BỘ CÔNG THƯƠNG
Trường Đại Học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
Khoa Công Nghệ Điện Tử
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: MẠNG NGOẠI VI VÀ KĨ THUẬT LẮP
ĐẶT CÁP THÔNG TIN
GVHD : Th.S HÀ VĂN KHA LY
SVTH : LÊ QUỐC DƯƠNG
MSSV : 09087991
Lớp : DHDT5B
Ngành : Điện tử viễn thông
Khóa : 2009-2013
TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 4 năm 2013.
LỜI MỞ ĐẦU
Mạng ngoại vi là một trong những thành phần chính cấu thành mạng viễn thông;
mạng ngoại vi chủ yếu nằm bên ngoài trạm viễn thông, do vậy việc phát triển, bảo dưỡng
và khai thác mạng phụ thuộc nhiều bởi tác động của các yếu tố bên ngoài như điều kiện
kinh tế-xã hội, điều kiện khí hậu, địa lý, môi trường, khoa học kỹ thuật, các hạ tầng khác
(điện, nước, giao thông..) và cơ chế chính sách của địa phương.
Với nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các loại hình dịch
vụ viễn thông, Internet, tổ chức mạng riêng … ngày càng lớn và đa dạng; các tổ chức,
doanh nghiệp xây dựng, khai thác mạng ngoại vi ngày càng nhiều kể cả số lượng và hình
thức hoạt động; do vậy công tác quản lý nhà nước tại địa bàn các tỉnh, thành phố càng ngày
càng phức tạp, cần phải có những quy định thống nhất để làm cơ sở cho các cơ quan quản
lý nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp phát triển nhanh và bền
vững mạng ngoại vi trên địa bàn các tỉnh, thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày
càng cao của xã hội.
Với những kiến thức học ở Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh và quá
trình thực tập ở Cty Cổ Phần Dịch Vụ Viễn Thông Quang Minh, tôi chọn đề tài thực tập
“Mạng ngoại vi sử dụng cáp quang” để làm đề tài nghiên cứu trong quá trình thực tập tại
công ty. Vì thời gian ngắn, kiến thức cho đề tài còn hạn chế. Do vậy em mong muốn được
sự đóng góp từ quý thầy cô và thông cảm bỏ qua cho những sai sót, hạn chế về đề bài báo
cáo này.
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại Học Công Nghiệp TP. Hồ Chí
Minh chúng em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong
trường. Đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Công Nghệ Điện Tử đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu giúp chúng em có cơ sở để hoàn
thành tốt Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp. Nhân đây em xin giử lời tri ân sâu sắc
tới các thầy cô giáo.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến Nguyễn Văn Thanh đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ để em hoàn thành tốt Báo cáo này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến công ty Cổ Phần Dịch Vụ Viễn Thông
Quang Minh đã tạo điều kiện rất tốt cho em trong quá trình thực tập tại đây, cảm
ơn các anh chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn để em hoàn
thành tốt chương trình.
Do một số phạm vi/phần mềm thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nên bài
báo cáo còn thiếu một số vấn đề cần thiết cho việc quản lý mạng cáp. Rất mong
quý Thầy Cô bỏ qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Lê Quốc Dương.
NHẬN XÉT THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : ........................................................................
Mã sinh viên : ................................................................................
1. Thời gian thực tập :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
4. Kết quả thực tập:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Cán bộ hướng dẫn của cơ quan đến thực tập
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ngày ....... tháng ........ năm .........
Thủ trưởng cơ quan
(Ký tên và đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Điểm số bằng số:___________Điểm số bằng chữ:_______________
TP.HCM, ngày…….tháng………..năm 2012
(GV hướng dẫn ký và ghi rõ họ tên)
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH:
BẢNG 1 Các lĩnh vực mà công ty kinh doanh.
BẢNG 2 Quy luật màu sợi cáp.
BẢNG 3 Thông số của sợi quang.
BẢNG 4 Đầu nối cáp quang.
BẢNG 5: So sánh các loại bảo vệ mối hàn
HÌNH 1 Cơ cấu tổ chức của công ty
HÌNH 2 Ví dụ về mạng ngoại vi
HÌNH 3 Cấu trúc mạng quốc gia
HÌNH 4 Cấu trúc chi tiết
HÌNH 5: Phân loại mạng ngoại vi theo vị trí lắp đặt.
HÌNH 6: Phân loại mạng ngoại vi theo cấu kiện.
HÌNH 7: Cấu trúc mạng ngoại vi cáp đồng
HÌNH 8: Dàn phối tuyến MDF
HÌNH 9: Sơ đồ phân vùng phục vụ của mạng cáp đồng nội hạt
HÌNH 10: Sơ đồ cấu hình phối cáp trực tiếp
HÌNH 11: Sơ đồ cấu hình phối cáp 1 cấp
HÌNH 12: Sơ đồ cấu hình phối cáp 2 cấp
HÌNH 13: Cấu trúc tổng quan của mạng cáp đồng thuê bao
HÌNH 14: Mạng truy nhập FO tổ chức theo dạng Ring SDH
HÌNH 15: Cấu trúc tổng quan của mạng cáp quang thuê bao FTTH
HÌNH 16: Cấu trúc cáp đồng trục
HÌNH 17: Cáp đồng trục đôi (Twinaxial)
HÌNH 18: F connector
HÌNH 19: N connector
HÌNH 20: BNC connector
HÌNH 21: TNC connector
HÌNH 22: Cắt bỏ phần cuối cáp
HÌNH 23: Cắt vỏ cáp
HÌNH 24: Bóc bỏ cáp
HÌNH 25: Gắn đầu cáp vào đầu nối
HÌNH 26: Gắn đầu cáp vào đầu nối
HÌNH 27: Bóp đầu nối
HÌNH 28: Mặt cắt của sợi quang
HÌNH 29: Cấu trúc sợi quang
HÌNH 30: Đầu nối cáp quang
HÌNH 31: Bộ suy hao cáp quang
HÌNH 32: Dao cắt sợi quang
HÌNH 33: Dây nối quang
HÌNH 34: Dây nhảy quang
HÌNH 35: Đầu giao tiếp quang
HÌNH 36: Đầu nối quang
HÌNH 37: Măng xông quang
HÌNH 38: Hộp phối quang(ODF)
HÌNH 39: Khay mối nối sợi quang
HÌNH 40: Máy hàn sợi quang
HÌNH 41: Máy đo quang (OTDR)
HÌNH 42: Sơ đồ tuyến mạng ngoại vi
HÌNH 43: Kết nối cơ khí của hãng Corning Camsplice
TM
HÌNH 44: Mối nối hàn nhiệt
HÌNH 45: Chuẩn bị sợi quang
HÌNH 46: Bấm sợi quang
HÌNH 47: Hàn sợi quang
HÌNH 48: Mối nối cơ khí
HÌNH 49: Thiết bị bảo vệ Cassette.
HÌNH 50: Các bước hàn nối sợi quang
HÌNH 51: Máy đo quang OTDR
HÌNH 52: Sợi cáp quang đơn
HÌNH 53: Tuyến cáp thực tế
HÌNH 54: Điểm bắt đầu của sợi quang
HÌNH 55: Điểm kết thúc của sợi quang
HÌNH 56: Sợi quang bị gãy hay đứt
HÌNH 57: Connector hay các mối nối cơ học
HÌNH 58: Mối hàn xấu tạo ra độ lợi về năng lượng
HÌNH 59: Uốn cong và vi uốn cong
HÌNH 60: Vết nứt
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN 1: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG QUANG
MINH
1. YÊU CẦU CHUNG
- Luôn chấp hành tốt nội quy thực tập, thực hiện đúng các yêu cầu của cán bộ kĩ
thuật nơi thực tập.
- Luôn chấp hành nghiêm chỉnh các điều kiện đảm bảo an toàn lao động và sắp xếp
ngăn nắp nơi được phân công thực tập.
- Học tập phương pháp tổ chức lao động và rèn luyện tác phong công nghiệp
- Khiêm tốn học tập và trao đổi nghề nghiệp với cán bộ kĩ thuật nơi thực tập.
Không sử dụng, vận hành các hệ thống hoặc thiết bị chuyên dụng nếu không được
phép của cán bộ hướng dẫn thực tập.
2. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
a. Quá trình hình thành
_Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Quang Minh có tên giao dịch là QMICO.
_Địa chỉ: 9 Phan Kế Bính, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh.
_Giám đốc/Đại diện pháp luật: Phạm Huỳnh Tấn Đạt.
_Giấy phép kinh doanh: 0311808223 | Ngày cấp: 29/05/2012
_Mã số thuế: 0311808223
_Ngày hoạt động: 22/06/2012
_Hoạt động chính: Hoạt động kiến trúc và tư vẫn kỹ thuật có liên quan.
b. Quá trình phát triển của công ty
_Là công ty mới được thành lập trong thời gian gần đây, nhưng công ty đang cố
gắng phấn đấu để vươn xa ra thị trường và tạo niềm tin cho khách hàng trong các
lĩnh vực mà công ty kinh doanh. Hơn nữa, với đội ngũ các kỹ sư chuyên nghiệp,
công ty sẽ làm hài lòng khách hàng với những dịch vụ mà công ty cung cấp và thi
công.
2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
SVTH: Lê Quốc Dương Trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 1: Cơ cấu tổ chức của công ty.
2.3 Các ngành nghề mà công ty kinh doanh
SVTH: Lê Quốc Dương Trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
STT
TÊN NGÀNH MÃ
NGÀNH
NGÀNH
CHÍNH
1 Hoạt động kiến trúc và tư vấn kĩ thuật có liên quan 7110 Y
2 Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông 4652 N
3 Bán buôn máy móc, thiết bị, phụ tùng máy khác 4659 N
4 Bán buôn vật liệu thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng 4663 N
5 Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác 1321 N
6 Lắp đặt hệ thống điện 4321 N
7 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác 4329 N
8 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa
không khí
4322 N
9 Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng khác 4290 N
10 Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm 4651 N
11 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình 4649 N
12 Hoạt động viễn thông có dây 6110 N
13 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ 4933 N
14 Hoạt động viễn thông không dây 6120 N
15 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác 7730 N
16 Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào
đâu
6619 N
17 Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi 9511 N
18 Sửa chữa thiết bị liên lạc 9512 N
19 Sửa chữa thiết bị điện tử nghe nhìn gia dụng 9521 N
20 Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ 4210 N
Bảng 1: Các lĩnh vực mà công ty kinh doanh
SVTH: Lê Quốc Dương Trang 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
CHƯƠNG 1. MẠNG NGOẠI VI
1.1. Mạng ngoại vi
1.1.1. Tổng quan:
Hình 2 Ví dụ về mạng ngoại vi
Nhìn một cách tổng quát ta thấy hệ thống viễn thông gồm có ba thành phần chính đ
ó là: hệ thống chuyển mạch, hệ thống truyền dẫn, hệ thống ngoại vi.Trong đó hệ thống
mạng ngoại vi chiếm khoảng 60% giá trị của toàn mạng. Mạng ngoại vi (outside Plent), là
các công trình bộ phận cấu thành của mạng viễn thông chủ yếu nằm bên ngoài các tòa nhà
trạm viễn thông bao gồm tất cả các hệ thống cáp thông tin sợi đồng và cáp quang được
chôn ngầm trong bể, chôn trực tiếp, treo trên cột hay thả sông biển và các hệ thống bảo vệ.
Chức năng chính của mạng ngoại vi là truyền dẫn tín hiệu từ tổng đài đến thuê bao sử
dụng. Mạng cáp đồng dùng phổ biến ở mạng cung cấp thuê bao cho khách hàng. Mạng cáp
quang thường được dùng giữa các tổng đài chính,
giữa
tổng
đài
chính
–
trạm
vệ
tinh
(POP).
Ngoài ra, cáp quang còn được sử dụng để cung cấp đường truyền cho các khách h
àng. Giá thiết bị truyền dẫn bằng cáp quang và cáp quang ngày càng giảm nên hiện nay có
khuynh hướng cáp quang hóa đến khách hàng thuê bao có nhu cầu sử dụng dịch vụ đòi hỏi
băng thông lớn hoặc tốc độ cao.
SVTH: Lê Quốc Dương Trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.1.2. Cấu trúc mạng
Hình 3: Cấu trúc mạng quốc gia
Các mạng được xây dựng để làm một việc duy nhất là truyền dẫn tín hiệu
thông tin từ nơi này đến nơi khác. Cấu trúc mạng quốc gia được tổ chức theo cấp:
nội hạt, quốc gia và quốc tế. Đường nối giữa các cấp gọi là đường trục. Tùy theo
đặc điểm của các cấp mà tổng đài cấp dưới được nối trực tiếp với tổng đài cấp ở
cấp cao hơn, bỏ qua một số tổng đài cấp trung gian, các tổng đài có thể có các
đường nối chéo để đảm bảo an toàn đặc biệt đối với các tổng đài cấp cao. Một tổng
đài có thể đóng vai trò của nhiều tổng đài, ví dụ một tổng đài vừa có thể là tổng đài
nội hạt vừa là tổng đài quá giang.
Ngày nay, khả năng xử lý của các tổng đài ngày càng nâng cao, kỹ thuật
truyền dẫn ngày càng phát triển đã làm thay đổi cấu trúc mạng. Khuynh hướng
mạng quốc gia đơn giản chỉ còn lại 2 cấp như hình bên dưới.
SVTH: Lê Quốc Dương Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 4: Cấu trúc chi tiết
1.1.3. Phân loại các công trình ngoại vi
1.1.3.1. Phân loại theo vị trí lắp đặt
Nơi các mạng đường dây được lắp đặt có thể được tạm phân loại thành các công trình
trong nhà và ngoài trời. Các địa điểm lắp đặt ngoài trời được phân chia thành trên cao,
ngầm dưới đất và dưới biển, trong khi các địa điểm lắp đặt trong nhà là các tổng đài điện
thoại hoặc nhà thuê bao.
Hình 5: Phân loại mạng ngoại vi theo vị trí lắp đặt.
1.1.3.2. Phân loại theo cấu kiện
SVTH: Lê Quốc Dương Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 6: Phân loại mạng ngoại vi theo cấu kiện.
1.2. Mạng ngoại vi cáp đồng
1.2.1. Cấu trúc mạng ngoại vi cáp đồng
SVTH: Lê Quốc Dương Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 7: Cấu trúc mạng ngoại vi cáp đồng
• Dàn phối tuyến MDF là nơi tập trung tất cả các kết cuối của đầu dây các sợi cáp và
từ đó tỏa ra các nơi trong mạng. Dàn phối tuyến thường gần phòng máy tổng đài và là nơi
xuất phát của tất cả các cáp cho mạng thuê bao, cáp liên trạm của đài/trạm, điện thoại. Nhờ
có dàn phối tuyến và dây nhảy các mạch thuê bao trong tổng đài được nối vào mạng cáp.
Dàn phối tuyến tạo nên sự mềm dẻo trong việc đấu nối số thiết bị tổng đài với đôi dây cáp
mạng ngoại vi và cũng là nơi đo thử-kiểm tra-giám sát mạng cáp.
Hình 8: Dàn ph
ối tuyến M DF
• Hầm cáp nhập
đài thường được xây dựng
ngay dưới dàn phối tuyến
tạo sự thuận lợi khi thi
công kéo cáp vào tổng đài. Hầm cáp nhập đài cũng là nơi thực hiện các mối nối cáp ngầm
(nối cáp hoặc nối rẽ) tạo sự mềm dẻo cho mạng cáp, là nơi thực hiện bơm hơi bảo vệ cáp,
kiểm tra áp suất hơi trong cáp (nếu có).
• Cáp chính là cáp xuất phát từ dàn phối tuyến đến tủ cáp. Cũng có trường hợp cáp
chính đi từ dàn phối tuyến đến tập điểm. Trên đường đi cáp chính có thể chia nhỏ ra đi đến
tủ cáp. Trong trường hợp này vẫn gọi là cáp chính vì nó xuất phát từ dàn phối tuyến.
SVTH: Lê Quốc Dương Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
• Hầm cáp: cáp chính đi từ dàn phối tuyến chính MDF đến tủ cáp có thể phải đi qua 1
hay nhiều hầm cáp. Hầm cáp là nơi cần thiết để thao tác nối cáp ngầm hoặc rẽ nhánh các
tuyến cáp ngầm. Khoảng các giữa 2 hầm cáp phải nhỏ hơn 250m.
• Tủ cáp: là nơi tập trung các kết cuối của 1 hay nhiều sợi cáp chính từ dàn phối tuyến
đến và các kết cuối của mạng cáp phối từ tập điểm đến. Nhờ có tủ cáp mà mạng cáp trở
nên mềm dẻo và linh hoạt hơn trong khu vực chứa có dự báo nhu cầu chính xác. Tủ cáp
còn là nơi đo thử, kiểm tra, xác định hư hỏng, cũng là nơi cho phép gắn các thiết bị bảo vệ,
các thiết bị dò và kiểm tra cáp.
• Cáp phối: cáp xuất phát từ tủ cáp đến tập điểm
• Tập điểm là nơi kết cuối 1 tuyến cáp từ tổng đài, là điểm nối rẽ từng đôi dây đến
nhà thuê bao. Tùy theo yêu cầu, tập điểm có thể treo trên cột, treo trên vách hoặc ngầm
dưới đất.
• Dây thuê bao là dây nối từ tập điểm đến các thiết bị đầu cuối tại nhà thuê bao,
đường dây thuê bao bao gồm dây thuê bao ngoài trời và dây thuê bao trong nhà.
1.2.2. Mạng cáp đồng thuê bao
Mạng cáp đồng thuê bao là hệ thống cáp thông tin sợi đồng kết nối từ nút chuyển
mạch /điểm truy nhập đến nhà thuê bao, mạng bao gồm các thành phần như : dàn
phối dây chính (MDF= Main Distribution Frame), măng sông cáp, phiến nối dây, tủ
cáp, hộp cáp, cáp vào nhà thuê bao và hệ thống cống bể.
1.2.2.1. Căn cứ để tổ chức mạng cáp đồng thuê bao
Tổ chức mạng ngoại vi phải dựa trên :
Cấu trúc của mạng chuyển mạch quốc gia và theo vùng phục vụ của tổng đài nội hạt.
Mật độ dân cư trong từng vùng, tốc độ tăng trưởng thuê bao hàng năm, nhu cầu sử
dụng các dịch vụ viễn thông tại khu vực ở thời điểm hiện tại và sẽ có trong tương lai
đặc biệt là các dịch vụ băng rộng như truy cập internet và truyền số liệu tốc độ cao.
Quy hoạch phát triển đô thị, các trung tâm thương mại, khu công nghiệp, khu chế x
uất đầu tư nước ngoài, các vùng trọng điểm kinh tế của trung ương và địa phương.
Đặc điểm địa lý vùng dân cư (thành thị, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo…
Hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư xây dựng và bảo trì khai thác mạng ngoại vi.
1.2.2.2. Tổ chức mạng cáp đồng thuê bao
a. Nguyên tắc tổ chức
Mạng cáp đồng thuê bao được quy hoạch dựa trên các nguyên tắc sau :
Mạng cáp đồng thuê bao của một tỉnh, thành phố được phân thành các vùng mạng t
heo đúng vùng phục vụ của các tổng đài nội hạt.
Trong một vùng mạng, mạng cáp đồng thuê bao của một tổng đài được phân thành
nhiều vùng phục vụ theo các tuyến cáp chính như hình 1.3.
SVTH: Lê Quốc Dương Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Dựa vào mật độ dân cư, đặc điểm địa lý của vùng dân cư và các chướng ngại tự
nhiêntạo bởi các đường giao thông lớn, đường sắt, sông ngòi, kênh rạch để phân khu vực p
hục vụ của các tuyến cáp chính thuận tiện cho việc thi công, xây dựng và quản lý mạng
Hình 9: Sơ đồ phân vùng phục vụ của mạng cáp đồng nội hạt
Vùng phục vụ của 1 tuyến cáp chính được phân thành 3 dạng :
• Vùng phục vụ trực tiếp : Thuê bao được kết nối trực tiếp với nút chuyển mạch qua
1 cáp chính, ví dụ khu vực A trong hình 1.3
• Vùng phục vụ qua 1 cấp phối cáp : Thuê bao được kết nối tới nút chuyển mạch
qua 1 cáp phối và 1 cáp chính, ví dụ khu vực B trong hình 1.3
• Vùng phục vụ 2 cấp phối cáp : Thuê bao được nối tới nút chuyển mạch qua 1 cáp
chính, 1 cáp phối cấp 1 và 1 cáp phối cấp 2, ví dụ khu vực C trong hình 1.3
Nguyên tắc phối cáp :
Phối cáp trực tiếp : Thuê bao được nối với nút chuyển mạch chỉ qua 1 hộp cáp.
SVTH: Lê Quốc Dương Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 10 : Sơ đồ cấu hình phối cáp trực tiếp
Hình trên là sơ đồ phối cáp trực tiếp, trong sơ đồ này cáp chính là cáp nối từ
MDF đến hộp cáp, cách phối cáp này đặt ngay vị trí đặt tổng đài và những khu
vực dân cư đông cách tổng đài khoảng 500m.
Phối cáp 1 cấp : Thuê bao nối với nút chuyển mạch chỉ qua 1 hộp cáp và 1 tủ cáp
Hình 11 : Sơ đồ cấu hình phối cáp 1 cấp
Trong cấu hình này cáp chính là cáp nối từ MDF đến tủ cáp, cáp phối là cáp
nối từ tủ cáp đến hộp cáp, cách phối cáp này thực hiện ở khu đô thị có mật
độ điện thoại cao, vùng phục vụ của tổng đài ổn định và là nơi có nhu cầu
cao về dịch vụ internet băng rộng.
Phối cáp 2 cấp : Thuê bao nối với MDF qua 1 tủ cáp cấp I, 1 tủ cáp cấp II và 1 hộp
cáp.
Hình 12 : Sơ đồ phối cáp 2 cấp
Trong cấu hình này cáp chính là cáp nối từ MDF đến tủ cáp cấp I, cáp phối cấp I là cá
pnối từ tủ cáp cấp I đến tủ cáp cấp II, cáp phối cấp II là cáp nối từ tủ cáp cấp II đến hộp
cáp, cách phối cáp này có tính linh động cao, thường áp dụng cho vùng dân cư đang phát
SVTH: Lê Quốc Dương Trang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
triển hoặc với vùng ngoại thành, khu vực nông thôn để nâng hiệu suất sử dụng của mạng
cáp chính và cáp phối. Khi sự phát triển thuê bao tại các vùng này đã ổn định thì sẽ
chuyển sang mô hình phối cáp 1 cấp bằng cách thay tủ cáp cấp I bằng măng xông rẽ nhánh
cáp.
b. Tổ chức mạng cáp đồng thuê bao
• Nhà cung cấp dịch vụ : là nơi xuất phát điểm của cáp đồng, từ phía nhà cung cấp
dịch vụ (đài trạm) hướng đến nhà thuê bao. Thường là POP hoặc tủ outdoor đặt ngoài trời.
Bán kính phục vụ của 1 POP là ≤ 1,0km đối với khu vực nội thành – trung tâm và ≤ 1,5km
đối với khu vực ngoại thành, vùng xa. Dung lượng thuê bao ADSL tại mỗi POP ≤ 1500 thuê
bao.
• Cáp gốc : Cáp từ đài trạm (POP/Tủ outdoor) đến tủ cáp đồng với tổng dung lượng
cáp gốc ≤ 300x2 (300 port); Chiều dài cáp gốc và cáp phối ≤ 800m đối với khu vực nội
thành -trung tâm, ≤ 1200m đối với khu vực ngoại thành, vùng xa (các trường hợp cá biệt ở
chi nhánh tỉnh có thể đến 1500m với tỷ lệ < 10%, hoặc 1700m với tỷ lệ < 10% số tập điểm
trong một tủ cáp). Loại cáp sử dụng: cáp đồng, tiết diện 0,5mm. Dung lượng cáp ≤ 300x2.
Cấp đấu nối cáp: 01 cấp. Cáp gốc từ đài trạm đến tủ cáp, chỉ có tối đa 1 cấp đấu nối thông
qua măng xông.
Hình 13: Cấu trúc tổng quan của mạng cáp đồng thuê bao
• Cáp phối : Cáp đồng đi ra từ tủ cáp và kết cuối tại các tập điểm. Chiều dài cápgốc
và cáp phối ≤ 800m đối với khu vực nội thành - trung tâm, ≤ 1200m đối với khu vực
ngoại thành, vùng xa; Dung lượng ≤ 200x2. Cấp đấu nối cáp: 1 cấp. Cáp phối từ tủ cáp
đến tập điểm chỉ có tối đa 2 cấp đấu nối thông qua măng xông hoặc tập điểm cấp 1, cấp
2 (tập điểm trung gian). Với dung lượng cáp phối < 50x2: sử dụng tập điểm cấp 1, cấp
2. Với dung lượng cáp phối > 50x2 (100x2-200x2): sử dụng măng xông.
• Tủ cáp đồng : Là các tủ phối cáp với đầu vào là cáp gốc và đầu ra là cáp phối.
Dung lượng tủ cáp ≤ 600x2. Có thể lắp đặt tủ treo trên cột hoặc lắp đặt trên bệ bêtông
• Tập điểm : Là hộp phối dây thuê bao , đầu vào là cáp phối và đầu ra là các sợi cáp
SVTH: Lê Quốc Dương Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thuê bao. Dung lượng tập điểm kết cuối ≤ 20x2 (10x2, 20x2), đối với các trường hợp
hạ tầng hiện hữu có tập điểm cuối dung lượng 30x2, 50x2 sẽ có kế hoạch chia nhỏ tập
điểm. Có thể dùng tập điểm làm tập điểm cấp 1, cấp 2 (tập điểm trung gian) chuyển
tiếp cáp phối đến các tập điểm khác. Dung lượng tập điểm cấp 1, cấp 2 phải ≤ 50x2.
• Cáp thuê bao : Là cáp đồng thuê bao từ tập điểm đến tận nhà thuê bao. Dung
lượng từ 1x2, chiều dài tối đa ≤ 200m đối với khu vực nội thành, trung tâm, ≤300m đối
với khu vực ngoại thành, và ≤ 500m đối với vùng xa ở chi nhánh tỉnh (cáp thuê bao
càng ngắn càng tốt), lõi được xoắn đôi và được bện với nhau theo tiêu chuẩn TCN 68 –
153 : 1998. Trên một đường dây thuê bao chỉ sử dụng tối đa 2 mối nối.
• Măng xông : Là các măng xông vừa có tác dụng bảo vệ các điểm đấu nối cáp, vừa
tạo các đấu nối thẳng, nối rẽ theo yêu cầu của cấu hình kỹ thuật. Sử dụng rệp đấu nối
(nút áo).
Nhược điểm của cáp đồng :
Cáp đồng có mức suy hao lớn, chi phí cho các thiết bị kèm theo rất cao, điện năng
tiêu thụ của mạng cao. Càng xa trung tâm thì chất lượng tín hiệu càng giảm. Độ ổn định
của mạng kém và khó bảo trì làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng.
Nhược điểm đáng chú ý hơn nữa cũng là điểm yếu mà làm cho các nhà khai thác
cần phải thay thế cáp đồng đó là băng thông của cáp đồng hẹp, vì thế không thể triển khai
các dịch vụ đòi hỏi tốc độ, băng thông cao trên cáp đồng được. Từ đó nhu cầu cấp thiết là
phải triển khai hệ thống mới có thể đáp ứng được nhu cầu tốc độ cao, đó là hệ thống cáp
quang.
1.3. Mạng ngoại vi cáp quang
1.3.1. Mạng cáp quang thuê bao
Là hệ thống cáp cáp sợi quang kết nối từ nút chuyển mạch / điểm truy nhập đến nhà thuê
bao, mạng bao gồm các thành phần như dàn phân phối cáp quang ODF, măng xông quang,
tủ cáp, đơn vị mạng quang ONU – Otical Network Unit và hệ thống cống bể.
1.3.1.1. Tổ chức mạng ngoại vi quang
a. Tổ chức mạng cáp quang trung kế cấp I
Mạng cáp quang trung kế cấp I là hệ thống cáp quang thuộc mạng viễn thông đường
trục quốc gia, quốc tế được sử dụng để kết nối trung kế giữa các tổng đài trung tâm –
chuyển tiếp, chuyển tiếp – chuyển tiếp, chuyển tiếp – cổng, cổng – cổng.
Mạng cáp quang trung kế cấp I được tổ chức theo dạng ring 2 sợi hoặc 4 sợi tùy
theo yêu cầu về dung lượng cũng như độ bảo vệ về mạng lưới. Tốc độ truyền dẫn của
mạng ring phải đảm bảo thỏa mãn nhu cầu về lưu lượng ít nhất 7 năm. Các dự án đầu tư
cho mạng cáp quang trung kế cấp I phải tính đến việc bổ sung sợi quang cho tuyến trục nội
tỉnh nơi mà tuyến cấp I đi qua. Cáp quang sử dụng trên mạng trung kế cấp I sử dụng loại
cáp có dung lượng từ 16 – 24 sợi.
SVTH: Lê Quốc Dương Trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
b. Tổ chức mạng cáp quang trung kế cấp II
Mạng cáp trung kế cấp II được tổ chức theo dạng mạng Ring quang (2-4 sợi) ở các
trạm trung tâm – trung tâm, trung tâm – chuyển tiếp tùy theo yêu cầu về dung lượng cũng
như độ bảo vệ mạng lưới.
Tốc độ truyền dẫn của mạng phải đảm bảo thỏa mãn nhu cầu về lưu lượng ít nhất là
5 năm. Cáp trung kế cấp II có thể kết hợp với mạng trung kế cấp I vì vậy cáp quang sử
dụng trên mạng cấp II ở các đô thị loại đặc biệt có thể sử dụng loại cáp tới 144 sợi, ở các
đô thị loại I có thể sử dụng loại cáp quang có dung lượng tới 96 sợi , ở các đô thị loại II và
các thị xã có thể sử dụng loại cáp quang đến 48 sợi.
Để đảm bảo an toàn mạng , các điểm truy nhập được tổ chức thành mạng Ring và
kết hợp với các tuyến nhánh như hình bên dưới.
Hình 14 : Mạng truy nhập FO tổ chức theo dạng Ring SDH
Cáp quang sử dụng trên mạng trung kế là loại cáp quang đơn mode, cáp quang sử
dụng trên mạng thuê bao quang có thể dùng đơn mode hay đa mode tùy theo mục đích sử
dụng, chất lượng sợi quang và vỏ cáp phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn
ngành 86-160:1996 và tiêu chuẩn ITU-T G.652, số sợi quang được tính khi lập dự án cho
các mạng trung kế cấp I, II phải thõa mãn nhu cầu sử dụng hiện tại, có dự phòng cho các
bước phát triển thêm hệ thống mới.
c. Tổ chức mạng cáp quang thuê bao
SVTH: Lê Quốc Dương Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 15 : Cấu trúc tổng quan của mạng cáp quang thuê bao FTTH
Nhà cung cấp dịch vụ : Là nơi xuất phát điểm của cáp quang thuê bao, từ phía nhà
cung cấp dịch vụ (đài trạm) hướng đến nhà thuê bao. Thường là các đài trạm POP hoặc tủ
outdoor lắp đặt ngoài trời. Bán kính phục vụ của 1 POP là ≤1,0 km đối với khu vực nội
thành - trung tâm; và ≤1,5 km đối với khu vực ngoại thành, vùng xa. Dung lượng thuê bao
FTTH tại mỗi POP ≤ 960 port (1920 sợi). Các POP khai thác trên 70% dung lượng cần
phải có kế hoạch xây dựng POP mới.
Cáp quang gốc : Cáp quang từ đài trạm (POP/Tủ outdoor) đến tủ cáp quang. Tuy
nhiên, trên thực tế hiện nay, mật độ thuê bao FTTH không tập trung mà rải rác trên địa bàn
rộng, do đó có thể triển khai tạm cáp quang gốc từ đài trạm đến các tập điểm quang với
dung lượng ≤ 48 sợi. Chiều dài cáp quang gốc và cáp phối ≤ 800m đối với khu vực nội
thành-trung tâm, ≤ 1200m đối với khu vực ngoại thành, vùng xa.
Cáp quang phối : Cáp quang đi ra từ tủ cáp quang và kết cuối tại các tập điểm quang,
hoặc cáp quang phối trực tiếp từ POP/Tủ outdoor đến tập điểm quang.Trên thực tế hiện
nay, mật độ thuê bao FTTH chưa tập trung mà rải rác trên địa bàn rộng, do đó có thể triển
khai tạm cáp quang phối trực tiếp từ đài trạm đến các tập điểm quang với dung lượng ≤ 96
sợi. Cáp quang phối từ tủ cáp đến tập điểm nên sử dụng cáp có dung lượng là bội số của
12: cáp 12 sợi, 24 sợi, 48 sợi và nhiều hơn nữa. Không nên sử dụng cáp 8 sợi, 16 sợi ở
dạng cáp phối. Chiều dài cáp quang phối trực tiếp từ đài trạm đến tập điểm: ≤800m đối với
khu vực trung tâm, và ≤ 1200m đối với khu vực ngoại thành, vùng xa.
Tủ cáp quang : Là các tủ phối quang với đầu vào là cáp quang gốc và đầu ra là cáp
quang phối. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, mật độ thuê bao FTTH không tập trung mà rải
rác trên địa bàn rộng, do đó có thể triển khai tạm cáp quang gốc từ đài trạm đến các tập
điểm quang với dung lượng ≤ 96 sợi. Dung lượng tủ cáp quang có thể lên đến vài trăm sợi,
và có thể tích hợp các bộ chia để có thể tạo kết nối điểm - đa điểm thụ động.
Tập điểm quang : Là hộp phối quang, đầu vào là cáp quang phối, đầu ra là các sợi cáp
quang thuê bao. Dung lượng từ 12, 24, hoặc sợi.
Cáp quang thuê bao : Là cáp quang thuê bao từ tập điểm quang đến nhà thuê bao.
Dung lượng từ 02 đến 24 sợi. Chiều dài cáp quang thuê bao ≤ 300m đối với khu vực trung
tâm, và ≤ 500m đối với khu vực ngoại thành, vùng xa. Số mối nối tối đa trên 1 sợi cáp
quang thuê bao : không quá 05 mối nối trên 01 đường dây cáp quang thuê bao.
Măng xông quang : Là các hộp nối vừa có tác dụng bảo vệ các mối hàn nối cáp
quang, tạo các đấu nối thẳng, nối rẽ theo yêu cầu của cấu hình kỹ thuật.
1.3.1.2. Tổ chức hệ thống hỗ trợ bảo vệ mạng ngoại vi
a. Hệ thống hầm, hố, cống cáp
Phòng hầm cáp được xây dựng dưới phòng đặt MDF của các tổng đài, là nơi đặt các
măng xông cáp, 1 đầu măng xông là cáp chính, 1 đầu là cáp chống cháy được nối với
MDF. Những nơi không có điều kiện xây dựng phòng hầm cáp thì các măng xông cáp
SVTH: Lê Quốc Dương Trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
được đặt trong đường hầm cáp được xây dựng từ phòng hầm cáp đến hầm cáp đầu tiên để
rẽ hướng cáp, đường hầm cáp phải có khe đỡ cáp để dễ thi công, bảo dưỡng, xử lý sự cố
cũng như thay thế cáp khi cần thiết, kích thước đường hầm cáp được xây dựng theo quy
phạm xây dựng mạng ngoại vi.
Hệ thống hầm, bể, cống cáp của mạng ngoại vi phải được quy hoạch đáp ứng với
sự phát triển thuê bao trong khoảng từ 20 – 30 năm. Trên mỗi tuyến hầm, cống cáp phải có
ít nhất 1 cống đường kính 100. Khoảng cách giữa 2 hầm, hố cáp liền nhau từ 150 – 300m,
khoảng cách trung bình giữa các hầm hố trong 1 tuyến hầm cống không dưới 230m.
b. Hệ thống đường cột treo cáp thông tin
Những nơi chưa có hệ thống hầm, cống cáp hoặc không có khả năng xây dựng hệ
thống hầm, cống cáp do điều kiện kinh tế, kỹ thuật. Những nơi chưa có quy hoạch vùng
dân cư mà chưa có nhu cầu phát triển thuê bao lớn thì có thể tổ chức xây dựng đường cột
để treo cáp thông tin phục vụ cho nhu cầu phát triển. Những nơi đã có đường điện lực thì
có thể treo cáp chung trên đường cột nhằm mục đích giảm giá thành chi phí công trình,
khoảng cách giữa cáp thông tin và cáp điện lực hạ thế phải tuân thủ quy phạm xây dựng
mạng ngoại vi.
Cột treo cáp phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Việc lựa chọn cột, lựa chọn tuyến và
các vấn đề liên quan đến việc tổ chức tuyến cột phải tuân theo các yêu cầu quy định.
Những nơi thường xuyên xảy ra bão lũ làm đổ cột, đứt cáp thông tin thì các đơn vị được
phép triển khai tuyến hầm cống cáp hoặc chôn trực tiếp để bảo vệ cáp trong mùa mưa lũ.
Ưu điểm của cáp quang thuê bao :
• Dung lượng lớn : Các sợi quang có khả năng truyền những lượng lớn thông tin.
Với công nghệ hiện nay trên hai sợi quang có thể truyền được đồng thời 60.000 cuộc đàm
thoại. Một cáp sợi quang (có đường kính ngoài 2 cm) có thể chứa được khoảng 200 sợi
quang, sẽ tăng được dung lượng đường truyền lên 6000.000 cuộc đàm thoại. So với các
phương tiện truyền dẫn bằng dây thông thường, một cáp lớn gồm nhiều đôi dây có thể
truyền được 500 cuộc đàm thoại.
• Kích thước và trọng lượng nhỏ : So với một cáp đông có cùng dung lượng, các
sợi quang có đường kính nhỏ hơn và khối lượng nhẹ hơn nhiều. Do đó dễ lắp đặt chúng
hơn, đặc biệt ở những vị trí có sẵn dành cho cáp (như trong các đường ống đứng trong các
tòa nhà), ở đó khoảng không là rất ít.
• Không bị nhiễu điện : Truyền dẫn bằng sợi quang không bị ảnh hưởng bởi nhiễu
điện từ (EMI) hay nhiễu tần số vô tuyến (RFI) và nó không tạo ra bất kỳ sự nhiễu nội tại
nào. Sợi quang có thể cung cấp một đường truyền “sạch" ở những môi trường khắc nghiệt
nhất. Các công ty điện lực sử dụng cáp quang, dọc theo các đường dây điện cao thế để
cung cấp đường thông tin rõ ràng giữa các trạm biến áp. Cáp sợi quang cũng không bị
SVTH: Lê Quốc Dương Trang 16