Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Hiện trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện nhóm tiêu chí về hạ tầng KT XH ở các xã trên địa bàn huyện tam dương từ nay đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.6 KB, 15 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH VĨNH PHÚC
PHÒNG KHOA HỌC – THÔNG TIN – TƯ LIỆU

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2013

Hiện trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện
nhóm tiêu chí về Hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã
trên địa bàn huyện Tam Dương
từ nay đến năm 2015

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Lan
Cơ quan thực hiện: Phòng Khoa học-Thông tin-Tư liệu


Vĩnh Phúc, năm 2013
Phần thứ nhất: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lời nói đầu
Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn giành được sự quan tâm to lớn của Đảng
và Nhà nước, nhiều chủ trương chính sách đã được ban hành và tổ chức thực hiện hiệu
quả và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
được tăng cường, điện, đường, trường, trạm…nhất là thủy lợi, giao thông đã được đầu
tư xây dựng tại nhiều nơi, góp phần thúc đẩy sản xuất, từng bước thay đổi bộ mặt nông
thôn. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được có thể thấy hiện nay phát triển nông thôn
Việt Nam vẫn còn gặp nhiều những khó khăn, hạn chế. Kết cấu hạ tầng chưa đảm bảo
yêu cầu phát triển kinh tế; Cơ cấu hạ tầng kết nối giữa các khu vực còn yếu kém. Sự
phối hợp trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của các điểm dân cư mới chỉ đáp ứng
nhu cầu trước mắt và nhanh chóng bị lạc hậu trong quá trình phát triển.
Huyện Tam Dương nói riêng, tỉnh Vĩnh Phúc cũng như các địa phương khác trong
cả nước nói chung đều triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới (CTMTQGVXDNTM), nhìn chung nhận thức của cán bộ và


người dân đã có nhiều thay đổi, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp điều kiện
cụ thể của từng địa phương. Nhưng, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình
vẫn còn một số tồn tại: Một số văn bản triển khai Chương trình còn chậm (Qui trình
công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án khác
trên địa bàn với Chương trình nông thôn mới…); sự quan tâm, vào cuộc và tập trung
chỉ đạo Chương trình còn nhiều hạn chế; chất lượng công tác qui hoạch còn bất cập;
công tác tuyên truyền về mục đích, yêu cầu, nội dung Chương trình còn chậm, thiếu
chiều sâu, chưa phổ biến được nhiều mô hình tiêu biểu, cách làm hay của địa phương
đề các xã học tập làm theo; huy động nguồn lực cho Chương trình còn nhiều hạn chế
nhất là về lồng ghép các chương trình, huy động nguồn vốn ODA…; vẫn còn tư tưởng
trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách, nóng vội trong chỉ đạo và tổ chức
thực hiện.


Vì vậy, khảo sát, phân tích hiện trạng quá trình thực hiện các nhóm tiêu chí nói chung,
nhóm tiêu chí về Hạ tầng kinh tế- xã hội ở các xã trên địa bàn huyện Tam Dương (gồm 8 tiêu
chí) từ năm 2010-2012 nhằm đánh giá thực trạng qúa trình triển khai thực hiện các tiêu chí
thuộc nhóm hai (Hạ tầng kinh tế- xã hội); Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy
nhanh tiến độ thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện Tam Dương hiện nay
là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
1. Tên đề tài:
Hiện trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện nhóm tiêu chí về Hạ tầng kinh
tế - xã hội ở các xã trên địa bàn huyện Tam Dương từ nay đến năm 2015.
2. Chủ nhiệm đề tài:
Ths. Nguyễn Thị Lan, Trưởng phòng Khoa học – Thông tin – Tư liệu
3. Cơ quan thực hiện đề tài:
Phòng Khoa học – Thông tin – Tư liệu
6. Thời gian thực hiện:
Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013
Phần thứ hai: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

CHƯƠNG I. CÁC VĂN BẢN CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ
TỈNH VĨNH PHÚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Các văn bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới
1.1.1. Lý luận về nông thôn và xây dựng nông thôn mới

1.1.2. Xây dựng nông thôn mới
Khái niệm về nông thôn mới
Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn trước đây với xây dựng nông thôn mới
Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn theo tiêu chí chung cả
nước được định trước.
Thứ hai, xây dựng nông thôn địa bàn cấp xã và trong phạm vi cả nước, không thí
điểm, nơi làm nơi không 9111 xã cùng làm.


Thứ ba, cộng đồng dân cư là chủ thể của xây dựng nông thôn mới, không phải ai
làm hộ, người nông dân tự xây dựng.
Thứ tư, đây là một chương trình khung, bao gồm 11 chương trình mục tiêu quốc
gia và 13 chương trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn.
1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Xây dựng Nông thôn mới
Quan điểm chỉ đạo thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
trong giai đoạn 2011-2015 được Nghị quyết Đại hội XI của Đảng xác định rõ những
nội dung chính sau:
Thứ nhất; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả bền vững trên cơ
sở phát huy những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn
đề nông dân, nông thôn.
Thứ hai; Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân chủ thể của quá trình
phát triển nông nghiệp, nông thôn trong toàn bộ quá trình phát triển nông nghiệp và
nông thôn hiện nay, nông dân giữ vai trò chủ thể.
Thứ ba: Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân, nhằm khắc phục hạn chế và bất cập trong phát triển

nông thôn nước ta hiện nay.
1.3. Các văn bản của Đảng, Nhà nước về chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới
1.3.1. Các văn bản của Đảng, Nhà nước
Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng về xây dựng nông
thôn mới, cụ thể:
Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành
chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới;
Thông tư số 54/2009/ TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp &
PTNT, hướng dẫn thực hiện bố tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;


Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011
của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Kế hoạch & đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn một số
nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2018;
Các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật về NTM của các Bộ, ngành liên quan.
1.3.2. Bộ tiêu chí Quốc gia về về Nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới
Ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới .
Trong Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới có xã nông thôn mới, huyện Nông
thôn mới, tỉnh Nông thôn mới. Tất cả đều thực hiện theo 19 tiêu chí được phân theo
chỉ tiêu các vùng trong cả nước. (Trong phạm vi đề tài này chỉ đề cấp đến các xã ở một
huyện thuộc Trung du miền núi phía Bắc, nên chúng tôi chỉ đề cập đến các tiêu chí
theo phạm vi nghiên cứu đề tài).
* 19 tiêu chí về xây dụng Nông thôn mới (xem phụ lục số 1)
*19 tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới tại các xã thuộc trung du miền núi phía Bắc

1.4. Các văn bản chỉ đạo của tỉnh Vĩnh Phúc
Ngày 09 tháng 4 năm 2011, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị
quyết số 03/2011/NQ-HĐND về việc xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2011- 2020. Nghị quyết xác định: Xây dựng nông thôn mới Vĩnh Phúc phải phù hợp với
việc xây dựng nông thôn mới của Quốc gia và vùng đồng bằng sông Hồng; phù hợp với
quy hoạch kinh tế- xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch đô thị tỉnh Vĩnh Phúc; Xây
dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp và hiện đại; có kết cấu kinh tế- xã
hội đồng bộ; Xây dựng nông thôn mới là cuộc vận động lớn của tỉnh, cần phát huy sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, toàn dân.Tích cực tuyên truyền vận
động thu hút mọi nguồn lực để thực hiện chương trình; Ngân sách tỉnh đảm bảo 100%
kinh phí cho công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở các xã.
Ngày 20 tháng 4 năm 2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định
số 19/2011/QĐ- UBND về việc ban hành chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh


Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2020. Chương trình đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2020.
Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2015: Toàn tỉnh có 47% (53/112 xã) đạt chuẩn nông thôn mới.
Tiêu chí của các xã đồng bằng, trung du thực hiện theo chỉ tiêu vùng đồng bằng
sông Hồng; các xã miền núi (37 xã) thực hiện theo chỉ tiêu vùng trung du miền núi
phía Bắc trong Bộ tiêu chí Quốc gia.
Đến năm 2020: Toàn tỉnh có trên trên 92% (104 xã) đạt chuẩn nông thôn mới.
Trong đó: Có một số xã sẽ thành phường, thị trấn theo quy hoạch của tỉnh.
1.5. Công tác chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn
mới ở huyện Tam Dương.
1.5.1. Các văn bản chỉ đạo.
1.5.2. Tổ chức bộ máy chỉ đạo, quản lý thực hiện Chương trình
* Cấp huyện:
* Cấp xã:

* Ở thôn:
1.5.3. Công tác tuyên truyền, vận động
Toàn huyện đã cấp phát hơn 500 cuốn tài liệu tuyên truyền Chương trình xây dựng
nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020; 22.700 tờ rơi, 700 cuốn Bản tin
Tam Dương đến các đồng chí Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, các đồng chí báo cáo
viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên, các chi đảng bộ trực thuộc huyện và toàn thể
nhân dân tuyên truyền về NTM
1.5.3. Công tác đào tạo, tập huấn
UBND huyện đã phối hợp với Văn phòng điều phối XD NTM tỉnh tổ chức 8 lớp
cho 1.050 cán bộ làm công tác XD NTM cấp huyện và cấp xã.
Năm 2011 UBND huyện đã phối hợp với Văn phòng điều phối XD NTM tỉnh tổ chức
01 lớp tập huấn cho 150 đại biểu làm công tác XD NTM cấp huyện và cấp xã.


Năm 2012 UBND huyện đã phối hợp với Văn phòng điều phối XD NTM tỉnh tổ
chức 3 lớp tập huấn cho 300 đại biểu làm công tác XD NTM cấp xã tại 3 xã làm điểm
và 4 lớp tập huấn cho 600 đại biểu làm công tác XD NTM cấp xã tại 4 xã đăng ký
hoàn thành XD NTM vào năm 2015.
CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG THỰC HIỆN NHÓM TIÊU CHÍ
VỀ HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TAM DƯƠNG TỪ NĂM 2010-2012
2.1. Đặc điểm tình hình chung.
2.1.1. Vị trí địa lý
Tam Dương là huyện nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, tổng diện tích tự nhiên
10.718,55 ha;
2.1.2. Địa hình
- Vùng núi gồm 03 xã: Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa và Hướng Đạo, chiếm 28,3% diện
tích tự nhiên.
- Vùng trung du gồm 06 xã và 01 thị trấn: Hợp Hoà, An Hoà, Đạo Tú, Kim Long, Duy
Phiên, Hoàng Đan và Thanh Vân, chiếm 57,78% diện tích tự nhiên toàn huyện..

- Vùng đồng bằng gồm 03 xã: Hợp Thịnh, Vân Hội và Hoàng Lâu, chiếm 13,94%
diện tích tự nhiên toàn huyện;
2.1.3. Khí hậu thuỷ văn
2.1.4. Tài nguyên đất
2.1.5. Về dân số
Dân số trung bình huyện Tam Dương đến năm 2011 là 97.008 người. Dân số trong
độ tuổi lao động năm 2011 có 59.600 người, chiếm 61,4% dân số. Lao động nông nghiệp
có 33.426 người chiếm 34,4% tổng lao động các ngành trong huyện.
2.1.6. Kinh tế - xã hội
Tam Dương là huyện nông nghiệp, trong nông nghiệp đã có sự chuyển dịch mạnh
về cơ cấu cây trồng vật nuôi, huyện đã hình thành các vùng chuyên rau như Vân Hội,


Đạo Tú, Hoàng Lâu; nuôi gà vịt, phát triển kinh tế trang trại. Trên địa bàn huyện có
cụm công nghiệp Kim Long, Hợp Thịnh đời sống của nhân dân được cải thiện nhiều
hơn so với trước.
2.2. Hiện trạng quá trình triển khai thực hiện nhóm tiêu chí Hạ tầng kinh tếxã hội trên địa bàn huyện Tam Dương từ 2010 đến tháng 12/2012.
* Hiện trạng các xã trên địa bàn huyện trước khi thực hiện Chương trình Nông
thôn mới
Năm 2011, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành chuyên môn và UBND các
xã điều tra, đánh giá nhanh thực trạng nông thôn mới theo 19 tiêu chí của 12 xã trên địa bàn
tính đến thời điểm cuối năm 2010, kết quả như sau: (xem bảng 2)
2.2.1. Hiện trạng thực hiện các tiêu chí nhóm hai từ năm 2010-2012, nhóm hạ
tầng Kinh tế- Xã hội.
2.2.1.1. Giao thông (TC2): Chưa xã nà o đạ t.
Trong số 375,5 km đường giao thông nông thôn trục chính, đường trục nhánh,
đường ngõ xóm trên địa bàn trước năm 2011 đã kiên cố hóa được 181km. Số xây dựng
từ đầu năm 2011 đến nay là 71,3km nâng tổng cố km đường được cứng hóa là 252,4
km, đạt 67,2%.
* Giao thông nội đồng:

Từ thực tế đó, đối chiếu với tiêu chí số 2 của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải,
đến nay các mục 2.1; 2.2; 2.3 của huyện Tam Dương đã đạt với các tỷ lệ (100%;
67,2%) nhưng tính chỉ số km/xã thì chưa xã nào đạt. Riêng mục 2.4 Giao thông nội
đồng toàn huyện mới đạt 14,2% (xem bảng số 3).
2.2.1.2. Thủy lợi (TC3): Chưa xã nà o đạ t.
Tổ ng số km kênh cấ p 3 trên đị a bà n huyệ n 242km, đã kiên cố hó a đượ c 76km
đạ t 31,4%.Tổng số kênh mương nội đồng của 12 xã là 649,773km. Đã kiên cố
được 78,949 km, đạt 12,15%; kênh đất 570,824km. Ngoài ra trên toàn huyện có
13 trạm bơm và 86 hồ đập phục vụ nông nghiệp tưới cho 738 ha.
2.2.1.3. Điện (TC4): 12/12 xã đạ t.


Toàn huyện hiện có 119 các trạm biến áp với 120 máy gồm các loại trạm
35/0,4KV, trạm 10/0,4KV, trạm 6/0,4KV. Tổng số km đường dây là 106,69km
(Nguồn: Điện lực Tam Dương, tháng 12 năm 2012)
Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nguồn điện từ mạng lưới điện quốc gia là 100%, sử
dụng thường xuyên liên tục.

2.2.1.4. Trường học(TC5)
Hiện nay huyện Tam Dương số trường cần đạt chuẩn là Trường Mầm non: 05
trường; TrườngTiểu học: 08 trường; Trường THCS: 07 trường, điều đó cho thấy khối
lượng công việc cần hoàn thành để đạt tiêu chí Trường học từ nay đến năm 2015 cần
rất nhiều vốn, đất, trang thiết bị cho trường trong khi nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách
nhà nước.
Kết quả khảo sát năm học 2011–2012, tỉ lệ học sinh trong độ tuổi được đến trường ở
cấp Tiểu học và Mầm non là 100%.
- Số trường đạt chuẩn về cơ sở vật chất trước 2011: 10 trường.
- Số đạt chuẩn năm 2012 có 6 trường: THCS (Vân Hội, Thanh Vân, Hướng Đạo);
trường mầm non xã Kim Long, An Hòa, Duy phiên B
- Số trường học các cấp cần xây dựng tiếp để đạt chuẩn: 20 trường.

2.2.1.5. Cơ sở vật chất văn hóa (TC6)
Theo kết qủa khảo sát về tiêu chí số 6, từ đầu năm đến tháng 6/2013 trên địa bàn
huyện có 2 trung tâm văn hóa – thể thao – giải trí xã được xây dựng và đưa vào sử
dụng là xã Kim Long và Đạo Tú. Như vậy, sau 3 năm triển khai thực hiện, huyện Tam
Dương mới đạt 33/139 thôn có nhà văn hóa thôn; 2/139 thôn có sân thể thao thôn; có
4/12 xã có trung tâm văn hóa - thể thao xã. Có 2 xã là Đồng Tĩnh, Hoàng Lâu chưa có
cơ sở văn hóa – thể thao từ cấp thôn đến xã. Kết qủa khảo sát cho thấy số lượng nhà
văn hóa thôn, sân thể thao thôn... cần phải xây dựng còn rất nhiều và đang gặp khó
khăn về đất, vốn...
2.2.1.6. Chợ nông thôn(TC7)
Theo điều tra đến nay mới có 02/12 xã đã đạt được tiêu chí 7 về xây dựng chợ nông
thôn là: xã Đạo Tú và xã Kim Long; Chợ xã Thanh Vân đang xây dựng. Một số chợ cũ


đang hoạt động như: Chợ Vàng ở xã Hoàng Đan, Chợ Diện ở xã Đồng Tĩnh. Có 02/12 xã
được phê duyệt xây dựng tụ điểm chợ là xã Hướng Đạo và xã Hợp Thịnh; có 02/12 xã
không xây dựng chợ là xã Vân Hội và xã Hoàng Lâu, một số xã đang tích cực giải phóng
mặt bằng và hoàn thiện các thủ tục để xây dựng chợ như: xã Duy Phiên, xã Hoàng Hoa.
Trong 2 năm (2011-2012), huyện Tam Dương đã được Nhà nước đầu tư xây dựng 3
chợ, đó là: Chợ Đạo Tú, Chợ Thanh Vân và Chợ Kim Long. Đa số các chợ có diện tích
nhỏ và các chợ này chỉ đạt tiêu chuẩn chợ loại 3. Hiện nay, trên địa bàn huyện Tam
Dương không có chợ đạt tiêu chuẩn loại 1 và loại 2 (Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP
của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ).
2.2.1.7. Bưu điện (TC8)
Theo thống kê, mỗi một xã đều có điểm (bưu điện) phục vụ bưu chính viễn
thông tại khu vực trung tâm, diện tích 200m 2.
Huyện Tam Dương đã đã đầ u tư xây dự ng bưu điện từ trướ c năm 2011, trong
2 năm 2011 và 2012 chỉ đầ u tư sử a chữ a mộ t số thiế t bị hỏ ng hó c.
Hệ thống intrenet đã được kết nối đến trụ sở UBND xã, các trường học. Các
thôn chưa có điểm intrennet công cộng, so với tiêu chí 8, tiêu chí bưu điện trên địa

bàn huyện đã đạt chuẩn.
2.2.1.8. Nhà ở dân cư (TC9)
Sau hai năm triển khai thực hiện chương trình, qua khảo sát thực tiễn ở địa phương,
theo số liệu thống kê cho thấy: Xã Hoàng Đan có 35 căn nhà tạm, nhà dột nát (đến 12/
2012) đã được xóa; số nhà ở dân cư đạt chuẩn năm 2011 là 1342 nhà, tăng từ năm 2011
đến nay là 120 nhà; cần xây dựng tiếp để đạt chuẩn 420 căn nhà theo tiêu chuẩn của Bộ
xây dựng.
Đến hết tháng 12/ 2012 xã Đồng Tĩnh không còn nhà tạm, dột nát; số nhà đạt chuẩn
theo quy định của Bộ xây dựng là 1545 căn, chiếm 68 %.
Riêng xã Hướng Đạo còn gặp khó khăn hơn về vấn đề nhà ở dân cư, hiện nay toàn xã có
9690 căn nhà, trong đó: số nhà kiên cố ( đạt chuẩn) chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có 0,5 %; số nhà bán
kiên cố ( nhà cấp 4) chiếm tới 95 %; số nhà tạm, dột nát đến nay không còn.
Huyệ n Tam Dương đã xó a nhà tạm, nhà dột nát trước năm 2011. Vì vậ y, trên
đị a bà n huyệ n Tam Dương không cò n nhà tạ m, nhà dộ t ná t.


2.3. Một số khó khăn và nguyên nhân trong qúa trình thực hiện nhóm tiêu
chí Hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã trên địa bàn huyện Tam Dương
- Nhận thức và ý thức trách nhiệm của một số cán bộ, đảng viên và nhân dân về
xây dựng Nông thôn mới còn hạn chế; tính chủ động, năng động và quyết liệt chưa
cao. Do vậy, trong quá trình tổ chức triển khai, không xây dựng được kế hoạch thực
hiện, không lường trước được những thuận lợi, khó khăn, tính chủ động, sáng tạo
trong thực hiện không có.
- Chưa có sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị ở cơ sở. Trình độ năng lực,
chuyên môn, tổ chức thực hiện khảo sát, lập báo cáo kỹ thuật và xây dựng thiết kế xây
dựng giao thông nội đồng của cán bộ, công chức cấp xã còn hạn chế.
- Nguồn lực của tỉnh, huyện dành cho xây dựng Nông thôn mới có hạn trong khi
đó số các công trình cần xây dựng như giao thông, trường học, chợ, cơ sở văn hóa và
nằm rải rác ở các xã nên tổ chức xây dựng phức tạp tốn nhiều kinh phí; nguồn ngân
sách của các xã không có nên gặp nhiều khó khăn trong thực hiện. Mặt khác, sự kỳ

vọng của nông dân vào sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, Nhà nước cho Xây dựng Nông thôn
mới rất nhiều.
- Ruộng đất manh mún, chưa được quy hoạch dồn ghép, hạ tầng cơ sở và phương
tiện sản xuất còn thiếu. Việc quy xây dựng hoạch hệ thống GTNT đồng bộ; mở rộng
trường học, sân chơi; xây dựng cơ sở văn hóa; làm chợ còn gặp nhiều khó khăn.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị cho Trường học vẫn còn hạn
chế không đáp ứng được nhu cầu Đề án kiên cố hoá, trường, lớp học, nhà công vụ cho
giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 (hiện nay 41% phòng học và 57% nhà công vụ chưa
được đầu tư).
- Một số trang thiết bị của nhà văn hóa xã, thôn còn tạm bợ, hoặc có thì đã lạc hậu,
thiếu và chưa đồng bộ. Kinh phí dành cho đầu tư xây dựng, mua sắm các thiết chế văn
hóa còn rất khó khăn.
- Đội ngũ cán bộ điều hành, quản lý văn hóa còn kiêm nhiệm, thiếu chuyên sâu. Chưa
thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về quản lý văn hóa.


CHƯƠNG III. MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỂ CÁC
XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM DƯƠNG TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHÓM
TIÊU CHÍ HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẠT HIỆU QUẢ

3.1 Mục tiêu chung
3.2. Mục tiêu cụ thể
3.3. Tổ chức thực hiện các nội dung của từng tiêu chí thuộc nhóm Hạ tầng
kinh tế - xã hội
- Xây dựng giao thông nông thôn nội đồng (tiêu chí 2)
- Thủy lợi (tiêu chí 3)
- Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia (tiêu chí 5)
- Cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí 6)
- Xây dựng chợ nông thôn (tiêu chí 7)
- Chỉnh trang nhà ở dân cư (Tiêu chí 9).

Để đạt được Mục tiêu chí nêu trên theo lộ trình từ nay đến năm 2015 và những
năm tiếp theo, cần có sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, chính quyền các xã trên địa bàn
huyện Tam Dương nói riêng, Huyện ủy, UBND huyện và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung;
sự đồng tâm, tham gia tích cực đóng góp sức người sức của của chính người dân trên
địa bàn huyện để sớm đạt các tiêu chí theo Chương trình quy định, chúng tôi xin đề
xuất một số giải pháp sau:
3.4. Một số giải pháp
3.4.1. Giải pháp chung
Một là, Các các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể tăng cường công
tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp


nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của Chương trình xây dựng NTM đối với
đời sống và sản xuất nông nghiệp.
Hai là: Phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của chính
quyền trong quá trình xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch. Tập trung chỉ đạo theo phương châm
,,
Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân thụ hưởng,,, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân
cư trong xây dựng nông thôn mới.
Ba là: Tranh thủ tối đa các nguồn lực để triển khai xây dựng NTM, cần xác định
thứ tự ưu tiên cho việc xây dựng và thực hiện từng tiêu ch. Khai thác nguồn vốn và sử
dụng có hiệu qủa các nguồn vốn xây dựng hạ tầng cơ sở. Ưu tiên hạ tầng phục vụ sản
xuất, thiết yếu dân sinh (đường ngõ xóm, vệ sinh môi trường)...
Bốn là: Tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, hình thành, phát triển
mạnh các loại hình doanh nghiệp nông thôn, nhất là các doanh nghiệp đầu tư sản xuất
chế biến nông sản, sử dụng nguyên liệu và thu hút nhiều lao động tại chỗ.
Năm là: Tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn, nhất là nông dân tại khu vực có đất bị thu hồi giải phóng mặt bằng phục vụ các
dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Sáu là, Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác

xây dựng Nông thôn mới, các tiêu chí về NTM đặc biệt là cán bộ xã. Tổ chức cho cán
bộ, công chức cấp xã đi tham quan học tập các xã làm điểm trong huyện, trong và ngoài
tỉnh thực hiện có hiệu qủa chương trình xây dựng Nông thôn mới.


KẾT LUẬN
Qua khảo sát hiện trạng 03 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu
chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn các xã ở huyện Tam Dương, kết
quả khảo sát và gặp gỡ trao đổi với một số cán bộ xã trực tiếp chỉ đạo việc triển khai
thực hiện chương trình, cùng với ý kiến của nhân dân các xã cho thấy, phần lớn nhân
dân đều nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của Chương trình. Sau khi hoàn thành
đạt các tiêu chí Nông thôn mới sẽ đem lại diện mạo mới cho nông thôn ở huyện Tam
Dương nới riêng, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, tạo niềm tin của nhân dân vào Đảng và nhà
nước với sự nghiệp đổi mới đất nước ngày càng thắng lợi.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ sở
vật chất, nnguồn lực….đòi hỏi sự đồng tâm hiệp lực của tất cả các cấp, các ngành, của
mọi cán bộ, cấp cơ sở nông thôn, các tầng lớp nhân dân vào cuộc, huy động mọi tiềm
lực trong xã hội để xây dựng Nông thôn mới.
Để đạt mục tiêu xây dựng nông thôn mới vào các mốc thời gian năm 2015,
2018 và 2020. Các xã trên địa bàn huyện Tam Dương còn khối lượng công việc rất lớn
phải làm, vì vậy, để đạt tiến độ triển khai thực hiện các tiêu chí, cần tập trung thực
hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản như sau:
1. Tăng cường đẩy mạnh sâu rộng hơn nữa công tác tuyên truyền vận động cán bộ
đảng viên, nhân dân vê chương trình xây dựng nông thôn mới để mọi người có nhận thức
sâu hơn về vị trí, tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới.
2. Tranh thủ các nguồn lực để triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới
theo thứ tự ưu tiên cho từng tiêu chí, lấy các mô hình tiên tiến để các xã học tập, làm
theo.
3. Chuyển giao Khoa học kỹ thuật công nghệ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, tạo việc làm cho nhân dân, nhất là nhân dân bị thu hồi đất nâng cao thu nhập, cải

thiện đời sống, đóng góp ngày công, tiền, vật chất xây dựng Nông thôn mới.
4. Tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp nhẹ trong lĩnh vực nông
nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, mở rộng thị trường tiêu
thụ nông phẩm.


5. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, của chế độ chính trị và toàn
dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện tốt các giải pháp trên góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông
thôn mới của các xã trên địa bàn huyện Tam Dương đạt tiêu chí xã Nông thôn mới
theo mục tiêu của huyện đề ra.



×