Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tiểu luận môn tâm lý học thần kinh rối loạn stress cấp tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NV TP.HCM

KHOA TÂM LÝ HỌC
Nhóm 4 – VB2K03
∞∞ ||∞∞

ĐỀ TÀI

RỐI LOẠN STRESS CẤP TÍNH
(ACUTE STRESS DISORDER)
Môn Tâm Lý Học Thần Kinh
Giảng Viên: BS. Phan Thiệu Xuân Giang

TP.HCM, tháng 1 năm 2016


Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4 – VB2K03
Họ và tên:

MSSV:

1. Trần Minh Phú

1466160061

2. Lê Hữu Sơn


1466160073

3. Nguyễn Tiến Đạt

1466160008

4. Nguyễn Thị Phương Dung

1466160011

5. Nguyễn Đức Quỳnh Lam

1466160033

6. Phạm Trung Tín

1466160014

7. Nguyễn Thị Bích Trâm

1466160093

8. Trương Tố Trinh

1466160100

9. Lê Thanh Điền

1466160118


10. Trần Cúc Hoan

1466160026

11. Trịnh Thị Kim Ngân

1466160045

2


Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

MỤC LỤC
KẾT LUẬN......................................................................................................................................................28
Tài liệu tham khảo:...........................................................................................................................................29

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, bên cạnh cuộc sống đang ngày càng hiện đại, tiện dụng
hơn, con người cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thương đau đến từ những trận thiên tai,
những cuộc khủng bố, những cuộc chiến tranh, những vụ tai nạn giao thông… Con người
hằng ngày phải đối mặt với rất nhiều áp lực công việc, cuộc sống khi kinh tế ngày càng khó
khăn, nhưng giá cả cứ tiếp tục leo thang. Công nghệ hiện đại ra đời đã dần kéo con người rời
xa những mối quan hệ, những hoạt động vui chơi, sinh hoạt lành mạnh cùng nhau. Nên ta
cũng dễ hiểu vì sao đang càng ngày càng có nhiều người có nhiều biểu hiện của những chứng
rối loạn về tâm lý, thần kinh. Theo thống kê của tổ chức WHO, mỗi năm có khoảng 1 triệu
người tự tử và có xu hướng ngày càng gia tăng.
Số người mắc bệnh trầm cảm đang ngày càng tăng cao trên toàn thế giới. Trong đó

nguyên nhân do stress vì áp lực công việc, học hành, xung đột trong gia đình, tại nơi làm
việc… chiếm tỷ lệ khá cao.
Stress có nhiều dạng với nhiều mức độ và triệu chứng khác nhau, nhưng nguy hiểm
nhất là stress cấp tính (acute stress disorder, viết tắt là ASD) vì có thể dẫn đến nguy cơ tử
vong nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Stress cấp tính được hiểu là phản ứng bất
thường đối với các sự kiện gây stress mang tính nhất thời, xảy ra đột ngột, bất ngờ như là mất
đi người thân, mối quan hệ thân thiết bị cắt đứt, bị tai nạn, bị tấn công cơ thể hay bị lạm dụng
tình dục, phải đối mặt thông tin bệnh lý không thể chữa trị... Đáp ứng của cơ thể đặc biệt là
cảm xúc mang tính chất nặng nề hơn so với stress thông thường vì có thể có các biểu hiện
hoảng loạn, phân ly hay lo âu lan tỏa.
Trong đề tài này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu cụ thể các nội dung liên quan của
chứng rối loạn stress cấp tính như: các triệu chứng chẩn đoán, cơ chế bệnh sinh các biện pháp
can thiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện không cho phép (thời gian có hạn, không có điều kiện
nghiên cứu, quan sát, đánh giá thực tế tại các cơ sở khám chữa bệnh...) đề tài sẽ còn nhiều
thiếu sót và sơ xài. Nhóm chúng tôi xin được trình bày một số nội dung tiêu biểu mà chúng
tôi tìm hiểu được. Và rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn đề tài
này.

3


Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

I.

Triệu chứng chẩn đoán
Khi có stress cấp, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng phân ly. Các bệnh nhân này
có sự giảm đáp ứng cảm xúc, họ không thể có được cảm giác vui vẻ như trước đây mà luôn

có cảm giác tội lỗi trong cuộc sống hàng ngày, họ khó tập trung chú ý, cảm giác sống không
thật, có thể quên các sự kiện của chấn thương (quên phân ly). Bệnh nhân có cảm giác tăng
báo động với kích thích chấn thương, họ khó ngủ, hay cáu gắt, khó tập trung chú ý, tăng cảnh
giác, hoảng hốt quá mức, kích thích vận động.
Phản ứng stress cấp rất hay có trầm cảm đi kèm, khi đó phải đặt thêm chẩn đoán trầm
cảm bên cạnh phản ứng stress cấp.
1. Tiêu chuẩn chẩn đoán phản ứng stress cấp
1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán phản ứng stress cấp theo DSM-IV (sổ tay hướng dẫn chẩn
đoán bệnh tâm thần)
A. Bệnh nhân bị phơi nhiễm với sự kiện gây sang chấn, nghĩa là:
− Đã trải nghiệm, chứng kiến hay đối mặt với một hay nhiều sự kiện gây sang chấn, các sự
kiện đó có liên quan đến cái chết thực sự hay đe doạ sự sống; các thương tổn nghiêm
trọng hay đe doạ gây thương tổn cho bản thân hoặc người khác
− Khi phải trải qua, chứng kiến hay đối mặt với các sự kiện gây sang chấn đó phản ứng của
bệnh nhân là: sự khiếp sợ, bất lực hay ghê rợn
B. Cả trong khi trải nghiệm hay sau khi trải qua các sự kiện gây sang chấn đó, bệnh nhân có
3 hay nhiều hơn các triệu chứng có tính chất phân ly như sau:
− Người bệnh có cảm giác chủ quan là bị tê cóng, tách rời thực tại, hoặc không có đáp ứng
cảm xúc
− Giảm khả năng nhận biết môi trường xung quanh (trở nên đê mê, sững sờ)
− Tri giác sai thực tại
− Giải thể nhân cách
− Quên phân ly (không thể nhớ lại được một khía cạnh quan trọng nào đó của sang chấn)
C. Sự kiện gây sang chấn thường xuyên được trải nghiệm lại bởi một trong các hiện tượng
sau:
Các ý nghĩ, các hình ảnh xuất hiện bắt buộc; các giấc mơ, ảo tưởng, các cảnh hồi tưởng
lại quá khứ; cảm giác đang sống lại với trải nghiệm sang chấn hoặc cảm giác đau khổ khi có
các sự kiện gợi lại sang chấn cũ

4



Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

D. Né tránh rõ rệt với các kích thích làm bệnh nhân nhớ lại sang chấn (các ý nghĩ, các cảm
giác, các câu chuyện, các hoạt động, các nơi chốn hay những người có liên quan đến
sang chấn cũ)
E. Có các triệu chứng lo âu, tăng kích thích rõ rệt (khó ngủ, dễ cáu giận, khó tập trung chú
ý, tăng cảm giác, tăng phản ứng giật mình, bồn chồn bất an...)
F. Các rối loạn này biểu hiện rõ rệt trên lâm sàng hoặc gây tật chứng về xã hội nghề nghiệp,
hay các lĩnh vực hoạt động quan trọng khác; gây giảm khả năng thực thi một số nhiệm vụ
(ví như trình bày với người thân về các trải nghiệm sang chấn của mình để có được sự trợ
giúp cần thiết hay sự quan tâm của họ).
G. Các rối loạn này kéo dài từ 2 ngày đến tối đa 4 tuần và xuất hiện trong phạm vi 4 tuần
sau sang chấn.
H. Các rối loạn này không phải là hậu quả trực tiếp của các chất ma tuý, các thuốc; cũng
không phải do các bệnh nội khoa gây ra; không đủ để chẩn đoán rối loạn loạn thần ngắn,
và không phải là sự tăng hoạt các rối loạn nhân cách có sẵn.
1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán Stress cấp theo ICD-10 (Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10)
A. Bệnh nhân phải tiếp xúc với một tác nhân gây stress đặc biệt về mặt tâm thần hoặc cơ thể
B. Sự tiếp cận với tác nhân gây stress được nối tiếp bởi sự khởi phát ngay lập tức của các
triệu chứng (trong vòng một giờ)
C. Có hai nhóm triệu chứng phản ứng stress cấp được phân bậc như sau:
F43.00 Nhẹ: chỉ có tiêu chuẩn (1) dưới đây được đáp ứng
F43.01 Trung bình: Tiêu chuẩn (1) được đáp ứng và có hai triệu chứng bất kỳ của tiêu
chuẩn (2)
F43.02 Nặng: hoặc là tiêu chuẩn (1) được đáp ứng và có 4 triệu chứng bất kỳ của tiêu
chuẩn (2) hoặc có sự sững sờ phân ly

Tiêu chuẩn (1) gồm:
(a) Khó khăn trong kiểm soát lo lắng
(b) Lo lắng kết hợp với 3 trong 6 triệu chứng sau ( trẻ em, chỉ cần một)
(+) Tình trạng bồn chồn, căng thẳng, bực dọc
(+) Dễ bị mệt
(+) Khó tập trung hay đầu trống rỗng
(+) Kích thích
(+) Căng cơ
(+) Rối lọan giấc ngủ (khó vào giấc ngủ hay dễ thức giấc, ngủ vật vã )
(c) Lo lắng không giới hạn các đặc tính của các rối lọan của trục I
Tiêu chuẩn (2) gồm:
(a) Cách ly khỏi những giao tiếp xã hội được mong đợi
(b) Thu hẹp sự chú ý
(c) Rối loạn sự định hướng rõ
(d) Cáu giận hoặc xâm phạm bằng lời
(e) Tuyệt vọng hoặc không có hy vọng
(f) Tăng hoạt động không có mục đích hoặc thích hợp
5


Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

(g) Buồn rầu quá mức hoặc không kiểm soát được (được đánh giá theo các chuẩn
mực văn hoá của địa phương)
D. Nếu tác nhân gây stress chỉ nhất thời hoặc có thể làm mất đi, các triệu chứng này phải
bắt đầu giảm sau không quá 8 giờ. Nếu sự tiếp xúc với tác nhân gây stress tiếp diễn các
triệu chứng này phải bắt đầu giảm sau không quá 48 giờ
E. Tiêu chuẩn loại trừ được sử dụng nhất: phản ứng này phải xảy ra khi không có đồng thời

bất cứ một rối loạn tâm thần hoặc hành vi khác trong ICD - 10 (rối loạn lo âu lan tỏa) và
mục F60 (các rối loạn nhân cách) và cách thời điểm kết thúc của một giai đoạn bị bất kỳ
rối loạn tâm thần và hành vi nào khác hơn 3 tháng
Có sự khác biệt về tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn stress cấp giữa ICD.10 và DSM.IV về
thời gian xuất hiện và tồn tại các triệu chứng. ICD.10 quy định rằng: các triệu chứng xuất
hiện vài phút hoặc vài giờ sau khi có tác động của kích thích hay sự kiện gây stress rồi biến
mất trong vòng 2 - 3 ngày.
2. Chẩn đoán phân biệt
− Nếu trường hợp có stress nhưng không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là phản ứng stress cấp
thì áp dụng với rối loạn sự thích ứng.
− Giả bệnh: liên quan đến các tình huống về tài chính, tòa án, vụ lợi,...
Khái quát triệu chứng rối loạn stress cấp tính mà ta có thể quan sát được như là hồi hộp,
lo âu, tiết nhiều mồ hôi, rung, mặt đỏ bừng hoặc tái xanh, chết đứng, gia tăng hoặc giảm hoạt
động bình thường… Các cơ chế phòng vệ gia tăng và nhiều lúc không bình thường. Bệnh
nhân có thể tránh nói hoặc nghĩ tình huống stress và tránh các vấn đề nhắc đến tình huống
này, bệnh nhân cảm thấy các sự kiện chưa xảy ra thực tế (cơ chế phòng vệ từ chối). Những
đáp ứng bất thường như chạy khỏi nơi tiếp xúc thông tin gây stress (nơi bị tai nạn, thảm
họa…), có hành vi thiếu kiềm chế thường là gây hấn, kích động quá độ, sử dụng nhiều chất
kích thích để có thể giúp quên đi sự kiện gây stress, đa số là sử dụng nhiều rượu. Đôi khi
bệnh nhân có những hành động gây nguy hại cho bản thân (cơ chế phòng vệ chuyển dạng cơ
thể như là cắt mạch máu, tự làm đau bản thân...)
II. Cơ chế bệnh sinh
Như chúng ta đã biết, tác nhân gây stress (stressor) là một sự kiện kích thích từ bên trong
hoặc từ bên ngoài. Điều này đặt ra yêu cầu đòi hỏi sinh vật phải có một đáp ứng thích nghi
nào đó. Đáp ứng có thể bao gồm một tổ hợp các phản ứng đa dạng: nhận thức - sinh lý- cảm
xúc - ứng xử.
Đối với rối loạn stress cấp tính tác nhân gây stress mang tính cấp diễn, bất ngờ như là
người thân chết đột ngột, phá sản, thảm họa, bệnh nan y…, thường tác nhân gây stress từ bên
ngoài được gọi là sự căng thẳng (strain), chúng có kiểu khởi phát và kết thúc thực sự rõ ràng.
Nó làm cho sức chống đỡ của nhân cách đôi khi nhận thức tình huống là nguy hiểm và không

có biện pháp chống đỡ nổi, thường là chạy trốn tránh đối mặt với vấn đề dẫn đến các rối loạn
6


Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

tâm sinh lý trong cơ thể. Vấn đề cơ thể đáp ứng với stress có vai trò quan trọng trong việc tìm
hiều cơ chế bệnh sinh của rối loạn do stress nhất là rối loạn stress cấp tính.
Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát quá trình đáp ứng khẩn cấp và hội chứng đáp
ứng chung, sau đó sẽ đi sâu phân tích cơ chế bệnh sinh rối loạn stress cấp tính thông qua quá
trình đáp ứng sinh học tổng hợp của cơ thể đối với stress.
1.
Phản ứng khẩn cấp
Bộ não con người nguyên thủy xuất hiện như là trung tâm cho hành động hiệu quả, vì nó
đáp ứng linh hoạt, mau lẹ, tự động với sự thay đổi đòi hỏi của môi trường xung quanh.
Những đáp ứng này của cơ thể diễn ra khi một mối đe dọa từ bên ngoài được con người tri
giác thấy, việc đánh giá mức độ nguy hiểm của tình huống tùy thuộc vào sự nhận thức của
mỗi cá nhân, nhận thức này nằm ở vỏ não (Cerebal cortex). Đây được xem là cơ chế phòng
vệ tự nhiên, khi đó sẽ xuất hiện một trình tự được khởi phát từ các dây thần kinh và các tuyến
nội tiết nhằm chuẩn bị cho cơ thể chống lại, chiến đấu hoặc bỏ chạy để bảo toàn tính mạng.
Đáp ứng kép này với stress là hội chứng “chống trả hay bỏ chạy” [1]. Trung tâm của đáp ứng
nguyên thủy trên là vùng dưới đồi (Hypothalamus-là một cấu trúc thuộc não trung gian nằm
quanh não thất ba và nằm chính giữa hệ thống viền [2]), còn gọi là trung tâm stress là vì nó
kiểm soát hệ thần kinh tự chủ (the atonotic nervous system- là các hệ nội tại, không theo ý
muốn hay còn gọi là hệ thần kinh thực vật) và hoạt hóa tuyến yên (nơi các thông tin hoặc
kích thích hoặc ức chế việc giải phóng các hormon khác, thường được gọi là “ người nhạc
trưởng” vì nó điều khiển hầu hết tuyến nội tiết khác).
Trong tình huống stress gây ra nguy hiểm thì cơ thể có sự biến đổi nhanh chóng; nhịp

thở trở nên nhanh và sâu hơn, giãn phế quản, nhịp tim gia tăng và tăng co bóp tim, tăng huyết
áp. Hệ thần kinh tự chủ phát các tín hiệu đến các hệ khác làm chúng ngừng hoạt động như hệ
thống tiêu hóa (đóng các cơ vòng hậu môn, giảm máu ở ruột, dạ dày…) và giảm hoạt động
như hệ miễn dịch. Giãn đồng tử để thông nhận thông tin tốt hơn “ nhìn rõ kẻ thù”, tăng tiết
mồ hôi, trương lực cơ để cho phản ứng nhanh và mạnh hơn do máu cung cấp cho cơ bắp lớn
hơn bình thường. Việc phản ứng sống còn này ưu tiên hơn những phản ứng khác trong cơ
thể, tất cả nguồn lực, năng lượng cơ thể tập trung vào cơ chế phòng vệ tự nhiên. Tất cả chức
năng sinh lý này điều có tính chất xây dựng để đảm bảo sự sống còn trong hoàn cảnh bị đe
dọa. Khi vừa thoát khỏi sự nguy hiểm, tim ta vẫn đập mạnh, đánh trống ngực, mồ hôi tiết ra
nhiều và có cảm giác bồn chồn, lo lắng.
Trong cuộc sống hiện đại có nhiều sự khác biệt to lớn của cơ thể đối với đáp ứng này.
Nhiều lúc, hội chứng “chống trả hay bỏ chạy” không điều kiện diễn ra không đúng chỗ, đúng
lúc hoặc kéo dài quá mức. Từ chỗ là hiện tượng stress cơ thể có thể chuyển sang stress tâm
lý, dẫn đến những cơn sợ hãi, căng thẳng lo âu hoặc là phấn khích quá độ. Như trình bày ở
trên, cơ thể mất rất nhiều năng lượng cho đáp ứng này, đồng thời lại tăng huyết áp, tăng
7


Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

cholesterol vào máu gây sơ vữa động mạch, tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm gây
ảnh hưởng xấu đến thành mạch, rối loạn tuần hoàn, làm tăng nguy cơ đột tử. Từ một phản
ứng giúp cơ thể sống sót, nhưng việc sử dụng không hợp lý của cơ thể lại trở thành một tác
nhân gây hại cho cơ thể, dẫn đến rối loạn stress cấp tính, thậm chí phải trả giá bằng cả sinh
mạng.

Hình: Những con đường sinh lý trong hội chứng “chiến đấu hay bỏ chạy”


(1)
(2)

Hội chứng “chống trả hay bỏ chạy” (fight or flight): trình tự các hoạt tính nội tại chuẩn bị cho cơ thể chiến đấu hoặc
bỏ chạy được phát khởi nếu phải đối mặt với mối đe dọa ( năm 1920, nhà sinh học Walter Cannon đã phác họa).
Hệ viền (Limbic system): bao gồm những phần vỏ có nguồn gốc thực vật, các cấu trúc dưới vỏ liên quan và các
đường dẫn truyền nối kết với gian não, cuống não. Nó đóng vai trò quan trọng sự sống còn và tính liên tục của loài.

8


Rối loạn stress cấp tính

2.

Nhóm 4 – VB2K03

Hình: Phản ứng “ Chiến đấu hay bỏ chạy” của cơ thể
Hội chứng thích ứng chung (GAS: The General Adaptation Syndrome) [3]
9


Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

Hội chứng thích ứng chung được Hans Selye, nhà nội tiết học người Canada phác họa.
Vào năm 1956, ông báo cáo về nghiên cứu những đáp ứng phức tạp của súc vật với các tác
nhân gây thương tổn. Các tác nhân gây stress làm phát khởi cùng một phản ứng toàn thân,
còn được gọi là đáp ứng chung của cơ thể. Đòi hỏi cơ thể phải duy trì tính toàn vẹn tổng thể

và sự thoải mái bằng cách phục hồi thế cân bằng (cân bằng nội tại- homeostasis). Stress được
quan niệm như là trạng thái bên trong về mặt lý thuyết. Nó bao gồm ba giai đoạn: phản ứng
báo động, giai đoạn đề kháng và giai đoạn kiệt sức.
2.1. Phản ứng báo động
Trong giai đoạn phản ứng báo động, hoạt động tâm lý được tăng cường, nổi bật là các
quá trình tập trung chú ý, ghi nhớ và tư duy. Về các chức năng sinh lý cơ thể thì hệ thần kinh
giao cảm được tăng cường hoạt động, làm tăng nhịp thở, tăng huyết áp, tăng nhịp tim và tăng
trương cơ bắp… Giống với phản ứng cơ thể trong hội chứng “chiến đấu hay bỏ chạy”. Giai
đoạn này xảy ra nhanh từ vài phút đến vài giờ. Nếu yếu tố stress quá mạnh, quá dữ dội, quá
nhanh thường là stress cấp tính, có thể làm cho bệnh nhân chết trong giai đoạn này. Nếu vượt
qua được, các phản ứng ban đầu chuyển sang giai đoạn đề kháng.
2.2. Giai đoạn đề kháng
Trong giai đoạn đề kháng thì sức chống đỡ của cơ thể tăng lên, cơ thể có thể làm chủ
stress. Sự tự vệ được kích tích chống lại các tác nhân gây stress được duy trì và nhằm phục
hồi cơ thể, các chức năng tâm sinh lý trở lại hoạt động bình thường. Ngược lại, nếu sức đề
kháng cơ thể không thể chống lại tác nhân gây stress thì cơ thể sẽ chuyển sang giai đoạn kiệt
sức.
2.3. Giai đoạn kiệt sức
Cơ thể bị kiệt sức nếu tiếp xúc kéo dài với tác nhân gây stress quá mạnh, quá nhanh. Sự
thích ứng sẽ bị phá vỡ, các phản ứng báo động ban đầu lại xuất hiện, gây ra những hậu quả
nặng nề cho cơ thể và không thể nào đảo ngược, trải nghiệm cảm xúc tiêu cực thường là trầm
nhược. Con người trở nên đau ốm và thậm chí là có thể chết trong giai đoạn này.

(3)

GAS: Kiểu các cơ chế không đặc hiệu của cơ thể được hoạt hóa nhằm đáp ứng với mối đe dọa liên tục bởi hầu như
bất cứ một tác nhân gây stress nghiêm trọng nào.

Bảng khái quát hóa hội chứng thích ứng chung.


10


Rối loạn stress cấp tính

Giai đoạn 1: Phản ứng

Nhóm 4 – VB2K03

Giai đoạn 2: Đề kháng

Giai đoạn 3: Kiệt sức

- Vỏ thượng thận to ra.

- Vỏ thượng thận co lại.

- Hệ lympho[4] to ra.

- Các hạch lympho trở lại
bình thường.

- Các cấu trúc lympho to
ra và rối loại.

báo động

- Đáp ứng với tác nhân gây
stress đặc hiệu.
- Tăng nồng độ hormon

- Giải phóng epinephrine,
đồng thời gia tăng đáp ứng
các tác động tiêu cực.
- Dễ nhạy cảm hơn các
cường độ gia tăng của tác

- nồng độ hormon duy trì
ổn định.
- Đánh thức sinh lý ở mức
cao.
- Tác động đối trọng của
nhánh đối giao cảm trong
hệ thần kinh tự chủ.
- Chịu được tác nhân gây
stress.

- Tăng cường nồng độ
hormon.
- Tiêu kiệt các hormon
tích ứng.
- Giảm sức chống đỡ tác
nhân gây stress bên trong
và bên ngoài.
- Trải nghiệm các cảm
xúc tiêu cực thường gây
trầm nhược.
- Đau ốm, có thể chết.

nhân gây stress.
Dễ lâm vào tình trạng đau

ốm.
3. Tổng hợp tiến trình đáp ứng sinh học đối với stress
Khi một hay nhiều giác quan nhận thông tin về stress thì vỏ não có nhiệm vụ đánh giá
tình huống stress đó có nguy hiểm hay không. Việc đánh giá được thực hiện bởi các chức
năng cảm xúc, trí tuệ hay là sự trải nghiệm stress riêng đối với từng cá nhân. Một tình huống
gây ra nỗi buồn cấp như phá sản, người thân chết… cho một cá nhân này lại có thể là chuyện
bình thường cho cá nhân khác. Đánh giá một tác nhân gây stress sẽ quyết định sự trải nghiệm
có ý thức và quyết định sự thành công trong việc đáp ứng những đòi hỏi của nó.
3.1. Hệ viền (Limbic system)
Nhận thức tình huống stress gây nguy hiểm phụ thuộc khá nhiều vào cảm xúc của chủ
(4)

Hệ lympho: bao gồm nhiều tiểu quần thể khác nhau, khác biệt về chức năng, về sản phẩm protein nhưng không
phân biệt được về hình thái. Chức năng đáp ứng miễn dịch thu được, đó là tính đặc hiệu và tính nhớ miễn dịch.

thể. Những trải nghiệm cảm xúc đa phần thuộc hệ thống hệ viền. Cấu trúc hệ viền bao gồm
các phần chính là vùng hải mã (hippocampus), hạch hạnh nhân (amygdala), đồi thị (thalamus
– nằm ở dưới đại não và phía trên vùng hạ đồi, là trạm trung chuyển của tất cả các đường
cảm giác, ngoại trừ khứu giác), vùng dưới đồi và vỏ não viền (limbic cortex).
11


Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

Hình: Cấu trúc hệ viền
Hải mã có vai trò quan trọng trong ghi và gợi lại trí nhớ và rất nhạy cảm với stress. Khi
tiếp xúc với stress mà cơ thể cho là nguy hiểm có thể làm thay đổi chức năng của hải mã,
thay đổi bản chất và chức năng giữ và gợi lại thông tin, thay đổi khả năng ghi lại một số kiểu

thông tin nhận thức liên kết với vùng vỏ não. Trong một số trường hợp stress mãn tính hay
stress cấp tính có thể làm teo vùng hải mã gây khó khăn trong việc ghi nhớ và giữ lại thông
tin (giải thích hiện tượng suy giảm trí nhớ khi bị stress mãn và cấp tính). Trong khi đó hạch
hạnh nhân lại gia tăng kích cỡ, mà hạch hạnh nhân là trung tâm lưu trữ ký ức về nỗi sợ hãi,
những cảm xúc tiêu cực (những người có thời thơ ấu đã từng có biến cố phải đối mặt nỗi sợ
hãi, nguy hiểm như bị bắt cóc, chứng kiến người thân mất… càng gia tăng phản ứng với
stress). Những thông tin khẩn cấp được đồi thị gửi thẳng đến hạch hạnh nhân, cấu trúc này
tra cứu những dữ liệu thuộc hãi mã nằm sát bên cạnh và gửi mệnh lệnh đến các cơ quan khác
trong cơ thể (gửi thông tin vùng hạ đồi hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm). Khi phát đi những
tín hiệu khẩn trương này thì hạch hạnh nhân không cần phải tham khảo ý kiến của vỏ não
(phân tích, tư duy nhằm đề nghị những phản ứng thích hợp với tình huống stress). Chính vì lý
do này, khi xúc động sợ hãi trở nên quan trọng thì mọi suy nghĩ điều bị vô hiệu hóa hay nói
cách khác là vỏ não không tham gia vào hoạt động này. Trong tâm trí luôn tràn ngập nỗi sợ,

12


Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

lo lắng, làm mất đi khả năng nhận thức môi trường xung quanh, tách rời thực tại hay rối loạn
phân ly... Đây được xem là triệu chứng của rối loạn stress cấp tính.

Hình: Hạch hạnh nhân và hồi hãi mã
3.2. Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm

Hình: Sơ đồ tổ chức hệ thần kinh
Sự hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm xảy ra phổ biến dưới tác động của stress kể cả stress
cấp tính. Hệ thần kinh giao cảm được kích hoạt từ việc nhận thông tin từ vùng hạ đồi. Hoạt

động của hệ thần kinh này nhằm để cho cơ thể chuẩn bị một cách mạnh mẽ để “chiến đấu hay
bỏ chạy”. Được thể hiện qua tỷ lệ, lực co bóp ở tim tăng nhằm cung cấp máu đến cơ bắp, gia
tăng nhịp thở và giản nở phế quản làm tăng trao đổi khí, để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa
mạnh mẽ của cơ thể. Trong khi đó làm co lại các mạch máu ở ruột để làm chậm hấp thu thức
ăn. Các mạch máu ở da sẽ co lại nên sắc mặt trở nên tái xanh, để nếu có bị thương cũng sẽ ít
13


Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

mất máu. Huyết áp tăng và tăng tiết mồ hôi để cho cơ thể có thể thoát nhiệt khi cơ thể ở nhiệt
độ cao. Các chức năng không cần thiết cho đáp ứng sống còn sẽ bị ngưng lại như là hệ tiêu
hóa giảm đi: nhu động ruột chậm lại, cơ vòng đường ống tiêu hóa và cả bàng quang sẽ chặt
lại để giảm tối đa hóa sự bài tiết các chất cặn bã. Cơ chế tự động này đáp ứng với các yếu tố
stress tâm lý lẫn stress vật lý là như nhau, không có sự khác biệt. Nếu cơ thể luôn đặt trong
tình huống phải đối phó stress thì cơ thể thường xuyên hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm, việc
này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể vì mất cân bằng nội môi. Gia tăng hoạt động hệ
thần kinh giao cảm sẽ làm giảm hoặc ngừng hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm, mà hệ
phó giao cảm lại có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể trở lại trạng thái bình thường.
Sự mất cân bằng này đặt cơ thể vào trạng thái nguy hiểm, nếu mất cân bằng kéo dài làm cho
cơ thể không còn khả năng chống đỡ với stress, hậu quả có thể dẫn đến cái chết.
Hệ thần kinh giao cảm tiết ra chất norepinephrine (viết tắt NE, còn gọi là noradrenalin)
trong khi nổi giận, bực tức và tiết ra chất epinephrine (viết tắt là E, hay còn gọi là adrenaline)
đối với lo hãi, xúc động, nhưng đa phần là tiết ra chất norepinephrine. Chúng được tiết thông
qua nhận tín hiệu từ vùng dưới đồi. Nhờ các chất này mà năng lực con người được tăng thêm,
nhưng việc tiết quá nhiều gây nguy hại cho cơ thể. Trong khi đó, hệ thần kinh phó giao cảm
tiết ra chất Acetylcholine[5] (ACh). Chất ACh có tác dụng trung hòa, kìm hãm hai chất dẫn
truyền thần kinh trên. Trong rối loạn stress cấp tính, trạng thái con người thường có tâm trạng

lo hãi cao độ hoặc là hưng phấn mất kiểm soát, nguyên nhân là do hai chất dẫn truyền thần
kinh do hệ giao cảm tiết ra quá nhiều áp đảo chất ACh của hệ đối giao cảm, dẫn đến mất cân
bằng nội môi.

(5)

Acetylcholine: chất dẫn truyền thần kinh được phát hiện đầu tiên ,chất này được tiết ra nhiều vùng trong cơ thể,
được tổng hộ từ hai chất choline và acetylcoenzyme. Chức năng chủ yếu là tăng cường trí nhớ, phục hồi ký ức và
học hỏi. Ngoài ra, nó còn chữa một số bệnh như là cao huyết áp, co thắt khí quản…

14


Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

Hình: Hệ thống norepinephrine

Hình: Hệ thống acetylcholine
15


Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

Hình: Hệ thần kinh tự quản
16



Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

3.3. Tủy thượng thận[6]
Sự hoạt hóa của hệ giao cảm diễn ra ngắn mà cơ thể cần sự duy trì sự hoạt động này cho
nên hệ giao cảm kích hoạt tủy thượng thận để gia tăng đáp ứng với stress. Ở tuỷ thượng thận,
sự kích thích này đi kèm là phóng thích đồng thời Adrenalin và noradrenalin trực tiếp vào
máu và tác động đến các cơ quan đích. Tác động của hai chất hormon này rất giống với sự
hoạt hóa hệ giao cảm, chúng củng cố và kéo dài sinh lý cho hệ giao cảm trong việc thúc đẩy
phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy. Tác động sinh lý của E và NE kéo dài hơn hệ thần kinh giao
cảm vì nó thông qua hai con đường thần kinh và hóa học. E và NE phân hủy chậm trong hệ
tuần hoàn cho nên khả năng tác động của nó kéo dài khoảng một tiếng hoặc hơn nữa, gấp
mười lần tác động hệ giao cảm. Sự phóng thích đồng thời hai chất catechcholamine (E và
NE) gây báo động về tâm lý và cơ thể gây cho cơ thể có cảm giác lo lắng, sợ hãi, đáp ứng
quá mức, thường có trong giai đoạn báo động (hội chứng thích ứng chung). Quá trình này
cần nguồn năng lượng tức thì của cơ thể, được cung cấp do sự thủy phân adenosine
triphosphat có sẵn trong cơ bắp, tuy nhiên chỉ kéo dài vài giây. Vì vậy, cần phải có nguồn
năng lượng bổ sung được cung cấp trong việc phân hủy glycogen[7] và mỡ. Ngoài ra, sự tổng
hợp các chất trung gian thần kinh cần đến vitamin nhóm B. Việc huy động quá nhiều năng
lượng để cơ thể đáp ứng với stress sẽ làm cơ thể lâm vào tình trạng kiệt sức có khả năng dẫn
đến tử vong, thường thấy trong rối loạn stress cấp tính.

Hình: Cấu trúc hóa học noradrenalin và adrenalin
3.4.

Hệ thống vùng dưới đồi – tuyến yên – vỏ thượng thận
Khi cơ thể phản ứng với stress sẽ kích thích sự hoạt động của hệ thống vùng dưới đồi –
tuyến yên – vỏ thượng thận. Vùng dưới đồi được kích hoạt đầu tiên, qua trung gian các nhân

cạnh não thất, giải phóng corticoliberine (CRT – corticotropin releasing hormone) gắn vào
(6)
(7)

Tủy thượng thận: ở vị trí trên hai quả thận, bao gồm hai phần và hai chức năng riêng biệt: tủy thượng thận và vỏ
thượng thận.
Glycogen: là một carbhydrate phức, một chuỗi polymer dài các phân tử đường glucose. Năng lượng này được sử
dụng khi cơ thể đột ngôt cần lựng đường lớn.

thụ thể tuyến yên. Tuyến yên phóng thích ACTH, chất này lại tác động vỏ thượng thận. Vỏ
thượng thận bị kích thích sẽ tiết ra nhiều glucocorticoid (còn gọi là corticoid), trong dó chất
17


Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

cortisol (hormon stress) là quan trọng nhất. Cơ thể cần một lượng lớn vitamin C để tổng hợp
cortisol, dẫn đến giảm sút nồng độ vitamin C ở huyết tương. Ngoài vitamin C, cortisol được
tổng hợp nhờ huy động chất mỡ, chất đạm từ các tổ chức cơ thể đến gan để huy động thành
glucose. Thực hiện đáp ứng sau khi kích thích vỏ thượng thận chậm hơn so với đáp ứng của
tủy thượng thận. Nó mất vài phút, nhưng kéo dài lâu hơn. Thông thường phản ứng này không
quá hai giờ. Tuy vậy, khi tình huống stress kéo dài thì tình trạng báo động phải được duy trì.
Như đề cập ở trên, khi tiết ra chất adrenalin ở giai đoạn báo động, cơ thể dùng rất nhiều năng
lượng và khi tiết ra cortisol cơ thể lại tiếp tục sử dụng năng lượng quá mức, việc này có thể
làm cho cơ thể suy kiệt nếu stress kéo dài.
Cotisol làm tăng đường và mỡ trong máu, tăng đông máu, tăng số lượng hồng cầu, bạch
cầu, tiểu cầu nhưng làm giảm lympho, làm tăng huyết áp, sơ vữa động mạch, tăng nguy cơ
đột qụy. Nó gây viêm loát dạ dày tá tràng do tăng tiết axit, viêm tụy cấp, tăng nhãn áp. Khi

nồng độ cortisol trong máu tăng cao kéo dài, sẽ gây một loạt bệnh lý ở các cơ quan do tác
dụng quá mức của hormon này.
Đối với hệ miễn dịch, lượng glucocorticoid cao có khuynh hướng ngăn cản hệ thống
miễn dịch vì hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường phụ thuộc vào mức độ bình thường
của các hormon khác. Trong phản ứng với stress, cơ thể có gia tăng các chất nội tiết cho nên
thay đổi chức năng miễn dịch làm có thể làm cho hệ thống này giảm hoặc không hoạt động.
Vì vậy, khi bị stress cơ thể rất hay bị bệnh như là cảm sốt, ho, dị ứng… Tác động của stress
lên hệ thống miễn dịch của cơ thể là rất phức tạp.
Đối với hệ thần kinh, cortisol gây ra hưng phấn lạc quan nhưng về sau lại bồn chồn, lo
âu, khó ngủ do rối loạn trao đổi chất nali, kali trong dịch não tủy. Nếu trạng thái này kéo dài
có thể gây ra rối loạn lo âu, trong đó có rối loạn stress cấp tính.

18


Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

Hình: Hệ thống vụng dưới đồi – tuyến yên – vỏ thượng thận

Hình: Sơ đồ tổng hợp phản ứng sinh học về stress
Nhìn chung, nữ giới thường có khả năng bị rối loạn stress cấp tính chiếm tỷ lệ cao hơn
nam giới. Nguyên nhân là do hệ viền của nữ giới phát triển hơn nam giới, trong đó đặc biệt là
hạch hạnh nhân to hơn nên dễ bị kích thích bởi tác nhân gây stress dẫn đến càm xúc lo lắng,
hoảng sợ nhiều hơn (bù lại nữ giới có trí nhớ tốt hơn). Cộng thêm lượng testosterone
19


Rối loạn stress cấp tính


Nhóm 4 – VB2K03

(hormon sinh dục nam) nữ thấp hơn nhiều so với nam, giải thích cho việc nam giới thường
chọn giải pháp đương đầu chiến đấu, chống trả lại mối đe dọa làm chủ tình hình, thì nữ giới
có xu hướng chạy trốn, né tránh giải quyết vấn đề và thêm phần nhân cách nữ thường yếu
hơn nam nên khả năng chống chọi stress kém hơn.
Từ những phân tích ở trên, chúng ta khái quát cơ chế bệnh sinh rối loạn stress cấp tính
chủ yếu là do sự kích hoạt quá mức hạch hạnh nhân gây ra trạng thái hoảng sợ, lo âu thiếu
kiểm soát làm việc nhận thức tình huống gây stress bị sai lệch thường mang yếu tố tiêu cực.
Cộng thêm việc ảnh hưởng của hệ thần kinh giao cảm, tăng tiết ra catecholamin (E và NE) và
hệ thống vùng dưới đồi – tuyến yên – vỏ thượng thận tăng bài tiết corticoid gây rối loạn sinh
lý cơ thể.
III. Các biện pháp can thiệp
1. Dùng thuốc
Đối với rối loạn stress cấp tính dạng nặng, điều quan trọng trong biện pháp can thiệp
là giúp bệnh nhân bình tâm trở lại tránh kích động hay lo lắng quá mức nên việc dùng thuốc
có vai trò quyết định thành công trong việc chữa trị. Đa số các loại thuốc dưới đây điều có tác
dụng an thần, chống lo âu với liều lượng khá mạnh và nhiều tác dụng phụ, dễ bị nghiện, phụ
thuộc vào thuốc. Vì vậy, cần phải cẩn thận trước khi sử dụng thuốc. Thuốc điều trị stress cấp
tính có nhều loại nên chỉ khái quát hóa vài thuốc điển hình.
1.1. Thuốc Seduxen
Seduxen là thước chống lo âu, dùng trong chuyên khoa tâm thần. Được chỉ định trong
các trường hợp:Trạng thái lo âu & bồn chồn (bao gồm triệu chứng do cai rượu đột ngột như
mê sảng).
 Trạng thái co cứng cơ xương do nhiều nguyên nhân.
 Điều trị bổ trợ các trạng thái co giật (động kinh, uốn ván).
 Thuốc tiêm còn dùng chuẩn bị cho phẫu thuật, các can thiệp chẩn đoán (nha khoa, nội
soi) & tiền mê.
Tuy nhiên, Seduxen lại là thuốc gây nghiện , nên việc sử dụng cần được thăm dò từ từ, từ

liều lượng thấp tới liều lượng cao. Khi ngưng thuốc thì bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng
như mất ngủ, run, đau bụng, căng cơ, vã mồ hôi; có thể xuất hiện cơn co giật. thuốc này
không được sử dụng một các tùy tiện, mà cần phải tìm hiểu kỹ càng trước khi sử dụng. Một
số chống chỉ định trong việc sử dụng dược phẩm theo y khoa như:
 Dị ứng với thành phần thuốc.
 Ba tháng đầu thai kỳ (6 tháng cuối thai kỳ: chỉ dùng trường hợp ngoại lệ & dưới sự
theo dõi của bác sĩ).
 Thời kỳ cho con bú.
 Bệnh nặng đường hô hấp kèm khó thở.
 Suy gan nặng.
 Trầm cảm.
20


Rối loạn stress cấp tính






Nhóm 4 – VB2K03

Hội chứng ngừng thở khi ngủ.
Yếu cơ.
Vài dạng glô-côm.
Người lệ thuộc rượu & ma túy (trừ khi dùng trị triệu chứng do cai rượu đột ngột).

Hình: Thuốc Seduxen
Cơ chế hoạt động của thuốc:

 Diazepam có tác dụng giúp làm thuận lợi tác dụng gây ức chế của GABA, trước hết là
ở vùng chất cấu tạo dưới vỏ não. Tác dụng giải lo của diazepam khác với barbiturate
và ethanol, vì nó không tạo ra sự ức chế toàn thể hệ thần kinh. Nó cũng có tác dụng
làm giãn cơ và chống động kinh, và không gây ra những tác dụng không mong muốn
ngoại tháp
 Sau khi được hấp thụ nhanh, diazepam liên kết mạnh với protein huyết tương. Những
chất chuyển hóa chính của nó là N-desmethyldiazepam, oxazepam. Trong huyết
tương, nồng độ của diazepam giảm theo hai pha: pha phân phối nhanh đầu tiên kéo dài
khoảng 1 giờ, tiếp theo là pha thải trừ kéo dài 24-48 giờ, thậm chí còn lâu hơn nếu
tính đến cả những chất chuyển hóa. Ngoài sự bài tiết vào nước tiểu, thuốc cũng qua
vòng tuần hoàn gan ruột. Ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bệnh suy gan thận thời
gian bán thải có thể tăng gấp nhiều lần.
1.2. Thuốc Lexomil
Lexomil là thuốc dùng để điều trị các rối loạn về cảm xúc như: lo âu, căng thẳng, trầm
cảm, mất ngủ… Các chỉ định về việc sử dụng thuốc theo y khoa như:
 Rối loạn cảm xúc
 Rối lọan chức năng tim mạch, hô hấp tiêu hóa, niệu sinh dục
21


Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

 Rối loạn tâm thể
Tuy nhiên thuốc cũng có tác dụng phụ như là mệt, ngầy ngật, loạn cơ và chống chỉ định
với các bệnh về nhược cơ nặng.

Hình: Thuốc Lexomil
Cơ chế hoạt động của thuốc:

 Sau khi uống thuốc, nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được sau 1 đến 2 giờ. Sinh
khả dụng của hoạt chất không bị biến đổi trung bình là 84%. Bromazépam có thời
gian bán thải từ 10 đến 20 giờ; ở người cao tuổi, thời gian này có thể không dài hơn.
Bromazpam được chuyển hóa ở gan. Về mặt số lượng, có hai chất chuyển hóa chiếm
tỉ lệ cao là 3-hydroxy-bromazépam và 2-(2 amino-5-bromo-3-hydroxybenzoyl)pyridine. Hai chất chuyển hóa này được đào thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng liên
hợp. Bromazépam gắn kết với protéine huyết tương với tỉ lệ trung bình là 70%.
1.3. Thuốc Tranxene
Thuốc được dùng chỉ định với các chứng bệnh về thần kinh như: rối loạn âu lo, động
kinh cục bộ, các triệu chứng cai rượu. tuy nhiên thuốc này có thể gây ra dị tật với thai nhi nếu
người uống mang thai. Các chống chỉ định khi sử dụng thuốc theo y khoa như:
 Bệnh tăng nhãn áp
 Hen suyễn, viêm phế quản, rối loạn phổi tắc ngẽn mãn tính
 Bệnh về thận hoặc gan
 Tiền sử về trầm cảm, nghiện rượu ma túy
2. Các biện pháp tâm lý trị liệu
Tâm lý liệu pháp đóng vai trò quyết định trong điều trị phản ứng stress cấp.
 Trước hết phải cô lập được stress. Bệnh nhân cần được đưa ra khỏi môi trường gây
chấn thương tâm lý càng sớm càng tốt. Khi thoát ra khỏi môi trường gây chấn thương
tâm lý thì hầu hết bệnh nhân dần trở về trạng thái tâm lý bình thường. Tình trạng lo âu,
hốt hoảng, phân ly sẽ giảm đi.

22


Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

 Nhân viên y tế hoặc các thành viên trong gia đình cần giữ vững tình trạng tâm lý
cho bệnh nhân. Động viên an ủi bệnh nhân để bệnh nhân nhận thấy rằng nguy

hiểm đã qua, giúp họ thư giãn, hướng dẫn cách tập thở chậm rãi để giảm bớt các
triệu chứng khó chịu về cơ thể.
 Tránh gợi lại các khía cạnh của chấn thương tâm lý một cách bừa bãi để bệnh
nhân không phải sống lại các ký ức đau buồn của chấn thương tâm lý.
 Liệu pháp tâm lý cá nhân có thể áp dụng. Nhìn chung trong giai đoạn này bệnh
nhân thường cần có người bên cạnh, động viên giúp đỡ họ lấy lại thăng bằng trong
cuộc sống.
 Các liệu pháp tâm lý nhận thức, hành vi nói chung là không cần thiết vì phản ứng
stress cấp theo định nghĩa chỉ kéo dài không quá một tháng rồi tự hết.
 Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình
 Phản ứng stress cấp là do chấn thương tâm lý mạnh gây ra, bệnh này thường
nhanh chóng qua đi trong vòng một tháng.
 Chấn thương tâm lý tuy không còn tồn tại nhưng vẫn gây ra các hậu quả nghiêm
trọng cho bệnh nhân như lo âu, cảm giác chết lặng, phân ly.
 Việc xa lánh các biểu tượng chấn thương tâm lý không làm cho cuộc sống của
bệnh nhân dễ chịu hơn mà trái lại làm cho bệnh nhân mất các chức năng xã hội,
sống khép kín.
 Không nên sưu tầm bừa bãi các biểu tượng gợi lại chấn thương tâm lý.
 Khuyến khích bệnh nhân tham gia các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, thực hiện
các liệu pháp thư giãn.
 Tập luyện các môn thể thao như đi bộ, bơi lội, cầu lông... Nên tham gia sinh hoạt
tại các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ giúp bệnh nhân có điều kiện hòa nhập với xã
hội.
Các biện pháp trị liệu tâm lý như trên chỉ có tác dụng nhất thời, để điều trị rối loạn
stress cấp tính triệt để cần phải có biện pháp khuyến khích bệnh nhân nhớ lại và chấp nhận sự
kiện bằng cách hỏi từ từ và yêu cầu lập lại kèm theo khuyết khích bộc lộ cảm xúc. Cần phải
giúp gia tăng khả năng đối mặt hiệu quả bằng các biện pháp can thiệp khủng hoảng (giảm lo
âu, nhớ lại sự kiện gây sang chấn, cần ngủ đủ giấc), tham vấn giải quyết vấn đề như là: xác
định và liệt kê các vấn đề, chọn vấn đề hành động, liệt kê các hành động thay thế, đánh giá,
thực hành…Cố gắng lập lại cho đến khi vấn đề được giải quyết hoàn toàn.

Ngoài ra, cần giải quyết các vấn đề còn tồn tại vì stress cấp tính thường dẫn đến kéo
dài những tình huống không mong đợi làm cho bệnh nhân phải thích ứng với tình huống phát
sinh, chẳng hạn như phá sản đột ngột, bị khánh kiệt tài sản lâm vào nợ nần chồng chất .Vì
vậy, cần có giải pháp giúp bệnh nhân tái thích nghi với cuộc sống mới.
3. Biện pháp dinh dưỡng
23


Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

Như đã đề cập ở phần cơ chế bệnh sinh, rối loạn stress cấp tính làm cho cơ thể cạn kiệt
nguồn năng lượng duy trì sự sống nguyên nhân gây đột tử, nên việc cung cấp chất dinh
dưỡng là điều cần thiết, đặc biệt là các khoáng chất, vitamin và những thức ăn giàu năng
lượng hấp thụ nhanh để giúp cơ thể hồi phục lại năng lượng. Cũng như cần tránh các loại
thực phẩm gây kích thích gia tăng tình trạng căng thẳng lo âu.
3.1. Các thực phẩm nên dùng
 Tinh bột: Gạo lức, bột mì, bột ngũ cốc, yến mạch, lúa mì... chứa các chất dinh dưỡng
rất quan trọng cho nhu cầu hằng ngày của cơ thể. Chúng cung cấp magiê, kẽm,
vitamin B, canxi, carbon-hydrat hỗn hợp và acid amino.
 Các loại hạt: Cung cấp thêm lượng acid béo cần thiết cho cơ thể, magiê, vitamin B,
kẽm, selen, canxi, vitamin E.
 Gan: Là một nguồn cung cấp dồi dào protein, vitamin B, chất sắt, kẽm, selen.
 Rau xanh: Giàu chất xơ, magiê, vitamin B, canxi.
 Cá và các loại tôm cua: Chứa kẽm, vitamin B, selen, acid béo, acid amino.
 Các sản phẩm từ bơ sữa ít béo: Vitamin B, kẽm, canxi.
 Quả mâm xôi: Chứa nhiều vitamin C, beta-carotene.
 Khoai tây: Cung cấp kali, vitamin C, acid amino.
 Chuối: Giàu magiê, vitamin B6, kali và serotonin.

 Quả bơ: Cung cấp vitamin B và E, acid amino tryptophan.
 Cam, quýt, kiwi: Nhiều vitamin C.
 Các loại đậu hạt: Nguồn cung cấp acid amino, vitamin B, canxi, magnesium, carbonhydrat hỗn hợp.
3.2. Các thực phẩm không nên dùng
Đó là các loại thực phẩm có khả năng làm gia tăng tình trạng căng thẳng, mệt mỏi do hấp
thu các năng lượng và chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể, hoặc sản sinh ra các hormon gây
stress, làm cho hệ thần kinh bị kích thích,
 Caffeine: Có trong trà, cà phê, chocolate và một số loại thức uống có ga. Caffeine
hoạt động như một chất kích thích thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giải phóng các
hoóc môn gây stress như adrenaline, cortisol... dẫn đến kết quả là hệ tiêu hóa hoạt
động kém, huyết áp cao, nhịp tim tăng, cơ thể bị mệt mỏi kéo dài.
 Đường tinh chế và carbon-hydrat: Việc ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt, bánh biscuit, đồ
uống có đường... không chỉ làm tiêu hủy hết các chất dinh dưỡng đang tồn tại mà còn
tăng hàm lượng đường trong máu, tạo thêm áp lực cho gan, đồng thời phá vỡ sự cân
bằng hàm lượng insulin trong cơ thể. Tất cả gây nên sự bất ổn định về mặt tâm lý, hay
lo lắng, mệt mỏi.
 Thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn: Thường được thêm một số hóa chất có
tác dụng bảo quản, nhiều đường và mỡ bão hòa nhưng lại ít chất dinh dưỡng cần thiết.
Vì thế, chúng làm cho hệ thần kinh bị kích thích mạnh.

24


Rối loạn stress cấp tính

Nhóm 4 – VB2K03

 Mỡ không bão hòa: Việc ăn nhiều thứ có hàm lượng mỡ không bão hòa cao như món
rán, bánh nướng, fastfood, thịt và thực phẩm chế biến từ bơ sữa... sẽ gây khó khăn cho
cơ thể trong việc tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng và carbon-hydrat.

 Alcohol: Các loại thức uống chứa cồn thường có tác dụng lợi tiểu nhưng lại nhanh
chóng tiêu thụ hết các chất dinh dưỡng dự trữ đóng vai trò sống còn trong việc phòng
chống stress như vitamin B, magiê và kẽm.
4. Các biện pháp khác
 Tập thể dục hoặc đi dạo
 Tập Yoga, thiền
 Đảm bảo giấc ngủ hiệu quả
 Thư giãn, giải trí như: đọc sách, xem phim,…

IV. Tình hình rối loạn stress cấp tính tại Việt Nam
Hiện nay, vẫn chưa có thống kê cụ thể về số người bị stress cấp tính, nhưng bệnh nhân
bị cơn stress cấp tính nhập viện đã trở nên rất phổ biến và có biểu hiện gia tăng ở Khoa Hồi
sức cấp cứu, bệnh viện Bạch Mai. Ở các cơ sở tâm lý và bệnh viện khác, số người đến điều
trị rối loạn stress ngày càng tăng, chủ yếu là rơi vào đối tượng là sinh viên và những người đi
làm. Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, tại công ty tư vấn Hồn Việt, chỉ tính riêng từ tháng 5 đến
tháng 6 năm 2006 có tới 10 ca tư vấn stress sinh viên thì có 2 ca là stress nặng.
Tại một cuộc điều tra của Lê Thu Huyền và Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh vào năm 2010 tại
trường ĐH Y Dược trên 182 người thì tỷ lệ stress bệnh lý là 24,2%, trong đó có 2,8% biểu
hiện bệnh lý tâm thần.
Theo thống kê tại trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng, được thực hiện bởi Ngô Hoàng
Anh, Vũ Ngọc Duy và Nguyễn Thị Mỹ Trên 200 sinh viên, có đến 69 sinh viên có biểu hiện
stress nặng. Trong đó có những trường hợp đã chuyển sang trầm cảm nặng.
Trẻ em cũng là một trong những đối tượng có tỷ lệ mắc chứng rối loạn thần kinh do
stress khá cao. Theo thống kê của Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, mỗi tuần khoa Tâm thần –
Thân kinh trẻ em tiếp nhận khoảng 300 – 400 bệnh nhi. Trong 3 tháng đầu năm 2007, có
khoảng 3,687 lượt khám, trong đó chứng rối loạn thần kinh liên quan đến stress có đến 127
trường hợp.
Từ những con số thống kê trên có thể cho thấy rằng tình trạng stress nặng đã và đang
tăng lên rất nhiều do áp lực từ việc học tập, công việc, và cuộc sống.
Ở nước ta, hiện nay trình độ dân trí còn thấp nên sự thiếu hiểu biết của người dân về

rối loạn stress cấp tính nói riêng và các rối loạn stress khác nói chung còn hạn chế. Thực tế
đã cho thấy, có nhiều trường hợp bị rối loạn stress cấp tính, người nhà bệnh nhân thường rất
hoảng sợ và tìm cách đưa ngay đến phòng cấp cứu, vì họ nghĩ đến những căn bệnh gây nguy
25


×