Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Tình hình nhiễm giun tròn đường ruột và kết quả tẩy giun bằng Albendazol 400 mg sau 12 tháng tại bốn trường tiểu học, mầm non và mẫu giáo, tỉnh Bình Thuận năm 2014 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.64 KB, 50 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới với khí hậu nóng ẩm là điều kiện rất thuận
lợi cho các bệnh giun sán phát triển quanh năm. Đặc biệt là các bệnh nhiễm giun
đường ruột ( NGĐR) đã và đang gây tác hại rộng lớn trong cộng đồng dân cư thầm
lặng và lâu dài. Bệnh xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi. Tuy nhiên thường gặp ở trẻ em lứa
tuổi học sinh, đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học, mầm non, mẫu giáo từ 3 – 10
tuổi.
Ở nước ta tỉ lệ bệnh giun sán rất cao, đặc biệt là bệnh NGTĐR. Một đặc điểm
của bệnh nhiễm giun tròn đường ruột ở Việt Nam là thường nhiễm phối hợp 2 - 3 loại
là rất cao, ở Miền Bắc tỉ lệ có thể lên tới 60 -70%. Tuy nhiên tỉ lệ nhiễm tùy thuộc
theo vùng, do phụ thuộc vào địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, nghề nghiệp và các tập quán,
thói quen sinh hoạt của từng vùng, từng địa phương, từng dân tộc khác nhau.
Đặc biệt là thói quen tập quán sinh hoạt thiếu vệ sinh, thiếu nước sạch của
cộng đồng dân cư.
Bệnh NGTĐR gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe trong cộng đồng, nhất trẻ
em đặc biệt là học sinh tiểu học, mẫu giáo do kiến thức về phòng chống bệnh chưa
cao nên ảnh hưởng đến sức khỏe mà trực tiếp là ảnh hưởng đến việc học tập và phát
triển thể chất trí tuệ của các em. Theo tổ chức Y Tế Thế giới (TCYTTG) đánh giá thì
Ký sinh trùng đường ruột (KSTĐR) được xem là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh
nặng cho trẻ em và là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho trẻ, các bệnh
KSTĐR gây ra thiếu máu, thiếu sắt, chậm phát triển thể chất và trí tuệ, giảm khả năng
học tập, tăng thời gian nghỉ học, bệnh có thể gây suy dinh dưỡng, tắc ruột, giun chui
ống mật …Ngoài các yếu tố về môi trường tự nhiên, ở các nước chậm phát triển đặc
biệt là vùng nông thôn, các yếu tố dịch tễ khác có liên quan đến nhiễm KSTĐR là do
hành vi, thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt, phong tục tập quán chưa cao. Hơn


2
nữa, tác hại trên con người còn phụ thuộc vào cách tác động của KSTĐR trên vật chủ,


phụ thuộc vào số lượng KST cư trú tại đường tiêu hóa hoặc mức độ tác hại cịn có thể
phụ thuộc vào sự đa nhiễm, điều này chưa được xác định vì có ít cơng trình nghiên
cứu theo hướng này.
Xã Phan sơn và Đơng giang là hai xã thuộc vùng cao tỉnh Bình Thuận dân tộc
Ralay, K ho chiếm trên 90% và thuần nông, người dân ở đây chủ yếu là sống bằng
nghề nông nghiệp như: Làm nương rẫy, trồng lúa, hoa màu, trình độ dân trí cịn thấp,
nhiều sinh hoạt tập qn cịn lạc hậu, cịn nhiều thói quen khơng hợp vệ sinh như:
Phóng uế bừa bãi, thói quen ăn hàng rong, thói quen tiếp xúc trực tiếp với đất, theo
báo cáo của y tế xã thì tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch cịn thấp, mặc dù hệ thống nước
sạch nơng thôn đã được Nhà nước hổ trợ, các bệnh về tiêu chảy, SDD còn cao. Đây là
vấn đề sức khỏe mà ngành y tế cần quan tâm. Đặc biệt trong đó có mối liên quan với
tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất. Việc điều trị hàng loạt ở nước ta cũng tiến hành một
số tỉnh, thành và các trường học bằng thuốc Albendazol 400mg, loại thuốc được
WHO đưa vào danh sách thuốc thiết yếu để điều trị giun đường ruột. Tại Bình Thuận
chưa có đề tài nào nghiên cứu để xác định tỷ lệ nhiễm giun đối với lứa tuổi học sinh
tiểu học, mầm non và mẫu giáo cũng như đánh giá kết quả tẩy giun hàng loạt bằng
Albendazol 400 mg. Vì vậy chúng tơi thực hiện nghiên cứu đề tài.“ Tình hình nhiễm
giun trịn đường ruột và kết quả tẩy giun bằng Albendazol 400 mg sau 12 tháng tại
bốn trường tiểu học, mầm non và mẫu giáo, tỉnh Bình Thuận năm 2014 - 2015”.
Với mục tiêu sau:


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỉ lệ nhiễm các loại giun tròn đường ruột của học sinh tiểu học,
mầm non và mẫu giáo và kết quả điều trị hàng loạt bằng Albendazol 400mg liều duy
nhất sau 12 tháng.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đường ruột.



4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KÝ SINH TRÙNG VÀ KÝ SINH
TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
1.1.1. Khái niệm về ký sinh trùng và vật chủ
1.1.1.1. Ký sinh trùng
Ký sinh trùng (KST) được định nghĩa là những sinh vật sống nhờ vào những
sinh vật khác đang sống, chiếm các chất của sinh vật đó để sống và phát triển [3].
Hiện tượng đó gọi là hiện tượng ký sinh, những sinh vật bị ký sinh được gọi là vật
chủ.
1.1.1.2. Các khái niệm về vật chủ
Khái niệm vật chủ được hiểu là những sinh vật mà ở đó ký sinh trùng sống
bám, sinh sản và phát triển để hoàn thiện vòng đời của chúng [2], [3], [4]. Người ta
cũng phân biệt ra các loại vật chủ như sau:
- Vật chủ chính: là vật chủ ở đó KST sinh sản theo phương thức hữu tính hoặc
sống ở giai đoạn trưởng thành [3], [4].
- Vật chủ phụ: là vật chủ ở đó KST sinh sản theo phương thức vơ tính hoặc nếu
khơng sinh sản thì tồn tại dưới dạng ấu trùng chưa trưởng thành [3], [4].
- Dự trữ mầm bệnh: là những sinh vật dự trữ những mầm bệnh ký sinh trùng
của người [2], [4].
- Trung gian truyền bệnh: là sinh vật mang ký sinh trùng và truyền ký sinh trùng
từ người này sang người khác, còn được gọi là vectơ truyền bệnh [3].
- Người lành mang ký sinh trùng: Là người có ký sinh trùng trong cơ thể
nhưng khơng biểu hiện bệnh lý gì [2], [3], [4].
Có loại ký sinh trùng ký sinh ở cả vật chủ chính và vật chủ phụ, có ký sinh
trùng chỉ ký sinh ở một vật chủ và ở ngoại cảnh, có ký sinh trùng ký sinh qua hai vật
chủ phụ và có những ký sinh trùng ký sinh trên những sinh vật vừa là vật chủ chính
vừa là vật chủ phụ.



5
1.1.2. Khái niệm về ký sinh trùng đường ruột
Ký sinh trùng đường ruột (KSTĐR) là các KST ký sinh ở cơ quan tiêu hoá của
người, phổ biến là các giun trịn đường ruột (giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun
lươn), sán lá (sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán lá ruột), sán dây (bò và lợn) và các đơn
bào tiêu hố (lỵ amíp, trùng roi thìa) [2], [3], [4].
1.1.2.1. Giun sán
Giun sán là những động vật đa bào, cấu tạo cơ thể có những cơ quan riêng biệt.
Giun sán có thể ký sinh trên động vật và thực vật. Các giun sán ký sinh thì cấu tạo cơ
thể đã có nhiều thay đổi thích nghi với đời sống ký sinh. Giun sán thường ký sinh theo
phương thức bắt buộc, vĩnh viễn trong cơ thể vật chủ. Một số ít ký sinh theo phương
thức tình cờ lạc chủ, chúng sống tạm thời ở các mô của vật chủ, không phát triển tới
giai đoạn trưởng thành [2], [3], [4]. Trong Y học, người ta nghiên cứu các giun sán ký
sinh và gây bệnh cho người. Dựa trên hình dạng và giới tính, người ta chia giun sán ký
sinh ở người ra: giun (Nemathelminth): thân hình ống và đơn tính, sán (Platyhelminth):
thân dẹp và lưỡng tính (sán dây, sán lá gan, sán lá ruột, sán lá phổi) hoặc đơn tính (sán
máng) [2], [3].
Đa số giun sán ký sinh ở ống tiêu hố, bất thường có thể có thể di chuyển lạc
chổ đến những nơi khác trong cơ thể vật chủ. Một số giun sán ký sinh ở gan, phổi,
cơ...[2], [4].
Phương thức sinh sản khác nhau rõ rệt giữa giun tròn, sán lá và sán dây. Hầu
hết giun tròn sinh sản đơn tính (có giun đực, giun cái riêng). Sán sinh sản lưỡng tính,
trừ sán máng sinh sản đơn tính [3].
Đường xâm nhập của giun sán vào cơ thể vật chủ cũng rất khác nhau: chủ yếu
theo đường tiêu hoá (giun đũa, giun tóc, giun kim, sán dây lợn, sán dây bị...), qua
đường da (giun móc, giun lươn, sán máng...) [2], [3], [4].
Đường thải mầm bệnh giun sán ra khỏi cơ thể vật chủ khác nhau, chủ yếu theo
đường thải bả của ống tiêu hoá [2], [4].
Bệnh giun sán phổ biến ở các nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm rất thuận lợi

cho sự sinh trưởng, phát triển của giun sán và các vật chủ trung gian của chúng, đồng


6
thời việc không xử lý phân tốt và tập quán sử dụng phân tươi cũng là những yếu tố
thuận lợi của bệnh [3].
Trong các bệnh giun sán, gặp phổ biến nhất là bệnh giun truyền qua đất (soil transmitted helminthiasis) bao gốm các loại giun: giun đũa (Ascaris lumbricoides),
giun tóc (Trichuris trichura), giun móc (hookworms). Đặc điểm về sinh học của các
loại giun này là phải có một hoặc nhiều giai đoạn phát triển ở mơi trường ngoại cảnh
thì mới có khả năng lây nhiễm cho người, vì vậy người ta thường dùng khái niệm
giun truyền qua đất (GTQĐ) để chỉ đến 3 loại giun nói trên. Đồng thời người ta ghi
nhận sự ô nhiễm đất và môi truờng phổ biến bởi trứng của 3 loại giun này do sự phát
tán phân của người nhiễm giun, đặc biệt là trẻ em.
1.2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
Trên thế giới, bệnh giun sán đã được các thầy thuốc Ai Cập cổ đại đề cập từ
1500 năm trước cơng ngun. Sau đó Hypocrate, Aristote đã có các mô tả về KST và
bệnh được ghi nhận trong Y văn cổ (350 - 400 trước công nguyên). Thế kỷ XVII, ghi
nhận nhiều cơng trình nghiên cứu về bệnh giun sán và tác hại của nó. Giun đũa lần
đầu tiên mơ tả bởi Tyson (1683), sau đó Linnaeus đặt tên Ascaris (1758). Giun móc
được mơ tả và đặt tên bởi Dubini (1843). Giun tóc lần đầu tiên được mơ tả bởi
Linnaeus (1771) và chu kỳ của nó được Grassi (1887) nghiên cứu phát hiện.
Sán lá gan lớn được Linne phát hiện và đặt tên vào năm 1758, tuy vậy ở Châu
Âu người ta đã xác định được bệnh sán lá gan lớn ở người xuất hiện cách đây 5000 5001 năm [1]. Sán lá ruột được Busk phát hiện lần đầu tiên khi mổ tử thi (1843), sán
lá gan bé Clonorchis sinensis được phát hiện đầu tiên ở Calcutta năm 1875 bởi
Mc.Connel. Chu kỳ của sán dây lợn (Teania solium) được biết đến lần đầu tiên bởi
Kuchenmeister (1855).
lỵ Amíp (Entamoeba histolytica) được Lamb mô tả lần đầu tiên trong phân của
bệnh nhi bị tiêu chảy (1855) và sau đó F. Losch phát hiện trong phân của bệnh nhân
có hội chứng lỵ (1875). Tiếp sau đó, Koch đã phát hiện ra amíp ở trong gan vào năm
1883. Trùng roi thìa Giardia lamblia được mô tả đầu tiên bởi Antony van

Leeuwenhoek vào năm 1681, ký sinh trùng này gặp ở hầu hết các nước trên thế giới,


7
tác hại chủ yếu là gây tiêu chảy ở trẻ em.
1.3. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
1.3.1. Các kiểu chu trình phát triển của KSTĐR
Chu trình phát triển của các loại KSTĐR được xếp thành 3 loại như
sau:
1.3.1.1. Chu trình trực tiếp và ngắn
KST khi rời khỏi cơ thể ký chủ đã có tính lây nhiễm ngay và thường xâm nhập
ký chủ mới ngay, ví dụ: amíp, giun kim....
1.3.1.2. Chu trình trực tiếp và dài
KST khi rời khỏi cơ thể ký chủ, cần một thời gian phát triển ở ngoại cảnh để
đạt đến giai đoạn lây nhiễm, sau đó mới xâm nhập ký chủ mới, ví dụ: giun đũa, giun
móc, giun tóc...
1.3.1.3. Chu trình gián tiếp
KST phải qua ký chủ trung gian trước khi xâm nhập vào ký chủ vĩnh viễn
khác.
- Qua 1 ký chủ trung gian: sán dây bò, sán dây lợn.
- Qua 2 ký chủ trung gian: sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán lá ruột...
- Trong một số trường hợp đặc biệt , ký chủ vĩnh viễn đồng thời cũng là ký chủ
trung gian, ví dụ sán dây lợn...
Những ký sinh trùng có chu trình phát triển càng đơn giản thì càng dễ phát tán trong
cộng đồng. Những KST có chu trình phát triển phức tạp, qua những ký chủ trung gian, ký
chủ phụ... thì việc phịng chống khó khăn hơn [2].


8
1.3.2. Chu trình phát triển của các loại giun truyền qua đất

1.3.2.1. Chu trình phát triển của giun đũa (Ascaris lumbricoides)

Hình 1.1. Chu kỳ giun đũa
1. Giun đũa trưởng thành ký sinh ở ruột non người, dinh dưỡng bằng nhũ trấp.
2. Giun cái đẻ trứng và trứng được bài xuất ra ngoài theo phân.
3. Trứng thụ tinh phát triển ở ngoại cảnh từ 10 - 15 ngày (tuỳ điều kiện mơi trường
như: độ ẩm, nhiệt độ…) để thành trứng có ấu trùng sẵn sàng lây nhiễm.
4. Người nhiễm trứng qua đường tiêu hố.
5. Đến ruột non thì ấu trùng được giải phóng.
6. Ấu trùng chui qua các mao mạch ở ruột non vào tĩnh mạch mạc treo, qua tĩnh mạch
cửa vào gan. Sau đó ấu trùng theo tĩnh mạch trên gan lên tim phải rồi theo động mạch
phổi vào phổi, ấu trùng ở lại phổi 10 - 14 ngày, di chuyển từ phế nang lên phế quản,
khí quản và đến hầu họng.
7. Từ hầu nuốt vào, đến ruột non và phát triển thành con trưởng thành. Từ khi nhiễm
trứng vào miệng đến lúc giun đũa trưởng thành mất khoảng 60 - 70 ngày. Tuổi thọ
của giun đũa khoảng 12 - 18 tháng, mỗi ngày một con giun đũa cái đẻ khoảng
200.000 - 240.000 trứng [2], [3], [4].


9
1.3.2.2. Chu trình phát triển của giun tóc (Trichuris trichiura)
Giun tóc sống ký sinh ở đại tràng, chủ yếu là manh tràng, cũng có khi ở ruột
thừa, ở trực tràng; giun cắm phần đầu vào niêm mạc ruột để hút máu, lấy thức ăn và
cố định vị trí trong lịng ruột. Mỗi con giun cái mỗi ngày đẻ trung bình khoảng 5.000 7.000 trứng.

Hình 1.2. Chu kỳ giun tóc
1. Trứng được bài xuất ra ngồi theo phân (chưa có ấu trùng bên trong).
2. Ở ngoại cảnh, trứng phát triển thành giai đoạn nhân có 2 tế bào.
3. Sau đó trứng phát triển thành giai đoạn phơi dâu.
4. Trứng có ấu trùng có khả năng lây nhiễm. Thời gian phát triển từ trứng chưa có ấu

trùng đến giai đoạn có khả năng lây nhiễm xảy ra khoảng 2 - 4 tuần.
5. Khi người ăn phải trứng có ấu trùng theo thức ăn, nước uống vào vật chủ; đến ruột
non ấu trùng thoát vỏ di chuyển đến manh tràng.
6. Giun trưởng thành ký sinh cố định tại manh tràng. Thời gian phát triển từ ấu trùng
thành giun trưởng thành nhanh và chỉ cần khoảng 1 tháng sau khi nhiễm là giun đã đẻ
trứng, tuổi thọ giun tóc 5 - 6 năm [2], [3], [4].


10

1.3.2.3. Chu trình phát triển của giun móc (hookworms)
Có 2 lồi ký sinh ở người: giun móc (Ancylostoma duodenale) và giun mỏ
(Necator americanus), tuy hình thể con giun trưởng thành có một số điểm khác biệt
nhỏ và phân bố dịch tễ có khác nhau, nhưng vì đặc điểm chu kỳ sinh thái và tác hại
của 2 loài này gần như là tương tự nhau nên người ta thường dùng khái niệm chung là
giun móc (hookworms) [2], [3], [4].

Hình 1.3. Chu kỳ giun móc
Giun móc (mỏ) ký sinh ở tá tràng và phần đầu của ruột non, ngoạm miệng vào
niêm mạc ruột để hút máu. Mỗi ngày giun móc đẻ 25.000 - 30.000 trứng, giun mỏ đẻ
9.000 trứng.
1. Trứng theo phân ra ngoài.
2. Ở ngoại cảnh trong điều kiện thuận lợi trứng giun móc sẽ nở ra ấu trùng sau 24 giờ:
ấu trùng giai đoạn I. Sau đó phát triển thành ấu trùng giai đoạn II, III.
3. Ấu trùng giai đoạn III có khả năng lây nhiễm.
4. Ấu trùng giai đoạn III xuyên qua da vật chủ, vào hệ thống tĩnh mạch, vào tim phải,
lên phổi phát triển thành ấu trùng giai đoạn IV và V. Ấu trùng giai đoạn V từ phế


11

nang lên phế quản, khí quản và lên hầu; sau đó được nuốt xuống thực quản đến dạ
dày, đến tá tràng.
5.Ấu trùng phát triển thành con trưởng thành. Thời gian từ lúc ấu trùng xâm nhập vào
ký chủ cho đến lúc giun trưởng thành khoảng 40 - 50 ngày. Tuổi thọ của giun móc
khoảng 5 - 7 năm, giun mỏ khoảng 10 - 15 năm [2], [3], [4].
1.3.3. Chu trình phát triển của lỵ amíp (Entamoeba histolytica)

Hình 1.4. Chu kỳ amíp lỵ
1. Kén và thể hoạt động được thải ra ngoài theo phân.
2. Người nhiễm bệnh do nhiễm kén lỵ amíp vấy bẩn từ phân vào thức ăn, nước uống
hoặc qua bàn tay bẩn.
3.

Kén thốt vỏ trong lịng ruột non và phát triển thành thể hoạt động.

4. Sau đó đến ruột già (manh tràng), thể hoạt động phân chia thành nhiều thể hoạt
động nhỏ khác (forma minuta): đây là thể không gây bệnh (trong điều kiện người


12
khoẻ mạnh, thành ruột không bị tổn thương). Khi cơ thể giảm sức đề kháng và thành
ruột bị tổn thương, lỵ amíp tiết ra các men phá huỷ lớp niêm mạc ruột và amíp xâm
lấn vào niêm mạc ruột, phát triển thành thể hoạt động lớn (forma magna), ăn hồng cầu
và gây bệnh, hoặc di chuyển đến các vị trí ngồi ruột và gây bệnh ở đó như: gan, phổi,
não…[2], [3], [4].
5. Khi cơ thể khoẻ mạnh, các thể hoạt động nhỏ này xuống đại tràng, tạo nên thể kén,
theo phân ra ngoại cảnh. Kén lại xâm nhập vào người qua đường tiêu hố, đây là chu kỳ
khơng gây bệnh của lỵ amíp. Trường hợp người bình thường thải kén ra ngoại cảnh được
gọi là người lành mang trùng amíp lỵ [2], [3], [4].
1.4. TÁC HẠI CỦA KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT

1.4.1. Tác hại của giun sán
1.4.1.1. Tác hại chung của giun sán
Các giun sán ký sinh đều gây tác hại cho vật chủ. Có loại rất nguy hiểm như các
biến chứng ngoại khoa cấp cứu do giun đũa (tắc ruột, giun chui ống mật...). Có loại gây
biến chứng nặng nề như thiếu máu do giun móc. Tuy vậy, bệnh lý do giun sán thường gây
tác hại âm thầm và bị che lấp bởi nhiều bệnh cấp tính khác nên người bệnh khơng có nhu
cầu cấp bách phải điều trị và phòng bệnh [2], [3], [4]. Đây là vấn đề mà các chương trình
quản lý sức khoẻ cộng đồng phải có nhận định, đánh giá đúng để khỏi bỏ sót. Các tác hại
do các bệnh giun sán bao gồm:
- Chiếm đoạt dinh dưỡng của cơ thể vật chủ
Giun sán hấp thụ một phần thức ăn của cơ thể vật chủ, nếu số lượng giun sán
càng nhiều thì lượng thức ăn bị mất càng lớn, ví dụ: mất dinh dưỡng do sán dây, mất
máu do giun móc, mất các vitamin do rối loạn hấp thu ở ruột...
- Gây độc cho cơ thể vật chủ
Giun sán tiết ra chất độc, hoặc thải ra những sản phẩm chuyển hoá gây độc cho
cơ thể vật chủ với biểu hiện: kém ăn, buồn nôn, mất ngủ, ví dụ: độc tố Ascaron của
giun đũa…
- Tác hại cơ học
Giun móc, giun tóc bám vào niêm mạc ruột gây viêm loét ruột. Giun đũa gây


13
tắc ruột, tắc đường mật, tắc ống tuỵ. Nang ấu trùng sán dây lợn ở não gây động kinh,
đột tử, ở mắt gây mù mắt...
- Gây dị ứng cho vật chủ
Ấu trùng giun sán khi di chuyển trong cơ thể vật chủ thường gây hiện tượng dị
ứng da (giun đũa, giun móc).
- Mở đường cho vi khuẩn xâm nhập
Giun đũa, giun tóc, sán dây làm cho độ toan dịch vị dạ dày giảm, vi khuẩn dễ
phát triển khi xâm nhập qua đường tiêu hố.

Ấu trùng giun móc, giun mỏ, giun lươn chui qua da gây viêm da [4].
1.4.1.2. Tác hại của các loại giun truyền qua đất
- Tác hại của giun đũa
+ Ấu trùng giun đũa: khi ấu trùng đi chu du trong cơ thể người có thể gây ra
những tác hại tại các cơ quan mà chúng đi qua và có biểu hiện tình trạng dị ứng của
cơ thể, biểu hiện rõ thường gặp đó là giai đoạn ấu trùng ở phổi với hội chứng
Loeffler: tình trạng thâm nhiễm thoáng qua ở phổi kèm với bạch cầu ưa acid tăng cao
trong máu [2], [3], [4].
+ Giun đũa trưởng thành: giun chiếm một phần thức ăn của cơ thể, vì vậy có
thể làm suy yếu cơ thể nếu số lượng giun nhiều. Người ta cũng tìm thấy sự ảnh hưởng
của giun đối với sự tiêu hoá lipid và protid, giun cũng gây rối loạn hấp thu vitamin A,
vitamin C. Tuy vậy, khi số lượng giun ít, có thể khơng có triệu chứng hoặc triệu
chứng không rõ ràng[4].
Giun trưởng thành khi di chuyển khỏi ruột non có thể gây nên các bệnh lý cấp
cứu do giun lạc chỗ như: giun chui ống mật, viêm tuỵ cấp, viêm gan, viêm não, giun
vào đường hơ hấp…Khi số lượng giun q nhiều có thể gặp tắc ruột do giun, nôn ra
giun [2], [3], [4].
- Tác hại của giun tóc
Tại vị trí ký sinh nếu số lượng giun ký sinh nhiều sẽ gây kích thích ruột già vì
vậy gây hội chứng giống lỵ: bệnh nhân bị đau bụng, đi cầu nhiều lần, phân ít, có lẫn
máu. Tình trạng kích thích niêm mạc ruột gây mót rặn có thể dẫn đến sa trực tràng.


14
Đồng thời những tổn thương ở niêm mạc ruột do cách ký sinh của giun tóc có thể dẫn
đến nhiễm trùng thứ phát bởi trực khuẩn thương hàn, lao, tả, các vi khuẩn sinh mủ
phối hợp.
Các biểu hiện toàn thân có thể gặp đó là tình trạng dị ứng nổi mẩn ngoài da,
thiếu máu nhược sắc trong trường hợp nhiễm nhiều [2], [3], [4].
- Tác hại của giun móc

Tác hại nặng do giun móc đó là thiếu máu, tình trạng thiếu máu là hậu quả của
một loạt các yếu tố: số máu mất hằng ngày là do mỗi con giun là khoảng 0,05 - 0,3ml
(Ancylostoma duodenale) và 0,01 - 0,4 ml (Necator americanus), độc tố của giun móc
ngăn cản hoạt động của các trung tâm tạo máu; giun móc gây viêm loét hành tá tráng
nên giảm hấp thu sắt, chất chống đơng máu cịn gây tình trạng huỷ hoại và thối hố
các chất protid, lipid và glucid, có thể đưa đến tình trạng phù do suy dinh dưỡng [2],
[3], [4]. Từ đó những yếu tố đó, có thể gây thiếu máu rất nặng, có thể biến chứng đưa
đến tử vong.
Ngồi ra, các tác hại khác có thể gặp là: ngứa, viêm loét và nhiễm trùng khi ấu
trùng qua da, hội chứng Loeffler nhưng hiếm gặp khi ấu trùng qua phổi, rối loạn tiêu
hố do giun móc [3].
1.5. CHẨN ĐỐN CÁC KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
1.5.1. Chẩn đoán giun sán
Chẩn đoán giun sán chủ yếu dựa vào xét nghiệm về mặt hình thể học: xét
nghiệm phân tìm trứng giun sán hoặc con giun sán. Các triệu chứng lâm sàng chỉ có
tính chất gợi ý vì triệu chứng thường khơng điển hình [3].
1.5.1.1. Các kỹ thuật xét nghiệm phân
Có nhiều kỹ thuật xét nghiệm phân khác nhau, mỗi kỹ thuật (KT) có những ưu,
nhược điểm khác nhau trong việc lựa chọn để xét nghiệm (XN) tìm mỗi loại trứng
giun sán khác nhau. Các kỹ thuật phổ biến là:
- Xét nghiệm phân trực tiếp với nước muối sinh lý và dung dịch Lugol.
- Xét nghiệm phân phong phú: Willis, Kato, Kato - Kazt, Formalin - ether.
Thơng thường để XN tìm các loại trứng giun truyền qua đất, các KT như:


15
Willis, Kato, Formalin - ether chỉ cho phép định tính nên chỉ xác định có hay khơng
nhiễm giun. Với KT Kato - Kazt cho phép định lượng để xác định cường độ nhiễm.
Tuy vậy, để tìm các KSTĐR khác nữa, ví dụ như các đơn bào tiêu hố (lỵ amíp, trùng
roi thìa…) thì KT Formalin - ether thường được lựa chọn…

1.5.1.2. Các kỹ thuật xét nghiệm khác
- Các phương pháp chẩn đốn miễn dịch học thường cho kết quả khơng chính
xác vì thường có đáp ứng miễn dịch chéo giữa các loại giun sán. Đối với sán lá gan
lớn đây là xét nghiệm bổ trợ cùng với xét nghiệm phân [4].
- Kỹ thuật chẩn đoán bằng sinh học phân tử như PCR (phản ứng trùng phân
chuỗi) có nhiều triển vọng trong việc phát hiện và định loại các loài giun sán, đặc biệt
là các lồi hiếm gặp [3].
1.5.2. Chẩn đốn đơn bào tiêu hoá
- Chẩn đoán bằng các kỹ thuật XN tìm ký sinh trùng: XN phân tìm đơn bào là
phương pháp chẩn đốn chính xác nhất với amíp gây bệnh ở đại tràng, trùng roi thìa
và trùng lơng. Người ta có thể XN phân trực tiếp, nhuộm phân, ni cấy phân [4].
- Ngày nay, với sự phát triển mạnh và sâu rộng của các KT chẩn đoán bằng
phương pháp miễn dịch và sinh học phân tử đã giúp chẩn đốn chính xác bệnh amíp
ngồi đại tràng nói riêng và trong lĩnh vực định danh xác định lồi nói chung. Đối với
bệnh amíp ngồi đại tràng các phương pháp chẩn đoán miễn dịch như phản ứng hấp
phụ gắn men (ELISA), điện di miễn dịch ngược chiều, ngưng kết hồng cầu gián tiếp,
kháng thể huỳnh quang gián tiếp hiện nay đã được ứng dụng rộng rãi vì có độ nhạy và
độ đặc hiệu cao [4].
1.6. ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
1.6.1. Điều trị giun sán
- Nguyên tắc điều trị:
+ Chọn thuốc có hiệu quả cao với nhiều loại giun sán, tập trung thuốc với nồng
độ cao để có tác dụng mạnh đến giun sán, thuốc có độc tính thấp nhưng hiệu quả cao.
+ Sau khi uống thuốc điều trị giun sán nên dùng thuốc tẩy để tống nhanh giun
sán ra khỏi cơ thể, tránh được nhiễm độc (do giun sán bị chết, nát) và phòng ngừa


16
được khả năng giun sán hồi phục trở lại.
+ Phải xử lý giun sán sau khi tẩy, để tránh ô nhiễm mơi trường vì trong cơ thể

giun sán thường chứa một lượng trứng rất lớn.
+ Sau khi tẩy giun sán cần áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh chống tái
nhiễm.
+ Cần điều trị định kỳ giun sán (6 tháng/ lần) [4].
- Các thuốc điều trị giun sán:
+ Điều trị giun trịn đường ruột: nhóm Benzimidazole (Mebendazole,
Albendazole), thuốc khác có thể dùng là: Pyrantel, Levamisole, Piperazine.
+ Điều trị sán: đối với sán dây bò, sán dãi lợn dùng Niclosamide hoặc
Praziquantel, đối với sán lá gan lớn dùng Triclobendazole, đối với sán lá gan nhỏ, sán
lá ruột dùng Praziquantel.
Thuốc được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo đưa vào sử dụng trong chương
trình phịng chống giun truyền qua đất ở cộng đồng là Albendazole 400mg liều duy
nhất hoặc Mebendazole 500mg.
1.6.2. Điều trị đơn bào tiêu hoá
Trong các đơn bào gây bệnh cho người, lỵ amíp (Entamoeba histolytica)
thường gặp và gây tác hại nặng nhất. Các thuốc điều trị amíp lỵ tại ruột đều có tác
dụng điều trị với các đơn bào tiêu hoá khác [2], [4].
Nguyên tắc điều trị bệnh lỵ amíp là dùng thuốc đặc hiệu, điều trị sớm, điều trị
đủ liều, điều trị triệt để, điều trị kết hợp với kháng sinh diệt khuẩn để loại trừ điều
kiện thuận lợi cho amíp lỵ phát triển [4].
Thuốc điều trị: Idoquinol, Paromomycin, Metronidazole [32].
Các thuốc điều trị giun sán với liều dùng thơng thường khơng có tác dụng trên
các đơn bào tiêu hoá và ngược lại. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Diaz E.
(2003) cho thấy một loại thuốc mới là Nitazoxanide có tác dụng trên 84% các loại đơn
bào tiêu hố và 95% giun sán, ít tác dụng phụ.


17

1.7. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT

1.7.1. Mầm bệnh
- Mầm bệnh có thể ở trong vật chủ, trung gian truyền bệnh, xác súc vật, phân,
chất thải, đất, nước, rau cỏ, thực phẩm, đồ chơi...
- Những mầm bệnh này tồn tại trong khoảng thời gian ngắn hay dài, từ vài giờ,
vài ngày, vài tháng hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vị trí nơi trú, điều kiện khí hậu, môi trường
và khả năng tồn tại của mỗi loại ký sinh trùng [2], [3], [4].
1.7.1.1. Mầm bệnh của bệnh giun truyền qua đất
Mầm bệnh của bệnh giun truyền qua đất là trứng giun, ảnh hưởng của các yếu
tố ngoại cảnh đến các loại trứng giun thuộc nhóm GTQĐ như sau:
- Trứng giun đũa có sức chịu đựng cao ở ngoại cảnh, trong điều kiện khơng
thuận lợi vẫn có thể sống được 1 năm. Các thuốc sát trùng, khử trùng thông thường
khơng diệt được trứng [2], [3], [4].
+ Nhiệt độ thích hợp nhất cho trứng giun đũa phát triển là 24 - 25 oC, với nhiệt
độ này sau 10 - 15 ngày trứng phát triển thành dạng có ấu trùng bên trong có khả năng
lây nhiễm. Trứng có thể phát triển ở giới hạn nhiệt độ là 12 oC - 36oC. Trứng không
phát triển được nếu nhiệt độ < 12 oC, nhiệt độ 60oC trứng chết sau vài giờ, nhiệt độ
45oC ở các hố ủ phân trứng chết sau 1 - 2 tháng [4].
+ Độ ẩm thích hợp nhất là 80% trở lên.
- Trứng giun tóc: trứng có sức đề kháng rất cao, có thể tồn tại đến 5 năm trong
ngoại cảnh [2], [3] [4].
+ Nhiệt độ thuận lợi cho trứng giun tóc phát triển ở ngoại cảnh là 25 oC - 30oC.
Theo nghiên cứu của Nofl (1932), nhiệt độ > 50 oC làm hỏng phần lớn trứng. Khi nhiệt
độ quá thấp trứng vẫn cịn khả năng sống sót với một tỷ lệ nhất định: - 30 oC trứng vẫn
còn khả năng sống 10%, - 20oC trong 1 ngày trứng còn khả năng sống 30%. Ở các
nước khí hậu nóng ẩm, trứng giun móc thuận lợi để phát triển quanh năm…
+ Độ ẩm: đối với trứng giun tóc sự liên quan giữa độ ẩm và nhiệt độ rất quan
trọng. Ở độ ẩm tối đa nếu nhiệt độ 200C thì trứng phát triển, nhưng với ẩm độ trên mà


18

nhiệt độ trên 300C thì trứng hỏng sau 1 tháng [2], [3], [4].
- Trứng giun móc: nhiệt độ thích hợp là 25 oC - 30oC, những vùng đất cát, xốp,
mùn rác quanh nhà ở… là những nơi thuận lợi cho ấu trùng sống và phát triển
1.7.2. Nguồn bệnh
Nguồn bệnh có thể là những người đang mắc bệnh, trung gian truyền bệnh, vật
chủ chính, vật chủ phụ phụ khác [2], [3], [4].
Nguồn bệnh của các bệnh GTQĐ là người bị nhiễm giun, sự thải trứng ra môi
trường với số lượng thường rất lớn, vì vậy vấn đề sử dụng hố xí hợp vệ sinh và vệ
sinh mơi trường xung quanh có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác phịng chống bệnh
GTQĐ. Mỗi con giun đũa đẻ trung bình 200.000 - 240.000 trứng mỗi ngày, số lượng
trứng này ở giun tóc là 5.000 - 7.000, và giun móc là 9.000 -30.000.
Nguồn bệnh của bệnh lỵ amíp là người lành mang trùng; một ngày một người
mang lành mang trùng thải ra ngoại cảnh 15 triệu kén [32].
1.7.3. Đường lây truyền
- Đường tiêu hoá qua miệng: hầu hết các mầm bệnh giun sán (giun đũa, giun
tóc, sán lá gan...), đơn bào tiêu hố (amíp, trùng roi thìa, trùng lơng...) [2], [3] [4].
- Đường tiêu hố qua hậu mơn: ấu trùng giun kim nở ra từ trứng ở nếp nhăn
quanh hậu môn sẽ đi ngược lên đại tràng [2], [3], [4].
- Đường da rồi vào máu: giun móc, giun lươn [2], [3] [4].
1.7.4. Đường thải KSTĐR ra môi trường
Các giun sán và đơn bào tiêu hố thải ra mơi trường qua phân [2] [3], [4].
1.7.5. Cơ thể cảm thụ
1.7.5.1. Tuổi
Hầu hết mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm các bệnh KSTĐR như nhau. Tuy nhiên,
sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun và đơn bào ở các độ tuổi là do liên quan tới các yếu
tố khác như tập quán ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh cá nhân... [4].
1.7.5.2. Giới
Nhìn chung khơng có sự khác biệt về nhiễm giun sán và đơn bào tiêu hoá theo
giới [4].



19

1.7.5.3. Nghề nghiệp
Do đặc điểm bệnh KSTĐR liên quan mật thiết với sinh địa cảnh, tập quán sinh
hoạt... nên tỷ lệ nhiễm các loại giun tròn đường ruột liên quan rõ rệt đến tính chất
nghề nghiệp rất rõ như tỷ lệ nhiễm giun móc cao ở những người sống ở vùng nông
thôn làm nương rẫy, trồng hoa màu… [2], [3], [4].
1.7.5.4. Cơ địa
Tình trạng cơ địa, thể trạng của mỗi cá thể cũng có ảnh hưởng tới nhiễm KST
nhiều hay ít. Bệnh KST có thể liên quan đến các nhóm cơ địa như: trẻ em, người già,
người suy giảm miễn dịch…[2], [3], [4].
1.7.5.5. Khả năng miễn dịch
Nhìn chung khả năng tạo miễn dịch trong các bệnh giun sán và đơn bào tiêu hố
khơng mạnh mẽ, khơng chắc chắn [4]. Tuy nhiên ngày nay, người ta đã có một số hiểu
biết nhất định về miễn dịch bảo vệ cơ thể nhiễm giun sán và lỵ amíp, đây là cơ sở ban
đầu cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực sản xuất vaccin phịng bệnh KST, ví dụ
như vaccin phịng chống lỵ amíp.
1.7.6. Các yếu tố mơi trường, tự nhiên, kinh tế, xã hội
1.7.6.1. Môi trường
Môi trường bao quanh vật chủ (đất, nước, hệ động thực vật, khơng khí... ) có
thể là tự nhiên hoặc do con người tạo ra có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ở
ngoại cảnh của các mầm bệnh giun sán trước khi xâm nhập vào vật chủ chính, vì vậy
có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát sinh, phát triển, mật độ và phân bố của tình
trạng nhiễm KST [4].
1.7.6.2. Thời tiết, khí hậu
Do đa số các giun sán ở đường tiêu hố có những giai đoạn sống và phát triển
ở ngoại cảnh nên chịu tác động rất lớn của thời tiết, khí hậu. Khí hậu nhiệt đới, bán
nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều thì các bệnh giun sán phát triển rất phổ biến [4], [48].
1.7.6.3. Các yếu tố kinh tế - văn hoá - xã hội

Các bệnh KST nói chung và bệnh KSTĐR nói riêng là bệnh xã hội, đặc biệt là
bệnh giun sán là bệnh của sự nghèo nàn, phong tục tập quán lạc hậu. Nền kinh tế,


20
trình độ văn hố, phong tục tập qn, trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ y tế...
có ảnh hưởng quyết định đến sự phát sinh, phát triển và tồn tại của bệnh [4], [10].
1.8. PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
1.8.1. Nguyên tắc chung
- Có kế hoạch lâu dài, trong đó có các kế hoạch ngắn hạn
- Tiến hành trên qui mô rộng lớn. Xã hội hố cơng tác phịng chống.
- Lồng ghép với các hoạt động y tế, sức khoẻ và các hoạt động xã hội khác.
1.8.2. Chiến lược phòng chống
- Phát triển kinh tế, xã hội vì bệnh giun sán phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện
kinh tế xã hội.
- Giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường (phân, nước, rác...)
- Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng
- Tăng cường vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, đảm bảo an toàn thực phẩm,
nước uống.
- Điều trị hàng loạt cho các đối tượng có nguy cơ cao.
- Huy động mọi người tự giác và thường xuyên tham gia.
- Đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản và tăng cường trang thiết bị để phát hiện sớm
những trường hợp bệnh khó, hiếm gặp. Nghiên cứu phác đồ điều trị đơn giản, ít tốn
kém để điều trị hàng loạt cho cộng đồng.
1.9. Tình hình nhiễm KSTĐR ở Việt Nam
Việt Nam do điều kiện tự nhiên thuận lợi; cũng như tập quán sản xuất, sinh
hoạt còn nhiều yếu tố thuận lợi cho mầm bệnh KSTĐR phát triển quanh năm nên
bệnh giun sán và đơn bào tiêu hố là những bệnh phổ biến. Ước tính khoảng 60% 70% dân số Việt Nam nhiễm ít nhất một loại giun [31], tỷ lệ này có thể cao hơn ở một
số tỉnh thành, ví dụ ở Lào Cai là 96,1% [34]. Nhiễm các đơn bào tiêu hố ít được
nghiên cứu hơn so với nhiễm giun tròn đường ruột. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn

Đề và Cs (cộng sự) ở tỉnh Hồ Bình thì tỷ lệ nhiễm đơn bào được ghi nhận như sau: lỵ
amíp (Entamoeba histolytica) 2,90%, trùng roi thìa 4,10%, các đơn bào tiêu hố khác
khơng gây bệnh 23,80% [10]. Nghiên cứu của Lê Thị Tuyết và Cs ở Thái Bình, tỷ lệ


21
nhiễm lỵ amíp (Entamoeba histolytica) 9,80%, trùng roi thìa (Giardia lamblia) 4,02%
Ở Thừa Thiên Huế (TT - Huế) đã có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun tròn
đường ruột, đặc biệt là ở độ tuổi học sinh tiểu học, mẫu giáo. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Võ Hinh và Cs, tỷ lệ nhiễm giun tròn đường ruột chung của người dân tỉnh
TT - Huế (2002) là 53,16% [13]. Các nghiên cứu ở độ tuổi tiểu học, mẫu giáo ở Thừa
Thiên Huế cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm giun cao: 64,41% ở A Lưới [11], 70,29% ở Phú
Lộc [26], 55,86% ở Hồng Vân (2003) [11]. Tuy vậy chưa có nhiều các nghiên cứu về
tỷ lệ nhiễm các loại sán và đơn bào tiêu hố, theo nghiên cứu Tơn Nữ Phương Anh và
Cs (2000) ở phường Phú Cát tỷ lệ nhiễm các KSTĐR như sau: tỷ lệ nhiễm chung là
70,63%, trong đó nhiễm giun đũa 39,25%, giun tóc 34,70%, giun móc 2,70%, lỵ amíp
15,30%, trùng roi thìa 2,26%, sán dây 0,17%, sán lá ruột 1,75% [1].
1.10. Vài nét về địa bàn nghiên cứu:
Vị trí địa lý Xã Phan Sơn, Đơng Giang là hai xã thuộc vùng cao của tỉnh Bình
thuận. Hiện hai xã có: 02 trường tiểu học, 02 trường mẫu giáo, người dân sinh sống và
làm ăn tại đây phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc K’Ho, Rắc
Lây chiếm trên 90% dân số toàn xã, người dân ở đây chủ yếu là sống bằng nghề nông
nghiệp như: Làm nương rẫy, trồng lúa, hoa màu, trình độ dân trí cịn thấp, nhiều tập
qn cịn lạc hậu, cịn nhiều thói quen khơng hợp vệ sinh như: Phóng uế bừa bãi ngồi
ruộng, vườn mặc dù mỗi nhà có xây dựng hố xí tự hoại, thói quen ăn hàng rong, thói
quen tiếp xúc trực tiếp với đất, theo báo cáo của y tế tại hai xã thì tỉ lệ hộ sử dụng
nước sạch cịn thấp, mặc dù cơng trình nước sạch nơng thơn được Nhà nước hổ trợ,
các bệnh về tiêu chảy, SDD còn cao. Đây là vấn đề sức khỏe mà ngành y tế cần được
quan tâm.



22

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu :
- Học sinh đang học tại trường tiểu học, mầm non có độ tuổi từ 3-10 tuổi của 4
trường tiểu học, mầm non, mẫu giáo tại hai xã Phan Sơn, Đơng Giang huyện Bắc
Bình và Hàm Thuận bắc tỉnh Bình Thuận niên học 2014-2015.
- Mẫu phân lấy đúng quy cách.
- Trẻ đã uống thuốc tẩy giun trên 03 tháng tính đến ngày lấy mẫu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
Các tiêu chuẩn không nằm trong các tiêu chuẩn trên sẽ bị loại trừ.
Trẻ đang mắc các bệnh cấp tính.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
2.2.1. Thời gian nghiên cứu:
Bắt đầu từ tháng 10/2014 và kết thúc vào tháng 10/2015.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu:
- Tại 4 trường tiểu học, mầm nom mẫu giáo của 2 xã Phan Sơn và Đơng Giang
thuộc huyện Bắc Bình và Hàm thuận Bắc tỉnh Bình Thuận năm học 2014-2015.
2.3. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
2.4. Phương pháp chọn mẫu:
2.4.1 Cỡ mẫu:
Được tính theo cơng thức

Trong đó:

Ζ2

× p ×q
(1 −α / 2)
n=
d2




n: Số học sinh tối thiểu cần để nghiên cứu
Z: tương ứng với mức tin cậy 95% có Z = 1,96;


23



p: dự đoán tỷ lệ nhiễm giun trong quần thể nghiên cứu: p = 15%
d: sai số chọn: chấp nhận sai số 5%;

Thay vào cơng thức ta có cở mẫu là 196 học sinh. Để tăng tính chính xác,
chúng tơi nhân 2 lần cở mẫu trên, cở mẫu thiểu cho nghiên cứu là 396 học sinh được
làm tròn là 400 mẫu
2.4.2. Cách chọn mẫu:
Chọn tất cả học sinh tiểu học, mẫu giáo ở độ tuổi từ 3 – 10 tuổi đang học của 4
trường tiểu học, mẫu giáo tại hai xã phan Sơn và Đơng Giang thuộc huyện Bắc Bình
và Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận năm học 2014-2015.
2.5. Nội dung nghiên cứu
2.5.1. Các chỉ số đáng giá
- Tỷ lệ nhiễm giun chung theo từng độ tuổi, giới của từng trường.
- Tỷ lệ trẻ nhiễm giun tại 4 trường trước tẩy giun.

- Tỷ lệ trẻ nhiễm giun sau tẩy giun 12 tháng.
2.5.2. Các yếu tố liên quan đến nhiễm giun tròn đường ruột
2.5.2.1. Các đặc trưng về cá nhân
- Tuổi.
- Giới.
2.5.2.2. Các yếu tố môi trường
- Nghề nghiệp của gia đình: làm ruộng, nương rẫy, cán bộ cơng nhân viên
chức, các nghề khác.
- Mức học vấn bố mẹ: được chúng tôi đánh giá là mức học vấn cao nhất của bố
hoặc mẹ, chia làm 2 mức: học vấn từ tiểu học trở xuống và học vấn trung học cơ sở
trở lên.
- Vấn đề sử dụng hố xí
+ Hố xí: hợp vệ sinh và không hợp vệ sinh: đánh giá theo tiêu chuẩn năm 2005
của Bộ Y Tế (ban hành theo quyết định số 08/2005/QĐ-BYT) [5].
+ Khơng có hố xí: nếu khơng có hố xí thì đi cầu ở: hố xí nhà người khác, đi ra


24
ngồi (đồng ruộng, vườn, sơng…).
- Vấn đề sử dụng nguồn nước uống, nước sinh hoạt
+ Nguồn nước sử dụng: nước sạch (nước máy, nước giếng), nước không sạch
(nước sông, ao, hồ…).
+ Có sẵn nước sạch thuận tiện để dùng khi cần thiết (rửa tay, các hoạt động vệ
sinh và sinh hoạt khác).
+ Tập quán sản xuất nông nghiệp: sử dụng phân gia súc, đi chân đất...
2.5.2.3. Hiểu biết, hành vi nguy cơ liên quan bệnh ký sinh trùng đường ruột
- Hiểu biết
+ Đường lây: ăn uống không hợp vệ sinh, đường da (đi chân đất).
+ Tác hại: gầy yếu, suy nhược, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, đi cầu ra máu, thiếu
máu, chậm phát triển, bệnh cấp cứu: giun chui ống mật, tắc ruột.

+ Thời gian tẩy giun định kỳ.
+ Phịng bệnh: ăn uống hợp vệ sinh, khơng đi chân đất, giữ gìn vệ sinh thân
thể, tẩy giun định kỳ.
+ Sự hiểu biết về bệnh KSTĐR của các đối tượng nghiên cứu được chia thành
2 mức:


Hiểu biết tốt: hiểu biết được hai đường lây, biết được từ hai tác

hại trở lên của bệnh, biết được thời gian tẩy giun định kỳ, biết được các biện pháp
phịng bệnh.


Hiểu biết chưa tốt.

- Hành vi
+ Các thói quen ăn uống


Ăn rau sống: được chúng tôi chia ra các mức như sau: thường

xuyên (từ 5 lần trở lên/ tuần), thỉnh thoảng ăn (từ 1 - 4 lần/tuần), khơng ăn rau sống.


Ăn q vặt: chia ra 2 mức: có và khơng ăn.



Uống nước lã: được chúng tôi chia ra các mức như sau:


thường xuyên uống (ngày nào cũng có uống ít nhất 1 lần), thỉnh thoảng uống,


25
không uống.
+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi cầu: được chúng tôi chia ra các mức sau:
thường xuyên rửa tay (luôn luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi đi cầu), thỉnh thoảng
mới rửa, không rửa tay.
+ Đi chân đất: được chúng tôi chia ra các mức: thường xuyên đi chân đất (trên
các nền đất như: ruộng, vườn, sân, đường sá…ít nhất một lần trong ngày), thỉnh
thoảng mới đi chân đất, không đi chân đất.
+ Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
+ Hành vi của các đối tượng nghiên cứu được xem xét riêng rẽ và tổng hợp để
đánh giá các hành vi nguy cơ của bệnh KSTĐR chung, bệnh giun truyền qua đất,
bệnh lỵ amíp là:
• Hành vi nguy cơ của bệnh KSTĐR chung: ăn rau sống, quà vặt, uống
nước lã, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi cầu.


Hành vi nguy cơ của bệnh giun truyền qua đất: ăn rau sống, quà

vặt, uống nước lã, đi chân đất, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi cầu, không tẩy
giun định kỳ 6 tháng/lần.


Hành vi nguy cơ của bệnh lỵ amíp: ăn rau sống, quà vặt, uống

nước lã, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi cầu.
2.6. Các kỹ thuận thu thập thông tin.
2.6.1. Thu thập thông tin

- Tuổi.
- Giới
- Lấy danh sách học sinh được quản lý của trường tiểu học, mầm non và mẫu
giáo Phan Sơn và Đông Giang.
2.6.2. Kỹ thuật thu thập số liệu.
Dùng phương pháp xét nghiệm Kato để làm xét nghiệm tìm trứng giun
( giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim).
Ghi nhận kết quả:


×