Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tình hình hoạt động kinh doanh của công ty bánh kẹo Kinh Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.05 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 . PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ.......................................................trang 1
1.1. Môi trường văn hoá xã hội.....................................................................................trang 1
1.2. Môi trường chính trị pháp luật..............................................................................trang 1
1.3. Môi trường kinh tế .................................................................................................trang 2
1.4. Môi trường công nghệ.............................................................................................trang 2
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH NGÀNH............................................................................trang 3
2.1. Nhà cung cấp..........................................................................................................trang 3
2.2. Khách hàng ............................................................................................................ trang 3
2.3. Đối thủ cạnh tranh .................................................................................................trang 4
2.4. Sản phẩm thay thế ................................................................................................trang 5
2.5. Nội bộ ngành ..........................................................................................................trang 5
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÔNG TY........................................................................trang 8
3.1. Tóm tắt tình hình tài chính công ty CP Kinh Đô năm 2010 ...............................trang 8
3.1.1. Phân tích tổng tài sản ..........................................................................................trang 8
3.1.2. Phân tích Cơ cấu nguồn vốn ................................................................................trang 9
3.2. Phân tích các tỷ số tài chính của công ty CP Kinh Đô 2010................................trang 10
3.2.1 Tỷ số thanh toán......................................................................................................trang 12
3.2.2 Tỷ số hoạt động.......................................................................................................trang 12
3.2.3 Chỉ tiêu thu nhập.....................................................................................................trang 13

3.3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty
trong năm 2011..............................................................................................................trang 14

1


3.3.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh..............................................................................trang 14
3.3.2. Kế hoạch đầu tư..................................................................................................... trang 15
3.4. Phân tích mô hình SWOT đối với công ty cổ phần Kinh Đô...............................trang 16
3.5. Phân tích rủi ro và định giá cổ phiếu KDC...........................................................trang 18


3.5.1 Phân tích rủi ro.......................................................................................................trang 18
3.5.2 Định giá cổ phiếu KDC...........................................................................................trang 18
3.6 Kiến nghị đầu tư ......................................................................................................trang 20

2


LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế tăng trưởng cao, đời sống người dân được cải thiện do đó nhu cầu về các sản phẩm
bánh kẹo cũng ngày một tăng. Mặt khác, tỷ lệ tiêu dùng bánh kẹo của người dân Việt Nam vẫn còn
ở mức thấp so với thế giới nên đây là cơ hội rất lớn cho sự phát triển của ngành bánh kẹo trong
nước. Thị phần các sản phẩm bánh kẹo sản xuất trong nước đang lớn dần, hiện đang giữ mức 70%
trong đó công ty bánh kẹo Kinh Đô với mã cổ phiếu KDC luôn giữ vị trí tiên phong trong ngành
thực phẩm. Các sản phẩm của Kinh Đô là những sản phẩm phù hợp, tiện dụng bao gồm các loại
thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung và đồ uống, công ty luôn cung cấp các thực
phẩm an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo cho tất cả mọi người.
Bằng cách tham khảo và phân tích số liệu thu thập được cùng với mong muốn tìm hiểu và phân tích
về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty này để đi đến quyết định có nên đầu tư hay không,
nhóm thực hiện kết cấu bài tiểu luận thành 3 phần như sau:
1. Phân tích vĩ mô kinh tế
2. Phân tích ngành
3. Phân tích công ty

3


Chương 1: PHÂN TÍCH VĨ MÔ KINH TẾ
1.1. Chính trị - pháp luật
 Khung luật pháp: Bộ công thương đã ban hành 2 quyết định là hạn mức nhập khẩu
đường(hạn ngạch nhập khẩu năm 2011 là 250000 tấn) không đáp ứng đủ nhu cầu gây áp lực

giá tăng cao,thuế suất nhập khẩu đường (giảm xuống còn 15%) góp phần điều tiết giá đường
trong nước.Ngoài ra thì chi phí tiền lương cũng là vấn đề đáng quan tâm của các công ty.Việc
tăng lương cơ bản,sức mua của cả nước phần nào được tăng lên tuy nhiên nó cũng làm cho
công ty CP Kinh Đô phải tăng chi phí do quỹ lương tăng lên.
 Thể chế chính trị: Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ XHCN với tôn chỉ là:
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.Môi trường chính trị ổn định, hệ thống
pháp luật ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh.

Chính sách đối ngoại: Việt Nam gia nhập WTO, Công ty Kinh Đô có thách thức lớn
khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các công ty nước ngoài nhập khẩu vào Việt
Nam.
1.2. Văn hóa xã hội
 Tôn giáo, tín ngưỡng: Về mặt dân cư, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc
anh em. Mỗi dân tộc đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo với những phong tục
tập quán,lễ hội cổ truyền đặc trưng của mình.Trong những sinh hoạt tôn giáo thì thường có
chuẩn bị thức ăn và bánh kẹo là một phần không thể thiếu. Sự đa dạng về tôn giáo và thờ cúng
theo tin ngưỡng cũng tạo điều kiện tốt cho ngành sản xuất bánh kẹo phát triển.
 Dân số, lao động: Cơ cấu lao động của Việt Nam còn thể hiện sự lạc hậu, tỷ trọng lao
động trong nông nghiệp chiếm hơn 50%, đội ngũ chưa qua đào tạo là phổ biến, phương thức
đào tạo theo kiểu truyền nghề, nên tay nghề thấp, tính đồng đều không cao. Thợ lành nghề bậc
cao ít, thiếu quy hoạch đào tạo.Hiện đang có sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn
sang các khu đô thị,công nghiệp mới,từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân.
 Phong tục tập quán, lối sống: Hiện nay người dân quan tâm nhiều hơn đến những tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm, mức độ chất lượng, vệ sinh của sản phẩm, đến sức khoẻ, đến các
thành phần và các nhãn hiệu. Sở thích đi du lịch của người dân cũng là một điểm đáng chú ý

4


đối với các nhà sản xuất bánh kẹo. Du lịch gia tăng kéo theo đó là việc gia tăng các nhu cầu

thực phẩm chế biến sẳn nói chung và bánh kẹo nói riêng.
1.3. Yếu tố kinh tế
Lạm phát cao dẫn đến giá cả các nguyên liệu đầu vào tăng cao và áp lực phải gia tăng tiền
lương cho công nhân để ổn định đời sống công nhân làm giá sản phẩm chịu áp lực tăng lên.
Đồng thời Chính phủ đang thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm lạm phát nhưng lại gây cho
doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu huy động vốn. Bên cạnh đó,tỷ giá hối đoái có xu
hướng gia tăng cũng gây áp lực đối với cty bởi phần lớn nguyên liệu đầu vào là nhập khẩu.
1.4.Yếu tố công nghệ
 Sự ra đời của máy móc, thiết bị mới: có thể gây ra một số vấn đề cho cty: xuất hiện và
tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thống
của ngành hiện hữu; làm công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo áp lực cho các phải đổi mới
công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh; tạo điều kiện thuận lợi cho những người xâm
nhập mới và làm tăng thêm áp lực cạnh tranh trong ngành; làm cho vòng đời công nghệ có xu
hướng ngắn lại, điều này làm tăng áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước,tăng
chi phí sản xuất
 Trình độ tiếp cận công nghệ mới Một đặc điểm quan trọng là đội ngũ cán bộ kỹ thuật,
quản lý, công nhân phần lớn không được đào tạo đầy đủ theo yêu cầu mới, đội ngũ cán bộ có
trình độ, có ngoại ngữ để tiếp cận với tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giới.

5


Chương 2: PHÂN TÍCH NGÀNH
2.1. Khách hàng
Thông thường doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi quy mô nhu cầu sản phẩm hoặc dịch
vụ hiện tại và tiềm năng, lợi ích mong muốn, thị hiếu, khả năng thanh toán của khách hàng.
Các doanh nghiệp thường quan tâm đến những thông tin này để định hướng tiêu thụ.
 Sức ép về giá cả: Cuộc sống ngày càng phát triển, người dân càng có thêm nhiều sự lựa
chọn trong việc mua sắm hàng hóa, thực phẩm...với mức thu nhập là có hạn, người tiêu dùng
luôn có xu hướng muốn mua hàng giá rẻ nhưng chất lượng tốt.

 Áp lực về chất lượng sản phẩm: Qua kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu thị
trường Custumer Insights cho thấy, Kinh Đô là doanh nghiệp duy nhất trong ngành sản xuất
bánh kẹo được người tiêu dùng quan tâm và yêu thích. Tuy nhiên, áp lực về sự thay đổi sự lựa
chọn đối với các sản phẩm khác vẫn luôn tồn tại nếu Kinh Đô không tiếp tục tạo ra những sản
phẩm và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng.
2.2.Nhà cung cấp
 Sức ép về chất lượng nguồn nguyên liệu: Nhà cung cấp có thể khẳng định quyền lực
của họ bằng cách đe doạ tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng. Các đối
tượng doanh nghiệp cần quan tâm là: nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, vật tư; nhà cung
cấp tài chính – các tổ chức tín dụng ngân hàng; nguồn lao động.
 Giá cả: Kinh Đô sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và nhập khẩu. Thông thường
Kinh Đô mua hàng với số lượng đặt hàng lớn nên sức mạnh đàm phán cao.
 Tiến độ giao hàng: Công ty Kinh Đô ký kết hợp đồng với nhà cung cấp hết sức chặt
chẽ do đó tiến độ giao hàng luôn được đảm bảo và công ty cũng làm tốt công tác lập kế hoạch
sử dụng nguyên vật liệu nên công ty luôn chủ động để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất.
 Số lượng nhà cung cấp: Nhà cung cấp nguyên liệu của Kinh Đô có thể chia ra thành
nhiều nhóm hàng
- Nhóm bột: Nhà cung cấp bột mì Bình Đông, Đại Phong

6


- Nhóm đường: nhà máy đường Biên hoà, Đường Juna, Đường Bonborn, nhà máy đường
Phú Yên…
- Nhóm bơ sữa: sử dụng từ nước ngoài thông qua việc nhập trực tiếp và qua nhà phân phối
hoặc đại lý tại Việt nam.
- Nhóm hương liệu, phụ gia hoá chất: sử dụng chủ yếu từ nước ngoài thông qua văn phòng
đại diện hoặc nhà phân phối.
-Về bao bì: Kinh Đô chủ yếu sử dụng bao bì trong nước. Các nhà cung cấp chủ yếu của
Kinh Đô đối với bao bì là: Visinpack (bao bì giấy), Tân Tiến (bao bì nhựa), Mỹ Châu (bao bì

thiếc).
2.3.Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Hiện nay trong ngành bánh kẹo có nhiều nhà sản xuất với quy mô sản xuất kinh doanh
ở nhiều mức độ khác nhau và sản phẩm bánh kẹo rất đa dạng và phong phú.
 Luôn tạo áp lực giá: Khi có nhiều đối thủ cùng sản xuất trong một ngành hàng, doanh
nghiệp luôn phải đối mặt với áp lực giảm giá bán sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh. Các
chính sách khuyến mãi cũng là một vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý doanh nghiệp.
 Chất lượng sản phẩm: Trong ngành hàng sản xuất bánh kẹo, có rất nhiều công ty tham
gia hoạt động làm thế nào để sản phẩm của công ty Kinh Đô có thể đứng vững và phát triển
trên thị trường? Giá cả là một vấn đề quan trọng, song chất lượng của sản phẩm còn quan
trọng hơn gấp nhiều lần. Chất lượng của sản phẩm bánh kẹo Kinh Đô ngày càng được chú
trọng nhiều hơn và phải luôn đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Sự thay đổi quy mô thị trường: Có thể khẳng định rằng hiện nay mức độ cạnh tranh
của Kinh Đô trên thị trường Việt Nam khá tốt. Tuy nhiên, không ai có thể khẳng định rằng sức
cạnh tranh này là tuyệt đối. Sau đây là một số nhà sản xuất có thể cạnh tranh với Kinh Đô


Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa (Bibica): Với mục tiêu hoạt động là luôn

hướng đến sức khoẻ và lợi ích của người tiêu dùng, Bibica đã hợp tác với Viện Dinh Dưỡng
Việt Nam để nghiên cứu các sản phảm cho phụ nữ mang thai, trẻ em, những người bị bệnh
tiểu đường hoặc béo phì. Bibica hoạt động với chính sách chất lượng “Khách hàng là trọng
tâm trong mọi hoạt động. Do được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu chất lượng cao, nên sản
phẩm kẹo cứng của Bibica có hương vị khá tốt. Tổng cộng hàng năm, Bibica cung cấp cho thị
trường khoảng 15.000 tấn bánh kẹo các loại.

7





Công ty Bánh Kẹo Quảng Ngãi: thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi – Bộ Nông

nghiệp & Phát triển Nông thôn là một đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh Bánh kẹo nằm ở
Miền Trung đất nước. Mỗi năm nhà máy sản xuất gần 10.000 tấn sản phẩm các loại. Công ty
bánh kẹo Quãng Ngãi hoạt động với phương châm “chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn
thực phẩm” luôn là mối quan tâm hàng đầu. Sản phẩm của công ty sản xuất trên dây chuyền
công nghệ và thiết bị của Hàn Quốc, Đan Mạch và Đài Loan với năng suất dây chuyền đồng
bộ và khép kín, áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng và nguyên tắc đảm bảo Vệ
sinh An toàn Thực phẩm.


Công ty Vinabico: hoạt động trong lĩnh vực Sản Xuất và Kinh Doanh các mặt hàng

bánh kẹo và thực phẩm chế biến.Những sản phẩm của Vinabico được sản xuất trên dây
chuyền máy móc và công nghệ nhập từ các nước như Nhật, Ðức và Ý. Cùng với công nghệ
chế biến tiên tiến của Nhật Bản, thông qua hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000,
Vinabico hoạt động với phương châm “Chất lượng cao - Giá cả hợp lý”.
Ngoài ra các sản phẩm nhập ngoại cũng gây áp lực cạnh tranh lớn đối với các công ty
trong nước.Thị phần các sản phẩm bánh kẹo nhập chiếm khoảng 30% thị phần trong nước
2.4. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm bánh kẹo không phải là sản phẩm tiêu dùng chính hàng ngày nhưng nhu cầu
về loại sản phẩm này luôn luôn thay đổi do đòi hỏi của người tiêu dùng theo nhiều khuynh
hướng khác nhau như: khuynh hướng sản phẩm tốt cho sức khoẻ, thuận tiện cho nhu cầu sử
dụng ở từng thời điểm và từng địa điểm khác nhau…Như vậy có thể nói, sản phẩm thay thế
trong ngành sản xuất bánh kẹo mà Kinh Đô phải đối mặt là những sản phẩm được chế biến với
với những nguồn nguyên liệu khác biệt có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.Sản
phẩm thay thế bánh kẹo có thể là các loại mứt,hoa quả tươi..
2.5. Nội bộ ngành
Trong những năm gần đây, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng

cao và ổn định tại Việt Nam theo đó doanh số ngành bánh kẹo được dự tính tăng trưởng
khoảng 6,12% và 10% trong năm 2010-2011. Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và
đồ uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai đoạn
2010-2014 ước đạt 8-10%.
Ngành bánh kẹo Việt Nam có các đặc điểm sau:

8


Thứ nhất: Nguyên vật liệu đầu vào phải nhập khẩu nên sự biến động của giá trên thị trường
thế giới sẽ có những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo.
Thứ hai: Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét
Thứ ba: Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo khá hiện đại và đồng đều, đều được
nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo.
Thứ tư: Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10-12%) và mức
tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam hiện nay vẫn khá thấp (1,8 kg/người/năm) so với
trung bình của thế giới là 2,8kg/người/năm.
Hiện nay có 4 DN bánh kẹo (Bibica, Hải Hà, Kinh đô miền Bắc và Kinh đô miền Nam)
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Các doanh nghiệp này đã khẳng định được thương
hiệu gắn với các dòng sản phẩm chủ lực của mình, cạnh tranh khá tôt với hàng ngoại nhập như
HHC có sản phẩm nổi bật là kẹo mềm, kẹo chew. KDC có lợi thế với với các sản phẩm bánh
quy và bánh cracker.BBC được chú ý với sản phẩm kẹo và bánh bông lan. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp này đang phải đối mặt với việc chi phí sản xuất tăng cao trong khi giá bán tăng
chậm để cạnh tranh, điều này có thể gây ảnh hưởng nhất định đến lợi nhuận doanh nghiệp.
Với 86 triệu dân, Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ bánh kẹo khá tiềm năng. Các
doanh nghiệp trong nước ước tính chiếm tới 75-80% thị phần còn bánh kẹo ngoại nhập chỉ
chiếm 20%-25%. Các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng
của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng khác
nhau), chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam.Trong khi đó, các cơ sở
sản xuất nhỏ lẻ đang dần dần bị thu hẹp về quy mô sản xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu

sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Cùng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo song chiến lược kinh doanh của các công
ty này cũng khác nhau. Nếu như HHC và BBC chỉ tập trung đầu tư vào hoạt động sản xuất và
kinh doanh chính thì KDC lại xây dựng cho mình chiến lược trở thành tập đoàn sản xuất thực
phẩm, bất động sản và đầu tư tài chính. KDC đang là công ty có thị phần lớn nhất trên thị
trường bánh kẹo nội địa hiện nay với tỷ lệ xấp xỉ 20%. Thị phần nhập khẩu chiếm khoảng 30%
tuy nhiên các công ty trong
nước hiện nay vẫn đang tiếp tục đầu tư máy móc, dây chuyền công nghệ nhằm giành lại thị
phần này về phía mình.

9


Hình 1: Thị phần của thị trường bánh kẹo

Nguồn: Cơ sở dữ liệu của TVSC
Các công ty thuộc ngành sản xuất và chế biến bánh kẹo có hệ thống phân phối rất rộng
chia làm ba kênh chính là đại lý phân phối, siêu thị và hệ thống bán lẻ….Trong đó KDC
làcông ty dẫn đầu với hơn 200 đại lý và 400,000 điểm bán lẻ trên cả nước, 25 cửa hàng Kinh
Đô Bakery tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. BBC có khoảng 91 đại lý phân phối và 4,000 điểm
bán lẻ; HHC có 100 đại lý phân phối tiêu thụđến 90% sản lượng sản xuất hệ thống bán lẻ đang
được xây dựng… Như vậy có thể thấy nhờ có hệ thống phân phối rộng rãi mà việc điều tiết giá
của các đơn vị sản xuất đến tay người tiêu dùng được thuận lợi hơn và khống chế được việc
thao túng giá của các đại lý trung gian.

10


Chương 3 : PHÂN TÍCH CÔNG TY
TÀI SẢN


Năm 2009

Năm 2010

A - TSLĐ & ĐTNH
I - tiền & tương đương tiền
II - Đầu tư tài chính NH
III - Các khoản phải thu
IV - Hàng tồn kho
V - Tài sản ngắn hạn khác
B - TSCĐ & ĐTDH
I - Phải thu dài hạn
II - TSCĐ
III - Đầu tư tài chính DH
IV - Tài sản dài hạn khác

2.510.073.920
984.610.642
518.183.741
825.182.838
162.475.837
19.620.862
1.737.527.083
22.552.775
656.084.839
994.535.189
32.318.075

1.597.000.495

564.798.974
87.005.993
886.812.981
48.288.106
10.094.440
2.385.217.828
345.000
133.682.181
2.219.509.842
31.680.804

Số tiền
-913.073.425
-419.811.668
-431.177.748
61.630.143
-114.187.731
-9.526.422
647.690.745
-22.207.775
-522.402.658
1.224.974.653
-637.271

Tỉ lệ
-36,38%
-42,64%
-83,21%
7,47%
-70,28%

-48,55%
37,28%
-98,47%
-79,62%
123,17%
-1,97%

Năm 09
59,09%
23,18%
12,20%
19,43%
3,83%
0,46%
40,91%
0,53%
15,45%
23,41%
0,76%

V Lợi thếthươngmại

32.036.205

0

-32.036.205

-100,00% 0,75%


Tổng cộng tài sản

4.247.601.003

3.982.218.324 -265.382.679 -6,25%

Năm 10
40,10%
14,18%
2,18%
22,27%
1,21%
0,25%
59,90%
0,01%
3,36%
55,74%
0,80%
0,00%

100,00% 100,00%

3.1. Tóm tắt tình hình tài chính công ty năm 2010
3.1.1.Phân tích tổng tài sản

đơn vị: ngàn VNĐ

Tổng tài sản của Công ty năm 2010 giảm 6,25% so với năm 2009, tương ứng mức giảm
265.382.679.000 VNĐ. Con số này tuy lớn nhưng so với tổng giá trị tài sản của Công ty thì nó
không đáng kể, và giá trị giảm tương đối đã thể hiện điều đó (6.25%).

Về cơ cấu tài sản, trong năm 2009, TSLĐ & đầu tư ngắn hạn chiếm 59,09% tổng tài sản
trong khi TSCĐ & đầu tư dài hạn chiếm 40,91% tổng tài sản. Tuy nhiên, trong năm 2010, tỉ lệ
TSLĐ & đầu tư ngắn hạn giảm xuống còn 40,1% trong khi tỉ lệ TSCĐ & đầu tư dài hạn tăng
lên chiếm 59,9% tổng tài sản. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đã giải ngân một lượng lớn
đầu tư tài chính ngắn hạn và tiền & các khoản tương đương tiền (được thể hiện qua tỉ trọng
đóng góp của các khoản mục này vào giá trị tổng tài sản năm 2010 lần lượt giảm 10.02% và
9% so với năm 2009) đem đầu tư tài chính dài hạn
11


3.1.2.Phân tích cơ cấu nguồn vốn:
DVT: ngàn VNĐ
Năm 2009

Năm 2010

Chênh lệch

Chỉ tiêu
NGUỒN VỐN

Số tiền
4.247.601.003

Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
100,00% 3.982.218.324 100,00%

Số tiền

-265.382.679

Tỷ lệ (%)
-6,25%

NỢ PHẢI TRẢ

1.772.330.977

41,73%

544.242.508

13,67%

-1.228.088.469 -69,29%

Nợ ngắn hạn
Vay ngắn hạn
Phải trả NB
Người mua trả tiền trước
Thuế, các khoản

1.632.683.145
402.352.637
127.404.030
35.447.325

38,44%
9,47%

3,00%
0,83%

531.212.379
99.086.200
16.339.408
182.818.938

13,34%
2,49%
0,41%
4,59%

-1.101.470.766
-303.266.437
-111.064.622
147.371.613

-67,46%
-75,37%
-87,18%
415,75%

phải nộp NN
Phải trả CNV
Chi phí phải trả

65.170.040
9.889.841
55.718.177


1,53%
0,23%
1,31%

2.363.329
3.792.623
98.629.977

0,06%
0,10%
2,48%

-62.806.711
-6.097.218
42.911.800

-96,37%
-61,65%
77,02%

Khoản phảitrả khác

931.701.095

21,93%

106.952.172

2,69%


-824.748.923

-88,52%

Quỹ khen thưởng,pl
Nợ dài hạn

4.891.165
134.756.667

0,12%
3,17%

21.229.731
13.030.124

0,53%
0,33%

16.338.566
-121.726.543

334,04%
-90,33%

Vay, nợ dài hạn
Dự phòng trợ cấp thôi

119.394.033


2,81%

0,00%

-119.394.033

-100,00%

việc

15.362.634

0,36%

13.030.124

0,33%

-2.332.510

-15,18%

CHỦ SỞ HỮU
Vốn cổ phần
Thặng dư vốn CP
Cổ phiếu quỹ

2.413.130.301
795.462.590

1.395.547.017
-137.401.029

56,81%
18,73%
32,85%
-3,23%

3.437.975.820
1.195.178.810
1.950.665.093
-137.401.029

86,33%
30,01%
48,98%
-3,45%

1.024.845.519
399.716.220
555.118.076
0

42,47%
50,25%
39,78%
0,00%

Chênh lệch tỷ giá


370.096

0,01%

986.166

0,02%

616.070

166,46%

LNchưa phân phối
LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG

290.986.279

6,85%

361.247.910

9,07%

70.261.631

24,15%

THIỂU SỐ

62.139.725


1,46%

NGUỒN VỐN

Qua số liệu trên, năm 2010 so với năm 2009 nguồn vốn giảm 265.382.679.000đ với
mức giảm tương đối là 6,25%. Sự tăng, giảm nguồn vốn chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố là
nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu như nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ cao trong
tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc
lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là rất cao. Ngược lại, tỷ trọng nợ phải trả và tỷ trọng
nguồn vốn chủ sở hữu qua 2 kỳ kế toán là có sự thay đổi đáng kể. Năm 2009 nợ phải trả
12


chiếm 41,73% và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 56,81% tổng nguồn vốn, chứng tỏ công
ty hoạt động trên cả vốn vay và vốn chủ sở hữu tương đương nhau. Năm 2010 số nợ của
Công ty giảm còn 13,67% trong khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng đến 86,33%. Các khoản vay
nợ của công ty đã giảm đồng thời khoản người mua trả tiền ứng trước cũng tăng lên đáng kể
cụ thể là năm 2010 so với năm 2009 tăng 147.371.613.000 đ và qua sự giảm xuống vào cuối
kỳ của khoản phải trả cho người bán cũng cho thấy Công ty luôn giữ uy tín với bạn hàng thực
hiện tốt thanh toán. Đây cũng là một trong những cố gắng, nỗ lực của ban quản lý Công ty.
Còn một điểm cần được chú ý nữa đó là quỹ khen thưởng, phúc lợi tăng 16.338.566.000d cũng
thể hiện được chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho công nhân viên của công ty ngày càng được
chú trọng tạo điều kiện làm việc tốt cho công nhân viên.Ngoài ra có thể thấy khả năng huy
động vốn từ các nguồn khác nhau là thích hợp. Chủ yếu là các khoản nợ vay đã giảm đáng kể
đồng thời số lượng cổ phiếu phát hành thêm khoảng 40 triệu cổ phiếu với thặng dư vốn cổ
phần tăng lên 39,78% kết hợp với chênh lệch tỷ giá từ hoạt động xuất khẩu nên lợi nhuận chưa
phân phối tăng đáng kể với 24,15% tương ứng với 70.261.631.000đ.
Nhìn vào kết quả trên, ta thấy cả năm 2009 và năm 2010 thì khả năng đảm bảo về mặt tài
chính của Công ty rất cao. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguốn vốn

nên doanh nghiệp có đủ khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh
nghiệp đối với ngân hàng và các nhà cung cấp là cao. Điều này, chứng tỏ công ty kinh doanh
chủ yếu trên vốn nội lực.
3.2. Phân tích các tỷ số tài chính của công ty

13


Kinh Đô (KDC)
Chỉ tiêu
TSNH/Tổng TS
TSDH/Tổng TS
NPTrả/Tổng NV
NPTrả /VCSH
VCSH /Tổng NV
Thanh toán hiện

Q1 20112010
0%
46%
0%
54%
0%
24%
31% 33%
0%
73%

2009
59%

41%
42%
73%
57%

2008
49%
51%
28%
40%
70%

2007
57%
43%
19%
24%
80%

2006
49%
51%
37%
60%
63%

2005
48%
52%
34%

52%
66%

Hải Hà
2010
70%
30%
43%
76%
57%

bibica
2010
44%
56%
28%
39%
72%

Ngành
2010

33%
52%
63%

hành
Thanh toán nhanh
Thanh toán nợ


224% 213% 154% 222% 375% 152% 183%
182% 173% 144% 195% 346% 112% 151%

168%
60%

182%
118%

676%
332%

ngắn hạn
Vòng quay

18%

62%

60%

31%

113% 17%

22%

30%

49%


130%

Tổng TS
Vòng quay TSNH
Vòng quay VCSH
Vòng quay HTK

8%
7%
5%
4

10%
20%
16%
6

11%
19%
17%
7

12%
23%
16%
7

15%
28%

20%
8

29%
59%
45%

51%
105%
78%

63%
93%
108%
2

26%
58%
37%
5

7%
13%
11%

thuế/DT thuần
ROA
ROE
ROIC


3%
0%
0%
0%

37%
11%
15%
46%

37%
11%
20%
47%

-4%
-3%
-4%
-8%

18%
7%
9%
25%

17%
18%
29%
24%


14%
13%
19%
17%

5%
8%
15%
4%

6%
6%
8%
7%

2%
1%
1%

Tỷ lệ tăng DT

0%

25%

5%

18%

24%


25%

-100% 15%

25%

3%

VCSH
Tiền mặt

0%
0%

54%
-32%

16% -15%
376% -61%

319% 14%
944% 14%

-100% 9%
-100% 44%

4%
-56%


11%
100%

LN trước

Nguồn: tác giả tự tổng hợp trên số liệu từ cophieu68.com
Nhìn vào bảng tỷ số tài chính của công ty chúng ta có thể nói một điều khái quát là hoạt
động công ty biến động rất phức tạp. TSNH/tổng TS luôn ở mức ổn định. Và TSDH/tổng TS
dĩ nhiên là thay đổi ngược lại. Đây là do công ty tăng đầu tư mở rộng sản xuất nên TSDH tăng
lên, đây là dấu hiệu tốt. Tỷ lệ TSDH và NH luôn ở mức 50% đối với một doanh nghiệp sản
xuất bánh kẹo là phù hợp. Hai tỷ lệ này gần tương đương với tỷ lệ của HHC.
Nợ phải trả của công ty biến động cùng với chu kỳ của nền kinh tế đã ở mức thấp nhất
trong 5 năm là 24% nên hạn chế sử dụng nợ. Vậy doanh nghiệp sẽ huy động từ việc phát hành
cổ phiếu, với thông tin công ty Kinh Đô chuẩn bị gia nhập thị trường chứng khoán thế giới làm
cho nhiều nhà đầu tư háo hức mua cổ phiếu KDC làm tỷ lệ vốn CSH cuối năm 2010 tăng lên
14


tới 73% xấp xỉ năm 2007 ( 80% ). Năm 2009 là một năm khó khăn cho doanh nghiệp nên tỷ lệ
vốn chủ sở hữu thấp ( 50% ) cũng là tất yếu. Hai tỷ lệ này lại gần giống với BBC. Chứng tỏ
KDC và BBC đang phát hành khá nhiều cổ phiếu trong khi HHC thì không, tỷ lệ này của KDC
so với ngành ( 63% )thì cao hơn khá nhiều tới 10%.
3.2.1.Tỷ số thanh toán:
a. Tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio)= tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn
Tỷ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Nếu quá cao thi doanh nghiệp đang nắm giữ quá
nhiều tài sản lưu động (tài sản không sinh lợi cao )là trường hợp chung của ngành 6,76. Nếu
quá thấp thì khó xử lý tốt được các khoản nợ trong ngắn hạn đây là trường hợp của hai đối thủ
cạnh tranh ( chưa tới 2 ). KDC sẽ thanh toán được các khoản nợ đến hạn và thực tế thì KDC
đang ở mức 2,13 cao hơn hẳn so với các đối thủ và thấp hơn trung bình ngành và đang ở mức
rất tốt.

b. Tỷ số thanh toán nhanh ( quick ratio)= (tiền mặt+ chứng khoán khả mại+ các khoản phải
thu)/ nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh của KDC cũng rất tốt không quá cao như trung bình của ngành.
Đảm bảo khả năng sinh lợi của vốn và khả năng thanh toán nơ đến hạn.
Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn: của doanh nghiệp luôn biến động rất lớn do tỷ số này phụ thuộc
vào các tài sản có tính thanh khoản cao(cao nhất 113% tới thấp nhất là thời điểm hiện nay chỉ
có 18%). Tỷ số này thấp không có nghĩa là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của KDC thấp vì
kéo lại KDC có tỷ số thanh toán khá tốt. Xét vào thời điểm cuối 2010 thì vẫn cao hơn so với
hai đối thủ cạnh tranh nhưng nếu so ngành thì thấp hơn rất nhiều. vào thời điểm lãi suất cao
như hiện nay thì đây là quyết định chính xác của KDC.
3.2.2.Tỷ số hoạt động:
a. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/hàng tồn kho trung bình.
Nếu đem so với các đối thủ cạnh tranh vòng quay của KDC gần đây đang trên tốc độ
xuống dốc là một dấu hiệu không tốt.Thời gian mỗi vòng quay khoảng 91 ngày.
b. Vòng quay tổng tài sản = doanh thu thuần / tổng tài sản trung bình
Tỷ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài
sản. Tỷ số này bằng 10% có nghĩa là : với mỗi VNĐ được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì
công ty sẽ tạo ra được 0,1 VNĐ doanh thu. Đây là tỷ số giảm liên tục của công ty trong 5 năm
qua từ 63% xuống 10%. Hiện nay, cao hơn so với trung bình ngành 7% nhưng lại thấp hơn rất

15


nhiều so với HHC (63%) và BBC (26%) do công ty đầu tư thêm vào máy móc thiết bị mới,
thời gian đầu chưa thể đạt được hiệu quả cao là điều tất yếu.
c. Vòng quay vốn chủ sở hữu:
Tỷ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ nguồn tài trợ vốn chủ sở
hữu. Trong 5 năm gần đây tỷ số này liên tục giảm từ 78% xuống tới 16%. Lý do chính là do
công ty tăng nhanh vốn chủ sở hữu. Giả sử là tỷ suất sinh lợi không đổi thì tất yếu tỷ số vòng
quay vốn chủ sở hữu sẽ giảm. KDC (16%) thấp hơn rất nhiều so với các đối thủ HHC (108%).

Mặc dù là vẫn đảm bảo cao hơn so với ngành.
d. Lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần:
Lợi nhuận trước thuế của công ty luôn duy trì ở mức cao. Nếu đem so với hai đối thủ
thì KDC (37%) cao hơn hẳn HHC (6%), BBC (5%). Và cao hơn rất nhiều so với Ngành chỉ có
2%. Điều này thể hiện đẳng cấp của một doanh nghiệp đầu ngành.
3.2.3. Chỉ tiêu thu nhập
Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE)=Thu nhập ròng/ tổng vốn cổ phần bình quân
Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần ưu đãi. ROE của
KDC năm 2009 cao hơn năm 2010 không phải vì lợi nhuận giảm (vẫn duy trì mức 37%) mà do
KDC phát hành thêm cổ phần mới. Làm tăng tổng vốn cổ phần bình quân. Nên tỷ số này có
giảm. HHC cũng tương tự trong khi BBC không gia tăng vốn cổ phần nhưng ROE lại thấp
hơn. Chứng tỏ BBC hoạt động kém hiệu quả. Cổ phiếu của KDC có nhiều biến động rất lớn.
rất có thể có đầu cơ. Đây là dạng cổ phiếu thích hợp với những nhà đầu tư thích mạo hiểm.
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA): = thu nhập trước thuế và lãi vay/ tổng tài sản trung bình
Đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính. Tỷ số này
của KDC là 11% cao hơn 10% so với ngành, 3% so với HHC và 5 % so với BBC. Chứng tỏ
công ty đang hoạt động rất hiệu quả.
Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (ROIC)=EBITx(1-T)/vốn đầu tư
Phản ánh khả năng sử dụng vốn đầu tư tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. đây là tỷ số KDC
vượt trội hơn hẳn (46%) so với các đối thủ cạnh tranh HHC (6%), BBC (4%). Các đối thủ chỉ
bằng phần lẻ của KDC. Chứng tỏ khả năng sử dụng vốn cực kỳ hiệu quả của KDC.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu:

16


Bước ngoặt lớn của công ty từ năm 2005 khi tỷ lệ này năm 2005 thấp kỷ lục ở mức -100%. Và
hiện nay là 25% ngang với BBC về số tương đối ( số tuyệt đối thì lơn hơn ). Cao hơn nhiều so
với HHC và trung bình ngành bánh kẹo nói chung.
Vốn chủ sở hữu: vốn chủ sở hữu của công ty tăng đều qua các năm. Thể hiện rằng KDC đang

tiến triển hoạt động huy động vốn rất tốt, uy tín của doanh nghiệp KDC ngày càng lên cao.
Tiền mặt của KDC biến động thất thường có lúc lên tới 944% Năm 2008 và lúc thấp nhất
xuống tận -100% năm 2005. là do lãi suất của thị trường. khi lãi suất cao thì công ty gửi tiền
vào Ngân hàng là tất yếu. tỷ lệ này cũng biến động thất thường ở các công ty đối thủ và ngành.
Tỷ số này không quan trọng mà quan trong là tỷ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
so sánh vòng quay hàng tồn kho KDC, HHC, BBC

so sánh ROE của KDC, HHC, BBC

so sánh vòng quay tổng tài sản KDC, HHC, BBC

so sánh ROA của KDC, HHC, BBC

Nguồn: tác giả tự tổng hợp tính toán và vẽ sử dụng số liệu từ cophieu68.com
3.3 Kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư năm 2011
3.3.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh
Năm 2011 công ty tiếp tục thực hiện các định hướng đã đặt ra đồng thời kiên trì mục tiêu tăng
trưởng một cách ổn định, chủ động nắm bắt cơ hội trong giai đoạn phục hồi của nền kinh tế,
tạo nền móng vững chắc cho tương lai và khẳng định vị trí là Công ty thực phẩm hàng đầu.
Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiều ngành sẽ bị ảnh hưởng nhưng ngành thực phẩm 17


ngành đáp ứng nhu cầu hàng ngày, cơ bản của người dân - sẽ không ngừng phát triển. Trên cơ
sở đó, Kinh Đô hoạch định chỉ tiêu kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trong năm 2011 như sau:
Đơn vị tính : tỷ đồng
Doanh thu thuần hoạt động SXKD thực phẩm

4.200

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm


500

Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư

50

Cổ tức bằng tiền mặt (% trên mệnh giá )

24%
Nguồn: kinhdo.vn

Để đạt được những mục tiêu này công ty đã nhanh chóng triển khai nhiều dự án.Trước tiên để
huy động vốn tạo điều kiện để công ty mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư thì vừa qua cổ
đông đã họp và dự kiến phát hành 20 triệu cổ phiếu tương ứng với 200 tỷ đồng mệnh giá để
tăng vốn điều lên 1.395 tỷ đồng đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư riêng lẻ. Nguồn vốn
huy động được sẽ được công ty sử dụng để đầu tư dây chuyền bánh kẹo, nhà xưởng tại nhà
máy khu công nghiệp VSIP Bình Dương, mở rộng nâng công suất nhà máy, đầu tư hoạt động
nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, mang tính sáng tạo, mở rộng kênh phân phối, phát triển
các nhãn hàng chủ lực, bổ sung vốn lưu động…
Hiện nay công ty hoạt động theo mô hình bốn trụ: thực phẩm - bán lẻ - địa ốc - tài chính. Bốn
mô hình này tương hỗ lẫn nhau, giúp công ty có thể đạt được mức tăng trưởng doanh thu và
lợi nhuận tốt hơn.Theo chủ tịch HDQT của công ty thì bán lẻ là một trong bốn mảng kinh
doanh mà Kinh Đô đặt trọng tâm phát triển nên việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng mở rộng phạm vi
hoạt động là rất quan trọng.
3.3.2. Kế hoạch đầu tư
Năm 2011 là năm bản lề chuyển tiếp giữa Công ty Kinh Đô thành Tập đoàn Kinh Đô, để sử
dụng lợi thế giữa các công ty thành viên, đẩy nhanh hơn tốc độ sáp nhập và mua lại. Kế thừa
nền tảng đã xây dựng trong năm 2010, năm 2011 Kinh Đô sẽ triển khai tiếp phần mềm về
Demand Planning và S&OP, mở rộng thêm độ phủ, cơ cấu lại danh mục sản phẩm, thiết kế lại

và triển khai hệ thống phân phối mới, hợp lý hóa quy trình kiểm soát chất lượng trong suốt
chuỗi giá trị, xây dựng các KPIs để đo lường và giám sát kết quả kinh doanh và hiệu quả khai
thác tài sản ở từng thời điểm khác nhau trong năm. Các hoạt động trong năm 2011 sẽ hết sức
quan trọng trong công cuộc tạo nên năng lực cạnh tranh lâu dài cho Kinh Đô.

18


Trên thực tế sau sáp nhập, quy mô của KDC đã tăng khá nhanh, Công ty đã đứng vào hàng
ngũ những doanh nghiệp thực phẩm quy mô tại châu lục. Song song với việc phát triển dựa
trên nền tảng nội lực, KDC tiếp tục thực hiện các thương vụ sáp nhập nhằm nâng cao năng lực,
quy mô, danh mục sản phẩm, hệ thống phân phối… tương đương đẳng cấp các công ty hàng
đầu Châu Á hiện nay.Dự kiến trong năm nay, công ty sẽ tiến hành sáp nhập Vinabico vào
KDC và các công ty thực phẩm khác. Bên cạnh đó với chiến lược trở thành Tập đoàn đa ngành
hàng đầu Việt Nam, Kinh Đô đã phát triển ngành địa ốc thông qua việc thành lập các Công ty
địa ốc có chức năng xây dựng, kinh doanh địa ốc, có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm
trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư dự án. Cùng với sự bảo lãnh, hỗ trợ của các ngân hàng có
uy tín trong nước, sự hợp tác đầu tư của các đối tác chiến lược, ngành địa ốc đã và đang khai
thác tối ưu các dự án tại Tp.Hồ Chí Minh.
Thị trường bất động sản trong hai năm, 2009 và 2010, là cơ hội để công ty này đạt mức lợi
nhuận và tạo sự đột phá thông qua các khoản đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, trong bối này
KDC xác định tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính.Bên cạnh đó khi thị trường
năm 2011 tốt, cơ hội đến, các khoản đầu tư này sẽ giúp công ty đạt mức lợi nhuận đột biến và
tạo sự đột phá.
Mục tiêu của Tập đoàn giai đoạn 2011-2015 mỗi năm sẽ tăng trưởng bình quân 30% và vào dự
kiến đến năm 2015, chưa kể đến doanh số của việc sáp nhập thêm thành viên mới, doanh thu
của Tập đoàn sẽ đạt mốc trên 10.000 tỷ đồng.
3.4. Phân tích mô hình SWOT đối với công ty cổ phần Kinh Đô
Căn cứ vào những phân tích về môi trường vĩ mô, vi mô và môi trường nội bộ, chúng ta
có thể sơ lược được những diềm mạnh, điểm yếu của công ty như sau.

Cơ hội (O)

Nguy cơ (T)

19


1.GDP tăng trưởng ổn định.

1. Đối thủ cạnh tranh cả trong

Luôn ở mức cao trong khu vực,

và ngoài nước ngày càng gia tăng.

thu nhập bình quân đầu người tăng.

2. Nền kinh tế còn chịu nhiều

2. Dân số đông. Đây là một thị

tác động của kinh tế thế giới nói

trường rộng lớn đang chờ.

chung là dễ bị tổn thương.

3.Nhu cầu các loại bánh kẹo

3. Những biến động xấu trên thị


chất lượng, bổ dưỡng ngày càng tăng. trường chứng khoán. Nhất là hiện

Mặt mạnh (S)

4. Hội nhập sâu, rộng do đó Thị

tượng đầu cơ.

trường thế giới rộng lớn đang

4. Lạm phát, lãi suất, tỷ giá biến

đón nhận Việt Nam.

động mạnh. Khó khăn cho DN mở

5. Thể chế chính trị ổn định.
Chiến lược SO: Sử dụng các điểm

rộng đầu tư.
Chiến lược ST: sử dụng các

mạnh để tận dụng cơ hội bên ngoài điểm mạnh để hạn chế và né
tránh các mối đe doạ từ môi
1. Là DN đứng đầu.
1- Sử dụng các điểm mạnh S1, S2,

trường bên ngoài
1- Tận dụng điểm mạnh S3, S4,


được người tiêu

S3, S5, S7, S8 để tận dụng các cơ

S5 để vượt qua đe doạ T1, T2.

dùng ưa chuộng.

hội O1, O2, O3, O4. (Chiến lược phát (Chiến lược khác biệt hoá sản

2. Ra đời sớm.

triển thị trường)

có hệ thống

2 - Sử dụng các điểm mạnh S3, S4,

phân phối rộng

S5 để tận dụng các cơ hội O1, O2,

khắp.

O3, O4. (Chiến lược phát triển sản

phẩm)

3. Công nghệ hiện đại.

phẩm mới)
4. Chú trọng phát triển
3 - Sử dụng điểm mạnh S5 để tận
công nghệ

dụng cơ hội O1, O2. (Chiến lược phát

5. Vốn lớn

triển công nghệ mới)

6. Phương pháp

4 - Sử dụng điểm mạnh S6 để tận

quản lý hiệu quả

dụng cơ hội O4.(Chiến lược phát triển

cao.

năng lực quản lý và chất lượng nguồn

7. Giá tốt.

nhân lực)

8. Chất lượng tốt
Mặt yếu (W)


Chiến lược WO: Khắc phục điểm

Chiến lược WT: Tối thiểu

yếu để nắm bắt cơ hội và tận

hoá các điểm yếu để tránh
20


1. Chưa có thể

dụng cơ hội để hạn chế điểm yếu
1- Hạn chế điểm yếu W1 để tận

khỏi mối đe doạ
1- Tối thiểu hoá điểm yếu W3 để

tận dụng hết

dụng các cơ hội O1, O2, O4. (Chiến

tránh đe dọa T3. (Chiến lược

công suất của

lược nâng cao năng lực sản xuất)

nhân sự)


máy móc.
2. Vòng quay
hàng tồn kho thấp (0%)
3. quản lý theo kiểu gia
đình trị.

3.5. Phân tích rủi ro và định giá cổ phiếu KDC
3.5.1 Phân tích rủi ro
Hệ số beta là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của
một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường ,là một
tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn ( CAPM). Beta được tính toán dựa trên
phân tích hồi quy. Theo tính toán Công ty Kinh Đô có Beta = 0.56 có nghĩa là KDC sẽ có mức
thay đổi ít hơn mức thay đổi của thị trường và KDC có biên độ dao động ít hơn thị trường
48%. (tính toán ở phụ lục)
3.5.2 Định giá cổ phiếu KD
Hiện tại các nhà phân tích chứng khoán tại Việt Nam và trên thế giới dùng khá nhiều phương
pháp để tính và dự đoán giá Cổ Phiếu, sau đây là phương pháp có thể áp dụng được trong điều
kiện hiện tại của TTCK Việt Nam.
Phương pháp định giá cổ phiếu theo hệ số P/E(P/E là tỷ lệ giữa giá thị trường và lợi nhuận
ròng trên mỗi cổ phần của một công ty)
Giá trị cổ phiếu = P/E x Lợi nhuận ròng trên một cổ phần (EPS)
Các giả định
1/Giả định về đầu tư cố định: trong năm 2011 giả định công ty không có đầu tư mở rộng sản
xuất đáng kể.

21


2/Giả định về chi phí sử dụng vốn:lãi suất phi rủi ro theo lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn
10 năm,hệ số beta theo Bloomberg,chi phí vay nợ theo lãi suất vay dài hạn dự kiến

3/Giả định việc sáp nhập: hoàn tất trong năm 2011 thì lúc đó doanh thu và lợi nhuận từ
NKD,Kido,KDC sẽ là một nên sẽ tăng.
Dựa vào các giả định trên chúng tôi tiến hành định giá cổ phiếu KDC như sau:
Bảng số liệu doanh thu,lợi nhuận ròng,EPS,P/E của Cổ phiếu KDC giai đoạn 2009-2010
Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Doanh Thu

1,001,867
(24.66%)

1,238,339
(23.60%

1,466,192
(18.40%)

1,539,223
(4.98%)

1,942,808
(26.22%)


Lợi Nhuận
Ròng

170,666
(72.09%)

224,127
(31.33%)

-60,602
(-127.04%)

522,943
(962.91%)

578,612
(10.65%)

EPS

5,689
(43.41%)

6,226
(9.45%)

-1,531
(-124.59%)


6,120
(499.79%)

5,302
(13.37%)

P/E

10.33

12.95

-10.69

7.74

9.71

% tỷ lệ tăng giảm so với năm trước
Đơn vị tính doanh thu và lợi nhuận ròng là 1,000,000 đồng
Nguồn: />Trong năm 2011 số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân là :118,488,145 . Theo như kế hoạch
của công ty thì hết năm 2011 công ty sẽ hoàn thành việc sáp nhập NKD,Kido.Việc sáp nhập
giúp công ty nâng cao họat động quản trị doanh nghiệp,tạo ra cơ cấu tổ chức hiệu quả và có
thể giảm thiểu được chi phí thêm vào đó là việc sáp nhập sẽ giúp lợi nhuận sẽ tăng đáng
kể(theo KDC dự kiến vào khoảng 500tỷ năm 2011).Ngoài ra mảng đầu tư bất động sản của
công ty cũng tạo ra một khoản lợi nhuận chiếm tỷ trọng cao năm 2009 và có xu hướng giảm
nhẹ trong tương lai vì hiện nay công ty chỉ đầu tư vào dự án khu dân cư phức hợp Tân An
Phước tại Thủ Đức,do đó chúng tôi dự báo công ty sẽ đạt mức tăng trưởng cao năm
2011,doanh thu dự báo tăng trong giai đọan 2010-2014 là 15.5% còn lợi nhuận thuần sẽ là
5.2%.Cho nên chúng tôi dự báo EPS năm 2011 sẽ tăng và dao động vào khoảng 6000đ.

Biểu đồ EPS của cổ phiếu KDC từ năm 2009-2010 và dự báo năm 2011

22


Nguồn:Tác giả tổng hợp
KDC là cổ phiếu thuộc nhóm ngành bánh kẹo trong đó có cổ phiếu HHC và BBC.Đối với
nhóm cổ phiếu này thì P/E trung bình ngành hiện nay khoảng 9.0, trong đó P/E của KDC được
đánh giá cao hơn so với HHC và BBC vì công ty cổ phần KINH ĐÔ là công ty có tỷ trọng cao
trong ngành bánh kẹo ( gần 28% năm 2010),mức tăng trưởng mục tiêu trong năm 2010 là 30%
,đồng thời ngoài lĩnh vực kinh doanh chính công ty còn kinh doanh ở lĩnh vực khác như bất
động sản…những lĩnh vực kinh doanh này kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận đột biến cho công ty
vào năm 2011.Nên P/E của KDC kỳ vọng sẽ là: 9.5
Vậy giá cổ phiếu KDC = 9.5 x 6000
hiện tại tính đến hết ngày 31/12/2010)

= 57000 đ/CP (cao hơn 10,67% so với giá

Kiến Nghị Đầu Tư
Thông qua việc phân tích tình hình tài chính những năm qua của công ty,chúng tôi nhận thấy
rằng khả năng sinh lời của KDC là chưa ổn định, có tính mùa vụ rõ rệt và phụ thuộc vào nhiều
sản phẩm có tính chất mùa vụ như bánh trung thu nhưng so với các doanh nghiệp niêm yết
cùng ngành khả năng sinh lời của Công ty là tương đối hấp dẫn. Về quy mô hoạt động, so với
các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành sản xuất bánh kẹo đang niêm yết thì KDC thể
hiện ưu thế vượt trội về cả thị phần lẫn vốn đầu tư. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến các đối thủ
canh tranh gay gắt như Công ty cổ phần Hữu Nghị(Hà Nội) đã giành được vị trí đứng đầu
trong thị trường bánh mì công nghiệp của Kinh Đô.
Dựa trên những số liệu phân tích chỉ số tài chính như chỉ số thanh toán ,tỷ số thanh toán,tỷ số
hoạt động cho thấy vòng quay hàng tồn kho,vòng quay tài sản,vòng quay vốn chủ sở hữu…
của KDC ta thấy công ty có ưu thế vượt trội so với cái đối thủ cạnh tranh và trung bình ngành.

23


Trong giai đoạn này,dựa trên mức giá giao dịch hiện tại của KDC tại sàn HOSE giá cổ phiếu
KDC đang giảm và nhưng dự báo sẽ tăng khi đến Tết Trung Thu và dựa trên EPS dự kiến,
P/E trung bình ngành và bằng phương pháp P/E chúng tôi định giá cổ phiếu KDC là 57000
đồng/cổ phiếu, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư có thể xem xét MUA vào cổ phiếu KDC.

24



×