Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Luận án tiến sĩ đặc điểm thành thục sinh dục và ứng dụng hormon steroid trong sinh sản nhân tạo cá rô biển (pristolepis fasciata bleeker, 1851)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 207 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

PHAN PHƯƠNG LOAN

ĐẶC ĐIỂM THÀNH THỤC SINH DỤC VÀ
ỨNG DỤNG HORMON STEROID TRONG
SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ RÔ BIỂN
Pristolepis fasciata (Bleeker, 1851)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

PHAN PHƯƠNG LOAN

ĐẶC ĐIỂM THÀNH THỤC SINH DỤC VÀ
ỨNG DỤNG HORMON STEROID TRONG
SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ RÔ BIỂN
Pristolepis fasciata (Bleeker, 1851)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. PHẠM THANH LIÊM


TS. BÙI MINH TÂM

2016


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn
- Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Nghiệp – TNTN, Phòng
Quản trị Thiết bị, Bộ môn Thuỷ Sản, Trƣờng Đại học An Giang cho phép và
tạo điều kiện thuận lợi để tôi tham gia học tập và triển khai thực hiện nghiên
cứu tại trƣờng.
- Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Thuỷ Sản, Khoa Sau Đại học,
Phòng Quản lý khoa học cùng tất cả quý Thầy Cô Khoa Thuỷ Sản, Trƣờng
Đại học Cần Thơ đã quan tâm và giúp tôi tham gia và hoàn thành chƣơng trình
học tập dành cho nghiên cứu sinh.
- Ban Giám đốc, Phòng Quản lý Khoa học - Sở Khoa học & Công nghệ
Tỉnh An Giang đã hỗ trợ kinh phí thực hiện một số nội dung trong luận án.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thanh Liêm và TS. Bùi
Minh Tâm đã tận tình hƣớng dẫn về khoa học, động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi rất biết ơn sự giúp đỡ chân tình của quý Thầy Cô trong và ngoài cơ
sở đào tạo: PGS.TS. Nguyễn Tƣờng Anh, ThS. Nguyễn Văn Tƣ, PGS.TS.
Lam Mỹ Lan, TS. Dƣơng Thúy Yên, TS. Lý Văn Khánh, TS. Lê Quốc Việt,
ThS. Nguyễn Thị Kim Hà, ThS. Lê Công Quyền cùng tất cả quý Thầy Cô
trong Khoa Thủy Sản đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu,
và nhiệt tình hỗ trợ tôi trong thời gian tham gia học tập và hoàn thành luận án.
Xin cảm ơn GS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, PGS.TS Trƣơng Quốc Phú, TS.
Phạm Trƣờng Yên, PGS.TS. Nguyễn Văn Kiểm, TS. Nguyễn Tuần và
PGS.TS. Đỗ Thị Thanh Hƣơng đã có những góp ý chân thành và sâu sắc các
nội dung trong luận án ở Hội đồng bảo vệ luận án cấp cơ sở.

Cuối cùng, là lời cảm ơn đến gia đình đã động viên và hỗ trợ tôi rất nhiều
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin ghi nhận và cảm ơn tất cả mọi ngƣời đã giúp đỡ, động viên và chia sẻ
để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!

i


TÓM TẮT
Nghiên cứu “Đặc điểm thành thục sinh dục và ứng dụng hormon steroid
trong sinh sản nhân tạo cá rô biển Pristolepis fasciata (Bleeker, 1851)” đƣợc
thực hiện tại Khoa Thuỷ Sản, Trƣờng Đại học Cần Thơ và Khoa Nông Nghiệp
- Tài Nguyên Thiên Nhiên, Trƣờng Đại học An Giang trong thời gian từ năm
2011-2014. Mục tiêu của luận án là nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và
các chỉ tiêu sinh lý của cá rô biển, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy
trình sản xuất giống nhân tạo đối tƣợng này; đồng thời so sánh tác dụng và xác
định loại, liều lƣợng các hormon steroid (17,20P; 17P và P) với chất kích thích
sinh sản thông thƣờng (HCG và LRH-A+DOM) trong sinh sản nhân tạo cá rô
biển.
Mẫu cá rô biển dùng để nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản đƣợc thu
ngoài tự nhiên dọc theo tuyến sông Hậu thuộc địa bàn Tỉnh An Giang. Cá
đƣợc đánh bắt từ các đống chà và với các ngƣ cụ nhƣ cào, dớn, lƣới bén, lú…
của ngƣ dân. Mẫu cá cũng đƣợc thu tại các điểm chợ trên địa bàn. Định kỳ thu
mẫu một lần/tháng và thu khoảng 30 cá thể ở các cỡ khác nhau trong suốt 12
tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá rô biển bắt đầu thành thục sinh dục khi
đạt chiều dài 11,68 cm. Tỷ lệ đực:cái trong mẫu cá rô biển thu ở địa bàn tỉnh
An Giang là 1:1,58. Hệ số thành thục của cá rô biển cái vào mùa sinh sản cao
nhất đạt 14,68% và ở cá rô biển đực là 4,75%. Mùa vụ sinh sản của cá rô biển
chủ yếu tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8 dƣơng lịch. Sức sinh sản tƣơng đối

trung bình của cá rô biển là 453.314 trứng/kg và sức sinh sản tuyệt đối đạt
41.884 trứng/cá cái.
Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý cá rô biển cái cho thấy, quá trình phát
triển tuyến sinh dục chịu sự tác động bởi nguồn protein từ cơ và gan. Hàm
lƣợng vitellogenin ở cá rô biển cao (74,01-148,42 µg ALP/mg protein) và thay
đổi theo từng giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục. Hàm lƣợng protein trong
cơ và gan cá rô biển đực trong khoảng từ 22,4-32,4 và 39,3-53,2 mg protein/g
mẫu tƣơi và không chịu ảnh hƣởng bởi sự phát triển của tuyến sinh dục.
Nghiên cứu nuôi vỗ cá rô biển trong giai lƣới đặt trong ao đất với mật độ
0,5 kg/m2 bằng 3 loại thức ăn là cá tạp, thức ăn công nghiệp 35% protein và cá
tạp kết hợp thức ăn công nghiệp (tỷ lệ 50%:50% theo khối lƣợng). Kết quả
nghiên cứu cho biết, cá rô biển thành thục sinh dục tốt trong điều kiện nuôi vỗ
và không có sự khác biệt về hệ số thành thục sinh dục khi cá đƣợc cho ăn bằng
các loại thức ăn trên.
Nghiên cứu khả năng gây chín noãn bào cá rô biển bằng 3 loại hormon
steroid 17,20P; 17P và P đƣợc thực hiện trên cá đã nuôi vỗ thành thục sinh dục
ii


(tuyến sinh dục giai đoạn IV), khối lƣợng từ 50-100 g/con. Cá cái đƣợc tiêm
17,20P với liều lƣợng 3, 4 và 5 mg/kg cá; 17P với liều 7, 10 và 15 mg/kg cá và
P với liều 10, 15 và 20 mg/kg cá. Kết quả nghiên cứu xác định đƣợc cả 3 loại
steroid C21 trên đều gây chín noãn bào cá rô biển; trong đó, 17,20P có hiệu quả
cao nhất ở liều 5 mg/kg, 17P ở liều 10 mg/kg và P ở liều 15 mg/kg cá cái với
tỷ lệ noãn bào chín có giá trị lần lƣợt là 92,22%, 75,55% và 73,33%. Nghiên
cứu cũng đã chứng minh, cá rô biển khi đƣợc kích thích sinh sản trong liều
quyết định bằng 17,20P, 17P và P sau liều sơ bộ bằng HCG hoặc LRHA3+DOM đều đạt hiệu quả sản xuất; trong đó 17,20P ở liều 5 mg/kg cá cái có
hiệu quả nhất với tỷ lệ cá đẻ đạt 86,67%.
Quá trình phát triển của cá rô biển giai đoạn phôi đến 30 ngày tuổi chỉ ra
rằng; trong điều kiện nhiệt độ dao động từ 27-31oC, pH 6,8-7,0 và hàm lƣợng

ôxy hòa tan từ 5 ppm trở lên thì thời gian phát triển phôi của cá từ 13-14 giờ.
Cá mới nở có chiều dài trung bình 1,84±0,02 mm. Thời gian cá dinh dƣỡng
bằng noãn hoàng là 72 giờ; sau khi hết noãn hoàng, cá có chiều dài trung bình
3,17±0,08 mm, cỡ miệng ở 90o là 382,96±56,53 µm. Ống tiêu hoá của cá rô
biển có thể phân biệt đƣợc xoang miệng, thực quản, dạ dày và ruột khi cá đƣợc
3 ngày tuổi và ống tiêu hóa phát triển hoàn chỉnh giống cá trƣởng thành ở thời
điểm 20 ngày tuổi.
Nhiệt độ dƣới và trên gây chết cá rô biển lần lƣợt là 15,2-15,7oC và 40,342,9oC; ngƣỡng ôxy và tiêu hao oxygen của cá rô biển có xu hƣớng giảm dần
theo ngày tuổi, ngƣỡng ôxy và tiêu hao oxygen dao động trong khoảng từ 0,80
mg O2/L và 2,34 mg O2/g.giờ (cá 1 ngày tuổi) đến 0,54 mg O2/L và 0,26 mg
O2/g.giờ (cá 30 ngày tuổi). pH cao và thấp gây chết cá rô biển nằm trong
khoảng 9,0-9,6 và 3,0-3,4. Độ mặn gây chết của cá rô biển nằm trong khoảng
11,1-11,8‰.

iii


ABSTRACT
Study on the "Characteristics of sexual maturity and application of
steroid hormones in artificial propagation of Malayan leaffish Pristolepis
fasciata (Bleeker, 1851)" was carried out at the College of Aquaculture and
Fisheries - Can Tho University and the College of Agriculture and Natural
Resources - An Giang University from 2011 to 2014. Main objectives of the
study were to investigate the biologically reproductive characteristics and
physiological parameters in order to provide basic scientific data for
establishing the procedure of artificial seed production of Malayan leaffish, as
well as to find out suitable method and dosage of steroid hormones (17,20P,
17P and P) in comparison with traditional reproductive stimulants (HCG and
LRH-A+DOM) for induced spawning the fish.
Malayan leaffish used for biologically reproductive study was collected

from the wild along the Hau River of An Giang province. Fish samples were
caught from piles of scrub along the river and by a variety of fishing tools
such as bottom trawl net, fixed net, gillnet, fykes and traps. The samples were
also collected in fish markets. Thirty fish at different size were collected
monthly for 12 months. Results showed that P. fasciata reached first sexual
maturity at a length of 11.68 cm. The female-male ratio of the samples in An
Giang area was 1:1.58. Highest gonado-somatic index (GSI) of female and
male fish in spawning season reached up to 14.68% and 4.75%, respectively.
Main spawning season was in first half of rainy season, from May to August
yearly. Average relative fecundity of the females was 453,314 eggs/kg and
absolute fecundity was 41,884 eggs/female.
Results on biologically reproductive characteristics showed that ovary
development was affected by protein sources from muscle and liver. The
concentration of vitellogenin was high, ranged from 74.01 to 148.42 µg
ALP/mg protein and varied according to the stages of ovary development. The
protein concentration in muscle and liver of male fish ranged from 22.4 to
32.4 and from 39.3 to 53.2 mg protein/g, respectively. These values were not
affected by stage of testis development.
For broodstock rearing, breeders were stocked in hapas suspended in
earthen ponds at the density of 0.5 kg/m2 and fed with three different types of
feed namely trash fish, commercial pellet (containing of 35% crude protein),
and the combination of 50% trash fish and 50% commercial pellet. It was
found that P. fasciata could reach fully sexual maturity in the captive

iv


conditions. There was no statistical difference in the GSI of the breeder groups
fed with three different types of feed.
The study on ability of final oocyte maturation (FOM) induced by three

steroid hormones namely 17.20P, 17P and P was carried out on matured
female fish (stage IV of gonad development) having body weight of 50-100 g
reared in captive conditions. The females were injected with 17.20P (3, 4, 5
mg/kg), 17P (7, 10, 15 mg/kg), and P (10, 15, 20 mg/kg), respectively. Results
revealed that all three types of steroid C21 hormones could induce FOM; of
which 17,20P showed highest effectiveness at the dose of 5 mg/kg; 17P at the
dose of 10 mg/kg; and P at the dose of 15 mg/kg with a FOM rate of 92.22%,
75.55% and 73.33%, respectively. The study also pointed out that successfully
induced spawning by using 17.20P, 17P or P after a preliminary injection of
HCG or LRH-A+DOM was achieved and satisfied practical production
requirements. Particularly, the dose of 5 mg/kg of 17.20P was the most
effectiveness among steroid treatments with an ovulation rate of 86.67%.
The early ontogeny of P. fasciata showed that embryonic development
took place about 13-14 hours at water temperature of 27-31oC, pH of 6.8-7.0
and dissolved oxygen concentration of 5 ppm or higher. Newly hatched larvae
were 1.84±0.02 mm in body length. Within 72 hours after hatching, larvae
reached 3.17±0.08 mm in mean body length; mouth gape (at angle of 90o) was
382.96±56.53 µm; and yolk was completely consumed. Three days post
hatching, four parts of digestive tract could be distinguished as buccal
pharynx, oesophagus, stomach and intestine. The digestive tract reached full
function at the day of 20th post hatching.
Lower and upper lethal temperatures of P. fasciata were 15.2-15.7oC and
40.3-42.9oC, respectively. There was a negative relationship between
dissolved oxygen threshold and oxygen consumption, and age. Dissolved
oxygen threshold was of 0.80-0.54 mg /L and dissolved oxygen consumption
was of 2.34 mg /g.h (1-day old fish) to 0.26 mg /g.h (30-day old fish). Low
and high lethal pH values of the fish were 9.0-9.6 and 3.0-3.4, respectively.
Lethal salinity of the fish was 11.1-11.8‰.

v



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về “Nghiên
cứu kỹ thuật sản xuất giống cá rô biển (Pristolepis fasciata) tại An Giang”
từ nguồn kinh phí của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang. Tất cả các
số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chƣa từng công bố
trong luận án cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày

tháng năm 2016
Tác giả

PHAN PHƢƠNG LOAN

vi


vii


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU
1
1.1 Đặt vấn đề
1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
3

1.3 Nội dung nghiên cứu
3
1.4 Ý nghĩa của luận án
3
1.5 Những điểm mới của luận án
4
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5
2.1 Sinh học cá rô biển
5
2.1.1 Hình thái phân loại
5
2.1.2 Phân bố
6
2.1.3 Tập tính dinh dƣỡng
6
2.1.4 Đặc điểm sinh trƣởng
7
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
7
2.2 Quá trình phát sinh noãn hoàng (Vitellogenesis)
7
2.3 Vai trò của thức ăn trong nuôi vỗ thành thục sinh dục cá
11
2.4 Vấn đề sử dụng chất kích thích trong sinh sản nhân tạo cá
13
2.4.1 Cơ chế hormon kiểm soát quá trình tạo trứng ở cá cái
13
2.4.2 Nguyên lý chung về kích thích sinh sản ở cá
16

2.4.3 Các chất kích thích sinh sản đƣợc sử dụng phổ biến trong sản xuất nhân
tạo cá giống
17
21
2.4.4 Các steroid C gây chín noãn bào cá và ứng dụng
20
2.5 Ảnh hƣởng của một số yếu tố môi trƣờng đến hoạt đống sống của cá
28
2.5.1 Nhiệt độ
28
2.5.2 pH
31
2.5.3 Ôxy hoà tan
33
2.6 Kỹ thuật mô học và các ứng dụng trong nghiên cứu mô học trên cá
35
2.7 Quá trình phát triển ống tiêu hoá của cá
41
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
45
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
45
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu
45
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
45
3.3.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá rô biển
45
3.3.1.1 Phƣơng pháp thu mẫu
45

3.3.1.2 Các chỉ tiêu phân tích
45
3.3.2 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý sinh sản cá rô biển
47
3.3.2.1 Phƣơng pháp thu mẫu
47
3.3.2.2 Các chỉ tiêu phân tích
48
viii


3.3.3 Nghiên cứu nuôi vỗ thành thục sinh dục cá rô biển bằng các loại thức ăn
khác nhau
48
3.3.3.1 Hệ thống thí nghiệm
48
3.3.3.2 Cá dùng trong thí nghiệm
49
3.3.3.3 Bố trí thí nghiệm
50
3.3.3.4 Cho ăn và chăm sóc
50
3.3.3.5 Các chỉ tiêu phân tích
50
3.3.4 Nghiên cứu xác định loại, liều lƣợng, phƣơng pháp tiêm hormon steroid
kích thích cá rô biển chín và rụng trứng
52
3.3.4.1 Cá thí nghiệm
52
3.3.4.2 Các loại hormon sử dụng trong nghiên cứu

52
3.3.4.3 Bố trí thí nghiệm
54
3.3.5 Nghiên cứu sự phát triển của cá rô biển từ giai đoạn phôi đến 30 ngày
tuổi
59
3.3.5.1 Quá trình phát triển phôi, thời gian cá dinh dƣỡng bằng noãn hoàng,
kích cỡ miệng và chiều dài cá bột
59
3.3.5.2 Nghiên cứu sự phát triển ống tiêu hoá từ giai đoạn ấu trùng đến 30
ngày tuổi
59
3.3.5.3 Khả năng chịu đựng của cá giai đoạn ấu trùng đến 30 ngày tuổi đối
với một số yếu tố môi trƣờng
60
3.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu
63
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
64
4.1 Một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá rô biển
64
4.1.1 Phân biệt giới tính
64
4.1.2 Tỷ lệ đực cái, khối lƣợng, chiều dài của cá qua các tháng thu mẫu
65
4.1.3 Đặc điểm hình thái tuyến sinh dục cá rô biển cái và đực
67
4.1.3.1 Đặc điểm tuyến sinh dục cái (buồng trứng)
67
4.1.3.2 Đặc điểm tuyến sinh dục đực (buồng tinh)

69
4.1.4 Sự biến đổi giai đoạn thành thục sinh dục cá rô biển đực và cái qua các
tháng thu mẫu
70
4.1.4.1 Sự quan hệ giữa giai đoạn thành thục sinh dục và kích thƣớc cá cái
theo thời gian
70
4.1.4.2 Sự biến đổi giai đoạn thành thục sinh dục cá cái theo thời gian 72
4.1.4.3 Sự quan hệ giữa giai đoạn thành thục sinh dục và kích thƣớc cá đực
theo thời gian
73
4.1.4.4 Sự biến đổi giai đoạn thành thục sinh dục cá đực theo thời gian 75
4.1.5 Sự biến đổi hệ số thành thục (GSI) của cá rô biển cái và đực qua các
tháng thu mẫu
77
4.1.6 Chiều dài thành thục lần đầu của cá rô biển
78
ix


4.1.7 Sức sinh sản và sự biến đổi đƣờng kính trứng của cá rô biển
79
4.2 Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của cá rô biển
82
4.2.1 Mối tƣơng quan giữa khối lƣợng và chiều dài
82
4.2.2 Biến đổi tỷ lệ huyết cầu (Hematocrit), số lƣợng hồng cầu và thể tích
trung bình hồng cầu (MCV) theo các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục
cá rô biển
84

4.2.3 Biến đổi hàm lƣợng protein trong gan và cơ theo các giai đoạn phát triển
tuyến sinh dục của cá rô biển
86
4.2.4 Biến đổi hàm lƣợng phosphate protein huyết tƣơng (vitellogenin) của cá
rô biển cái qua các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục
89
4.3 Ảnh hƣởng của thức ăn nuôi vỗ đến sự thành thục sinh dục cá rô biển 91
4.3.1 Các yếu tố môi trƣờng trong quá trình nuôi vỗ thành thục sinh dục cá rô
biển
91
4.3.2 Sự thành thục sinh dục của cá rô biển trong quá trình nuôi vỗ
93
4.3.2.1 Biến động giai đoạn thành thục sinh dục của cá rô biển cái theo thời
gian nuôi vỗ
93
4.3.2.2 Biến động hệ số thành thục sinh dục của cá rô biển cái theo thời
gian nuôi vỗ
95
4.3.2.3 Biến động đƣờng kính noãn bào cá rô biển theo thời gian nuôi vỗ 94
4.3.3 Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá rô biển bằng hormon steroid
97
4.3.3.1 Ảnh hƣởng của các loại steroid lên quá trình chín noãn bào cá rô
biển
97
4.3.3.2 Kết quả kích thích sinh sản cá rô biển bằng 17,20P; 17P và P trong
liều tiêm quyết định với liều sơ bộ bằng HCG
103
4.3.3.3 Kết quả kích thích sinh sản cá rô biển bằng 17,20P; 17P và P trong
liều tiêm quyết định với liều sơ bộ bằng LRH-A3+DOM
106

4.3.4 Quá trình phát triển phôi, thời gian cá dinh dƣỡng bằng noãn hoàng, kích
cỡ miệng và chiều dài cá
109
4.3.4.1 Quá trình phát triển phôi của cá rô biển
109
4.3.4.2 Thời gian cá dinh dƣỡng bằng noãn hoàng
111
4.3.4.3 Kích cỡ miệng và chiều dài cá
112
4.4.4 Sự phát triển ống tiêu hoá của cá rô biển giai đoạn ấu trùng đến 30 ngày
tuổi
114
4.4.4.1 Sự phát triển về hình thái ống tiêu hoá
114
4.4.4.2 Biến đổi về mô học trong quá trình phát triển của ống tiêu hoá 116
4.4.5 Khả năng chịu đựng của cá giai đoạn ấu trùng đến 30 ngày tuổi đối với
một số yếu tố môi trƣờng
125
4.4.5.1 Nhiệt độ cao và thấp gây chết cá
125
4.4.5.2 Ngƣỡng ôxy và tiêu hao ôxygen
125
x


4.4.5.3 pH cao và thấp gây chết cá
4.4.5.4 Độ mặn gây chết cá
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
5.2 Đề xuất

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

126
127
128
128
129
130

xi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả phân tích thức ăn nuôi vỗ thành thục cá rô biển
50
Bảng 3.2 Thành phần dƣỡng chất trong thức ăn nuôi vỗ thành thục sinh dục cá
rô biển
50
Bảng 3.3 Thử nghiệm đánh giá sự chín noãn bào ở cá rô biển với hormon
steroid P ở các liều lƣợng khác nhau
54
Bảng 3.4 Thử nghiệm đánh giá sự chín noãn bào ở cá rô biển với hormon
steroid 17P ở các liều lƣợng khác nhau
55
Bảng 3.5 Thử nghiệm đánh giá sự chín noãn bào ở cá rô biển với hormon
steroid 17,20P ở các liều lƣợng khác nhau
55
Bảng 3.6 Thí nghiệm kích thích sinh sản cá rô biển bằng 17,20P, 17P và P sau

liều sơ bộ bằng HCG
57
Bảng 3.7 Thí nghiệm kích thích sinh sản cá rô biển bằng 17,20P, 17P và P sau
liều sơ bộ bằng LRH-A3+DOM
57
Bảng 4.1 Tỷ lệ (%) cá đực và cái cá rô biển qua các tháng thu mẫu
65
Bảng 4.2 Tỷ lệ (%) chiều dài tổng cộng của cá rô biển cái theo giai đoạn thành
thục sinh dục qua các tháng thu mẫu
71
Bảng 4.3 Tỷ lệ (%) chiều dài tổng cộng của cá rô biển đực theo giai đoạn thành
thục sinh dục qua các tháng thu mẫu
74
Bảng 4.4 Tỷ lệ huyết cầu, số lƣợng hồng cầu và thể tích trung bình hồng cầu ở
các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục khác nhau của cá rô biển cái
84
Bảng 4.5 Tỷ lệ huyết cầu, số lƣợng hồng cầu và thể tích trung bình hồng cầu ở
các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục khác nhau của cá rô biển đực.
84
Bảng 4.6 Hàm lƣợng protein cơ và gan ở các giai đoạn phát triển tuyến sinh
dục khác nhau của cá rô biển cái
87
Bảng 4.7 Hàm lƣợng protein cơ và gan ở các giai đoạn phát triển tuyến sinh
dục khác nhau của cá rô biển đực
88
Bảng 4.8 Hàm lƣợng Vitellogenin ở các giai đoạn tuyến sinh dục cá rô biển
cái
90
Bảng 4.9 Biến động các yếu tố thuỷ lý hoá trong quá trình nuôi vỗ
91

Bảng 4.10 Biến động giai đoạn thành thục của cá rô biển cái theo thời gian
nuôi vỗ
94
Bảng 4.11 Sự biến động hệ số thành thục của cá rô biển cái qua các tháng nuôi
vỗ
96
Bảng 4.12 Kết quả kích thích sinh sản cá rô biển bằng 17,20P; 17P, P trong
liều quyết định sau liều sơ bộ bằng HCG
103

xii


Bảng 4.13 Kết quả kích thích sinh sản cá rô biển bằng 17,20P; 17P, P trong liều
quyết định sau liều sơ bộ bằng (LRH-A3+DOM)
106
o
Bảng 4.14 Quá trình phát triển phôi của rô biển (nhiệt độ 27-31 C)
110
Bảng 4.15 Thời gian và mức độ giảm đƣờng kính noãn hoàng cá rô biển
112
Bảng 4.16 Tƣơng quan giữa chiều dài cơ thể và cỡ miệng cá rô biển
113
o
Bảng 4.17 Nhiệt độ ( C) gây chết cá rô biển ở các ngày tuổi khác nhau
125
Bảng 4.18 Ngƣỡng ôxy (mg O2/L) và tiêu hao ôxygen (mg O2/g.giờ) của cá rô
biển
126
Bảng 4.19 pH cao và thấp gây chết cá rô biển

126

xiii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hình thái cá rô biển
5
Hình 2.2 Sơ đồ cơ chế hormon điều khiển sự phát sinh noãn hoàng ở cá
8
Hình 2.3 Cơ chế hormon kiểm soát quá trình phát sinh noãn hoàng ở cá cái
14
Hình 2.4 Cơ chế hormon kiểm soát quá trình thành thục ở cá cái
15
Hình 2.5 Sơ đồ Trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng với những hoạt chất tự
nhiên (bên trái) và những chất ngoại sinh (bên phải) có thể gây nên sự chín noãn
bào và sự đẻ trứng ở cá cái
17
Hình 2.6 Các noãn bào của cá ngựa vằn Danio rerio không chín (cột bên trái), đã
chín (cột giữa) và đã rụng (cột bên phải) dƣới tác động của các hormone steroid và
chất ức chế
27
Hình 2.7 Các chồi vị giác hình thành trên hàm trên (A) và vòm miệng (B) cá ngừ
vây xanh Thunnus orientalis
42
Hình 3.1 Thu mẫu máu cá rô biển
47
Hình 3.2 Buồng đếm máu Neubauer
48

Hình 3.3 Hệ thống giai nuôi vỗ cá rô biển bố mẹ
49
Hình 3.4 Vi bụng cá đực (trái) và cá cái (phải)
49
Hình 3.5 Các loại hormon steroid sử dụng trong nghiên cứu
53
Hình 3.6 Cách tiêm hormon cho cá
53
Hình 3.7 Cách đo cỡ miệng cá rô biển
60
Hình 4.1 Hình dáng bên ngoài của cá rô biển đực và cái
65
Hình 4.2 Khối lƣợng trung bình của cá rô biển qua các tháng thu mẫu
66
Hình 4.3 Chiều dài tổng cộng trung bình của cá rô biển qua các tháng thu mẫu 66
Hình 4.4 Các giai đoạn phát triển của buồng trứng ở cá rô biển cái
68
Hình 4.5 Tổ chức mô học của buồng trứng qua các giai đoạn phát triển
68
Hình 4.6 Các giai đoạn phát triển của buồng tinh ở cá rô biển đực
69
Hình 4.7 Tổ chức mô học của buồng tinh qua các giai đoạn phát triển
69
Hình 4.8 Biến động giai đoạn thành thục sinh dục cá rô biển cái theo thời gian 72
Hình 4.9 Biến động giai đoạn thành thục sinh dục cá rô biển đực theo thời gian 75
Hình 4.10 Biến động hệ số thành thục cá rô biển theo thời gian
77
Hình 4.11 Đƣờng cong thể hiện mối tƣơng quan giữa tỷ lệ thành thục và chiều dài
cá rô biển
79

Hình 4.12 Tƣơng quan giữa sức sinh sản và khối lƣợng cơ thể cá rô biển cái
80
Hình 4.13 Tƣơng quan giữa sức sinh sản và khối lƣợng buồng trứng cá rô biển cái
81
Hình 4.14 Tƣơng quan gữa khối lƣợng (W) và chiều dài (L) cá rô biển cái
82
Hình 4.15 Tƣơng quan gữa khối lƣợng (W) và chiều dài (L) cá rô biển đực
83
xiv


Hình 4.16 Đƣờng kính noãn bào trƣớc và sau khi tiêm hormon P
98
Hình 4.17 Đƣờng kính noãn bào trƣớc và sau khi tiêm hormon 17P
99
Hình 4.18 Đƣờng kính noãn bào trƣớc và sau khi tiêm hormon 17,20P
100
Hình 4.19 Noãn bào chƣa chín với túi mầm chƣa tan biến (trái) và noãn bào chín
với túi mầm đã tan biến (phải)
101
Hình 4.20 Tỷ lệ noãn bào tiêu biến nhân ở cá đƣợc tiêm các hormon steroid với
các liều khác nhau
101
Hình 4.21 Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của cá bột khi sinh sản bằng
hormon steroid sau liều sơ bộ bằng HCG.
105
Hình 4.22 Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của cá bột khi sinh sản bằng
hormon steroid sau liều sơ bộ bằng LRH-A3+DOM
108
Hình 4.23 Các giai đoạn phát triển phôi của cá rô biển

111
Hình 4.24 Mối tƣơng quan giữa chiều dài cơ thể và cỡ miệng cá rô biển
114
Hình 4.25 Minh họa biến đổi hình thái ống tiêu hóa cá rô biển theo ngày tuổi 115
Hình 4.26 Cá rô biển 4 ngày tuổi (bên trái) và cá 30 ngày tuổi (bên phải)
116
Hình 4.27 Lát cắt dọc cá rô biển 3 ngày tuổi
117
Hình 4.28 Hình cắt dọc cá rô biển 15 ngày tuổi
117
Hình 4.29 Khoang miệng cá rô biểnt 5 ngày tuổi
118
Hình 4.30 Thực quản cắt dọc của cá rô biển 3 ngày tuổi
119
Hình 4.31 Thực quản của cá rô biển 15 ngày tuổi
119
Hình 4.32 Hình dạ dày cắt ngang của cá rô biển 3 ngày tuổi
120
Hình 4.33 Ống tiêu hóa của cá rô biển 20 ngày tuổi
121
Hình 4.34 Dạ dày cắt ngang của cá rô biển 20 ngày tuổi
121
Hình 4.35 Tuyến dạ dày cá rô biển ở 20 ngày tuổi
121
Hình 4.36 Ruột cắt ngang cá rô biển 6 ngày tuổi
122
Hình 4.37 Ruột cắt dọc cá rô biển 7 ngày tuổi
123
Hình 4.38 Ruột cá rô biển 20 ngày tuổi
123

Hình 4.39 Hình cắt ngang ống tiêu hóa ở cá rô biển 9 ngày tuổi
124
Hình 4.40 Trực tràng cắt ngang ở cá rô biển 9 ngày tuổi
124

xv


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng bằng song Cửu Long

17P

17α-hydroxyprogesterone

17,20P

17α,20β-dihydroxyprogesterone

CKTSS

chất kích thích sinh sản

DA

dopamine

DOC


deoxycorticosterone

DOCA

deoxycorticosterone acetate

DOM

domperidone

ĐC

đối chứng

E2

17β-estradiol

FPG

fish pituitary gland (não thùy thể cá)

FOM

final oocyte maturation (sự chín noãn bào cuối cùng)

FSH

follicle stimulating hormone (hormon kích thích nang trứng)


GĐTT

giai đoạn thành thục

GSI

gonadosomatic index (hệ số thành thục)

GnRH

gonadotropin-releasing hormone (hormon giải phóng kích dục tố)

GnRH-A

gonadotropin-releasing hormone analogue (chất đồng dạng của GnRH)

mGnRH-A

mammal GnRH-A (chất đồng dạng của GnRH động vật hữu nhũ)

sGnRH-A

salmon GnRH-A (chất đồng dạng của GnRH cá hồi)

GRIF

gonadotropin releasing inhibiting factor (yếu tố ức chế giải phóng kích
dục tố)


GtH

gonadotropic hormone (kích dục tố)

GV

germinal vesicle (màng nhân hay túi mầm)

GVBD

germinal vesicle breakdown (sự tan màng nhân hay túi mầm)

HCG

human chorionic gonadotropin (kích dục tố nhau thai ngƣời)

IU

international unit (đơn vị quốc tế)

KDT

kích dục tố

LH

luteinizing hormone (hormon hoàng thể hóa)

LHRH/LRH luteinizing hormone-releasing hormone (hormon giải phóng LH)


xvi


LHRH-A

luteinizing hormone-releasing hormone analogue (chất đồng dạng của
LHRH)

MIH

maturation-inducing hormone (hormon gây chín)

MIS

maturation-inducing steroid (steroid gây chín)

MPF

maturation-promoting factor (yếu tố thúc đẩy chín)

NT

nghiệm thức

P

progesterone

PMS


pregnant mare serum (huyết thanh ngựa chửa)

SG

salmon gonadotropin (kích dục tố cá hồi)

TN

thí nghiệm

Vn

vitellin

Vtg

vitellogenin

xvii


Chƣơng 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong vài thập kỷ gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam có
sự phát triển vượt bậc. Việc áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến, cùng với quan
trắc về bệnh và môi trường được chú trọng đã thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy
sản phát triển mạnh mẽ, đặc biệt với các đối tượng tôm biển và cá da trơn. Tuy
nhiên, có nhiều vấn đề đang được đặt ra cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản
bền vững là đáp ứng được yêu cầu năng suất ngày càng cao nhưng chất lượng
sản phẩm ngày càng tốt về an toàn thực phẩm, phát triển các đối tượng nuôi

mới có năng suất cao nhưng vẫn bảo vệ được nguồn lợi các loài bản địa
(Nguyễn Quang Linh, 2011).
Ngày nay, nuôi trồng thủy sản nước ta cũng đang đối mặt với tình hình
biến đổi khí hậu làm cho trái đất ấm dần lên và mực nước biển dâng cao dẫn
đến tình trạng xâm nhập mặn trong các sông ở Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) ngày càng sâu và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nuôi trồng
thuỷ sản nước ngọt. Chính vì vậy, việc phát triển đối tượng nuôi mới phù hợp
với tình hình ―mặn hóa‖ các nguồn nước ngọt hiện nay cũng là một trong
những giải pháp thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu. Trong các năm qua,
ngành thủy sản nước ta đã có nhiều nghiên cứu để phát triển các loài thủy sản
nuôi mới, trong đó có các loài cá bản địa có triển vọng về kinh tế (Huỳnh Kim
Anh, 2013).
Cá rô biển Pristolepis fasciata (Bleeker, 1851) là loài cá bản địa đặc
trưng của miền Nam, Việt Nam. Đây là loài rộng muối, phân bố cả trong nước
ngọt và lợ. Người nội trợ ở ĐBSCL thích chọn cá rô biển cho các bữa ăn hàng
ngày vì cá có phẩm chất thịt ngon, không có xương giăm. Tuy nhiên, trong vài
năm gần đây đối tượng này ngày càng trở nên khan hiếm do tình trạng lạm
dụng khai thác của ngư dân nên không đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng. Giá bán hiện tại trên thị trường của cá rô biển khá cao, từ 120.000150.000 đồng/kg ở kích cỡ 10-12 con/kg (Phan Phương Loan, 2014). Chính vì
vậy, cá rô biển sẽ là đối tượng rất có tiềm năng để phát triển nuôi trong các hệ
thống nuôi trồng thủy sản khắp cả nước trong điều kiện hiện nay.
Để có thể đưa cá rô biển trở thành đối tượng nuôi quan trọng trong tương
lai thì việc sản xuất ra con giống nhân tạo đủ về số lượng và tốt về chất lượng
là yêu cầu đầu tiên. Hiện nay, các công trình nghiên cứu về cá rô biển được
công bố còn rất hạn chế, chủ yếu về mô tả đặc điểm hình thái và phân loại
(Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Rainboth, 1996; Fisbase,
2014). Để phát triển nuôi cá rô biển trong tương lai thì cần có nhiều nghiên cứu
1



sâu hơn về đặc điểm sinh học, đặc biệt về sinh lý sinh sản, về sự phát triển của
cá bột, về các biện pháp thuần dưỡng, nuôi vỗ cá bố mẹ, kích thích sinh sản
nhân tạo, ương giống,…
Hiện nay, trong nghiên cứu và thực tế sinh sản nhân tạo các loài cá ở Việt
Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng, các chất kích thích sinh sản có nguồn gốc
tự nhiên như kích dục tố trong não thùy thể cá và chế phẩm HCG (Human
Chorionic Gonadotropin) hoặc những chất được tổng hợp từ công nghệ sinh học
như LHRHa (Luteinizing Hormone-Releasing Hormone analogue) của Trung
Quốc hay sản phẩm tương tự là Buserelin của Đức và Ovaprim của Canada
thường được sử dụng (Nguyễn Tường Anh, 1997).
Ngoài những chất kích thích sinh sản trên, một số nghiên cứu sinh sản
nhân tạo trong và ngoài nước trên cá cho thấy các hormon steroid C21 có hiệu
quả gây chín và rụng trứng ở quy mô thí nghiệm in vitro hoặc sản xuất. Ưu
điểm của việc dùng các hormon steroid như progesteron (P), 17 hydroxyprogesteron (17P) và 17α, 20β-dihydroxyprogesteron (17,20P) là dễ
xác định được chính xác liều lượng, có hoạt tính cao, dễ bảo quản (không bị hư
ở nhiệt độ cao, không bị phân hủy bởi vi khuẩn và nấm) và cho tỷ lệ chín và
rụng trứng khá tốt. Bên cạnh đó, khi sử dụng các loại hormon steroid trên cá
cho tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao, tương đương với sử dụng kích dục tố, LHRHa;
đặc biệt là cá bố mẹ sau khi sinh sản có thời gian tái thành thục ngắn và chi phí
trong sinh sản nhân tạo cá thấp hơn hoặc bằng so với việc dùng các chất kích
thích sinh sản khác. Vì vậy, nhóm hormon này rất có triển vọng bên cạnh các
chất kích thích sinh sản truyền thống trong sản xuất giống cá (Nguyễn Tường
Anh, 1999a).
Hiệu quả sử dụng các chất kích thích sinh sản trên các loài cá khác nhau
cũng khác nhau. Để có cơ sở dữ liệu nhằm đưa các hormon steroid vào thực tiễn
sản xuất thì việc so sánh và đánh giá tác dụng gây chín và rụng trứng của chúng
so với các chất kích thích sinh sản thường được sử dụng hiện nay trên một đối
tượng cụ thể là cần thiết. Điều này cũng nhằm đa dạng hoá chất kích thích sinh
sản trong sản xuất giống nhân tạo cá nói chung và cá rô biển nói riêng.
Với các lý do trên, đề tài “Đặc điểm thành thục sinh dục và ứng dụng

hormon steroid trong sinh sản nhân tạo cá rô biển Pristolepis fasciata
(Bleeker, 1851)” được thực hiện.

2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Bổ sung dữ liệu khoa học về các đặc điểm sinh học của cá rô biển, về khả
năng gây chín và rụng trứng của hormon steroid trên cá rô biển, cung cấp cơ
sở lý luận để phát triển quy trình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm
cá rô biển; từ đó góp phần đa dạng hóa đối tượng cá nuôi cho vùng Đồng bằng
sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.
Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và các chỉ tiêu sinh lý của cá rô
biển làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo
đối tượng này.
- So sánh tác dụng các hormon steroid (17,20P, 17P và P) với chất kích
thích sinh sản thông thường (HCG và LHRHa+DOM) và xác định loại, liều
lượng các hormon steroid trong kích thích sinh sản nhân tạo cá rô biển.
1.3 Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá rô biển.
2. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý của cá rô biển.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ lên sự thành thục sinh dục
của cá rô biển.
4. Nghiên cứu xác định loại, liều lượng, phương pháp tiêm thích hợp
hormon steroid kích thích cá rô biển chín và rụng trứng.
5. Nghiên cứu sự phát triển của cá rô biển từ giai đoạn phôi đến 30 ngày
tuổi bao gồm: quá trình phát triển phôi; sự phát triển ống tiêu hóa; xác định
một số chỉ tiêu sinh lý như ngưỡng ôxy và cường độ tiêu hao ôxygen, nhiệt độ,

pH, độ mặn.
1.4 Ý nghĩa của luận án
Về mặt khoa học, luận án cung cấp các kiến thức cơ bản về các đặc điểm
sinh học sinh sản của cá rô biển, cung cấp những số liệu khoa học về ảnh
hưởng của các loại thức ăn đến sự thành thục sinh dục của cá khi được thuần
dưỡng và nuôi trong ao đất. Đặc biệt, các nghiên cứu trong luận án đã tìm ra
được phương thức sử dụng hormon steroid trong sinh sản nhân tạo cá rô biển.
Bên cạnh đó, với kết quả nghiên cứu về sự phát triển ống tiêu hoá sẽ góp phần
nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cá trong quá trình ương giống. Những kết
luận của luận án sẽ là nguồn dữ liệu khoa học quan trọng góp phần hoàn thiện
3


quy trình sản xuất giống nhân tạo cá rô biển, tạo ra khả năng cung cấp con
giống và góp phần đưa cá rô biển thành một đối tượng nuôi mới đầy tiềm năng
và hiệu quả kinh tế.
1.5 Những điểm mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án đã có những đóng góp mới về lý thuyết
và ứng dụng trong sản xuất.
- Cung cấp các dẫn liệu mới về các đặc điểm sinh học sinh sản của cá rô
biển như: xác định được chiều dài thành thục sinh dục đầu tiên của cá là 11,68
cm; hệ số thành thục sinh dục (cao nhất ở cá cái là 14,68%, ở cá đực là 4,75%);
Sức sinh sản tương đối trung bình của cá rô biển là 453.514 trứng/kg và sức
sinh sản tuyệt đối đạt 41.884 trứng/cá cái, mùa vụ sinh sản của cá rô biển tập
trung vào các tháng 5, 6, 7 và 8 dương lịch. Những dẫn liệu này làm cơ sở khoa
học cho việc thuần dưỡng và hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo đối
tượng này.
- Xác định được điều kiện nuôi cũng như loại thức ăn phù hợp trong việc
nuôi vỗ thành thục sinh dục cá rô biển. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, cá rô
biển thành thục sinh dục tốt khi được nuôi vỗ trong giai đặt trong ao đất với thức

ăn hoàn toàn là cá tạp, hoàn toàn là thức ăn công nghiệp 35% CP, hoặc kết hợp
giữa thức ăn công nghiệp với cá tạp (tỷ lệ 50/50).
- Đã nghiên cứu sử dụng thành công 3 loại steroid là 17,20P; 17P và P để
kích thích cá rô biển sinh sản, trong đó 17,20P có hiệu quả cao nhất ở liều 5
mg, 17P ở liều 10 mg và P ở liều 15 mg trên 1 kg cá cái; việc sử dụng các
hormon steroid này trên cá rô biển là hoàn toàn mới.
- Bên cạnh đó, luận án xác định được thời gian ấu trùng cá rô biển hoàn
thiện quá trình phát triển ống tiêu hoá giống cá trưởng thành khi cá được 20
ngày tuổi; cũng như thời điểm cá ăn thức ăn bên ngoài vào ngày tuổi thứ ba,
lúc này noãn hoàng chỉ còn một khối nhỏ. Những kết quả này góp phần quan
trọng trong việc ương giống thành công đối tượng này.

4


Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sinh học cá rô biển
2.1.1 Hình thái phân loại
Theo Rainboth (1996); Fishbase (2014) và Itis (2014) cá rô biển có vị trí
phân loại như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Nandidae
Giống: Pristolepis
Loài: Pristolepis fasciata Bleeker, 1851
Cá rô biển có tên tiếng Anh là Malayan leaffish (Fishbase, 2014).

Hình 2.1 Hình thái cá rô biển.
Cá rô biển có đầu lớn vừa, dẹp bên. Mõm ngắn, nhọn. Miệng giữa, rộng

ngang, rạch miệng xiên, xương hàm trên kéo dài quá đường thẳng đứng kẻ từ
bờ trước của mắt nhưng chưa chạm đến đường thẳng đứng kẻ qua giữa mắt.
Răng nhỏ, nhọn. Lưỡi ngắn, chót lưỡi hơi nhọn. Mắt lớn nằm lệch về phía trên
của đầu, gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang. Phần trán giữa hai mắt
cong lồi và nhỏ hơn đường kính mắt. Cạnh dưới xương trước mắt có răng cưa
nhọn. Lỗ mang lớn, cạnh dưới và sau xương nắp mang trước có răng cưa nhỏ
nhọn, xương nắp mang có hai gai dẹp. Màng mang ở hai bên dính liền với
nhau và phủ đầy vảy (Fisbase, 2014).

5


Cá có màu vàng nâu với 6-8 sọc đen trên cơ thể. Thân cá dẹp bên. Cuống
đuôi rất ngắn, vảy lược phủ khắp thân và đầu. Có nhiều vảy nhỏ phủ lên quá ½
gốc tia mềm vi lưng và vi hậu môn và phủ lên một phần gốc vi đuôi. Đường
bên gián đoạn ở ngang với tia phân nhánh thứ 10 của vi lưng và thụt xuống hai
hàng vảy, đoạn sau của đường bên nằm trên trục giữa thân và chấm dứt ở
khoảng giữa gốc vi đuôi (Fisbase, 2014).
2.1.2 Phân bố
Cá rô biển phân bố rộng, được tìm thấy ở Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai,
Lào, Campuchia, ĐBSCL Việt Nam và các quần đảo giữa Ấn Độ - Úc Châu
(Kottelat, 1985; Fishbase, 2014).
Dựa trên kiến thức địa phương, Sokheng et al. (1999) cho rằng cá rô biển
được tìm thấy phổ biến trong các hồ hơn so với nhánh chính của sông Mêkông, đặc biệt là ở Campuchia. Rainboth (1996) cho rằng cá rô biển hiện diện
tại nơi nước chảy chậm hoặc nước đứng, bao gồm các hồ. Trong dòng sông
chính, loài này sống trong khu vực có gỗ và các bụi cây ngập dưới nước; từ đó
cá di chuyển vào những dòng suối nhỏ lúc bắt đầu mùa lũ. Cá rô biển không di
cư theo chiều dọc nhưng có sự di chuyển ngang, từ sông Mê-kông đến các
vùng ngập trong mùa lũ và di chuyển ngược trở lại lúc bắt đầu mùa khô. Sự di
cư của cá được kích hoạt chủ yếu do sự thay đổi mực nước (Sokheng et al.,

1999).
Cá rô biển là loài cá nước ngọt, có thể sống trong nước lợ, có đặc tính
sống đáy, thường bắt gặp ở thủy vực nước chảy chậm hoặc nước tĩnh; chúng
sống ở các bụi rậm, nơi có nhiều chà, thực vật thủy sinh; pH từ 7,0-8,5; độ
cứng 80-160 ppm, nhiệt độ từ 23-28oC (Baensch and Riehl, 1991; Kottelat et
al., 1993; Kottelat, 1998; Riede, 2004). Ở Việt Nam, ấu trùng và cá nhỏ được
tìm thấy ở cả sông Tiền và sông Hậu (Nguyen et al., 2002; trích từ Baran et
al., 2007).
2.1.3 Tập tính dinh dƣỡng
Theo Nikolsky (1963), có sự tương quan giữa chiều dài ruột và tính ăn
của cá. Chiều dài tương đối của ruột (relative length of gut, RLG) là tỉ lệ giữa
chiều dài ruột và chiều dài cơ thể (Li/Ls). Theo nhận định của Nikolsky
(1963), những loài cá có tính ăn động vật sẽ có RLG <1; cá ăn tạp có RLG =13 và ăn thực vật thì RLG>3. RLG của cá rô biển là 1,96 (Wongtirawatana,
1981). Điều này cho thấy, cá rô biển là loài ăn tạp. Thành phần thức ăn được
tìm thấy trong dạ dày cá rô biển là thực vật ở hình thức các loài tảo dạng sợi,
các loài côn trùng và giáp xác, động vật thân mềm (Rainboth, 1996). Trong đó
6


×