Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tiểu luận môn tâm lý học thần kinh rối loạn trầm cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.49 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM
KHOA TÂM LÝ HỌC
---o0o---

Đề tài: RỐI LOẠN TRẦM CẢM
Môn học: Tâm Lý Học Thần Kinh
Giảng viên: Thầy Phan Thiệu Xuân Giang
Thực hiện: Nhóm 2 - lớp Văn bằng 2 - K03

TP.HCM, tháng 01 năm 2016
1


DANH SÁCH NHÓM CHI TIẾT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

I.

HỌ & TÊN
Nguyễn Thị Yến
Châu Thụy Ngân


Lê Thị Nhiên
Bùi Đinh Anh Dũng
Huỳnh Hiếu Thuận
Nguyễn Xuân Hùng
Hồ Thị Thanh Bình
Đỗ Yến Phi
Vũ Thị Nhung
Huỳnh Thị Hoàng Trâm

MSSV
1466160110
1466160044
1466160052
1466160012
1466160087
1466160027
1466200115
1466160058
1466160056
1466160091

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài

2

GHI CHÚ
Nhóm trưởng



Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới (WHO) xếp rối loạn trầm cảm đơn cực (unipolar
depressive disorder) vào hàng thứ 3 trong danh sách các nguyên nhân gây ra gánh
nặng bệnh tật toàn cầu và dự đoán chứng rối loạn này sẽ xếp hàng thứ 2 vào năm 2020
và sẽ dẫn đầu vào năm 2030.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày
càng được nâng cao nhưng vẫn tồn tại một số mặt trái như việc mọi người cạnh tranh,
ganh đua với nhau làm dồn nén nhiều cảm xúc tiêu cực nhưng lại không có cơ hội,
không có thời gian để soi xét cũng như tháo gỡ những vấn đề đó trong tâm lý mỗi cá
nhân dẫn đến rối loạn trầm cảm ngày một xuất hiện nhiều hơn, lan rộng và ảnh hưởng
đến chúng ta. Ở cấp độ cá nhân, cộng đồng và quốc gia chúng ta cần phải tự nhân thức
về rối loạn trầm cảm để chủ động phòng ngừa, chẩn đoán và can thiệp.
Với lý do trên, nhóm chúng tôi tiến hành việc nghiên cứu, phân tích, tổng hợp kiến
thức về rối loạn trầm cảm nhằm mục đích giúp mọi người hiểu, nắm bắt thông tin và hỗ
trợ mọi người tự bảo vệ và có thể hỗ trợ người thân, bạn bè nếu họ bị rối loạn này.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và tổng quát về cơ chế bệnh sinh của rối loạn trầm cảm.
- Tìm hiểu về các triệu chứng, chuẩn đoán và phân loại rối loạn trầm cảm.
- Tổng quan được tình hình rối loạn trầm cảm ở Việt Nam.
- Hệ thống hóa và đề xuất các phương pháp điều trị, hỗ trợ điều trị rối loạn
trầm cảm.
3. Đối tượng nghiên cứu
Rối loạn trầm cảm mà cụ thể là:
- Cơ chế bệnh sinh của chứng rối loạn trầm cảm.
- Tình hình phát triển của chứng rối loạn cảm xúc hiện nay tại Việt Nam.
- Tiêu chuẩn chuẩn đoán, phân loại trầm cảm.
- Phương pháp điều trị rối loạn cảm xúc.
4. Giới hạn nghiên cứu
Do giới hạn về khả năng, nhóm nghiên cứu đề tài chủ yếu qua sách báo, tài liệu
trên mạng và các kiến thức đã học của ngành tâm lý học, các vấn đề trầm cảm được
nghe, chia sẻ, tài liệu cung cấp,... về các vấn đề của rối loạn trầm cảm trên internet.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tổng hợp thu thập thông tin tài liệu liên quan tới rối loạn trầm cảm
- Phương pháp quan sát:
Quan sát trong các trường hợp cụ thể mà các thành viên trong nhóm đã từng thấy
trong cuộc sống.

3


MỤC LỤC

4


II.

NỘI DUNG CHÍNH ĐỀ TÀI

1. Rối loạn trầm cảm
1.1. Khái niệm
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến thuộc nhóm rối loạn khí
sắc, có ảnh hưởng lớn đến cảm xúc, tư tưởng và cả hành động của người mắc hội
chứng này. Thông thường thì mọi người đều cảm thấy buồn rầu, chán nản, thậm chí
tuyệt vọng khi gặp phải những thất bại, mất mát, những khó khăn trong cuộc sống
hoặc những chuyện không như ý. Nếu những cảm giác buồn rầu, chán nản hay tuyệt
vọng ấy qua đi nhanh chóng trong vòng vài ngày thì đó không phải rối loạn trầm cảm
mà chỉ là một cảm xúc thường tình của con người. Tuy nhiên, nếu những tâm trạng kể
trên kéo dài ngày qua ngày, nhiều tuần liên tục và có xu hướng ngày càng nghiêm
trọng, tồi tệ hơn thì rất có thể đó là dấu hiệu của rối loạn trầm cảm, cần phải tiến hành

chẩn đoán và điều trị kịp thời vì trong tình huống xấu nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự
sát. Trầm cảm có thể xảy ra đối với tất cả mọi người và mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là
18-45 tuổi, phụ nữ có tỉ lệ mắc trầm cảm cao gấp hai lần so với nam giới (theo số liệu
của tổ chức y tế thế giới WHO).
1.2. Mô hình phát triển của rối loạn trầm cảm
Tổng quan về việc khởi phát và quá trình của các giai đoạn trầm cảm theo mô hình
giúp khái quát quá trình khởi phát và hình thành rối loạn trầm cảm ở chủ thể như sau:
Yếu tố nguy cơ xa (gen X, môi trường)
Biến cố cuộc đời nghiêm trọng
Tiếp tục bị tổn thương
Tổn thương
Kích thích
Khởi phát trầm cảm
Giai đoạn MDD mạn tính
Duy trì
Quan hệ liên cá nhân, khó khăn khi khởi phát MDE
Duy Trì

5


Sơ đồ 1: Mô hình khởi phát và quá trình của các giai đoạn trầm cảm
(Brown WG, 2008)

Mô hình giúp nhìn rõ quá trình tổng quan của chứng Rối Loạn Trầm Cảm
(RLTC), bắt đầu từ nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh đến triệu chứng, quá trình chủ thể
bị Rối Loạn Trầm Cảm để từ đó nêu ra phương pháp chuẩn đoán, điều trị chủ yếu hiện
nay cũng là cấu trúc bài viết nhóm đưa ra.
2. Triệu chứng
Theo quan niệm Tổ Chức Y Tế Thế Giới, bảng phân loại trầm cảm theo ICD-10,

trầm cảm được đặc trưng bởi 3 triệu chứng chính là khí sắc giảm, mất quan tâm hứng
thú, giảm năng lượng dẫn đến giảm vận động và 7 triệu chứng phổ biến khác. Và các
triệu chứng trầm cảm cũng thay đổi theo mức độ của RLTC hoặc đặc điểm lứa tuổi…
Triệu chứng thể hiện ở các triệu chứng tâm thần và triệu chứng về thể chất. Các triệu
chứng bên dưới không phải ở tất cả mọi người mà tùy mức độ nặng nhẹ và đặc điểm
từng cá nhân triệu chứng sẽ có phần khác nhau.
2.1. Triệu chứng tâm thần
Khí sắc giảm: Một trong 3 triệu chứng chính theo ICD-10 (WHO), người bị rối
loạn trầm cảm có vẻ mặt buồn rầu, u ám. Nét mặt đơn điệu, thiếu cảm xúc. Ánh mặt
chậm chạp, lơ đãng. Khí sắc giảm gần như diễn ra cả ngày và lặp lại nhiều ngày.
Mất quan tâm hứng thú: Một trong 3 triệu chứng chính theo ICD-10 (WHO),
bản thân người bị rối loạn trầm cảm không còn hứng thú với các hoạt động, sở thích
6


trước giờ. Từ bỏ, không tham gia hoặc né tránh các hoạt động. Không còn thấy tương
lai, cũng không buồn nhìn nhận quá khứ, họ thả trôi hiện thực, không còn mục tiêu,
niềm quan tâm. Mọi thứ xung quanh như tách biệt hoàn toàn với họ. Nếu có tham gia
hoặc phải hành động do bắt buộc thì cảm thấy chán nản, khó khăn, làm cho qua nên
càng không có kết quả, càng bế tắc hơn. Cao hơn là không còn hứng thú quan tâm kể
cả trong các mối quan hệ bạn bè, gia đình thân thiết. Không còn hồ hởi hay hứng thú
trong việc duy trì, quan tâm, họ thả trôi nó và trở nên lãnh cảm dần.
Buồn chán: Sự buồn chán nặng nề. Nỗi buồn luôn thường trực, dai dẳng, mất
mát, sợ hãi. Buồn chán thường bắt đầu vào buổi sáng, nó làm cho người bệnh mất vui,
mất đi mọi hứng thú, sở thích trước đó. Khi nhẹ, người trầm cảm sống trong trạng thái
bất an. Lúc có người thân, bạn bè, đồng nghiệp bên cạnh thì họ có thể vui nhưng khi
vắng bóng người khác họ ngay lập tức buồn trở lại. Buồn chán làm cho họ dễ khóc
ngay cả khi gặp chuyện nhỏ nhặt.
Lo âu : Có cảm giác bồn chồn, thấp thỏm, lo âu kéo dài nhiều tháng. Cảm giác
này nhiều sẽ át cả nỗi buồn chán. Nó làm cho họ dễ bực mình, cáu gắt với mình và với

mọi người xung quanh. Họ bồn chồn, lo lắng về mọi chuyện sắp xảy ra trong tương
lai, họ đón nhận một cách thấp thỏm, lo lắng, tâm trạng bất an căng thẳng về việc sắp
xảy ra.
Vô cảm: Cảm thấy mình mất hết tình cảm với mọi sự vật, sự việc và con người
xung quanh. Họ dửng dưng và không bận quan tâm đến mọi sự. Họ mất hết tình cảm,
thấy mình chơ vơ lạc lõng giữa cuộc sống, cảm thấy không còn mối liên hệ nào với ai
và với cả thế giới. Cảm thấy xa cách, không động lòng ngay cả với người thân, gần gũi
trước đó như vợ chồng, con cái.
Suy nghĩ tiêu cực, mất hi vọng: Nhìn thế giới xung quanh với một màu sắc u
ám, ảm đạm. Săm soi, bắt bẻ những thiếu sót dù rất nhỏ nhặt xung quanh, không vừa
lòng với tất cả mọi chuyện. Chỉ hồi ức lại những chuyện tiêu cực, chuyện không hay
trong quá khứ sau đó thổi phồng, coi nó chiếm trọn mọi sự, không để ý đến những
điều tốt đẹp khác. Từ những tiêu cực đơn lẻ, họ đi đến kết luận tổng quát về mọi sự
xung quanh họ đều không hay, không tốt, tồi tệ, tất cả chỉ là sự tiêu cực. Dẫn đến mất
tự tin, mặc cảm thua kém, tự ngờ vực bản thân, ngờ vực cuộc đời. Tự đặt mình vào
vòng luẩn quẩn của mọi suy nghĩ tiêu cực.

7


Khó tập trung suy nghĩ: Do tâm trí đặt hẳn vào những suy nghĩ buồn chán, bồn
chồn lo lắng, suy nghĩ tiêu cực nên tự lơ đễnh, không tập trung tới vẫn đề xảy ra xung
quanh dẫn đến nhầm lẫn, hay quên, giảm sút trí nhớ.
Hoang tưởng: Các hoang tưởng xảy ra trên nền tảng các triệu chứng của rối loạn
trầm cảm, xuất hiện vào giai đoạn trầm cảm nặng. Người mắc chứng rối loạn trầm cảm
thường hoang tưởng về tội lỗi của mình, khuếch đại nó nên một cách nặng nề, họ sợ
hãi và xem đó như là nỗi bất hạnh của mình hoặc họ không đáng được nằm viện…
Cũng có người hoang tưởng sợ mình bị ám hại, bị theo dõi, bị nghi ngờ phát giác. Các
triệu chứng của hoang tưởng cũng hết sức đa dạng, và cũng có khác biệt giữa các chủ
thể khác nhau.

Có ý nghĩ tự sát: Tự kết luận cuộc sống hiện tại không có ý nghĩa, không mục
đích tương lai mờ mịt, cho rằng họ không sống trên đời sẽ tốt hơn cho mọi người,
muốn giải thoát mình khỏi cuộc sống rồi nãy sinh ý nghĩ tự sát. Có người có ý nghĩ tự
sát và sắp đặt việc tư sát, nhưng có người chỉ nằm ở trong suy nghĩ như việc ngủ họ
muốn ngủ luôn không cần thức dậy vào ngày mai hoặc không cần bắt đầu ngày mới
nữa. Hoặc cũng có người, có ý nghĩ nhưng không thực hiện vì những ràng buộc với
gia đình, người thân hay vì sợ hãi cái chết thì sống trong dằn vặt vì không thể làm điều
mình muốn, cho mình hèn nhát do dự không dám làm. Càng rơi vào trạng thái trầm uất
cao nhiều hơn.
2.2. Triệu chứng về thể chất
Giảm vận động: Một trong 3 triệu chứng chính theo ICD-10 (WHO), Cảm giác
chậm chạp, uể oải, mệt mỏi, mất sinh lực không có sức làm ngay cả việc nhỏ thường
ngày, việc gì cũng phải cố gắng mới thực hiện được. Làm việc trễ nãi, chậm chạp, nói
năng ề à, tư duy chậm hẳn giống như trì trệ về tinh thần vận động. Dẫn đến công việc
bị trì trệ, kém hiệu quả hoặc rút lui vì mình cảm thấy không thể đảm đương.
Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ vì thường trực suy nghĩ lo lắng, hay thức giấc rồi
nghĩ vẩn vơ không ngủ lại được hoặc ngủ dậy sớm hơn so với người bình thường vài
tiếng. Tuy nhiên, có trường hợp người rối loạn trầm cảm thì ngủ quá nhiều, gần như
ngủ chiếm gần hết ngày.
Rối loạn ăn uống, sụt cân hoặc tăng cân đáng kể: Ăn không ngon miệng, thấy
nhạt nhẽo. Có thể bỏ bữa, không buồn ăn, chán ăn, không thấy đói dẫn đến sụt cân.

8


Tuy nhiên cũng có trường hợp ăn quá độ, ăn không kiểm soát, ăn mọi lúc dẫn đến tăng
cân quá độ.
Rối loại tình dục: Rơi vào trạng thái vô cảm, lãnh đạm, mất cảm giác hứng thú
không thể nào thực hiện hành vi yêu đương thể xác.
Những biểu hiện khác: cảm thấy đau về thể xác như đau bụng, đau đường ruột,

đau tim mạch….nhưng không phải là các cơn đau có thực mà do trầm cảm gây nên.
3. Chẩn đoán và phân loại
Tiêu chuẩn hiện tại cũng có khác biệt giữa các tổ chức, nên bài viết tập trung đi
vào 2 bộ tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại RLTC được sử dụng phổ biến của Hiệp
Hội Tâm Thần Học Hoa Kỳ (DSM-IV-TR) và của Tổ chức Y tế thế giới (ICD-10) đang
được sử dụng chính.
3.1. Theo Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn sức khỏe tâm thần, xuất bản
lần thứ 4 của Hiệp Hội Tâm thần học Hoa Kỳ (DSM-IV-TR)
Giai đoạn trầm cảm biểu hiện ít nhất 2 tuần
Phải đánh dấu sự thay đổi so với trước đây.
Phải hiện diện trong cùng một giai đoạn kéo dài trong 2 tuần, hầu như mỗi ngày.
Ít nhất một trong số các triệu chứng phải là: hoặc khí sắc trầm cảm hoặc mất
quan tâm và hứng thú, thỏa mãn.
Tối thiểu 5 trong 9 triệu chứng dưới đây:
1) Khí sắc trầm cảm gần như suốt ngày
2) Giảm một cách đáng kể sự quan tâm, hài lòng và sự vui thích đối với tất cả các

hoạt động.
3) Tăng cân hoặc sụt cân đáng kể nhưng không phải do ăn kiêng.
4) Mất ngủ hoặc ngủ nhiều, xảy ra hàng ngày.
5) Kích động hoặc chậm chạp tâm thần vận động.
6) Mệt mỏi và mất sinh lực hầu như hàng ngày .
7) Cảm giác thấy mình vô dụng, không có giá trị hoặc tự thấy tội lỗi quá đáng hầu

như hàng ngày.
9


8) Do dự, giảm năng lực tập trung và suy nghĩ, hầu như hàng ngày .
9) Ý nghĩ về cái chết tái diễn nhiều lần nhưng không có kế hoạch cụ thể, hoặc có


toan tính tự tử, hoặc có kế hoạch cụ thể để thực hiện việc tự tử .
Phân loại:
Rối loạn trầm cảm điển hình có thể chia thành 3 mức độ: nhẹ, vừa, nặng
296.2X Rối loạn trầm cảm điển hình, giai đoạn đơn độc
296.3X Rối loạn trầm cảm điển hình, tái diễn có đặc điểm: lặp đi lặp lại các giai
đoạn trầm cảm. Hiện tại trầm cảm, trong quá khứ đã có một giai đoạn trầm cảm, không
hề có giai đoạn hưng cảm (tăng khí sắc và tăng hoạt động).
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm có đặc điểm: giai đoạn
hiện tại phải là trầm cảm, nhưng trong quá khứ phải có một giai đoạn hưng cảm.
296.5X Rối loạn cảm xúc lưỡng cực I, giai đoạn trầm cảm
296.6X Rối loạn cảm xúc lưỡng cực I, giai đoạn hỗn hợp
296.89X Rối loạn cảm xúc lưỡng cực II
301.13 Rối loạn khí sắc chu kỳ có đặc điểm: một trạng thái khí sắc trầm cảm mạn
tính hiện nay không đáp ứng tiêu chuẩn của rối loạn trầm cảm tái diễn nhẹ hoặc vừa
kèm theo tình trạng mệt nhọc, ngủ kém, cảm giác không thoải mái, nhưng vẫn đáp ứng
các nhu cầu cơ bản của cuộc sống hàng ngày.
Từ ngày 02/12/2012, DSM-V đã được chấp thuận theo thông cáo chính thức của
Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ. Theo đó, DSM-V sẽ hầu như tương tự với DSM-IV về
số lượng các rối loạn tâm thần. Tuy nhiên DSM-V cũng loại bỏ chẩn đoán loại trừ tang
tóc (trong tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm). Trong khi DSM-IV, tiêu chuẩn này áp dụng
cho bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm kéo dài 2 tháng sau cái chết của người thân.
3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định theo phân loại bệnh quốc tế, hiệu chỉnh lần
thứ 10 của Tổ chức Y tế thế giới (ICD-10)
Thời gian tối thiểu 2 tuần, gây ảnh hưởng nặng nề các mặt trong cuộc sống của
người bệnh
3 triệu chứng đặc trưng (chủ yếu):


Khí sắc trầm buồn




Giảm, mất quan tâm thích thú và mọi ham muốn

10




Giảm sinh lực dẫn đến dễ mệt mỏi & giảm hoạt động sau cố gắng nhỏ
7 triệu chứng phổ biến khác:



Giảm tập trung chú ý



Giảm tính tự trọng và lòng tự tin, khó khăn trong quyết định



Ý nghĩ có tội hoặc thấy mình không xứng đáng



Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan




Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát



Rối loạn giấc ngủ



Giảm hoặc tăng thèm muốn ăn uống, thay đổi trọng lượng cơ thể
Xác định các mức độ trầm cảm
Dựa vào số lượng các triệu chứng chủ yếu và các triệu chứng phổ biến của trầm

cảm hiện có ở người bệnh, dựa vào mức độ nặng của triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc
sống và dựa vào thời gian bị bệnh, ICD-10 chia ra 3 mức độ trầm cảm như sau:
Triệu chứng chủ

Trầm cảm nhẹ
ít nhất 2

Trầm cảm vừa
ít nhất 2

Trầm cảm nặng
cả 3

yếu
Triệu chứng phổ

ít nhất 2


3 hoặc 4

ít nhất 4

biến
Độ nặng của

Không có triệu

Có thể có một số triệu

Tất cả các triệu

triệu chứng
Thời gian bị

chứng nặng
ít nhất 2 tuần

chứng nặng
ít nhất 2 tuần

chứng nặng
ít nhất 2 tuần hoặc

bệnh

nhiều hơn
Bảng xác định mức độ trầm cảm


Phân loại
Theo bảng tiêu chuẩn ICD-10, trầm cảm được phân loại bằng các mã bệnh sau:
F06: Rối loạn cảm xúc thực tổn (F06.32): là một hình thái trầm cảm phát sinh sau
một bệnh cơ thể như: bệnh tim mạch, đái tháo đường, tai biến mạch máu não, các bệnh
về phổi, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh đột quỵ… gọi là trầm cảm thực tổn.
F31: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, giai đoạn trầm cảm (F31.1-F31.6)
F32: Giai đoạn trầm cảm (Từ F32.1-F32.9)
11


F33: Rối loạn trầm cảm tái diễn (F33.0-F33.9)
Nhìn chung cách phân loại chứng trầm cảm theo tiêu ICD-10 có những nét đặc
trưng riêng so với tiêu chuẩn DSM-V.
4. Cơ chế bệnh sinh
Cho đến hiện nay với sự tiến bộ vượt bậc của ngành khoa học thần kinh, các nhà
khoa học đã cho chúng ta khá nhiều nghiên cứu liên quan đến cơ chế bệnh sinh của rối
loạn trầm cảm, trong đó không thể không đề cập đến một số nghiên cứu về quá trình
dẫn truyền các tín hiệu hóa học qua khớp nối thần kinh (synapse), sự ảnh hưởng của
các hóa chất thần kinh đến trầm cảm hay các thuyết về nội tiết cụ thể hơn là trục hạ đồi
– tuyến yên. Tuy nhiên kết quả đưa ra vẫn còn rất nhiều tranh cãi. Vì vậy với các hạn
chế về tài liệu nghiên cứu và kiến thức chuyên ngành, nhóm xin đưa ra một số kết luận
của các nhà khoa học về vấn đề này dưới góc nhìn của nhóm.
Trước hết để hiểu hơn về cơ chế bệnh sinh của rối loạn trầm cảm, bài viết xin đề
cập đến một số kiến thức cơ bản về các hóa chất thần kinh có liên quan.
4.1. Các hóa chất dẫn truyền thần kinh monoamines và mối liên quan đến rối
loạn trầm cảm
Các chất dẫn truyền thần kinh Monoamines đều có cùng một cấu trúc hóa học
tương tự nhau gồm: Adrenaline, Dopamine, Serotonin và Noradrenalin. Trong đó, đặc
biệt là Noradrenalin và Serotonin được cho là có vai trò quan trọng trong việc kiểm

soát tâm trạng và hành vi cảm xúc.
4.1.1. Noradrenaline (Norepinephrine) và hệ thống Noradrenergic
Hệ thống Noradrenaline được gọi là hệ thống Noradrenergic, và các thụ quan cụ
thể của Noradrenaline hoặc Adrenaline cũng đều được gọi là thụ quan Adrenergic.
Noradrenaline, được tổng hợp từ tyrosine, đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm
soát tâm trạng và hành vi cảm xúc. Sự tập trung chủ yếu của tế bào thần kinh
noradrenergic là ở nhân lục (Locus coeruleus) trong não giữa. Các sợi trục của tế bào
thần kinh này qua não trước đến vỏ não, hệ viền (limpic system): đồi thị và hồi hải mã.

12


Hình 1: Các phần khác nhau của não theo hướng di chuyển của Noradrenaline

Noradrenaline là một chất dẫn truyền thần kinh chính tham gia trong việc kiểm
soát tâm trạng và hành vi cảm xúc, được cho là để ức chế hoặc kích thích một loạt các
phản ứng cảm xúc như lo lắng, gây hấn, căng thẳng, và ngủ. Noradrenaline được khởi
phát bởi một tiền synap (presynapse), và liên kết đến thụ quan (Receptor site) trên một
neuron hậu synap (postsynapse). Sau đó Noradrenaline dư được đưa trở lại neuron tiền
synap (tái hấp thu), nơi nó được tái chế thành các túi lưu trữ hoặc bị chuyển hóa bởi
các enzym monamine oxidase (MAO) được bài tiết qua nước tiểu (suy thoái).
4.1.2. Serotonin và hệ thống Serotonergic
Giống như noradrenaline, serotonin (5-HT) là một chất dẫn truyền thần kinh
quan trọng liên quan đến việc kiểm soát tâm trạng. Các sợi trục của tế bào thần kinh
serotonergic có nguồn gốc ở nhân vách (raphe nuclei) của thân não và hướng tới vỏ
não, hệ viền, tiểu não và tủy sống.

13



Hình 2: Các phần khác nhau của não theo hướng di chuyển của Serotonin
Serotonin có liên quan đến các nỗi đau, niềm vui, lo lắng, hoảng loạn, kích thích,
và hành vi ngủ (chu kỳ ngủ-thức). Serotonin (5-HT) được tổng hợp từ tryptophan.
Giống như noradrenaline, serotonin là một chất truyền thần kinh. Như vậy, serotonin
được khởi phát bởi một neuron tiền synap, đi qua một khớp thần kinh, và liên kết đến
thụ quan trên một neuron hậu synap. Serotonin còn lại cũng có thể được tái chế bởi các
neuron tiền synap thông qua quá trình tái hấp thu.
4.1.3. Dopamine và hệ thống Dopaminergic
Tương tự như noradrenaline và serotonin, dopamine là một chất dẫn truyền thần
kinh quan trọng. Các sợi trục của tế bào thần kinh dopaminergic có nguồn gốc ở
Nucleus Accumbens nằm ở phía trước của phần trên não giữa và hướng tới vùng dưới
đồi và hệ viền. Dopamine và Noradrenaline đều được tổng hợp do Tyrosine được
chuyên chở đến các neuron catecholamine-catecholaminergic nơi một chuỗi phản ứng
men chuyển nó thành Dopamine, Noradrenaline và cuối cùng là Adrenaline, do đó ta
còn gọi Dopamine và Noradrenaline là các chất dẫn truyền Catecholamines. Dopamine
có quá trình truyền dẫn – tái chế - suy thoái như Noradrenaline.

14


Hình 3: Quá trình hình thành, dẫn truyền - tái chế - suy thoái của dopamine
4.2. Cơ chế bệnh sinh của rối loạn trầm cảm
Dựa trên mối liên hệ giữa các hóa chất dẫn truyền thần kinh cũng như sự tác
động của các loại thuốc chống trầm cảm hiện nay, cơ chế bệnh sinh của rối loạn trầm
cảm theo nhóm là: Khi có sự tác động của các yếu tố bất lợi từ bên ngoài hoặc bên
trong cơ thể (các nguyên nhân gây trầm cảm) dẫn đến sự rối loạn chức năng ở một hay
nhiều khâu của quá trình dẫn truyền các hóa chất thần kinh monoamines qua Synap
qua đó làm suy giảm chức năng của các monoamines, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến
các vùng khác nhau của não nơi các chất này đi qua, mà như được phân tích ở trên các
chất này đi qua các vùng não liên quan đến việc kiểm soát tâm trạng và hành vi cảm

xúc, làm rối loạn chức năng ở các vùng này qua đó dẫn đến trầm cảm (các triệu chứng
của trầm cảm).
4.3. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn trầm cảm
4.3.1. Các yếu tố sinh học:
Di truyền
15


Tuy đã từng có một số bằng chứng bác bỏ yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến rối
loạn trầm cảm nhưng cho đến thời điểm hiện tại, qua nhiều công trình nghiên cứu, các
nhà khoa học cho thấy gen di truyền vẫn là một trong những nguyên nhân gây trầm
cảm (Ngô,2005) và đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị rối loạn trầm cảm và có ý định tự sát cao
hơn ở những người cùng huyết thống so với những người họ hàng của người bị trầm
cảm. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về trẻ em sinh đôi và con nuôi, O’Connor và cộng
sự (1998) cho thấy rằng tỉ lệ di truyền rối loạn trầm cảm ở trẻ em sinh đôi cùng trứng
là 48% và cao hơn so với tỉ lệ ở trẻ sinh đôi khác trứng hay đối với McGuffin và cộng
sự (1996) tỉ lệ này là 46%. Tuy nhiên, những nghiên cứu ở con nuôi lại đưa ra luận
điểm là yếu tố di truyền chưa hẳn đã là nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ nhỏ như trong
nghiên cứu về con nuôi của Wender và cộng sự (1986) khi cho rằng yếu tố di truyền
phải đi kèm với môi trường mới là nguyên nhân gây trầm cảm.
Nội tiết tố Cortisol
Các nghiên cứu về trầm cảm ở người lớn chỉ ra rằng rối loạn trầm cảm là kết quả
của sự rối loạn nội tiết hay cụ thể hơn là rối loạn của hệ thống hạ đồi - tuyến yên –
thượng thận. Hệ thống này có vai trò quan trọng phản ứng thích nghi với stress. Khi hệ
thống này bị lệch lạc, dẫn đến việc tăng tiết quá mức nội tiết tố cortisol. Mức cortisol
tăng cao có thể có hiệu ứng xấu trên não. Một khi não nhạy cảm với cortisol, nó sẽ
hoạt động quá mức khi tiếp xúc với stress lần sau nữa, vì thế làm tăng khả năng dễ bị
mắc các rối loạn tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng (Phan, 2014). Và trong
nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Michigan được đăng trên tạp chí

khoa học Infant Behavior and Development ngày 12/2010, kết quả cho thấy các bà mẹ
trầm cảm sinh con sẽ có nhiều hormone căng thẳng (hormone adrenocorticotropic
(ACTH) và cortisol cao) ở người con. Bên cạnh đó, việc nội tiết tố cortisol tiết quá
mức còn có thể dẫn đến nguy cơ bị hội chứng Cushing và một trong các triệu chứng là
rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên trong nghiên cứu của mình, Elizabeth Corwin và cộng sự
tại Đại học Ohio lại loại trừ cortisol như một yếu tố giúp dự đoán trầm cảm sau sanh
khi thấy rằng tất cả các bà mẹ trong nghiên cứu đều có nồng độ cortisol cao nhất vào
cuối thai kỳ và giảm xuống sau khi sanh.
Cấu trúc và chức năng của não

16


Theo một vài nghiên cứu về hình ảnh não bộ của người lớn cho thấy rằng có sự
liên hệ giữa mức độ hoạt hóa thấp của bán cầu não trái với trầm cảm. Trong khi bán
cầu não trái hoạt hóa thấp thì bán cầu não phải sẽ hoạt hóa nhiều hơn ứng với việc xử
lý các cảm xúc tích cực nơi bán cầu não trái sẽ nhường chỗ cho xử lý các cảm xúc tiêu
cực nơi bán cầu não phải hoạt động nhiều hơn (Pliszka, 2003)
4.3.2. Các yếu tố tâm lý - môi trường – văn hóa xã hội:
Nhân cách
Một số người có nhiều nguy cơ bị trầm cảm vì nhân cách của họ, đặc biệt là nếu
họ có xu hướng lo lắng nhiều, cảm xúc có tính chu kỳ không ổn định, thiếu sự tự hào
về bản thân, là người cầu toàn, rất nhạy cảm với những lời chỉ trích cá nhân, tiêu cực.
Văn hóa xã hội
Những nghiên cứu của một số nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng những sang chấn
tâm lý – văn hóa xã hội có ảnh hưởng đến việc tăng nguy cơ trầm cảm, cụ thể như: Tỉ
lệ trầm cảm xảy ra cao hơn ở người nghèo, dân tộc thiểu số và những người có trợ cấp
ít ỏi từ xã hội (Jenkins và cộng sự, 1997); Tỉ lệ trầm cảm ở những người thiếu tình
thương gia đình, sự quan tâm từ bạn bè, xã hội cũng cao hơn (Brown và Harris, 1978);
Hay tỉ lệ trầm cảm ở phụ nữ cao hơn đàn ông qua góc nhìn, lý giải và nghiên cứu của

nhiều nhà khoa học: (Weich và cộng sự, 1998), (Bird và Rieker,1999), (HolenHoeksema,1990).
Môi trường
Tỷ lệ người bị trầm cảm ở xứ lạnh vào mùa đông cao hơn xứ nóng và vào mùa hè
(Lương,2001).
4.4. Nguyên nhân Rối loạn trầm cảm theo các học thuyết tâm lý học:
Theo phân tâm học
Theo Freud trầm cảm có thể xuất hiện và tiềm ẩn từ rất sớm như trong giai đoạn
trong thời thơ ấu. Khi sự xung đột bản năng giữa bản năng và bản ngã, giữa bản ngã và
siêu ngã trong khi đó chủ thể không giải quyết được xung đột này - tức đưa nó về
trạng thái cân bằng, chủ thể không được thỏa mãn hoặc được thỏa mãn quá dư thừa
các nhu cầu của cả bản năng và siêu ngã. Dẫn đến việc chủ thể đó trở nên gắn bó và lệ
thuộc vào giai đoạn trong thời thơ ấu này, hay nói cách khác chủ thể sẽ trở nên lệ
thuộc vào nhu cầu và sự đòi hỏi quá mức của các nhu cầu trong chính vô thức. Chủ thể
17


tìm đến để bản thân rơi vào các cơ chế phòng vệ bao gồm thu mình lại, lệ thuộc người
khác nhiều hơn là bản thân mình. Trong bản thân chủ thể có những vấn đề tồn tại trong
điều kiện bị kích hoạt bởi những sự kiện nghiêm trọng, mất mát, đau buồn xảy ra thì
chủ thể đó sẽ hướng các cảm xúc tiêu cực về mình thay vì về người khác và bắt bản
thân phải chấp nhận sự tiêu cực đó nhằm đạt được sự đồng hóa với người khác và
không mất các mối quan hệ. Chính những việc này qua lâu dài sẽ khiến cho chủ thể có
nhiều suy nghĩ tiêu cực, tức giận và thù ghét bản thân dẫn đến rối loạn trầm cảm.
Theo tâm lý học hành vi
Theo Lewinsohn và các cộng sự (1979), tỉ lệ thấp các củng cố xã hội tích cực là
nguyên nhân gây trầm cảm, họ lý giải như sau: Một chủ thể sẽ có xu hướng giảm đi
các hành vi được xã hội tán thưởng và có khí sắc chán nản khi các củng cố xã hội tích
cực bị giảm đi. Nhưng việc chủ thể giảm các hành vi đó vô hình chung lại làm tăng sự
chú ý của xã hội và đạt được sự tán thưởng của xã hội về việc giảm hành vi của mình.
Từ đó tạo ra một củng cố khác gọi là lợi ích thứ cấp. Ví dụ: Một người luôn làm từ

thiện và được xã hội khen ngợi nhưng lâu ngày tuy người ấy vẫn tiếp tục làm từ thiện
nhưng sự khen ngợi từ xã hội đã ít dần đi thì việc giảm hành vi làm từ thiện sẽ làm
tăng sự chú ý từ xã hội và đôi khi để làm tăng hành vi làm từ thiện trở lại của cá nhân
ấy thì xã hội lại khen ngợi nhiều hơn.
Sự tuyệt vọng tập nhiễm
Dựa trên lý thuyết về sự tuyệt vọng tập nhiễm (Seligman,1975), thuyết này cho
rằng trầm cảm xuất phát từ việc con người học được rằng môi trường sinh lý – xã hội
nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người, điều này được quy kết qua thuật ngữ
“learned helplessness” dựa trên một thí nghiệm trên động vật và được ứng dụng qua
nhiều thực nghiệm khác trên con người. Sau đó với bản chỉnh sửa của Abramson và
cộng sự (1978), họ cho rằng trầm cảm là kết quả của sự quy gán gồm 3 yếu tố đối với
những sự kiện tiêu cực: sự quy kết cho bản thân (“Đó là lỗi của tôi”), sự khái quát hoá
(“Bất cứ việc gì tôi làm cũng không có kết quả”) và sự cố định (“Điều đó luôn xảy ra
với tôi”) và đến năm 2000, Abela và Seligman lại chỉ ra rằng sự quy gán này chỉ là
nguyên nhân gây ra trầm cảm khi cá nhân cảm thấy họ không thể thay đổi được và kết
quả sẽ không như họ mong muốn.
Theo tâm lý học nhận thức

18


Kết hợp và dựa trên sự khác biệt của mô hình lý thuyết về sự tuyệt vọng tập
nhiễm, mô hình nhận thức dựa trên mô hình cổ điển của Beck (1987,2002) đặt trọng
tâm vào bộ ba nhận thức (Cognitive triad) bao gồm việc quy kết những mặt : Không
có giá trị (tôi không được tốt); không làm được gì (vô dụng, tôi không làm được điều
gì cả) và thất vọng (Cuộc đời luôn là thế này sao?). Mô hình cho rằng trầm cảm khởi
phát từ những nhận thức sai lệch mà theo Beck gọi là ý nghĩ tiêu cực tự động đối với
những sự kiện ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
Chủ nghĩa hiện thực trầm cảm
Đây là chủ nghĩa xem cá nhân bị trầm cảm là bình thường còn những người khác

là không bình thường khi đưa ra các nghiên cứu cho thấy người trầm cảm có thể đánh
giá thế giới một cách chính xác hơn (Haaga và Beck, 1995), người trầm cảm sáng suốt
hơn khi nhận được sự đánh giá của người khác hay có khả năng tự đánh giá sự kiểm
soát của bản thân ở mức độ nào khi được đặt vào các tình huống thực nghiệm (Alloy
và Abramson, 1979).
5. Phương pháp can thiệp và điều trị
Biện pháp can thiệp điều trị RLTC được chia thành các nhóm chính bài viết đưa
ra là can thiệp điều trị sinh học- bằng dược lý, can thiệp điều trị bằng các liệu pháp
tâm lý và một số các điều trị khác. Bên canh đó, các phương pháp này phải được đưa
vào, lựa chọn áp dụng cho từng chủ thể đối tượng khác nhau theo một số nguyên tắc:
Điều trị theo nguyên nhân gây trầm cảm, điều trị triệu chứng, điều trị bệnh cơ thể kết
hợp, phòng tái phát (Nguyễn Văn Dũng, 2014).
5.1. Can thiệp điều trị sinh học- bằng dược lý
Can thiệp điều trị bằng thuốc chống trầm cảm
Mỗi thuốc chống trầm cảm có tác dụng trên khoảng 65% các trường hợp trầm
cảm không loạn thần.
Tác dụng chủ yếu là chống trầm cảm, tăng khí sắc. Ngoài ra thuốc còn có tác
dụng hoạt hoá tâm thần vận động (Psychomotor activity).
Các thuốc chống trầm cảm không gây khoái cảm và kích thích. Thuốc chỉ có tác
trên bệnh nhân trầm cảm mà không có tác dụng hoặc rất ít tác dụng trên người không
bị trầm cảm.

19


Tuỳ từng thuốc, còn có tác dụng điều trị các triệu chứng bệnh lý khác: lo âu,
hoang sợ, ám ảnh...
Nguyên tắc chọn lựa thuốc chống trầm cảm cho mỗi cá thể:



Tác dụng phụ vốn rất khác nhau ở từng loại thuốc



Nguy cơ tác dụng tương hỗ giữa các thuốc



Nguy cơ tự sát



Ưu thế tác dụng của thuốc
Phân loại thuốc chống trầm cảm:



MAOI (Monoamino oxydase inhibitor): Iproniazide, niamide, Indopane... là
các MAOI cổ điển
Các chất chuyển hoá của MAOI cổ điển này khi kết hợp với một số thuốc hướng
thần khác (Imipramin, reserpine, babiturate) và một số loại thức ăn giàu tyramin, giàu
chất lên men, bia, rượu… sẽ gây ra nhiều tai biến (những cơn tăng huyết áp do
tyramine ...). Do vậy, hiện nay các thuốc này ít được sử dụng. MAOIs mới (RIMAs):
Brofaromine (Consonar); moclobemide (Aurorix) là loại thuốc ức chế có hồi phục
(reversible inhibitor) men monoaminooxidase. Là loại có ít độc tính và đang bắt đầu
được phổ biến rộng rãi.



Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Tricyclic Antidepressant)

Loại có tác dụng yên dịu, giải lo âu: Amitriptiline, Elavil, Laroxyl, Triptizol... Loại chỉ có tác dụng hoạt hoá, kích thích mạnh: Melipramin, Imipramin, Nortriptiline,
Tofranil. - Loại trung gian (Anafranil) có tác dụng ức chế tái hấp thu chọn lọc
serotonin song cấu trúc hoá học lại giống chống trầm cảm 3 vòng.



Loại không 3 vòng, không IMAO - SSRI (Selective serotonin reuptake inhibitor)
- Mianserine (Athymil) - Maprotiline (Ludiomil) - Vilixazine (vivalan) SSRI là loại
thuốc chống trầm cảm mới (từ năm 1984), bắt đầu sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Hiện giờ 2 loại chính thường được sử dụng là thuốc chống trầm cảm 3 vòng và
SSRIs. Hai loại này có tác dụng gần như nhau, khoảng 60-65% người sử dụng cho
thấy sự cải thiện đáng kể về khí sắc (Hirschfeld, 1999).
Điểm mạnh của SSRIs thể hiện trong thống kê về tác dụng phụ của nó. Rocca và
các đồng nghiệp (1997) đã thông báo rằng 56% người sử dụng phàn nàn về hiện tượng
20


khô miệng trong quá trình dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng, so với tỉ lệ 8% đối với
SSRIs. Báo cáo về tỉ lệ người bị táo bón lần lượt là 39% đối với thuốc chống trầm cảm
3 vòng và 8% đối với SSRIs. Anderson (1998) thông báo rằng 14% người sử dụng
thuốc chống trầm cảm 3 vòng ngưng sử dụng do những tác dụng phụ có hại, tỉ lệ này ở
người sử dụng SSRIs là 9%.
Lưu ý khi dùng thuốc trầm cảm:
Cần theo dõi những bất thường trong quá trình điều trị. Dùng loại thuốc trầm
cảm nào phải do bác sĩ khám bệnh và quyết định. Điều quan trọng là khi dùng thuốc
nếu gặp một trong các triệu chứng sau: đau đầu, buồn nôn, mất ngủ và căng thẳng,
kích động hoặc cảm giác bồn chồn, giảm tình dục, khô miệng, táo bón, mờ mắt hoặc
buồn ngủ vào ban ngày… thì cần phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị của mình
biết, vì đây có thể là các tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Dù là bất cứ loại thuốc nào, việc quan trọng là phải duy trì chế độ dùng thuốc

trong một vài tháng, sau khi thuốc đã có hiệu quả, bởi có tới gần 50% người sử dụng
tái phát trong vòng 1 năm nếu quá trình sử dụng thuốc của họ bị ngưng đột ngột
(Montgomery và cs. 1993).
Năm 2004, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã xem xét dữ liệu
từ các nghiên cứu về thuốc chống trầm cảm có liên quan đến gần 4.400 trẻ em và
thanh thiếu niên đang được điều trị trầm cảm. Trong số đó có 4% đối tượng sử dụng
thuốc đã xuất hiện ý nghĩ tự tử (mặc dù không có vụ tự tử xảy ra), so với 2% của
những người đã uống thuốc giả dược. Thông tin này đã khiến FDA phải cảnh báo (vào
năm 2005) trên nhãn tất cả các thuốc chống trầm cảm để cảnh báo cho công chúng về
khả năng tăng nguy cơ suy nghĩ tự tử của thuốc.Vì vậy, đối tượng trẻ em, thanh thiếu
niên và thanh niên khi dùng thuốc chống trầm cảm cần được theo dõi chặt chẽ, đặc
biệt là trong những tuần đầu điều trị với các triệu chứng như trầm cảm nặng hơn, suy
nghĩ hoặc hành vi tự tử, bao gồm các thay đổi bất thường trong hành vi như mất ngủ,
kích động.
5.2. Can thiệp rối loạn trầm cảm bằng Cỏ St John:
Người ta tìm ra một phương pháp điều trị từ dược lí truyền thống là chữa trị bằng
chiết xuất của cây nọc sởi (hypericum), được biết đến rộng rãi dưới cái tên “cỏ St
John”. Phương thức tác động của nó ít được biết đến, song dường như nó rất có tác
dụng đối với người dùng.
21


Năm 2002, Linde và Mulrow đã tiến hành một siêu phân tích, trong đó xác định
14 thử nghiệm so sánh chế phẩm cây nọc sởi với placebo hoặc thuốc chống trầm cảm.
Tỉ lệ người có tiến triển sau khi sử dụng chế phẩm của cây nọc sởi và placebo lần lượt
là 56% và 25%. Hầu như không có sự khác biệt giữa chế phẩm của cây nọc sởi và
thuốc chống trầm cảm, 50% người sử dụng chế phẩm của cây nọc sởi có tiến triển tốt,
so với 52% người được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Trong số những người
điều trị kết hợp cả cây nọc sởi và thuốc chống trầm cảm, 68% có biểu hiện tiến triển rõ
rệt về mặt lâm sàng. Cỏ St John có vẻ được nhiều người chấp nhận hơn là dược phẩm,

với tỉ lệ ngưng sử dụng giữa chừng do tác dụng phụ trung bình là 2%, so với 7% người
sử dụng thuốc chống trầm cảm chuẩn.
Cỏ St John cũng có một số tác dụng phụ, bao gồm sự khó chịu về dạ dày, ruột,
cảm giác mệt mỏi, khô miệng, hoa mắt chóng mặt, da nổi mụn và nhạy cảm với ánh
sáng mặt trời. Ngoài ra, nó cản trở tác dụng của Indinavir - loại thuốc ức chế bệnh
trong điều trị AIDS; Cyclosporin - loại thuốc chống thải ghép được dùng trong ghép
tạng; và Warfarin - thuốc chống đông máu. Do đó, không phải trường hợp nào cũng có
thể dùng được cỏ St John.
Lưu ý:
Tác dụng phụ của cỏ St. John ít hơn tác dụng phụ của một vài loại thuốc trị trầm
cảm, như ngứa, mệt mỏi, lên kí, nhức đầu, đau bụng nhất là mẫn cảm của da (cháy da)
khi đi ra ngoài nắng. Ở thú vật, cỏ St. John có tác dụng vào tử cung, nên khi có thai, ta
cần cẩn thận khi dùng thuốc này.
Hiện nay, chưa có bằng chứng tác dụng tương quan giữa cỏ St. John với các âu
dược khác. Tuy nhiên nếu đang sử dụng bất kì loại thuốc điều trị rối loạn trầm cảm thì
nên cho bác sĩ biết khi dùng dược thảo St John.
Liệu pháp sốc điện (ECT)
Trong liệu pháp ECT, dòng điện được truyền qua não, làm ảnh hưởng đến mức
độ dẫn truyền thần kinh trong não. Khi sốc điện, bác sĩ sẽ dùng thiết bị phóng dòng
điện lên não bệnh nhân, mục đích là tạo cơn co giật xóa hết hoạt động tâm thần. Sau
liệu trình, hoạt động tâm thần bình thường hoạt động trở lại, hoạt động tâm thần bệnh
lý được xóa đi.
ECT thường được sử dụng cho những người không thể dùng thuốc thường xuyên
và cho những người có nguy cơ tự tử cao. Nó cũng có thể là một phương pháp hiệu
22


quả đối với người lớn tuổi, những người đã trầm cảm nặng và không thể dùng thuốc
chống trầm cảm vì lý do sức khỏe.
Nếu như sốc điện cổ điển có tỷ lệ tử vong nhất định (2/100.000 người), có biến

chứng ngừng thở, sai khớp, gãy xương; sau cơn mất ý thức, bệnh nhân đau mỏi cơ
khớp, lú lẫn, lo sợ... thì phương pháp sốc điện tiền mê giúp tránh được tất cả các hạn
chế đó.
Trong chuyên khoa tâm thần, sốc điện là phương pháp cuối cùng được áp dụng
khi bệnh nhân dùng thuốc không còn hiệu quả. Ngoài ra, bệnh nhân trầm cảm từ chối
ăn uống, trầm cảm có hành vi tự sát, hưng cảm tâm thần phân liệt... cũng được chỉ
định sốc điện.
Can thiệp điều trị bằng liệu pháp tâm lý
Tư vấn tâm lý điều trị trầm cảm là biện pháp can thiệp hết sức quan trọng. Bác sĩ
hoặc chuyên viên sẽ tiến hành điều trị trầm cảm bằng cách nói chuyện về tình trạng và
các vấn đề liên quan với một nhà cung cấp sức khỏe tâm thần. Liệu pháp tư vấn tâm lý
còn được gọi là trị liệu, trị liệu nói chuyện, tư vấn hay trị liệu tâm lý.
Thông qua các buổi nói chuyện, tìm hiểu về các nguyên nhân gây trầm cảm để có
thể hiểu được nó tốt hơn. Cũng tìm hiểu làm thế nào để xác định và thực hiện thay đổi
trong hành vi không lành mạnh hay suy nghĩ, tìm hiểu mối quan hệ và kinh nghiệm,
tìm cách tốt hơn để đối phó và giải quyết vấn đề và đặt mục tiêu thực tế cho cuộc sống.
Tâm lý có thể giúp lấy lại cảm giác hạnh phúc và kiểm soát trong cuộc sống và giúp
giảm bớt các triệu chứng trầm cảm như tuyệt vọng và giận dữ. Nó cũng có thể giúp
thích nghi với một cuộc khủng hoảng hay khó khăn hiện hành khác.
Một số phương pháp tâm lý có hiệu quả đối với rối loạn trầm cảm:


Trị liệu tâm lý Tâm động học ( Psychodynamic Psychotherapy)
Tập trung trên những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh trầm cảm như gia đình,
tuổi thơ hay các trải nghiệm trong trường học. Qua trình trị liệu có thể kết thúc sau
nhiều tuần trị liệu, hoặc cũng có thể nhiều năm. Những người trị liệu bằng phương
pháp này tin rằng nó đã giúp họ hiểu thêm về bản thân. Thông thường, các chuyên gia
tâm lý sẽ không chia sẻ kinh nghiệm về bản thân mà chỉ nói chuyện với người đến
điều trị.




Nhân văn (Humanistic)

23


Tập trung vào sự phát triển nhân cách. Chuyên gia thường sẽ rất đồng cảm và sẵn
sàng chia sẻ kinh nghiệm từ chính họ.


Trị liệu hành vi nhận thức ( Cognitive-Behavioral psychotherapy) (CBT)
Tập trung trên những người luôn có suy nghĩ tiêu cực, bi kịch hóa vấn đề và luôn
nghĩ đến điềm gở khiến họ cảm thấy đau buồn, mất phương hướng. Phương pháp này
sẽ tập trung vào việc xác định và thay đổi liên tục, tự đánh bại suy nghĩ và hành vi của
mình. Mục đích là để giúp đỡ những người chăm sóc nhận ra và tận hưởng những sự
kiện tích cực trong cuộc sống và học hỏi các kỹ năng thực tế để đối phó với những vấn
đề mà họ đang phải đối mặt. Liệu pháp này thường ngắn hạn và có thể tập tại nhà.



Nội thi (Insight Therapy)
Khi trải qua những thay đổi trong cuộc sống, đôi lúc con người sẽ thay đổi những
ứng xử theo cách khác với bình thường. Một số người trở nên sống cô lập, một số
người bị trầm cảm; một số tìm kiếm những quan hệ mới. Liệu pháp này giúp người
đến điều trị có thể trở nên thích nghi hơn.



Phân tâm học (Psychoanalysis)

Phân tâm học của Freud chú trọng giúp người bệnh bộc lộ những động cơ vô
thức – Những động cơ đã dẫn đến mâu thuẫn tâm lý và hành vi kém thích nghi. Những
người tìm đến trị liệu tâm lý đã không hài lòng với hành vi của họ, nhưng lại không có
khả năng thay đổi được. Mục đích của trị liệu phân tâm là giúp người bệnh hiểu được
những động cơ vô thức đã kiềm giữ không cho họ thay đổi.
Lưu ý:
Liệu pháp can thiệp tâm lý sẽ giúp bệnh nhân tự trang bị cho mình kiến thức và
kỹ năng để vượt qua khó khăn, mang đến cho bệnh nhân sự cân bằng trong cuộc sống,
giảm bớt áp lực, stress là những nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm. Bệnh nhân có
cơ hội được tiếp cận các dịch vụ có hiệu quả mới đó là điều trị có thể không cần dùng
thuốc, tạo được sự tự lực trong điều trị trầm cảm cho bản thân.
Nếu thực hiện chính xác, khoảng 75% bệnh nhân có thể thành công với tâm lý trị
liệu và hầu như không có khả năng tái phát.

24


6. Tình hình rối loạn trầm cảm tại Việt Nam
Theo nghiên cứu của nhóm, hiện tại ở Việt Nam các công trình nghiên cứu, điều
tra về rối loạn trầm cảm đa số vẫn dừng lại ở phạm vi và quy mô nhỏ, lựa chọn một
nhóm đối tượng cụ thể hoặc ở một phường, xã, khu vực cụ thể để tiến hành nghiên cứu
và các kết quả nghiên cứu đôi khi bị sai lệch do một số đặc thù về văn hóa xã hội Việt
Nam như tình trạng “tốt khoe xấu che”, sự dèm pha của cộng đồng,... Vì vậy để trình
bày về tình trạng rối loạn trầm cảm tại Việt Nam, nhóm xin đưa vào một số kết quả
của các nhà nghiên cứu mà theo nhóm là có thể tin cậy được và phù hợp với quan
điểm của nhóm về rối loạn trầm cảm.
Trước hết, theo các báo cáo của Bệnh viện Tâm thần Trung Ương, việc nghiên
cứu về tình trạng các loại rối loạn tâm thần nói chung và rối loạn trầm cảm nói riêng ở
Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 1964. Và cho đến nay đã có hàng loạt các nghiên
cứu về vấn đề này, điều này cho thấy sự quan tâm của cộng đồng càng ngày càng lớn.

Trong đó đơn cử một số kết quả nghiên cứu sau:
Năm 1994 được sự giúp đỡ của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, ngành tâm
thần Việt nam đã tiến hành điều tra tâm thần tại 3 điểm: Xã Tự Nhiên, xã Quất Động
thuộc huyện Thường Tín, xã Tiên Kiên, huyện Lâm thao – Phú Thọ. Kết quả cho thấy
tỷ lệ rối loạn trầm cảm chiếm 2%-3% dân số.
Tiếp sau đó những tài liệu nghiên cứu 2 quần tập: một ở một xã đồng bằng Bắc
Bộ, một ở một phường của thành phố Hà Nội (khoảng 10.000 dân) với sự giúp đỡ của
bộ câu hỏi CIDC kết hợp khám trên lâm sàng và các test sàng lọc CES, BECK cũng
cho thấy tỷ lệ người mắc trầm cảm trong nhân dân xấp xỉ 2%-5% (Trần Viết Nghị,
Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Viết Thiêm, Nguyễn Văn Siêm, và cộng sự, 1997).
Từ năm 2000-2002, ngành tâm thần chọn 10 bệnh tâm thần ưu tiên để tiến hành
điều tra dịch tễ tại các vùng khác nhau và kết quả cho thấy rối loạn trầm cảm chiếm tỷ
lệ 2.8% dân số. Cũng trong giai đoạn này theo Trần Văn Cường (2001), điều tra dịch
tễ 10 bệnh tâm thần tại 8 địa điểm của các vùng sinh thái khác nhau, cho kết quả về tỷ
lệ mắc các bệnh tâm thần là 12,5%, trong đó rối loạn trầm cảm F 32: 2.47%; rối loạn
lo âu F 41: 2,27% dân số. Tỷ lệ bệnh nhân khám tại các cơ sở y tế nhà nước là 31,9%;
tại các cơ sở y tế tư nhân là 21,9% và số bệnh nhân chưa bao giờ đi khám là 68,5%.
Thái độ của gia đình, cộng đồng đối với người bệnh còn xa lánh, hắt hủi chiếm 68,5%.
25


×