BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
---------
THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
MÁY THU THANH, THU HÌNH QUẢNG BÁ VÀ THIẾT BỊ
KẾT HỢP - CÁC ĐẶC TÍNH MIỄN NHIỄM – GIỚI HẠN
VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
HÀ NỘI - 2010
MỤC LỤC
1 Giới thiệu................................................................................................................3
1.1 Tên tiêu chuẩn................................................................................................3
1.2 Mục tiêu sử dụng............................................................................................3
2 Các nội dung nghiên cứu xây dựng dự thảo đã đạt được....................................3
2.1 Phân tích tình hình sử dụng thiết bị và nhu cầu chuẩn hóa về EMC đối với
máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp ở Việt Nam.......................3
2.1.1 Tình hình sử dụng máy thu thanh, thu hình quảng bá ở Việt Nam.................................................3
Các mô hình truyền dẫn phát sóng phát thanh và truyền hình................................................................3
Các cơ cấu truyền dẫn phát sóng hiện nay ở Việt Nam..........................................................................4
Phương thức truyền dẫn phát sóng tại Việt Nam....................................................................................4
Tình hình sử dụng máy thu thanh, thu hình quảng bá tại Việt Nam.......................................................4
2.1.2 Nhu cầu chuẩn hóa về EMC đối với máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp ở Việt
Nam..........................................................................................................................................................6
Yêu cầu về quản lý chất lượng và chứng nhận hợp chuẩn......................................................................6
Nhu cầu thực tế........................................................................................................................................6
Tình hình tiêu chuẩn hoá về EMC trong nước........................................................................................7
2.2 Nghiên cứu, phân tích tình hình chuẩn hóa về EMC đối với máy thu thanh,
thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp trên thế giới...............................................7
2.2.1 Các tiêu chuẩn về EMC của IEC và CISPR....................................................................................7
2.2.2 Tiêu chuẩn châu Âu.........................................................................................................................9
2.2.3 Các nước Asian...............................................................................................................................9
2.2.4 Kết luận.........................................................................................................................................10
2.3 Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn về giới hạn và phương pháp đo các đặc tính
miễn nhiễm của máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp.............10
2.3.1 Nghiên cứu lựa chọn sở cứ xây dựng tiêu chuẩn..........................................................................10
2.3.2 Nội dung chính của dự thảo Tiêu chuẩn:.......................................................................................11
2
1
Giới thiệu
1.1 Tên tiêu chuẩn
“Máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp - Các đặc tính miễn
nhiễm - Giới hạn và phương pháp đo”.
1.2 Mục tiêu sử dụng
Phục vụ cho việc đánh giá chất lượng và chứng nhận hợp chuẩn các máy thu
thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp về đặc tính miễn nhiễm, thuộc lĩnh
vực tương thích điện tử.
2
Các nội dung nghiên cứu xây dựng dự thảo đã đạt được
Dự thảo “Máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp - Các đặc tính miễn
nhiễm - Giới hạn và phương pháp đo” đã được nghiên cứu xây dựng lần đầu tiên
vào năm 2009 . Nhóm thực hiện nghiên cứu đã có những kết quả nghiên cứu tập
hợp tóm tắt sau đây.
2.1
Phân tích tình hình sử dụng thiết bị và nhu cầu chuẩn hóa về EMC đối
với máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp ở Việt Nam
2.1.1 Tình hình sử dụng máy thu thanh, thu hình quảng bá ở Việt Nam
Trong xu thế hội tụ công nghệ, các đài phát thanh - truyền hình đã dần dần xây
dựng hệ thống đa phương tiện trong kỹ thuật truyền dẫn, phát sóng mạng: phát
sóng mặt đất (gồm cả tương tự và số), cáp, vệ tinh, internet và truyền hình trên
điện thoại di động. Theo xu thế đó, tình hình sử dụng máy thu thanh, thu hình
cũng đa dạng và phong phú hơn.
Các mô hình truyền dẫn phát sóng phát thanh và truyền hình
•
Phát sóng quảng bá mặt đất
•
Truyền dẫn qua vệ tinh
•
Truyền dẫn cáp: đồng trục, quang, MMDS, Internet
3
Các cơ cấu truyền dẫn phát sóng hiện nay ở Việt Nam
- Hiện nay ở Việt Nam, các Đài Phát thanh, Truyền hình thực hiện truyền dẫn tín
hiệu phát thanh, truyền hình từ đài này đến đài khác, trong nước và nước ngoài.
- Nhiều hệ thống máy phát thanh, truyền hình và hệ thống truyền dẫn tín hiệu
riêng rẽ (hoạt động độc lập).
- Một số hệ thống truyền dẫn phát sóng khác chưa có số liệu thống kê: phát chuẩn
(tần số, thời gian); định vị, đo đạc từ xa; ra đa; cảnh báo, điều khiển từ xa bằng
sóng vô tuyến điện; hàng hải; hàng không; vô tuyến điện nghiệp dư.
Phương thức truyền dẫn phát sóng tại Việt Nam
- Cáp quang: truyền tín hiệu phát thanh, truyền hình ở những thành phố lớn và
đường trục quốc gia.
- Cáp đồng trục: truyền tín hiệu truyền hình cáp tới nhà thuê bao.
- Vi ba số (hay vi ba băng rộng, khoảng cách lặp 40-50 km): dùng để truyền tín
hiệu phát thanh, truyền hình tuyến Bắc, Nam.
- Vệ tinh (1994): Kênh vệ tinh được thuê để truyền tín hiệu phát thanh theo kỹ
thuật số; chuyển tiếp các tín hiệu truyền hình giữa các trạm phát hình (hiện nay
truyền theo kỹ thuật số).
- Truyền hình, Truyền thanh qua mạng Internet:
- Phát sóng quảng bá mặt đất:
Tình hình sử dụng máy thu thanh, thu hình quảng bá tại Việt Nam
Xu hướng sử dụng máy thu thanh, thu hình tại Việt Nam
Trong xu thế hội tụ công nghệ viễn thông và truyền thông quảng bá, Việt Nam
cũng phát triển nở rộ các mô hình phát thanh, truyền hình quảng bá như đề cập ở
các phần trên. Cơ hội này mở ra cho người dân trên khắp mọi miền đất nước
được thưởng thức các dịch vụ phát thanh, truyền hình phong phú, chất lượng cao,
đặc biệt là các dịch vụ truyền hình số.
Cùng với sự phát triển của các dịch vụ phát sóng như vậy, thị trường các loại
máy thu và thiết bị kết hợp cũng trở nên phong phú và phức tạp. Một ví dụ điển
4
hình là, để có thể sử dụng các dịch vụ truyền hình số, ngoài thiết bị thu hình bình
thường (TV), người dùng phải trang bị thêm đầu thu số mặt đất (ĐTSMĐ – set-top
box).
Ở nước ta hiện có các dịch vụ truyền hình số như: Truyền hình số vệ tinh-DTH
(Direct-To-Home) của VTV và truyền hình số mặt đất-DVB-T của Đài Truyền Hình
TP. HCM (HTV), Đài Truyền Hình Bình Dương (BTV), Công ty Đầu Tư và Phát
Triển Công Nghệ Truyền Hình (VTC)... cung cấp.
DTH được phát sóng trực tiếp qua vệ tinh, không cần xây dựng các trạm phát
trung chuyển như đối với THSMĐ, có thể phủ sóng trên diện rộng, không bị giới
hạn bởi khoảng cách địa lý. Để xem được các chương trình truyền hình DTH của
VTV, cần phải có một bộ giải mã bao gồm anten chảo, bộ khuếch đại, bộ chuyển
đổi tín hiệu. Thiết bị này được VTV nhập từ Hàn Quốc.
DVB-T với phương thức truyền dẫn phát sóng số bằng máy phát mặt đất, hiện
đang tồn tại ba tiêu chuẩn: ATSC (của Mỹ), DVB-T (của châu Âu) và ISDB-T (của
Nhật). Gần 40 quốc gia ở châu Âu đã chọn tiêu chuẩn DVB-T. Hiện, theo tin từ tổ
chức DVB quốc tế, khối ASEAN đã khảo sát để sản xuất loại set-top box theo tiêu
chuẩn DVB-T sử dụng cho 10 nước ASEAN: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào,
Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Thị trường hiện có rất nhiều loại ĐTSMĐ, phổ biến là các Model DT-T9, DT-T10,
DT-DT10A, DT11 và nay là DT12 của Công Ty Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ
Truyền Hình (VTC), Humax (Hàn Quốc), One-up (Đài Loan), và một số loại có
xuất xứ từ Trung quốc... Tuỳ theo cấu tạo mà các đầu này bắt được một số
chương trình hay bắt được tất cả các chương trình của các đài truyền hình hiện
đang phát KTSMĐ. Về cơ bản, các đầu thu này có một số chức năng thông dụng
như: định dạng video PAL/NTSC, giải nén, tắt tiếng (mute), hiển thị thông tin
chương trình, đặt các chương trình yêu thích và khóa mã các chương trình...
Đối với nước ta, Set-top box là giải pháp cho thời kỳ quá độ, chuyển giao công
nghệ. Ở một số nước đã có loại máy thu hình số (tivi) bao gồm hai khối dính liền
trên chung một máy, gọi là IDTV - Integrated Digital TV.
Nhận xét
5
Như vậy, các dịch vụ phát thanh, truyền hình sẽ ngày càng đa dạng phong phú
nhờ sự phát triển của các công nghệ truyền hình hiện đại. Bên cạnh các máy thu
analog- tín hiệu tương tự truyền thống, xuất hiện các loại máy thu kỹ thuật số để
thích ứng với các dịch vụ công nghệ mới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thị
trường sẽ đón nhận những loại thiết bị mới ngày càng phong phú và đa dạng. Từ
đó nảy sinh các vấn đề quản lý nhà nước đối với các thiết bị loại này.
2.1.2 Nhu cầu chuẩn hóa về EMC đối với máy thu thanh, thu hình quảng bá
và thiết bị kết hợp ở Việt Nam
Yêu cầu về quản lý chất lượng và chứng nhận hợp chuẩn
Ở Việt Nam, Bộ Thông tin Truyền thông là cơ quan quản lý nhà nước đối với vấn
đề tiêu chuẩn, chất lượng trong lĩnh vực truyền dẫn phát sóng, dựa trên Nghị định
số 187/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ . Nghị định này cũng quy
định Bộ Thông tin Truyền thông có chức năng ban hành các tiêu chuẩn về thiết bị
truyền dẫn phát sóng, thiết bị vô tuyến điện, các tiêu chuẩn về phát xạ vô tuyến
điện và tương thích điện từ trường;
Trong vấn đề chứng nhận hợp chuẩn thiết bị, tương thích điện từ (EMC) là một
trong những yếu tố quan trọng cần chứng nhận hợp chuẩn, đặc biệt là với các
thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện.
Như vậy, máy thu quảng bá âm thanh, truyền hình và thiết bị kết hợp là nhóm thiết
bị bắt buộc phải chuẩn hóa về EMC.
Nhu cầu thực tế
Xu thế về nhu cầu sử dụng các loại máy thu sóng vô tuyến ngày càng gia tăng và
sự phong phú của chúng trên thị trường (theo 2.1.4) khiến cho việc quản lý chất
lượng các thiết bị loại này cần sớm được thực hiện. Các máy thu này cũng cần
đảm bảo về khả năng tương thích điện từ, để tránh không gây can nhiễu cho các
thiết bị xung quanh và có khả năng hoạt động bình thường trong điều kiện can
nhiễu nhất định.
6
Tình hình tiêu chuẩn hoá về EMC trong nước
Bộ Thông tin truyền thông đã biên soạn và phát hành các tiêu chuẩn ngành, biên
soạn và đề nghị công bố các tiêu chuẩn quốc gia về thiết bị đầu cuối, thiết bị thu
phát vô tuyến, về chất lượng dịch vụ, chất lượng mạng, tiêu chuẩn về tương thích
điện từ trường cho các thiết bị viễn thông.
Trong lĩnh vực thiết bị thu phát sóng quảng bá, Bộ Thông tin Truyền thông đã dự
thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu về phổ tần và tương thích điện từ đối
với thiết bị phát hình quảng bá mặt đất sử dụng kỹ thuật số.
Ngày 12/6/2006 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra Quyết định số
1355/QĐ-BKHCN về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7600:2006
(IEC/CISPR 13:2003) Máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp – Đặc
tính nhiễu tần số rađio - Giới hạn và phương pháp đo.
Cho đến nay, chưa có tiêu chuẩn về EMC, đặc tính miễn nhiễm cho máy thu
thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp.
Như vậy, việc xây dựng tiêu chuẩn Máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị
kết hợp – Đặc tính nhiễu tần số rađio - Giới hạn và phương pháp đo là cần thiết.
2.2 Nghiên cứu, phân tích tình hình chuẩn hóa về EMC đối với máy thu
thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp trên thế giới
2.2.1 Các tiêu chuẩn về EMC của IEC và CISPR
Với vai trò xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các thiết bị điện, điện tử và
các công nghệ liên quan, về lĩnh vực EMC, IEC và CISPR có ba nhóm tiêu chuẩn
sau:
• Tiêu chuẩn cơ sở
Các tiêu chuẩn này cung cấp những quy tắc chung và cơ bản để đạt được khả
năng tương thích điện từ, có thể áp dụng cho tất cả các sản phẩm, hệ thống
và mạng lưới. Tiêu chuẩn cơ sở đóng vai trò là một cơ sở tham chiếu và không
áp dụng cho một sản phẩm cụ thể. Các tiêu chuẩn này cung cấp những thông
tin chung về cách thức nhiễu điện từ tác động.
• Tiêu chuẩn chung
7
Các tiêu chuẩn EMC chung được áp dụng với một môi trường cụ thể. Tiêu
chuẩn này còn cung cấp những yêu cầu cơ bản và các quy trình đo thử cần
phải áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào hoạt động trong môi trường này. Tiêu
chuẩn cũng cung cấp giới hạn và quy trình đo.
• Tiêu chuẩn sản phẩm
Là các tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm hoặc họ sản phẩm. Các tiêu chuẩn
này đưa ra quy trình đo thử và các giới hạn đối với các sản phẩm này.
CISPR là một trong các ủy ban kỹ thuật của IEC dành toàn thời gian cho vấn đề
EMC. Các ấn phẩm cuả CISPR đề cập đến các giới hạn và đo đặc tính nhiễu vô
tuyến điện của các nguồn có khả năng gây nhiễu. Trong đó, CISPR xây dựng
CISPR 20 là tiêu chuẩn đề cập đến giới hạn và phương pháp đo đặc tính miễn
nhiễm của thiết bị thu thanh, thu hình quảng bá. Cho đến nay, CISPR 20 đã trải
qua 6 lần rà soát sửa đổi. Phiên bản mới nhất hiện nay là CISPR 20: 2006 thay
thế và bãi bỏ phiên bản lần thứ 5 vào năm 2002 và các bản sửa đổi bổ sung của
nó là Amendment 1 (2002) và Amendment 2 (2004). Phạm vi áp dụng của tiêu
chuẩn:
- áp dụng cho các máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp, được sử
dụng trong môi trường dân dụng, thương mại và công nghiệp nhẹ.
- mô tả phương pháp đo và các giới hạn được xác định cho máy thu thanh, thu
hình quảng bá và cho thiết bị kết hợp về đặc tính miễn nhiễm của các thiết bị này
với các tín hiệu nhiễu.
- các yêu cầu miễn nhiễm được quy định trong khoảng tần số từ 0 Hz đến 400
GHz.
- xác định các yêu cầu về phép thử miễn nhiễm đối với các nguồn nhiễu liên tục
và đột biến, nhiễu dẫn và nhiễu phát xạ, bao gồm cả hiện tượng phóng tĩnh điện.
CISPR 13 là tiêu chuẩn đề cập đến giới hạn và phương pháp đo đặc tính nhiễu
của thiết bị thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị phụ trơ. Tiêu chuẩn này đã
được chấp thuận nguyên vẹn ở Việt Nam với tiêu chuẩn TCVN 7600:2006.
8
2.2.2 Tiêu chuẩn châu Âu
Tổ chức tiêu chuẩn hóa của châu Âu là ETSI và CELENEC có hệ thống tiêu
chuẩn EMC gần như hài hòa và chấp thuận hoàn toàn các tiêu chuẩn cuả IEC/
CISPR. Ví dụ cụ thể:
• Tiêu chuẩn cơ sở:
IEC/EN 61000-4-2 Electrostatic discharge testing (ESD)
IEC/EN 61000-4-3 Electromagnetic RF field testing
IEC/EN 61000-4-4 El. fast transient (burst) testing (EFT)
IEC/EN 61000-4-5 Surge testing
IEC/EN 61000-4-6 Induced RF signal testing
IEC/EN 61000-4-8 Magnetic LF field testing
IEC/EN 61000-4-11 Dips and interrupts
• Tiêu chuẩn sản phẩm
EN 55011 / CISPR 11 ISM equipment
EN 55013 / CISPR 13 Broadcasting equipment
EN 55014 / CISPR 14 Household apparatus
EN 55015 / CISPR 15 Luminaries
EN 55020 / CISPR 20 Broadcasting equipment
EN 55022 / CISPR 22 IT equipment
EN 55024 / CISPR 24 IT equipment
Như vậy, châu Âu cũng xây dựng tiêu chuẩn về đặc tính nhiễu và đặc tính miễn
nhiễm cho máy thu thanh, thu hình quảng bá theo hình thức chấp thuận áp dụng
nguyên vẹn CISPR 13 và CISPR 20.
2.2.3 Các nước Asian
Từ năm 1997, hội đồng AFTA chỉ định hoạt động làm hài hòa các tiêu chuẩn trong
khối ASIAN, bắt đầu bằng các tiêu chuẩn cho 20 sản phẩm. Theo điều 2.4 của
Hiệp ước WTO về rào cản kỹ thuật đối với thương mại, việc làm hài hòa các tiêu
chuẩn được thực hiện trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế ISO, IEC và ITU. Các cơ
quan chuẩn hóa quốc gia trong khối ASIAN cần phải chấp thuận các tiêu chuẩn
9
quốc tế, dựa trên các yêu cầu của ISO/IEC Guide 21, làm tiêu chuẩn quốc gia của
mình.
Đến năm 1999, hoạt động làm hài hòa các tiêu chuẩn về an toàn điện và lĩnh vực
tương thích điện từ (EMC) được thực hiện. Bước đầu, 71 tiêu chuẩn về an toàn
và 10 tiêu chuẩn EMC được chỉ định và tất cả các nước thành viên đã hoàn thành
việc chuyển đổi làm hài hòa tiêu chuẩn vào tháng 7 năm 2004.
Tiến trình làm hài hòa các tiêu chuẩn trong khối ASIAN chắc chắn sẽ được thực
hiện ở các bước tiếp theo.
Một số quốc gia đã ban hành các tiêu chuẩn EMC khác trên cơ sở chấp thuận áp
dụng nguyên vẹn tiêu chuẩn IEC/CISPR, trong đó có Malaysia. Malaysia đã xây
dựng và làm hài hòa toàn bộ các tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị công nghệ
thông tin và kỹ thuật phát thanh, truyền hình, trong đó có tiêu chuẩn MS CISPR
20 : 2001 Sound and television broadcast receivers and associated equipment Immunity characteristics - Limits and methods of measurement (First revision),
trên cơ sở chấp thuận áp dụng nguyên vẹn tiêu chuẩn CISPR 20 và MS CISPR 13
: 2000 Limits and method of measurement of radio interference characteristic of
sound and television broadcast receivers and associated equipment.
2.2.4
Kết luận
Trên thế giới, tiêu chuẩn EMC, về đặc tính nhiễu, đặc tính miễn nhiễm cho máy
thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp đã được ban hành rộng khắp và
thống nhất, trên cơ sở chấp thuận áp dụng nguyên vẹn tiêu chuẩn quốc tế CISPR
13 và CISPR 20.
2.3 Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn về giới hạn và phương pháp đo các đặc
tính miễn nhiễm của máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp
2.3.1 Nghiên cứu lựa chọn sở cứ xây dựng tiêu chuẩn
Từ các kết quả nghiên cứu ở các phần trên về:
•
•
tình hình sử dụng máy thu thanh thu hình quảng bá ở Việt Nam;
nhu cầu chuẩn hóa về EMC cho máy thu thanh thu hình quảng bá ở Việt
Nam;
10
•
tình hình chuẩn hóa về EMC cho máy thu thanh thu hình quảng bá trên thế
giới
có thể rút ra các kết luận sau:
•
Việc xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam về EMC cho máy thu thanh,
thu hình quảng bá và thiết bi kết hợp là cần thiết.
•
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành tiêu chuẩn TCVN 7600:2006 “Máy
thu thanh thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp – Đặc tính nhiễu – Giới hạn
và phương pháp đo” trên cơ sở chấp thuận áp dụng nguyên vẹn tiêu chuẩn
quốc tế CISPR 13:2003. Như vậy, với họ sản phẩm này, Việt Nam đã có
tiêu chuẩn EMC về đặc tính nhiễu và chưa có tiêu chuẩn về đặc tính miễn
nhiễm.
•
Trên thế giới, tiêu chuẩn EMC cho máy thu thanh thu hình quảng bá, về cả
hai đặc tính nhiễu và đặc tính miễn nhiếm, đã được ban hành rộng khắp và
thống nhất, trên cơ sở chấp thuận áp dụng nguyên vẹn tiêu chuẩn quốc tế
CISPR 13 và CISPR 20. Đặc biệt, các nước Asian cũng lựa chọn các tiêu
chuẩn CISPR là cơ sở để làm hài hòa các tiêu chuẩn EMC của mình trong
kế hoạch xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm xóa bỏ hàng rào kỹ
thuật trong thương mại.
•
Tiêu chuẩn CISPR 20: 2006 là phiên bản mới nhất cho đến nay, có tính
cập nhật cao và có phạm vi áp dụng và nội dung phù hợp với nhu cầu
chuẩn hóa về EMC, cụ thể là đặc tính miễn nhiễm, cho máy thu thanh thu
hình quảng bá tại Việt Nam.
Từ các kết luận trên, nhóm thực hiện đề tài quyết định lựa chọn tiêu chuẩn CISPR
20: 2006 làm sở cứ để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam, với phương pháp
chấp thuận áp dụng nguyên vẹn.
2.3.2 Nội dung chính của dự thảo Tiêu chuẩn:
Dự thảo tiêu chuẩn được xây dựng với những nội dung chính sau:
+ Phạm vi;
+ Thuật ngữ, định nghĩa;
+ Các yêu cầu về miễn nhiễm;
11
+ Các phương pháp đo miễn nhiễm.
12