Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

MUA BÁN SÁT NHẬP Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.49 KB, 17 trang )

Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
I Mua lại,sỏp nhập và hợp nhất doanh nghiệp.
Có thể thấy trong thời gian gần đây mua lại và sát nhập đang diễn ra
rất sôi nổi, trở thành một làn sóng. Sự phát triển bùng nổ của M&A trên thế
giới và trên việt Nam thời gian vừa qua đã phần nào chứng tỏ sức hút mạnh
mẽ của hoạt động này. Vậy M&A là gỡ? Nú đem lại lợi ích gì?
Tình hình M&As trên thế giới và Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.
1.1 Các khái niệm.
1.1.1 Mua lại.
Mua lại là một giao dịch trong đó một doanh nghiệp mua lại toàn bộ cổ phần
hoặc tài sản và các khoản nợ của công ty khác với một giá nào đó đã được thỏa
thuận. Doanh nghiệp bị bán chấm dứt sự tồn tại của nó. Doanh nghiệp mua lại có
nghĩa vụ trả cho doanh nghiệp bị bán tiền hoặc chứng khoán theo giá mua doanh
nghiệp. Việc mua lại doanh nghiệp không tạo ra doanh nghiệp hay công ty mới.
Trong trường hợp mua lại cổ phần, công ty mua lại cổ phần trực tiếp từ các cổ
đông, khong phụ thuộc vào sự chấp thuận hay không của ban lãnh đạo công ty bên
bán.
Trong trường hợp mua lại tài sản, công ty mua lại các tài sản trực tiếp từ
doanh nghiệp. Bên mua cũng không cần đánh giá các khỏan nợ của bên bán vỡ
chỳng không liên quan tới bên mua. Bên bán tài sản sẽ chấm dứt hoạt động sau khi
nhận được tiền hay cổ phần của bên bán theo thỏa thuận của hai bên. Do bên bán
không còn tài sản để hoạt động nên bên bán sẽ sẽ phân phối cổ phần ( do bên mua
trả ) cho các cổ đông và tự giải tán.
1.1.2 Sáp nhập.
- Sáp nhập là loại giao dịch trong đó một hay một số công ty bỏ pháp nhân
của mình để gia nhập vào công ty khác có tiềm lực lớn hơn và sử dụng pháp nhân
của công ty này để hoạt động. Trong mỗi vụ sáp nhập, toàn bộ tài sản và các khoản
nợ nhập chung lại để hình thành một doanh nghiệp mới. Các vụ sáp nhập xuất hiện
khi một công ty A muốn hợp nhất với một công ty B khác để tạo thành một liên
minh lớn hơn. Trong một số trường hợp sáp nhập, cả hai bên đều mong muốn việc
hợp nhất. Đây là các vụ sáp nhập đồng thuận. Bên cạnh đú, cũn cú một kiểu sáp


nhập khác - đó là khi một công ty tìm kiếm quyền kiểm soát một công ty khác mà
không cần có thoả thuận nào. Đây là trường hợp tiếp quản bất khả kháng. Công ty
nhận sáp nhập sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của
các công ty bị sáp nhập đồng thời tiến hành các thủ tục cần thiết để chuyển đổi tài
sản, vốn góp hoặc cổ phần của các công ty bị sáp nhập thành tài sản vốn góp hoặc
cổ phần của công ty nhận sáp nhập. Sau khi việc sáp nhập hoàn thành công ty bị
sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của mỡnh cũn công ty nhận sáp nhập được hưởng
các quyền lợi và lợi ích hợp pháp đồng thời chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa
thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
1


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
* các loại sáp nhập
Có 3 loại sáp nhập:
+Sáp nhập theo chiều ngang (horizontal mergers): diễn ra giữa các công ty
cú cựng lĩnh vực kinh doanh. Sự sát nhập diễn ra với mục đích: tăng sức cạnh
tranh, giảm đối thủ cạnh tranh, và tiết kiệm chi phí do quy mô. Ví dụ của loại này:
JP Morgan và Bank one về lĩnh vực tài chính.
+ Sáp nhập theo chiều dọc (vertical mergers): diễn ra giữa các công ty cú
cựng lĩnh vực kinh doanh nhưng khác nhau về phân khúc thị trường. Ví dụ như vụ
sát nhập của Walt disney với ABC television.
+ sáp nhập hỗn hợp (conglomerate)
giữa các công ty khác nhau về lĩnh vực kinh doanh để từ đó tạo ra tập đoàn lớn
hoạt động trên nhiều lĩnh vực.
1.1.3 Hợp nhất doanh nghiệp.
Là giao dịch trong đó hai hoặc một số công ty có tiềm lực tương đương nhau
hoặc do thỏa thuận với nhau hợp nhất với nhau để hình thành một pháp nhân mới.
Các công ty tham gia hợp nhất đều từ bỏ pháp nhân của mình. Nói cách khác đó là
sự ra đời một công ty mới từ sự kết hợp của một số công ty cũ. Sau khi đăng kí

kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt sự tồn tại. Công ty hợp nhất được
hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh
toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
Doanh nghiệp tiếp quản doanh nghiệp khác dưới các hình thức mua lại, sáp
nhập hay hợp nhất đều thuộc một trong ba hình thức kết hợp sau:
+ Kết hợp theo chiều ngang, được tiến hành giữa các doanh nghiệp trong
cùng ngành kinh doanh. Khi doanh nghiệp hợp nhất theo hình thức này sẽ có tác
dụng làm cho mức độ cạnh tranh trên thị trường giảm xuống.
+ Kết hợp theo chiều dọc, được tiến hành giữa một doanh ngiệp với nhà cung
cấp hoặc khách hàng. Đây là sự kết hợp giữa cac doanh nghiệp cùng tuyến sản
phẩm, nhưng khác nhau giai đoạn sản xuất, chế biến.
+ Kết hợp theo phương thức liên ngành, được tiến hành giữa hai doanh
nghiệp không cùng hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh. Các doanh nghiệp
không cạnh tranh cũng không có mối liên hệ về cung ứng nguyên liệu hay mua bán
sản phẩm.
Sự khác nhau giữa sáp nhập và mua lại:
Sau mỗi thương vụ sáp nhập hay mua lại thì công ty bị sáp nhập hay bị mua
lại đều mua lại chấm dứt tồn tại. Sáp nhập và mua lại luôn đi liền với nhau trong
một thuật ngữ, nhưng chúng có điểm khác nhau. Nếu công ty chiếm lĩnh được hoàn
toàn một công ty khác và đóng vai trò người chủ sở hữu mới thì việc mua lại công
ty đối tác sẽ được gọi là mua lại-Acquisition. Trên góc độ pháp lý, công ty mua lại
2


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
sẽ ngừng hoạt động kinh doanh của công ty kia, tuy nhiên cổ phiếu của công ty đi
mua lại vẫn tiếp tục giao dịch bình thường.
Sáp nhập hiểu theo nghĩa giản dị nhất là việc hai công ty, thường là có cùng
quy mô, thống nhất sẽ cùng tham gia hợp nhất với nhau để trở thành một doanh
nghiệp. Một vụ sáp nhập với tớnh chất công bằng như thế la sáp nhập cõn bằng.

Với một thương vụ sáp nhập cổ phiếu cũ của hai công ty sẽ cũn tồn tại mà công ty
mới sẽ phát hành cổ phiếu mới thay thế.
1.2 Những động lực thúc đẩy sáp nhập hay mua lại doanh nghiệp.
“Sỏp nhập thực chất là một vụ đầu tư lớn, và với nó, bạn sẽ có cơ hội mở
rộng thị trường đồng thời nâng cao lợi nhuận nhờ lợi thế về tài chính và uy tớn”,
Christopher Kelley, chuyên gia phân tích của Forrester Research , nhận định như
vậy về xu hướng các cuộc sáp nhập đang ngày một gia tăng trong thời gian gần
đây.
Theo ước tính của Forrester Research, chỉ tính trong năm 2004, thế giới đã
chứng kiến nhiều cuộc mua bán, sáp nhập của hơn 2000 công ty trên khắp các châu
lục với mức chi phí lên đến gần 70 tỷ đô la Mỹ. Có rất nhiều động cơ cho một cuộc
sáp nhập nào. Lý do đầu tiên là để mở rộng và phát triển hơn việc kinh doanh
trên thị trường vốn đã rất chật hẹp. Một công ty lớn hơn và tăng trưởng mạnh
hơn có thể cố gắng tiếp quản những đối thủ nhỏ hơn để nâng cao vị thế của mỡnh
trờn thương trường. Thời gian qua, tập đoàn Cisco đã tiến hành một loạt các vụ sáp
nhập lớn như mua lại công ty viễn thông Okena với giá 160 triệu USD hay bỏ ra
gần nửa tỷ USD để sáp nhập với Linksys Group, một công ty thiết bị mạng viễn
thụng,… Chớnh những cuộc sáp nhập này đã mở rộng đáng kể vị thế của Cisco trên
thị trường trước những đối thủ cạnh tranh như D-Link, Netgear, 3Com…
Trong một vài trường hợp, một số công ty nhỏ có kế hoạch mở rộng thị
trường nhưng bị các hàng rào về tài chính cũng như vấn đề thanh danh, uy tín cản
trở. Do đó, những công ty này chủ động tìm kiếm các đối tác lớn hơn để có những
khoản vốn đầu tư cần thiết. Và đến một lúc nào đó, biện pháp sáp nhập sẽ là
phương án được ưu tiên hàng đầu. USA Networks là một ví dụ. Là một công ty mới
thành lập và để đẩy mạnh hoạt động của mỡnh trờn thị trường E-business, USA
Network đã quyết định sáp nhập với Expedia vớI giá trị lên đến 1,5 tỷ USD. "Cái
chúng ta thấy không chỉ đơn thuần là một sự kết hợp giữa hai công ty mà đó là là
việc dựa vào nhau để phát triển" , John Mc Carter, giám đốc USA Networks, nhận
xét.
Những vụ sáp nhập khác lại tìm kiếm sự bảo toàn chi phí bằng việc đẩy

mạnh sự hợp nhất các hoạt động kinh doanh. HP đã thể hiện rõ mục tiêu này khi
sáp nhập với Compaq. Thông qua vụ sáp nhập, riêng trong những tháng đầu tiên, HP
đã tiết kiệm được gần 700 triệu USD. Một năm sau ngày chính thức sáp nhập, tập
3


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
đoàn HP đã giảm được khoản chi phí lên tới 3,5 tỉ USD. Còn tại Tyco, kể từ vụ sáp
nhập với hãng ADT ở Bermuada vào năm 1997, mỗi năm Tyco đã tiết kiệm được
khoảng gần 700 triệu USD tiền thuế thu nhập.
Và ngoài ra, còn có nhiều vụ sáp nhập mang tính chất phòng thủ, phản ứng lại các
cuộc sáp nhập khác đang được tiến hành mà trong tương lai có thể đe doạ đến vị trí
cạnh tranh của một công ty.
Một doanh nghiệp hợp nhất phải đảm bảo tăng giá trị tài sản cho cổ đông. Do
vậy việc sáp nhập hay mua lại doanh nghiệp được quyết định bởi những yếu tố cơ
bản sau:
- Động lực hiệu quả kinh tế, tài chính
Hiệu quả kinh tế là động lực chủ yếu thúc đẩy doanh nghiệp này tiếp quản
doanh nghiệp khác. Giá trị tài sản có thể được tạo ra trong một doanh nghiệp hợp
nhất nhờ lợi thế quy mô lớn. Với quy mô lớn, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu,
có thể giảm chi phí cố định trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ. Hơn nữa, sáp nhập
hay mua lại doanh nghiệp có thể loại bỏ bộ máy quản lý kém hiệu quả. Kết quả là
hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp hợp nhất cao hơn tổng hiệu quả kinh tế của các
doanh nghiệp riêng lẻ. Mua lại hay sáp nhập doanh nghiệp đem lại những khoản
tiết kiệm nhờ thuế, giảm chi phí phát hành chứng khoán mới, tăng khả nămg tìm
kiếm nguồn tài trợ, giảm chi phí nợ, giảm chi phớ phỏ sản...Bờn cạnh đó, tình hình
tài chính của doanh nghiệp hợp nhất sẽ được cải thiện, doanh nghiệp có thể thực
hiện được các dự án đầu tư lớn.
- Động lực phát triển với tốc độ cao.
Mỗi doanh nghiệp muốn thực hiện mục tiêu tăng trưởng sẽ tốn nhiều thời

gian và công sức. Điều này xảy ra ngay cả đối với doanh nghiệp độc quyền kiểm
soát phần lớn thị trường. Bởi vậy, trong nhiều trường hợp mua lại hay sáp nhập,
doanh nghiệp hợp nhất có khả năng tiếp cận với thị trường tài chính, tăng thị phần,
tăng khả năng cạnh tranh, khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh, đa dạng
hóa các hoạt động kinh doanh. Nhờ đú,doanh nghiệp hợp nhất sẽ phát triển một
cách bền vững.
Vậy sát nhập và mua lại là nhu cầu thực tế hay là mốt?
Có thể thấy tình hình sáp nhập mua lại các tập đoàn đa quốc gia diễn ra ở hầu hết
các lĩnh vực: tài chính, công nghiệp, viễn thông, hàng tiờu dựng… trong các vụ sát
nhập thì chiếm ẳ là của các công ty nhỏ, kết quả là tạo ra những công ty lớn hơn.
Không phải vô cớ mà làn sóng sát nhập và mua lại lại lên cao. Các công ty đểu
nhận thức rõ lợi ích từ việc sát nhập trong đó yếu tố mở rộng thị trường và nâng
cao năng lực quản lý là quan trọng nhất. Theo các chuyên gia kinh tế thì sát nhập
luôn là một giải pháp hữu hiệu cho việc tổ chức lại công ty nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh. Về nguyên tắc khi sáp nhập giá trị của công ty hợp nhất bao
giờ cũng lớn hơn của công ty riêng lẻ, cả doanh thu và doanh lợi, quy mô đều tăng.
4


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
Vì thế mà công ty sát nhập khó bị triệt tiêu hơn trên thị trường, đồng thời với số
vốn lớn hơn cho phép công ty sáp nhập có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu về nghiên
cứu khoa học, ứng dụng công nghệ giảm bớt rủi ro trong kinh doanh, ….
Sáp nhập tạo ra những lợi ích căn bản sau:
* Mở rộng: Sáp nhập sẽ giúp mở rộng các dịch vụ và loại hình kinh doanh cho bất
kì cấp độ nào của công ty. Những mặt mạnh của cỏc bờn giừo đây sẽ chung thành
những thế mạnh của công ty hợp nhất.
* chuyờn sâu: Sự kết hợp của công nghệ chuyên môn giữa các công ty sẽ tạo ra
những tập đoàn mới có tính chuyờn sõu, cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất
lượng cao hơn, hiện đại tiên tiến hơn.

* vươn tới toàn cầu: thông qua sáp nhập công ty có thể tận dụng lợi thế thị trường
và kênh phân phối của nhau, qua đó hệ thống bán hàng và dịch vụ sẽ được mở
rộng, cỏc kờnh phân phối được nối dài tới hàng triệu người tiêu dùng và khách
hàng của công ty nhỏ, vừa và lớn trên thế giới.
“một cộng một bằng ba” công thức này nói lên năng lực chuyển hoá của một
thương vụ sáp nhập hay hợp nhất.
Như vậy sát nhập tạo ra lợi ích lớn cho công ty bị hợp nhất, do đó nó là nhu cầu tự
nhiên của các công ty.
Các công ty thường sử dụng hình thức đầu tư mới, mua lại và sáp nhập đê
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy thì so với hình thức đầu tư mới mua
lại và sáp nhập có những ưu điểm gì?
Mua lại và sáp nhập có 4 lợi ích căn bản so với đầu tư mới
1, công ty có thể nhanh chóng để hiện diện tại một thị trường nước ngoài hơn là
đầu tư mới
2, công ty có thể ngăn cản các đối thủ cạnh tranh, nhất là trong các thị trường
toàn cầu hoá nhanh chóng
3, công ty mua lại có thể tăng hiệu quả các công ty được mua lại bằng cách
chuyển giao công nghệ, vốn và kinh nghiệm quản lý
4, hình thức này ít rủi ro hơn so với phương thức đầu tư mới và có thể tận dụng
được các tài sản giá trị của công ty được mua lại như mối quan hệ khách hàng,
hệ thống phân phối, nhãn hiệu hệ thống sản xuất.
Nhược điểm của hình thức M&A đó là bên mua lại có thể đánh giá công ty
được mua với giá quá cao thường do họ quá lạc quan về lợi ích do sự cộng hợp
giữa công ty đi mua và công ty được mua, sự khác biệt về văn hoá tổ chức và
cách vận hành sẽ tạo ra mâu thuẫn dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
Đối với các nước đang phát triển như nước ta thì hình thức M&As cũn là con
đường nhanh chóng hơn để tiếp cận với công nghệ hiện đại cũng như sở hữu
được thương hiệu nổi tiếng. Nếu chúng ta phải xõy dựng từ đầu thì phải mất thời
gian quá dài để có thể xõy dựng các ngành công nghiệp hiện đại. Cũn nếu chúng
ta dựa vào nguồn đầu tư nước ngoài thì cũng khó thực hiện được. Nếu là các

ngành công nghệ cao thì các doanh nghiệp nước ngoài thường đầu tư 100% vốn
5


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
nước ngoài để bảo về công nghệ như Canon, Toyota. Một số công ty lúc mới
vào Việt Nam vì chưa hiểu thị trường thường tiến hành liên doanh với các đối
tác Việt Nam nhưng khi đã đứng vững trên thị trường liền tỡm cách trở thành
doanh nghiệp hoàn toàn vốn nước ngoài Ví dụ như Acecook, Unilever,… Cho
nên song song với hình thức đầu tư mới các doanh nghiệp Việt Nam đã đến lúc
cần chú ý đến hình thức M&A để khai thác lợi thế của nó.

II Các vụ mua lại và sáp nhập lớn tại Việt Nam và trên thế giới.
2.1 Các vụ mua bán sáp lập trên thế giới.
Tổng giá trị của những vụ sáp nhập, mua lại doanh nghiệp (M&A) trên thế
giới năm 2006 lên tới 3.460 tỷ USD so với năm 2005 là 1970 tỷ USD. Giới phân
tích dự đoán, cơn sốt M&A sẽ còn tiếp diễn trong năm nay và những năm tới.
Theo giới phân tích, các vụ M&A trong năm 2006 không chỉ đáng chú ý ở
con số mà còn lập kỷ lục ở quy mô giá trị hợp đồng. Trong đó nổi bật là thương vụ
HeidelbergCement AG's mua Hanson Plc 15,5 tỉ USD và Tập đoàn Thomson mua
Reuters với giá 17,2 tỉ USD, nâng tổng số vụ mua bán sáp nhập tại châu Âu lên
1.200 tỉ USD.
Mở đầu năm 2007 là cuộc sáp nhập trị giá 39,5 tỷ USD giữa đại gia thép của
Pháp Arcelor và đối thủ Mittal Steel hồi tháng 1. Đến tháng 2, thế giới lại được
phen choáng khi tập đoàn Endesa của Tây Ban Nha nhận được lời đề nghị mua hấp
dẫn của tập đoàn năng lượng Đức E.ON với giá 66 tỷ USD.
Song, con số trên vẫn chưa phải là lớn bởi đến tháng 3, đại gia viễn thông
của Mỹ AT&T đã đồng ý mua lại đối thủ BellSouth với giá lên tới 83,4 tỷ USD
Thứ 6 ngày 24/08/2007 Theo Reuters, các nhà điều chỉnh thị trường Liên
minh châu Âu (EU) đã thông qua thương vụ tập đoàn tài chính Mỹ Citigroup Inc.

mua lại công ty môi giới Nhật Bản Nikko Cordial Corp.
Đây là vụ mua bán lớn nhất được một công ty nước ngoài thực hiện tại Nhật
Bản. Citigroup đã chi khoảng 10 tỷ USD để mua lại Nikko Cordial Corp., công ty
môi giới lớn thứ 3 Nhật Bản.
Các nhà phân tích cho rằng thoả thuận này sẽ giúp gia tăng sự hiện diện vẫn
tương đối mờ nhạt của Citigroup tại Nhật Bản, bởi Nikko Cordial có tới 100 chi
nhánh rải khắp đất nước.
Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua thương vụ trên sau khi xét thấy không có
lo ngại gì liên quan đến vấn đề chống độc quyền và không có bất cứ phản đối nào
từ phớa cỏc công ty đối thủ trong thời hạn quy định xem xét 25 ngày.
Theo AP ngày 18/10/2007, chi nhánh Galaxy Acquisition của công ty máy
tính hàng đầu Đài Loan Acer đã hoàn thành tiến trình sáp nhập với công ty máy
tính Gateway của Mỹ.
6


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
Theo thoả thuận, các cổ phiếu của Gateway do chính công ty còn nắm giữ sẽ
được chuyển thành các cổ phiếu với những quyền kèm theo để nhận 1,9 USD tiền
mặt/cổ phiếu.
Trước đó, hồi tháng 8/2007, Acer thông báo sẵn sàng mua lại tất cả cổ phiếu
tồn đọng của Gateway với giá 710 triệu USD trong xu thế các công ty máy tính
hàng đầu thế giới tăng cường hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) để củng cố
sức mạnh. Với thương vụ trên, Acer sẽ trở thành nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn
thứ 3 thế giới.
Ngày 05/11/2007 Giám đốc điều hành tập đoàn AXA của Pháp lớn thứ ba
trong ngành kinh doanh bảo hiểm thế giới và lớn thứ hai châu Âu, Henri de
castries, vừa cho biết AXA sẽ mua lại đối tác Winterthur thuộc Ngân hàng Credit
Suisse của Thụy Sĩ với giá 7,9 tỷ euro (9,9 tỷ USD), để củng cố hoạt động kinh
doanh tại châu Âu và tăng cường xâm nhập vào các thị trường đang phát triển tại

châu Á.
AXA đã ký thỏa thuận cuối cùng về việc mua toàn bộ Winterthur, và ngoài
số tiền trên, AXA còn giúp công ty bảo hiểm Thụy Sĩ thanh toán khoản nợ 1 tỷ
euro (1,2588 tỷ USD). Thương vụ này dự kiến sẽ được hoàn tất vào cuối năm nay.
Sau quyết định trên, công ty đánh giá tín dụng Standard & Poor đã hạ thấp
triển vọng nợ của AXA từ mức 'tích cực' xuống còn 'ổn định', đồng thời cho biết
Winterthur bị đánh giá thấp hơn AXA.
Winterthur hoạt động tại 17 quốc gia, song chủ yếu vẫn là tại Thụy Sĩ (là
công ty bảo hiểm lớn thứ hai tại nước này) và Đức. Còn AXA (chưa tính
Winterthur) là công ty bảo hiểm lớn thứ ba thế giới với tổng giá trị tài sản lên tới
45,5 tỷ euro (54,6 tỷ USD), chỉ sau tập đoàn AIG của Mỹ với 127,5 tỷ euro (153 tỷ
USD) và tập đoàn ING của Hà Lan với 61,9 tỷ euro (74,28 tỷ USD).
Ngày 14/03/2007 Công ty ô tô Nam Kinh của Trung Quốc (Nanjing
Automobile Group Corp) đã bắt tay vào sản xuất các mẫu xe của MG - hãng xe thể
thao mui trần vừa bị phá sản của Anh quốc. Đây là động thái mới nhất và gây chú ý
nhất chứng tỏ nền kinh tế Trung Quốc đang thận trọng từng bước vươn mình ra thế
giới, bằng việc mua lại những công ty sở hữu thương hiệu mạnh nhưng đã hoặc có
nguy cơ phá sản, rồi sau đó dựng cỏc công ty này làm đòn bẩy cho kế hoạch đầu tư
ra nước ngoài.
Mấy năm vừa qua, châu Âu đã chứng kiến cuộc “đổ bộ” đầy ngoạn mục của
các nhà đầu tư Trung Quốc. Chiến dịch này bắt đầu vào năm 2002, khi TCL, nhà
sản xuất ti-vi và điện thoại di động hàng đầu của Trung Quốc mua lại công ty điện
tử Schneider Electronics của Đức. Năm 2004, công ty máy tính Lenovo của Trung
Quốc mua lại phân nhánh máy tính cá nhân của IBM. Tập đoàn mô tô lớn nhất
Trung Quốc Qianjiang hiện đã thâu tóm Benelli, nhà sản xuất mô tô lâu đời nhất
của nước Ý. Tập đoàn thiết bị máy Shenyang cũng đã mua lại công ty Schiess của
7


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Đức. Công ty Xinjiang Chalkis đang sở hữu một nhà máy cà chua đóng hộp của
Đức và bán cà chua Trung Quốc ở Provence, Pháp. Theo số liệu của công ty tài
chính Thomson, chuyên theo dõi xu hướng đầu tư trên thế giới, tổng số tiền mà
Trung Quốc đã đầu tư cho các vụ mua lại ở nước ngoài đã tăng từ mức 18,6 triệu
USD vào năm 1990 lên gần 14 tỷ USD vào năm ngoái, với hơn 100 thương vụ. Tập
đoàn Wanxiang Group, nhà sản xuất trục cam, các thiết bị hấp thụ xung lực, giảm
chấn và phụ tùng ô tô lớn nhất của Trung Quốc đã mua lại Schiller, Universal
Automotive Industries và Rockford Powertrain để thâm nhập thị trường Mỹ với các
nhãn hiệu phụ tùng ô tô đó cú chỗ đứng trên thị trường Mỹ. Năm 2004, Tập đoàn ô
tô Thượng Hải (SAIC) đã giành quyền kiểm soát công ty SsangYong, hãng sản
xuất ô tô lớn thứ 4 Hàn Quốc, để thâm nhập vào thị trường này. Công ty ô tô Nam
Kinh đã phải trả hơn 100 triệu USD để mua lại MG khi hãng phá sản vào năm
2005.
2. Tình hình việc mua bán và sáp lập doanh nghiệp tại Việt Nam .
2.2.1. Cơ sở pháp lý M&A tại Việt Nam.
Theo điều 107,108 luật doanh nghiệp 2005 nêu định nghĩa khái niệm: hợp
nhất là hai hay một số công ty cùng loại gọi là công ty bị hợp nhất có thể hợp nhất
thành một công ty mới(cụng ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, chấm dứt sự tồn tại của công ty
bị hợp nhất.
Sáp nhập là một và một số công ty cùng loại (công ty bị sáp nhập) có thể sát
nhập và một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ
quyền, tài sản, nghĩa vụ, lợi ích sang công ty nhận sáp nhập, chấm dứt sự tồn tại
của công ty bị sáp nhập.
Cơ sở pháp lý cho hoạt động M&A tịa việt nam còn được thể hiện trong bộ
luật dân sự, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh…..và các thông tư nghị định hướng dẫn
khác.
Khi tiến hành các hoạt động hợp nhất và sáp nhập cần có những điều sau:
• về các hình thức giao dịch:
cách thông thường nhất của hoạt động mua bán công ty đó là mua (nhận chuyển

nhượng) phần vốn góp trong một công ty trách nhiệm hữu hạn(TNHH) hoặc cổ
phần trong cong ty cổ phần (CTCP), hay đóng góp thêm vốn hoặc mua cổ phần
phát hành thêm của công ty định đầu tư. Công ty TNHH và CTCP là hai loại hình
chính trong luật doanh nghiệp, áp dụng cho doanh nghiệp trong nứơc và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE).
Đối với hoạt động mua bán cổ phần doanh nghiệp FIE tại Việt Nam, các nhà đầu
tư lần đầu có thể xem xét việc mua cổ phần của công ty nước ngoài đang nắm giữ
cổ phần trong các doanh nghiệp FIE tại Việt Nam, giao dịch này sẽ không cần phải
được phê duyệt hay đăng kí tại Việt Nam
8


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
• về việc đăng kí của doanh nghiệp FIE
• về việc nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty
trong nước
• về thủ tục cho phép và chấp thuận: các giao dịch M&A phải đăng kí
tại cơ quan có thẩm quyền
• về thuế và các vấn đề về lao động
2.2.2. Tình hình mua lại và sáp nhập tại Việt nam.
Ông Trần Duy Hưng, Giám đốc Công ty First Asia Limited (thành viên của
Hiệp hội tư vấn môi giới mua bán, sáp nhập doanh nghiệp quốc tế - IBBA) nhận
định, hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế sẽ thúc đẩy xu hướng mua bán, sáp nhập
và hợp nhất doanh nghiệp tại Việt Nam chuyển biến mạnh mẽ.
Năm 2007 được các chuyên gia dự đoán sẽ là năm mở đầu của sự gia tăng
mạnh mẽ các hoạt động tập trung kinh tế dưới hình thức sáp nhập, mua lại doanh
nghiệp ở Việt Nam.
Hiện nay đã xuất hiện ngày càng nhiều nhu cầu bán và nhu cầu mua doanh
nghiệp, đồng thời, xu hướng hình thành các tập đoàn kinh doanh, xu hướng đầu tư
chéo giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng phổ biến, đây là một tín hiệu tốt cho

nền kinh tế, làm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo số liệu điều tra của Công ty First Asia Limited, hơn 50% doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Việt Nam phải đóng cửa hoặc chuyển nhượng sau 6 năm hoạt động
do kinh doanh thua lỗ, hoặc lợi thế kinh doanh không còn sau một số năm hoạt
động, không thích nghi được với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, hoặc do
cơ hội kinh doanh mới xuất hiện, doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư, hay do doanh
nghiệp nhận được những lời đề nghị mua hấp dẫn.
Vì vậy, nhu cầu bán doanh nghiệp sẽ ngày càng rất lớn. Bên cạnh đó, nhu
cầu mua doanh nghiệp cũng ngày càng tăng do số lượng các nhà đầu tư gia tăng
nên nhà đầu tư có thể lập doanh nghiệp mới hoặc mua lại doanh nghiệp đã hình
thành với rất nhiều lợi thế, hoặc do xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh, hình
thành nờn cỏc tập đoàn kinh doanh, và một nguyên nhân khác nữa là do hội nhập
kinh tế thế giới dẫn đến sự mua bán, sáp nhập doanh nghiệp giữa các nước khác
nhau.
Tuy nhiên, hiện tỷ lệ thành công giao dịch mua bán doanh nghiệp còn
thấp bởi cả bên bán và bên mua đều không nắm rừ cỏc bước phải thực hiện trong
quy trình mua bán doanh nghiệp. Bên bán không biết phải bán như thế nào, bán cho
ai và bán khi nào. Còn bên mua luụn cú tâm lý sợ mắc phải sai lầm trong quyết
định mua.
Một nguyên nhân chính là do không có các nhà tư vấn, môi giới chuyờn
sõu trong lĩnh vực mua bán, sát nhập doanh nghiệp. Trong khi đó, hầu hết các
9


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
hoạt động mua bán doanh nghiệp, sáp nhập doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có sự
tham gia của các nhà tư vấn, môi giới, luật sư, ngân hàng.
Một điều hiển nhiên là không phải doanh nghiệp nào muốn bán cũng bán
được. Ước tính, hầu hết các giao dịch mua bán doanh nghiệp thành công (khoảng
35%) diễn ra trong khoảng thời gian từ 7 - 9 tháng.

Về khía cạnh pháp lý, theo TS. Phạm Trớ Hựng (Đại học Luật Hà Nội) và
TS. Ngô Hoàng Anh (Học viện Tư pháp), trên cơ sở đối chiếu, so sánh với cơ chế
và pháp luật về kiểm soát hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp của các nước
trên thế giới, cơ chế và pháp luật về kiểm soát hoạt động sáp nhập, mua lại của Việt
Nam đã tương đối đầy đủ.
Để có thể kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế, vai trò quan trọng thuộc về
các cơ quan quản lý cạnh tranh, thông qua Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Thương
mại) và Hội đồng Cạnh tranh, một tổ chức hoạt động độc lập. Bà Đinh Thị Mỹ
Loan, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh khẳng định, việc thiết lập một hệ thống
kiểm soát quá trình tập trung kinh tế đối với hoạt động này còn đang là vấn đề mới,
rất cần có sự phối hợp của các cơ quan hữu quan như Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê trong việc hình thành cơ sở dữ
liệu về các vụ việc tập trung kinh tế.
Bà Trần Phương Lan, Trưởng ban Giám sát và Quản lý cạnh tranh (Cục
Quản lý Cạnh tranh), cho biết, cơ quan này chưa có con số thống kê chính xác về
các vụ mua bán, sáp nhập DN tại Việt Nam. Nhiều DN đã không thông báo việc
này lên cơ quan quản lý.
Bà Lan lý giải, trong những năm 2003-2004, có những vụ mua - bán DN đã
xảy ra nhưng do quá nhỏ lẻ, các DN đã không báo cáo lên Cục Quản lý Cạnh tranh
nên đơn vị này chưa có con số chính thức về hoạt động này thời gian qua.
Theo TS Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh, Cục có
biết một số vụ việc nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tham vấn cho cỏc bờn trước khi
họ tiến hành giao dịch.
Trên thực tế, gần đây, hoạt động mua bán DN diễn ra không phải là ít tại Việt
Nam. Trên trang web của các công ty hoạt động trong lĩnh vực này như Tiger
Invest hay IDJ, đó cú hàng nghìn DN đăng ký (rao bán hoặc tìm mua).
Trong năm 2006 Công ty CP Kinh Đô miền Bắc đã sáp nhập vào Công ty
CP Kinh Đô nhằm tăng sức cạnh tranh, xây dựng thương hiệu và tận dụng ưu thế
về thị trường, hệ thống phân phối của 2 bên. Đồng thời cho biết cổ tức chi trả cho
cổ đông năm 2005 là 18%, giá cổ phiếu đang giao dịch trên dưới 90.000đ/cp - tăng

3,3 lần so với giá khởi điểm cách đây 1 năm. Theo định hướng, công ty sẽ liên
doanh với Tribeco đầu tư nhà máy sản xuất nước giải khát phục vụ nhu cầu tiêu
dùng tại miền Bắc và đa dạng hóa sản phẩm bánh kẹo.
10


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
Tìm hiểu sơ bộ của hai luật sư, TS Phạm Trớ Hựng (ĐH Luật Hà Nội) và TS
Nguyễn Văn Chân (ĐH Kinh tế quốc dân), thì điển hình là các vụ: Công ty Picnic
Gas (Thái Lan) đã mua một nhà máy sản xuất vỏ bình gas từ một công ty tư nhân
và một cơ sở kinh doanh khớ hoỏ lỏng của một DNNN Việt Nam; Christian
Bernard Diffusion (CBD) - một công ty Phỏp, đó mua toàn bộ phần vốn góp của
Yue Cheong Co., Ltd. - một công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam chuyên
sản xuất đồ trang sức xuất khẩu.
Ngoài ra, Công ty Trenergy Gas (Malaysia) đó bỏn một nhà máy lớn cho VTrac trước khi chấm dứt mọi hoạt động của mình tại Việt Nam. Hay trường hợp
Công ty Công trình giao thông 677 (trực thuộc Cienco 6 - Bộ GTVT - được rao bán
cho các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả là DN nước ngoài ở Việt
Nam.
Theo tài liệu này, một số DN Việt Nam cũng đã bị mua bởi các nhà đầu tư
nước ngoài và doanh số này đang tăng dần trong các năm gần đây, đạt tới mức 74
triệu USD trong năm 2004.
Bà Trần Phương Lan nói thêm, đúng là hoạt động mua, bán, sáp nhập diễn ra
rất nhiều trên thực tế. Tuy nhiên, trước thời điểm Luật Cạnh tranh có hiệu lực, chưa
có cơ quan nào đứng ra kiểm soát hoạt động đó dưới góc độ tập trung kinh tế (được
coi là một hình thức tiến tới độc quyền hóa).
III.Mua bỏn,sỏp nhập và hợp nhất vì sao đổ bể.
Những doanh nghiệp gặt hái được thành công lớn trong kinh doanh - như
hãng phần mềm Microsoft của tỷ phú Bill Gates, và tập đoàn Berkshire Hathaway
của ông trùm đầu tư Warren Buffet - thường được chèo lái bởi những người có đầu
óc nhìn xa trông rộng, đem đến sự thay đổi cho các lĩnh vực mà doanh nghiệp của

họ hoạt động.
yếu tố chính cho sự thất bại hay thành công của M&A là sự tương thích của
kế hoạch sát nhập giữa cỏc bờn sau khi quá trình mua lại và sát nhập diễn ra. Kế
hoạch này phải giải quyết tổng thể các vấn đề về nhân sự, đãi ngộ, quan hệ với nhà
đầu tư, tích hợp hoạt động bán và thanh lý tài sản, phản ứng của các đối thủ cạnh
tranh, … đặc biệt yếu tố quản lý và điều hành sao cho có hiệu quả phải được coi là
một công tác quan trọng thời hậu sát nhập
Nhưng không may, trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập (M&A), đôi khi kết
cục của lối nghĩ lớn này lại là thảm họa.
Không ít những thỏa thuận trị giá nhiều tỷ USD được tiến hành dựa trên các
mối quan hệ cá nhân và cái tôi của các nhà quản lý, những kế hoạch vĩ đại với hy
vọng làm biến đổi bộ mặt của một ngành công nghiệp, và niềm tin cho rằng giá trị
của doanh nghiệp sau khi sáp nhập sẽ lớn hơn rất nhiều so với tất cả những gì riêng
lẻ trước đó cộng lại. Và dĩ nhiên, những thỏa thuận này còn được thúc đẩy bởi các
11


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
ngân hàng và giới luật sư tìm cách tìm kiếm lợi nhuận trên mảnh đất mua bán và
sáp nhập.
Vài ví dụ tiêu biểu
Giới kinh doanh hiện đang chứng kiến không ít những vụ đổ bể của các thỏa
thuận sáp nhập trước đó từng diễn ra tốt đẹp.
Ngày 4/10 vừa qua, hãng sản xuất ụtụ Đức DaimlerChrysler đã quyết định
đổi tên thành Daimler, trút bỏ những tàn tích cuối cùng của vụ mua lại hãng
Chrysler vào năm 1998 với giá 40 tỷ USD. Mặc dù tiếp tục duy trì cổ phần 19,9%
trong Chrysler, các cổ đông của Daimler vẫn sẽ rất vui mừng được quên đi quãng
thời gian “sống chung” này - một thời kỳ đầy rẫy những kiện tụng liên quan đến
thỏa thuận mua lại, thiếu những mẫu xe thu hút, sự xung đột về văn hóa và cách
thức điều hành giữa các nhà quản lý của phía Mỹ và phía Đức, cũng như thâm hụt

tài chính nặng nề.
Tháng 5 vừa qua, Daimler đã đồng ý bán lại phần lớn cổ phần của tập đoàn
cho một công ty đầu tư tư nhân có tên Cerberus Capital Management với giá chỉ 6
tỷ USD.
Vào ngày 1/10 vừa qua, trang web bán đấu giá trực tuyến eBay thừa nhận là
mỡnh đó trả “hớ” trong thỏa thuận trị giá 2,6 tỷ USD mua lại công ty dịch vụ điện
thoại Internet Skype vào năm 2005. eBay cho biết, họ đã phải chi tới 1,4 tỷ USD
cho công ty này, và những người sáng lập ra Skype là Niklas Zennstrửm và Janus
Friis ra đi với không một lời giã biệt những người trước đó đã từng “ve vón” họ.
Và đã nhiều năm sau vụ sáp nhập giữa Time Warner và AOL, Time Warner
vẫn phải đang nỗ lực để làm cho vụ sáp nhập này đem lại hiệu quả. Động thái mới
đây nhất của Time Warner là tập tung AOL vào thị trường quảng cáo và chuyển trụ
sở của AOL từ Virginia về Manhattan.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận thực tế rằng, đã có không ít những thỏa
thuận lớn đã đem lại những kết quả tuyệt vời. Một trong những thỏa thuận tốt đẹp
nhất là thỏa thuận năm 1965 sáp nhập Pepsi-Cola và Frito-Lay để tạo thành
PepsiCo.. Trong những thập kỷ sau đó, Pepsico đã trở thành một người khổng lồ
toàn cầu với 15 thương hiệu, mỗi thương hiệu đạt doanh thu trên 100 triệu USD
mỗi năm.
Vào tháng 7/2005, nhiều người đã nghi ngờ khi tập đoàn truyền thông News
Corp của tỷ phú Rupert Murdoch bỏ ra 580 triệu USD để mua lại mạng xã hội ảo
MySpace. Tuy nhiên, các nhà phân tích tính toán rằng, hiện nay, MySpace có giá
khoảng 10 tỷ USD. Như vậy, rõ ràng là tỷ phú truyền thông Murdoch đã giành
được khoản hời lớn.
Thất bại do đâu?
Trong hầu hết những vụ M&A gặp thất bại, phía mua lại là một công ty lớn
nằm dưới sự điều hành của các nhà quản lý chuyên nghiệp và sự giám sát của hội
12



Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
đồng quản trị. Các công ty mục tiêu của họ được nhà phân tích theo sát, được các
cố vấn xem xét kỹ và được các cổ đông - mà trong số này có nhiều tổ chức đầu tư
chuyên nghiệp - thông qua. Tuy nhiên, tất cả bọn họ vẫn không thể ngăn chặn được
kết cục xấu như trong trường hợp của Time Warner, eBay hay Daimler. Lý do tại
sao?
Nguyên nhân thứ nhất là yếu tố tâm lý, trong nhiều vụ M&A, các nhà
quản lý đổ ra những khoản tiền lớn vào vụ đánh cược giống như một tay chơi bạc ở
Las Vegas đang tuyệt vọng và muốn giành một vụ thắng bạc lớn khi thấy túi tiền
của mình đang teo dần. Và kết quả của nỗi sợ hãi hoặc tuyệt vọng thường là những
thỏa thuận tồi tệ. Nỗi sợ hãi hoặc tuyệt vọng đó có thể xuất phát từ việc một công
ty đối thủ nào đó đang tạo ra một thị trường mới hoặc xâm nhập vào một thị trường
đang tồn tại, khiến những công ty đang ở trong thị trường đó phải phản ứng lại.
Trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông, có thể kể ra rất nhiều những thỏa
thuận đáng buồn là kết quả của những thay đổi có tính chất cách mạng về công
nghệ và quy định luật pháp đã gây ra những mối lo ngại, đẩy các nhà quản lý vào
những quyết định tồi. Tính cao ngạo, lòng ghen tị và tham vọng không bị kiềm chế
cũng là những yếu tố dẫn tới những quyết định thiếu sáng suốt.
“Tõm lý đóng một vai trò lớn trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập”, Hal Ritch,
Giám đốc điều hành của công ty tư vấn mua bán và sáp nhập Sagent Advisors,
đồng thời từng đứng đầu bộ phận mua bán và sáp nhập của Citigroup, và là một tỷ
phú kinh doanh lớn, cho biết.
Nguyên nhân thứ hai là các nhà quản lý cố gắng dùng M&A để giải quyết
những vấn đề cơ bản mà doanh nghiệp phải đối mặt, chẳng hạn như khi thị trường
đối mặt với những mối đe dọa về công nghệ hay quy định pháp luật mới. Có thể kể
ra đây vài ví dụ.
Trong trường hợp AT&T, tập đoàn này đã cố gắng chuyển từ lĩnh vực điện
thoại cố định truyền thống đang chết dần sang một lĩnh vực mới hơn và hứa hẹn
hơn là Internet băng thông rộng và cáp quang. M&A đã chứng tỏ là một con đường
không hiệu quả cho sự chuyển đổi này. Còn Revco thì cố gắng chuyển ra khỏi lĩnh

vực kinh doanh dược phẩm bằng vụ mua lại năm 1983 công ty bán hàng giảm giá
Odd Lots. Vụ mua lại này đã đóng dấu chấm hết cho số phận của Revco một thập
kỷ sau đó.
Cũng giống như AT&T, hãng sản xuất đồ chơi Mattel cũng gần lâm vào cảnh
phá sản khi sử dụng M&A như một công cụ để đuổi kịp công nghệ. Mattel đã chi
hàng tỷ USD để mua lại hãng sản xuất game và phần mềm Learning Co. và tiếp đó
là một chuỗi kết quả kinh doanh đáng thất vọng và Giám đốc điều hành Jill Barad
bị mất việc.
13


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
Nguyên nhân thứ ba là, đôi khi, những người trong cuộc tự tin quá mức về
những gì sẽ xảy đến trong tương lai cũng như khả năng của họ trong việc kết hợp
những mảnh ghép khác nhau lại. Không ít vụ M&A có kết thúc buồn ban đầu được
quảng cáo là “thay đổi cục diện cuộc chơi”, “làm biến đổi bộ mặt ngành công
nghiệp X”…
Thương vụ M&A thành công đòi hỏi quá trình lập kế hoạch phải được kiểm
soát và quản lý hiệu quả bao gồm: phát triển chiến lược, phân tích tài chính chặt
chẽ, kết hợp văn hoá tinh tế, tầm nhìn lãnh đạo bao quát, và chương trình quản lý
toàn diện.
Một số bài học
Những thất bại này cũng giải thích những lý do dẫn tới một thỏa thuận thành
công. Các công ty có thành tích mua bán và sáp nhập tốt - như hãng sản xuất các
thiết bị Internet Cisco Systems - thường có xu hướng tiến hành mua lại dựa trên
một nền tảng khá ổn định. Họ có những quy trình giàu tính phương pháp để lựa
chọn mục tiêu và biết cách hợp nhất hai doanh nghiệp sau khi tiến hành thỏa thuận.
Đặc biệt, họ không bao giờ mua lại những công ty khỏc vỡ mục đích tăng lợi nhuận
hoặc gia nhập nhanh chóng vào những lĩnh vực kinh doanh mới.
“Chỳng tôi không thích những thỏa thuận quá lớn dẫn tới sự thay đổi lớn”,

Ned Hooper, Phó chủ tịch phụ trách phát triển doanh nghiệp của Cisco cho biết.
Ông nói thêm: “Chỳng tụi cho rằng M&A đem lại hiệu quả tốt nhất khi đó là một
phần của một quy trình kinh doanh thường xuyên và ổn định. Những thỏa thuận tốt
nhất thường là những thỏa thuận thúc đẩy những lĩnh vực kinh doanh đó cú hoặc
mở ra những lĩnh vực kinh doanh mới tại các thị trường lân cận. Chúng tôi cũng
không thực hiện các thỏa thuận để tăng lợi nhuận trong ngắn hạn.”
Ngoài ra, những doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực M&A cũng không
chịu nhiều sự ảnh hưởng từ bên ngoài của các ngân hàng đầu tư. Hoopers cũng là
người điều hành nhóm M&A của công ty và nhóm này là một phần trong bộ phận
phát triển doanh nghiệp, chuyên cung cấp các ý tưởng về M&A cho công ty.
Các nhà quản lý có xu hướng coi những vụ M&A lớn là những kẻ làm hỏng
việc khi họ cố gắng thuyết phục bản thân rằng, thời gian đã thay đổi và những quy
tắc kinh doanh cơ bản đã không còn phù hợp nữa. Tuy nhiên, Hal Ritch cho rằng:
“Những người giỏi nhất trong lĩnh vực M&A có thói quen liên tục tìm kiếm những
cơ hội mua lại có khả năng thành công, và không bao giờ phụ thuộc quá nhiều vào
việc liệu thị trường sẽ đi lên hay đi xuống vào thời điểm đú”.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc các mục tiêu M&A nhất thiết
phải là những công ty đem lại lợi nhuận. Cisco thường mua lại những công ty mới
được thành lập chưa có lợi nhuận và miễn là công ty này sở hữu một kế hoạch kinh
doanh tốt.
14


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
Các công ty mua lại tốt cũng chú ý nhiều đến sự phù hợp về văn hóa giữa hai
doanh nghiệp trong thỏa thuận và khả năng hai công ty có thể hòa hợp thành công.
Hiện nay, giữa nhân viên trong các bộ phận của AOL và Time Warners vẫn có sự
chia rẽ lớn về văn hóa, khiến công ty hợp nhất khó có thể hoạt động thành công.
Và, có một quy tắc chung là, thỏa thuận càng lớn và tham vọng bao nhiêu,
khả năng thất bại càng cao bấy nhiêu. Đã rất, rất nhiều lần, những thỏa thuận được

quảng cáo là “làm biến đổi doanh nghiệp” rốt cục chỉ chuyển biến một doanh
nghiệp vốn đã ngập trong rắc rối thành một doanh nghiệp dở sống dở chết và đi vào
con đường phá sản.

Vậy các công ty trước khi tiến hành mua lại một công ty cần phải
làm gì?
Để mua một doanh nghiệp một cách hiệu quả, công ty đi mua phải chú ý
cả 3 giai đoạn: lựa chọn công ty mục tiêu, lựa chọn chiến lược mua lại thích hợp
và hòa nhập hai tổ chức thành một. Lựa chọn công ty mục tiêu thường dựa vào
(1) tình hình tài chính, vị trí sản phẩm của công ty đú trờn thị trường, (3) môi
trường cạnh tranh, (4) năng lực quản lý và (5) văn hóa doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt Nam ngoài các yếu tố trờn cũn phải lựa chọn công ty
mục tiêu có thể thực hiện mục tiêu lâu dài là nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị
trường thế giới và hiện đại hóa. Lựa chọn chiến lược và thời điểm để tiến hành
mua lại rất quan trọng vỡ nú quyết định sự thành công và giá mua. Để mua lại
hiệu quả nhất, công ty đi mua phải thuyết phục công ty mục tiêu là mua lại sẽ
đem lại lợi ích cộng hợp lớn hơn vỡ cỏc công ty này thường muốn bảo vệ các cổ
đông cũng như nhân viên của họ. Ví dụ như Philip Morris mua lại Miller năm
1969 thành công nhờ Philip có lợi thế về Marketing trong khi Miller yếu về mặt
này. Còn nếu không có sự đồng thuận của đối tác, cuộc mua lại sẽ rất khó và giá
cũng sẽ rất cao. Các công ty ở Việt Nam có lợi thế về nguồn lao động rẻ và thị
trường tiêu thụ tiềm năng tương đối lớn sẽ là lợi thế để có thể tạo nên lợi ích
cộng hợp. Và vấn đề khó khăn cuối cùng là sự hợp nhất của hai công ty. Sự hợp
nhất phải bảo đảm được sự cộng hợp để duy trì lợi thế cạnh tranh trong các lĩnh
vực như tài chính, sản xuất, nghiên cứu và phát triển hay quản lý. Công ty mẹ ở
Việt Nam càng khó khăn hơn vì kiến thức quản trị cũng như kinh nghiệm kinh
doanh quốc tế vẫn còn yếu, và đặc biệt và vấn đề văn hóa doanh nghiệp vẫn còn
khá mới mẽ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên nếu các công ty có
thể sử dụng lực lượng Việt kiều thì vấn đề khó khăn về nhân sự sẽ được giảm đi
đáng kể.


15


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

16


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

TIỂU LUẬN
MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Đề tài:
MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP THỰC TRẠNGVÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT Nam

Giáo viên hướng
dẫn
Sinh viên
Líp
Khoa

17

: BÙI THỊ LAN HƯƠNG
: Nguyễn Thị
: NHC - K8
: Ngân hàng

Hoa Quỳnh




×