BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
DƢƠNG THỊ NGA
NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN TẦM VÓC,
THẾ LỰC CỦA THIẾU NIÊN VÀ NHI ĐỒNG
Ở HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Loan
Hà Nội, 2015
LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Trần Thị Loan – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em về mặt
chuyên môn, hƣớng nghiên cứu, cách tổ chức, triển khai nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Sinh lý
ngƣời và động vật, khoa Sinh học và phòng Sau đại học, trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em
học sinh trƣờng Tiểu học Liên Hà, trƣờng Tiểu học Tàm Xá, trƣờng Trung
học cơ sở Liên Hà, trƣờng Trung học cơ sở Tàm Xá huyện Đông Anh - thành
phố Hà Nội cùng tất cả bạn bè và ngƣời thân trong gia đình đã giúp đỡ, động
viên tôi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2015
Tác giả
Dƣơng Thị Nga
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2015
Tác giả
Dƣơng Thị Nga
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BMI
Body mass index (chỉ số khối cơ thể)
Cs
Cộng sự
CDC
National Center for Chronic Disease Prevention and Health
Promotion (Trung tâm quốc gia phòng bệnh mãn tính và tăng
cƣờng sức khỏe)
GTSH
Giá trị sinh học ngƣời Việt Nam
HSSH
Hằng số sinh học ngƣời Việt Nam
Nxb
Nhà xuất bản
SD
Standard Devistion (độ lệch chuẩn)
TS
Tổng số
Tr
Trang
WHO
Word health organization (tổ chức Y tế thế giới)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
6. Những đóng góp của đề tài ....................................................................... 3
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................... 5
1.1. Nghiên cứu các đặc điểm tầm vóc và thể lực của trẻ em ....................... 5
1.2. Nghiên cứu các đặc điểm sinh lý hệ hô hấp của trẻ em ....................... 12
1.3. Nghiên cứu các đặc điểm sinh lý hệ tuần hoàn của trẻ em .................. 13
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 18
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................... 18
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 18
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu các chỉ số tầm vóc của trẻ em .............. 18
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu chỉ số về thể lực và thể trạng của trẻ
em ............................................................................................................ 20
2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh lý của hệ hô hấp và
tuần hoàn của trẻ em ............................................................................... 22
2.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu thể lực của trẻ em qua hoạt động
chạy ......................................................................................................... 23
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 25
3.1. Một số chỉ số tầm vóc của thiếu niên và nhi đồng ............................... 25
3.1.1. Chiều cao đứng của thiếu niên và nhi đồng .................................. 25
3.1.2. Cân nặng của thiếu niên và nhi đồng ............................................ 28
3.1.3. Vòng ngực trung bình của thiếu niên và nhi đồng ........................ 30
3.1.4. Vòng đầu của thiếu niên và nhi đồng ............................................ 33
3.1.5. Vòng bụng của thiếu niên và nhi đồng ......................................... 35
3.1.6. Vòng mông của thiếu niên và nhi đồng ........................................ 36
3.1.7. Vòng cánh tay của thiếu niên và nhi đồng .................................... 38
3.1.8. Vòng đùi của thiếu niên và nhi đồng ............................................ 39
3.2. Thể lực và thể trạng của thiếu niên và nhi đồng .................................. 41
3.2.1. Thể lực của thiếu niên và nhi đồng ............................................... 41
3.2.2. Thể trạng của thiếu niên và nhi đồng ............................................ 46
3.3. Các chỉ số về chức năng của một số hệ cơ quan của thiếu niên và
nhi đồng ...................................................................................................... 50
3.3.1. Tần số thở của thiếu niên và nhi đồng .......................................... 50
3.3.2. Tần số tim của thiếu niên và nhi đồng .......................................... 52
3.3.3. Huyết áp động mạch của thiếu niên và nhi đồng .......................... 54
3.4. Thể lực của thiếu niên và nhi đồng qua hoạt động chạy ...................... 57
3.4.1. Thể lực của thiếu niên và nhi đồng qua thời gian chạy 30 m ....... 57
3.4.2. Thể lực của thiếu niên và nhi đồng qua quãng đƣờng chạy 5
phút .......................................................................................................... 61
3.4.3. Thể lực của thiếu niên và nhi đồng theo cả hai tiêu chuẩn chạy
30 m và chạy 5 phút ................................................................................ 65
3.5. Mối liên quan giữa các chỉ số nghiên cứu............................................ 68
3.5.1. Chỉ số pignet và thời gian chạy 30 m............................................ 68
3.5.2. Chỉ số pignet và quãng đƣờng chạy 5 phút ................................... 69
3.5.3. Chỉ số BMI và thời gian chạy 30 m .............................................. 70
3.5.4. Chỉ số BMI và quãng đƣờng chạy 5 phút ..................................... 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 74
DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẠN VĂN
Bảng 2.1.
Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo tuổi và theo giới tính ......... 18
Bảng 2.2.
Phân loại thể lực theo chỉ số pignet. ........................................... 20
Bảng 3.1.
Chiều cao đứng của thiếu niên và nhi đồng ............................... 25
Bảng 3.2.
Cân nặng của thiếu niên và nhi đồng ......................................... 28
Bảng 3.3.
Vòng ngực trung bình của thiếu niên và nhi đồng .................... 31
Bảng 3.4.
Vòng đầu của thiếu niên và nhi đồng ........................................ 34
Bảng 3.5.
Vòng bụng của thiếu niên và nhi đồng ...................................... 35
Bảng 3.6.
Vòng mông của thiếu niên và nhi đồng ..................................... 37
Bảng 3.7.
Vòng cánh tay của thiếu niên và nhi đồng ................................. 38
Bảng 3.8.
Vòng đùi của thiếu niên và nhi đồng .......................................... 40
Bảng 3.9.
Chỉ số pignet của thiếu niên và nhi đồng ................................... 41
Bảng 3.10. Tỉ lệ thiếu niên và nhi đồng theo loại thể lực ............................. 41
Bảng 3.11. Tỉ lệ thiếu niên và nhi đồng theo loại thể lực và giới tính .......... 45
Bảng 3.12. Chỉ số BMI của thiếu niên và nhi đồng ..................................... 46
Bảng 3.13. Tỉ lệ thiếu niên và nhi đồng theo thể trạng ................................. 48
Bảng 3.14. Tỉ lệ thiếu niên và nhi đồng theo thể trạng và giới tính .............. 49
Bảng 3.15. Tần số thở của thiếu niên và nhi đồng ........................................ 51
Bảng 3.16. Tần số tim của thiếu niên và nhi đồng ........................................ 52
Bảng 3.17. Huyết áp tâm thu của thiếu niên và nhi đồng ............................ 54
Bảng 3.18. Huyết áp tâm trƣơng của thiếu niên và nhi đồng ........................ 56
Bảng 3.19. Thời gian chạy 30 m của thiếu niên và nhi đồng ........................ 58
Bảng 3.20. Tỉ lệ thiếu niên và nhi đồng theo loại thể lực chạy 30 m ........... 59
Bảng 3.21. Tỉ lệ thiếu niên và nhi đồng theo loại thể lực chạy 30 m và
theo giới tính ............................................................................... 60
Bảng 3.22. Quãng đƣờng chạy trong 5 phút của thiếu niên và nhi đồng ...... 61
Bảng 3.23. Tỉ lệ thiếu niên và nhi đồng theo loại thể lực chạy 5 phút ......... 63
Bảng 3.24. Tỉ lệ thiếu niên và nhi đồng theo loại thể lực chạy 5 phút và
theo giới tính ............................................................................... 64
Bảng 3.25. Tỉ lệ thiếu niên và nhi đồng theo cả hai loại thể lực chạy 30
m và 5 phút...................................................................................66
Bảng 3.26. Tỉ lệ thiếu niên và nhi đồng theo cả hai loại thể lực (chạy 30
m và 5 phút) và theo giới tính............................................................ 67
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa các chỉ số nghiên cứu .................................. 68
DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
Hình 2.1.
Chỉ số BMI của trẻ em từ 2 – 20 tuổi ......................................... 21
Hình 3.1.
Đồ thị biểu diễn chiều cao đứng của thiếu niên và nhi đồng ..... 26
Hình 3.2.
Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng chiều cao đứng của thiếu niên
và nhi đồng.................................................................................. 26
Hình 3.3.
Đồ thị biểu diễn cân nặng của thiếu niên và nhi đồng ................ 29
Hình 3.4.
Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng cân nặng của thiếu niên và nhi
đồng............................................................................................. 30
Hình 3.5.
Đồ thị biểu diễn vòng ngực trung bình của thiếu niên và nhi
đồng............................................................................................. 32
Hình 3.6.
Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng vòng ngực trung bình của thiếu
niên và nhi đồng .......................................................................... 32
Hình 3.7.
Đồ thị biểu diễn vòng đầu của thiếu niên và nhi đồng ............... 34
Hình 3.8.
Đồ thị biểu diễn vòng bụng của thiếu niên và nhi đồng ............. 36
Hình 3.9.
Đồ thị biểu diễn vòng mông của thiếu niên và nhi đồng ............ 37
Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn vòng cánh tay của thiếu niên và nhi đồng ...... 39
Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn vòng đùi của thiếu niên và nhi đồng ................ 40
Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn chỉ số pignet của thiếu niên và nhi đồng ......... 42
Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng chỉ số pignet của thiếu niên và nhi
đồng ........................................................................................................ 42
Hình 3.14. Biểu đồ biểu thị tỉ lệ thiếu niên và nhi đồng theo loại thể lực .... 44
Hình 3.15. Đồ thị biểu diễn chỉ số BMI của thiếu niên và nhi đồng ............ 47
Hình 3.16. Biểu đồ biểu thị tỉ lệ thiếu niên và nhi đồng theo loại thể
trạng ............................................................................................ 48
Hình 3.17.
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thiếu niên và nhi đồng theo thể trạng và
giới tính................................................................................................... 50
Hình 3.18. Đồ thị biểu diễn tần số thở của thiếu niên và nhi đồng .............. 51
Hình 3.19. Đồ thị biểu diễn tần số tim của thiếu niên và nhi đồng .............. 53
Hình 3.20. Đồ thị biểu diễn huyết áp tâm thu của thiếu niên và nhi đồng ... 55
Hình 3.21. Đồ thị biểu diễn huyết áp tâm trƣơng của thiếu niên và nhi
đồng............................................................................................. 56
Hình 3.22. Đồ thị biểu diễn thời gian chạy 30 m của thiếu niên và nhi
đồng............................................................................................. 58
Hình 3.23. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ thiếu niên và nhi đồng theo thể lực
chạy 30 m .................................................................................... 61
Hình 3.24.
Đồ thị biểu diễn quãng đƣờng chạy 5 phút của thiếu niên và nhi
đồng ........................................................................................................ 62
Hình 3.25. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ thiếu niên và nhi đồng theo thể
lựcchạy 5 phút ............................................................................. 65
Hình 3.26. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ thiếu niên và nhi đồng theo cả hai
loại thể lực (chạy 30 m và 5 phút) và theo giới tính ................... 66
Hình 3.27. Đồ thị biểu diễn mối liên quan giữa chỉ số pignet và thời
gian chạy 30 m của thiếu niên và nhi đồng ................................ 69
Hình 3.28. Đồ thị biểu diễn mối liên quan giữa chỉ số pignet và quãng
đƣờng chạy 5 phút của thiếu niên và nhi đồng ........................... 70
Hình 3.29. Đồ thị biểu diễn mối liên quan giữa chỉ số BMI và thời gian
chạy 30 m của thiếu niên và nhi đồng ........................................ 70
Hình 3.30. Đồ thị biểu diễn mối liên quan giữa chỉ số BMI và quãng
đƣờng chạy 5 phút của thiếu niên và nhi đồng ........................... 71
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để đáp ứng đƣợc nguồn nhân lực có sức khỏe và trình độ khoa học kỹ
thuật cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, việc nâng cao
tầm vóc và thể lực của ngƣời Việt Nam đang là mối quan tâm hàng đầu của
nhà nƣớc. Vì vậy, trong “Chiến lƣợc phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ
2011–2020” [53] cũng đƣa ra mục tiêu tổng quát là “Đƣa nhân lực Việt Nam
trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nƣớc,
hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của
nhân lực nƣớc ta lên mức tƣơng đƣơng các nƣớc tiên tiến trong khu vực,
trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nƣớc phát triển trên thế giới”. Và
mục tiêu cụ thể của chiến lƣợc là “Nhân lực Việt Nam có thể lực tốt, tầm vóc
cƣờng tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, có
năng lực tự học, tự đào tạo, năng động, chủ động, tự lực, sáng tạo, có tri thức
và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và nhanh chóng tạo đƣợc
thế chủ động trong môi trƣờng sống và làm việc”. Trong “Đề án tổng thể phát
triển thể lực, tầm vóc ngƣời Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030” [54] cũng nêu
lên mục tiêu là “Phát triển thể lực, tầm vóc ngƣời Việt Nam trong 20 năm tới
để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc; từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giống nòi và tăng tuổi
thọ khỏe mạnh của ngƣời Việt Nam”. Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên thì một
trong những nhiệm vụ của đề án là “Khảo sát, thống kê các chỉ số sinh học và
tổng hợp các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá thể lực, tầm vóc ngƣời Việt Nam”.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các
chỉ số tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam ở các địa bàn khác nhau. Các
kết quả nghiên cứu đã đƣợc trình bày trong các tạp chí, các tài liệu chuyên
2
ngành [4], [6], [7], [13], [14], [16], [20], [22], [30],... Tuy nhiên, các chỉ số
tầm vóc và thể lực của trẻ em không phải là hằng định mà có thể thay đổi. Sự
phát triển các chỉ số về tầm vóc và thể lực của trẻ em phụ thuộc vào tính di
truyền, chế độ dinh dƣỡng, tình hình phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, cần phải
triển khai nghiên cứu các chỉ số này ở trẻ em theo định kỳ nhằm cung cấp
những thông số cần thiết cho các nghiên cứu y học, sinh học và còn phục vụ
cho hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng. Vì thế việc nghiên cứu
sự phát triển tầm vóc và thể lực của thiếu niên và nhi đồng phải đƣợc thực hiện
thƣờng xuyên, liên tục ở tất cả các địa bàn trên cả nƣớc, đặc biệt là thủ đô Hà
Nội.
Đông Anh là một huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía bắc của thủ
đô Hà Nội, là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Huyện Đông Anh nằm
trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã
đƣợc Chính phủ và Thành phố phê duyệt. Hiện nay Đông Anh là một trong
những địa phƣơng có tốc độ phát triển nhanh của Hà Nội nên có nhu cầu rất
lớn về nguồn nhân lực có sức khỏe tốt và trình độ kĩ thuật cao.
Xuất phát từ lý do trên và với mong muồn góp một phần công sức của
mình vào sự phát triển của quê hƣơng, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu sự
phát triển tầm vóc, thể lực của thiếu niên và nhi đồngở huyện Đông Anh,
Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định đƣợc thực trạng một số chỉ số tầm vóc và thể lực của thiếu
niên và nhi đồng ở huyện Đông Anh, Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu sự phát triển tầm vóc của thiếu niên và nhi đồng ở huyện
Đông Anh, Hà Nội (chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, vòng
bụng, vòng mông, vòng cánh tay, vòng đùi).
3
- Nghiên cứu sự phát triển thể lực và khả năng vận động của thiếu niên
và nhi đồng ở huyện Đông Anh, Hà Nội.
- Nghiên cứu sự phát triển thể trạng của thiếu niên và nhi đồng ở huyện
Đông Anh, Hà Nội.
- Nghiên cứu sự phát triển một số chỉ số hoạt động hô hấp và tuần hoàn
của thiếu niên và nhi đồng ở huyện Đông Anh, Hà Nội (tần số thở, tần số tim,
huyết áp).
- Nghiên cứu mối liên quan giữa các chỉ số nghiên cứu của thiếu niên
và nhi đồng ở huyện Đông Anh, Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là thiếu niên và nhi đồng từ 6 đến 14 tuổi ở
huyện Đông Anh, Hà Nội. Đối tƣợng nghiên cứu có sức khỏe bình thƣờng,
không có các dị tật về hình thể và không mắc các bệnh mạn tính.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các chỉ số tầm vóc thể lực của thiếu niên và nhi đồng đƣợc xác định
theo các phƣơng pháp đã chuẩn hóa hiện hành.
- Tần số thở, tần số tim đƣợc xác định bằng ống nghe tim phổi.
- Huyết áp đƣợc xác định bằng phƣơng pháp Korotkov.
- Thể lực của thiếu niên và nhi đồng đƣợc xác định qua chỉ số pignet,
thời gian chạy 30 m và quãng đƣờng chạy trong 5 phút (theo tiêu chuẩn của
Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Kết quả nghiên cứu đƣợc phân tích và xử lý trên máy vi tính bằng
chƣơng trình Microsoft Excel.
6. Những đóng góp của đề tài
- Là đề tài đầu tiên xác định đƣợc sự phát triển tầm vóc, thể lực của
thiếu niên và nhi đồng ở huyện Đông Anh, Hà Nội.
4
- Là đề tài đầu tiên nghiên cứu thể lực của thiếu niên và nhi đồng qua
khả năng vận động theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Nghiên cứu đƣợc mối liên quan giữa các chỉ số nghiên cứu của thiếu
niên và nhi đồng ở huyện Đông Anh, Hà Nội.
- Các số liệu trong luận văn có thể góp phần vào việc bổ sung số liệu cho
việc nghiên cứu về các các chỉ số sinh học của thiếu niên và nhi đồng và có thể
dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nuôi, dạy thiếu niên và nhi đồng.
5
NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu các đặc điểm tầm vóc và thể lực của trẻ em
Tầm vóc là khái niệm phản ánh cấu trúc tổng hợp của cơ thể, liên quan
chặt chẽ tới cấu tạo, hình thái, sức khỏe, sức lao động, thẩm mỹ và là khả
năng, năng lực vận động của mỗi con ngƣời. Các chỉ số thể lực của con ngƣời
phản ánh mức độ phát triển tổng hợp của các hệ cơ quan trong cơ thể hoàn
chỉnh, thống nhất. Ở bất kỳ ngƣời bình thƣờng nào cũng đều có mức độ phát
triển thể lực nhất định. Một trong những biểu hiện cơ bản của thể lực là các số
đo kích thƣớc của cơ thể và khả năng hoạt động của cơ thể.
Trong các chỉ số trên, chiều cao là chỉ số phát triển thể lực quan trọng
nhất và đƣợc sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu nhân trắc học.
Chiều cao phản ánh quá trình phát triển chiều dài của xƣơng và nói lên tầm
vóc của con ngƣời. Ludman Nold và Volanski [58] nhận thấy có ảnh hƣởng
của hoàn cảnh địa lý đến sự tăng trƣởng chiều cao của con ngƣời. Ý nghĩa
phổ biến hơn cả của chiều cao là ở chỗ đƣợc coi nhƣ một trong những biểu
hiện của thể lực và nó là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá thể lực trong công
tác tuyển chọn vào quân đội, tuyển học sinh, tuyển lao động,… cũng nhƣ hầu
hết các cuộc điều tra về hình thái học, nhân chủng học, y học. Sự phát triển
chiều cao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốt bên trong cơ thể nhƣ tính di truyền,
hoocmon, trao đổi chất,… và các yếu tố bên ngoài nhƣ dinh dƣỡng, điều kiện
kinh tế, văn hóa xã hội,… Các yếu tố này tác động lên sự phát triển chiều cao
một cách dần dần, liên tục và không đồng nhất [35].
Khối lƣợng cơ thể cũng là một chỉ số đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong
các nghiên cứu nhằm đánh giá sự phát triển và thể lực của con ngƣời. Khối
6
lƣợng cơ thể đã đƣợc nhắc tới trong công trình của Tenon từ thế kỷ XIII
[57]. Sang thế kỷ XIX, khối lƣợng cơ thể trở thành một tiêu trí đánh giá thể
lực của con ngƣời. So với chiều cao, khối lƣợng cơ thể ít phụ thuộc vào yếu tố
di truyền hơn, mà liên quan nhiều với điều kiện dinh dƣỡng và hoạt động [1],
[46]. Khối lƣợng cơ thể không đồng đều trong quá trình phát triển của con
ngƣời. Ngoài ra, khối lƣợng cơ thể còn phụ thuộc vào yếu tố địa lý nhƣ: khí
hậu, nhiệt độ,…
Vòng ngực cũng đƣợc coi là đặc trƣng cơ bản phản ánh thể lực của con
ngƣời. Đầu thế kỷ XIX các bác sĩ lâm sàng là những ngƣời đầu tiên lƣu ý tới
số đo vòng ngực. Họ nhận thấy, có mối liên quan giữa mức độ phát triển lồng
ngực và các bệnh của đƣờng hô hấp. Đến cuối thế kỷ XIX, vòng ngực trở
thành một trong những chỉ tiêu đánh giá thể lực quan trọng sau chiều cao và
khối lƣợng cơ thể trong các cuộc tuyển chọn binh lính, nhân công lao động,…
Vòng ngực chỉ tăng nhanh vào giai đoạn dậy thì và phát triển đến một giai
đoạn nhất định thì dừng lại.
Theo một số tác giả, quá trình phát triển cơ thể con ngƣời diễn ra không
đồng đều [6], [7], [13], [23], [35], [57], [58], [59]. Sự phát triển không đồng
đều ở trẻ em thể hiện qua các thời kỳ khác nhau, có thời kỳ tốc độ tăng trƣởng
nhanh, còn thời kỳ khác lại tăng trƣởng chậm [6], [35], [46]. Trong quá trình
phát triển ở trẻ em từ khi sinh ra cho đến khi trƣởng thành có hai giai đoạn
tăng trƣởng “nhảy vọt”. Đó là giai đoạn từ 5 đến 7 tuổi và giai đoạn dậy thì
[35], [46]. Trong quá trình phát triển ở trẻ em, sự hoàn chỉnh các cơ quan xảy
ra không đồng thì và không đồng tốc [22], [59], [68].
Nhiều tác giả khác [35], [57], [68],... nhận thấy, có sự khác nhau về tốc
độ phát triển thể lực giữa nam và nữ. Từ 7 đến 10 tuổi, tốc độ tăng chiều cao
của nữ nhanh hơn của nam. Từ 11 tuổi trở đi, tốc độ tăng chiều cao của nam
lại nhanh hơn của nữ. Đó là nguyên nhân đã tạo ra điểm giao chéo tăng
trƣởng chiều cao lần thứ nhất và lần thứ hai lúc 11 và 14 tuổi [35].
7
Thực tế cho thấy, sự phát triển thể lực ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều
yếu tố và là kết quả của sự tác động qua lại giữa cơ thể với môi trƣờng. Dƣới
tác động của yếu tố di truyền và điều kiện của môi trƣờng sống, đã xảy ra quá
trình cải tổ về mặt hình thái và chức năng, làm cho cơ thể trẻ em ngày một
hoàn thiện hơn [35], [45], [68].
Pignet là chỉ số đánh giá mối tƣơng quan giữa chiều cao với cân nặng
và vòng ngực. Chỉ số pignet đã đƣợc quốc tế công nhận từ lâu và đƣợc dùng
để đánh giá thể lực của con ngƣời. Đây là một chỉ số dễ vận dụng để phân loại
sức khỏe cho nhiều đối tƣợng nên đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu [4], [7],
[13], [21], [35],…
Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Nông lƣơng Thế giới
(FAO) đã công nhận chỉ số khối cơ thể (BMI) là chỉ số đánh giá mức độ gầy
hay béo của một ngƣời, còn chỉ số pignet để đánh giá mức độ khỏe hay yếu.
Ở Việt Nam, ngƣời đầu tiên nghiên cứu về sự tăng trƣởng chiều cao và
cân nặng của trẻ em là Mondiere (1875) và sau này là của Huard và Bogot
(1938), Đỗ Xuân Hợp (1943) (theo [59]). Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu đó còn lẻ tẻ và các phƣơng pháp nghiên cứu còn đơn giản.
Sau năm 1954, có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu các đặc điểm hình
thái, giải phẫu, sinh lý của ngƣời Việt Nam và năm 1975 cuốn “Hằng số sinh
học của ngƣời Việt Nam” [61] đƣợc xuất bản. Trong công trình này các tác
giả đã trình bày khá hoàn chỉnh về các chỉ số sinh học, sinh lý, hóa sinh của
ngƣời Việt Nam.
Năm 1980, 1982, 1987, Đoàn Yên và cs [68] đã nghiên cứu một số chỉ
số sinh học của ngƣời Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở mọi lứa tuổi,
chiều cao, cân nặng của ngƣời Việt Nam nhỏ hơn so với ngƣời châu Âu, châu
Mĩ. Các tác giả còn nhận thấy ở ngƣời Việt Nam nhịp độ tăng trƣởng chậm,
thời kỳ tăng trƣởng kéo dài hơn và bƣớc vào thời kỳ nhảy vọt tăng trƣởng dậy
8
thì cũng muộn hơn. Tăng trƣởng nhảy vọt về chiều cao của nữ xuất hiện vào
lúc 12 – 13 tuổi, của nam lúc 13 – 16 tuổi và đến 23 tuổi đạt giá trị tối đa.
Tăng trƣởng nhảy vọt về khối lƣợng cơ thể ở nữ lúc 13 tuổi, ở nam lúc 15 tuổi
và kết thúc tăng trƣởng khối lƣợng cơ thể lúc 19 tuổi ở nữ và 20 tuổi ở nam.
Do đó, nữ bƣớc vào thời kỳ tăng tiến và ổn định về chiều cao, khối lƣợng cơ
thể sớm hơn so với nam.
Từ năm 1980 đến năm 1990, Thẩm Thị Hoàng Điệp [13] nghiên cứu
dọc trên 101 học sinh Hà Nội từ 6 – 17 tuổi. Với 31 chỉ tiêu nhân trắc học
đƣợc nghiên cứu, tác giả đã rút ra kết luận là chiều cao phát triển mạnh nhất
lúc 11 – 12 tuổi ở nữ, 13 – 15 tuổi ở nam, chiều cao trung bình của nữ trƣởng
thành là 158 cm và của nam là 163 cm. Cân nặng phát triển mạnh nhất lúc 13
tuổi ở nữ và 15 tuổi ở nam. Vòng ngực trung bình của nữ trƣởng thành là 79
cm và của nam là 78 cm.
Năm 1989, nhóm tác giả Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang
Quyền, Vũ Xuân Khôi và cs [14] đã tiến hành nghiên cứu chiều cao, vòng
đầu, vòng ngực, chỉ số dài chi dƣới,... trên 8000 ngƣời từ 1 – 55 tuổi ở cả ba
miền Bắc, Trung, Nam. Nhóm tác giả nhận thấy, chiều cao của nam tăng
nhanh đến 18 tuổi, của nữ tăng nhanh đến 14 tuổi và có quy luật gia tăng
chiều cao cho ngƣời Việt Nam (tăng 4 cm/20 năm). Vòng ngực tăng nhanh
nhất ở nam lúc 13 – 16 tuổi và ở nữ lúc 11 – 14 tuổi.
Đào Huy Khuê [23] nghiên cứu 36 chỉ tiêu kích thƣớc về sự tăng
trƣởng và phát triển của cơ thể trên 1478 học sinh từ 6 – 17 tuổi ở thị xã Hà
Đông. Tác giả nhận thấy, hầu hết các thông số hình thái đều tăng dần theo
tuổi, nhƣng nhịp độ tăng không đều. Tốc độ tăng tối đa các thông số nghiên
cứu của nữ là lúc 11 – 15 tuổi và của nam lúc 14 – 16 tuổi. Từ 6 – 9 tuổi, các
kích thƣớc của nữ và nam không có sự khác biệt rõ rệt. Từ 11 – 15 tuổi, các
kích thƣớc của nữ thƣờng cao hơn của nam và đến 16 – 17 tuổi, các chỉ số
9
này của nam lại vƣợt của nữ. Tác giả cũng cho rằng, có sự gia tăng chiều cao
của ngƣời Việt Nam.
Năm 1991 – 1995, nhóm tác giả Trần Văn Dần và cs [7], nghiên cứu
trên 13747 học sinh từ 8 – 14 tuổi ở các địa phƣơng Hà Nội, Vĩnh Phú, Thái
Bình về các chỉ số chiều cao, cân nặng và vòng ngực trung bình. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, học sinh thành phố và thị xã có xu hƣớng phát triển thể
lực tốt hơn so với ở nông thôn, so với số liệu trong cuốn “HSSH” [61] thì sự
phát triển chiều cao của trẻ em từ 6 – 16 tuổi tốt hơn, đặc biệt là trẻ em thành
phố, thị xã. Về khối lƣợng cơ thể thì sự gia tăng chỉ thấy rõ ở trẻ em Hà Nội,
còn ở khu vực nông thôn chƣa thấy có sự thay đổi đáng kể.
Nghiêm Xuân Thăng [55], đã đo 17 chỉ số hình thái (chiều cao, cân
nặng, vòng ngực, chỉ số pignet, Broca...) của ngƣời Việt Nam từ 1 – 25 tuổi ở
một số vùng của Nghệ An và Hà Tĩnh. Tác giả có nhận xét rằng, sự phát triển
chiều cao ở tất cả các độ tuổi của cƣ dân vùng Nghệ An có khí hậu vừa nóng
khô vừa nóng ẩm so với cƣ dân vùng đồng bằng Bắc Bộ không có thời kỳ
nóng khô thấp hơn 0,5 – 4 cm, nhƣng cân nặng lại tƣơng đƣơng, mức chênh
lệch cao nhất cũng chỉ là 0,5 kg. Theo tác giả, điều kiện sống đã ảnh hƣởng
đến sự sinh trƣởng và phát triển các chỉ số hình thái của con ngƣời. Tác giả
còn cho biết các chỉ số về kích thƣớc có sự khác biệt giữa nam và nữ, ở các độ
tuổi, các kích thƣớc của nam đều lớn hơn của nữ. Tuy nhiên, cũng có một số
giai đoạn nữ phát triển nhanh hơn nam và đạt giá trị lớn hơn. Ở các lứa tuổi
khác nhau có sự phát triển không đồng đều về tầm vóc, phát triển nhanh ở độ
tuổi 5 – 7 tuổi, 10 – 11 tuổi và 13 – 14 tuổi.
Năm 1995, nhóm tác giả Trần Đình Long, Lê Nam Trà, Nguyễn Văn
Tƣờng và cs [39] nghiên cứu trên học sinh ở thị xã Thái Bình. Nhóm tác giả
cho thấy, chiều cao đứng, chiều cao ngồi, cân nặng, vòng cánh tay của học
sinh thị xã Thái Bình lớn hơn so với số liệu trong cuốn “HSSH” [61] nhƣng
thấp hơn so với học sinh ở quận Hoàn Kiếm [40].
10
Năm 1998, Tạ Thúy Lan và Đào Phƣợng Sào [29] nghiên cứu sự phát
triển thể lực của học sinh 6 – 14 tuổi ở tỉnh Hà Tây cho thấy, các chỉ số tầm
vóc của nhƣ chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình của học sinh tăng dần
theo tuổi.
Năm 1998 – 2002, Trần Thị Loan [35] nghiên cứu trên học sinh Hà Nội
từ 6 – 17 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ số chiều cao, cân nặng,
vòng ngực của học sinh lớn hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả
khác từ những thập kỷ 80 trở về trƣớc cũng nhƣ so với học sinh ở Thái Bình
và Hà Tây ở cùng thời điểm nghiên cứu. Điều này chứng tỏ, điều kiện sống đã
ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng và phát triển thể lực của học sinh.
Năm 2009, Đỗ Hồng Cƣờng [4], nghiên cứu trên học sinh trung học cơ
sở các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình và nhận thấy, không có sự khác biệt rõ về các
chỉ số hình thái – thể lực ở học sinh nam, nữ giữa các dân tộc Mƣờng, Thái,
Kinh và giữa các dân tộc Tày, Dao. Tuy nhiên, các chỉ số hình thái – thể lực
của học sinh nam, nữ các dân tộc Mƣờng, Thái, Kinh đều cao hơn so với học
sinh nam, nữ các dân tộc Tày, Dao. Sự vƣợt trội của các chỉ số hình thái – thể
lực ở học sinh các dân tộc Mƣờng, Thái, Kinh so với ở học sinh các dân tộc
Tày, Dao có thể có liên quan với sự khác biệt về điều kiện kinh tế – xã hội
giữa các huyện ở tỉnh Hòa Bình.
Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan và Nguyễn Bá Hùng [36] trên
1230 học sinh giai đoạn 12 – 18 tuổi dân tộc Kinh và Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh
Phúc cho thấy, các chỉ số thể lực của học sinh tăng liên tục từ 12 đến 18 tuổi
nhƣng tốc độ tăng không đều giữa các độ tuổi. Chiều cao của nam cả hai dân
tộc tăng nhanh nhất lúc 14 – 15 tuổi, muộn hơn so với của nữ (lúc 12 – 13
tuổi). Cân nặng và vòng ngực trung bình của học sinh nam tăng nhanh nhất
lúc 16 – 17 tuổi, muộn hơn so với của nữ (lúc 13 – 14 tuổi). Chỉ số pignet của
học sinh giảm dần theo tuổi chứng tỏ sức khỏe của học sinh tăng dần. Chỉ số
11
BMI của học sinh tăng dần theo tuổi chứng tỏ thể trạng của học sinh tốt dần
lên. Trong nhóm nghiên cứu, phần lớn học sinh có tình trạng dinh dƣỡng bình
thƣờng (87,80 %), số học sinh bị thừa cân rất ít (0,73 %) và chỉ có 0,08 % số
học sinh bị béo phì, nhƣng số học sinh bị suy dinh dƣỡng còn chiếm một tỉ lệ
đáng kể (11,38 %).
Năm 2012, Trần Thị Loan và Lê Thị Tám [37] nghiên cứu trên học sinh
ở Tuyên Quang cho thấy, các chỉ số thể lực của học sinh tăng liên tục từ 12
đến 18 tuổi nhƣng tốc độ tăng không đều giữa các độ tuổi. Chiều cao của nam
tăng nhanh nhất lúc 14 – 15 tuổi, muộn hơn so với của nữ (lúc 12 – 13 tuổi).
Cân nặng và vòng ngực trung bình của học sinh nam tăng nhanh nhất lúc 16 –
17 tuổi, muộn hơn so với của nữ (lúc 13 – 14 tuổi). Chỉ số pignet của học sinh
giảm dần theo tuổi chứng tỏ sức khỏe của học sinh tăng dần. Chỉ số BMI của
học sinh tăng dần theo tuổi chứng tỏ thể trạng của học sinh tốt dần lên. Trong
nhóm nghiên cứu, phần lớn học sinh có thể trạng bình thƣờng (79,28 %),
không có học sinh nào bị béo phì, số học sinh bị thừa cân rất ít (0,95%) nhƣng
số học sinh bị suy dinh dƣỡng còn chiếm một tỉ lệ đáng kể (19,77 %).
Năm 2013, Nguyễn Thị Bích Ngọc [47] nghiên cứu trên học sinh 11 –
17 tuổi ở miền núi tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ nhận thấy, các chỉ số hình thái
của học sinh tăng theo tuổi. Chiều cao của nam tăng nhanh lúc 14 – 15 và của
nữ lúc 12 – 13 tuổi. Thời điểm tăng nhanh cân nặng và vòng ngực của học
sinh diễn ra chậm hơn so với thời điểm tăng chiều cao 1 – 2 năm. Chiều cao
của học sinh dân tộc Kinh lớn hơn so với học sinh dân tộc Mƣờng và Sán Dìu.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về tầm vóc thể lực của trẻ em ở
Việt Nam khá phong phú. Tuy kết quả nghiên cứu trong các công trình có sự
khác nhau ít nhiều, nhƣng đều xác định đƣợc là chúng biển đổi theo lứa tuổi
và có sự khác biệt về những chỉ số này giữa nam và nữ, giữa học sinh thành
phố, thị xã và học sinh nông thôn. Trong quá trình phát triển ở trẻ em có hai
12
giai đoạn nhảy vọt tăng trƣởng. Mốc đánh dấu lứa tuổi nhảy vọt tăng trƣởng
của các công trình là tƣơng đối thống nhất đó là chiều cao tăng nhanh nhất từ
13 – 15 tuổi ở nam, 11 – 13 tuổi ở nữ.
1.2. Nghiên cứu các đặc điểm sinh lý hệ hô hấp của trẻ em
Số lần thở trong một phút gọi là tần số thở. Tần số thở phụ thuộc vào
kích thƣớc của cơ thể, lứa tuổi, trạng thái tâm sinh lý và khí hậu [28], [35].
Lúc thở nhanh, lúc thở chậm. Tần số thở của trẻ em cao hơn của ngƣời lớn.
Trong giai đoạn bào thai, sự trao đổi khí đƣợc thực hiện qua nhau thai.
Ngay sau khi đƣợc sinh ra, trẻ bắt đầu thở bằng phổi. Sau động tác thở đầu
tiên, tần số thở của trẻ tăng dần lên và thời gian thở tƣơng đối dài hơn. Ở thời
kỳ sơ sinh và trong mấy tháng đầu, trung tâm hô hấp chƣa hoàn thiện nên tần
số thở của trẻ em dễ bị rối loạn.
Trong những năm tiếp theo, tần số thở của trẻ em giảm dần theo tuổi.
Cụ thể, ở trẻ sơ sinh tần số thở 40 – 60 nhịp/phút, trẻ dƣới 6 tháng thở 40 – 35
nhịp/phút, trẻ từ 7 – 12 tháng thở 35 – 30 nhịp/phút, trẻ 2 – 3 tuổi thở 30 – 25
nhịp/phút, trẻ 10 – 12 tuổi thở 22 – 20 nhịp/phút, trẻ 14 – 15 tuổi thở 20 – 18
nhịp/phút. Nhƣ vậy, tần số thở trẻ em giảm nhanh trong những năm đầu, sau
đó giảm dần ở những năm tiếp theo cho đến 15 tuổi. Sau 15 tuổi thì tần số thở
của trẻ em hầu nhƣ không giảm nữa và dần đi vào ổn định. Tần số thở của trẻ
em nam và nữ có sự chênh lệch nhỏ. Dƣới 2 tuổi, trẻ em nam thở nhanh hơn
trẻ em nữ, nhƣng đến khi 10 tuổi, trẻ em nữ thở nhanh hơn trẻ em nam.
Nguyên nhân là do khi bƣớc vào tuổi dậy thì có sự thay đổi hoạt động của
một số hệ cơ quan trong cơ thể.
Năm 1993, Đoàn Yên và cs [68] nghiên cứu tần số thở của ngƣời Việt
Nam từ 4 – 110 tuổi nhận thấy, từ 6 đến 17 tuổi, tần số thở của trẻ em giảm
dần. Cụ thể là tần số thở của nam giảm từ 28,8 lần/phút lúc 6 tuổi xuống còn
13
17 lần/phút lúc 17 tuổi; tần số thở của nữ giảm từ 24,2 lần/phút lúc 6 tuổi
xuống còn 18,2 lần/phút lúc 17 tuổi.
Theo Tạ Thúy Lan và Trần Thị Loan [26], động tác thở của trẻ em
không phải hoàn toàn giống nhau, thậm chí cùng một đứa trẻ lại mỗi lúc thở
một kiểu. Ngƣời ta có thể chia thành các kiểu thở nhƣ thở bụng, thở ngực. Ở
trẻ nhỏ, các cơ của lồng ngực còn yếu nên động tác thở chủ yếu thực hiện
bằng cơ hoành tạo ra kiểu thở bụng. Ở trẻ lớn, các cơ liên sƣờn và cơ ức đòn
chũm phát triển mạnh nên động tác thở đƣợc thực hiện chủ yếu bằng các cơ
liên sƣờn phối hợp với cơ hoành tạo nên kiểu thở ngực.
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan và Vũ Thị Bảo Tâm trên
trẻ em mầm non từ 1 đến 6 tuổi ở Thái Bình thì tần số thở của trẻ em giảm
dần theo tuổi. Tần số thở của nam giảm từ 33,75 lần/phút lúc 1 tuổi giảm
xuống còn 24,47 lần/phút lúc 6 tuổi. Tần số thở của nữ giảm từ 32,80 lần/phút
lúc 1 tuổi giảm xuống còn 26,61 lần/phút lúc 6 tuổi [theo 28].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc [47] trên học sinh miền
núi ở tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ cho thấy, tần số thở của học sinh giảm dần
theo tuổi với mức giảm dao động từ 0,44 ÷ 1,32 nhịp/năm và đến 17 tuổi gần
tƣơng đƣơng so với của ngƣời lớn. Thời điểm giảm nhanh tần số thở của học
sinh nam từ 13–15 tuổi và của nữ từ 12–14 tuổi.
Theo Nghiêm Xuân Thăng [55], khí hậu ảnh hƣởng đến chức năng hô
hấp của cƣ dân Nghệ Tĩnh, trong đó tần số thở và dung tích sống chịu ảnh
hƣởng nhiều nhất.
1.3. Nghiên cứu các đặc điểm sinh lý hệ tuần hoàn của trẻ em
Hoạt động của hệ tuần hoàn đảm bảo cung cấp ôxi và chất dinh dƣỡng
cho toàn bộ cơ thể, trong đó tần số tim và huyết áp động mạch là những chỉ số
cơ bản biểu hiện hoạt động của hệ tuần hoàn. Tim là động cơ chính của hệ
tuần hoàn, vừa hút, vừa đẩy máu vào mạch máu.
14
Tần số tim là số lần tim đập trong 1 phút. Bởi vậy, tần số tim là một
trong các chỉ số dùng để đánh giá hoạt động của hệ tuần hoàn và tình trạng
sức khỏe của con ngƣời. Khi tim đập quá chậm sẽ không cung cấp đủ máu
cho cơ thể hoạt động, đặc biệt là não, có thể làm cho bệnh nhân hoa mắt,
chóng mặt, thậm chí là ngất... Khi tim đập quá nhanh có thể làm cho chức
năng tim sẽ bị suy giảm, xuất hiện các biểu hiện của suy tim.
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch máu. Huyết áp khi
tim co và khi tim dãn không giống nhau. Khi tim co, áp suất đẩy máu trong hệ
mạch tăng cao nên huyết áp có đƣợc giá trị lớn nhất gọi là huyết áp tối đa hay
huyết áp tâm thu. Khi tim giãn, không có sức đẩy của tim nhƣng máu vẫn
đƣợc đẩy đi do tính đàn hồi của thành động mạch. Vì vậy, huyết áp có đƣợc
trong giai đoạn này có trị số thấp nhất nên gọi là huyết áp tối thiểu hay huyết
áp tâm trƣơng. Mức chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu gọi
là huyết áp hiệu số. Chỉ số này cần cho sự tuần hoàn máu. Huyết áp hiệu số
lớn nhất ở các động mạch chủ và động mạch lớn [15], [61]. Khi huyết áp hiệu
số quá nhỏ thì tốc độ tuần hoàn máu bị chậm lại nên không cung cấp đủ máu
cho cơ thể và đƣợc gọi là chứng “kẹt huyết áp”.
Theo Tur A. P. tần số tim trung bình của trẻ sơ sinh trong những ngày
đầu tiên là 120 – 140 nhịp/phút, sau đó giảm dần theo độ tuổi và đạt mức ổn
định ở lứa tuổi trƣởng thành (theo [36]). Nhiều công trình nghiên cứu đã cho
thấy ở trẻ lứa tuổi đang bú mẹ tần số tim trung bình là 110 – 160 nhịp/phút,
trƣớc tuổi đến trƣờng là 80 – 100 nhịp/phút và ở tuổi học đƣờng là 72 – 82
nhịp/phút (theo [36]). Sự giảm tần số tim trong quá trình phát triển của trẻ em
có liên quan đến sự giảm hoạt động của nút xoang và giảm ảnh hƣởng của các
dây thần kinh ngoài tim. Trong những năm tiếp theo, tần số tim tiếp tục giảm
đi chút ít [26], [48]. Tần số tim có thể thay đổi theo độ tuổi, theo trạng thái cơ
thể, khí hậu, bệnh lý, giới tính. Tần số tim của trẻ em cao hơn của ngƣời lớn,
15
càng nhỏ càng nhanh. Ở trẻ em, tần số tim rất dễ thay đổi khi khóc, khi bị sốt,
sợ hãi, hay gắng sức [49].
Số liệu trong cuốn “HSSH” [61], cho thấy, tần số tim ở nam trƣởng
thành là 70 – 80 nhịp/phút và ở nữ trƣởng thành là 75 – 85 nhịp/phút. Huyết
áp của nam cao hơn của nữ. Ở nhóm trẻ từ 10 – 14 tuổi huyết áp tâm thu là
104,6 mmHg và huyết áp tâm trƣơng là 62,0 mmHg. Các tác giả nhận thấy,
huyết áp thay đổi tùy theo tƣ thế của trẻ khi đo. Cụ thể là khi đứng huyết áp
cao hơn khi nằm và khi ngồi.
Trần Đỗ Trinh [60], nghiên cứu huyết áp của ngƣời Việt Nam tại 20
tỉnh thuộc 7 vùng địa lý trong cả nƣớc từ 15 tuổi trở lên. Tác giả nhận thấy,
huyết áp tăng dần theo tuổi ở cả nam và nữ, mức tăng chậm nhất ở nhóm tuổi
15 – 19. Huyết áp của nam cao hơn của nữ khoảng 1 – 3 mmHg với sự khác
nhau có ý nghĩa thống kê.
Nghiêm Xuân Thăng [55], nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động tim
mạch và huyết áp với khí hậu của cƣ dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, tần số tim và huyết áp của con ngƣời chịu ảnh hƣởng
của khí hậu. Tần số tim tăng theo sự tăng của nhiệt độ môi trƣờng và biến đổi
trong ngày. Trong ngày, tần số tim tăng dần từ sáng đến trƣa, cao nhất lúc 12
– 14 giờ, sau đó giảm dần và thấp nhất lúc 22 – 24 giờ. Vào cùng một thời
điểm thì mùa hè tần số tim cao hơn mùa đông. Ngoài ra, tần số tim còn bị chi
phối bởi các yếu tố khác nhƣ lao động và trạng thái tâm lý.
Theo Frolkis (theo [66]), ở trẻ dƣới 5 tuổi huyết áp của nam và nữ hầu
nhƣ bằng nhau, còn từ 5 – 9 tuổi huyết áp của nam cao hơn của nữ. Kết quả
nghiên cứu của Fedorova, Kaluifnaia cho thấy, ở lứa tuổi 8 – 12, huyết áp tối
đa và huyết áp tối thiểu của nam đều cao hơn của nữ (theo [66]).
Đoàn Yên và cs [67], nghiên cứu tần số tim và huyết áp của ngƣời Việt
Nam nhận thấy, sau khi sinh, tần số tim và huyết áp động mạch biến đổi có