Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Vai trò của các tổ chức phi chính thức ở nông thôn đối với phát triển vốn xã hội ( nghiên cứu trường hợp xã liên hòa, huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.4 KB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ LAN HƢƠNG

VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH THỨC Ở NÔNG
THÔN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VỐN XÃ HỘI
(Nghiên cứu trƣờng hợp xã Liên Hòa, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ LAN HƢƠNG

VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH THỨC Ở NÔNG
THÔN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VỐN XÃ HỘI
(Nghiên cứu trƣờng hợp xã Liên Hòa, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc)

Chuyên ngành:

Xã hội học

Mã số:

60 31 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quý Thanh

Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................................. 3
2 .1 Ý nghĩa lý luận ............................................................................................... 3
2.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu...................................................................................... 3
4.2 Khách thể nghiên cứu ...................................................................................... 4
4.3 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
5.1 Phƣơng pháp luận ............................................................................................ 4
5.2 Phƣơng pháp xã hội học .................................................................................. 4
5.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp .................................................... 4
5.2.2 Phương pháp thu thập thông tin định tính ................................................. 5
5.2.2.1 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu ...............................................................................5
5.2.2.2 Phƣơng pháp quan sát tham dự phi cấu trúc: .................................................6
6. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................... 6
7. Khung lý thuyết ........................................................................................................ 6
PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH .................................................................................... 8
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................. 8
1.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................... 8
1.1.1 Khái niệm công cụ ..................................................................................... 8

1.1.1.1 - Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội phi chính thức ............................................8
1.1.1.2 - Vốn xã hội ..........................................................................................................15
1.1.1.3 Khái niệm vai trò .................................................................................................18
1.1.2 Lý thuyết áp dụng ...................................................................................................18
1.1.2.1 Lý thuyết về mạng lưới quan hệ xã hội .........................................................18
1.1.2.2 Lý thuyết trao đổi hợp lý ....................................................................................21
1.2 Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 23


1.2.1 Tổng quan nghiên cứu ................................................................................ 23
1.2.1.1 Nhóm các nghiên cứu về tổ chức xã hội ............................................... 23
1.2.1.2 Nhóm các nghiên cứu về vốn xã hội ................................................... 29
* Nhóm các nghiên cứu lý thuyết về vốn xã hội.........................................................29
* Nhóm các nghiên cứu thực nghiệm về vốn xã hội .................................................33
1.2.2 Khái quát về địa bàn nghiên cứu – xã Liên Hòa, Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
........................................................................................................................... 37
CHƢƠNG II. VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH THỨC Ở XÃ LIÊN
HÒA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VỐN XÃ HỘI .......................................................... 39
2.1 Khái quát về các tổ chức xã hội phi chính thức ở xã Liên Hòa hiê ̣n nay .... 39
2.1.1 Thố ng kê, mô tả ........................................................................................ 39
2.1.1.1 Tổ liên gia tự quản ..............................................................................................39
2.1.1.2 Hội vãi đi chùa/hội phật giáo ...........................................................................42
2.1.1.3 Tổ Hòa Giải ..........................................................................................................45
2.1.1.4 Hội chơi tiền (Hụi tiền) ......................................................................................47
2.1.1.5 Hội đồng ngũ ........................................................................................................50
2.1.1.6 CLB văn nghệ - chèo cổ .....................................................................................52
2.1.1.7 Nhóm liên kết nuôi ong ......................................................................................56
2.1.1.8 Nhóm liên kết làm mộc .......................................................................................57
2.1.1.9 Hội các cụ ông đi đình .......................................................................................59
2.1.1.10 Hội vật cổ truyền ...............................................................................................61

2.1.1.11 Nhóm những người lao động vượt biên sang Trung Quốc .....................62
2.1.1.12 Hội đồng niên / hội bạn học (đồng môn) ....................................................64
2.1.1.13 CLB bóng chuyền hơi .......................................................................................66
2.1.1.14 Nhóm chơi diều ..................................................................................................67
2.1.2 Nhận xét chung về các tổ chức phi chính thức ở xã Liên Hòa ............... 67
2.2 Vai trò của các tổ chƣ́c phi chính thức ở xã Liên Hòa đối với việc tạo dựng
vốn xã hội. ........................................................................................................... 72
2.2.1 Vai trò của các tổ chức phi chính thức tại Liên Hòa đối với vấn đề tạo
dựng niềm tin trong cộng đồng ......................................................................... 72
2.2.1.1 Vai trò tạo niềm tin thông qua hoạt động phát triển kinh tế hộ gia đình
............................................................................................................................................................73

2.2.1.2 Vai trò tạo niềm tin thông qua hoạt động tìm kiếm việc làm, chuyển đổi
nghề nghiệp. ....................................................................................................................................78
2.2.2 Tổ chức phi chính thức ở xã Liên Hòa - Sự tƣơng hỗ có đi có lại dựa trên
các giá trị chuẩn mực ........................................................................................ 83
2.2.2.1 Đối với hoạt động cưới hỏi và thực hiện các nghi thức ma chay ............84
2.2.2.2 Đối với hoạt động thăm hỏi gia quyến ...........................................................88


2.2.3 Tổ chức phi chính thức ở Liên hòa và vai trò tạo dựng mạng lƣới liên kết
xã hội. ................................................................................................................ 91
2.2.3.1 Vai trò tạo mạng lưới liên kết xã hội thông qua hoạt động đảm bảo an
ninh trật tự, giải quyết các mâu thuẫn xã hội. .......................................................................92
2.2.3.2 Vai trò tạo mạng lưới liên kết xã hội thông qua các hoạt động đảm bảo
vấn đề dân chủ và tham gia vào đời sống chính trị ..............................................................95
PHẦN III. KẾT LUẬN .............................................................................................. 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 100
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 105



PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ sau đổi mới đến nay, nông thôn Viê ̣t Nam đã trải qua nhƣ̃ng biế n đổ i vô cùng
to lớn về mo ̣i mă ̣t đời số ng kinh tế , văn hóa, xã hội. Song song với đó là sự ra đời và vận
hành của hàng loạt các tổ chức xã hội, trong đó có các tổ chức phi chính thức, còn gọi là
các tổ chức phi quan phƣơng. Dữ liệu từ một vài nghiên cứu chỉ ra Việt Nam là nƣớc có
nhiều tổ chức xã hội nhất trong khu vực. Cụ thể theo số liệu của Vụ Tổ chức phi chính
phủ, Bộ Nội vụ thì đến tháng 12/2006 Việt Nam có 364 hội có phạm vi hoạt động toàn
quốc và 4157 hội và hàng chục vạn tổ chức nhỏ có hoạt động đƣợc đăng kí chính thức
tại các cấp chính quyền cơ sở [1, tr 31]. Hiện nay, cả nƣớc có khoảng 425 hô ̣i hoa ̣t đô ̣ng
ở phạm vi toàn quốc , khoảng gần 14.000 hô ̣i có pha ̣m vi hoa ̣t đô ̣ng ở cấ p tỉnh , cấ p
huyê ̣n. Trong đó , ở 22 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam có 2.636 tổ chƣ́c hô ̣i ở
cấ p tỉnh . Ở 13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên có 1.712 tổ
chƣ́c, ở các tỉnh khu vực phía Bắc có gần 3.000 hô ̣i cấ p tin̉ h. Ngoài ra, còn hàng vạn hội
hoạt động ở phạm vi xã, phƣờng và thi ̣trấ n . Nhìn chung, trong nhƣ̃ng năm gầ n đây, tính
trung bin
̀ h mỗi năm có khoảng 20 hô ̣i, hiê ̣p hô ̣i nghề nghiê ̣p khoa ho ̣c và công nghê ̣ ,
kinh tế có pha ̣m vi hoa ̣t đô ̣ng toàn q uố c đƣơ ̣c cấ p phép thành lâ ̣p . Bên ca ̣nh đó , còn có
rấ t nhiề u các loa ̣i hô ̣i, nhóm phi chính thức (không đăng kí chiń h thƣ́c) khác đang tồn tại
và hoạt động mạnh mẽ ở nƣớc ta [2, tr 15]. Nhƣ vậy, có thể tính riêng tại khu vực nông
thôn xuất hiện ngày đa dạng các hình thức liên kết xã hội. Bên cạnh các tổ chức xã hội
chính thức là sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức xã hội phi chính thức. Thƣ̣c tế ,
chúng ta không thể phủ nhận tính hiệu quả và những tác động tích cực m à các tổ chức
này đem lại đối với việc phát triển đất nƣớc nói chung , phát triển nông thôn mới nói
riêng.
Vốn xã hội (social capital) và việc vâ ̣n du ̣ng vố n xã hô ̣i trong cô ̣ng đồ ng sao cho
hiê ̣u quả là vấn đề quan trọng đã và đang đƣơ ̣c quan tâm bàn luận sôi nổi không chỉ trong
giới nghiên cứu mà còn bởi các nhà hoạch định chính sách. Việc nhận diện vốn xã hội
trong cộng đồng và phát huy nó là việc ý nghĩa trong vấn đề tạo ra nguồn lực phát triển

nông thôn, nhất là trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang trong quá trình thực hiện
Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới. Theo số liệu từ một nghiên
cứu cho thấy “đến cuối năm 2011 trên cả nƣớc có 1,2% xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí; 3,3%
xã đạt từ 12 - 14 tiêu chí; 13% xã đạt từ 8 - 9 tiêu chí; 22% xã đạt từ 5 - 7 tiêu chí;
32,3% xã đạt từ 3 - 5 tiêu chí; còn 28,2% số xã đạt dƣới 3 tiêu chí [3, tr 10]. Nhƣ vậy,
chỉ trong một thời gian ngắn Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã
1


đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và điều
kiện phát triển của khu vực nông thôn, song vẫn còn nhiều vấn đề bất cập: chênh lệch
giàu nghèo, ô nhiễm môi trƣờng… Ngoài ra về mặt văn hóa xã hội cũng có nhiều thay
đổi nhƣ: các giá trị văn hóa truyền thống suy giảm, quan hệ xã hội thay đổi… Từ đó đặt
ra vấn đề cấp thiết hiện nay là tìm các giải pháp về mặt xã hội bên cạnh các giải pháp
giúp khu vực nông thôn phát triển bền vững những vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hóa vốn
có. Kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển cho thấy sử dụng và phát huy tốt “vốn xã hội”
ở khu vực nông thôn tỏ ra rất hiệu quả bởi đây đƣợc coi là nơi rất “giàu” nguồn “tài
nguyên” vốn đƣợc đúc kết và duy trì qua nhiều thế hệ.
Thực tế, trong quá trình phát triển của mình, khu vực nông thôn ở Việt Nam đã
phát huy, sử dụng rất tích cực nguồn lực “vốn xã hội” hiện tồn của mình để duy trì đảm
bảo sự ổn định và phát triển. Mặc dầu trên thế giới, các công trình nghiên cứu về vốn xã
hội đã xuất hiện từ rất lâu xoay quanh nhiều nội dung khác nhau gắn liền với tên tuổi của
nhiều tác giả nhƣ Bourdieu, James Cloleman, Robert Putnam, Francis Fukuyama… ,
Nhƣng tại Việt Nam, chỉ mãi đến những năm gần đây “vốn xã hội” mới đƣợc gọi tên và
bắt đầu đƣợc đƣa vào chiến lƣợc phát triển. Có lẽ cũng vì thế mà “nở rộ” các nghiên cứu
về “vốn xã hội” trong thời gian qua. Các khía cạnh chính của “vốn xã hội” đƣợc các nhà
nghiên cứu Việt Nam đề cập chủ yếu là: khảo cứu khái niệm “vốn xã hội” và các vấn đề
lý thuyết xoay quanh thuật ngữ này, hoặc là đánh giá, phê bình về các quan điểm liên
quan đến vốn xã hội của các tác giả trên thế giới. Hƣớng nghiên cứu thứ hai ở Việt Nam
thời gian qua là hƣớng đến các công trình thực nghiệm liên quan đến vai trò của vốn xã

hội đối với các vấn đề quản lý, phát triển bền vững, phát triển văn hóa xã hội...
Một vài phân tích mang tính lý thuyết về vốn xã hội đã chỉ ra giữa “vốn xã hội” và
mạng lƣới các tổ chức xã hội có mối quan hệ mật thiết. Một mặt, chính nhờ vốn xã hội
đƣợc “sản sinh” trong mạng lƣới các tổ chức ấy mà củng cố thêm tính bền vững cho các tổ
chức xã hội. Trong khi đó, nhờ có mạng lƣới các tổ chức xã hội mà vốn xã hội đƣợc hình
thành. Hay nói cách khác, mạng lƣới xã hội chính là điều kiện cần cho sự hình thành vốn
xã hội. Trong trƣờng hợp này mạng lƣới xã hội đƣợc đề cập đến chính là mạng lƣới đƣợc
tạo ra bởi các tổ chức phi chính thức ở nông thôn.
Vậy trên thực tế, mạng lƣới các tổ chức xã hội phi chính thức ở nông thôn hiện tại
đƣợc ra đời và vận hành ra sao? Từ đó, các tổ chức phi chính thức này có vai trò nhƣ thế
nào đối với sự phát triển vốn xã hội ở nông thôn hiện nay? Xuất phát từ những lý do trên,
chúng tôi đã quyết định lƣ̣a chọn vấn đề “vai trò của các tổ chức phi chính thức ở nông
thôn đối với việc phát triển vốn xã hội” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm lời giải cho các
câu hỏi trên.
2


2. Ý nghĩa nghiên cứu
2 .1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài này góp phầ n làm sáng tỏ mô ̣t số khái niệm nhƣ tổ chƣ́c xã hô ị , tổ chƣ́c xã
hô ̣i phi chính thức , vố n xã hô ̣i . Tƣ̀ đó có đóng góp nhấ t đinh
̣ trong liñ h vƣ̣c xã hô ̣i ho ̣c
nông thôn, quản lý xã hội.
Ngoài ra, thông qua viê ̣c vâ ̣n du ̣ng mô ̣t số lý thuyế t mạng lƣới xã hội, lƣ̣a cho ̣n
hơ ̣p lý , đề tài này góp phần bổ sung về mặt lý luận cho cho các nghiên cứu trong lĩnh
vƣ̣c nông thôn, tổ chức xã hội.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Các tổ chức xã hội là một hiện tƣợng tuy không phải mới mẻ nhƣng có vai trò đặc
biệt trong quá trình phát triển nông thôn nói riêng, quá trình phát triển kinh tế văn hóa xã
hội ở Việt Nam hiện nay nói chung. Việc nhận diện các tổ chức xã hội này cũng nhƣ

nhận diện vốn xã hội đang tồn tại trong dân cƣ là một nhiệm vụ rất quan trọng. Đề tài
này sẽ là tài liệu tham khảo giúp các nhà hoạch định chính sách địa phƣơng có nhận thức
đúng đắn về các tổ chức xã hội phi chính thức này cũng nhƣ có biện pháp thích hợp để
huy động tổng hợp các nguồn lực địa phƣơng cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Khái quát lên bức tranh về các tổ chƣ́c xã hô ̣i phi chính thức ở xã Liên
Hòa,
huyện Lập Thạch , Vĩnh Phúc dƣới các khía cạnh : Tên tổ chƣ́c , thời gian thành lâ ̣p , cơ
cấ u tổ chƣ́c, thành viên tham gia và mƣ́c đô ̣ tham gia,
Tìm hiểu về vai trò của các tổ chức xã hội phi chính thức đối với các mặt của đờ i
số ng nông thôn: Hoạt động phát triển kinh tế, đời số ng văn hóa tinh thầ n , vấ n đề an ninh
trâ ̣t tƣ̣ thôn xóm , hoạt động tang ma , cƣới hỏi , hoạt động chính trị , vấn đề phát huy dân
chủ cho ngƣời dân.
Đƣa ra giả định về biện pháp để phát triển vốn xã hội ở nông thôn.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Vai trò của các tổ chức phi chính thức ở nông thôn đối với phát triển vốn xã hội.

3


4.2 Khách thể nghiên cứu
Ngƣời đại diện của các tổ chức xã hội phi chính thức thuộc xã Liên Hòa, Lập
Thạch, Vĩnh Phúc và các công triǹ h nghiên cƣ́u đƣơ ̣c đăng tải trên sách , báo, tạp chí ,
internet,... liên quan đến tổ chức xã hội, vốn xã hội.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: xã Liên Hòa, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
- Phạm vi thời gian: tƣ̀ tháng 11/2013 – 06/2015.
- Giới ha ̣n nghiên cƣ́u: Nghiên cƣ́u này chỉ tâ ̣p trung làm sáng tỏ mô ̣t số khía ca ̣nh
vai trò của các tổ chức xã hội phi chính thức ở xã Liên Hoa đến các vấn đề: phát triển

kinh tế, đời sống văn hóa tinh thần, các hoạt động ma chay cƣới hỏi, đảm bảo an ninh
trật tự, phát huy quyền dân chủ cho ngƣời dân.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phƣơng pháp luận
- Nghiên cứu này đƣợc dựa trên sự tiếp cận và vận dụng chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử làm kim chỉ nam cho những phân tích, lý giải và chứng
minh các quan điểm, nhận định đƣợc đƣa ra trong quá trình nghiên cứu.
- Vận dụng lý thuyết về mạng lƣới xã hội, lý thuyết lựa chọn hợp lý và căn cứ trên
các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đã ban hành làm cơ sở lý luận cho việc
phân tích, lý giải và chứng minh các quan điểm, nội dung nghiên cứu trong đề tài.
5.2 Phƣơng pháp xã hội học
5.2.1 Phƣơng pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Phân tích các tài liệu có sẵn liên quan đến các tổ chức phi chính thức ở nông thôn
cũng nhƣ vai trò của nó đối với việc phát triển nông thôn làng xã. Đồng thời chúng tôi
cũng tập trung vào khảo cứu các nghiên cứu liên quan đến vốn xã hội trong và ngoài
nƣớc để có đƣợc cái nhìn tổng thể về vốn xã hội cũng nhƣ mạng lƣới liên kết ở nông
thôn. Từ đó nhằm xây dựng cơ sở lý luận, khung lý thuyết cũng nhƣ tổng quan về đề tài
nghiên cứu.

4


5.2.2 Phƣơng pháp thu thập thông tin định tính
5.2.2.1 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Tiế n hành phỏng vấ n 39 trƣờng hợp. Mẫu phỏng vấ n bao gồm đa ̣i diê ̣n là ngƣời
đứng đầu các tổ chƣ́c phi chính thức, thành viên của tổ chức, đại diện ban lãnh đạo chính
quyền địa phƣơng, đại diện dòng họ, gia đình và một số thành viên khác ngoài tổ chức
trong cộng đồng.
Kỹ thuật chọn mẫu phỏng vấn sâu:
Trong nghiên cứu này, kỹ thuật chọn mẫu điển hình đƣợc áp dụng để chọn ra 39

trƣờng hợp phỏng vấn sâu theo các tiêu chí: tổ chức phi chính thức, địa vị trong tổ chức.
Cụ thể:

STT

Tên tổ chức

Ngƣời
đứng đầu
tổ chức

Thành
viên của
tổ chức

Thành
viên ngoài
tổ chức

Tổng số

1

Tổ liên gia tự quản

1

1

1


3

2

Tổ hòa giải

1

1

1

3

3

CLB văn nghệ- Chèo Cổ

1

1

1

3

4

CLB bóng chuyền hơi


1

1

1

3

5

Hội đồng ngũ

1

1

1

3

6

Hội đồng niên/đồng môn

1

1

1


3

7

Hụi tiền

1

1

1

3

8

Hội các vãi đi chùa/hội
phật giáo

1

1

1

3

9


Hội các cụ ông đi đình

1

1

1

3

10

Phƣờng vật cổ truyền

1

1

1

3

11

Nhóm những ngƣời đi LĐ
Trung Quốc

1

1


1

3

12

Nhóm liên kết nuôi ong
mật

1

0

1

2

13

Nhóm liên kết làm mộc

1

1

0

2


5


14

Nhóm chơi diều

2

0

0

2

15

Tổng số

15

12

12

39

Vì số ca phỏng vấn sâu không nhiều nên những thông tin định tính đƣợc xử lý thủ
công bằng việc phân chia thông tin theo các nhóm chủ đề cụ thể phục vụ mục tiêu
nghiên của đề tài luận văn.

5.2.2.2 Phƣơng pháp quan sát tham dự phi cấu trúc:
Ngoài các phƣơng pháp thu thập thập thông tin trên nghiên cứu này còn kết hợp
phƣơng pháp quan sát tham dự phi cấu trúc các buổi họp quý, họp tổng kết năm, liên
hoan hay một số hoạt động thực tế khác nhƣ ma chay, cƣới hỏi, mừng thọ, tân gia… của
các tổ chức xã hội phi chính thức tại địa bàn nghiên cứu.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình hoạt động của các tổ chức phi chính thức ở xã Liên Hòa hiện nay nhƣ
thế nào ?
- Vai trò của các tổ chƣ́c phi chính thức đƣơ ̣c thể hiê ̣n nhƣ thế nào đố i với các hoa ̣t
đô ̣ng trong cô ̣ng đồ ng?
- Các tổ chức phi chính thức ở xã Liên Hòa có vai trò nhƣ thế nào đối với việc
phát triển vốn xã hội hiện nay?
7. Khung lý thuyết

Bối cảnh KTXH

Các tổ chức Phi
chính thức ở NT

Vốn xã hội
(Niềm tin xã hội,
Tương hỗ có đi có lại,
Tổ chức XH & mạng
lưới liên kết.)

Chính sách của
Đảng, Nhà nƣớc

6


- Phát triển kinh tế

- Đời sống VHTT
- Tang ma, cƣới hỏi
- An ninh trật tự địa
phƣơng
- Phát huy dân chủ


Sau đổi mới năm 1986, hệ thống kinh tế của Việt Nam có nhiều sự thay đổi quan
trọng. Sự thay đổi này đã tạo đà cho nền kinh tế có nhiều đột phá quan trọng.
Cùng với những tiến triển trong kinh tế là sự phát triển trong lĩnh vực xã hội. Từ
sau Đại hội lần thứ VI, chính sách của Đảng đối với các hội nghề nghiệp đã có sự tiến
triển, khuyến khích sự ra đời của các loại hình "hội" khác nhau. Kết quả là nhiều tổ chức
xã hội mới đã hình thành; bên cạnh các tổ chức xã hội chính thức thì một số lƣợng
không nhỏ các tổ chức xã hội phi chính thức cũng đƣợc ra đời. Việc tồn tại với số lƣợng
lớn và có tính đa dạng của các loại hình tổ chức xã hội nhƣ vậy chứng tỏ rằng sự đa dạng
hoá đang ngày càng tăng lên trong thực tế xã hội, kinh tế ở Việt Nam.
Nhƣ vậy có thể nói rằng chính những bối cảnh thực tiễn của nền Kinh tế xã hội
cùng với những chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc là một trong những tác
nhân trực tiếp, quan trọng góp phần vào sự hình thành và phát triển của các tổ chức xã
hội, đặc biệt là các tổ chức phi chính thức ở nông thôn.
Xã Liên Hòa có một mạng lƣới xã hội dày đặc đƣợc tạo nên từ các tổ chức xã hội.
Trong này chúng tôi chỉ đề cập đến mạng lƣới các tổ chức phi chính thức. Giữa mạng
lƣới tổ chức phi chính thức với vốn xã hội có mối quan hệ đặc biệt, tƣơng hỗ lẫn nhau.
Mối quan hệ ấy đƣợc thể hiện: một mặt, Vốn xã hội đƣợc hình thành dựa trên mạng lƣới
xã hội. Tuy nhiên, bản thân mạng lƣới xã hội không phải là vốn xã hội. Chỉ khi cá nhân
trong mạng lƣới ấy biết biến các mối quan hệ của mình trong mạng lƣới trở thành nguồn
lực cho phát triển và làm lợi cho bản thân thì khi ấy mạng lƣới xã hội mới trở thành vốn
xã hội. Mặt khác, vốn xã hội đƣợc tạo ra và sử dụng thƣờng xuyên sẽ giúp củng cố, phát

triển mạng lƣới xã hội phí chính thức đƣợc bền chặt. Còn nếu ngƣợc lại, vốn xã hội
không thể đƣợc tạo ra và sử dụng từ các tổ chức xã hội thì dần dần các tổ chức này sẽ bị
mai một và có khả năng bị giải thể.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ cụ thể hóa vốn xã hội qua các mặt: phát triển
kinh tế hộ gia đình; đảm bảo đời sống văn hóa tinh thần; hoạt động tang ma, cƣới hỏi;
đảm bảo an ninh thôn xóm; phát huy đời sống dân chủ cho ngƣời dân…nhằm tìm hiểu
xem các tổ chức phi chính thức tại Liên Hòa đóng vai trò nhƣ thế nào đối với các hoạt
động này.

7


PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm công cụ
1.1.1.1 - Tổ chức xã hội, tổ chƣ́c xã hội phi chính thức
“Tổ chức xã hội” (Social Organization) là một thuật ngữ đƣợc sử dụng nhiều
trong khoa học xã hội, đặc biệt là xã hội học. Khi nói tới “Tổ chức xã hội” có nhiều định
nghĩa khác nhau:
Ở góc độ luật học [42, tr 60], “Tổ chức xã hội” là hình thức tổ chức tự nguyện của
công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và
theo điều lệ không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành
viên và tham gia vào quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội.
Điều 62 Hiến pháp năm 1992 quy định : “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định
của pháp luật”. Công dân Việt Nam có quyền lập hội theo quy định của pháp luật. Đây
là cơ sở pháp lý vững chắc để các tổ chức xã hội ra đời, tồn tại và phát triển. Cùng với sự
phát triển của đất nƣớc trên mọi lĩnh vực dựa vào nền tảng nhà nƣớc pháp quyền xã hội

chủ nghĩa thì quyền tự do, dân chủ của công dân ngày càng đƣợc chú trọng mở rộng và
đƣợc nhà nƣớc bảo vệ; đất nƣớc ta đang hội nhập quốc tế cũng là tác nhân cho sự ra đời
và phát triển hàng loạt các tổ chức xã hội. Sự ra đời của các tổ chức dựa trên sự tự
nguyện của các công dân, ngƣời dân ý thức đƣợc trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với
bản thân , xã hội nên tự nguyện tham gia và hoạt động dựa trên nguyên tắc tự quản của
những thành viên tham gia nhằm đảm bảo lợi ích của cá nhân và xã hội. Họ tự tổ chức
lại để phát huy năng lực sáng tạo, thực hiện các ý tƣởng và để tƣơng tác với nhà nƣớc
nhằm đạt tới một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
Sự ra đời, tồn tại, phát triển của các tổ chức xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với
đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Đối với chính trị, tổ chức xã hội là chỗ
dựa của chính quyền nhân dân. Với vai trò hội tụ sức mạnh đoàn kết toàn dân, tăng
cƣờng sự nhất trí về chính trị, tổ chức góp phần ổn định chính trị tạo điều kiện để Nhà
nƣớc thực hiện quản lý xã hội. Tổ chức xã hội đại diện cho nhiều tầng lớp , giai cấp
trong xã hội Việt Nam, thay mặt quần chúng nhân dân thực hiện quyền lực chính trị
thông qua việc tuyên truyền giáo dục nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành đƣờng lối, chủ
trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, thu hút nhân dân tham gia quản lý Nhà nƣớc,
8


quản lý xã hội. Ngoài ra, tổ chức xã hội còn có ý nghĩa tăng cƣờng khả năng hoạt động
kinh tế- xã hội của công dân. Thông qua các tổ chức xã hội, công dân có điều kiện hơn
trong việc thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình. Bên cạnh đó, các tổ
chức xã hội còn góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc , phát huy
quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Mỗi tổ chức xã hội có những hoạt động, điều lệ khác nhau nhằm duy trì sự tồn tại,
phát triển và mục đích của tổ chức. Song, các tổ chức đều có những đặc điểm chung, để
phân biệt với các cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức kinh tế.
Theo đó, tổ chƣ́c xã hô ̣i có các đă ̣c điể m:
(1) Các tổ chức xã hội đƣợc hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những
thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, nghề nghiệp, sở thích…. Công dân

có quyền tham gia hoặc không tham gia vào tổ chức xã hội, không bị ép buộc bởi ngƣời
khác. Tuy nhiên, một số tổ chức xã hội lại có những điều kiện nhất định đối với những
ngƣời muốn tham gia. Ví dụ nhƣ Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam 2003 quy định :
“Công nhân viên chức lao động Việt Nam làm công, hưởng lương; người lao động tự do
hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, nam nữ, tín ngưỡng, nếu tán thành Điều lệ
Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng
đoàn phí theo quy định thì được gia nhập công đoàn.”
Nhà nƣớc không tham gia vào việc kết nạp hay khai trừ các thành viên của tổ
chức xã hội, điều này phụ thuộc vào tổ chức xã hội và những ngƣời muốn tham gia
quyết định. Những ngƣời có chung dấu hiệu đặc điểm sẽ tập hợp một tổ chức xã hội để
đảm bảo quyền và lợi ích của họ, nhƣ : cùng giai cấp- Hội nông dân Việt Nam, cùng độ
tuổi – Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…
(2) Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt động quản
lý nhà nƣớc, chỉ trong trƣờng hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt
động nhân danh nhà nƣớc. Đặc điểm này của tổ chức xã hội xuất phát từ nguyên nhân tổ
chức xã hội không phải là bộ phận trong cơ cấu của bộ máy nhà nƣớc. Nhà nƣớc thừa
nhận và bảo hộ sự tồn tại của các tổ chức xã hội bằng việc quy định các quyền và nghĩa
vụ pháp lý của chúng. Khi thực hiện quyền và nghĩa vụ đó phải nhân danh mình, trong
một số trƣờng hợp nhà nƣớc cho phép nhân danh nhà nƣớc và sử dụng quyền lực nhà
nƣớc, khi đó quyết định của tổ chức sẽ có hiệu lực với các thành viên bên ngoài tổ chức
đó. Còn khi không đƣợc nhà nƣớc trao quyền thì chỉ có hiệu lực với các thành viên trong
tổ chức.

9


(3) Các tổ chức hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và theo điều lệ do
các thành viên của tổ chức xây dựng.
Nhà nƣớc không tham gia vào hoạt động của tổ chức xã hội nhƣ việc giải thể, ra
khỏi tổ chức hay việc thành lập các cơ quan lãnh đạo của các tổ chức xã hội, kể cả cử

ngƣời lãnh đạo cụ thể của tổ chức hoàn toàn do các thành viên của tổ chức quyết định.
Tổ chức tự quản lý công việc nội bộ của mình, từ việc đề ra cƣơng lĩnh, điều lệ, chủ
trƣơng, phƣơng hƣớng hoạt động đến các hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, việc thực hiện
nguyên tắc này không đƣợc trái pháp luật. Nhà nƣớc đặt ra các quy định về các tổ chức
xã hội ( quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội) nhằm tạo ra các đảm bảo về tƣ
tƣởng, tổ chức, pháp lý và vật chất cho tổ chức và hoạt động của họ.
(4) Các tổ chức xã hội hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên. Đây là đặc điểm để phân biệt tổ chức
xã hội với tổ chức kinh tế.
Các tổ chức xã hội có vai trò giáo dục và tuyên truyền ý thức pháp luật cho nhân
dân, đây là mục đích mà các điều lệ và hoạt động của tổ chức xã hội hƣớng tới. Đồng
thời, tổ chức xã hội còn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên tham gia,
đòi hỏi cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phải bảo vệ.
Một số tổ chức đƣợc thành lập và hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu về văn hóa,
xã hội của các thành viên hay để trao đổi kinh nghiệm, sở thích ( Hội vui tuổi già, hội
những ngƣời yêu thể thao…). Các tổ chức xã hội có thể làm kinh tế để gây quỹ hoạt
động, nhƣng đây không phải hoạt động chính của tổ chức xã hội.
Qua sự phân tích về khái niệm và đặc điểm của các tổ chức xã hội ta thấy rõ đƣợc
vị trí, vai trò của tổ chức xã hội đối với đất nƣớc và đời sống xã hội. Sự phát triển về số
lƣợng và chất lƣợng của các tổ chức xã hội góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính
đáng của công dân và sự phát triển toàn diện của xã hội.
Theo cách phân chia của tác giả thì có 5 loại hình tổ chức xã hội . Thƣ́ nhấ t là tổ
chƣ́c xã hô ̣i chin
́ h trị. Thƣ́ hai, các tổ chức chính trị xã hội . Thƣ́ ba, các tổ chức xã hội –
nghề nghiê ̣p . Thƣ́ tƣ , các tổ chức tự quản . Thƣ́ năm , các hội đƣợc thành lập theo dấu
hiê ̣u nghề nghiê ̣p, sở thić h hoă ̣c dấ u hiê ̣u khác.
Mô ̣t khái ni ệm khác về tổ chức xã hội : “tổ chức xã hội có thể đƣợc hiểu hoặc là
một thành tố của cơ cấu xã hội, hoặc là một dạng hoạt động, hay là mức độ trật tự nội
tại, sự hài hòa giữa các thành phần của một chỉnh thể. Khái niệm tổ chức xã hội đƣợc
xem nhƣ là một thành tố của cơ cấu xã hội; với ý nghĩa này, tổ chức xã hội chính là một


10


hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết cá nhân nào đó để đạt đƣợc một mục đích nhất
định. Nhƣ vậy, định nghĩa này nhấn mạnh đến hệ thống các quan hệ liên kết cá nhân chứ
không phải chính tập hợp cá nhân trong các tổ chức và các quan hệ ở đây là các quan hệ
xã hội. Nếu nhƣ giữa tập hợp các cá nhân không có những quan hệ xã hội thì họ chƣa thể
đƣợc coi là thành viên của một tổ chức xã hội nào đó. Những quan hệ này sẽ liên kết các
cá nhân vào một nhóm để họ cùng thực hiện một hoạt động chung nào đó nhằm đạt đƣợc
những lợi ích nhất định.”1. Cũng theo cách định nghĩa này thì tổ chức xã hội đƣợc chia
làm 4 loại: nhóm uy quyền, tổ chức xã hội tự nguyện, tổ chức biệt lập, tổ chức quan liêu.
Gầ n hơn với xã hô ̣i ho ̣c đó là cách tiế p câ ̣n của Bùi Thế Cƣờng trong bài viế t “các
tổ chức xã hội ở Việt Nam” ông đã đƣa ra định nghĩa “ thuật ngữ tổ chức xã hội (civic
organization) để nói đến một tập hợp không đồng nhất (theo nghĩa rộng) những tổ chức
xã hội không phải là nhà nƣớc, tự nguyện và không định hƣớng vào lợi nhuận. Ngƣời ta
còn gọi chúng là các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức phi lợi nhuận (NPO)… ” [4,
tr 10]. Theo đó ông phân loại ra các loại hình tổ chức xã hội dựa theo các kiểu loại xã
hội. Cụ thể:
Sơ đồ 1. Những loại hình tổ chức xã hội trong các kiểu loại xã hội
Kiểu xã hội
Xã hội cổ truyền

Các kiểu tổ chức xã
hội
Tôn giáo
Phƣờng hội
Các mạng lƣới xã hội

Xã hội dựa trên nền kinh tế Đoàn thể quần chúng

kế hoạch hóa xã hội chủ Hội nghề nghiệp
nghĩa (từ cuối những năm
1950 ở miền bắc, từ cuối Hiệp hội tôn giáo
những năm 1970 trên cả
nƣớc đến cuối những năm
1980)

1

/>
11

Đặc điểm
Tổ chức mang tính đẳng cấp
cao
Các mạng lƣới xã hội mềm dẻo
Nguyên tắc tổ chức tập trung
dân chủ, nhấn mạnh nhiều hơn
đến tập trung
Cho phép tồn tại một số lƣợng
Chọn lọc các loại hiệp hội
Chú trọng chức năng chính trị
xã hội


Xã hội dựa trên nền kinh tế Đoàn thể quần chúng
thị trƣờng định hƣớng xã Hội nghề nghiệp
Tổ chức bán chính
hội chủ nghĩa
phủ

(từ cuối những năm 1980 Tổ chức NGO
đến nay)
Tổ chức phi lợi nhuận
Hiệp hội tôn giáo
Hiệp
hội
doanh
nghiệp
Các tổ chức phi chính
thức

Nguyên tắc tổ chức tập trung
dân chủ, có tính đến việc mở
rộng sự tham gia từ dƣới lên
Đa dạng hóa các loại hình tổ
chức
Đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt
động, chú trọng đến lĩnh vực
phát triển và nhân đạo (từ thiện)

(Nguồn: Bùi Thế Cường (2005). “Các tổ chức xã hội ở Việt Nam” . Tạp chí xã hội học số 2 (90)

Nhƣ vậy, ở mỗi kiểu loại xã hội sẽ có những loại tổ chức xã hội tƣơng ứng, phù
hợp với đặc điểm của xã hội đó. Theo đó thì ngay từ thời xã hội cổ truyền đã xuất hiện
các tổ chức phƣờng hội, mạng lƣới xã hội. Xã hội càng phát triển ở mức cao hơn thì các
tổ chức xã hội cũng đa dạng và phong phú hơn.
Cũng trong bài viết của mình, Bùi Thế Cƣờng đã có sự tổng hợp về các cách phân
chia tổ chức xã hội của các tác giả. Dƣới mỗi góc nhìn khác nhau các tác giả có những
cách phân chia khác nhau về tổ chức xã hội.
Theo Nguyễn Khắc Mai (1996) phân biệt hai loại hình cơ bản của các đoàn thể

nhân dân trong bối cảnh Việt Nam. Đó là các đoàn thể nhân dân (tổ chức chặt chẽ, gần
Đảng, có tính chất chính trị xã hội) và các hội quần chúng. Trong loại hình thứ hai ông
lại chia thành 7 loại hội: các hội khoa học kỹ thuật, các hội văn học nghệ thuật, các hội
nhân đạo từ thiện, các hội thể thao, các hội văn hóa và nghề nghiệp khác, các hội hóa
bình và hữu nghị,các hội tôn giáo. Ngoài ra, không xếp vào khung phân loại trên, xong
tác giả còn đề cập đến các hội quần chúng phi chính thức [4, tr 10]. Theo M.Sidel thì tổ
chức xã hội bao gồm 9 loại hình. Thứ nhất là các nhóm nghiên cứu và triển khai. Thứ
hai, các nhóm công tác xã hội ở phía nam. Thứ ba, các định chế giáo dục dân lập và bán
công. Thứ tƣ, các nhóm dịch vụ xã hội do những ngƣời có vị thế xã hội tiến hành. Thứ
năm, hiệp hội nghề nghiệp và kinh doanh. Thứ sáu, các nhóm nông dân (hợp tác xã
chính thức và tự phát). Thứ bảy, các nhóm tôn giáo. Thứ tám, các đoàn thể chính thức.
Thứ chín, các nhóm tích cực chính trị. (Sidel, 1995) [4, tr 10]
Phân loại theo Lê Bạch Dƣơng và cộng sự: Trong bài viết xã hội dân sự ở Việt

12


Nam”, Lê Bạch Dƣơng và cộng sự phân loại các tổ chức trung giới (mediating
organizations) thành 5 loại. Thứ nhất, các đoàn thể quần chúng nhƣ Hội phụ nữ, đoàn
thanh niên, hội nông dân. Thứ hai, các hội nghề nghiệp nhƣ hội vật lý, hội toán học. Thứ
ba, các tổ chức cộng đồng (CBO) và các tổ chức cung cấp dịch vụ (nhóm sử dụng nƣớc,
nhóm tín dụng và tiết kiệm). Thứ tƣ, các quỹ từ thiện thành lập theo nghị định 177/NĐ –
CP (2001). Thứ năm, các tổ chức khác không thuộc các loại trên, phần lớn là không
chính thức, không có đăng ký (câu lạc bộ, hộ phụ huynh, cờ tƣớng….).
Sau khi có những khái quát về các cách phân loại của các tác giả, Bùi Thế Cƣờng
đã đƣa ra những đặc điểm của các tổ chức xã hội ở Việt Nam theo sơ đồ dƣới đây:
Sơ đồ 2. Những đặc điểm của các tổ chức xã hội Việt Nam
Phân loại

Mô tả

Đại học dân lập, phổ thông dân lập, nhà trẻ mẫu giáo dân lập
Tổ chức chính trị xã hội, bán chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội
mang tính nghề nghiệp (nhà nƣớc tài trợ toàn bộ hoặc 1 phần)
Hội, liên hiệp hội, liên đoàn (nhà nƣớc tài trợ toàn bộ, một phần hoặc
hoàn toàn không)
Viện, trung tâm trong các bộ, đại học công lập, tổ chức chính trị xã hội
Loại hình (tài trợ toàn bộ, một phần hoặc hoàn toàn không)
theo tên
Viện, trung tâm trong các hội (trung ƣơng hay địa phƣơng)
gọi phản Viện/trung tâm thành lập theo giấy phép/quyết định của bộ/sở khoa
ảnh tính
học Công nghệ và môi trƣờng
chất của
Công ty Tƣ vấn
tổ chức
Ủy ban, hội đồng (Nhà nƣớc, bán nhà nƣớc, phi chính phủ thuộc các
hội)
Quỹ (Nhà nƣớc, bán nhà nƣớc, phi chính phủ, thuộc các hội)
Câu lạc bộ
Chƣơng trình/dự án
Nhóm phi chính thức (đồng hƣơng, đồng học, đồng ngũ)
Kinh doanh, công nghiệp, du lịch
Luật
Chuyển giao công nghệ
Phát triển nông thôn, lâm nghiệp
Lĩnh vực Giáo duc, đào tạo
hoạt động Sức khỏe, thể thao, y dƣợc học, ..
Dân tộc ít ngƣời, phụ nữ, trẻ em, ngƣời già, khuyết tật, …
Môi trƣờng
Tín ngƣỡng

Chính quyền (trung ƣơng, địa phƣơng)
Cơ quan
13


Tổ chức chính trị xã hội
Hội
Công ty
Không đăng ký
Ngƣời có địa vị xã hội
Đặc điểm Doanh nhân
của người Quan chức, trí thức (về hƣu hoặc chƣa về hƣu)
thành lập Khác
Nhà nƣớc
Dự án do nhà nƣớc hay quốc tế tài trợ
Nguồn tài Phí dịch vụ
Đóng góp của ngƣời sáng lập, hội viên, ngƣời làm việc trong tổ chức.
trợ
chủ quản

(Nguồn: Bùi Thế Cường (2005). “Các tổ chức xã hội ở Việt Nam” . Tạp chí xã hội học số 2 (90)

Nhƣ vâ ̣y, thuâ ̣t ngƣ̃ “tổ chức xã hội” đã đƣơ ̣c bàn đế n nhiề u với các quan điể m
khác nhau. Trong nghiên cƣ́u của chúng tôi, tổ chƣ́c xã hô ̣i đƣơ ̣c hiể u với các tiế p câ ̣n
dƣới góc đô ̣ là “tổ chƣ́c xã hô ̣i phi chính thức”.
Vậy thế nào là “tổ chức xã hội phi chính thức”?
Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất nào về khái
niệm “tổ chức xã hội phi chính thức”. Tuy nhiên đã có một số tài liệu nhắc đến cách hiểu
về khái niệm này. Cụ thể:Theo Điều 94 và Điều 110 của Bộ luật Dân sự thì “tổ chức xã
hội phi chính thức” là nhóm các tổ chức không có tƣ cách pháp nhân”. (Ban Tổ chƣ́c Cán bô ̣ của Chin

, 1999).
̉
́ h phu
Theo sƣ̣ phân loa ̣i của nhóm tác giả Lê Ba ̣ch Dƣơng trong nghiên cƣ́u về Xã hô ̣i
dân sƣ̣ ở Viê ̣t Nam thì các tổ chƣ́c xã hô ̣i ở Viê ̣t Nam đƣơ ̣c chia thành
5 loại gồm các
đoàn thể quầ n chúng; các Hội nghề nghiệp; các tổ chức cộng đồng, các tổ chức cung cấp
dịch vụ; các quỹ từ thiện , các trung tâm hỗ trợ ; các tổ chức không đăng kí , không chính
thƣ́c [68, tr 20]. Với cách phân loa ̣i nhƣ trên thì các tổ chƣ́c phi chiń h thƣ́c là nhƣ̃ng tổ
chƣ́c không đăng kí hoa ̣t đô ̣ng.
Tác giả Bế Quỳnh Nga đã phân biệt các tổ chức xã hội thành hai loại , gồ m các tổ
chƣ́c chin
́ h tri ̣xã hô ̣i và các tổ chƣ́c xã hô ̣i tƣ̣ nguyê.̣nTheo tác gia,̉ các tổ chức chính trị xã
hô ̣i là nhóm nhƣ̃ng tổ chƣ́c đƣơ ̣c Nhà nƣớc hỗ trơ ̣ và có hê ̣ thố ng tổ chƣ́c tƣ̀ trung ƣơng đế n
cơ sở còn các tổ chƣ́c xã hô ̣i tƣ̣ nguyê ̣n là nhƣ̃ng hô ̣i, nhóm thành lập một cách tự phát và
không có sƣ̣ hỗ trơ ̣ của Nhà nƣớc[43, tr.43 -51]. Theo đó, “tổ chức xã hội phi chính thức” là

14


tổ chức đƣợc thành lập không có sự hỗ trợ của nhà nƣớc và đƣợc thành lập một cách tự
phát.
Tổng hợp từ những quan điểm trên của các tác giả thì “tổ chức xã hội phi chính
thức” là nhóm những tổ chức xã hội đƣợc thành lập không có tƣ cách pháp nhân, đứng
độc lập với Nhà nƣớc, đƣợc thành lập một cách tự phát, không có đăng ký hoạt động.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, “tổ chức xã hội phi chính thức” là tổ chức đƣợc
thành lập dựa vào các thành viên không hƣởng lƣơng căn cứ trên nhu cầu và lợi ích của
ngƣời tham gia. Tính tự nguyện là đặc trƣng quan trọng của loại tổ chức này. Đặc biệt
Các tổ chức này hoạt động không liên quan hoặc ít có liên quan đến chính phủ về ngân
sách và nhân sự cũng nhƣ đƣờng hƣớng hoạt động. Và do đó, một số tổ chức mang tính

chất “bán chính thức” cũng đƣợc chúng tôi đƣa vào nghiên cứu này. Cụ thể, trong
nghiên cứu, tổ chức phi chính thức bao gồm 14 tổ chức (đƣợc liệt kê trong phần phụ
lục).
1.1.1.2 - Vốn xã hội
Vốn xã hội là một thuật ngữ đã đƣợc đề cập đến rất nhiều bởi các học giả trong và
ngoài nƣớc trong vòng khoảng hơn hai thập niên trở lại đây. Đứng ở mỗi góc độ khác
nhau, vốn xã hội lại đƣợc tiếp cận ở những cách hiểu không giống nhau (Bourdieu,
1986; Coleman, 1988; Fukuyama, 2001, 2002; Halperm, 2005; Lin, 1999, 2001; Portes,
1998; Putnam, 1995, 2000).
Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, giới học thuật vẫn chƣa đi đến một khái
niệm thống nhất về vốn xã hội. Xung quanh thuật ngữ này đã có rất nhiều quan điểm
khác nhau.
Trƣớc hết, ngay từ 1986, Pierre Bourdieu – nhà xã hội học ngƣời Pháp cho rằng
vốn xã hội là toàn bộ nguồn lực (thực tế hoặc tiềm ẩn) xuất phát từ mạng lƣới quen biết
trực tiếp (chẳng hạn thành viên của cùng một tôn giáo hoặc cùng sinh quán, hay đồng
môn). Bourdieu định nghĩa vốn xã hội là một mạng lƣới lâu bền bao gồm các mối quan
hệ quen biết nhau và nhận ra nhau. Những mối liên hệ này ít nhiều đã đƣợc định chế
hóa. Ông cũng cho rằng khối lƣợng vốn xã hội của một cá nhân cụ thể nào đó phụ thuộc
vào mức độ liên hệ rộng hay hẹp mà anh ta có thể huy động đƣợc trong thực tế, và vào
khối lƣợng vốn kinh tế, vốn văn hóa, hay vốn biểu tƣợng của từng ngƣời mà anh ta có
thể liên hệ. Bourdieu cũng cho rằng các loại vốn này cũng có thể chuyển hóa lẫn nhau.
Tuy nhiên đến năm 1990, nhà xã hội học ngƣời Mỹ James Coleman đƣa ra một
khái niệm khác so với Bourdieu, ông cho rằng: Vốn xã hội bao gồm những đặc trƣng

15


trong đời sống xã hội nhƣ sau: các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực (norm), và sự tin
cậy trong xã hội (social trust) – là những cái giúp cho cá nhân có thể hành động chung
với nhau một cách hiệu quả nhất nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung.

Đến năm 1995, nhà chính trị học Putnam đã lặp lại ý tƣởng của Coleman và đƣa
ra định nghĩa về vốn xã hội nhƣ sau: hiểu một cách tƣơng tự nhƣ những khái niệm vốn
vật thể và vốn con ngƣời – Đây là những phƣơng tiện và những kỹ năng đào tạo có tác
dụng làm gia tăng năng xuất của cá nhân – vốn xã hội nói tới những khía cạnh đặc trƣng
của tổ chức xã hội nhƣ các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực và sự tin cậy trong xã hội
vốn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp và sự hợp tác nhằm đạt đến lợi ích tƣơng hỗ.
Nhƣ vậy, trong khi Bourdieu nhấn mạnh tới vốn xã hội với tƣ cách là một thứ tài sản mà
mỗi cá nhân có thể có đƣợc, thì Coleman và Putnam lại hiểu vốn xã hội nhƣ một thứ tài
sản chung của một cộng đồng hay một xã hội nào đó. Putnam không những đã đào sâu
khái niệm vốn xã hội mà ông còn đề xuất những chỉ báo nhằm đo lƣờng vốn xã hội.
Ngoài ra, cách tiếp cận của ngân hàng thế giới hiện nay về vốn xã hội cũng phần
nào tƣơng tự nhƣ cách hiểu của Coleman và Putnam nêu trên: Vốn xã hội là một khái
niệm có liên quan tới những chuẩn mực và những mạng lưới xã hội dẫn đến hành động
tập thể.[69, tr 1]
Halperm lại cho rằng vốn xã hội là các mạng lưới xã hội, chuẩn mực của sự hợp
tác và lòng tin giữa những chủ thể hành động (Halpern D, 2005).
Theo Lin Nan (2001) thì “vốn xã hội” là “nguồn lực gắn với mạng lƣới xã hội và
đƣợc sử dụng bởi những ngƣời cho những hành động” (Halpern,2005)
Theo đó, vốn xã hội đƣợc bắt nguồn từ mạng lƣới xã hội và các quan hệ xã hội và
đƣợc đo lƣờng trong tƣơng quan với nguồn gốc của nó. Nhƣ vậy, vốn xã hội có thể đƣợc
coi nhƣ là các nguồn lực đƣợc gắn kết trong một cấu trúc xã hội và có thể đƣợc tiếp cận
và huy động trong một hành động có mục đích của chủ thế. Theo định nghĩa này thì vốn
xã hội bao gồm ba thành phần đó là: Nguồn lực đƣợc gắn kết trong một cấu trúc xã hội;
cá nhân có khả năng tiếp cận các nguồn lực này cho mục đích tìm kiếm lợi ích của mình
và hành động của cá nhân là hành động có mục đích.
Nhƣ vậy, vốn xã hội chứa đựng 3 yếu tố liên cấu trúc và hành động: đó là các khía
cạnh cấu trúc (sự gắn kết); cơ hội (có khả năng tiếp cận) và hành động có định hƣớng
(sử dụng). Và Lin coi vốn xã hội nhƣ là một tài sản xã hội có đƣợc thông qua những liên
kết của con ngƣời và việc tiếp cận những nguồn lực trong mạng lƣới hoặc tổ chức mà họ
là thành viên.


16


Cũng theo Lin “vốn xã hội” có cấu trúc gồm 3 phần: 1) Niềm tin, sự tin cậy lẫn
nhau; 2) Sự tƣơng hỗ, có đi có lại, dựa trên các quy tắc, các hành vi mẫu mực, các chế
tài; và 3) Kết hợp với nhau thành mạng lƣới xã hội. Vốn xã hội nằm trong các quan hệ
của con ngƣời, nó khác với vốn vật chất, các tài sản hữu hình chẳng hạn nhƣ vốn kinh tế,
và nó cũng khác với vốn văn hóa, vốn con ngƣời. Mặc dù vậy, để đánh giá các hình thức
vốn xã hội là cao hay thấp, vƣợt trội hay không vƣợt trội thì các nhà khoa học đã và
đang tiệm cận hơn với bộ tiêu chí nhằm để đo lƣờng, đánh giá các đặc trƣng này [44, tr
36]
Tuy nhiên theo Trần Hữu Quang thì “vốn xã hội” là một khái niệm trung tính. Nó
có thể mang ý nghĩa tích cực hay tiêu cực tùy thuộc vào bối cảnh xã hội cụ thể nhƣng
khó lòng có thể đánh giá, đo lƣờng cao, thấp. Và tích cực hay tiêu cực không phải theo
nghĩa đúng, sai mà theo nghĩa phù hợp hay không phù hợp, thuận lợi hay cản trở xu thế
phát triển của một cộng đồng hay một xã hội vào một giai đoạn lịch sử cụ thể.... Vì tính
chất tổng hợp và phức tạp của khái niệm này nên chúng ta khó lòng có thể đo lƣờng hay
định lƣợng hóa đƣợc vốn xã hội, mà chỉ có thể đề cập đến nó về mặt định tính. Tuy vậy,
chúng ta vẫn có thể quan sát và đo lƣờng những biểu hiện ra bên ngoài của nó nhƣ sự tin
cậy, sự hợp tác, sự tham gia vào các hội đoàn và các mạng lƣới xã hội [10, tr 7].
Có thể nói với những góc độ tiếp cận khác nhau thì vốn xã hội lại có những cách
hiểu không giống nhau. Trong nghiên cứu này, vốn xã hội đƣợc hiểu trùng với khái niệm
về vốn xã hội mà Lin Nan đã đƣa ra đó là VXH nguồn lực gắn với mạng lƣới xã hội và
đƣợc sử dụng bởi những ngƣời cho những hành động. Theo đó, vốn xã hội đƣợc bao
gồm các thành phần đặc trƣng:
-

Sự tin cậy lẫn nhau,


Sự tƣơng hỗ, có đi có lại dựa trên những quy tắc, hành vi mẫu mực chung
và sự chế tài
-

Sự kết hợp lại với nhau thành một mạng lƣới.

Có thể thấy rằng, trong cộng đồng xã hội ở nông thôn Việt Nam mang đầy đủ các
đặc trƣng của vốn xã hội nói trên. Từ cách tiếp cận vốn xã hội này sẽ giúp nghiên cứu
tập trung sâu hơn vào việc cá nhân, sử dụng, khai thác đƣợc các mối quan hệ của họ để
đạt đƣợc lợi ích cho gia đình và cho bản thân nhƣ thế nào. Và chỉ khi các mối quan hệ đó
đƣợc sử dụng và đem lại lợi ích cho cá nhân thì nó mới thực sự là vốn xã hội. Còn các
mối quan hệ không đƣợc sử dụng hoặc không đem lại lợi ích cho cá nhân thì đó chỉ là
vốn “chết” [45, tr 20].

17


1.1.1.3 Khái niệm vai trò

Vai trò là một khái niệm xuất phát kịch học. Đối với cấp độ cá nhân vai trò xã
hội của cá nhân đƣợc xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tƣơng ứng và nó khác nhau
trong các xã hội khác nhau thậm chí qua các nhóm xã hội khác nhau. Một cách khái
quát, Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi
này đƣợc xác định căn cứ vào chuẩn mực xã hội. Các chuẩn mực này thƣờng không
giống nhau trong các loại xã hội [46, tr273 – 274]. Theo nghĩa hẹp, gắn liền với vị thế
xã hội là quyền và nghĩa vụ, điều này đòi hỏi các cá nhân phải thực hiện các hành
động tƣơng ứng với từng vị thế theo nhƣ mô hình hành vi đƣợc xã hội mong đợi. Ở
nghĩa rộng hơn, vai trò thƣờng đƣợc hiểu nhƣ một tính từ chỉ tính chất của sự vật,
hiện tƣợng. Vai trò đƣợc dùng để nói về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của sự vật, hiện
tƣợng trong một hoàn cảnh hoặc mối quan hệ nào đó [47, tr 56]. Trong các bối cảnh

nhƣ vậy, vai trò đƣợc xem xét đến trong các khía cạnh nhƣ cấu trúc, nhận thức hoặc
là môi trƣờng cho phép các tƣơng tác giữa các cá nhân xảy ra và duy trì mối quan hệ
giữa các cá nhân. Và bằng cách này, vai trò có thể phản ánh một tập các đối tƣợng.
Trong luận văn này, vai trò đƣợc hiểu theo nghĩa rộng đã trình bày ở trên mà không
tập trung vào vai trò xã hội của cá nhân. Vai trò của mạng lƣới xã hội phi chính thức
ở nông thôn trong trƣờng hợp này đƣợc xem xét trên cấu trúc của mạng lƣới xã hội,
những lợi ích mà các tổ chức này mang lại cho các thành viên và gia đình. Hay nói
cách khác vai trò trong trƣờng hợp này dùng để xem xét cá nhân và gia đình đƣợc gì
khi tham gia vào các tổ chức phi chính thức và ngƣợc lại, các thành viên đã có những
đóng góp nhƣ thế nào để giúp duy trì phát triển mạng lƣới xã hội mà mình tham gia.
1.1.2 Lý thuyết áp dụng
1.1.2.1 Lý thuyết về mạng lƣới quan hệ xã hội
Khái niệm mạng lƣới xã hội (MLXH) dùng để chỉ phức thể các mối quan hệ xã
hội do con ngƣời xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống thực của họ với tƣ cách
là thành viên của xã hội [49, tr 67]. Thuyết mạng lƣới cho rằng, thứ nhất, các liên hệ
giữa các actor (chủ thể) thƣờng có tính đối xứng về cả nội dung và cƣờng độ. Các actor
cung ứng cho nhau những thứ khác nhau, và họ làm nhƣ thế với cƣờng độ mạnh hoặc
yếu hơn. Thứ hai, các liên hệ giữa các cá thể phải đƣợc phân tích trong bối cảnh cấu trúc
của các mạng lƣới lớn. Thứ ba, tính cấu trúc của các liên hệ xã hội dẫn tới nhiều loại
mạng lƣới xác định khác nhau. Một mặt, các mạng lƣới có tính chất kéo theo: nếu có
một liên hệ giữa A và B, giữa B và C, có khả năng là có một liên hệ giữa A và C. Kết
quả là có khả năng có một mạng lƣới bao gồm A, B và C. Mặt khác, có sự hạn chế về số
18


lƣợng bao nhiêu liên hệ có thể tồn tại và cƣờng độ của chúng ra sao. Kết quả là có khả
năng để phát triển các cụm mạng lƣới với các ranh giới riêng biệt phân cách giữa cụm
này và cụm khác. Thứ tƣ, sự tồn tại của các cụm dẫn tới việc có thể có các liên kết chéo
giữa các cụm cũng nhƣ giữa các cá thể. Thứ năm, có các liên hệ phi cân xứng giữa các
yếu tố trong một hệ thống, mà kết quả là các nguồn lực hiếm hoi đƣợc phân bố một cách

không đồng đều. Cuối cùng, sự phân bố không đồng đều các nguồn lực đó dẫn tới cả sự
cộng tác và sự cạnh tranh. Một số nhóm liên kết với nhau để chiếm hữu các nguồn lực
hiếm hoi, trong khi các nhóm khác cạnh tranh và xung đột với nhau vì các nguồn lực đó.
Nhƣ vậy, thuyết mạng lƣới có một phẩm chất mang tính động năng, với cấu trúc của hệ
thống biến đổi theo các khuôn mẫu chuyển biến của các liên minh và xung đột [50, tr
76].
Các tác giả của lý thuyết MLXH đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu cấu trúc bên trong
của xã hội. Đó là cấu trúc của các mối liên hệ xã hội, tƣơng tác xã hội và quan hệ xã hội
giữa các cá nhân. Các lý thuyết cấu trúc xã hội đƣa ra lời giải thích về tác động của các
đặc điểm của cấu trúc MLXH đối với hành vi của cá nhân, các thành viên tham gia cấu
trúc xã hội đó. Hàng loạt những khái niệm, những mô hình đã đƣợc đƣa ra để nghiên cứu
MLXH. Trong số đó quan trọng nhất cần kể tới những đặc điểm định lƣợng nhƣ tần suất
tiếp xúc, cƣờng độ giao tiếp và các đặc điểm định tính nhƣ chiều, hƣớng, vị trí, kiểu,
dạng của mối liên hệ, cấp độ, đơn vị phân tích.
Trên cấp độ vi mô, các nghiên cứu MLXH chủ yếu thực hiện trong nhóm nhỏ
bằng phƣơng pháp trắc nghiệm tâm lý xã hội, ví dụ nghiên cứu của Jacob Moreno. Các
công trình này đã thúc đẩy hƣớng nghiên cứu xã hội học về các kiểu MLXH và vai trò
của chúng đối với sự thống nhất xã hội. Từ những nghiên cứu về các quá trình nhóm đã
phát hiện ra loại cấu trúc chính thức dựa vào quan hệ chính thức và cấu trúc phi chính
thức dựa vào mối tƣơng tác cá nhân. Các nhà tâm lý học chủ yếu nghiên cứu nhu cầu,
động cơ của MLXH; các nhà xã hội học tập trung nghiên cứu hình thù, khuôn mẫu, kiểu,
loại, quy mô và các đặc điểm định lƣợng của cấu trúc MLXH. Trên cấp độ vĩ mô, nghiên
cứu về mật độ và cƣờng độ của MLXH cho biết những đặc điểm của MLXH có tác dụng
khác nhau đối với giao tiếp và sự hội nhập xã hội [51, tr 89]
Ý nghĩa của thuyết MLXH đó là, bằng sự hiểu biết về mối quan hệ giữa một cá
nhân đối với ngƣời khác, chúng ta có thể đánh giá đƣợc VXH của cá nhân đó bởi vì
VXH liên quan đến vị trí mạng lƣới của khách thể và bao gồm khả năng đạt đƣợc các
nguồn lực có trong các thành viên của mạng xã hội đó. Nói cách khác, mạng lƣới các
quan hệ là sản phẩm của các chiến lƣợc đầu tƣ, của cá nhân hoặc tập thể, có ý thức hay


19


không có ý thức nhằm thiết lập hoặc tái tạo các quan hệ xã hội đƣợc sử dụng trực tiếp
trong giai đoạn ngắn hạn hoặc lâu dài [52].
Trong số nhiều lý thuyết về MLXH, nổi bật là lý thuyết “Sức mạnh của các liên
hệ yếu” của nhà xã hội học ngƣời Mỹ Mark Granovetter [65, tr 201 – 233]. Theo
Granovetter, khi tiến hành phân tích mạng lƣới, nhà nghiên cứu cần phải phân biệt các
mối quan hệ (mạnh/yếu) trong mạng lƣới theo các tiêu chí nhƣ sau:
-Độ dài của mối quan hệ: ở đây nhà nghiên cứu sẽ chú ý đến hai yếu tố là “thâm
niên” của mối quan hệ và thời gian sinh hoạt chung của các actor trong mạng.
-Xúc cảm, tình cảm của actor trong các mối quan hệ.
-Sự tin cậy của các quan hệ.
-Các tác động tƣơng hỗ của các actor trong các quan hệ.
-Tính “đa diện” của các mối quan hệ, tức là sự đa dạng về nội dung của các quan
hệ.
Từ các tiêu chí đó, ông đã phân biệt các mối quan hệ yếu với các mối quan hệ
mạnh nhƣ sau:
-Quan hệ yếu là các mối quan hệ không chiếm nhiều thời gian của actor, ít nội
dung, cƣờng độ xúc cảm yếu và sự tin cậy lẫn nhau không cao (chẳng hạn quan hệ với
bà con ở xa, quan hệ giữa những ngƣời “biết” nhau chứ không “thân” với nhau).
-Quan hệ mạnh là các mối quan hệ chiếm nhiều thời gian của các actor, đa nội
dung, sự tin cậy và cƣờng độ xúc cảm rất cao (chẳng hạn quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình, các nhóm bạn thân,...).
Một điều cần lƣu ý là trong phân tích MLXH, nhà nghiên cứu không đƣợc phép
nghĩ rằng các mối quan hệ yếu không quan trọng bằng các mối quan hệ mạnh vì:
-Các mối quan hệ mạnh có một nhƣợc điểm lớn là thƣờng tự khép kín trong mạng
lƣới của mình và do các actor thƣờng dành nhiều thời gian cho các mối quan hệ này nên
thông tin lƣu chuyển trong mạng thƣờng có tính lặp lại và ít mới mẻ.
-Các mối quan hệ yếu lại thƣờng “hƣớng ngoại” hơn, thời gian quan hệ ít nên

thông tin sẽ phong phú và mới mẻ hơn.
Xét về sự phong phú và mới mẻ của thông tin, các mối quan hệ yếu mới là yếu tố
chính làm tăng VXH của actor chứ không phải là các mối quan hệ mạnh bởi nó sẽ giúp
mở rộng MLXH của cá nhân [24, tr 48].

20


×