Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Ý THỨC PHÁP LUẬT của NGƯỜI dân VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.96 KB, 18 trang )

Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM - THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Như chúng ta đã biết, pháp luật đóng vai trò rất quan trọng nhằm đảm
bảo thiết lập trật tự một xã hội an toàn văn minh và tốt đẹp, đảm bảo cho
mọi hoạt động đời sống người dân. Để phát huy được hiệu quả của pháp
luật thì ý thức pháp luật của người dân chính là nhân tố quan tọng hàng
đầu. Hiện nay, việc người dân thể hiện ý thức pháp luật của mình co
nhiều bước chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của đời sống hiện
nay, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất cập hạn chế qua những hành vi
của người dân mà nhu cầu phải có những giải pháp cụ thể để có thể giải
quyết được vấn đề này. Và sau đây, em xin được trình bày bài làm của
mình về vấn đề “ ý thức pháp luật của người dân Việt Nam - thực trạng
và giải pháp”

B. NỘI DUNG

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ Ý THỨC PHÁP LUẬT


1. khái niệm ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, quan điểm, quan niệm
hình thành trong xã hội thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp
luật và sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp đối với các
hành vi pháp lí thực tiễn.

2. Đặc điểm ý thức pháp luật

Thứ nhất, ý thức pháp luật do tồn tại xã hội quy định nhưng luôn có tính
độc lập tương đối và có sự tác động trở lại tồn tai xã hội.


Tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật được thể hiện ở một số khía
cạnh như:

- Ý thức pháp luật thường lac hậu hơn so với tồn tại xã hội


- Trong những điều kiện nhất định ý thức pháp luật đặc biệt là hệ tu
tưởng pháp luật nhiều khi có sự phát triển hơn trước so với tồn tại xã
hội.

- Ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội có tính kế thừa ý thức pháp
luật của thời đại trước đó. Tất nhiên những yếu tố được kế thừa có thể là
sự tiến bộ hoặc không tiến bộ.

Ý thức pháp luật tác động trở lại với tồn tại xã hội. Nó có thể là động lực
thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các sự vật hiện tượng.

Thứ hai, ý thức pháp luật mang tính giai cấp: mỗi quốc gia chỉ có một hệ
thống pháp luật nhưng tồn tại một số hình thái ý thức pháp luật. Có ý
thức pháp luật của giai cấp thống trị, có ý thức của giai cấp bị trị, ý thức
páp luật của các tầng lớp trung gian. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà
nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của
mình một cách tập trung thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí nhà
nước.


3. Phân loại ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật gồm hai bộ phận là tâm lý pháp luật và hệ tư tưởng
pháp luật:


Tâm lý pháp luật là tổng thể các trạng thái tâm lý của con người như tình
cảm, tâm trạng thói quen, xúc cảm đối với pháp luật của từng người,
từng nhóm người hoặc cả giai cấp dưới ảnh hưởng của pháp luật và sự
tác động điều chỉnh của pháp luật.

Hệ tư tưởng pháp luật là hệ thống những tư tưởng, những quan điểm,
những học thuyết pháp lí của một giai cấp đã được các nhà tư tưởng đại
diện cho giai cấp đó hệ thống hóa, khái quát nâng lên thành lí luận.

II. THỰC TRẠNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN HIỆN
NAY.


Ưu điểm: Những năm gần đây, công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở
nước ta đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng nhiều hơn.
Những hoạt động của các cấp các ngành trong việc tuyên truyền, phổ
biến pháp luật đã góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân, hầu
hết người dân đã nắm rõ được tầm quan trong của pháp luật trong đời
sống từ đó mà nhìn nhận đúng và tự giác hơn trong việc chấp hành pháp
luật mà nhà nước đề ra.

Hiện nay trong các hoạt động của pháp luật, ý thức của người dân Việt
Nam đã nâng lên. Sự hiểu biết về pháp luật của nhân dân đã biểu hiện rõ
nét, nhân dân ý thức được trách nhiệm, quyền hạn của mình đối với nhà
nước thông qua pháp luật do đó họ tích cực tham gia vào các hoạt động
quản lí nhà nước, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước để thực
hiện quyền lợi hợp pháp của mình. Trong những năm qua, người dân đã
tích cực tham gia đóng góp các ý kiến cho các văn bản pháp luật, những
ý kiến đó được đánh giá cao và có tính thực tiễn. Có những ý kiến cũng

đã được các cơ quan có thẩm quyền ghi nhận để xem xét, nghiên cứu và
bổ sung thêm. Như vậy, do nhận thức đúng trách nhiệm của mình trong


các vấn đề quan trọng của đất nước cho nên người dân ngày càng quan
tâm đến pháp luật; tự giác học hỏi và nghiên cứu nhằm hoàn hiện nhận
thức đúng đắn nhất đưa ra những quan điêm sáng suốt và có giá trị.

Trong hoạt động thực hiện và tổ chức thực hiện pháp luật hiện nay cũng
có nhiều bước chuyển biến tích cực, người dân Việt Nam đã chủ động
tích cực, đã tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp
luật. Trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức, số cán bộ vi phạm pháp
luật trong khi thi hành công vụ đã giảm, thực trạng tham nhũng, sách
nhiễu trong công việc đang được đẩy lùi, các cán bộ công chức đã ngày
càng chứng tỏ sự minh bạch công khai trong công việc của mình.

Ý thức trong thực hiện pháp luật của các tầng lớp nhân dân cũng được
cải thiện rõ rệt. Người dân đã ngày càng nêu cao tinh thần “ sống và làm
việc theo pháp Hiến pháp và pháp luật”. Người dân trở nên có nhận thức
tốt về các vấn đề của đời sống xã hội coi trọng tính mạng, nhân phẩm và
tài sản của nhau. Nhân dân đã nghiêm chỉnh, tự giác trong việc chấp


hành pháp luật. Các tranh chấp trong xã hội nay đã giảm bớt đi sự căng
thẳng vì mọi người có ý thức điều hòa những mâu thuẫn không đáng có.

Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ pháp luật hiện nay cũng đã được quan tâm.
Xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta nhiều tấm gương về người tốt,
việc tốt trong thực hiện pháp luật, họ đã nâng cao tinh thần trách nhiệm
của mình trong việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, trợ thành những tấm

gương sáng trong việc giúp cho các cơ quan chức năng thi hành công vụ,
trong việc bắt giữ tội phạm, tố giác những hành vi của những người
người thực hiện hành vi trái pháp luật. Như vậy có thể nói rằng đã có
nhiều bước chuyển biến đáng mừng trong tư tưởng tình cảm của người
dân đối với việc chấp hành pháp luật.

Hạn chế: Bên cạnh những mặt tích cực về ý thức pháp luật của người
dân hiện nay thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống của toàn xã hội. Có thể nhận thấy những sự hạn
chế như sau:


Hiện nay, ý thức pháp luật của một bộ phận người dân vẫn còn thấp. Họ
chưa tôn trọng pháp luật, thái độ thờ ơ và lẩn tránh các quy định của
pháp luật vẫn còn xảy ra nhiều, sự tùy tiện trong việc chấp hành kỉ luật
lao động, sinh hoạt và làm việc. Nguyên nhân của vấn đề trên chính là
do nhân dân Việt Nam vẫn còn chiếm tỉ lệ lớn trong các ngành nông
nghiệp, quanh năm chú trọng đến sản xuất, chăn nuôi, người dân sống và
thực hiện trách nhiệm của mình bằng các phong tục, tập quán từ lâu đời
do đó ý thức vẫn còn thấp trong hiểu biết và chấp hành pháp luật

Những cuộc chiến tranh liên miên, khốc liệt trong lịch sử Việt Nam đã
làm ý thức ý bị gắn kết, người dân dẫu rằng thể hiện ý thức, trách nhiệm
của mình tuy nhên vẫn dẫn đến thói quen là cấp trên thì ra lệnh, thiếu
dân chủ, cấp dưới thì đợi mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên nên người dân
thiếu sự chủ động và sáng tạo. Có đôi khi, ý thức của cá nhân còn bị hòa
nhập vào ý thức tập thể, cộng đồng nên người dân không bộc lộ được rõ
ràng nhân cách, lối sống của mình.



Ý thức pháp luật trong mỗi người dân vẫn còn chậm được nâng cao do
những thói quen truyền thống. Những thói quen như “ bất tuân pháp
luật”, nhiêu người cố tìm mọi cách để lách luật, tìm ra những kẽ hở và
hạn chế của pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm nhằm đạt được mục
đích.” Lách luật” xảy ra rất nhiều trong hoạt động giao thông hiện nay,
có thể thấy rõ tình trạng một số người dân tham gia giao thông trên
đường bằng xe máy chỉ chấp hành việc đội mũ bảo hiểm khi nhìn thấy
cảnh sát giao thông hoặc khi nhìn thấy cảnh sát giao thông từ xa sẽ đi
vào đường tránh khác để không bị bắt khi biết mình đã vi phạm.

Tình trạng phổ biến của người dân hiện nay là chưa có thói quen giải
quyết các tranh chấp mâu thuẫn bằng con đương tư pháp, tâm lí e ngại ra
tòa, thái độ thiếu thiện cảm, bất cần với người đại diện chính quyền vẫn
thường xuyên xảy ra. Dẫn đến các mâu thuẫn trong đời sống của người
dân không những không được gải quyết mà ngày càng nghiêm trọng
hơn. Một tực tế đáng buồn hiện nay là tình trạng người dân thờ ơ, vô
trách nhiệm với những hành vi trái pháp luật. Cụ thể trong đời sống hiện
nay những vụ đua xe hay những vụ đánh đập tấn công của những đối


tượng trong cuộc , người dân nhìn thấy thay vì ngăn cản, tố giác thì họ
lại đứng cổ vũ, hô hào hay đứng xem với một thái độ bình thản. Điều
này cũng đã chứng tỏ phần nào thực trạng ý thức pháp luật của người
dân hiện nay.

Đến nay, trình độ dân trí của người dân vẫn còn thấp, sự chênh lệch giữa
các vùng miền, ở một số nơi thì người dân đã có kiến thức về pháp luật
nhưng một số nơi thì pháp luật còn là một điều gì đó xa vời, không gắn
với thực tiễn cuộc sống, họ thờ ờ trước pháp luật và vì lợi ích trước mắt
của cá nhân mà có nhiều hành động trái với pháp luật ảnh hưởng tới hoạt

động của con người.

Thái độ coi thường pháp luật trong nhân dân ngày càng phản ánh rõ nét
dẫn đến những hành vi trái với quy định của pháp luật. Hiện nay diễn
biến về tội phạm hình sự ngày càng gia tăng, nhiều vụ án giết người
cướp tài sản do người dân gây ra với mức độ nghiêm trọng thường
xuyên xảy ra. Tệ nạn ma túy, mại dâm, bài bạc diễn ra khắp mọi nơi.
Theo chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cho biết trong năm 2013 đã


giải quyết 271.100 vụ trong tổng số 365.650 vụ án đã thụ lí, tăng trên
30.000 vụ so với năm 2013 (báo dân trí). Hiện nay, nhiều hinh thức vi
phạm pháp luật mới xuất hiện như thời gian gần đây, trên địa bàn thành
phố Hà Nội đã xảy ra tình trạng đánh bài qua internet, từ địa điểm Hà
Nội đã bao trùm ra toàn quốc và xuyên quốc gia gây ảnh hưởng rất
nghiêm trọng. Đặc biệt đáng lưu ý là ý thức pháp luật của tầng lớp thanh
thiếu niên luôn chiếm tỉ lệ lớn. Theo số liệu thống kê trong báo tiền
phong onlie, số đối tượng vi phạm pháp luật trong lứa tuổi thanh thiếu
niên luôn chiếm trên 70% tổng số mà không ít là học sinh, sinh viên.tình
trạng thanh niên giết người cướp tài sản, sử dụng các chất kinh thích như
ma túy đang trở thành vấn nạn trong đời sống hiện nay.

Trong những năm gần đây, một vấn đề bất cập đáng lưu ý là ý thức pháp
luật của một bộ phận cán bộ, công nhân viên chức ngày càng giảm sút,
thực trạng biến chất thoái hóa trong khi thực hiện công vụ ở đội ngũ cán
bộ công chức vẫn còn tại, để lại cho người dân nhiều bức xúc về thái độ
ứng xử của các cán bộ công chức coi người dân là kẻ dưới, người dân
chịu sự ban ơn nên họ đã hạch sách, nhũng nhiễu và vòi vĩnh để vụ lợi,



đặc biệt tệ nạn tham ô, tham nhũng trong một bộ phận cán bộ công chức
vẫn tiếp tục diễn ra với mức độ nghiêm trọng. Theo báo pháp luật ra
ngày 16 -11- 2013 được biết: ngày 18/11, TAND thành phố Hồ Chí
Minh đã tuyên án vụ tham ô và cố ý làm trái tại công ty cho thuê Tài
chính II. Hai bị cáo tham ô là Vũ Quốc Hảo – nguyên tổng giám đốc
công ty cho thuê Tài Chính II và bị cáo Đặng Văn Hai – nguyên chủ tích
HĐTV công ty TNHH xây dựng Quang Vinh đã chiếm đoạt được hơn
hàng trăm tỉ đồng bằng việc hưởng lợi từ những hợp đồng kinh tế đã kí.

Ý thức của người dân ở vùng sâu vùng xa vùng dân tộc thiểu số còn thực
sự thấp. Tình hình tội phạm ở khu vực này ngày càng diễn bến phức tạp,
xuất hiện nhiều dưới dạng xuyên quốc gia mà người dân cũng bị lôi vào
vòng xoáy ở đó. Những vụ án xảy ra vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
miền núi là hiện tượng buôn bán ma túy, gỗ lậu. Một vụ án xuyên biên
giới được biết đến gần đây là đầu tháng 3/ 2013, Bộ chỉ huy biên phòng
tỉnh Điện Biên và lực lượng an ninh nước bạn Lào đã chặt đứt một trong
những mắt xích quan trọng trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên


quốc gia do một số đối tượng người Việt Nam và Lào cầm đầu, thu giữ
được lượng lớn bánh hêroin tang vật.

Như vậy có thể thấy rằng, trong đời sống hiện nay, ý thức pháp luật đã
được người dân quan tâm và nghiêm chỉnh chấp hành tuy nhiên sự tồn
tại của những mặt tiêu cực nêu trên đã gây không ít những khó khăn cho
việc đưa pháp luật thực sự đi vào đời sống. Để nâng cao hơn nữa ý thức
pháp luật của người dân thì các cơ quan có chức năng thẩm quyền cần
co những giải pháp cụ thể để giải quyết những mặt tiêu cực nêu trên

III. GIẢI PHÁP


1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật

Bảo đảm tính hoàn thiện và đồng bộ của hệ thống pháp luật để đáp ứng
tối đa nhu cầu điều chỉnh pháp luật ở mỗi giai đoạn phát triển của đất
nước.


Ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
trong những trường hợp cần thiết để kịp thời thực hiện các văn bản pháp
luật khi nhưng văn bản này có hiệu lực.

Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật quốc gia trong cả hệ
thống cũng như trong từng bộ phận hợp thành của hệ thống ở các cấp độ
khác nhau. Hạn chế sự trùng lặp chồng chéo của các quy phạm pháp luật
trong mỗi bộ phận và trong các bộ phận khác nhau của hệ thống pháp
luật.

2. Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho công dân

Cần chú ý đến khả năng nhận thức, lĩnh hội những kiến thức, hiểu biết
về pháp luật của các tầng lớp dân cư, các loại đối tượng từ đó lựa chọn
những phương pháp tuyên truyền giáo dục phù hợp.


Kích thích và phát triển tính tích cực pháp lí của công dân, hình thành
thái độ không khoan nhượng đối với những hành vi sai lệch vi phạm
pháp luật.

Mở rộng công khai dân chủ các hoạt động của bộ máy nhà nước, thu hút

nhân dân tham gia đông đảo vào các dự án xây dựng luật.

Đưa giảng dạy pháp luật vào các trường THPT trên cả nước với nội
dung phù hợp

3. Tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật

Thường xuyên rà soát, tổng kết và đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật
để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu phát
triển của xã hội

Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật đặc biệt là hoạt
động áp dụng pháp luật để kịp thời phát hiện và khắc phục những khiếm


khuyết, yếu kém của hoạt động này, xử lí những chủ thể cố ý áp dụng
pháp luật không đúng, không phù hợp với mục đích đặt ra.

Tăng cường tính gương mẫu của Đảng viên và tổ chức của Đảng trong
việc thi hành pháp luật để mọi tầng lớp quần chúng noi theo.

4. Một số biện pháp khác

Ngoài ra, cần phải nâng cao chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ cán
bộ công chức nhà nước. Tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và xử lí
nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật đồng thời phát huy vai trò của
các phương tiện thông tin đại chúng đối với công tác phổ biến tuyên
truyền và giáo dục pháp luật cho tầng lớp nhân dân.

C. KẾT THÚC


Như vậy, có thể thấy thực trạng về ý thức pháp luật của người dân hiện
nay đang là vấn đề quan trọng và cơ bản nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới


hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật trong đời sống. Hiện nay, vấn
đề ý thức pháp luật của người dân vẫn còn nhiều điểm hạn chế vì vậy
cần phải sớm thực hiện những biện pháp cụ thể để nâng cao ý thức của
người dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật, nhà xuất bản công an nhân
dân, Hà Nội 2013, trường đại học Luật Hà Nội
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Hồi: Hướng dẫn ôn tập môn học lí luận nhà
nước và pháp luật, nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội 2010
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Động: Giáo trình lí luận về nhà nước và pháp
luật, nhà xuất bản giáo dục.
4. PGS.TS Nguyễn Minh Đoan: Ý thức pháp luật, nhà xuất bản chính trị
quốc gia, Hà Nội 2011
5. T.S Ngọ Văn Nhâm: Xã hội học pháp luật, nhà xuất bản tư pháp
6. />

dien-bien-phuc-tap.ht
7. />8. />


×