Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

tìm hiểu vai trò của công tác khuyến nông trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện can lộc tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn từ năm 2005 - 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 73 trang )

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nước ta là một nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số sống bằng
nghề nông, ngành nông nghiệp nước ta đã và đang sẽ còn giữ vị trí hết sức
quan trọng trong nền kinh tế chung của cả nước, là tiền đề cho các ngành
kinh tế khác phát triển. Sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng của xã hội, là sản phẩm tối cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày của con
người. Ngoài ra, nó còn là cơ sở cho sự sắp xếp, bố trí phân công lao động
cho nền kinh tế quốc dân và góp phần tăng nguồn thu nhập của đất nước.
Để tăng hiệu quả kinh tế cho một vùng sản xuất nông nghiệp, ngoài
việc tăng năng suất của từng loại cây trồng thì việc bố trí một cơ cấu cây
trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng là một việc hết sức quan
trọng. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió
mùa, kéo dài trên vĩ tuyến 15 nên có nhiều vùng khí hậu khác nhau. Sự
khác nhau đó đã dẫn đến thành phần cây trồng và cơ cấu mùa vụ mỗi tiểu
vùng này cũng có sự khác nhau. Mặt khác, hiện nay đời sống và thu nhập
của xã hội ngày càng được nâng cao, vì vậy nhu cầu của con người về các
sản phẩm nông nghiệp cũng có sự thay đổi theo xu hướng chất lượng cao
hơn, an toàn hơn và sản phẩm phải đa dạng hơn. Nên để phát huy được
tiềm lực nông nghiệp của mỗi vùng thì việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý
cho mỗi vùng là hết sức cần thiết.
Cơ cấu cây trồng là một biện pháp kinh tế kỹ thuật nông nghiệp hoàn
chỉnh có mục tiêu để hoàn thành kế hoạch sản xuất của một vùng hay của
một đơn vị sản xuất nông nghiệp; cơ cấu cây trồng hợp lý sẽ khai thác được
các điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng vì nó giải quyết vấn đề trồng cây
gì, ở đâu, vào lúc nào để cây trồng đạt năng suất cao nhất; làm cơ sở cho
việc lập kế hoạch sản xuất của mỗi vùng; cơ cấu cây trồng quyết định sự
phát triển của các ngành như chăn nuôi trồng trọt và chế biến ; quyết định
sự phát triển của các hệ sinh thái trong vùng và chi phối các biện pháp canh
tác, các phương thức sản xuất; cơ cấu cây trồng có mối quan hệ chặt chẽ


với phương thức sản xuất. Một mặt, phương thức sản xuất quyết định cơ
1
cấu cây trồng nhưng mặt khác cơ cấu cây trồng là cơ sở hợp lý nhất để xác
định phương thức sản xuất; xác định cơ cấu cây trồng còn là nội dung của
việc phân vùng sản xuất nông nghiệp, công việc không thể thiếu được để
xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất lớn có hiệu quả, kế hoạch và mang
tính chất sản xuất hàng hóa.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng
một cách hợp lý, mang lại hiệu quả cao thì không thể không nói đến vai trò
của hệ thống khuyến nông.
Sau khi có nghị định 13/CP của Chính phủ ngày 31/3/1993 thì hệ
thống khuyến nông Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động.
Khuyến nông là hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nông
nghiệp, nông thôn và phổ biến kinh nghiệm về sản xuất, quản lý kinh tế, cơ
chế chính sách, giá cả thị trường nhằm giúp cho người nông dân có đủ
khả năng tự giải quyết những vấn đề của bản thân và cộng đồng, thúc đẩy
nông nghiệp phát triển cải thiện đời sống và xây dựng nông thôn mới.
Trong giai đoạn hiện nay, khi điều kiện nguồn lực còn hạn chế, nhà nước
xóa bỏ cơ chế tổ chức bao cấp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng
đa dạng, phát triển theo hướng hàng hóa nên có nhu cầu cao về các dịch vụ
khuyến nông. Vì thế, đòi hỏi đội ngũ cán bộ khuyến nông phải hiểu biết
rộng và có nhiều kỷ năng để thực hiện các phương pháp khuyến nông một
cách có hiệu quả. Trong công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng vậy,
các cán bộ khuyến nông là một trong những người khởi xướng đồng thời
cũng là những người thực hiện và góp phần quyết định sự thành công của
việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Cùng với xu hướng phát triển chung của đất nước thì trong những
năm qua huyện Can Lộc - Tỉnh Hà Tĩnh đã có những bước chuyển biến rất
tích cực, đời sống người dân không ngừng được tăng lên. Người dân đã
tiến hành áp dụng những giống cây trồng mới vào sản xuất mang lại hiệu

quả kinh tế cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không tránh khỏi những khó
khăn thất bại trong công tác chuyển đổi. Vì vậy, mà tôi đã chọn đề tài “Tìm
hiểu vai trò của công tác khuyến nông trong việc chuyển dịch cơ cấu
cây trồng ở huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn từ năm 2005 -
2007”. Mà chủ yếu là hệ thống cây trồng nông nghiệp.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Để tìm hiểu thực trạng các hoạt động khuyến nông trên địa bàn
huyện giai đoạn 2005-2007.
- Để tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Tìm hiểu vai trò công tác khuyến nông trong việc chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, những thuận lợi, khó khăn cùng với việc tìm hiểu những
thành công, thất bại và nguyên nhân của nó.
- Đề xuất các biện pháp hợp lý để nâng cao vai trò công tác khuyến
nông trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng góp phần nâng cao năng suất
cây trồng và vật nuôi, tăng thu nhập cho người dân địa phương và đáp ứng
nhu cầu thực tiễn sản xuất.
1.3. Yêu cầu của đề tài:
- Tiến hành tìm hiểu điểm nghiên cứu, quan sát và thực hiện phỏng
vấn để thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp về các nội dung nghiên cứu của đề
tài.
- Đánh giá được thực trạng vai trò của công tác Khuyến nông trong
việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương.
- Tư liệu hóa được các thông tin để hoàn thành khóa luận.

3
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Lược sử hình thành khuyến nông thế giới.
2.1.1. Lược sử hình thành khuyến nông thế giới:

Theo lược sử cho rằng Khuyến nông bắt đầu từ thời kỳ Phục
hưng (thế kỷ thứ 14) khi mà khoa học bắt đầu ứng dụng lý thuyết vào
thực tiễn sản xuất. Khởi đầu là thầy thuốc và nhà giáo người Pháp
Rabelais (1493 –1553), ông chủ trương gắn liền nhà trường với thực
tiễn để phục vụ sản xuất.
Năm 1661, giáo sư người Anh Hartlib đã viết cuốn sách về “Sự
tiến bộ của nghề nông”. Sau đó các chương trình giảng dạy trong các
trường đại học Nông nghiệp đã được đổi mới mang tính ứng dụng và
thực nghiệm rõ rệt.
Năm 1777, giáo sư người Thụy Sỹ Heinrich Pastalozzi muốn mở
mang nhanh nền nông nghiệp giúp người nông dân nghèo cải thiện được
cuộc sống trở nên giàu có thì phải đào tạo được chính con em họ có trình
độ học vấn và nắm được tiến bộ kỹ thuật, biết làm một số công việc thành
thạo như cày, bừa, dệt vải phục vụ sản xuất.
Năm 1806, ông Philip Emanel người Thụy Sỹ đã tự bỏ tiền xây dựng
hai trường Nông nghiệp thực hành tại Hofwyl và sau này nó ảnh hưởng rất
lớn đối với nội dung và phương pháp đào tạo đối với cán bộ nông nghiệp ở
các nước Châu Âu và Bắc Mỹ.
Trường đại học Nông nghiệp được thành lập sớm nhất ở Châu Âu là
Zavas năm 1779 và Gergicon năm 1797 tại Hungari và sau này những
trường này là những trường Nông nghiệp kiểu mẫu của Châu Âu. Năm
1723, tổ chức Hiệp hội “Tăng cường hiểu biết về nông nghiệp” đầu tiên
được thành lập ở Pháp năm 1761, ở Đức 1764 và Nga 1765 Những hiệp
hội này đã đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển Khuyến nông
sau này.
Biểu hiện rõ nét về hoạt động mang tính chất Khuyến nông trong
thời kỳ này là việc thành lập Ủy ban Nông nghiệp của Hội đồng thành phố
New York năm 1843.
4
Năm 1800, đã có trên 200 tác giả viết về “Kết quả thực nghiệm Nông

nghiệp và phát triển nông nghiệp”. Năm 1853, Edward Hitchok của trường
đại học Amherst là một thành viên của Uỷ Ban Nông nghiệp bang
Massachusatts đã đề nghị thành lập “Học viện Nông dân”. Ông được xem
là nhà tiên phong về giáo dục Khuyến nông ở Mỹ, có nhiều đóng góp tích
cực thúc đẩy phát triển Nông nghiệp ở Mỹ.
Danh từ “Extension” có nghĩa là mở rộng, triển khai được sử dụng
đầu tiên ở Anh năm 1866 cùng với hệ thống giáo trình giảng dạy về nông
nghiệp được các trường đại học Cambridge và Oxford biên soạn theo
hướng “mở rộng” đầu tiên. Việc chính thức thành lập hoạt động Khuyến
nông ở Mỹ là kết hợp tổng hợp của các dạng “Extension + Education”.
Đến năm 1914, chính phủ Mỹ ra quyết định thông qua đạo luật về
khuyến nông (Smit – Lever) cho phép sử dụng các nguồn tài trợ liên bang -
tiểu bang và của địa phương vào các hoạt động khuyến nông. Các nhà khoa
học Nông nghiệp Mỹ đều ủng hộ hoạt động này. Số người Mỹ theo học
Khuyến nông và hoạt động Khuyến nông đến thời điểm đó lên tới trên 3
triệu người. [2]
2.1.2. Lược sử hình thành Khuyến nông Châu Á.
Khuyến nông Ấn Độ: Được hình thành năm 1960, được tổ chức đào
tạo theo 5 cấp. Nhờ làm tốt công tác Khuyến nông, Ấn Độ đã có một nền
nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Mở đầu là cuộc “cách mạng xanh” giải
quyết được cơ bản vấn đề lương thực. Sau đó đã làm “Cách mạng trắng” là
sản xuất sữa đã thành công và đang tiến hành “Cách mạng nâu” phát triển
chăn nuôi chủ yếu là trâu bò. [2]
Khuyến nông ở Thái Lan: Mãi đến năm 1967 Thái Lan mới thành
lập hệ thống Khuyến nông. Nhưng được chính phủ đặc biệt quan tâm đầu
tư cán bộ và kinh phí. Số cán bộ khuyến nông Thái Lan 1992 có khoảng
15.196 người. [2]
Khuyến nông Trung Quốc: Thực ra công tác Khuyến nông Trung
Quốc đã có từ lâu. Năm 1933 ở trường đại học Nông nghiệp Kinh Lăng đã
lập phân khoa Khuyến nông. Nhưng mãi đến năm 1970 Trung Quốc mới

chính thức có tổ chức Khuyến nông. [2]
5
Khuyến nông Indonesia: Thành lập năm 1995, ở cấp quốc gia có hội
đồng Khuyến nông Quốc gia điều hành.
2.2. Các nghiên cứu về Khuyến Nông trên thế giới và trong nước.
2.2.1. Các định nghĩa về Khuyến nông.
Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi nước mà định nghĩa về Khuyến
nông có những điểm khác nhau.
Theo CIDSE (tổ chức hợp tác quốc tế vì phát triển và đoàn kết):
Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên quan
đến sự phát triển nông thôn. Đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường,
trong đó người già và trẻ em đều được học bằng thực hành. [2]
Định nghĩa về khuyến nông của Indonesia: Khuyến nông nông
nghiệp là hệ thống giáo dục không theo một quy định thống nhất nào mà
cũng không theo một hệ thống chung nào để huấn luyện nông dân nhằm
mục đích giúp họ có những kỹ năng và trình độ kỹ thuật tốt hơn, phát triển
hơn quan điểm xác thực về sự đổi mới để dành được thế chủ động trong
sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của họ. [2]
Theo PAO (Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới): Khuyến
nông là một quá trình dịch vụ thông tin truyền bá kiến thức và đào tạo
tay nghề cho nông dân, làm cho nông dân có đủ khả năng tự giải quyết
lấy các vấn đề của gia đình, của làng xã họ. Nói cách khác, khuyến nông
là một biện pháp giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh dịch
vụ, xây dựng phát triển nông thôn và cải thiện điều kiện vật chất tinh
thần cho nông dân. [2]
2.2.2. Mục đích và ý nghĩa của khuyến nông:
 Mục đích:
Nhằm giúp hộ nông dân nâng cao hiệu quả sử dụng những điều kiện
tự nhiên và điều kiện vật chất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông
nghiệp, phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Hoạt động công tác khuyến nông nhằm nâng cao trình độ mọi mặt
của người dân để tự họ vượt qua được mọi thử thách khó khăn trong sản
xuất nông nghiệp và trong cuộc sống. Từ đó, biến nông thôn thành một đơn
vị quản lý nhà nước, một bộ phận cơ bản của nền kinh tế quốc dân, đồng
6
thời có khả năng bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển có hiệu quả các
nguồn tài nguyên của đất nước hôm nay và mai sau.
Tóm lại, với quan điểm hiện đại thì mục đích của Khuyến nông là
truyền bá kiến thức, giảng dạy kỹ năng, trợ giúp những điều kiện vật chất
cần thiết cho nông dân để nông dân có đủ khả năng tự giải quyết được
những công việc chính mình, tự tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh có
hiệu quả nhằm cải thiện đời sống và phát triển nông thôn. [2]
 Ý nghĩa của Khuyến nông:
Thông qua các hoạt động khuyến nông trình độ hiểu biết của người
dân được nâng lên, để từ đó họ có khả năng tiếp nhận những tiến bộ mới về
khoa học kỹ thuật và áp dụng vào thực tế sản xuất của địa phương. Khuyến
nông giúp người dân nắm bắt được những thông tin và xử lý thông tin đó
một cách khách quan để họ có những quyết định đúng đắn trong sản xuất
và đời sống của gia đình họ.
Chỉ bằng con đường khuyến nông những tiến bộ về khoa học kỹ
thuật mới, những thông tin về kinh tế thị trường, văn hoá xã hội mới nhanh
chóng đến được với người dân để họ có điều kiện đẩy nhanh sản xuất có
hiệu quả.
Khuyến nông là cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất, đó là cầu nối
hai chiều giữa nhà nghiên cứu với nông dân.
Hoạt động công tác khuyến nông là một con đường xoá đói giảm
nghèo có hiệu quả. Từ đó biến vùng nông thôn nghèo nàn lạc hậu trở thành
nơi trù phú về kinh tế, sạch về môi trường và đẹp về cảnh quan, trở thành
nông thôn mới trong xu thế hội nhập của đất nước. [2]
2.2.3. Bản chất và mục tiêu của khuyến nông

 Bản chất của khuyến nông:
Một quá trình giáo dục, huấn luyện nông dân
Cung cấp và truyền bá thông tin
Tư vấn, giúp đỡ nông dân tự giải quyết những vấn đề của họ. [2]
 Mục tiêu của khuyến nông:
Khuyến nông với những hoạt động thiết thực đã giúp nông dân sử
dụng có hiệu quả hơn những điều kiện tự nhiên và những điều kiện vật chất
đã và đang sẵn có
7
Khuyến nông giúp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người
dân nông thôn. [2]
Góp phần xây dựng và phát triển nông thôn ngày càng giàu đẹp
2.2.4. Vai trò của khuyến nông:
 Vai trò của khuyến nông với nông dân:
Khuyến nông có vai trò trực tiếp với nông dân và cộng đồng của họ.
Đặc biệt khi hộ gia đình được coi là đơn vị kinh tế tự chủ và sản xuất hàng
hóa, là quy luật họ phải tuân theo thì nông dân là đối tượng cuối cùng tiếp
nhận thông tin và chịu mọi tác động của khuyến nông. Vì vậy, khuyến
nông hơn bao giờ hết cần cho mọi hộ nông dân. Có thể nói khuyến nông là
người bạn gần gũi nhất của người nông dân. Sự giúp đỡ của khuyến nông
đối với nông dân không bó hẹp trong khuôn khổ truyền bá thông tin, giáo
dục, huấn luyện mà còn có những lĩnh vực tìm kiếm và sử dụng những
nguồn lực tự nhiên và kinh tế. Vai trò của khuyến nông đối với người nông
dân được thể hiện:
Là người trực tiếp nắm bắt các vấn đề nảy sinh từ nông dân và cộng
đồng của họ
Là người trực tiếp giúp đỡ nông dân về sản xuất và đời sống
Là người trực tiếp huấn luyện và đào tạo nông dân và giúp nông dân
sử dụng có hiệu quả kiến thức, kỹ năng và điều kiện vật chất đã tiếp nhận.
Là người tạo lập và thúc đẩy mối liên kết giữa các tổ chức tự nguyện

của nông dân. [2]
 Vai trò của khuyến nông trong phát triển nông thôn:
Mặc dù mục đích cuối cùng của khuyến nông là thúc đẩy sự phát triển
nông thôn, nhưng không phải như vậy mà đồng nhất khuyến nông với phát
triển nông thôn. Thực tế phát triển nông thôn là cái đích của nhiều hoạt
động khác nhau và sự tác động của nhiều khía cạnh khác nhau của nông
thôn như: Chính sách, công nghệ, thị trường, giáo dục, y tế… [2]
Tóm lại, khuyến nông là một yếu tố, một bộ phận hợp thành toàn bộ
hoạt động phát triển nông thôn:
8
Khuyến nông

Tài chính Chính sách

Giáo dục Nông thôn Công nghệ

Y tế Điện tử Thị trường
Sơ đồ 1: Vai trò của Khuyến nông trong phát triển nông thôn.
 Vai trò của khuyến nông với nhà nước:
Khuyến nông là người trực tiếp giúp nhà nước thực hiện những chiến
lược, chính sách về nông nghiệp và nông thôn.
Khuyến nông là người trực tiếp vận động nông dân tiếp thu và thực
hiện những chủ trương, chính sách nông nghiệp của nhà nước.
Khuyến nông là người trực tiếp cung cấp thông tin về những nhu
cầu, đòi hỏi, những nguyện vọng của nông dân cho nhà nước, để từ đó nhà
nước có cơ sở hoạch định những chính sách phù hợp.
Khuyến nông còn là người trực tiếp giúp nhà nước phân phối, sử
dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn vốn, quỹ và các nguồn lực dành cho
việc phát triển nông nghiệp nông thôn. [2]
2.3. Tình hình hoạt động của Khuyến nông.

2.3.1. Tình hình hoạt động của Khuyến nông Việt Nam trong thời gian qua:
 Xây dựng mô hình trình diễn:
Nội dung chính là xây dựng mô hình trình diễn trên đồng ruộng, nhà
xưởng, chuồng trại về các loại giống cây, con, tiến bộ kỹ thuật, các khâu
sản xuất, sau thu hoạch, bảo quản chế biến, thị trường Đây là hoạt động
tổng hợp gồm nhiều hoạt động: Tổ chức, thông tin tập huấn trước khi triển
9
khai mô hình, hội nghị đầu bờ, tuyên truyền sau khi xây dựng mô hình có
hiệu quả:
- Chương trình an ninh lương thực tại chỗ cho vùng sâu vùng xa,
vùng dân tộc ít người thông qua các chương trình khuyến nông lúa lai, ngô
lai và một số cây trồng khác
+ Chương trình khuyến nông đối với cây lúa: Khuyến nông sản xuất
hạt giống lúa lai F1 đã triển khai ở 26 tỉnh, thu hút trên 88.200 hộ nông dân
tham gia với tổng diện tích mô hình trên 8.000 ha, khuyến nông lúa lai
thương phẩm đã triển khai ở 39 tỉnh với hơn 250.000 hộ nông dân tham gia
trên tổng diện tích mô hình 2.258.355 ha. Kết quả, chương trình khuyến
nông lúa lai F1 và lúa lai thương phẩm đã góp phần phát triển mạnh mẽ
diện tích lúa lai từ vài ha ở những năm đầu thập kỷ 90, đến nay diện tích
lên trên 600.000 ha/năm, góp phần tăng sản lượng lương thực của cả nước.
Trong 10 năm qua, sản lượng lương thực luôn tăng, năm sau cao hơn năm
trước trên 1 triệu tấn thóc, tham gia vào việc tự túc sản xuất hạt lúa lai F1
trong nước khoảng 25% và khống chế được giá giống nhập nội. [11]
+ Chương trình khuyến nông đối với cây ngô: Chương trình đã triển
khai hầu hết ở các tỉnh nhiều nhất là vùng Trung Du miền núi phía Bắc,
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Với sự tham gia của hơn 9.000 hộ nông dân
trên 12000 ha mô hình, góp phần tăng năng suất ngô từ 21,1 tạ/ha lên 32
tạ/ha. Giá thành sản xuất hạt giống trong nước chỉ bằng 50% so với giá
nhập nội, góp phần tiết kiệm được 20 triệu USD nhập giống hàng năm. [11]
- Chương trình khuyến nông chuyển đổi cơ cấu mùa vụ được triển

khai ở hầu hết các tỉnh trong cả nước với tổng diện tích mô hình 6.410
ha. Chương trình đã góp phần thúc đẩy mở rộng diện tích, chuyển đổi
trên 600.000 ha từ cây trồng kém hiệu quả, chế độ canh tác cũ sang cây
trồng chế độ canh tác mới hiệu quả cao làm tăng thu nhập trên mỗi ha từ
1,3 đến 5 lần, thậm chí có nơi trên 100 lần với giá tương đương từ 5 đến
200 triệu đồng, chương trình góp phần né tránh thiên tai bất thuận cho
cây trồng. [11]
Chương trình khuyến nông phát triển cây công nghiệp dài ngày:
Chương trình này được triển khai trên nhiều tỉnh nhất là vùng Tây Nguyên
và Trung Du miền núi phía Bắc, thu hút hơn 15.000 hộ nông dân tham gia
10
trên tổng diên tích mô hình 10.031 ha. Kết quả, đã góp phần mở rộng diện
tích theo quy hoạch và cơ cấu nguyên liệu cho cơ sở chế biến tham gia
công tác xuất khẩu. [11]
- Chương trình khuyến nông chăn nuôi nhằm khuyến khích, hổ trợ
phát triển nhiều vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đặc biệt một số chương trình
khuyến nông trọng điểm về lợn, bò, gia cầm.
+ Chương trình khuyến nông chăn nuôi lợn hướng nạc: Thu hút
khoảng 13.000 hộ thuộc 40 tỉnh thành tham gia với tổng số lợn nuôi của
chương trình là 32.786 con. Chương trình này đã gắn chăn nuôi với chương
trình xây bể khí sinh học để xử lý chất thải. Chương trình khuyến nông
chăn nuôi lợn hướng nạc đã góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi trang
trại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy vậy, vẫn còn một số tồn
tại như: Chất lượng giống trong xây dựng mô hình chưa được coi trọng
đúng mức, mô hình xây dựng còn tản mạn chưa tập trung, số lượng cán bộ
khuyến nông còn thiếu. [11]
+ Chương trình khuyến nông chăn nuôi cải tạo đàn bò:
Chương trình đã thu hút trên 482.000 hộ nông dân tham gia ở gần 50
tỉnh thành. Kết quả, đã tạo 700 dẫn tinh viên chính quy, trên 2.000 dẫn tinh
viên cấp huyện và 6.000 khuyến nông viên chăn nuôi thú y. Huấn luyện kỹ

thuật cho 51.400 lượt hộ. Các giống bò ngoại Red Sind, Sahiwal, Brahmam
đã được lai với bò vàng Việt Nam làm tăng tỉ lệ bò lai cả nước từ 10 - 25%
để nâng khối lượng bò cái từ 170 lên 220 - 250 kg tỷ lệ thịt xẻ tăng từ 40 -
47%. Chương trình khuyến nông chăn nuôi cải tạo đàn bò góp phần nâng
cao tầm vóc đàn bò Vàng Việt Nam làm cơ sở cho việc lai tạo tiếp theo
hướng chuyên thịt hoặc sữa và giúp gần nửa triệu hộ chăn nuôi bò lai có
thu nhập tăng trên 1.000 tỷ đồng. [11]
+ Chương trình khuyến nông bò sữa năng suất cao: Được triển khai
trên 20 tỉnh và một số đơn vị, có trên 2.000 hộ nông dân tham gia với 5.340
bò cai sữa. Kết quả năng suất sữa của bò trong mô hình cao hơn của bò sữa
đại trà từ 15 - 20%, tỷ lệ bò cái đẻ thường xuyên cho sữa đạt 60%. Năng
suất sữa từ 400 - 450 kg/con/chu kỳ lên 1.200 kg/con/chu kỳ. [11]
+ Chương trình khuyến nông chăn nuôi gia cầm:
11
Chương trình đã được triển khai trên toàn quốc và đã chuyển giao
được trên 650.000 gia cầm giống mới cho các hộ nông dân. Chương trình
giúp nâng tỷ lệ nuôi sống và tốc độ tăng trọng của gia cầm, cung cấp con
giống tại chổ cho các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, tạo thêm việc làm
và tăng thu nhập cho bà con nông dân. [11]
 Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo:
Nội dung của hoạt động này là bồi dưỡng, tập huấn và dạy nghề cho
nông dân; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người hoạt động
khuyến nông, biên soạn nội dung tài liệu giảng dạy, nghiệp vụ khuyến nông
và kỹ thuật sản xuất.
Sau hơn 10 năm hoạt động, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ
chức trên 4.700 lớp với khoảng 250.000 lượt người tham dự, bao gồm cả
tập huấn chuyên đề cho cán bộ kỹ thuật và tập huấn nâng cao kỹ năng,
nghiệp vụ cho khuyến nông viên. [11]
 Thông tin tuyên truyền:
- Thông tin khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng:

Trong nhiều năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã có sự
phối hợp cộng tác thường xuyên với nhiều cơ quan thông tin, nhiều loại
hình báo chí để cung cấp và truyền tải các thông tin về hoạt động khuyến
nông tới các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý và bà con nông dân.
Từ năm 1994, các chương trình phát thanh thời sự, nông nghiệp nông
thôn của đài tiếng nói Việt Nam đã thường xuyên phản ánh các nội dung
của các hoạt động khuyến nông, trao đổi kinh nghiệm với những nông dân
sản xuất giỏi với số lượng từ 500 - 650 lượt tin, bài/năm Đặc biệt từ năm
1996, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với VTV2 - Đài Truyền
hình Việt Nam xây dựng chương trình “nông dân cần biết” sau chuyển
thành “bạn nhà nông”. [11]
Từ 1999, chương trình “cùng với nông dân tìm cách làm giàu” được
ra mắt nhằm mở rộng diễn đàn giao tiếp giữa các nhà khoa học với nông
dân. Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp tuyên truyền
hoạt động khuyến nông với các báo, tạp chí như: Nhân dân, nông nghiệp
Việt Nam, nông thôn ngày nay, kinh tế nông thôn [11]
- Sản xuất và xuất bản các tác phẩm:
12
Tờ tin Khuyến nông Việt Nam xuất bản 4 số/năm, từ tháng 1 năm
2004 tăng lên 6 số/năm. Trung tâm Khuyến nông in ấn, xuất bản nhiều ấn
phẩm, tài liệu băng đĩa với nhiều nội dung phong phú, phù hợp với nhiều
đối tượng.
- Tổ chức các hội thi, hội chợ và tôn vinh nông dân sản xuất giỏi:
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tập hợp đông đảo các hội, đoàn
thể, tổ chức, cá nhân tham dự nhiều hình thức như: Nhà nông đua tài, nông
dân giỏi, khuyến nông viên giỏi, phiên chợ giống cây trồng Số lượng hội
chợ, hội thi do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tuy còn ít nhưng
tiếp sau đó có hàng chục hội thi khác do tỉnh, huyện, đoàn thể học tập và áp
dụng. [11]
2.3.2. Tình hình hoạt động của Khuyến nông tỉnh trong thời gian qua:

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh đã có những
bước tiến đáng kể, năng suất cũng như chất lượng của các loại cây trồng
không ngừng được tăng lên. Trong đó không thể không nhắc đến tầm quan
trọng của Trung tâm Khuyến nông Tỉnh trong việc phối hợp và chỉ đạo sản
xuất một cách kịp thời, có hiệu quả. [12]
Đó là các hoạt động như:
 Công tác tổ chức tập huấn:
Trong năm 2007, Trung tâm Khuyến nông - khuyến lâm Hà Tĩnh đã
phối hợp với các đơn vị và Trung tâm ứng dụng chuyển giao KHCN các
huyện, thành phố, thị xã đã tổ chức các lớp tập huấn về các chủ đề: Kỹ
thuật sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, trong đó chú trọng đến các
nội dung khắc phục rét đậm, rét hại… Tham mưu cho Sở Nông nghiệp
soạn thảo các loại quy trình kỹ thuật phục vụ sản xuất như: Sản xuất lạc,
ngô, đậu xanh, khoai lang, kỹ thuật làm và chăm sóc mạ, bổ cứu chăm sóc
lúa sau rét, hướng dẫn kỹ thuật gieo thẳng lúa trong vụ Hè Thu… [12]
 Công tác xây dưng mô hình:
Bên cạnh công tác tập huấn kỹ thuật, từ đầu năm đến nay hệ thống
khuyến nông tỉnh nhà đã và đang tập trung chỉ đạo, xây dựng nhiều mô
hình, đề tài khảo nghiệm trình diễn như: Khảo nghiệm giống lúa lai Nhị ưu
725 (1 ha), Thục hưng 6 (2 ha), giống lạc L20 (0,25 ha) tại huyện Vũ
Quang; mô hình sản xuất rau an toàn (1,5 ha) tại Kỳ Anh, mô hình sản xuất
13
nấm ăn nấm dược liệu, trồng khoai lang Nhật Bản (0,25 ha), ngô xen lạc
(100 ha) tại huyện Thạch Hà; mô hình lạc che phủ ni lon (30ha), sản xuất
rau an toàn tại huyện Lộc Hà… Mặc dù gặp điều kiện thời tiết khó khăn,
bất thường nhưng các mô hình, đề tài đều được chỉ đạo thực hiện đúng quy
trình kỹ thuật nên đang sinh trưởng phát triển tốt.
Mô hình cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt, vổ béo bò thịt trồng
cỏ thâm canh:
Mô hình này có sự tham gia của 30 - 40 hộ/xã, với quy mô: 120 con bò

được cải tạo theo hướng chuyên thịt, 105 con bò được vỗ béo bò thịt, trồng
14 ha cỏ giống mới theo biện pháp thâm canh. Theo tính toán của nhiều hộ
nông dân đàn bò sau khi vỗ béo 2 tháng, trọng lượng thịt hơi tăng từ 40 -
50kg, vì vậy hiệu quả kinh tế đạt từ 1,3 - 1,5 triệu đồng/con, sau khi trừ chi
phí còn cho lãi từ 500 - 600 ngàn đồng/con. [12]
Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn nạc xuất khẩu
Xây dựng mô hình khuyến nông tại Hương Khê và Cẩm Xuyên.
 Công tác thông tin tuyên truyền:
Kế thừa kết quả phối hợp hoạt động tuyên truyền trên lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp - nông thôn đã đạt được trong những năm qua, năm 2007
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm đã ký hợp đồng với báo Hà Tĩnh
mở chuyên mục Nông nghiệp - Nông thôn, mục nhà nông cần biết, địa chỉ
nhà nông
Mỗi chuyên mục được phát hành 3 - 4 lần/tháng, với bài viết của các
phóng viên báo Hà Tĩnh; các cộng tác viên của Trung tâm khuyến nông,
chuyên viên của Sở NN & PTNT, cán bộ kỹ thuật của các đơn vị cấp
huyện, thị. Đối với Chuyên mục Nông nghiệp - Nông thôn phát sóng trên
Đài phát thanh truyền hình Hà Tĩnh đã phát sóng vào tối thứ 4 hàng tuần và
phát lại vào sáng thứ 5 ngày kế tiếp, với thời lượng từ 10 - 15 phút/buổi
phát. [12]
2.4. Những nghiên cứu về cơ cấu cây trồng.
2.4.1.Khái niệm về cơ cấu cây trồng:
Cơ cấu cây trồng là thành phần và các loại giống cây trồng bố trí theo
không gian và thời gian trong một cơ sở hay một vùng sản xuất nông
nghiệp. Cơ cấu cây trồng của một vùng sản xuất nông nghiệp sẽ thể hiện
14
cho chúng ta biết được một số đặc điểm sau: Số vụ bố trí trong một năm,
thành phần cây trồng trong từng mùa vụ, tỷ lệ diện tích trồng trọt giữa các
loại cây trồng. [7]
2.4.2. Sự cần thiết của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với sản xuất

nông nghiệp và phát triển nông thôn:
 Khái niệm về sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng:
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là việc thay đổi cơ cấu mùa vụ gieo
trồng, thay đổi thành phần cây trồng trong từng mùa vụ hay thay đổi tỷ lệ
diện tích các loại cây trồng khác nhau trong một vùng sản xuất nông
nghiệp, nhằm mục đích sử dụng hợp lý hơn nguồn tài nguyên tự nhiên của
vùng, đồng thời tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân trên
một đơn vị diện tích. [7]
Có các hình thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng như:
- Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
- Chuyển đổi thành phần và giống cây trồng cho từng vụ.
- Chuyển đổi tỷ lệ diện tích cây trồng.
 Sự cần thiết của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng:
Sản xuất nông nghiệp là hoạt động phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự
nhiên, vì vậy hoạt động này thường xuyên gặp rủi ro khi môi trường tự
nhiên thay đổi. Bên cạnh đó, giá cả và nhu cầu của các mặt hàng nông
nghiệp cũng thường xuyên thay đổi. Những điều này đã làm cho cơ cấu cây
trồng cũ của nhiều vùng trở nên không còn phù hợp nữa. Đây chính là lý do
để chúng ta tiến hành thay đổi cơ cấu cây trồng của vùng đó với mục đích
làm cho cơ cấu cây trồng của vùng phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên và
xã hội của vùng. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác tác động vào khiến
chúng ta phải thay đổi cây trồng:
Cơ cấu cây trồng cũ thường gặp nhiều rủi ro: Do quá trình công
nghiệp hóa, kết hợp với việc chặt phá rừng đầu nguồn, dẫn đến nông
nghiệp ngày nay thường xuyên bị thay đổi. Việc thay đổi này đã làm cho
cơ cấu cây trồng cũ của nhiều vùng không còn khả năng thích nghi nữa,
dẫn đến mất mùa hoặc năng suất bị sụt giảm.
Cơ cấu cây trồng cũ có năng suất và hiệu quả kinh tế thấp: Tại một
số địa phương, đã có những cơ cấu cây trồng tồn tại hàng trăm năm và
15

trở thành tập quán canh tác truyền thống của người dân, tuy nhiên các cơ
cấu này thường có năng suất và hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy, mà việc
trồng các loại cây trồng khác có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn là
hết sức cần thiết.
Chuyển đổi theo yêu cầu thị trường: Nông sản là mặt hàng rất nhạy
cảm với thị trường. Bên cạnh đó, việc cung vượt cầu, sản phẩm người dân
chất đống không bán được Khi gặp vấn đề này xẩy ra, việc đầu tiên đối
với chính quyền địa phương là phải tìm cách chuyển đổi sang trồng các loại
cây trồng khác phù hợp địa phương và thị trường đang có nhu cầu.
Chuyển đổi theo kế hoạch của vùng và nhà nước: Các cơ quan nhà
nước thường đưa ra các định hướng điều chỉnh cơ cấu cây trồng theo kế
hoạch 5 hoặc 10 năm tới để điều tiết thị trường nông nghiệp. Khi có kế
hoạch của nhà nước đưa xuống, các địa phương sẽ xem xét điều kiện cụ thể
của địa phương mình và có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu cây trồng cho phù
hợp với định hướng của nhà nước.
Chuyển đổi để tạo vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa:
Nhiều vùng trước đây bà con nông dân thường bố trí cây trồng
theo hướng tự phát, dẫn đến sản xuất manh mún, sản phẩm không tập
trung, gây khó khăn cho việc triển khai kỹ thuật nông nghiệp cũng như
xây dựng thị trường tiêu thụ. Trước tình hình đó các địa phương nên
chủ động tìm ra các loại cây trồng chủ lực, có tiềm năng để đưa vào cơ
cấu cây trồng của người dân. [7]
2.4.3. Tình hình phát triển cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam và các
chương trình khuyến nông về chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong những
năm qua.
Trong những năm qua, trong cả nước đã có nhiều chương trình, hoạt
động về chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Như: Theo PGS.TS Tạ Minh Sơn (Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp
Việt Nam) cho biết: Sản xuất lúa 3 vụ ở khu vực nam Miền Trung còn bộc
lộ nhiều yếu điểm đó là: Đầu vụ thì thiếu nước, cuối vụ khi lúa chín thì gặp

mưa bão, lũ lụt nhiều năm phải đi mò lúa, vì vậy nhiều tỉnh ở khu vực này
như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã chủ động chuyển
đổi cơ cấu từ 3 vụ lúa ngắn ngày xuống còn 2 vụ trung ngày. Gieo cấy 2 vụ
16
cho thấy, thời điểm gieo trồng và thu hoạch không còn chịu ảnh hưởng của
thời tiết nữa. Tổng sản lượng 2 vụ lúa trung ngày đạt 12 - 14 tấn/ha ăn
chắc, nếu thêm vụ lúa chét nữa thì có thể đạt 14 - 15 tấn/ha. Trong khi đó
nếu trồng 3 vụ cũng chỉ đạt 11 - 13 tấn/ha, năm nào mất mùa thì chỉ đạt 9 -
10 tấn/ha. [7]
Theo báo nông thôn ngày nay (29/4/2003) thì hiện nay nhiều vùng
trồng cà phê tại Tây Nguyên thường xuyên bị hạn hán gây hại nghiêm
trọng. Vì vậy vùng này đã chủ động chuyển đổi nhiều diện tích cà phê
không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây khác có khả năng chịu
hạn tốt hơn như ngô lai, bông, đậu, cao su. Thực tế cho thấy hiệu quả kinh
tế tại những vùng chuyển đổi này đã được nâng cao rõ rệt. [7]
Hay ở nhiều vùng đồng bằng ở Bắc Bộ có chân ruộng cao, không
chủ động nước tưới nên đã chủ động chuyển đổi cây trồng, chỉ giữ lại một
vụ lúa, các vụ còn lại trồng các loại cây trồng cạn như ngô, đậu, lạc hoặc
rau màu, hiệu quả kinh tế đã được nâng cao rất nhiều. [7]
Vùng cát xã Vĩnh Linh thuộc tỉnh Quảng trước đây người dân quanh
đi quẩn lại chỉ trồng vài loại cây như “ khoai lang đào lên củ lẫn với rễ
hoặc dưa đỏ vỏ cứng như vỏ dừa”. Quá trình canh tác các loại cây này lâu
ngày kết hợp với trồng chay đã làm cho đất đai vùng này bị bạc màu, cằn
cỗi và nhiễm mặn. Trước tình hình đó chính quyền địa phương đã mạnh
dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây lạc vào trồng kết hợp với việc
xen canh với ngô lai hoặc các loại rau màu khác. Hiện nay, đây đang là mô
hình canh tác trên đất cát có hiệu quả trên cả nước. [7]
Một số tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đã có chủ trương
chuyển bớt một phần diện tích đất trồng lúa không có đủ nước tưới sang
trống các cây màu hoặc cây công nghiệp ngắn ngày để cung cấp cho nhu

cầu của thị trường làm cho tỷ lệ diện tích đất trồng lúa và trồng màu có sự
thay đổi. [7]

17
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu hệ thống cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện
- Nghiên cứu hệ thống khuyến nông trên địa bàn huyện và vai trò của
khuyến nông trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng (cơ cấu tổ chức, hoạt
động của khuyến nông huyện trong thời gian qua).
- Các hộ có tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp, và có sự
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong những năm qua (đặc biệt từ năm 2005 –
2007), các cán bộ địa phương và huyện, xã
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại địa ban huyện Can Lộc –
Hà Tĩnh.
- Về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 2/1 đến ngày 5/5
năm 2008. Thực hiện đánh giá vai trò công tác khuyến nông trong việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại huyện Can Lộc giai đoạn 2005- 2007
3.2. Nội dung nghiên cứu.
Đề tài thực hiện nghiên cứu những nội dung sau:
3.2.1. Tình hình cơ bản ở địa phương
- Điều kiện tự nhiên:
+ Vị trí địa lý, địa hình
+ Điều kiện khí hậu, thuỷ văn
+ Điều kiện đất đai thổ nhưỡng
- Điều kiện kinh tế xã hội
+ Dân số, lao động

+ Cơ sở hạ tầng
+ Thu nhập, mức sống
+ Văn hóa, giáo dục, y tế
18
3.2.2. Thực trạng cơ cấu cây trồng nông nghiệp trên địa bàn huyện trong
thời gian 2005-2007
3.2.3. Thực trạng hoạt động khuyến nông của huyện giai đoạn 2005-2007
- Cơ cấu tổ chức
- Tình hình hoạt động khuyến nông trong giai đoạn 2005- 2007.
3.2.4. Vai trò và những kết quả đã đạt được của công tác khuyến nông
trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng đó
- Vai trò của khuyến nông trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng
- Các kết quả đã đạt được của công tác khuyến nông trong việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
3.2.5. Những khó khăn, thuận lợi và kết quả của công tác khuyến nông
trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng
- Những khó khăn còn gặp phải
- Thuận lợi
3.2.6. Đề xuất một số giải pháp
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1. Chọn điểm, chọn mẫu.
- Chọn điểm: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Can Lộc.
+ Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở 3 xã trên địa bàn huyện. Đó là
xã Vượng Lộc (vùng Thượng Can), Thiên Lộc (thuộc vùng Trung Can), xã
Phúc Lộc (Hạ Can) đại diện cho ba vùng sinh thái đặc trưng cho việc
phỏng vấn hộ.
- Chọn mẫu:
+ Tiêu chí chọn hộ: Đó là các hộ trên địa bàn huyện thuộc 3 xã được
chọn để điều tra. Các hộ đó có tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp, và
có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong những năm qua (đặc biệt từ năm

2005 - 2007), chọn phỏng vấn cả 3 loại hộ khá, trung bình và hộ nghèo.
+ Dung lượng mẫu: Đề tài chọn khảo sát 45 hộ, được chia đều cho 3
xã. Mỗi xã chọn 15 hộ theo tiêu chí trên để tiến hành điều tra.
19
+ Phương pháp chọn mẫu: Lấy danh sách tên các hộ tại trưởng thôn,
sau đó chọn ngẫu nhiên trong danh sách 5 hộ khá, 5 hộ nghèo và 5 hộ trung
bình để tiến hành phỏng vấn.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
+ Niên giám thống kê huyện Can Lộc trong 3 năm (2005 - 2007)
+ Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong 3
năm (2005 - 2007).
+ Báo cáo tình hình hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông
huyện.
+ Báo cáo về tình hình sử dụng đất của huyện.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
+ Phỏng vấn hộ có sử dụng phiếu khảo sát: Dùng để lấy thông tin
phục vụ cho đề tài thông qua việc phỏng vấn 45 hộ. Bảng hỏi sau khi được
thiết kế thì tiến hành phỏng vấn thử, nếu thông tin lấy được chưa đầy đủ thì
tiến hành bổ sung và hoàn thiện.
- Sử dụng công cụ PRA:
+ Quan sát thực địa
+ Phương pháp phỏng vấn sâu người am hiểu trong địa phương
+ Lập phiếu điều tra hộ dựa trên mục đích và yêu cầu của đề tài
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu:
Sử dụng phần mềm excel
20
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình cơ bản ở địa phương

4.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện
 Vị trí địa lý:
Can Lộc là một trong 11 huyện của tỉnh Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc
Trung Bộ Việt Nam có vị trí địa lý từ 18019’36’’ đến 18034’24’’ vĩ độ
Bắc, 105036’24’’ đến 105056’42’’ độ Kinh Đông.
Vị trí địa lý được xác định như sau:
Phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh
Phía Nam giáp huyện Thạch Hà
Phía Tây giáp huyện Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn
Phía Đông giáp huyện Lộc Hà.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện 37.471 ha, dân số trung bình
là 182.162 người. Huyện Can Lộc có 29 xã và một thị trấn. Nhưng đến cuối
năm 2007 đã có 7 xã của huyện Can Lộc được tách ra cùng với một số xã
của huyện Thạch Hà thành lập huyện mới.
Can Lộc là một huyện nằm ở trung tâm của tỉnh. Cách thành phố Hà
Tĩnh khoảng 15 km về phía Bắc, cách thành phố Vinh khoảng 20 km về
phía Nam. Đặc biệt trên địa bàn huyện có đường Quốc Lộ 1 A chạy qua.
Đây là điều kiện thuận lợi cho huyện Can Lộc tiếp cận nhanh chóng được
với thị trường bên ngoài, trao đổi, lưu thông hàng hóa một cách dễ dàng.
Sớm tiếp cận được với Khoa học công nghệ mới làm tiền đề cho quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu
nhập và cải thiện đời sống cho người dân trong huyện.
 Điều kiện khí hậu, thủy văn:
 Điều kiện khí hậu:
Cũng như Hà Tĩnh nói chung Can Lộc nằm trong vùng khí hậu
chung của miền Trung. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa
nhiều. Về mùa hè khí hậu nắng nóng và chịu ảnh hưởng của của gió Phơn
Tây Nam khô nóng. Mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
21
Bắc. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10

và mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
 Nhiệt độ:
Nhiệt độ bình quân trong năm dao động từ 22,9
0
C - 25,1
0
C. Về mùa
nóng, là thời kỳ nhiệt độ trung bình ổn định trên 25
0
C. Ngày bắt đầu nóng
có thể xẩy ra từ tháng 4 đến giữa tháng 10. Vào thời gian này nhiệt độ cao
nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 có khi lên đến 39,7
0
C.
Về mùa lạnh, do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tràn về nên
thời tiết ở đây có một mùa đông tương đối lạnh. Nhiệt độ vào tháng 12 và
tháng 1 có khi xuống dưới 8
0
C.
 Lượng mưa:
Lượng mưa bình quân từ hàng năm khoảng 2.400 mm/năm (riêng
các tháng từ tháng 8 đến tháng 10 lượng mưa khoảng 1.200 mm/năm chiếm
khoảng 50% lượng mưa trung bình năm).
Số ngày mưa trung bình ở huyện Can Lộc khoảng 145 ngày đến 160
ngày. Đặc biệt trong tháng 9 năm 2007 vừa qua ở huyện Can Lộc xuất hiện
mưa lớn, kéo dài trong nhiều ngày đã gây ra hiện tượng ngập úng làm ảnh
hưởng lớn đến năng suất mùa màng.
 Độ ẩm:
Độ ẩm bình quân ở huyện Can Lộc là 84,5%, tháng cao nhất là 92%,
tháng thấp nhất là 70%. Ẩm độ thường cao vào những tháng cuối mùa xuân

đầu mùa hè và thấp vào mùa đông.
 Hiện tượng thời tiết đặc biệt:
Trên địa bàn huyện hàng năm thường có xuất hiện hiện tượng sương
muối, sương mù, hạn hán và lũ lụt. Sương muối xuất hiện bình quân hàng
năm khoảng 5 - 7 ngày, có năm 10 - 12 ngày vào khoảng tháng 11 đến cuối
tháng 2 năm sau, nhưng mạnh nhất là tháng 12 và tháng 1. Sương mù
thường xuất hiện vào khoảng tháng 2 đến tháng 3 tập trung nhiều vào tháng
3. Bình quân hàng năm có 15 - 20 ngày xuất hiện sương mù kéo dài 4 - 5
giờ/ngày.
Hạn hán thường xẩy ra vào các tháng 6, tháng 7. Vào các tháng này
trời nắng, nhiệt độ lên cao và hầu như không có mưa. Lũ lụt xẩy ra trên địa
bàn huyện thường vào các tháng như tháng 9, tháng 10.
22
 Chế độ gió:
Tốc độ gió trung bình khoảng 7,5 m/s. Do đặc điểm của địa hình ở
phía Tây có dãy Trường Sơn nên cơ chế gió có sự thay đổi theo mùa. Gió
mùa Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, trung
bình mỗi năm có 3 – 5 đợt kéo theo mưa dầm và làm nhiệt độ hạ thấp. Gió
Phơn Tây Nam thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 hàng
năm, mạnh nhất là hai tháng 6 và tháng 7, đây là thời gian nóng nhất trong
năm. Bình quân hàng năm có 4 – 5 cơn bão lớn nhỏ đổ bộ vào Can Lộc.
Số giờ nắng hàng năm từ 1.629 – 1.872 giờ, trung bình các tháng
mùa đông có số giờ nắng từ 70 – 80 giờ/tháng, còn mùa hè khoảng 180 –
190 giờ/tháng. Với đặc điểm khí hậu này thích ứng với nhiều loại cây
trồng, vật nuôi của vùng nhiệt đới nói chung, song sự khắc nghiệt của khí
hậu thời tiết cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng, phát triển
của các loại cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện. Làm giảm năng suất,
chất lượng của các loại cây trồng vật nuôi đó.
Tất cả các điều kiện khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn sẽ chi
phối đến cơ cấu cây trồng của tất cả các vùng khác nhau. Vì vậy mà ta cần

có các biện pháp để bố trí cơ cấu cây trồng, cũng như chế độ canh tác phù
hợp với từng vùng, từng địa phương thậm chí mỗi chân ruộng, mỗi sườn
đồi để nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
 Đất đai, địa hình:
Địa hình huyện Can Lộc tương đối phức tạp, với các độ cao khác
nhau, nên trên địa bàn huyện được chia ra làm 3 vùng chính đó là: vùng Hạ
Can, vùng Trung Can và vùng Thượng Can. Giữa các vùng có sự khác
nhau rõ rệt.
Vùng Hạ Can nằm về phía Đông Bắc của huyện, là vùng khá đặc
biệt và tương đối phức tạp về địa hình. Gồm 10 xã, trong đó có một số xã
như: Hồng Lộc, có nhiều đồi núi lượn sóng nối liền với dãy núi Hồng Lĩnh
có độ cao từ 300 – 1.000 m so với mực nước biển. Trong khi đó có một số
xã lại tiếp giáp với biển có địa hình tương đối thấp thường bị nước biển
xâm thực gây ra nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Vùng Trung Can gồm 14 xã là vùng có địa hình tương đối bằng
phẳng, ít đồi núi thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
23
Vùng Thượng Can gồm 6 xã là vùng có địa hình tương đối phức tạp
với nhiều đồi núi. So với vùng Trung Can thì vùng Thượng Can gặp nhiều
khó khăn hơn trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
 Dân số - lao động:
Theo thống kê năm 2007, toàn huyện Can Lộc có 43.440 hộ gia đình,
với 182.162 nhân khẩu, mật độ dân số bình quân khoảng 486 người/km
2
.
Là một huyện mà cộng đồng dân cư 100% là dân tộc kinh. Đây là một
thuận lợi lớn trong việc quản lý cũng như phát triển kinh tế. Là một huyện
nông nghiệp nên dân cư chủ yếu là sống ở vùng nông thôn chiếm trên 90%,
còn lại dưới 10% là dân cư sống ở thành thị.

Lao động huyện Can Lộc năm 2007 là 72.191 người chiếm 39,63%.
Trong đó lao động nông nghiệp là 63.463 người chiếm 87,91%. Nhìn
chung so với các năm trước (năm 2005, năm 2006) thì dân số cũng như số
lao động sinh sống và làm việc ở nông thôn có xu hướng giảm.
 Thu nhập, mức sống:
Năm 2007 bình quân thu nhập trên đầu người của huyện đạt
khoảng 6,37 triệu đồng/người/năm. Đời sống của người dân từng bước
được cải thiện và nâng cao. Số hộ nghèo dần được giảm xuống, số hộ
khá được tăng lên.
 Cơ sở hạ tầng:
 Giao thông, xây dựng:
Đối với một nền kinh tế nói chung muốn phát triển tốt thì vấn đề
giao thông đi lại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Nó cũng là một trong
những tiền đề cơ bản cho quá trình cơ khí hóa ở nông thôn. Giúp cho quá
trình trao đổi lưu thông hàng hóa một cách nhanh chóng thuận lợi.
Hệ thống giao thông của huyện gồm có trên 11 km đường Quốc Lộ
1A nền đường rộng 12 m, mặt đường đã được rải nhựa. Quốc Lộ 15 A chạy
qua các xã Đồng Lộc, Mỹ Lộc, Sơn Lộc với tổng chiều dài là 22 km. Tỉnh
Lộ, có 7 tuyến đường với tổng chiều dài 75,1 km. Và 52 km đường sông.
Phong trào làm giao thông nông thôn được các xã tiếp tục hưởng
ứng, đã làm mới 53 km đường bê tông, đường nhựa.
24
Đã xây dựng và hoàn thành đưa một số chương trình, dự án lớn vào
sử dụng như: Trung tâm Y tế huyện, trường Trung Cấp nghề Can lộc, khu
di tích Bến Đò Thượng Trụ, cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 7 – Chùa
Hương giai đoạn 1, nhà máy nước Thị Trấn Nghèn.
Một số dự án giao thông lớn đang được tích cực chuẩn bị triển khai
như đường Thị - Sơn, đường tỉnh Lộ 7, chợ Đình – Quán Trại
 Thủy lợi:
Là một huyện nông nghiệp nên vấn đề thủy lợi nhằm cung cấp nước

tưới cho sản xuất đóng vai trò quan trọng.
Hiện nay, toàn huyện có 14 hồ đập với dung tích trên 47 triệu m
3
nước ngọt, có 79 trạm bơm, trên 150 km kênh mương được bê tông hóa
Hàng năm đã cung cấp được một lượng lớn nước tưới phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp.
 Văn hóa, giáo dục, Y tế:
 Văn hóa – Văn nghệ - Thể thao:
Hiện nay, toàn huyện có 5 đài phát thanh, 1 thư viện, 1 nhà văn hóa.
Tất cả các xóm đã có nhà hội quán.
Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn
trong năm và bầu cử Quốc hội. Tăng cường thanh tra xử phạt vi phạm
các hoạt động quảng cáo, dịch vụ văn hóa, kinh doanh băng đĩa hình,
karaokê, internet, photocoppy. Tập trung chỉ đạo thực hiện cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nâng cao chất
lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa, đơn vị văn
hóa, toàn huyện đã có 67% gia đình văn hóa; 69 làng xã và 25 đơn vị văn
hóa. Chú ý công tác tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa. Tích cực hoàn
thiện hồ sơ đề nghị xếp hạng một số di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn,
đã có 21 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng, trong đó có 13 di tích
lịch sử cấp Quốc gia, 8 di tích cấp tỉnh.
Đài phát thanh truyền hình sản xuất được 60 chương trình truyền
hình và 100 chương trình phát thanh, với 2.000 tin, 150 bài và phóng sự, 25
trang truyền hình và phát thanh địa phương phát trên đài tỉnh. Hệ thống
truyền thanh cơ sở hoạt động có hiệu quả có tác dụng tích cực trong việc
25

×