Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

CẢM HỨNG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC TỪ 1986 ĐẾN NAY (Qua ba tác giả: Bùi Ngọc Tấn, Hồ Anh Thái, Đỗ Lai Thúy)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.25 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN SONG HÀO

CẢM HỨNG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH
THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC
TỪ 1986 ĐẾN NAY
(Qua ba tác giả: Bùi Ngọc Tấn, Hồ Anh Thái, Đỗ Lai Thúy)

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban
chủ nhiệm cùng các thầy cô khoa Ngữ Văn, phòng Đào tạo Sau đại học,
trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả
trong quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong chuyên ngành Lý
luận văn học, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, đã nhiệt tình giảng dạy và
giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình chu đáo của PGS.TS Ngô Văn
Giá trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý Thầy, Cô giáo tổ
Ngữ Văn, trường THPT Yên Phong số 2, huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh
đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá
trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài.
Cuối cùng, tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, người thân,
bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài.


Dù đã rất cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót,
tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn.
Bắc Ninh, tháng 12 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Song Hào


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác.
Bắc Ninh, tháng 12 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Song Hào


MỤC LỤC


5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thể chân dung văn học là một thể quen thuộc trong văn học Việt Nam.
Kể từ sau Đại hội Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986, đất nước ta có
những bước chuyển mình mạnh mẽ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây
cũng là thời kỳ nhiều giá trị văn hóa, sự tự do dân chủ hơn trong không khí
sáng tác và tiếp nhận, đời sống văn học đã phát triển trên cả bề rộng lẫn chiều

sâu. Nền kinh tế thị trường từng bước phát triển giúp cho quyền con người,
quyền cá nhân được đề cao, tạo điều kiện cho văn học “mở rộng cách nhìn mở
rộng đề tài, mở rộng hướng thể hiện”. Con người bỗng có nhu cầu nhận thức
lại những gì đã qua, những con người đã qua với cái nhìn thấu đáo, công bằng
và gần với sự thật hơn. Nhiều sự kiện văn học quá khứ, nhiều số phận văn
chương cùng nhiều số phận phức tạp của quá khứ gần xa, đã được tái dựng
theo một cái nhìn mới, không đơn giản một chiều mà khoan dung, thấu tình
đạt lí hơn. Đây là tiền đề cho sáng tác văn học, nghiên cứu, phê bình văn học,
trong đó có thể chân dung văn học phát triển lên một bước mới. Sự nở rộ của
nhiều tác phẩm ở thể chân dung văn học này trở thành một hiện tượng thẩm
mỹ đáng chú ý. Vì thế thể chân dung văn học rất đáng trở thành đối tượng
nghiên cứu chuyên sâu và độc lâp.
Văn học vốn là sự tự ý thức về đời sống, là tấm gương phản chiếu cách
này hay cách khác của cuộc sống con người, lấy con người làm đối tượng
trung tâm, văn học có một điểm tựa vững chắc để chiếm lĩnh toàn bộ thế giới.
Văn nghệ sĩ là những nhân vật của cuộc sống, đời của họ cũng là một mảng
hiện thực khách quan cần được văn học phản ánh, mảng hiện thực này có sức
hấp dẫn đặc biệt với các ngòi bút dựng chân dung, bởi nghệ sĩ là những người
đặc biệt nhạy cảm, có khả năng nắm bắt nhanh nhạy, tinh tế mọi biểu hiện đa


6

dạng phong phú của thực tại và của cuộc đời họ. chính vì thế khi nghiên cứu,
hay nói cụ thể hơn khi dựng chân dung về họ, họ đi vào tác phẩm sẽ giúp cho
bạn đọc được cung cấp nhiều tư liệu về tiểu sử, cuộc đời không chỉ về một
con người bình thường mà còn là về một nhân vật văn học dưới nhiều góc
nhìn đa cạnh.
Đối tượng chính của chân dung văn học chính là các nhà văn, nhà thơ , trí
thức nổi tiếng, và nhiều trong số họ được gắn liền với các tác phẩm được in

trong chương trình học phổ thông. Thế nhưng những kiến thức cơ bản về tiểu
sử, con người lại chỉ được gói gọn trong phần tiểu dẫn với dung lượng rất ngắn,
nên đôi khi trở nên khô khan, làm giảm hứng thú học của học sinh, giảm say
mê của người dạy. Để khắc phục và giúp học sinh say mê, chủ động sáng tạo
thì việc vận dụng các kiến thức của thể chân dung văn học là rất cần thiết.
Xuất phát từ 3 lí do cơ bản trên, chúng tôi tiếp cận tìm hiểu Cảm hứng
nghiên cứu, phê bình trong thể chân dung văn học từ 1986 đến nay, (qua ba
tác giả: Bùi Ngọc Tấn, Hồ Anh Thái, Đỗ Lai Thúy).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi thấy từ năm 1982 đến nay chân dung
văn học được đề cập tới trong một số tài liệu sau:
Trước hết, Chân dung văn học trong một số cuốn sách, tuyển tập (do các
tác giả Việt Nam và nước ngoài viết hoặc tuyển chọn, giới thiệu):
Năm 1982, cuốn Các nhà văn Xô viết do Thúy Toàn tuyển chọn và dịch,
NXB Tác phẩm mới, ở trang Ghi chú của nhà xuất bản có viết: “Vả chăng,
chân dung văn học là một thể tài khá co giãn, nhất là dễ lẫn với các thể khác
(hồi ký, tự truyện, phê bình văn học,…)” [74;7]. Cũng trong năm này, học giả
V.S.Barakhov- người đã có quá trình nghiên cứu nhiều năm về thể loại
CDVH ở Liên Xô cũng đóng góp một bài viết của ông có tiêu đề là “Nghệ
thuật chân dung văn học” trong cuốn Văn học và hội họa, NXB Leningrad.


7

Trong bài viết này ông cho rằng có thể dùng Chân dung văn học để gọi tên,
giải thích cho những hiện tượng rất khác nhau. Theo đó ông chia ra bốn dạng:
1- chân dung văn học như là thể loại hồi ký- tự thuật (phần đặc biệt của văn
học hồi ký là hồi ức của nhà văn về các nhà văn); 2- chân dung văn học như là
truyện tư liệu- tiểu sử về một nhà hoạt động, kèm theo việc sử dụng tư liệu
(thư từ, lời chứng của những người cùng thời…); 3- chân dung văn học như là

một thể loại phê bình (thường gọi là “chân dung sáng tạo”); 4- chân dung văn
học như là một thể loại chuyên khảo về sáng tác của một nhà hoạt động văn
học nổi tiếng. Vì lẽ đó ông đã đi đến kết luận: Loại hình khái niệm Chân
dung văn học khá rộng, bởi vậy nên sử dụng thuật ngữ Chân dung sáng tạo áp
dụng cho phê bình văn học - nghệ thuật.
Năm 2000, Nguyễn Đăng Mạnh cũng đưa ra ý kiến của mình về chân
dung văn học. Trong lời giới thiệu cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại- chân
dung và phong cách, NXB Trẻ TP.HCM: “Phát hiện ra một cách đầy đủ và
chính xác phong cách nghệ thuật của một nhà văn, tôi cho là một điều cực
khó. Khó nhất là tìm ra tính thống nhất của phong cách. Còn dựng chân dung
văn học lại có cái khó khác. Phải làm sao “chớp” được những nét tiêu biểu,
những chi tiết “xuất thần” của nhà văn. Văn chân dung rất gần với văn sáng
tác. Nó là một thứ bút ký về người thật việc thật. Phải có điều kiện tiếp xúc
nhiều với người thật. Phải có óc tưởng tượng và khả năng hư cấu để dựng
cảnh, dựng người, tạo không khí… Có người vẽ chân dung chỉ dựa vào những
chi tiết của con người nhà văn trong đời sống. Có người thì chỉ dựa vào văn
của ông ta. Riêng tôi muốn phối hợp cả hai. Làm sao văn và người soi sáng
lẫn cho nhau. Tôi quan niệm cái tôi ngơài đời và cái tôi trong văn của người
nghệ sĩ bao giờ cũng có sự thống nhất- không phải thống nhất ở bề ngoài, ở
bề nổi (bề nổi nhiều khi có vẻ rất khác nhau), mà ở bề sâu, ở bản chất tâm hồn
của ông ta. Tìm ra chỗ thống nhất này cũng là điều thú vị nhưng rất khó”


8

[43;9]. Cũng trong năm này, trong lời dẫn mở đầu cuốn Chân dung văn học
do Vương Trí Nhàn tuyển chọn, NXB Hội nhà văn, nhà nghiên cứu này đã
viết: “Chân dung văn học là một thể tài ở vào khu vực tiếp giáp giữa sáng tác
và phê bình văn học. Nhiệm vụ của nó là phác họa ra hình ảnh của một nhà
văn, một nghệ sĩ, một nhà hoạt động xã hội… Mỗi chân dung văn học thường

được hình thành từ sự tổng hợp hồi ức, kỷ niệm nhưng cũng có thể chỉ gồm
suy nghĩ, tưởng tượng của nhà văn về đối tượng được nói tới (thường xảy ra
trong trường hợp vẽ lại chân dung một người đã qua đời từ lâu). Đằng nào
cũng vậy, ở đây không chỉ có khuôn mặt của người được phác họa chân dung,
mà còn cho thấy một phần hình ảnh của tác giả tức “họa sĩ” đã đứng ra “vẽ”
bức chân dung đó.” [51;5].
Trong cuốn Ký văn học và ký báo chí, NXB Văn hóa- thông tin (2003),
tác giả Đức Dũng viết: “Trong các thể ký văn học, chân dung văn học được
khu biệt ở khả năng tái tạo những chân dung điển hình. Về hình thức kết cấu,
tác phẩm chân dung văn học có thể có nhiều kiểu kết hợp khác nhau: có tác
phẩm giống như tiểu sử, có tác phẩm là những ghi chép sau những lần gặp gỡ
nhân vật và có tác phẩm là ấn tượng tổng quát về một cuộc đời, một con
người… Chính lối kết cấu linh hoạt, đa dạng như vậy đã khiến cho tác phẩm
chân dung văn học nhiều khi bị lẫn với các thể loại khác như hồi ký, nhật ký,
tự truyện, phê bình văn học… Những con người và những sự việc mà chân
dung văn học đề cập tới thường đã diễn ra trong quá khứ. Đó là lý do khiến
cho chân dung văn học (cũng như hồi ký, truyện ký…) không phản ánh được
nhiều những điều đang xảy ra, mới xảy ra như bút kí, kí sự, phóng sự văn
học.” [14;192].
Năm 2005, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh và Vương Trí Nhàn tiếp
tục bổ sung những ý kiến của mình về chân dung văn học. Trong cuốn Những


9

bài giảng về tác gia văn học Việt Nam hiện đại, NXB ĐHSP, Nguyễn Đăng
Mạnh viết: “Dựng chân dung tất phải dựa vào nhiều chi tiết trong cuộc sống
ngoài đời của nhà văn. Tuy nhiên, theo tôi, cái đích cao nhất của chân dung
vẫn là nhằm vào người cầm bút. Vì chân dung cũng là một dạng của phê bình
văn học. Nắm được sự thống nhất từ trong chiều sâu, trong phần hồn cốt giữa

văn và người để từ người mà rọi sáng cho văn, đó là quan niệm của tôi về
chân dung văn học. Quan niệm như thế thì những chân dung cũng có thể xem
là những “trợ thủ” rất hữu ích cho các bài giảng về tác gia văn học” [44;6].
Tác giả Vương Trí Nhàn cũng bày tỏ quan niệm của mình khi viết chân dung
văn học trong Lời dẫn của cuốn Cây bút đời người, NXB Hội nhà văn:
“Nhiều người từng gặp nhau ở nhận xét: bên cạnh các bài thơ cuốn truyện thì
các nhà văn còn thường xuyên sáng tác ra một tác phẩm độc đáo, đấy là con
người của chính ông ta, tính cách của ông ta… Người đời đôi khi thành kiến
rằng đám người viết văn chẳng qua là một bọn dông dài. Trong khi ấy một số
đồng nghiệp viết phê bình của tôi (nhất là các nhà giáo) có xu thế lý tưởng
hóa những người viết văn, xem cây bút nào cũng tâm huyết đầy mình. Về
phần tôi, tôi muốn nghĩ ngoài đời có bao nhiêu kiểu người thì trong văn
chương có bấy nhiêu kiểu người cầm bút, ở đây cũng có thánh thần và có ma
quỷ, và trừ một số tài năng sáng chói, thì phần lớn người cầm bút cũng có cả
những chỗ tầm thường lẫn chỗ cao quý. Và điều quan trọng hơn: mỗi con
người ở đây là một tư cách, một số phận. Không phải chỉ những tài năng lớn
tên tuổi được lưu lại trong lịch sử mới có một cuộc đời thú vị. Mà ngay những
nhà văn tạm gọi là bình thường thực ra nhìn kỹ cũng có cách phấn đấu riêng,
những bi kịch riêng. Có thể bảo những cuộc làm người của họ trong văn
chương cũng đáng được ghi chép lại” [53;7].
Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc
Phi đồng chủ biên, NXB Giáo dục (tái bản 2007).thể văn này được định nghĩa


10

như sau: “Thể loại văn học đặc thù có nhiệm vụ tương tự như thể loại chân
dung trong hội họa và điêu khắc, miêu tả diện mạo của một con người cụ thể,
có thật, sao cho truyền được thần thái sống động của người đó, phát hiện đặc
điểm riêng, cá nhân, độc đáo, không lặp lại của một nhân cách với thế giới

tinh thần của nó. Khác với hồi tưởng, ghi chép về một con người cụ thể, với
tư cách là một thể loại văn học, chân dung văn học miêu tả con người cụ thể
với một quan niệm xác định về nhân cách. Phương pháp của chân dung văn
học là phương pháp của thể kí. Nó không thiên về cốt truyện. Nhà văn phát
huy sở trường quan sát, lựa chọn chi tiết, cử chỉ, ngôn luận, kể cả tác phẩm, tư
thế, hồi tưởng để dựng lại bộ mặt tinh thần của một con người, thường là nhà
văn, nghệ sĩ hoặc các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng” [54-55].
Năm 2008, NXB Giáo dục xuất bản cuốn Tuyển tập 15 năm tạp chí Văn
học và tuổi trẻ, trong đó tập một được tuyển chọn từ những bài viết hay ở
chuyên mục Chân dung văn học (trước đây có tên là Nhà văn trong cảm nghĩ
của mọi nhà) của tạp chí trong suốt 15 năm. Trong Lời giới thiệu ở đầu tuyển
tập này, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh một lần nữa đã khẳng định lại những
quan niệm của mình về thể chân dung văn học. Theo ông, chân dung văn học
ra đời khi trong giới cầm bút đã có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân, về
đặc trưng thể loại, chân dung văn học thuộc thể ký người thật việc thật, đồng
thời cũng là một dạng của phê bình văn học. Ông cũng đặc biệt nhấn mạnh
đến một yêu cầu đặt ra đối với thể văn này- đó là tìm được sự thống nhất ở bề
sâu giữa văn và người của mỗi cây bút. Tuy nhiên, đây cũng là một thể văn
khó viết, vì vậy nó đòi hỏi người viết vừa phải có đầu óc khoa học, vừa phải
có chất nghệ sĩ ở chừng mực nhất định.
Trong Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1 của NXB Giáo dục Việt Nam
(2012), thể văn này cũng được nhắc đến như là: “một hình thức đứng giữa ba
thể loại: tiểu sử - tiểu thuyết - phê bình văn học” [40;55].


11

Như vậy, qua những nguồn tài liệu trên, có thể thấy Nguyễn Đăng Mạnh
và Vương Trí Nhàn là hai tác giả nhiều lần bày tỏ những quan niệm của mình
về thể chân dung văn học. Những quan niệm này đã chi phối rất lớn đến sáng

tác chân dung văn học của hai ông. Nếu như Nguyễn Đăng Mạnh đặc biệt
nhấn mạnh đến tính chất phê bình của chân dung văn học thì Vương Trí
Nhàn, mặt khác còn đề cập đến cả tính chất sáng tác và tính chất “kép” trong
việc dựng chân dung. Mặc dù chưa được đặt là một đối tượng nghiên cứu
chuyên sâu nhưng những ý kiến, quan niệm về thể chân dung văn học đó thực
sự là những tư liệu rất bổ ích đối với người viết khi thực hiện luận văn này.
Không chỉ vậy, với tư cách là một thể loại, chân dung văn học cũng được
đề cập đến trong một số bài viết trên các tờ báo - tạp chí (bao gồm cả báo in
và báo mạng). Các tác giả như Nguyên An, Lại Nguyên Ân, Đức Dũng, Văn
Giá… đã đề xuất những ý kiến của mình về thể CDVH trong một số bài viết
trên các tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Nhà văn, Văn học, tuần báo Văn nghệ…
Bài viết “Thể chân dung văn học từ 1986 đến nay” của tác giả Văn Giá,
đăng trên , ngày 3/9/2014. Trước khi đi vào nội
dung chính, tác giả đã đưa ra một định nghĩa về thể chân dung văn học cũng
như lý giải những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển rầm rộ của thể chân
dung văn học nói riêng và loại hình văn học phi hư cấu nói chung ở nước ta từ
năm 1986 (nhất là quãng từ năm 2000) đến nay. Tiếp đó, ông đã giúp người
đọc hình dung được diện mạo cũng như những đặc điểm cơ bản của thể văn
này trong thời kì đương đại. Ở phần “Hình dung một diện mạo” tác giả đã
trình bày về bốn vấn đề chính của thể chân dung văn học. Thứ nhất, nói về
đội ngũ người viết: theo quan sát và thống kê bước đầu, phần lớn người viết
chân dung văn học là các nhà văn, nhà báo chuyên về lĩnh vực văn nghệ, bên
cạnh đó còn là những người làm công việc phê bình văn học. Thứ hai, hình
thức công bố các tác phẩm chân dung văn học khá linh hoạt, bao gồm cả sách,


12

báo in và báo mạng (cả các trang chính thống lẫn các trang blog cá nhân).
Thứ ba, xét theo trục thời gian, phần lớn các chân dung văn học thuộc giai

đoạn từ 1986 đến nay lại ra đời chủ yếu sau năm 2000, theo sự tăng tiến dần,
càng ngày càng tăng về số lượng. Thứ tư, nếu cần phải phân loại, có thể lấy
tiêu chí tính chất nội dung của văn bản để làm căn cứ, theo đó, có ba kiểu
chân dung văn học: chân dung mang tính phê bình văn học (như của Nguyễn
Đăng Mạnh, Đỗ Lai Thúy, Phạm Xuân Nguyên, Chu Văn Sơn…), chân dung
mang tính báo chí (như của Nguyễn Quỳnh Trang, Di Li, Bình Nguyên Trang,
Trần Hoàng Thiên Kim…) và chân dung mang tính tản văn (như của Nguyễn
Quang Lập, Phạm Ngọc Tiến, Vũ Từ Trang…). Ở phần thứ hai của bài viết
tác giả đã chỉ ra năm đặc điểm cơ bản của thể chân dung văn học đương đại:
1- Quan niệm về thể chân dung văn học đã có sự thay đổi theo hướng nhấn
đậm phương diện con người thường ngày của người nghệ sĩ (bên cạnh con
người lao động nghệ thuật); 2- Sự tăng cường và công khai tính “hư cấu”,
xem nó như là thủ pháp của chân dung văn học giai đoạn này; 3- Sự suy giảm
tính phê bình trong các chân dung văn học; 4- Sự tràn lấn của tính “khẩu
văn”, ngôn ngữ thông tục (tiêu biểu là sáng tác của Nguyễn Quang Lập);
5- Sự bộc lộ ngày càng rõ rệt của tính chất “chân dung kép” trong thể văn
này. Phần cuối cùng của bài viết- “Đóng góp của thể chân dung văn học” có
thể coi như những tổng kết của Văn Giá về sự phát triển của thể loại này trong
thời kì đương đại. Theo đó, với những thành tựu đã đạt được cùng thứ ngôn
ngữ tươi mới, sống động, giọng điệu đa dạng, cá tính, riêng biệt trên một nền
chung là tinh thần trào tiếu, thân mật, thể văn này đã góp phần đáng kể vào
việc dân chủ hóa nền văn học. Không chỉ vậy, cùng với phê bình văn học, thể
chân dung văn học cũng là một tiếng nói của sự tự ý thức về văn học và nó đã
thực sự khẳng định được chỗ đứng vững chắc của mình với tư cách là một thể
loại trong nền văn học Việt Nam hiện - đương đại. Nó đã có một lịch sử của


13

chính nó, có vị trí văn học sử thực sự, không chịu thua kém bất cứ thể loại

văn học nào.
Bên cạnh đó, chân dung văn học cũng là đề tài nghiên cứu của khá nhiều
khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án:
Về khóa luận tốt nghiệp: có thể kể đến các công trình như: Chân dung
văn học của Macxim Gorky của Phạm Thị Hồng Vân, năm 2004 và Pauxtôpxki
dựng chân dung văn học của Nguyễn Thị Lan Anh, năm 2006. Cả hai khóa
luận này đều của chuyên ngành văn học Nga, trường ĐHSP Hà Nội. Hai công
trình này đều đã có những khái quát chung nhất về thể chân dung văn học
cũng như những nét đặc sắc trong nghệ thuật khắc họa chân dung của M.
Gorky và Pauxtôpxki, tuy nhiên lại chưa làm nổi bật được những đặc trưng
của chân dung văn học với tư cách là một thể loại.
Về luận văn thạc sĩ: Những công trình có liên quan đến thể chân dung
văn học mà chúng tôi thu thập được bao gồm: Vũ Bằng với thể chân dung văn
học của Nguyễn Thị Ngọc Thủy, năm 2005 và Chân dung văn học của Tô
Hoài của Lại Thị Thu Huyền, năm 2006. Hai công trình nghiên cứu này đều
của chuyên ngành Văn học Việt Nam hiện đại, trường ĐHSP Hà Nội. Bên
cạnh đó còn có thể kể đến luận văn của tác giả Vũ Thị Búp, chuyên ngành Lý
luận văn học, trường ĐHSP Hà Nội, năm 2012 với đề tài Chân dung nhà văn
qua phỏng vấn văn học của Lê Thanh và Nguyễn Ngu Í và tác giả Phan An
Na, chuyên ngành Văn học Việt Nam, trường Đại học Vinh, năm 2008 với đề
tài Đặc điểm nổi bật của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam
đương đại. Với những luận văn này, những đặc trưng của thể CDVH đã được
chú ý nghiên cứu sâu hơn, nhưng việc hình thành nên diện mạo của thể văn
này trong thời kì đương đại lại chưa được quan tâm tìm hiểu (hoặc có tìm hiểu
nhưng còn sơ sài).
Công trình nghiên cứu chuyên sâu nhất về thể chân dung văn học ở loại


14


tài liệu này là luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn của tác giả Nguyễn Quốc
Luân, trường ĐHSP Hà Nội, năm 1993 với đề tài Thể chân dung văn học từ
đầu những năm 1930 đến nay. Trong luận án này, tác giả Nguyễn Quốc Luân
đã trình bày cụ thể về nguồn gốc thể loại và sự ra đời của thể văn này ở nước
ta, “vẽ” ra lược đồ phát triển của nó ở Việt Nam từ đầu những năm 1930 đến
năm 1993, đồng thời chỉ ra ba đặc trưng cơ bản của nó: là thể văn sáng tác
thuộc loại ký văn học, bộc lộ đậm nét tính chất chủ quan của người viết và là
một dạng đặc biệt của phê bình văn học. Ông cũng đưa ra ba ví dụ cụ thể là ba
tác giả chân dung văn học xuất sắc: Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Tô Hoài để
minh chứng cho lý thuyết của mình.
Có thể thấy rằng chân dung văn học đã và đang trở thành một thể loại
hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của giới sáng tác cũng như giới
nghiên cứu - phê bình ở nước ta. Trước năm 1986, chân dung văn học đã
bước đầu được quan tâm đến với tư cách là một thể loại văn học. Từ năm
1986 đến nay, các ý kiến, quan niệm về chân dung văn học xuất hiện nhiều
hơn trước, tuy nhiên vì đây là một thể loại có tính chất “co giãn” nên việc
nghiên cứu về nó hầu như mới chỉ dừng lại ở những bài viết nhỏ lẻ trên sách,
báo- tạp chí hoặc trong Lời giới thiệu của một số tuyển tập chân dung văn
học. Các tác giả có nhiều đóng góp đối với việc nghiên cứu chân dung văn
học trong thời kì này là: Đức Dũng, Văn Giá, Nguyễn Quốc Luân, Nguyễn
Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn, trong đó luận án của Nguyễn Quốc Luân và
bài viết của Văn Giá mà người viết đã đề cập đến ở trên có thể coi là những
công trình nghiên cứu có tính chuyên sâu nhất, khái quát nhất về thể văn này.
Dưới góc độ tiếp cận của hai tác giả này, nguồn gốc thể loại cũng như những
đặc trưng cơ bản của thể chân dung văn học và sự phát triển của nó ở Việt
Nam hiện nay đã được chú ý tìm hiểu. Trong luận văn của mình, người viết sẽ
cố gắng tiến hành khảo sát, nghiên cứu một số tác phẩm cụ thể, để có thể


15


bước đầu “vẽ” ra một bức tranh khái quát nhất về diện mạo của thể văn này
trong thời kì đương đại, đồng thời cũng đặc biệt chú ý đến những phương
thức xây dựng chân dung nhà văn của một số tác giả tiêu biểu, với hy vọng có
thể góp sức mình vào việc tìm hiểu thể văn này.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm chỉ ra đặc điểm nói chung và
đặc điểm học thuật của thể chân dung văn học để từ đó thấy đóng góp của thể
này vào nền văn học dân tộc.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn tập trung tìm hiểu cảm hứng nghiên cứu trong thể chân dung
văn học.
- Tìm hiểu cảm hứng nghiên cứu, phê bình trong thể chân dung văn học
từ 1986 đến nay (qua ba tác giả: Bùi Ngọc Tấn, Hồ Anh Thái, Đỗ Lai Thúy).
Qua đó đánh giá cảm hứng nghiên cứu, phê bình của thể chân dung văn học
từ 1986 đến nay.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cảm hứng nghiên cứu, phê bình trong thể chân
dung văn học.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào giá trị khoa học của thể chân dung
văn học.
- Đối tượng khảo sát:
+ Chân dung văn học của ba tác giả: Bùi Ngọc Tấn, Hồ Anh Thái, Đỗ
Lai Thúy.
+ So sánh với chân dung văn học của các tác giả khác.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích văn bản.
- Phương pháp hệ thống – cấu trúc.



16

- Phương pháp so sánh.
- Kết hợp một số thao tác: Thống kê, phân loại, phân tích – tổng hợp,
khái quát…
7. Dự kiến đóng góp mới
- Chỉ ra cảm hứng nghiên cứu, phê bình của thể chân dung văn học từ
1986 đến nay.
- Chỉ ra phương thức biểu đạt những cảm hứng này.
- Khẳng định đóng góp của thể chân dung văn học vào đời sống văn học.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, luận văn được chia
làm ba chương như sau:
Chương 1: Thể chân dung văn học và cảm hứng nghiên cứu trong thể
chân dung văn học
Chương 2: Phẩm chất khoa học của thể chân dung văn học việt nam từ
1986 đến nay
Chương 3: Phương thức biểu đạt cảm hứng nghiên cứu, phê bình của thể
chân dung văn học từ 1986 đến nay


17

Chương 1
THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC VÀ CẢM HỨNG NGHIÊN CỨU TRONG THỂ
CHÂN DUNG VĂN HỌC
1.1. Thể chân dung văn học
1.1.1. Khái niệm
Bất cứ một vấn đề khoa học nào, việc đầu tiên cần phải xác định đó là
khái niệm. Từ khái niệm để xác định được mục tiêu và đối tượng nghiên cứu.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng. tác giả Hoàng Ngọc Hiến cho rằng
đó là “bộ đồ lề”, những công cụ phân tích và chiếm lĩnh duy lý tư liệu của
người nghiên cứu. Cả tính tư tưởng và nội dung khoa học của người nghiên
cứu đều phụ thuộc vào cách xác định những khái niệm ấy [46 - 27].
Trong từ điển thuật ngữ văn học (do Lê Bá Hân, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi chủ biên, nhà xuất bản giáo dục 1992), mục đích từ chân dung văn
học định nghĩa: chân dung văn học là thể văn học đặc thù có nhiệm vụ tương
tự như thể loại chân dung trong hội họa và điêu khắc: miêu tả diên mạo của
một con người cụ thể, có thật, sao cho truyền được thần thái sống động của
người đó, phát hiện đặc điểm riêng cá nhân, độc đáo, không lặp lại của một
nhân cách với thế giới tinh thần của nó.
Khác với hồi tưởng, ghi chép về một người cụ thể, với tư cách là một thể
loại văn học, chân dung văn học miêu tả con người cụ thể với một quan niệm
xác định về nhân cách.
Phương pháp của chân dung văn học là phương pháp của thể ký. Nó
không thiên về cốt truyện “Nhà văn phát huy sở trường về quan sát, chọn lựa
chi tiết, cử chỉ ngôn luận, kể cả tác phẩm, tư thế hồi tưởng để dựng lại bộ mặt
tinh thần của con người, sao cho truyền được thần thái sống động của người
đó” [ 22 - 38].


18

Trong luận án tiến sĩ mang tên “Thể chân dung văn học việt nam từ đầu
những năm 1930 đến nay” Nguyễn Quốc Luân có đưa ra một khái niệm lý
thuyết về chân chân dung văn học xét về thể loại như sau:
Đó là một thể văn sáng tác thuộc loại bút bý đặc biệt viết về những người
thực nhưng giàu tính tưởng tượng hư cấu để sáng tạo hình tượng nhà văn.
Đó là một thể văn mang tính chủ quan đậm nét. Nó chỉ có thể viết hay,
hay kể về những nhà văn phải là những người ít nhiều có tài năng và có

phong cách riêng - ở đây cái tôi chủ quan của người viết chân dung văn học
rất quan trọng.
Đó là một dạng đặc thù của phê bình văn học. Nhờ nó, bạn đọc hiểu
được cá tính nhà văn và thế giới nghệ thuật độc đáo của ông ta.
Có thể nói rằng trên đây là những ý kiến đáng quý và hiếm hoi về khái
niệm chân dung văn học. Những khái niệm đó đều được xác định có căn cứ
trên những tính chất cơ bản và phổ biến của thể văn này.
Như vậy ta thấy về cơ bản hai ý kiến trên có khá nhiều điểm tương đồng,
từ việc tổng hợp các ý kiến trên, theo chúng tôi: viết chân dung văn học
thường là lấy nhà văn làm đối tượng để nhận thức và mô tả, nhằm mục đích
cao nhất là tạo ra được những hình tượng nhà văn độc đáo khác nhau.
Đối tượng của thể chân dung văn học không chỉ dừng lại ở các tác giả
văn chương, mà còn đề cập đến những nhân vật nổi tiếng, những nhà nghiên
cứu thuộc nhiểu lĩnh vực khác nhau, ví dụ như: các nhà khoa học, các danh
nhân văn hóa, những nhà hoạt động xã hội nổi tiếng… Nhưng như trên đã nói,
đại đa số các nà văn thường viết về bạn văn của mình, và nhà văn nào càng có
tài, có phong cách riêng thì viết về họ càng có khả năng viết hay.
Viết thể loại chân dung văn học, thực chất cũng là một dạng sáng tác văn
học đặc biệt. Người viết được quyền hư cấu, tuy nhiên sự hư cấu chỉ ở một
mức độ nhất định chứ không thể tùy tiện, xuyên tạc hay bịa đặt. Nó cho phép


19

người viết được quyền chọn lựa, giữ lại hay chắt lọc, có khi tước bỏ, nhấn
mạnh hoặc làm nhạt một số đường nét, chi tiết. Nhất là cho phép thể hiện giới
hạn cái tôi của người viết trong mối quan hệ với đối tượng được viết, nhằm
tạo ra được một chân dung trong con mắt riêng của mình.
Chân dung văn học là một thể loại đặc thù, thuộc về loại ký văn học.
Thông qua việc tái tạo chân thực, sinh động từ diện mạo đến cá tính, từ thói

quan đến phẩm chất, tác giả tạo dựng chân dung khiến độc giả hiểu đối tượng
một cách sâu sắc hơn.
Không chỉ vì đối tượng miêu tả với những nét cá tính độc đáo, với đời
sống nội tâm phong phú là gây được sự chú ý. Sức hấp dấn của tác phẩm
thuộc thể loại này còn phụ thuộc vào tài năng của người viết chân dung.
Không có năng lực quan sát, không có kinh nghiệm sống và vốn hiểu biết
phong phú, không có tình cảm, xúc cảm chân chính, mạnh mẽ và cao đẹp thì
không thể tạo dựng được chân dung văn học và không có tài dựng chân dung.
Tức là đạt được một phẩm chất nghệ thuật nhất định thì cũng khó có thể viết
chân dung văn học được một cách thành công nhất.
Trong tác phẩm chân dung văn học, hình tượng nghệ thuật luôn được soi
sáng bởi một cái nhìn chủ quan của tác giả. Có lúc, tác giả còn trực tiếp bộc lộ
quan điểm, tư tưởng của mình. Vì vậy tác phẩm chân dung còn có thể coi là
một dạng đặc biệt của phê bình văn học.
Trên đây là những điểm tựa, là những cơ sở chính về mặt lý luận để
chúng tôi tiến hành nghiên cứu về Cảm hứng nghiên cứu, phê bình thể chân
dung văn học từ 1986 đến nay (qua ba tác giả: Bùi Ngọc Tấn, Hồ Anh Thái,
Đỗ Lai Thúy).
1.1.2. Đặc điểm
Ở trên chúng tôi đã tổng hợp một số tư liệu và các ý kiến đáng tin cậy và
có nhiều giá trị để có thể hình thành khái niệm chân dung văn học làm cơ sở


20

lý luận cho việc nghiên cứu. Cũng dựa trên cơ sở đọc và chắt lọc tài liệu, ở
phần này chúng tôi sẽ nêu ra ba đặc điểm nổi bật của thể chân dung văn học:
Đặc điểm thứ nhất: chân dung văn học là một thể văn sáng tác thuộc loại
ký văn học. Chân dung văn học là một sáng tạo nghệ thuật, viết về người thật
việc thật, về những điều mình từng biết, mình từng thấy, từng nghĩ, từng hình

dung. Cho dù có sáng tạo, hư cấu đến đâu chăng nữa thì sự hư cấu ấy vẫn
phải dựa trên cơ sở, nền tảng có thực trong đời. Phương pháp của chân dung
văn học là phương pháp của thể ký, nó không thiên về cốt truyện. Thể ký rất
gần với chân dung văn học ở hình thức trình bày khi cũng không dùng các thủ
pháp cốt truyện. Vậy nên, có thể nói chân dung văn học là một sáng tác thuộc
thể loại ký. Mặc dù, đều có cơ sở từ người thật việc thật nhưng đối tượng
khắc họa của ký chân dung đa dạng hơn của chân dung văn học. Nếu như ký
chân dung lựa chọn những con người có thật, điển hình ở một lĩnh vực nào đó
trong đời sống làm đối tượng khắc họa, thì đối tượng của chân dung văn học
chủ yếu là giới văn nghệ sĩ, nghĩa là những con người hoạt động trong lĩnh
vực văn hóa - nghệ thuật. Nếu như sự thẩm định của tác giả ký chân dung
không phải dựa trên cơ sở cảm xúc thẩm mĩ, nó mang tính cộng đồng rõ rệt và
dựa trên lập trường khen - chê rõ ràng thì chân dung văn học lại thể hiện đậm
nét tính chủ quan, cá nhân của người viết. Ở những chân dung văn học hoàn
chỉnh, người viết còn có điều kiện để mổ xẻ tâm trạng, chứ không chỉ là khắc
họa hành động của nhân vật được dựng chân dung. Hình tượng con người
trong chân dung văn học có thể hiện lên với đầy đủ tài - tật, hay - dở, tốt - xấu
chứ không phải là mẫu người nhằm minh họa cho sự tốt - xấu rõ ràng như
trong tác phẩm ký chân dung.
Bên cạnh đó chân dung văn học cũng có những mục đích, nhiệm vụ
riêng biệt của nó. Mục đích quan trọng đầu tiên của chân dung văn học là: “…
miêu tả diện mạo cụ thể của một con người có thật, sao cho truyền được thần


21

thái sống động của người đó; phát hiện đặc điểm riêng, cá nhân, độc đáo,
không lặp lại của một nhân cách với thế giới tinh thần của nó… dựng lại bộ
mặt tinh thần của một con người; thường là nhà văn, nghệ sĩ hoặc các nhà
hoạt động xã hội nổi tiếng” [20;54]. Như vậy, việc miêu tả con người trong

chân dung văn học không phải chỉ là diện mạo cụ thể, bên ngoài mà quan
trọng hơn là “bộ mặt tinh thần” của người đó. Muốn làm tốt công việc này thì
người viết chân dung không những phải hiểu được con người, tính cách của
nghệ sĩ mà còn phải “thuộc” kĩ tác phẩm của người đó nữa. Từ đó, người viết
chân dung sẽ tạo nên ấn tượng sâu đậm về một con người mà độc giả có thể
chưa hiểu rõ hoặc mới biết, đặc biệt là như giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã từng
nói: “… để nhìn thấy họ như chính họ đã hiện diện chứ không như chúng ta
tưởng tượng về họ, đó là cái nút của vấn đề” [39;12]. Không chỉ tái tạo, khắc
họa chân dung mà chân dung văn học còn có nhiệm vụ đánh giá, cắt nghĩa, lý
giải tài năng của đối tượng. Đây cũng là một thử thách đối với người viết
chân dung văn học. Ta có thể thấy khả năng này ở những chân dung về
L.Tolstoy của M.Gorki, về Balzac, Đickens của Zweig… Ở Việt Nam, các tác
giả chân dung văn học thường tìm cách lý giải tài năng của đối tượng bằng
việc thể hiện mối liên hệ giữa con người, cuộc đời của nghệ sĩ với tác phẩm
của họ. Chúng ta có thể thấy rất rõ mối liên hệ thống nhất giữa văn và người
qua những chân dung về Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Khải, Nguyễn
Tuân… của Vương Trí Nhàn hay chân dung về Xuân Diệu, Chế Lan Viên,
Quang Dũng, Nguyên Ngọc… của Nguyễn Đăng Mạnh. Cuối cùng, qua
những góc khuất, bí mật trong đời tư của người nghệ sĩ, chân dung văn học
còn cung cấp thêm những hiểu biết thú vị, quý báu cho độc giả. Không chỉ
vậy, bối cảnh văn hóa - lịch sử mà người nghệ sĩ đã sống và sáng tạo cũng
được tái hiện sống động trong nhiều chân dung văn học. Qua những trang viết
của Tô Hoài trong Cát bụi chân ai và Những gương mặt, độc giả có thể hiểu
thêm không khí căng thẳng của văn học trong thời kì cải tạo tư sản, chỉnh


22

huấn văn nghệ sĩ những năm 1956- 1957 và số phận của Đặng Đình Hưng,
Văn Cao, Nguyễn Tư Nghiêm, Hoàng Cầm, Nguyên Hồng… trong thời kì đó.

Chúng ta thêm quý trọng và thông cảm với bức chân dung về Xuân Diệu
trong Cát bụi chân ai- tác giả của những vần thơ lãng mạn về tình yêu nhưng
ngoài đời lại là một con người luôn cô đơn, suốt đời nhớ thương và chờ đợi
trong những “mối tình trai”: “Ai yêu thơ Xuân Diệu, hiểu được thơ tình não
nùng của Xuân Diệu, không phân biệt trai gái, phải thấu hiểu nỗi niềm và
duyên nợ của nhà thơ, suốt đời nhớ thương và chờ đợi. Không bao giờ sầu
não thất vọng, không bao giờ già, mãi mãi ban đầu” [25;177]. Đó quả là
những tư liệu có giá trị đối với độc giả, đồng thời cũng là một yếu tố quan
trọng tạo nên sức hấp dẫn đối với thể chân dung văn học.
Đặc điểm thứ 2: chân dung văn học là một dạng đặc biệt của phê bình
văn học. Các tác giả như Nguyễn Quốc Luân, Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí
Nhàn đều đề cập đến tính chất phê bình văn học của chân dung văn học trong
nhiều công trình của họ. Trong những tác phẩm như Nhà văn Việt Nam hiện
đại - chân dung và phong cách hay Những bài giảng về tác gia văn học Việt
Nam hiện đại, Nguyễn Đăng Mạnh đều khẳng định: ngoài đặc trưng thuộc thể
ký người thật việc thật, chân dung văn học còn là một dạng của phê bình văn
học. Theo ông, cái đích cao nhất của chân dung văn học vẫn là nhằm vào người
cầm bút, vì vậy người viết chân dung phải tìm ra được sự thống nhất (ở bề sâu,
ở bản chất tâm hồn chứ không phải ở bề ngoài) giữa văn và người của mỗi cây
bút, để từ người mà “rọi sáng” cho văn. Đây cũng chính là một biểu hiện của
tính chất phê bình trong chân dung văn học. Tác giả Vương Trí Nhàn cũng viết
trong phần Lời dẫn của cuốn Chân dung văn học: “Chân dung văn học là một
thể tài ở vào khu vực tiếp giáp giữa sáng tác và phê bình văn học” [51;5].
Trong luận án của mình, tác giả Nguyễn Quốc Luân cũng khẳng định: “chân
dung văn học là một dạng đặc biệt của phê bình văn học” [39;25].


23

Sức hấp dẫn của các chân dung văn học được tạo nên không chỉ vì những

hình ảnh sống động về nhà văn mà thể văn này khắc họa, mà còn vì qua chân
dung văn học người đọc còn có thể thấy được cái “thần” trong văn nghiệp của
những nhà văn đó. Trong thực tế các tác giả viết chân dung văn học thường
tiếp cận nhân vật của mình theo ba cách: thứ nhất là khai thác thế giới nghệ
thuật trong tác phẩm của nhà văn, từ đó mà dựng nên hình tượng của nhà văn
đó. Tác giả của những chân dung viết theo kiểu này thường là các nhà nghiên
cứu - phê bình văn học. Thứ hai là dựng chân dung nhà văn hoàn toàn từ góc
độ đời tư, thông qua những chi tiết về tính cách, đời tư của nhà văn. Thứ ba là
kết hợp cả hai cách trên, tức là xây dựng chân dung nhà văn cả từ tác phẩm và
con người ngoài đời của họ, cố gắng chỉ ra và lý giải về mối liên hệ (có thể là
thống nhất hoặc đối lập) giữa văn và người. Trong ba cách tiếp cận, khắc họa
chân dung này thì tính chất phê bình văn học thể hiện rõ nhất, trực tiếp nhất ở
cách thứ nhất và thứ ba, thể hiện gián tiếp ở cách thứ hai.
Đặc điểm thứ 3 đó là: chân dung văn học là một thể văn bộc lộ đậm nét
tính chất chủ quan của người viết. Ta thấy sáng tác văn học là một hoạt động
cá nhân cá thể. Người ta nói văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan. Vì là thể bút ký văn học nên tính chất chủ quan của chân dung văn học
bộc lộ đặc biệt đậm nét. Người viết chân dung phát huy sở trường quan sát,
lựa chọn chi tiết, cử chỉ ngôn luận, kể cả tác phẩm, hồi tưởng để dựng lại bộ
mặt tinh thần của nhà văn, người nghệ sĩ. Đặc trưng về chủ thể viết chân dung
có mối liên hệ chặt chẽ với đặc trưng về đối tượng khắc họa mà chúng tôi đã
nói ở trên. Trong chân dung văn học tính thẩm quyền của chủ thể viết chân
dung được thể hiện rất rõ nét. Về cơ bản, thể văn này đòi hỏi người viết nó
không chỉ là người có sự tiếp xúc, gần gũi với tác giả (có thể là bạn văn hoặc
người thân). Mà còn phải là người cũng tham gia vào đời sống văn học. Tính
uy tín, đáng tin cậy là một đặc điểm quan trọng của chủ thể viết chân dung.


24


Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết những chân dung đặc sắc lại là những tác
phẩm do những nhà văn tài năng, những nhà phê bình lý luận có năng khiếu
sáng tác viết về những người cùng thời, những bạn bầu của chính tác giả.
Việc quen biết, gần gũi giữa Tô Hoài với Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nguyên
Hồng… trong Cát bụi chân ai và Những gương mặt, giữa Vương Trí Nhàn
với Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Khải… trong Cây bút đời người,
giữa Nguyễn Đăng Mạnh với Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Quang Dũng…
trong Nhà văn Việt Nam hiện đại - chân dung và phong cách là một tiền đề
quan trọng, giúp cho các bức chân dung văn học của các tác giả này trở nên
hấp dẫn, thuyết phục.
1.2. Cảm hứng chi phối thể chân dung văn học
1.2.1. Cảm hứng nghệ sĩ
Văn nghệ sĩ là những người hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - nghệ
thuật. Một lĩnh vực mà ở đó cái “tài” của người nghệ sĩ rất được đề cao. Tài
năng đó có thể là năng khiếu bẩm sinh, có thể do sự chăm chỉ trau dồi mà nên.
Nhưng đa số phải là sự kết hợp hài hòa của cả hai yếu tố: cả năng khiếu, năng
lực và sự chăm chỉ trau dồi của bản thân người nghệ sĩ.
Xuất phát từ điều đó những nhà văn, người nghệ sĩ trở thành đối tượng
được dựng chân dung như một điều tất yếu. Trong thể chân dung văn học, thì
lực lượng dựng chân dung đa phần là những nhà văn, nghệ sĩ, họ viết về “ bạn
văn”, về “gương mặt”, về “nhân vật” của mình như một sự tái hiện về con
người, nhân cách, phẩm chất với những vụn vặt của đời tư cuộc sống hằng
ngày. Họ hiện lên một cách trần trụi, sống động như chính con người thường
nhật của họ. Giới sáng tác tập trung chú ý quan sát, suy ngẫm nhiều hơn
những vấn đề về số phận cá nhân và cho ra đời nhiều tác phẩm với những tìm
tòi riêng (có thể đã hoặc chưa thành công); giới phê bình lý luận và công
chúng rộng rãi cũng có xu thế đi sâu vào tìm hiểu đời sống nhà văn, tìm một


25


đường dây liên hê từ đời tư nhà văn, cá tính nhà văn sở trường và thiên kiến
nhà văn đến thế giới nghệ thuật của người được dựng chân dung.
Trong chân dung văn học, đối tượng đầu tiên được các tác giả dựng chân
dung văn học hướng tới đó chính là những nhà văn, nhà thơ, những con người
làm nghệ thuật, đa phần những con người ấy đều mang trong mình một cá
tính sáng tạo độc đáo, một chân dung hay ít nhất là một vài nét riêng biệt.
Tài năng, cá tính sáng tạo của nhà văn giống như tảng băng trôi, nó có
phần nổi, có phần chìm và cũng như vậy tài năng và cá tính của người nghệ sĩ
có phần thực và có phần vẫn còn lẩn khuất. Khả năng giao thoa giữa hai phần
này sẽ đem đến cho tác phẩm những điều hấp dẫn riêng, bản thân nhà văn còn
là một cá thể xã hội, một thực thể mang đầy cá tính, điều đó góp phần trong
việc tạo nên giá trị độc đáo, riêng biệt của mỗi người.
Không chỉ là những con người tài năng mà người nghệ sĩ còn hiện lên
trong thể chân dung văn học đương đại với tư cách là những con người của
đời thường. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự đổi mới quan niệm về con
người trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 nói chung: từ quan niệm con người
kiểu sử thi chuyển dần sang quan niệm con người thế sự, đời tư và con người
được khám phá từ cái nhìn nhiều chiều. Vì lẽ đó, nét đời thường của hình
tượng người nghệ sĩ trong các sáng tác chân dung văn học thời kì này được
thể hiện qua hai khía cạnh: thứ nhất là những vất vả, lo toan trong cuộc sống
mưu sinh và thứ hai là nét đời thường trong tính cách, lối sống, “thói tật” của
nhà văn.
Từ việc xác định được một trong những cơ sở nghiên cứu, nhằm dựng và
tái hiện chân dung của thể văn này chúng tôi nhận thấy trong ba tác giả: Bùi
Ngọc Tấn, Hồ Anh Thái, Đỗ Lai Thúy trong những tác phẩm của mình thì
cảm hứng nghệ sĩ được thể hiện và bộc lộ khá rõ nét ở hai nhà văn Bùi Ngọc
Tấn và Hồ Anh Thái. Còn trong những bài viết của Đỗ Lai Thúy, tất nhiên



×