Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Đóng góp của vũ ngọc phan trong nghiên cứu, phê bình văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.43 KB, 115 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Lê thanh huyền

đóng góp của Vũ Ngọc Phan
trong nghiên cứu, phê bình văn học

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Vinh - 2010


2

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Lý do chọn đề tài
Lịch sử vấn đề
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu


Đóng góp khoa học của luận văn
Cấu trúc của luận văn

2
3
11
11
11
12

Chương 1
VAI TRỊ CỦA LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC

1.1. Khái niệm Lý luận văn học, Lịch sử văn học và Phê bình văn học
1.2. Nghiên cứu, phê bình văn học trong mối quan hệ với sáng tác
1.3. Nhìn chung về vai trị, vị trí của Vũ Ngọc Phan đối với lý luận phê
bình Việt Nam
1.4. Tiểu kết

13
25
32
44

Chương 2
NHỮNG ĐĨNG GĨP NỔI BẬT TRONG SỰ NGHIỆP
NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA VŨ NGỌC PHAN

2.1. Vũ Ngọc Phan với việc sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian

2.2. Vũ Ngọc Phan với việc nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam
hiện đại
2.3. Phương pháp và phong cách phê bình của Vũ Ngọc Phan
2.4. Tiểu kết

46
58
65
73

Chương 3
VŨ NGỌC PHAN VÀ TÁC PHẨM NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI

3.1. Bối cảnh và diện mạo phê bình văn học Việt Nam trước 1945
3.2. Vị trí của tác phẩm Nhà văn hiện đại trong văn học Việt Nam trước
năm 1945
3.3. Những hạn chế của Nhà văn hiện đại từ góc nhìn hơm nay
3.4. Tiểu kết
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU

75
96
100
104
106
109



3
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vũ Ngọc Phan là một trong số khơng nhiều những nhà phê bình
lý luận hiện đại có trình độ chun mơn cao ở Việt Nam vào những năm
trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông là một người có ý thức rất rõ về vai
trị của cơng tác lý luận phê bình trong đời sống văn học. Vũ Ngọc Phan
được nhìn nhận như một nhà phê bình hàng đầu của văn học Việt Nam, là
một trong những người có đóng góp to lớn trong việc xây dựng nền lý luận
phê bình văn học Việt Nam hiện đại. Vì thế, nghiên cứu sự nghiệp lý luận
phê bình văn học của Vũ Ngọc Phan sẽ giúp ta hiểu hơn bức tranh lý luận
phê bình Việt Nam khoảng nửa đầu thế kỷ XX, gắn với một thời kỳ phát
triển sôi động của văn học Việt Nam hiện đại.
1.2. Những cơng trình nghiên cứu về văn học dân gian và văn học
hiện đại của Vũ Ngọc Phan đã trở thành di sản quan trọng của khoa học
nghiên cứu văn học Việt Nam cả trên phương diện lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu. Ông là một trong những tấm gương lao động khoa học hết sức
công phu, nghiêm túc và đầy tâm huyết. Những cơng trình nghiên cứu của
ơng là kết quả của một quá trình lao động sáng tạo của một bộ óc sắc sảo,
tinh tế, với phong cách và phương pháp nghiên cứu riêng. Chính vì lẽ đó,
cần thiết phải có thêm những cơng trình chun biệt, có tính hệ thống nhằm
đánh giá về vai trị, vị trí của Vũ Ngọc Phan trên lĩnh vực lý luận phê bình.
1.3. Lâu nay nhiều người vẫn chưa nhìn nhận đúng vai trị của cơng
tác lý luận phê bình văn học trong việc thúc đẩy, định hướng cho sáng tác và
tiếp nhận nói riêng, hoạt động văn học nói chung. Nghiên cứu những đóng
góp về mặt lý luận phê bình văn học của Vũ Ngọc Phan là dịp ghi nhận công
lao của ông trong sự nghiệp nghiên cứu văn học Việt Nam nói riêng, đánh
giá vai trị cơng tác lý luận phê bình trong đời sống văn học nói chung.
1.4. Gần đây, mảng lý luận phê bình đã được đưa vào giảng dạy trong
nhà trường. Việc nghiên cứu những đóng góp của lý luận phê bình trong đời

sống văn học trên cơ sở khảo sát sự nghiệp của những học giả như Vũ Ngọc


4
Phan giúp cho những người trực tiếp giảng dạy ở trường phổ thơng trung
học như chúng tơi có thêm những kiến thức bổ ích phục vụ cho cơng tác
giảng dạy văn học nói chung, giảng dạy mảng lý luận phê bình nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, nghiên cứu về Vũ Ngọc Phan với tư cách là một cây bút
phê bình hàng đầu của văn học Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng
mức. Các ý kiến đánh giá về Vũ Ngọc Phan qua các cơng trình về văn học
dân gian cũng như văn học Việt Nam hiện đại, chủ yếu là những lời ngợi
khen trước kết quả lao động nghệ thuật của nhà văn này. Vũ Ngọc Phan
không chỉ là một nhà nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian mà ơng cịn là
một chun gia lý luận phê bình văn học vào hàng những người “đi tiên
phong” trong việc ứng dụng phương pháp phê bình hiện đại vào khoa học
văn học ở Việt Nam. Những ý kiến đánh giá về Vũ Ngọc Phan có thể kể đến
những bài viết của Vũ Ngọc Khánh, Phong Lê, Trần Thị Việt Trung,
Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Ngọc Thiện… trên tạp chí chun ngành và các
cơng trình chun khảo. Có thể nhìn lịch sử vấn đề nghiên cứu Vũ Ngọc
Phan trên mấy phương diện sau đây:
2.1. Những cơng trình, bài viết về Vũ Ngọc Phan dưới dạng chân
dung văn học
Trên Báo Văn nghệ số 28 ra ngày 11/8/1987, Tơ Hồi có bài viết Anh
Phan chị Phan, ghi lại những hồi ức xúc động của mình về nhà văn Vũ
Ngọc Phan và nhà thơ Hằng Phương. Theo dịng hồi tưởng của Tơ Hồi, Vũ
Ngọc Phan là một người chân thành, ln sẵn sàng giúp đỡ những người “trẻ
tuổi” khi mới bước vào nghề. Từ việc hướng dẫn cách đọc sách cho đến việc
nhiệt tình in những tác phẩm đầu tay hoặc việc khen chê, kèm cặp tình nghĩa
và nghiêm khắc đối với các “bạn văn” của gia đình Vũ Ngọc Phan.

Trong hình dung của mình về chuyện Vũ Ngọc Phan viết Nhà văn
hiện đại, Tơ Hồi cho rằng, Vũ Ngọc Phan là một con người làm việc rất
khoa học, từ việc làm tra cứu đến việc ghi chép số liệu. Theo ý kiến của Tô


5
Hoài, Nhà văn hiện đại như một thứ từ điển văn học đã được viết một cách
công phu, mọi dẫn chứng đều được đưa ra có phương pháp và số liệu, chứng
liệu tỉ mỉ, xác đáng. Những nhận xét của Tơ Hồi về nhà văn Vũ Ngọc Phan
giúp người đọc hình dung đến hình ảnh một nhà khoa học tận tụy với cơng
việc nghiên cứu, sưu tầm và phê bình văn học xuất sắc của văn học Việt
Nam những năm đầu thế kỷ XX.
Trên Tạp chí Văn học, số 3 và 4, năm 1988, tác giả Phong Lê có bài
viết Vũ Ngọc Phan và lao động nghề nghiệp. Trong bài viết này, Phong Lê
cho rằng: “Thử hình dung suốt 60 năm, chỉ trong một tư thế cầm bút. ë tuổi
ngoài 20, dứt khoát từ bỏ mọi con đường khác để vào nghiệp văn. Và đến
tuổi 80 vẫn miệt mài “trên những trang văn”. Quý biết bao một cuộc đời lao
động, một tấm gương lao động, với đúng nghĩa vinh quan và cực nhọc của
nó. Với thứ lao động đó, ở trường độ và cường độ, có thể xếp Vũ Ngọc Phan
bên những Ngun Hồng, Xn Diệu, Nguyễn Cơng Hoan… Đó là những
cái tên rất quý và ở thời điểm hôm nay càng q – vì thứ lao động đó tạm
thời và bất thường đang đứng trước những thử thách của sự mất giá; và đang
kiên quyết chống chọi lại để giữ cái giá - giá của văn chương mà thực chất là
giá làm người” [53, 112].
Trong bài viết Học tập nhà văn Vũ Ngọc Phan đăng trên Tạp chí Văn
học số 6, năm 1992, tác giả Vũ Ngọc Khánh cho rằng: “Ngày nay, nhắc đến
Vũ Ngọc Phan, ai cũng nhớ ngay ông là một nhà nghiên cứu Văn học dân
gian có tên tuổi. Khơng hẳn chỉ vì ơng là Tổng thư ký, rồi Phó chủ tịch Hội
Văn nghệ dân gian Việt Nam, mà vì ơng là soạn giả bộ sách Tục ngữ, ca
dao, dân ca Việt Nam dày dặn. Có lẽ chưa ai có được một tác phẩm tái bản

đến lần thứ 8 trong lúc sinh thời của mình như Vũ Ngọc Phan. Ơng đã xác
định được vị trí của mình trong ngành học thuật này. Ơng là người dùng
thuật ngữ “Văn học dân gian” trước nhất, thay thế cho các thuật ngữ “Văn
chương bình dân”, “Văn chương truyền khẩu”. Ông đã kịp thời có mặt ở mọi


6
nơi, mọi lúc cần phát huy và phục vụ khoa học Folklore. Cuốn sách Qua
những trang văn cho thấy ró ý tinh thần và ý thức trách nhiệm ấy” [25, 36].
Tạp chí Văn học, số 1, năm 1993, có đăng bài viết Vũ Ngọc Phan
trong nghiên cứu văn học theo đặc trưng thể loại và phong cách của tác giả
Nguyễn Ngọc Thiện. Trong bài viết này, Nguyễn Ngọc Thiện đã đánh giá rất
cao những đóng góp của Vũ Ngọc Phan: “Ngay từ những ngày đầu bước vào
nghề văn với tư cách là nhà nghiên cứu, phê bình văn học, trong quan niệm
học thuật của mình, Vũ Ngọc Phan đã đặc biệt chú trọng đến cái đặc thù của
lao động viết văn; đặc trưng từng thể loại văn chương; bản sắc dân tộc của
văn chương mỗi nước; lối đi riêng, nét đặc thù của phong cách nhà văn có
chân tài. Sau hết, ông nhận rõ, cuối cùng văn chương hiện diện với đương
thời cũng như lưu lại cho đời sau bằng tác phẩm của nó. “Thứ văn chương
bã mía” – nói theo cách Vũ Ngọc Phan, là một điều bất hạnh cho người đời.
Hướng vươn tới là những “áng văn bất hủ”, “đến được sự tận thiện, tận mỹ”,
như một thứ quả quý, như sự kết tinh “phô diễn những cái mình quý nhất,
những cái mình yêu nhất, những cái mình ham thích nhất, say sưa nhất trong
trí não mình lên tờ giấy trắng” [59, 39].
Trong bài viết Nhà văn hiện đại một thành tựu lớn của phê bình văn
học Việt Nam trước 1945 đăng trên Tạp chí Văn học, số 5, năm 1994, tác giả
Trần Thị Việt Trung cho rằng, “Vũ Ngọc Phan là một trong số rất ít nhà phê
bình hiện đại có trình độ chun mơn cao ở nước ta thời kỳ trước năm 1945.
Ơng là người có ý thức hết sức rõ ràng về vai trò, trách nhiệm của một nhà
phê bình văn học, đồng thời là một người có trình độ lý thuyết vững vàng và

có phương pháp phê bình bài bản nhất. Cơng trình phê bình này của ơng
thực sự là một cơng trình khoa học có giá trị... Ơng là người “phát hiện” ra
tốc độ phát triển cực kỳ nhanh chóng của văn học Việt Nam trong giai đoạn
lịch sử này” [68,14]. Đồng thời Trần Thị Việt Trung cũng cho rằng, “Vũ
Ngọc Phan đã xác định rõ phương pháp của mình, cũng như những cơ sở lý
thuyết mà mình lấy làm điểm tựa. Ơng “hoan nghênh cái lý thuyết phê bình


7
Brunetière về luật tiến hóa” nhưng lại phê phán tính “độc đoán, thiên vị” của
tác giả lý thuyết này trong cơng việc phê bình. Vì vậy ơng chủ trương dùng
“một phương pháp tổng hợp”, phù hợp với “hoàn cảnh văn học” và “trình độ
trí thức của dân tộc”. Ơng làm việc “theo phương pháp khoa học và căn cứ
vào những bằng chứng xác thực để phê bình, sự khen chê không bao giờ vu
vơ cả” [68, 14].
Trong bài viết Những năm 40 không quên, in trong Vũ Ngọc Phan –
tác phẩm, tác giả Bùi Hiển cho rằng, Vũ Ngọc Phan đã phải đọc hàng chục
ngàn trang sách đương thời và cả những “nhà văn thời mới có quốc ngữ”.
Ơng đọc rất kỹ và phê bình, tự chịu trách nhiệm trước những trang phê bình
của mình. Theo Bùi Hiển, Vũ Ngọc Phan là người làm việc có một phương
pháp t duy quán xuyến trong sự thẩm định và đưa ra những nhận xét sắc sảo.
Khi phê bình một tác giả nào đấy, ơng ln tạo được sự c©n bằng, dù rất yêu
mến ngợi khen, ông cũng không quên phê phán những trang viết “hơi đá
giọng trào lộng và khinh bạc, nhưng lại rất tầm thường về hành văn và về ý
kiến cùng tư tưởng”. Khi phê bình, “lời lẽ ơng bình tĩnh khiêm nhường, nó
khơng gây ấn tượng có ý dìm ai, mà chỉ cốt cùng nhau tìm ra một cách viết
đạt hiệu quả hơn”...
Có thể nói rằng, những ý kiến trên đây về Vũ Ngọc Phan đều dành
những tình cảm sâu sắc đối với cơng lao, ®ãng gãp của Vũ Ngọc Phan, nhà
nghiên cứu phê bình văn học hàng đầu của văn học Việt Nam. Đây là những

nhận xét thỏa đáng của những người cùng thời với nhà văn hoặc là những
chuyên gia nghiên cứu lý luận văn học ở Việt Nam, nên có thể đem đến cho
chúng tơi sự hình dung một cách rõ ràng nhất về chân dung của nhà nghiên
cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan.
2.2. Những cơng trình, bài viết về sự nghiệp phê bình nghiên cứu văn
học của Vũ Ngọc Phan
Theo thống kê chưa đầy đủ, những cơng trình nghiên cứu, dịch thuật
và lý luận phê bình của Vũ Ngọc Phan bao gồm: Châu đảo (dịch, 1932),


8
Aivanhô (dịch, 1932-1933), Trên đường nghệ thuật (1940), Nhà văn hiện
đại, 4 tập, từ 1942 đến 1945, Người Xô viết chúng tôi (dịch, 1954), Tục ngữ
cao dao dân ca Việt Nam 1956) tái bản 13 lần, Qua những trang văn (1976),
Những năm tháng ấy (hồi ký, 1987), Vũ Ngọc Phan - tác phẩm (5 tập, 2001).
Tập 1, tập hợp những bài Phê bình, Tiểu luận viết trong khoảng thời gian từ
1960 đến 1975; Thi sĩ trung nam (Biên khảo); Chuyện Hà Nội (Bút ký);
Những cuộc đàm luận về văn chương ở Hà Nội; Những thức ăn cố hữu của
Hà Nội. Tập 2, Những năm tháng ấy (Hồi Ký); Những trận đánh Pháp
1858-1884 tập nhất. Tập 3, Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam. Tập 4, Nhà
văn hiện đại (Phê bình văn học - quyển nhất); Nhà văn hiện đại (Phê bình
văn học - quyển hai); Nhà văn hiện đại (Phê bình văn học - quyển ba). Tập
5, Các tiểu thuyết gia (tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết
luân lý, tiểu thuyết truyền kỳ, tiểu thuyết phóng sự, tiểu thuyết hoạt kê); Nhà
văn hiện đại (Phê bình văn học - quyển tư - Tập hạ), tiểu thuyết tả chân, tiểu
thuyết xã hội, tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết trinh thám);...
Trong bài Đóng góp quan trong của Vũ Ngọc Phan vào văn học sử
nước nhà, in trong Vũ Ngọc Phan – tác phẩm, tác giả Huy Cận cho rằng, Vũ
Ngọc Phan rất đáng quý về nhiều mặt, về bằng cấp, ơng là một trong những
người có bằng tú tài Tây sớm nhất ở nước ta nhưng ông không đi làm cho

chính quyền thuộc địa lúc bấy giờ mà chọn con đường làm báo, viết văn với
hồi bão góp phần bồi đắp cho sự nghiệp văn hóa nước nhà. Một trong
những đóng góp quan trọng của Vũ Ngọc Phan đối với văn học nước nhà
chính là những cơng trình nghiên cứu phê bình, trong đó Nhà văn hiện đại
được xem là cơng trình nghiên cứu phê bình văn học lớn. Đây là một “bộ
Văn học sử qua những tác giả và tác phẩm cụ thể của một giai đoạn phát
triển quan trọng của nền văn học Việt Nam. Nếu khơng có bộ sách Nhà văn
hiện đại sẽ khó mà tìm hiểu sâu sắc, cặn kẽ và sinh động về một giai đoạn
văn học với bấy nhiêu tác giả và tác phẩm.
Nhà văn Thiếu Mai đánh giá công lao của Vũ Ngọc Phan trong bài
viết Nhà văn Vũ Ngọc Phan với lớp trẻ. Theo hồi ức của Thiếu Mai, hình


9
dung về Vũ Ngọc Phan là một nhà khoa học nghiêm khắc trong công việc
nhưng lại hết sức chân thành trong việc dìu dắt các đồng nghiệp trẻ khi mới
vào nghề. Vũ Ngọc Phan “giống như bậc cha chú đã động viên, dìu dắt”
Thiếu Mai vào nghề khi trong những ngày đầu non nớt và thiếu quyết tâm. Về
tác phẩm Nhà văn hiện đại, Thiếu Mai cho rằng, đây là một cơng trình phê
bình dài hơi cơng phu đầu tiên, có tính bao qt, viết có phương pháp riêng,
và đáng q nhất là với một thái độ cơng bình nhất quán từ đầu đến cuối.
Và hơn hết thảy là tình cảm sâu nặng của những người thân trong gia
đình nhà văn, Vũ Tun Hồng với những hình dung về Bàn viết của cha
(thơ), Người cha của chúng tôi. Theo hồi ức của Giáo sư Vũ Tun Hồng,
ngồi những tình cảm xúc động về một người cha đáng kính cịn có những
nhận định về cơng việc và đóng góp của Vũ Ngọc Phan trong sự nghiệp
nghiên cứu phê bình văn học. Về tác phẩm Nhà văn hiện đại, Vũ Tuyên
Hoàng cho rằng, “Ngày nay nhìn lại, khối lượng tập phê bình đồ sộ như thế
thật đáng ngạc nhiên, vì cơng sức lao động của một người trong một thời
gian không dài” (lúc ấy Vũ Ngọc Phan 36 tuổi) [53, 93].

Những học giả là những nhà nghiên cứu và cũng là những người bạn
tri âm của Vũ Ngọc Phan đã dành nhiều tình cảm chân thành cũng như
những đánh giá cơng bằng về q trình lao động nghệ thuật và những đóng
góp của Vũ Ngọc Phan. Qua những bài viết, những công trình nghiên cứu về
Vũ Ngọc Phan, chúng ta có dịp hình dung rõ hơn về con người suốt một đời
tâm huyết với văn chương.
Tác giả Phong Lê có bài viết Hơn nửa thế kỷ lao động không mệt mỏi,
lời mở đầu của Hội thảo khoa học nhân 90 năm ngày sinh của Vũ Ngọc
Phan. Trong cách nhìn nhận của Phong Lê, Vũ Ngọc Phan vừa là nhà nghiên
cứu, phê bình văn học hiện đại, nhà nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian,
nhà báo, nhà dịch thuật, nhà văn. Tác giả Phong Lê nhấn mạnh “về vị trí mở
đầu của hai bộ sách mà tác giả (Vũ Ngọc Phan) là người khai phá, là một mở
đầu rất đặc biệt, vì tầm vóc lớn của nó, vì khả năng tổng hợp của nó – qua đó
thấy tác giả khơng chỉ là người gắn bó tâm huyết với nghề, mà cịn là người


10
có tác phong chu đáo, cẩn trọng và có trách nhiệm rất cao với nghề” [53,
101]. Với tác phẩm Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, tác giả Phong Lê
cho rằng, những thao tác cần thiết cho việc biên soạn bộ sách này thật sự là
công phu, tỉ mỉ, tuân thủ những kỷ luật nghiêm khắc của lao động khoa học,
mà sức một người, như nhiều thế hệ sau này đều khó lịng kham nổi.
Trần Quốc Vượng với bài viết Đóng góp của Vũ Ngọc Phan vào nền
văn học dân gian Việt Nam, in trong Vũ Ngọc Phan – tác phẩm có nhận
định, cùng với nhà nghiên cứu lý luận văn học dân gian Cao Huy Đỉnh, ngay
từ những năm 1968, nhà văn Vũ Ngọc Phan đã đề xướng lên phương pháp
sưu tầm tổng hợp về văn nghệ dân gian: đối chiếu, so sánh, sưu tầm các
khảo dị của văn học dân gian nước ta với thế giới. Trần Quốc Vượng cho
rằng, cho đến nay, Tục ngữ - ca dao - dân ca Việt Nam là một trong những
tác phẩm lớn nhất trong văn nghiệp của Vũ Ngọc Phan, và cũng là một trong

những đóng góp lớn nhất cho nÒn văn học dân gian nước nhà.
Tác giả Phan Đăng Nhật đã tóm tắt đóng góp của Vũ Ngọc Phan đối
với văn học Việt Nam trong phần kết luận của bài viết Từ “Nhà văn hiện
đại” đến “Tục ngữ cao dao dân ca Việt Nam”, khi ông cho rằng, trong mấy
chục năm cuối đời, Vũ Ngọc Phan tuy có đóng góp về nhiều mặt nhưng đã
dành hẳn tình cảm, sự tin yêu, tri thức, và trí tuệ cho văn học nghệ thuật dân
gian, văn hóa dân gian, và đứng ở vị trí của văn hóa dân gian để cất lên tiếng
nói hịa vào bản giao hưởng chung của đất nước, dân tộc, của khoa học và
văn hóa nghệ thuật.
Trong bài viết Vũ Ngọc Phan với tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tác
giả Bùi Xn Bào cho rằng, cơng trình phê bình quan trọng của Vũ Ngọc
Phan, nhân đề Nhà văn hiện đại là một kho chỉ dẫn về văn học nước nhà ta
nửa đầu thế kỷ XX. Ông phân loại tiểu thuyết theo thể loại, trong từng thể
loại ông nghiên cứu những nhà văn tiêu biểu nhất... cách phân loại này có
cái lợi thực tế là làm nổi bật lên được xu hướng chính của mỗi nhà tiểu
thuyết. Nhưng có phần độc đoán đối với những tác giả viết thành công ở
nhiều thể loại.


11
Nguyễn Xn Kính - Hồ Việt Quang với cơng trình viết chung Vũ
Ngọc Phan và việc sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu tục ngữ ca dao, in trong
Vũ Ngọc Phan – tác phẩm, (tập 5, xuất bản năm 2000) đã cho rằng, với một
cuộc đời lao động không mệt mỏi Vũ Ngọc Phan đã để lại cho sự nghiệp
nghiên cứu văn hóa dân gian nói chung, tục ngữ ca dao dân ca nói riêng
những cơng trình sưu tầm nghiên cứu rất quý báu. Cũng như một số nhà
khoa học cùng thế hệ, bên cạnh những thành cơng, ơng cũng khó tránh khỏi
những hạn chế của một thời. Nhưng nhìn chung, những cống hiến của Vũ
Ngọc Phan trong lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ ca dao dân ca là rất
đáng trân trọng, và ông cũng để lại cho hậu thế những kinh nghiệp hết sức

bổ ích, góp phần thúc đẩy những bước đi lên của khoa học nghiên cứu văn
học dân gian Việt Nam...
Ngồi ra cịn nhiều những ý kiến rải rác trên các báo, tạp chí và cơng
trình chuyên khảo viết về tác giả Vũ Ngọc Phan và những đóng góp của ơng
trên các phương diện dịch thuật, khảo cứu, nghiên cứu và lý luận phê bình
văn học một chúng tơi khơng có điều kiện tiếp xúc và chắn rằng những nhận
định về Vũ Ngọc Phan sẽ chưa thực sự đầy đủ.
Nhìn chung, những ý kiến đánh giá về công lao của Vũ Ngọc Phan
đối với nền văn học nước nhà là tương đối thống nhất. Trong đó, nhiều ý
kiến cho rằng, Vũ Ngọc Phan là một trong những người đã có cơng lớn trong
việc đặt nền móng cũng như đi tiên phong trong sự nghiệp nghiên cứu, phê
bình văn học Việt Nam hiện đại cũng như văn học dân gian. Ơng được xem
là nhà phê bình văn học có tư duy hiện đại, sắc sảo và tinh tế trong nhận
định những sáng tác của các nhà văn những năm trước 1945. Từ những
cơng trình khảo cứu, nghiên cứu và phê bình của Vũ Ngọc Phan, chúng ta có
thể hình dùng về chân dung người làm cơng tác khoa học văn học - và cũng
là một công việc rất quan trọng trong việc làm phong phú đời sống văn học,
góp phần thúc đẩy sự phát triển văn học của một đất nước. Có thể nói,
nghiên cứu về Vũ Ngọc Phan hầu như mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá riêng


12
rẽ những thành tựu của ông trong nghiên cứu về văn học dân gian và các nhà
văn hiện đại Việt Nam. Trên thực tế vẫn cịn thiếu những cơng trình chun
biệt, có tính hệ thống để đánh giá cơng lao của Vũ Ngọc Phan trong nền lý
luận phê bình văn học Việt Nam hiện đại.
Từ những ý kiến trên, chóng tơi lựa chọn đề tài Đóng góp của Vũ
Ngọc Phan trong nghiên cứu phê bình văn học làm đề tài cho luận văn.Việc
làm này vừa góp phần nhận rõ chân giá trị của một loại hình lao động đặc
biệt, hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình văn học, vừa nhìn nhận một

cách sáng rõ hơn đóng góp của Vũ Ngọc Phan với tư cách là một trong
những cây bút phê bình hàng đầu của Việt Nam.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đóng góp của Vũ Ngọc Phan trên phương
diện nghiên cứu, phê bình văn học qua các cơng trình của ơng về văn học
dân gian, văn học hiện đại Việt Nam.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát: Những cơng trình nghiên cứu, lý luận
phê bình của Vũ Ngọc Phan: Vũ Ngọc Phan - Tác phẩm (Tái bản - 2000), 5
tập, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (Tái bản 1978), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu như
phương pháp cấu trúc - hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp tiểu
sử, phương pháp phân tích - tổng hợp.
Cùng với việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu trên, luận văn
còn sử dụng các thao thác cụ thể như khảo sát, thống kê, phân loại, so sánh,
khái quát, đánh giá.
5. Đóng góp khoa học của luận văn
Luận văn là cơng trình chun biệt, nghiên cứu tồn diện về những
đóng góp của Vũ Ngọc Phan đối với phê bình nghiên cứu văn học Việt Nam.
Luận văn có thể làm tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến công tác


13
lý luận phê bình văn học nói chung, sự nghiệp và cơng lao đóng góp của nhà
nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nói riêng.
6. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1. Vai trị của lý luận phê bình trong đời sống văn học
Chương 2. Những đóng góp nổi bật trong sự nghiệp nghiên cứu, phê bình

văn học của Vũ Ngọc Phan
Chương 3. Vũ Ngọc Phan và tác phẩm Nhà văn hiện đại


14
Chương 1
VAI TRỊ CỦA LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC
1.1. Khái niệm Lý luận văn học, Lịch sử văn học và Phê bình văn học
1.1.1. Khái niệm lý luận văn học
Lâu nay vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về vai trò, chức năng
cũng như bản chất của một số chuyên ngành nghiên cứu văn học, và ngày
nay việc định danh chúng vẫn còn đang được thảo luận. Về mối quan hệ
giữa Lý luận văn học, Lịch sử văn học và Phê bình văn học, có thể nói là rất
khó phân định, bởi chúng có chung một đối tượng nghiên cứu là văn học.
Ngay cả công cụ và phương pháp nghiên cứu thì hầu như cũng chưa được
phân chia một cách rạch ròi.
Lý luận văn học là “bộ mơn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết
khái quát. Lý luận văn học nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức
năng xã hội - thẩm mỹ của nó, đồng thời xác định phương pháp luận và các
phương pháp phân tích văn học. Có thể tập hợp các vấn đề được nghiên cứu
bởi lý luận văn học vào ba nhóm chính: 1) Lý thuyết về tính đặc trưng của
văn học như một hoạt động sáng tạo tinh thần của con người (các khái niệm
chính ở đây là: tính hình tượng, tính nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ, các thuộc
tính xã hội của văn học, các nguyên tắc đánh giá sáng tác văn học nói
chung); 2) Lý thuyết về cấu trúc tác phẩm văn học (các khái niệm chính: đề
tài, chủ đề, nhân vật, tính cách, cảm hứng, cốt truyện, kết cấu, các vấn đề
phong cách học (tu từ học), ngôn ngữ, luật thơ, thi học lý thuyết); 3) Lý
thuyết về quá trình văn học (các khái niệm chính: phong cách, các loại và
các thể văn học, các trào lưu, khuynh hướng văn học, quá trình văn học nói
chung)” [2, 194-195].

Có thể hiểu lý luận văn học bao gồm công việc của nhà nghiên cứu
văn học khi nghiên cứu các khuynh hướng, trào lưu và các phong cách văn
học khác nhau. Bởi để nhận diện những vấn đề này, người nghiên cứu phải
xuất phát từ những tác giả, tác phẩm, trào lưu sáng tác, khuynh hướng văn
học cụ thể hoặc những hiện tượng văn học đương diễn ra trong đời sống.


15
Tác giả Trương Đăng Dung cho rằng, trong giới nghiên cứu lý luận
văn học trên thế giới đang có ba quan niệm khác nhau sau đây về vị trí và
chức năng của lý luận văn học. Quan niệm thứ nhất, có mỹ học văn học bên
cạnh lý luận văn học nhưng khác với lý luận văn học, nó khơng nghiên cứu
bằng phương pháp quy nạp chuyên ngành mà nghiên cứu trong mối liên hệ
với lý luận nghệ thuật nói chung. Ở quan niệm thứ hai, khơng có mỹ học văn
học, chỉ có lý luận văn học như là siêu khoa học, nó nghiên cứu những khái
niệm được đặt ra từ hoạt động nghiên cứu thực nghiệm (như nghiên cứu lịch
sử văn học, phong cách học, thi pháp…) và những khái niệm đó được lý
luận văn học nghiên cứu hệ thống của những khái niệm chung nhất. Và quan
niệm thứ ba, coi lý luận văn học là lý luận khoa học, đối tượng nghiên cứu
của nó khơng phải là bản thân văn học mà là chính khoa học văn học. Như là
“siêu khoa học của khoa học văn học, lý luận văn học nghiên cứu những vấn
đề thuộc về phương pháp luận của khoa học văn học” [9, 28].
Trong sự phát triển của khoa học xã hội ngày nay, việc làm sáng rõ vị
trí và chức năng của lý luận văn học trong hệ thống khoa nghiên cứu văn học
là một cơng việc cần thiết. Bởi vì, xét cho cùng sự phát triển của tư duy khoa
học đòi hỏi phải phân biệt ranh giới giữa các ngành nghiên cứu, cho dù
chúng đều nằm trong một hệ thống khoa học thống nhất, có chung một đối
tượng nghiên cứu như khoa học văn học. Lý luận văn học cùng với lịch sử
văn học và phê bình văn học tạo nên một hệ thống khoa học trong đó mỗi
ngành nghiên cứu vừa có mối liên hệ gắn bó với nhau nhưng đồng thời lại

vẫn có sự độc lập về đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Quá trình xác
định nhiệm vụ và chức năng của mỗi ngành khoa học xảy ra không phải do
sự thiên vị hẹp hòi mà là do nhu cầu phát triển nội tại của khoa học, q
trình đó gắn liền với sự phát triển chung của khoa học văn học. Do bao gồm
nhiều ngành khoa học, khoa nghiên cứu văn học còn được gọi là các khoa
học văn học. Các khoa học văn học này không phải ngay từ khởi đầu đã tạo
được một hệ thống nghiên cứu thống nhất với những cố gắng nhằm kết hợp


16
các kết quả của những ngành khoa học giáp ranh. ở giai đoạn mới hình
thành, khoa học văn học chưa phân định rạch ròi ranh giới giữa các ngành
nghiên cứu, thậm chí quá coi trọng lĩnh vực này mà xem nhẹ lĩnh vực kia,
hoặc là đồng nhất một số lĩnh vực như trong trường hợp lý luận văn học và
phê bình văn học thế kỷ XIX.
Nhà lý luận văn học người Ba Lan Henryk Markiewicz, đã chia khoa
học văn học làm ba lĩnh vực chính: 1) Lịch sử văn học (gồm nghiên cứu lịch
sử văn học, phê bình văn bản, văn học dân gian, văn học so sánh). 2) Lý luận
văn học (gồm nghiên cứu thi pháp, trong khuôn khổ đó nghiên cứu phong
cách học, thi học và lý luận thể loại). 3) Siêu khoa học văn học (gồm nghiên
cứu phương pháp luận của khoa học văn học và văn bản học). Điều đáng chú
ý ở đây là Markiewicz đã tách lý luận văn học ra khỏi siêu khoa học văn
học, theo ông lý luận văn học không nghiên cứu những vấn đề phương pháp
luận. Đây là quan điểm của nhiều nhà lý luận hiện nay trên thế giới, tuy
nhiên nhiều người không đồng nhất với ý kiến của Markiewicz.
Lý luận văn học vừa nghiên cứu các phạm trù và nguyên lý văn
chương lại vừa là siêu khoa học của khoa học văn học, lấy chính khoa văn
học làm đối tượng nghiên cứu. Trong nghĩa hẹp nhất, lý luận văn học nghiên
cứu điều kiện tồn tại của tác phẩm văn học (tức là những mối liên quan bên
ngồi mang tính cố định, gồm sự ra đời và điều kiện ra đời của tác phẩm);

nghiên cứu những quy luật thuộc về cấu trúc (tức là cấu trúc bên trong tác
phẩm, gồm tư tưởng nghệ thuật, hành động, cốt truyện, mâu thuẫn, tình
cảm); nghiên cứu phương thức tồn tại và những hình thức xuất hiện khác của
tác phẩm văn học (tức là thể loại và sự khác nhau giữa các thể loại); nghiên
cứu tiến trình văn học (tức là các giai đoạn, trào lưu, trường phái của văn
học); nghiên cứu chất liệu xây dựng tác phẩm (tức là ngôn ngữ văn học); và
cuối cùng là nghiên cứu hệ thống lôgic cùng những vấn đề phương pháp
luận của khoa học văn học. Trong nghĩa rộng nhất thì tất cả các bài nghiên
cứu lý luận xuất hiện trong hệ thống khoa nghiên cứu văn học đều thuộc về
lý luận văn học.


17
Nói như vậy cũng có nghĩa là phạm trù khoa học mà lý luận văn học
quan tâm rất rộng, bao hàm những vấn đề ngoại diên và nội hàm của thuật
ngữ “tác phẩm văn học”. Và thực tế cho thấy, lý luận văn học đang đảm
trách những nhiệm vụ nặng nề của công tác nghiên cứu văn học. Từ những
công trình nghiên cứu có tính chất lý luận của văn học đến những cơng trình
nghiên cứu có tính chất chun sâu về nguyên lý của văn chương đã bao
hàm lý luận văn học.
Lý luận văn học được hiểu là: “Một mặt là hoạt động sáng tác, một
nghệ thuật, một mặt khác, nếu như không phải là khoa học với đúng nghĩa
của nó, thì đó cũng là một loại nhận thức, một hoạt động trí tuệ. Cố nhiên, đã
có những ý đồ khơng thừa nhận sự khác biệt đó. Ví dụ người ta đã từng
khẳng định là chỉ có người nào sáng tác văn học mới có khả năng hiểu được
nó, là khơng thể nghiên cứu Pope nếu chưa tự mình làm được những bài anh
hùng, hay hiểu bi kịch Elizabeth nếu chưa viết được một vở kịch thơ trước
đó” [74, 12]. Đồng thời, có thể hiểu, lý luận văn học theo nghĩa rộng nhất là
những cơng trình nghiên cứu về văn học nói chung. Ở đây khơng hạn chế
khơng gian hoạt động của lý luận văn học trong việc nghiên cứu những vấn

đề liên quan xung quanh tác phẩm văn học, bản thân tác phẩm và tác giả văn
học, tiến trình văn học, phong trào và khuynh hướng sáng tác... Còn theo
nghĩa hẹp, lý luận văn học là một chuyên ngành chuyên nghiên cứu những
vấn đề thuộc về nguyên lý, lý thuyết văn học trên mức độ khái quát nhất.
1.1.2. Khái niệm lịch sử văn học
Lịch sử văn học (tiếng Pháp: histoire litteraire) là một bộ môn của
khoa nghiên cứu văn học, bao gồm nghiên cứu quy luật sinh thành và phát
triển của các hiện tượng và quá trình văn học diễn ra trong những điều kiện
xã hội – lịch sử nhất định, chẳng hạn, tác phẩm, tác giả, thể loại, trào lưu,
các giai đoạn đã qua của nền văn học dân tộc. Người ta cũng viết lịch sử văn
học khu vực (như lịch sử văn học Mỹ La-tinh...) nhưng bao giờ đó cũng là sự
tổng hợp lịch sử văn học của các dân tộc. Hướng vào đối tượng chủ yếu là


18
phương diện sinh thành của các hiện tượng văn học, lịch sử văn học còn chú ý
cả đến sự phân đoạn (như lịch sử văn học thời Lý – Trần), sự phân dòng (như
chủ nghĩa hiện thực phê phán ở Việt Nam, lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc,...)
hoặc kết hợp cả hai (như thơ Đường, tiểu thuyết Việt Nam hiện đại,...). Ngồi
ra, tiếp nhận văn học cũng có lịch sử của nó. Chẳng hạn lịch sử tiếp nhận
Ham-let, Đơn Ki-hơ-tê, lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều. Bên cạnh lịch sử vĩ mơ
như lịch sử văn học dân tộc, cịn có lịch sử văn học vi mô như lịch sử sáng tạo
tác phẩm cụ thể, lịch sử văn bản,... “Thông qua việc tái tạo diện mạo cá biệt
những hiện tượng văn học cụ thể trong quá trình phát triển lịch sử, lịch sử văn
học lý giải, làm sáng tỏ bản chất cũng như quy luật vận động của các hiện
tượng ấy, tìm hiểu ý nghĩa của chúng đối với đời sống xã hội, xác định xem
chúng có đóng góp gì mới về tư tưởng – nghệ thuật” [2, 181].
Tính liên ngành trong nghiên cứu văn học đã làm cho lý luận văn học,
lịch sử văn học và phê bình văn học nằm trong mối tương quan về đối
tượng. Nếu lý luận văn học giải quyết những vấn đề thuộc về lý thuyết thì

lịch sử văn học quan tâm đến tính q trình của văn học, gắn liền với các
hiện tượng văn học là vấn đề thời gian, diễn tiến, là trước sau trên trục thời
gian lịch sử.
1.1.3. Khái niệm phê bình văn học
Một nền văn học phát triển không thể thiếu một hoạt động có tính
chất đặc thù, đấy là hoạt động phê bình văn học. Đây là một hoạt động đặc
biệt, xuất hiện khi trong xã hội có nhu cầu nhận thức về giá trị của văn học
mang “tính chuẩn mực”. Phê bình văn học chỉ tồn tại và phát triển khi và chỉ
khi bản thân hoạt động đó mang lại cho con người những nhận thức có tính
định hướng thẩm mỹ. Phê bình văn học được hiểu là “sự phán đốn, bình
phẩm, đánh giá và giải thích tác phẩm văn học, đồng thời kèm theo việc
phán đốn, bình luận, giải thích, đánh giá những hiện tượng đời sống mà tác
phẩm nói tới. Phê bình văn học được coi như hoạt động tác động trong đời
sống văn học, đồng thời cịn được coi như một bộ mơn ưu tiên soi rọi những


19
quá trình, những chuyển động đang xảy ra trong văn học hiện thời, khảo sát
các sản phẩm xuất bản và báo chí, phản xạ với các hiện tượng văn học, với
sự cảm thụ văn học của công chúng. Ngay khi bàn về di sản văn học quá
khứ, nhà phê bình cũng chủ yếu xuất phát từ các nhiệm vụ xã hội và thẩm
mỹ của hiện tại” [2, 259].
Nói như vậy, phê bình trước hết là một cơng việc giúp cho hoạt động
văn học trở nên “sn sẻ” hơn. Nó vừa là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm
sự phát triển của văn học, lại vừa là nhân tố xã hội “sống” được nhờ tham
gia vào các hoạt động văn học. Hoạt động phê bình có lẽ xuất hiện đồng thời
với hoạt động sáng tác văn học và “giám sát” hoạt động sáng tác không chỉ
trong hiện tại đương thời mà cả trong quá khứ. Nhưng đồng thời, hoạt động
phê bình lại có khả năng định hướng cho hoạt động sáng tác.
Phê bình văn học là việc phân tích đánh giá đối với tác giả, tác phẩm,

trường phái, trào lưu văn học theo một quan điểm lý luận nhất định và một
chuẩn mực thẩm mỹ nhất định. Phê bình văn học phát triển và đi sâu hơn
theo với sự phồn vinh của sáng tác văn học. Ngược lại, nó có tác dụng thúc
đẩy đối với sáng tác văn học. Đồng thời cũng nêu lên tiêu chuẩn phê bình,
theo đó được hiểu là thước đo để đánh giá tính tư tưởng và tính nghệ thuật
của tác giả văn nghệ. Tiêu chuẩn phê bình bao gồm hai phương diện: Tiêu
chuẩn tư tưởng và tiêu chuẩn nghệ thuật. Hai phương diện này có liên quan
với nhau, được hình thành dần dần trong thực tiễn phê bình và diễn biến
khơng ngừng theo sự thay đổi của thời đại và sự phát triển của hoạt động
sáng tác. Thời đại khác nhau, giai cấp khác nhau, có tiêu chuẩn phê bình
khác nhau. Cùng một giai cấp nhưng trong thời kỳ lịch sử khác nhau cũng có
những yêu cầu khác nhau đối với tiêu chuẩn phê bình. Đấy là chưa nói đến
kiểu phê bình phục vụ mục đích chính trị đơn giản nào đấy, khơng mang tính
thẩm mỹ hoặc khoa học.
Với đặc trưng của một bộ môn khoa học đặc thù, phê bình văn học có
thể trở thành văn học, tức là nghệ thuật ngơn từ. Phê bình nghệ thuật nói


20
chung khó có thể làm được điều này. Phê bình âm nhạc không bao giờ trở
thành âm nhạc, bản thân sản phẩm phê bình điện ảnh khơng thể trở thành
một tác phẩm điện ảnh... Tuy nhiên, không phải tất cả các dạng “viết lách”
thuộc phạm vi phê bình văn học nghệ thuật đều được coi là văn học. Chỉ một
số ít trang viết, cơng trình đạt tới tính nghệ thuật cao về ngôn từ thẩm mỹ,
bộc lộ một phong cách độc đáo, có một cái nhìn sắc sảo, có chủ kiến mới có
thể trở thành văn học. Như chúng ta đang nói tới một ví dụ cụ thể là tác
phẩm Nhà văn hiện đại, nó được coi là một tác phẩm văn học và đồng thời
tác giả Vũ Ngọc Phan cũng được coi là một nhà văn. Xét về mặt lịch sử của
phê bình văn học, có thể thấy rằng, những phán đốn phê bình hầu như xuất
hiện đồng thời với sự xuất hiện của văn học, ban đầu với tư cách là những ý

kiến của các độc giả quan trọng, hiểu biết nhất; khơng ít trường hợp các độc
giả này cũng là người sáng tác văn học. Ngay khi đã được tách ra thành một
loại công việc văn học, phê bình văn học trong suốt nhiều thời đại vẫn chỉ
giữa một vai trò “ứng dụng” khiêm nhường - vai trò của sự đánh giá khái
quát về các tác phẩm, giới thiệu tác phẩm với bạn đọc, khích lệ hoặc chỉ
trích tác giả. Chỉ với sự phát triển của văn học, mục tiêu, tính chất của phê
bình văn học mới trở nên phức tạp địi hỏi chính phê bình phải được phân
nhánh đa dạng.
Bản thân các bài phê bình có giá trị đã mang trong nó tính khoa học,
trong nhận thức cũng như trong cách trình bày. Khơng thể coi là một sản
phẩm phê bình tốt nếu những nhận định (thường là mang tính chủ quan) lại
thiếu tính khoa học, nghĩa là không xác đáng. Nhưng đặc trưng cơ bản của
một sản phẩm phê bình khơng phụ thuộc những chuẩn mực của một cơng
trình khoa học, nó là sản phẩm của cảm thụ chủ quan, tùy thuộc vào cảm
xúc, trực giác và hoàn cảnh tiếp nhận cụ thể. Nếu yêu cầu làm lại trong một
hoàn cảnh khác sẽ là một thách thức khơng dễ vượt qua. Bởi nó khơng có
một quy trình bắt buộc như khi tiến hành một cơng trình nghiên cứu khoa
học bình thường khác.



×