngoài nước

21,000
Nguồn: bộ tài chính + tổng cục thống kê

2. Nguyên nhân của bội chi ngân sách nhà nước
Bội chi ngân sách nhà nước chủ yếu do 2 nhóm nguyên nhân sau:
Nhóm nguyên nhân thứ nhất: do tác động của chu kỳ kinh doanh.
Khủng hoảng làm cho mức thu nhập của nhà nước co lại trong khi đó nhu cầu
chi tiêu tăng để giải quyết những khó khăn mới trong kinh tế xã hội . Điều đó
làm cho bội chi ngân sách tăng nhanh( điển hình là trong khoảng thời gian
2008-2009). Ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh thu của nhà nước tăng lên trong

khi chi không phải tăng lên tương ứng nên bội chi ngân sách giảm( ví dụ như
năm 2006-2007).

12


Nhóm nguyên nhân thứ hai: do tác động của chính sách cơ cấu thu chi
ngân sách. Khi nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư kích thích tiêu
dùng sẽ làm tăng mức bội chi ngân sách( năm 2009). Ngược lại thực hiện
giảm đầu tư giảm tiêu dùng khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng sẽ làm giảm
mức bội chi ngân sách.
3. Những ưu điểm và hạn chế trong quản lý thu chi ngân sách
Mặc dù trong giai đoạn 2006-2010 bội chi ngân sách có tăng qua các
năm tuy nhiên nó cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể:
Thứ nhất, vào năm 2006 bội chi ngân sách của ta khống chế mức 4%
so với GDP( dưới 5%), bội chi chỉ khoảng 20586 nghìn tỷ đồng.
Thứ hai, vào năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
nhưng chúng ta vẫn giữ mức thu tăng so với năm trước. Do thực hiện chính
sách thuế hợp lý, phù hợp với các cam kết quốc tế, nhằm hạn chế nhập khẩu
các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì công tác quản lý thu chi ngân
sách vẫn có những hạn chế sau:
Thứ nhất, mức bội chi ngân sách năm 2008, 2009, 2010 đã vượt mốc
5% so với GDP( đây là mốc an toàn). Mặc dù đã thực hiện những biện pháp
để khống chế bội chi ngân sách nhưng những biện pháp đó chưa thực sự đạt
hiệu quả.
Thứ hai, Dự toán thu chi ngân sách chưa thật chính xác dẫn đến trong
quá trình chi ngân sách đã xảy ra nhiều vấn đề.
Thứ ba, sử dụng ngân sách chưa đạt hiệu quả( sai lầm của vinashin),
cách tính chưa thực chính xác(khi nợ công chúng ta cộng những thứ ngoài

ngân sách như ODA, trái phiếu chính phủ… nhưng tính bội chi ngân sách thì
không ).
Vì vậy, trong quản lý thu chi ngân sách chúng ta cần phải thực hiện các
biện pháp có hiệu quả nhằm sử dụng một cách tốt nhất ngân sách nhà nước từ
đó làm giảm bội chi ngân sách.
13


4. Kiến nghị giải pháp

Một vấn đề rất lớn của Việt Nam hiện nay là tình trạng thâm hụt ngân
sách ở mức tương đối cao. Tất nhiên, trong quá trình phát triển, chúng ta chấp
nhận thâm hụt ở mức độ vừa phải để tạo đà thuận lợi cho tăng trưởng. Tuy
nhiên, để tránh đi vào vết xe đổ của Hy Lạp, Bồ Đào Nha mà mới đây nhất là
Ai Len chúng ta cần có những điều chỉnh thích hợp để tăng thu ngân sách và
sử dụng hợp lí các khoản chi tiêu.
Trên cơ sở đó nhóm xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Xây dựng lại hệ thống thuế quan.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN tuy nhiên hệ thống thuế của Việt
Nam hiện nay chỉ có 10 loại, các quy định tính thuế chỉ ở mức độ chung
chung và rất dễ lách luật điều này gây thât thu rất lớn. Để tăng nguồn thu
trước tiên cần xây dựng lại hệ thống luật. Tiếp đó chỉnh đốn lại đội ngũ thuế
vụ và Hải Quan bởi hiện tượng tham nhũng trong hai nhành hiện nay rất lớn.
Bên cạnh đó, việc thu thuế không nên quá triệt để, cần có sự nuôi dưỡng đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho họ phát triển chúng ta sẽ có
nguồn thu lâu dài và ổn định.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Một nguồn thu rất lớn của NSNN nằm ở việc xuất khẩu khoáng sản
thô, đặc biệt là dầu mỏ. Tuy nhiên việc sử dụng như hiện nay sẽ khiến TNTN
sớm bị cạn kiệt. Không nên vì nguồn thu trước mắt mà ảnh hưởng đến thế hệ

con cháu. Các dự án khai thác khoáng sản cần được kéo dài các chuỗi giá trị,
hạn chế tình trạng xuất khẩu khoáng sản thô như hiện nay.
- Tăng sự tự chủ cho các địa phương
Thủ tục hành chính còn nhiều rườm rà đã gây khó khăn cho các địa
phương. Từ lúc phê duyệt đến lúc có tiền tương đối xa. Ngân sách bị dồn cục
kém hiệu quả. Vì vậy cần tăng cường sự tự chủ hơn nữa cho các địa phương
về vấn đề thu chi để hiệu quả sử dụng NSNN cao.
- Thể hiện vai trò và quyền lực của Quốc Hội
14


Hiện nay rất nhiều các khoản chi không được kiểm soát. Điển hình là
việc thua lỗ của VINASHIN. Chính phủ nhiều lúc qua mặt Quốc Hội. Theo
quy định các dự án trên 1 tỷ USD phải được thông qua Quốc Hội nhưng nhiều
dự án như gói kích thích kinh tế 8 tỷ USD , đường sắt cao tốc Quốc Hội chưa
đồng ý nhưng chính phủ vẫn làm. Vì vậy, Quốc Hội cần đưa ra cơ chế quản lý
mạnh mẽ hơn để kiểm soát các vấn đề này.

III. Đánh giá tác động của một số chính sách tài chính có liên quan
đến thu chi ngân sách trong thời gian 2006-2010
1. Khái quát về chính sách tài chính
1.1

Khái niệm

Chính sách tài chính quốc gia là bộ phận của chính sách kinh tế,nó sử
dụng tổng thể các công cụ của hệ thống tài chính nhằm khai thác,huy động và
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của đất nước phục vụ cho sự
nghiệp phát triến kinh tế-xã hội.
1.2


Nội dung

15


1.2.1

Chính sách huy động và sử dụng vốn: để đảm

bảo nguồn vốn đầu tư cho phát triển, Chính phủ cần đưa ra các định hướng
huy động vốn đầu tư trong nước, ngoài nước và định hướng sử dụng vốn hợp
lý, có hiệu quả.
1.2.2

Chính sách tài chính doanh nghiệp: đối với

doanh nghiệp, chính sách tài chính của Nhà nước cần tạo mọi điều kiện cho
các doanh nghiệp tích tụ, tăng quy mô vốn đầu tư,nhanh chóng đổi mới công
nghệ, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đồng thời tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
1.2.3

Chính sách tài khóa: nhằm hướng vào huy

động vốn cho NSNN một cách vững chắc, ổn định nhằm đáp ứng các nhu cầu
chi tiêu của nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.
1.2.4

Chính sách tiền tệ: là bộ phận rất quan trọng


của chính sách tài chính quốc gia. Trong chính sách này, Nhà nước cần hướng
vào việc sử dụng các công cụ trực tiếp và gián tiếp tác động vào thị trường
tiền tệ, qua đó tác động vào các hoạt động kinh tế.
1.2.5

Chính sách tài chính đối ngoại: thông qua

chính sách này, Nhà nước định hướng vào việc mở rộng các quan hệ tài chính
với nước ngoài, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn này để phát triển kinh tế và
cải thiện các điều kiện xã hội.
1.3

Vai trò

- Huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế -xã hội.
- Phân phối các nguồn tài chính cho những mục đích khác nhau,đảm bảo
sử dụng triệt để và có hiệu quả.
- Điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua thị trường vốn và thị trường tiền tệ.
2. Một số chính sách tài chính tác động đến thu chi ngân sách
2.1

Chính sách tài khóa
16


Chính sách tài khóa là những định hướng cơ bản của Nhà nước về huy
động nguồn tài chính và chi tiêu của ngân sách trong một khoảng thời gian
nhất định ( thường là 1 năm ). Nội dung của chính sách tài khóa bao gồm hai

nội dung cơ bản là chính sách thuế và chính sách chi tiêu ngân sách. Trong
đó, chính sách thuế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thu ngân sách.
2.1.1

Nội dung chính sách thuế

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam hiện
nay, nguồn thu từ thuế chiếm tới 75 – 80% tổng số thu ngân sách. Hệ thống
thuế gồm hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu.
Thuế trực thu

Thuế gián thu

Người
nộp
thuế

Là người chịu thuế

Có thể chuyển 1 phần thuế sang người
mua hàng

Ưu
điểm

- Động viên trực tiếp nguồn thu vào - Tính và thu thuế đơn giản, thu kịp
ngân sách
thời hơn. Mang lại nguồn thu tương đối
- Đảm bảo tính công bằng
ổn định cho NSNN

- Điều tiết sản xuất
- Điều tiết tiêu dùng

Nhược
điểm

- Tính toán phức tạp
- Dễ gây phản ứng do đánh thuế trực
tiếp vào thu nhập
- Nếu thu nhập thấp thì nguồn thu
không được nhiều

- Khi cùng mua 1 loại hàng hóa, người
giàu và người nghèo chịu mức thuế như
nhau ( tỷ lệ thuế/thu nhập của người
giàu nhỏ hơn )
- Không điều tiết được sản xuất
- Gây ảnh hưởng tới tiêu dùng
Mọi nguồn thu từ thuế ở Việt Nam đều do Quốc hội Việt Nam hoặc Ủy

ban Thường vụ Quốc hội đặt ra bằng luật và pháp lệnh, và được thu bởi Tổng
cục Thuế Việt Nam thông qua các cơ quan thu của nó là các cục thuế, chi cục
thuế, phòng thuế, đội thuế, bởi Tổng cục Hải quan Việt Nam thông qua các cơ
quan của nó là cục hải quan, chi cục hải quan, và các cán bộ chuyên môn
được ủy quyền khác ở khắp các địa phương trong cả nước.
Ở Việt Nam hiện nay có 10 sắc thuế, trong đó: các loại thuế cố định là
thuế môn bài, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất,
17



thuế nhà đất và thuế tài nguyên; các loại thuế tỷ lệ là thuế giá trị gia tăng, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất –nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế
thu nhập đối với người có thu nhập cao. Nội dung cụ thể như sau:
2.1.1.1

Thuế môn bài: Doanh nghiệp

tư nhân, công ty liên danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần
trả thuế môn bài căn cứ trên số vốn đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư.
Số vốn đăng ký (tỷ đồng)
Thuế môn bài hàng năm (đồng)
Trên 10
3.000.000
Từ 5 đến 10
2.000.000
Từ 2 đến 5
1.500.000
Dưới 2
1.000.000
Hộ gia đình trả thuế môn bài căn cứ trên thu nhập bình quân hàng
tháng:
Thu nhập hàng tháng (đồng)
Trên 1.500.000
Từ 1.000.000 đến 1.500.000
Từ 750.000 đến 1.000.000
Từ 500.000 đến 750.000
Từ 300.000 đến 500.000
Dưới 300.000


Thuế môn bài hàng năm (đồng)
1.000.000
750.000
500.000
300.000
100.000
50.000

2.1.1.2

Thuế sử dụng đất nông

nghiệp: Nghị quyết về chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp vừa được QH
thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2011; áp dụng cho giai đoạn 2011
- 2020. Về đối tượng được miễn giảm, nguyên tắc là không miễn toàn bộ thuế
sử dụng đất nông nghiệp đối với mọi loại đất nông nghiệp và đối với diện tích
vượt trên hạn mức giao đất nông nghiệp mà chỉ áp dụng đối với từng đối
tượng và trong thời điểm nhất định.
2.1.1.3

Thuế chuyển quyền sử dụng

đất: Là loại thuế thu vào thu nhập của người có quyền sử dụng đất khi thực
18


hiện chuyển quyền sử dụng cho đối tượng khác. Căn cứ tính thuế CQSDĐ là
diện tích đất chuyển quyền, giá đất và thuế suất thuế chuyển quyền sử dụng
đất.
* Đối với đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,

làm muối, thuế suất là 2%
* Đối với đất ở, đất xây dựng công trình và các loại đất khác thuế suất
là 4%
2.1.1.4

Thuế nhà, đất: Đối tượng là

mọi tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng nhà ở, đất ở, đất xây dựng công trình
* Đối với hộ nộp thuế thuộc vùng đô thị:
Tuỳ theo vị trí lô đất của hộ nộp thuế thuộc loại đường phố và loại đô
thị khác nhau mà xác định mức thuế nhà đất khác nhau tính trên một đơn vị
diện tích đất chịu thuế (mức thuế bằng từ 3 đến 32 lần mức thuế suất thuế
SDĐNN hạng đất cao nhất trong vùng).
* Đối với hộ nộp thuế thuộc vùng nông thôn: mức thuế nhà đất bằng 1
lần mức thuế suất thuế SDĐNN bình quân của xã.
* Đối với hộ nộp thuế thuộc vùng ven đô thị, ven đầu mối giao thông,
ven trục đường giao thông chính, đất khu thương mại, du lịch không thuộc đất
đô thị: Mức thuế nhà đất bằng từ 1,5 lần đến 2,5 lần thuế suất thuế SDĐNN
của hạng đất cao nhất trong huyện.
* Trường hợp trong một đô thị có những thôn, xóm mà điều kiện sinh
hoạt như vùng nông thôn, chuyên sản xuất nông nghiệp thì áp dụng mức thuế
nhà đất như vùng ven đô thị (từ 1,5 lần đến 2,5 lần mức thuế suất thuế
SDĐNN cao nhất trong huyện).
2.1.1.5

Thuế tài nguyên: Người nộp

thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu
thuế tài nguyên. Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế,
giá tính thuế và thuế suất. Mức thuế suất trong Luật thuế tài nguyên


19


STT

Nhóm, loại tài nguyên

Thuế suất(%)

I Khoáng sản kim loại
1 Sắt, mangan

7-20

2 Titan

7-20

3 Vàng

9-25

4 Đất hiếm

12-25

5 Bạch kim, bạc, thiếc

7-25


6 Wolfram, Antimoan

7-25

7 Chì, kẽm, nhôm, bouxite, đồng, niken

7-25

8 Coban, molipden, thuỷ ngân, magie, vanadi

7-25

9 Khoáng sản kim loại khác

5-25

II Khoáng sản không kim loại
1 Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình

3-10

2 Đá, trừ đá nung vôi và sản xuất xi măng; sỏi; cát, trừ cát làm thủy tinh

5-15

3 Đất làm gạch

5-15


4 Granite, sét chịu lửa

7-20

5 Dolomite, quartzite

7-20

6 Cao lanh, mica, thạch anh kỹ thuật, cát làm thủy tinh

7-15

7 Pirite, phosphorite, đá nung vôi và sản xuất xi măng

5-15

8 Apatit, secpentin

3-10

9 Than antraxit hầm lò

4-20

10 Than antraxit lộ thiên

6-20
20



11 Than nâu, than mỡ

6-20

12 Than khác

4-20

13 Kim cương, rubi, sapphire

16-30

14 Emerald, alexandrite, màu đen

16-30

15 Adít, rodolite, pyrope, berin, spinen, topaz

12-25

16

Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cryolite; ô pan quý
màu trắng, đỏ lửa; fenspat; birusa; nefrite

12-25

17 Khoáng sản không kim loại khác

4-25


III Dầu thô

6-40

IV Khí thiên nhiên, khí than

1-30

V Sản phẩm của rừng tự nhiên
1 Gỗ nhóm I

25-35

2 Gỗ nhóm II

20-30

3 Gỗ nhóm III, IV

15-20

4 Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác

10-15

5 Cành, ngọn, gốc, rễ

10-20


6 Củi

1-5

7 Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô

10-15

8 Trầm hương, kỳ nam

25-30

9 Hồi, quế, sa nhân, thảo quả

10-15

10 Sản phẩm khác của rừng tự nhiên

5-15

VI Hải sản tự nhiên

21


1 Ngọc trai, bào ngư, hải sâm

6-10

2 Hải sản tự nhiên khác


1-5

VII Nước thiên nhiên
1

Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh
lọc đóng chai, đóng hộp

8-10

2 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện

2-5

3 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh khác
3.1 Nước mặt

1-3

3.2 Nước dưới đất

3-8

VIII Yến sào thiên nhiên

10-20

IX Tài nguyên khác
1-20

Thuế suất cụ thể đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được xác
định lũy tiến từng phần theo sản lượng dầu thô, khí thiên nhiên, khí than khai
thác bình quân mỗi ngày.
2.1.1.6

Thuế giá trị gia tăng (VAT):

Đối tượng nộp thuế là mọi cơ sở kinh doanh có thu phát sinh ở Việt Nam.
Thuế thu trên phần doanh số tăng thêm và không áp dụng với các đối tượng
thuộc diện chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tiêu tiêu thụ đặc biệt, thuế
xuất – nhập khẩu
* Mức thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu;
* Mức thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ:
a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
b) Phân bón, quặng để sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu bệnh và chất kích
thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
c) Thiết bị và dụng cụ y tế; bông và băng vệ sinh y tế;

22


d) Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh;
đ) Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập;
e) Đồ chơi cho trẻ em; sách khoa học - kỹ thuật, sách văn học nghệ thuật,
sách phục vụ thiếu nhi, sách pháp luật, trừ sách văn bản pháp luật
g) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa qua chế biến gồm
cả con giống, cây giống, hạt giống, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4
của Luật này;
h) Lâm sản (trừ gỗ, măng) chưa qua chế biến; thực phẩm tươi sống;
i) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá;

k) Bông sơ chế từ bông trồng ở trong nước;
l) Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
m) Dịch vụ khoa học, kỹ thuật;
n) Dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp;
* Mức thuế suất 10% đối với hàng hoá, dịch vụ:
a) Dầu mỏ, khí đốt, than đá, quặng và sản phẩm khai khoáng khác;
b) Điện thương phẩm;
c) Sản phẩm điện tử, cơ khí, đồ điện;
d) Hóa chất, mỹ phẩm;
đ) Sợi, vải, sản phẩm may mặc, thêu ren;
e) Giấy và sản phẩm bằng giấy;
g) Đường, sữa, bánh, kẹo, nước giải khát và các loại thực phẩm chế biến
khác;
h) Sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, cao su, nhựa, gỗ và sản phẩm bằng gỗ; xi
măng, gạch, ngói và vật liệu xây dựng khác;
i) Xây dựng, lắp đặt;
k) Vận tải, bốc xếp;
l) Dịch vụ bưu điện, bưu chính, viễn thông;
m) Cho thuê nhà, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương
tiện vận tải;
23


n) Dịch vụ tư vấn pháp luật;
o) Chụp, in, phóng ảnh; in băng, sang băng, cho thuê băng; quay video, chiếu
video; sao chụp;
p) Uốn tóc, may đo quần áo, nhuộm, giặt là, tẩy hấp;
q) Các loại hàng hóa, dịch vụ khác, trừ hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở
khâu sản xuất, khâu nhập khẩu;
* Mức thuế suất 20% đối với hàng hoá, dịch vụ:

a) Vàng, bạc, đá quý do cơ sở kinh doanh mua vào,bán ra;
b) Khách sạn, du lịch, ăn uống;
c) Xổ số kiến thiết và các loại hình xổ số khác;
d) Đại lý tàu biển;
đ) Dịch vụ môi giới.
2.1.1.7

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế

TTĐB là khoản thuế gián thu , chỉ thu đối với một số sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ mà Nhà nước có chính sách định hướng tiêu dùng. Thuế TTĐB
thường áp dụng thuế suất cao mục tiêu nhằm điều tiết thu nhập của những cá
nhân tiêu dùng các hàng hoá dịch vụ đặc biệt.
* Các hàng hoá gồm:
a) Thuốc lá điếu, xì gà;
b) Rượu;
c) Bia;
d) Ô tô dưới 24 chỗ ngồi;
đ) Xăng các loại, naphtha, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế
xăng;
e) Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
g) Bài lá;
h) Vàng mã, hàng mã.
* Các Dịch vụ gồm:
a) Kinh doanh vũ trường, Massage, Karaoke;
24


b) Kinh doanh casino, trò chơi bằng máy jackpot;
c) Kinh doanh giải trí có đặt cược;

d) Kinh doanh golf: bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
đ) Kinh doanh xổ số.
Tổ chức cá nhân có sản xuất, nhập khẩu HH và kinh doanh dịch vụ
thuộc danh mục hàng hoá dịch vụ nêu trên là đối tượng nộp thuế TTĐB.
Do đặc điểm hàng hoá khác với dịch vụ cho nên hướng dẫn kê khai,
nộp thuế và quyết toán thuế TTĐB được phân biệt theo 2 loại:
* Đối với cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt
Thuế TTĐB phải nộp = giá tính thuế TTĐB x thuế suất
Giá tính thuế TTĐB = giá bán chưa có thuế GTGT/ (1 + Thuế suất )
* Đối với hàng hóa nhập khẩu chịu thuế TTĐB :
Giá tính thuế TTĐB = giá tính thuế NK + thuế NK
* Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB :
Thuế TTĐB phải nộp = giá tính thuế TTĐB x thuế suất
Giá tính thuế TTĐB = giá dịch vụ chưa có thuế GTGT/ (1 + Thuế suất)
( Luật thuế tiêu thụ đặc biệt )
2.1.1.8

Thuế xuất – nhập khẩu

Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt
Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu
chế xuất đưa ra thị trường trong nước, đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu. Tổ chức, cá nhân có hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế khi
xuất khẩu, nhập khẩu đều phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tổng cục
Hải quan có trách nhiệm tổ chức thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với
hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
* Thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm thuế suất thông thường, thuế suất ưu
đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt :
a) Thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ
từ nước không có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại

25


×