Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.36 KB, 13 trang )

Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.

LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) không
còn là vấn đề xa lạ đối với việc nghiên cứu tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay. FDI có thể
ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, đối với các nước
đang phát triển, kỳ vọng lớn nhất của việc thu hút FDI là tăng trưởng kinh tế. Bởi các
nước đang phát triển thường có tỷ lệ tích lũy vốn thấp, vì vậy FDI được coi là một nguồn
vốn quan trọng để bổ sung vốn đầu tư trong nước nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Mặt
khác, FDI còn tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng
chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng
quản lý và trình độ lao động… Thực tế thì không phải bất cứ nước nào cũng sử dụng
nguồn vốn FDI hiệu quả, điều này dẫn đến một số nước thu hút được dòng vốn FDI khá
lớn làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế nhưng đóng góp của nguồn vốn này vào tăng
trưởng là thấp. Thực trạng này càng khiến cho việc đánh giá tác động của FDI tới tăng
trưởng kinh tế càng được quan tâm hơn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
Xuất phát từ thực tế và cũng là một trong những người quan tâm đến vấn đề nêu trên nên
nhóm đã chọn đề tài: Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn
2007 – 2012.

I.
Nhóm 8

Cơ sở lý luận:
1. Khái quát về FDI và tăng trưởng kinh tế:
Page 1


Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.
1.1 FDI:


Khái niệm:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI).
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra khái niệm FDI, được chấp nhận khá rộng rãi: “FDI là hình
thức đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay
toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp ở một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu
phải là 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp”. (IMF)
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước
ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất
kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng
hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của
luật này” (Khoản 3,Điều 2).
1.1.1

Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác
đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ một tài sản nào khác vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và
quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó với mục tiêu tối đa hoá lợi ích
của mình. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài: chủ
đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm đầu tư từ các quốc gia khác nhau. Nhân tố nước ngoài ở đây không
chỉ thể hiện ở sự khác biệt về quốc tịch hoặc lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia
vào quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài mà cũng thể hiện ở việc di chuyển tư bản trong đầu tư
trực tiếp vượt ra khỏi biên giới một quốc gia.
Các nhân tố ảnh hưởng FDI:1
Thứ nhất, môi trường đầu tư, bao gồm: môi trường pháp lý minh bạch phù hợp với các chuẩn
mực quốc tế; môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, lạm phát
được kiểm soát tốt; môi trường xã hội; môi trường tự nhiên. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng
trong thu hút FDI, bởi trong một môi trường kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, minh bạch sẽ tiềm ẩn
nhiều rủi ro, khiến các nhà đầu tư dè dặt và quan ngại trong bảo toàn vốn và thu nhập. Các nước
có nền kinh tế-xã hội ổn định sẽ có khả năngthu hút nguồn vốn FDI cao.
Thứ hai, chất lượng cơ sở hạ tầng phải đầy đủ và đồng bộ. Hạ tầng cơ sở bao gồm hạ tầng cơ sở
vật chất - kỹ thuật và hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội, liên quan đến cả các yếu tố đầu vào và đầu ra

của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy nó là điều kiện nền tảng để các nhà đầu tư có thể khai
thác lợi nhuận. Nếu hạ tầng cơ sở yếu kém và thiếu đồng bộ thì nhà đầu tư rất khó để triển khai
dự án, chi phí đầu tư tăng cao, quyền lợi của nhà đầu tư không được bảo toàn.
Thứ ba,độ mở của nền kinh tế, khuyến khích xuất khẩu và sự ổn định chính trị. Nền kinh tế càng
mở cửa thì mức độ giao thương, buôn bán càng mạnh, các doanh nghiệp sẽ có thị trường xuất
nhập khẩu lớn hơn và có nhiều cơ hội hơn trong đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
1.1.2

-

-

-

1MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM,
Công Minh Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân hàng, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. HCM, (2010).

Nhóm 8

Page 2

Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh


Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.
-

Thứ tư, quy mô và tính chất thị trường nội địa là một trong những yếu tố tácđộng đến quy mô
đầu tư và tổng lợi nhuận của nhà đầu tư. Đểthu hút FDI ngoài tiềm năng đông dân, thì việc cải
thiện đời sống, tăng thu nhập, tăng sức mua của cư dân trong nước cũng có tác động rất lớn đến

thu hút FDI. Việc gia nhập các liên kết kinh tế khu vực và thế giới cũng tạo ra thị trường rộng
mở cho các nhà đầu tư và cũng là nhân tố tác động lớn đến việc quyết định địa bàn đầu tư của
các nhà đầu tư nước ngoài.
1.1.3

Đặc điểm FDI:

- Hình thức này thường mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao.
- Tỷ lệ vốn góp quy định sự phân chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ đầu tư.
- Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.
- Hiện tượng đa cực và đa biến trong FDI là hiện tượng đặc thù, không chỉ gồm nhiều bên
với tỷ lệ góp vốn khác nhau mà còn các hình thức khác nhau của tư bản tư nhân và tư bản nhà
nước cũng tham gia.
- Tồn tại hiện tượng hai chiều trong FDI một nước vừa nhận đầu tư vừa thực hiện đầu tư ra
nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa các nước.
- Do nhà đầu tư muốn đầu tư vào thì phải tuân thủ các quyết định của nước sở tại nên tỷ lệ
vốn góp tối thiểu của nhà đầu tư vào vốn pháp định của dự án là do luật đầu tư của mỗi nước
quyết định. Campuchia quyết định là 40% trong khi ở Mỹ lại quyết định 10% và một số nước
khác lại là 20%.
- Các nhà đầu tư là nguồn bỏ vốn và đồng thời tự mình trực tiếp quản lý và điều hành dự án.
Quyền quản lý phụ thuộc vào vốn đóng góp mà chủ đầu tư đã góp trong vốn pháp định của dự
án, nếu doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì họ có toàn quyền quyết định.
- Kết quả thu được từ dự án được phân chia cho các bên theo tỷ lệ vốn góp vào vốn pháp
định sau khi đã nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần cho các cổ đông nếu là công ty cổ
phần.
- FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại một phần hoặc toàn
bộ doanh nghiệp đang hoạt động, thông qua việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận.
1.2 Tăng trưởng kinh tế (GDP):
1.2.1
Khái niệm:


“Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng bền vững về sản phẩm tính theo đầu người hoặc theo
từng công nhân”, Simon Kuznet (1966). Hay như định nghĩa do Douglass C.North và Robert
Nhóm 8

Page 3


Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.

-

-

-

-

-

Paul Thomas (1973) đưa ra: “Tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số”.
Các nhà kinh tế học cổ điển đã sử dụng hai chỉ tiêu: tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bình quân
đầu người (GNP/người) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người (GDP/người) để
đo lường tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế. Trong phạm vi đề tài này, nhóm chọn chỉ số
GDP là chỉ tiêu để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế.
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Thứ nhất, nguồn nhân lựchay vốn con người là yếu tố quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế.
Nguồn nhân lực là nguồn lực của mọi nguồn lực, là tài nguyên của mọi tài nguyên. Con người có
sức khoẻ, trí tuệ, taynghề cao, có động lực và nhiệt tình, được tổ chức chặt chẽ sẽ là nhân tố cơ
bản của tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, vốn đầu tưbao gồm: đầu tư tư nhân, đầu tư chính phủ và đầu tư nướcngoài, là một trong
những nhân tố quan trọng của quá trình sản xuất. Vốn đầu tư của toàn xã hội không chỉ là máy
móc, thiết bị dùng cho sản xuất, mà còn bao gồm cả lượng vốn đầu tư để phát triển lợi ích chung
của toàn xã hội. Đó là lượng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia, mà phần lớn là do
chính phủ đầu tư. Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng không
kém.
Thứ ba, tiến bộ công nghệ thúc đẩy tăng trưởng vì nó góp phần làm tăng năng suất lao động,
nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, tiết kiệm lao động và vốn trên sản phẩm nên cùng lượng chi phí
nhưng sản phẩm tạo ra nhiều hơn và mở ra các ngành nghề và sản phẩm mới.
Thứ tư, xuất khẩucó thể tác động đến tăng trưởng kinh tế một cách trực tiếp vì nó là một thành
phần của tổng sản phẩm hay một cách gián tiếp thông qua ảnh hưởng của nó đến các nhân tố của
tăng trưởng. Xuất khẩu làm tăng nhu cầu trong nền kinh tế mở rộng thị trường cho sản xuất nội
địa, tăng đầu tư trong nước cũng như thuhút đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu giúp giảm bớt thâm
hụt cán cân thương mại, thúc đẩy thay đổi công nghệ và cải thiện nguồn nhân lực, qua đó làm
tăng năng suất và cuối cùng xuất khẩu tạo thêm cơ hội việc làm, tăng thu nhập.
Thứ năm, tài nguyên thiên nhiên. Các yếu tố nhập lượng có nguồn gốc từ thiên nhiên ngày càng
được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn đóng vai
trò quyết định trong sản xuất sản phẩm của ngành và quốc gia. Quốc gia nào có nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú, đa dạng, giàu về trữ lượng và chất lượng sẽ có nhiều thuận lợi trong
thuhút FDI và ngược lại.
2. Một số lý thuyết về FDI:
Mô hình Heckcher – Ohlin – Samuelson (HOS)2
Mô hình HOS đã chỉ ra rằng, sản lượng của hai nước sẽ tăng lên nếu mỗi nước tập trung
sản xuất để xuất khẩu những hàng hoá sử dụng yếu tố sản xuất dư thừa và tiết kiệm yếu tố sản
xuất khan hiếm.Ngược lại, nhập khẩu những hàng hoá dùng nhiều yếu tố khan hiếm và ít hàm
lượng yếu tố dư thừa.Như vậy, sự khác biệt trong chi phí sản xuất hàng hoá và lợi thế so sánh
giữa các nước được lý thuyết HOS phân tích từ sự khác biệt giữa tính dư thừa và khan hiếm của
các yếu tố sản xuất, vì thế mô hình này còn được gọi là lý thuyết các yếu tố sản xuất.
Mô hình Macdougall – Kemp
2Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á: Luận văn ThS. Kinh tế, Nguyễn Thuỳ Linh; Nghd: PGS.

TS. Phan Huy Đường.

Nhóm 8

Page 4


Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.
Nguyên nhân hình thành FDI là do có sự chênh lệch năng suất cận biên của vốn đầu tư
giữa các nước và ảnh hưởng của nó làm tăng sản lượng thế giới (nhờ vào tăng sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực sản xuất) và các nước tham gia đầu tư đều có lợi. Mô hình cũng phân tích FDI
tạo ra ảnh hưởng rất khác nhau tại nước đầu tư và nước chủ nhà. Khi thực hiện FDI, năng suất
cận biên của vốn giữa hai nhóm nước đầu tư và nhận đầu tư có xu hướng cân bằng. Các nguồn
lực kinh tế của hai nhóm nước này được sử dụng một cách hiệu quả hơn, điều này đã trực tiếp
làm tăng tổng sản phẩm của thế giới.
Lý thuyết Chu kỳ sản phẩm của Raymond Vernon
Lý thuyết chu kỳ sản phẩm của Vernon giải thích sự phát triển của các công ty xuyên
quốc gia theo 3 giai đoạn phát triển của sản phẩm:đổi mới, tăng trưởng và bão hoà. Để sản xuất
tiếp tục được phát triển, công ty phải mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài, nhưng
do bị hạn chế bởi hàng rào thuế quan hoặc hạn ngạch, nên hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ
mang lại hiệu quả cao hơn.
Lý thuyết chu kỳ sản phẩm bắt kịp của Akamatsu
Theo Akamatsu, sản phẩm mới được phát minh và ra đời ở nước đầu tư, sau đó được xuất
khẩu ra thị trường quốc tế. Tại nước nhập khẩu, do ưu điểm của sản phẩm mới và nhu cầu của thị
trường nội địa tăng lên, chính phủ nước nhập khẩu đã tăng cường sản xuất thay thế sản phẩm
nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thuật... của nước ngoài. Đến khi nhu cầu thị
trường nội địa về sản phẩm mới được sản xuất trong nước đạt đến sự bão hoà, nhu cầu xuất khẩu
lại xuất hiện và cứ theo chu kỳ như vậymà dẫn đến hình thành FDI.Akamatsu cũng đã xây dựng
nên mô hình “đàn nhạn bay” (flying geese),chỉ ra lộ trình phát triển của một ngành công nghiệp
cụ thể và nguyên nhân xuất hiện FDI ra nước ngoài.Các quá trình đó xuất hiện, phát triển và suy

thoái, cũng tạo ra mô hình làn sóng.
3. Điểm qua một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế:
Các nghiên cứu đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế trên thế giới khá phong
phú và đa dạng, và đưa ra nhiều kết luận không thống nhất về tác động của FDI tớinền kinh tế.
Laura Alfaro (2003) sử dụng phương pháp hồi qui với số liệu hỗn hợp (panel data) để khảo sát
mối quan hệ giữa FDI và năng suất lao động ở các ngành khác nhau cho47 nước trong giai đoạn
1981-1999. Nghiên cứu đi đến kết luận, FDI có tác động tích cựctới tăng năng suất của doanh
nghiệp ngành chế biến, nhưng đồng thời lại tác động tiêu cựctới tăng trưởng của các ngành nông
nghiệp và khai khoáng.Nghiên cứu của Kokko (1994)chỉ ra mối quan hệ tương quan thuận giữa
FDI và tăng trưởng kinh tế ở Mê-hi-cô. Tácđộng tích cực của FDI tới tăng trưởng cũng được
kiểm định trong nghiên cứu của Kumarvà Pradhan (2002) sử dụng số liệu hỗn hợp cho 107 nước
đang phát triển trong thời kỳ1980-1999.
Ở Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu về FDI nói chung, nhưng còn rất ít cácnghiên
cứu sâu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, nhất là sử dụng phươngpháp phân tích
định lượng. Nghiên cứu của Nguyễn Mại (2003) xem xét tác động của FDIđến tăng trưởng kinh
tế cả về chiều rộng và chiều sâu bằng việc sử dụng số liệu thống kêvề FDI của Việt Nam trong
thời kỳ 1988-2003, dự báo đến 2005 và trên cơ sở đó đã đềxuất các giải pháp chủ yếu để thúc
đẩy tình hình thu hút FDI ở Việt Nam. Theo tác giả,FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng
Nhóm 8

Page 5


Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.
kinh tế ở mức độ quốc gia và cho rằng để thu hútvốn FDI, Việt Nam cần mở rộng thị trường và
tìm đối tác mới3.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hoa (2004) khảo sát tác động của FDI đếntăng
trưởng về năng suất của cả nền kinh tế, trong khuôn khổ của phân tích về quan hệgiữa FDI và
đói nghèo kết luận rằng FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế củacác địa phương
thông qua hình thành và tích lũy tài sản vốn và có sự tương tác tích cựcgiữa FDI và nguồn vốn

nhân lực.4
Một số nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Liên Hoa (2002) phân tích và xác định lộtrình
đầu tư thu hút FDI tại Việt Nam trong thời kỳ 1996-2001. Nguyễn Thị Hường và BùiHuy
Nhượng (2003) phân tích so sánh tình hình thu hút FDI ở Trung Quốc và Việt Namtrong thời kỳ
1979-2002 làm cơ sở rút ra những bài học cho Việt Nam. Các tác giả đánhgiá FDI đóng một vai
trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung như tăngtrưởng kinh tế, chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, thu ngân sách, giải quyết việc làm…
II.

Phân tích mô hình:
1. Xây dựng mô hình:

Mô hình gồm 2 biến.Biến phụ thuộc là GDP (%), biến độc lập là FDI (tỷ USD).
GDPi= β1 + β2 FDIi + Vi
Phân tích tương quan giữa các biến: Trong 1 năm, nếu tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam tăng thì có thêm nhiều dự án được cấp vốn, từ đó sản xuất tăng, GDP có thể sẽ
tăng theo.
2. Mô tả số liệu:

Số liệu tìm được từ trang web của Tổng cục Thống kê, cho biết GDP và FDI của Việt Nam qua
các năm từ 2007 đến 2012.
Năm
GDP
(%)
FDI
(tỷ USD)

2007

2008


2009

2010

2011

2012

8.46

6.31

5.32

6.78

5.89

5.03

20,3

64,01

21,48

18,59

14,7


12,72

3. Phân tích kết quả mô hình eviews:

3Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, dự án SIDA, TS Nguyễn Thị Tuệ Anh, ThS Vũ Xuân Nguyệt
Hồng…

4Tác động tràn của FDI đến khu vực kinh tế trong nước, Nguyễn Thị Phương Hoa ( 2004).

Nhóm 8

Page 6


Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.

Dependent Variable: GDP
Method: Least Squares
Date: 04/02/13 Time: 20:23
Sample: 2007 2012
Included observations: 6
Variable
Coefficient
C
6.155946
FDI
0.005628
R-squared
0.007688

AdjustedRsquared -0.240391
S.E. of regression
1.376478
Sum squared resid 7.578770
Log likelihood
-9.214405
Durbin-Watsonstat 1.313906

Std. Error t-Statistic
0.984900 6.250326
0.031971 0.176035
Mean dependent var
S.D. dependent var
Akaike info criterion
Schwarz criterion
F-statistic
Prob(F-statistic)

β
Mô hình hồi quy tổng thể: GDPi =


GDPi
Mô hình hồi quy mẫu:

=

β1

Prob.

0.0033
0.8688
6.298333
1.235919
3.738135
3.668722
0.030988
0.868819

β
+

1

2

FDIi+ Vi



+

β2

FDI I +ei

(ei là ước lượng của Vi)

Hay GDPi = 6.15594 + 0.005628 FDIi + ei
Giải thích mô hình:



β1

= 6.15594: có nghĩa là nếu FDI = 0 thì GDP = 6.15594%.



β2

= 0.005628: có nghĩa là nếu FDI tăng 1 tỷ USD thì GDP sẽ tăng 0.005628%.

Hệ số thu được từ hàm hồi quy có phù hợp với lý thuyết kinh tế không.
-Hệ số chặn:

Nhóm 8

Page 7


Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.

Kiểm định giả thiết:

 H 0 : β1 = 0

 H : β1 ≠ 0


t=


β1 − β1


Se( β 1 )

=

6.15594
0.984900

Tiêu chuẩn kiểm định:

=6.2503

)
tα( 6/ 2−2 ) = t0(.4025

=2.776

Miền bác bỏ W

α

t

)
t0(.4025

:


>

t = 6.2503

Bác bỏ

H0 → H0 ≠

0



Hệ số chặn có ý nghĩa.

Như vậy, nếu không có nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn
dương, tức là Việt Nam vẫn có thể tăng trưởng kinh tế nếu không có nguồn đầu tư này, mặc dù
tốc độ tăng trưởng lúc bấy giờ không cao bằng lúc có nguồn đầu tư từ nước ngoài.
-Hệ số góc:

+Kiểm định giả thiết:

H 0 : β 2 ≥ 0

 H : β2 < 0


t=

β2 − β2



Se( β 2 )

=

0.005628
0.031971

Tiêu chuẩn kiểm định:

= 0.17603
)
tα( 6/ 2−2) = t0( 4,025

= 2.776

Miền bác bỏ W

α

( 4)

:

t < − t0, 025

H0
Chưa bác bỏ
Nhóm 8




β2 ≥

0

mà 0.17603 > -2.776



Phù hợp với lý thuyết kinh tế.
Page 8


Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.

β2
Điều này có nghĩa là hệ số
thực sự có ảnh hưởng tới Y hay FDI thực sự có ảnh hưởng tới tốc
độ tăng trưởng kinh tế GDP.
Đo độ phù hợp của mô hình
R2= 0.007688, nghĩa là FDI xác định được 0.7688% sự biến động của biến phụ thuộc GDP.
+ Mô hình có phù hợp không?

Kiểm định giả thiết:

H 0 : R 2 = 0

2

H :R >0

H0
(

: Mô hình không phù hợp;

Tiêu chuẩn kiểm định:

Miền bác bỏ

W

α

H

: Mô hình phù hợp )

R2
0.007688
1
F = k − 12 =
1 − 0.007688
1− R
6−2
n−k
f 0(.105,3) ;+∞

=(


)=(10.3;

+∞

= 0.03099

) => F ∉Wa

H0
 Không bác bỏ

, tức là mô hình hồi quy là không phù hợp.

Sở dĩ mô hình không phù hợp là vì ngoài FDI ra thì GDP còn chịu những tác động khác.R 2=
0.007688% cho ta biết biến FDI chỉ giải thích được 0,007688% sự thay đổi của GDP, con số này
rất bé, chứng tỏ FDI tác động rất ít đến GDP. Bởi vì, ngoài ra GDP còn chịu sự tác động của
nhiều yếu tố khác như: C (chi tiêu của hộ gia đình), G (chi tiêu của chính phủ),X (xuất khẩu),M
(nhập khẩu).
Nhận xét chung về mô hình:
Kết quả thu được từ mô hình cho thấy tăng trưởng của một nền kinh tế được xác định bởi
nhiều yếu tố khác nhau. Song, điều quan trọng nhất rút ra từ mô hình là tồn tại mối quan hệ trực
tiếp giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Thông qua FDI, không những nhiều hàng hoá mới được tạo
ra (tăng tài sản vốn vật chất của nền kinh tế) mà chi phí để sản xuất ra chúng còn giảm đi, qua đó
tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Các tác động trên đây là lý do khiến tất cả các nước đều
rất nỗ lực thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là các nước nghèo và mô hình là
cơ sở lý thuyết để đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở tầm vĩ mô.
Nhóm 8

Page 9



Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.
III.

Tổng kết chung:
1. Kết luận về hiện trạng thu hút FDI vào Việt Nam từ năm 2007 -2012:

Từ việc phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam từ năm 2007 đến năm
2012, chúng ta đi đến những kết luận cơ bản sau:
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, một nguồn hỗ trợ từ bên ngoài như
nguồn vốn FDI là một động lực quan trọng tạo động lực cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam
giai đoạn hiện nay. Sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, nguồn vốn FDI vào
Việt Nam tăng đột biến và đạt mức kỉ lục trong 20 năm Việt Nam bắt đầu thu hút FDI (từ 1987),
vào năm 2008 tổng số vốn đầu tư là 64,01 tỷ USD-một con số đáng tự hào. Sở dĩ các nhà đầu tư
nước ngoài lại có hứng thú với thị trường Việt Nam như vậy là vì Việt Nam đang là một thị
trường tiềm năng với các điều kiện thuận lợi như: nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào, thị trường
lớn,..Nhưng kể từ năm 2009, FDI vào Việt Nam lại sụt giảm rõ rệt so với năm 2008.Và đến năm
2012, FDI vẫn còn đang chưa thể khôi phục, ở mức 5.03%.Một số nguyên nhân có thể nói đến
đó là: sự rườm rà trong thủ tục hành chính, kết cấu hạ tầng kém, nhân công rẻ không còn là lợi
thế, lạm phát cao…
Vấn đề Việt Nam có thể không còn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài
trong tương lai đang được các nhà chính sách băn khoăn nhất. Tiến sĩ Nguyễn Mại - Chủ tịch
Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng với giai đoạn mới cần phải có cách tiếp cận
mới với tư duy mới. "Nhiều phương thức xúc tiến đầu tư hiện nay của chúng ta vẫn còn theo
cung cách của 20, 25 năm trước, điều này không còn phù hợp", ông Mại nhận xét.
Đại diện Nhật Bản cũng kể, nhiều công ty Nhật Bản than phiền phải chờ thủ tục hành
chính quá lâu và thậm chí phải có ý kiến từ cấp cao hơn như Thủ tướng mới được thông qua.
2. Đề xuất:
Từ việc phân tích các hiên trạng nói trên để đạt được kỳ vọng biến FDI trở thành phương

tiện để Việt Nam tiếp cận công nghệ nguồn, thị trường lớn, kỹ thuật quản trị hiện đại, hỗ trợ cho
công cuộc phát triển đất nước một cách bền vững, thì trước hết nhà nước phải đưa ra những biện
pháp, chính sách phù hợp khuyến khích, thu hút FDI thúc đẩy nền kinh tế phát triển, bao gồm:
Thứ nhất, triển khai thực hiện cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài
vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn. Cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi bao gồm: hỗ trợ về giải
phóng mặt bằng; hỗ trợ nhà đầu tư cung ứng và đào tạo lao động; đối với các dự án có quy mô
lớn (vốn đầu tư từ 1500 tỷ đồng trở lên), sử dụng công nghệ cao.
Thứ hai, nhằm đa dạng hóa các hình thức đầu tư để huy động và nâng tỷ trọng của vốn
FDI vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước,…).

Nhóm 8

Page 10


Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định cấp, điều chỉnh Giấy chứng
nhận đầu tư (GCNĐT). Việc cấp GCNĐT phải đảm bảo các yêu cầu như: sự phù hợp của lĩnh
vực đầu tư đối với hệ thống quy hoạch của địa phương, quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển
ngành…; hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án phải bằng hoặc cao hơn hệ thống tiêu chuẩn
kỹ thuật của Việt Nam, công nghệ sử dụng trong dự án phải là công nghệ tiên tiến và thân thiện
với môi trường...
Thứ tư, tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư sau cấp phép,
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp
luật chuyên ngành đối với các dự án đầu tư; tiến hành rà soát, phân loại và xử lý theo quy định
của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai thực hiện.
Thứ năm, đối mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. Chú trọng các hoạt
động xúc tiến đầu tư tại chỗ theo định hướng tiết kiệm, hiệu quả. Tăng cường công tác hỗ
trợ,tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư đã
được cấp GCNĐT.

Thứ sáu, tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư,
xây dựng, thúc đẩy nhanh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực
cạnh tranh.
------------ The end ------------

Nhóm 8

Page 11


Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.

Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Văn Tu và Huỳnh Công Minh khoa kế toán-tài chính-ngân hàng, MỐI QUAN HỆ GIỮA
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM, Đại học
Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM (2010).
2. Nguyễn Thùy Linh, Người hướng dẫn: PGS.TS Phan Huy Đường, Luận văn THS kinh tế “ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
CHÂU Á.”
3. TS Nguyễn Thị Tuệ Anh, THS Vũ Xuân Nguyệt Hồng,“TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM.”, dự án SIDA.
4. Nguyễn Thị Phương Hoa, “TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA FDI ĐẾN KHU VỰC KINH TẾ TRONG
NƯỚC”, (2004).

5. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Nxb Khoa học & kỹ
thuật, Hà nội.

6. Phạm Ngọc Anh (2009), Sử dụng công cụ tài chính trong thu hút vốn FDI tại Việt Nam, Luận văn
tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính Hà Nội.
7. Tống Quốc Đạt (2004) “Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thông qua đầu tư trực tiếp nước

ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và dự báo, (10). Trang 12-15.
8. />9. />
10. />------------------------------------------------------------

Nhóm 8

Page 12


Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.

MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu...............................................................................................................1
IV. Cơ sở lý luận........................................................................................................2
4. Khái quát về FDI và tăng trưởng kinh tế...............................................2
4.1 FDI............................................................................................................2
4.1.1
Khái niệm......................................................................................2
4.1.2
Các nhân tố ảnh hưởng FDI.........................................................2
4.1.3
Đặc điểm FDI................................................................................3
4.2
Tăng trưởng kinh tế (GDP).....................................................................3
4.2.1 Khái niệm.......................................................................................................3
4.2.2
Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế............3
5.
Một số lý thuyết về FDI...........................................................................4

6. Điểm qua một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế 5
V. Phân tích mô hình...............................................................................................6
4.
Xây dựng mô hình...................................................................................6
5. Mô tả số liệu........................................................................................................6
6. Phân tích kết quả mô hình eview.......................................................................6
VI. Tổng kết chung..................................................................................................9
3. Kết luận về hiện trạng thu hút FDI vào Việt Nam từ năm 2007 -2012............................9

4. Đề xuất...............................................................................................................10

Tài liệu tham khảo.................................................................................................11

Nhóm 8

Page 13



×