Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Những điều chỉnh của hệ thống ngân hàng các nước asean nhằm gia nhập cộng đồng kinh tế asean 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.26 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
------**------

NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
CÁC NƯỚC ASEAN NHẰM GIA NHẬP
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 2015

Lớp

: Nhóm 1 - TCNH3 - QH 2014 E

GVHD : TS. Trần Thị Vân Anh

Hà Nội, năm 2015
1


Danh sách các thành viên nhóm 1

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


11

Họ tên
Lê Bích Ngọc
Lương Minh Loan
Nguyễn Thị Lan Hương
Nguyễn Thị Thuý Nhàn
Lê Thị Minh Anh
Đoàn Thị Thủy
Trương Thị Thảo
Lê Thị Lan
Trần Bích Phương
Nguyễn Thị Nga
Nguyễn Thanh Mùi

Mã học viên
14057720
14057708
14057696
14057066
14057024
14057753
14057741
14057702
14057726
14057717
14057714

2


Số điện thoại
0165.624.9928
0983.527.504
0945.666.006
0164.971.2454
0169.596.6236
0978.029.478
0169.682.9699
0972.815.386
01688557464
0168.726.1213
0972.527.091


NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
CÁC NƯỚC ASEAN NHẰM GIA NHẬP
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 2015
Nhóm 1 – TCNH3 – K23
Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Tóm tắt
Trong thời gian gần đây, hội nhập kinh tế ASEAN là vấn đề không chỉ được
Việt Nam mà hầu hết các nước trong khu vực hết sức quan tâm, thể hiện ở việc các
quốc gia ASEAN tích cực triển khai các hoạt động chuẩn bị thành lập AEC vào năm
2015. Khi ý tưởng thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thông qua, tất cả các
quốc gia thành viên ASEAN đã rất tích cực chuẩn bị để AEC 2015 trở thành hiện
thực. Bài viết phân tích, đánh giá động thái của 9/10 quốc gia thành viên ASEAN
trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng đối với quá trình hội nhập AEC.
I. Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN
ASEAN - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - được thành lập ngày
08/08/1967 tại Bangkok, Thái Lan trên cơ sở Tuyên bố ASEAN (hay Tuyên bố

Bangkok) được ký kết bởi các thành viên sáng lập Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore và Thái Lan. Tiếp đó, sự gia nhập của Vương quốc Brunei vào ngày
07/01/1984, Việt Nam ngày 28/07/1995, Lào và Myanmar ngày 23/07/1997, sau đó là
Campuchia ngày 30/04/1999 nâng tổng số thành viên ASEAN hiện tại lên đến con số
10. Với mục tiêu của hiệp hội, hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ
thuật, giáo dục và một số lĩnh vực khác, đồng thời cũng cho thấy mục đích đẩy mạnh
và ổn định nền hòa bình trong khu vực, được cụ thể hóa bằng sự tôn trọng quy định,
luật pháp và các cam kết đối với nguyên tắc hiến chương Liên Hiệp Quốc
II. Sơ lược về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
Kinh nghiệm thực tế từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997-1998,
cộng thêm sự nổi lên của các nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đã khiến các nước
ASEAN quyết tâm tạo ra một cộng đồng hợp tác kinh tế mạnh mẽ, gắn kết hơn. Hội
nghị thượng đỉnh Hiệp hội ASEAN năm 1997 tại Kualar Lumpur, Malaysia đã ra
Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN 2020 với ý tưởng biến ASEAN thành một khu vực
phát triển ổn định, hội nhập và cạnh tranh, thiết lập một cộng đồng kinh tế khu vực
vào năm 2020. Vào năm 2003, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Bali đã quyết đinh
đẩy nhanh quá trình hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (Asean Economic
Community - AEC), thay vì thời hạn 2020, các nước quyết định hình thành AEC vào
cuối năm 2015. Năm 2007 thông qua Kế hoạch AEC 2007 đặt ra các thời hạn rõ
ràng cụ thể cho các nước thành viên ASEAN thực hiện để hình thành AEC, với mục
đích hợp nhất các quốc gia thành viên thành một cộng đồng kinh tế chung vào ngày
3


31/12/2015. Không giống như EU, ASEAN không tạo lập các tổ chức quản lý trung
ương như Ủy ban Liên minh châu Âu EU hay Ngân hàng Trung ương châu Âu mà
sẽ tập trung vào việc xóa bỏ các rào cản kinh doanh, thương mại.
Kế hoạch AEC bao gồm 04 trụ cột (04 nội dung then chốt): tạo lập một thị
trường và cơ sở sản xuất thống nhất; tạo lập một khu vực kinh tế cạnh tranh cao;
thúc đẩy sự phát triển kinh tế công bằng; xây dựng một khu vực hội nhập hoàn toàn

với nền kinh tế toàn cầu. Tóm lại, AEC sẽ biến ASEAN thành một khu vực với sự tự
do dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có kỹ năng và tự do dịch chuyển
dòng vốn. Liên quan đến việc tạo lập một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất,
các quốc gia thành viên ASEAN đang tập trung thực hiện giảm và tiến tới xóa bỏ
các rào cản để đảm bảo dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và vốn trở nên tự do giữa các
nước ASEAN. Đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính, các quốc gia thành viên đã cam
kết tự do hóa mạnh mẽ, xóa bỏ các hạn chế trong các ngành ngân hàng, bảo hiểm và
các thị trường vốn vào năm 2015. Điều này bao hàm tự do hóa 4 phương thức cung
cấp thương mại dịch vụ qua biên giới như được định nghĩa trong WTO - là cung cấp
thương mại dịch vụ qua biên giới (phương thức 1), Tiêu dùng (sử dụng dịch vụ) ở
nước ngoài (phương thức 2), Hiện diện thương mại (Phương thức 3) và Tự do dịch
chuyển cá nhân (Phương thức 4) .
III. Những điều chỉnh trong hệ thống ngân hàng các nước ASEAN
hướng tới gia nhập AEC
Đến cuối năm nay, AEC sẽ chính thức được thành lập và một trong những mục
tiêu của nó là thực thi hệ thống ngân hàng mở có nghĩa là các quốc gia thành viên sẽ
phải bỏ mọi giới hạn về sở hữu nước ngoài với các ngân hàng nội địa của mình.
1. Singapore
1.1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế của Singapore
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Singapore, tên chính thức là nước Cộng hòa Singapore, là một thành bang và
đảo quốc tại Đông Nam Á. Đảo quốc nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã
Lai và cách xích đạo 137 km về phía bắc.
Lãnh thổ Singapore gồm có một đảo chính hình thoi, và khoảng 60 đảo nhỏ
hơn. Sự đô thị hóa đã làm biến mất nhiều cánh rừng mưa nhiệt đới một thời ở
Singapore, không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp nước chủ yếu của
Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ chứa hoặc lưu vực
sông cung cấp được khoảng 50% lượng nước, phần còn lại được nhập khẩu từ
Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế - một loại nước có được sau quá trình khử muối.
Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chế đang được đề xuất và xây dựng nhằm giảm bớt

sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu.
1.1.2 Điều kiện kinh tế
Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu chủ yếu đều phải nhập từ
bên ngoài, hàng năm đều phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm và nước ngọt để
đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, Singapore đã xây dựng được hệ thống cơ sở
4


hạ tầng và các ngành công nghiệp phát triển hàng đầu châu Á và trên thế giới như:
cảng biển, hệ thống giao thông, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp
lọc dầu, chế biến, điện tử và lắp ráp linh kiện...
Singapore có nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao và rất thành công.
Người dân Singapore được hưởng một môi trường kinh tế mở cửa đa dạng, lành
mạnh và không tham nhũng, thu nhập bình quân đầu người vào hàng cao nhất thế
giới. Tuy nhiên, năm 2014 Singapore cũng được đưa vào danh sách 10 quốc gia đắt
đỏ nhất thế giới.
Singapore là một trong các trung tâm thương mại lớn của thế giới, với vị thế
trung tâm tài chính lớn thứ tư và một trong năm cảng bận rộn nhất. Nền kinh tế
mang tính toàn cầu và đa dạng của Singapore phụ thuộc nhiều vào mậu dịch, đặc
biệt là chế tạo, chiếm 26% GDP vào năm 2005. Quốc gia này xếp hạng cao trong
các bảng xếp hạng quốc tế liên quan đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sự minh bạch
của chính phủ, và tính cạnh tranh kinh tế.
1.2. Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây
Singapore có nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao và rất thành công.
Nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt là các thiết bị điện tử tiêu
dùng, sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm, và lĩnh vực dịch vụ tài chính.
GDP thực tế tăng trưởng trung bình 7,1% từ năm 2004 - 2007. Nền kinh tế sụt
giảm 0,8% trong năm 2009 do hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,
nhưng lại hồi phục 14,5% trong năm 2010 và 5,3% trong năm 2011, với sức mạnh
của xuất khẩu. Về lâu dài, Chính phủ hy vọng sẽ thiết lập một lộ trình tăng trưởng

mới tập trung vào nâng cao năng suất. Singapore đã thu hút được đầu tư lớn vào sản
xuất dược phẩm và công nghệ y tế và sẽ tiếp tục nỗ lực để thiết lập Singapore là
trung tâm tài chính và công nghệ cao của khu vực Đông Nam Á. Năm 2011 và 2012,
do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP của Singapore chỉ
đạt được lần lượt là 4.9% và 2.1%. Tuy nhiên , nền kinh tế của “đảo quốc Sư tử”
năm 2013 tăng trưởng 4,1%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng trong năm 2012.
Năm 2014 đánh dấu một năm tương đối thành công với nền kinh tế
Singapore, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực chưa thực sự
tăng trưởng ổn định. Theo báo cáo của nhiều tổ chức quốc tế, Singapore tiếp tục
nhận được sự tín nhiệm cao về sự cạnh tranh, môi trường kinh doanh tốt nhất,
thương mại và đầu tư nước ngoài.
Báo cáo của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) cho thấy trong
năm 2014, tăng trưởng kinh tế của Singapore đạt mức 2,9%, so với mức tăng 4,4%
của năm trước đó. Đóng góp vào tăng trưởng GDP trong năm qua chủ yếu đến từ
khu vực dịch vụ tài chính - bảo hiểm và sản xuất.
Tổng thương mại hàng hóa của Singapore trong năm 2014 cũng tăng 0,3% so
với năm 2013 và đạt 987,2 tỷ SGD. Mức tăng này thấp hơn so với con số dự kiến
ban đầu là 1,5-2,0%./.

5


Trong khi đó, thị trường lao động sẽ tiếp tục bị thắt chặt do tỷ lệ thất nghiệp
thấp và chi phí tuyển dụng tăng. Vì thế, các ngành sử dụng nhiều lao động như xây
dựng, bán lẻ và thực phẩm sẽ bị tác động bởi hạn chế về nguồn nhân lực. Tuy nhiên,
các ngành kinh tế nội địa như dịch vụ được kỳ vọng vẫn duy trì được tốc độ tăng
trưởng trước đó.
1.3. Những điều chỉnh trong hệ thống ngân hàng Singapore
1.3.1. Hệ thống ngân hàng
Quá trình phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao trong quá trình công

nghiệp hoá của quốc gia này cần phải kể đến sự thành công của lĩnh vực tài chính,
ngân hàng, những toà nhà chọc trời tập trung ở khu vực trung tâm kinh tế lớn trở
thành biểu tượng hùng vĩ của ngành dịch vụ tài chính Singpore.
Ở Singapore ngân hàng có lẽ nhiều nhất so với tỷ lệ các dịch vụ ở đây. Dịch
vụ tài chính mang tính cạnh tranh cao, nhưng bên cạnh các ngân hàng hiện đại
Singapore vẫn tồn tại các ngân hàng truyền thống.
Hệ thống ngân hàng Singapore bao gồm Ủy ban tiền tệ Singapore, ngân hàng
thương mại, ngân hàng thương mại dịch vụ, ngân hàng tiết kiệm bưu điện, công ty
tài chính…Trong đó Ủy ban tiền tệ Singapore do Bộ tài chính Singapore thành lập từ
năm 1971 để giám sát các tổ chức tài chính và thực thi chính sách tiền tệ. Ủy ban
tiền tệ Singapore chịu trách nhiệm đối với tất cả các chức năng ngân hàng trung
ương. Các định chế tài chính còn lại hoạt động đẩy mạnh việc lôi cuốn các tổ chức
tài chính nước ngoài, để phát triển ngân hàng thương mại theo hướng ngân hàng
hiện đại, chú trọng đổi mới công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu
dịch chuyển vốn trên thị trường.
So với các nước trong khối ASEAN thì Singapore có thị trường tài chính phát
triển nhất, năm 1975 ở Singapore lãi suất tiền vay và tiền gửi trong nước đã được tự
do hóa. Năm 1978, việc kiểm soát hối đoái cũng đã được nới lỏng, đem lại việc tự
do hóa tài chính đầy đủ nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng Singapore huy động
tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước để phân phối và sử dụng hiệu quả các
nguồn vốn tiền tệ đã huy động được, đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình công nghiệp
hóa và hiện đại hóa.
1.3.2. Những điều chỉnh hệ thống ngân hàng của Singapore trước thềm AEC
Là quốc gia phát triển nhất tại khu vực, Singapore sẽ là đầu tàu của ASEAN
trong cạnh tranh toàn cầu khi AEC 2015 hình thành. Singapore, với dân số 5,4 triệu
người, là quốc gia tiên tiến nhất ASEAN về khoa học, công nghệ, giáo dục, và hạ
tầng và luôn chú trọng tới hệ thống ngân hàng. Một số chính sách cụ thể của
Singapore:
Ngày 28/1/2015, Singapore đã có một động thái bất ngờ nới lỏng chính sách
tiền tệ, trong bối cảnh giá dầu đang tụt dốc ảnh hưởng đến lạm phát và ngân hàng

trung ương nước này tìm cách thúc đẩy nền kinh tế.
Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS - tức ngân hàng trung ương) cho
biết sẽ làm chậm lại việc nâng tỷ giá đồng nội tệ so với một loạt loại tiền tệ khác,
6


đồng thời hạ mức dự báo lạm phát của Singapore, chủ yếu do giá dầu thế giới giảm.
Thông tin trên đã dẫn tới việc đồng SGD giảm giá, theo đó 1 USD đổi được 1,3569
SGD, mức cao nhất của đồng USD kể từ tháng 8/2010 và tăng so với mức 1 USD
đổi được 1,3441 SGD vào hôm 27/1/2015
Singapore sử dụng tỷ giá hối đoái như một công cụ chủ chốt trong chính sách
tiền tệ, theo đó điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ so với các đồng tiền của các đối tác giao
thương chính.Trong tuyên bố, MAS cho biết việc điều chỉnh lần này phù hợp với
triển vọng lạm phát giảm trong năm 2015 đồng thời đảm bảo sự ổn định giá cả trong
trung hạn của Singapore.
Một chuyên gia phân tích đầu tư thuộc tập đoàn Phillip Futures của Singapore
nhận định đồng SGD giảm giá sẽ tạo thuận lợi cho xuất khẩu của đảo quốc này, tăng
tính cạnh tranh của hàng hóa Singapore trên thị trường quốc tế.
Các ngân hàng của Singapore rất tích cực mở rộng phạm vi hoạt động của
mình ở các nước thành viên ASEAN khác bằng cách ráo riết thâu tóm các đối thủ
nhỏ hơn nhằm đón đầu làn sóng tăng trưởng tại khu vực này. Chẳng hạn như DBS
Group Holdings của Singapore, năm 2012, cho biết sẽ trả tới 9,1 tỉ đô la Singapore
(tương đương 7,3 tỉ USD) để mua lại PT Bank Danamon, ngân hàng lớn thứ năm
của Indonesia. Đây là thuơng vụ lớn nhất từ trước đến nay tại quốc gia này. DBS và
United Overseas Bank của Singapore chủ yếu nhắm đến các thị trường tăng trưởng
cao của ASEAN là Indonesia và Malaysia trong khi đó nhiều ngân hàng của các
quốc gia khác muốn hiện diện tại hầu hết các thị trường ASEAN với mục tiêu trở
thành ngân hàng đầu tư được ưa chuộng tại khu vực. “Việc mua lại Danamon sẽ
củng cố vị trí của DBS như là một ngân hàng châu Á hàng đầu, giúp cân đối lại và
đa dạng hóa địa bàn hoạt động, đồng thời tăng cường sự hiện diện của chúng tôi tại

các thị trường có tốc độ tăng trưởng cao”, Tổng Giám đốc Piyush Gupta của BDS,
cho biết.
Ngoài ra, Singapore cũng thông báo và bắt buộc về tính thanh khoản mới của
MAS, nhằm đảm bảo các ngân hàng có tài sản chất lượng và tính thanh khoản cao.
Những ngân hàng quan trọng đối với hệ thống tài chính quốc gia (D-SIB) sẽ
phải duy trì vốn cao hơn 2% so với mức tối thiểu theo quy định quốc tế Basel III,
đồng thời phải có kế hoạch giải quyết khủng hoảng tốt. Các ngân hàng tại Singapore
phải đáp ứng yêu cầu mới về tính thanh khoản từ tháng 1/2015, trong khi quy định
liên quan đến ngân hàng nước ngoài sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2016.
Thông thường, những ngân hàng đã bắt rễ sâu rộng trong nền kinh tế một
nước nào đó thì vị trí của nó trên thị trường thường khó có thể bị thách thức bởi
những đối thủ mới, nhất là từ nước khác đến. Trên giác độ này thì các ngân hàng
Singapore có thể nói là bất khả chiến bại do đã thống trị hệ thống ngân hàng phát
triển ở trình độ rất cao của nước này, với 3 ngân hàng lớn nhất Singapore cùng nhau
kiểm soát tới khoảng 80% tổng tài sản ngân hàng của Singapore từ việc sáp nhập
trước đó.

7


2. Thái Lan
2.1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế của Thái Lan
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thái Lan là một trong những nước lớn của khu vực Đông Nam Á. Với đường
biên giới dài tiếp giáp với các quốc gia CHDCND Lào, CH Myanmar, Campuchia,
Malayxia phía tây tiếp giáp với biển Andaman, phía đông Vịnh Thái Lan là thuận lợi
trong phát triển kinh tế của quốc gia này. Thiên nhiên đã phú cho mảnh đất màu mỡ
này với diện tích đất đai là 513.115 km2, kéo dài trên 1.800 km từ Bắc xuống Nam.
Vùng Bắc có nhiều núi cao, vùng Trung là châu thổ Chao-phra-gia, vựa lúa
của Thái Lan, vùng Đông Bắc chủ yếu là cao nguyên, Vùng Nam giáp Malaysia. Bờ

biển Thái Lan dài khoảng 2.500 km, Băng Cốc là hải cảng lớn của vùng Đông Nam
Á. Vịnh Thái Lan là nguồn hải sản, khí và dầu quan trọng nhất của Thái Lan.
Nguồn tài nguyên truyền thống quan trọng nhất của Thái Lan là lúa gạo. Cao
su là nông sản quan trọng thứ hai. Ngoài ra Thái Lan còn chú trọng đến việc trồng
rau quả và hoa xuất khẩu.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi như vậy, Thái Lan cũng có những điều
mà thiên nhiên không ưu đãi. Nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn của đất nước
không cho phép Chính phủ Thái Lan theo đuổi tham vọng xây dựng nền công nghiệp
nặng bằng mọi giá như nhiều quốc gia khác, mặc dù họ ý thức được vai trò của công
nghiệp nặng đối với sự phát triển kinh tế quốc dân. Như vậy, để phát triển kinh tế đất
nước, Thái lan chỉ có thể dựa vào nông nghiệp và một ít tài nguyên thiên nhiên,
trong đó giá trị nhất là những mỏ thiếc ở Puket thuộc miền Nam Thái Lan. Bên cạnh
đó, cũng như nhiều quốc gia khác, Thái lan luôn phải hứng chịu những thảm họa
thiên tai không mong muốn như: lũ lụt, hạn hán..... Sự phát triển kinh tế dẫn đến ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sức khỏe của
cư dân Thái lan.
2.1.2. Điều kiện kinh tế Thái Lan.
Khác với Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, Thái lan là
nước tiến hành công nghiệp hóa trong môi trường quốc tế khá thuận lợi.
Thái Lan đã hưởng các nguồn lợi gián tiếp trong cuộc chiến tranh Đông
Dương thông qua việc Mỹ sử dụng Thái Lan như một căn cứ quân sự và hậu
phương cung cấp nhu yếu phẩm cho chiến tranh. Các khoản viện trợ không hoàn lại,
các khoản đầu tư lớn từ các nước tư bản phát triển đổ vào đây ngoài mục đích lợi
nhuận trước mắt, phương Tây muốn biến Thái Lan thành "hình mẫu của Mỹ và thế
giới tư bản" ở Đông Nam Á. Chính sự lưu tâm của Mỹ và thế giới tư bản không
những là một yếu tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa đất nước, mà còn
có tác dụng củng cố địa vị lâu bền của phái quân sự trong đời sống kinh tế,chính trị
- xã hội của nước này.
2.2. Khái quát tình hình kinh tế Thái Lan những năm gần đây.
Thái Lan hiện là một nước công nghiệp mới (trước vốn là nước nông nghiệp

truyền thống). Bắt đầu từ năm 1960, Thái Lan thực hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế
8


- Xã hội đến nay đã đạt được những thành tưu nhất định
Từ năm 2007, những bất ổn chính trị đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế của Thái Lan. Tuy nhiên, các yếu tố cơ bản của nền kinh tế vẫn vững. Do bất ổn
chính trị trong nước và ảnh hưởng tiêu cực bởi khủng hoảng tài chính, tăng trưởng
kinh tế của Thái Lan năm 2008 chỉ đạt 3,6%. Năm 2009, xuất khẩu giảm mạnh, thất
nghiệp gia tăng, tăng trưởng kinh tế Thái Lan giảm 2,4%. Thời gian gần đây, kinh tế
Thái Lan đã dần phục hồi. GDP năm 2010 và 2011 lần lượt tăng 7,8% và 1,5%. Tuy
nhiên, đà tăng trưởng kinh tế vẫn còn phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có sự ổn
định chính trị trong nước.
Nổi bật trong tình hình kinh tế của Thái Lan phải kể đến ngành du lịch của
nước này. Ngành Du lịch chiếm khoảng 6,5% GDP toàn quốc. Năm 2011, đã có hơn
19 triệu khách du lịch tới Thái Lan, tăng 19,84% so với năm 2010 (theo thống kê
Cục Du lịch Thái Lan). Thái Lan đã thu được 734,6 tỷ Bat năm 2011, tăng 23,92%
so với năm 2010.
Qua những nét khái quát về tình hình kinh tế Thái Lan, ta có thể thấy tuy kinh
tế Thái Lan luôn có những bước thăng trầm không ổn định nhưng xét chung trong cả
quá trình phát triển, nền kinh tế luôn có xu hướng phát triển đi lên.
2.3. Những điều chỉnh trong hệ thống ngân hàng Thái Lan
2.3.1. Hệ thống ngân hàng
Hệ thống ngân hàng Thái Lan bao gồm Ngân hàng trung ương Thái Lan
(Bank of Thailand –BOT), ngân hàng thương mại, ngân hàng chuyên doanh nhà
nước, các công ty tài chính… Ngân hàng Thái Lan được thành lập từ năm 1942 được
coi như là ngân hàng trung tâm của cả nước; giữ vai trò ngân hàng của các ngân
hàng và chịu ảnh hưởng rất lớn của các chi nhánh ngân hàng phương Tây.
Luật ngân hàng Thái Lan cũng đã được thông qua năm 1962 và được bổ sung
sửa đổi vào năm 1979,1985, và 1992. Hệ thống ngân hàng ở Thái Lan phát triển

mạnh theo xu hướng xây dựng mô hình tập đoàn ngân hàng, nhiều ngân hàng trong
nước đã mở được các chi nhánh ở nước ngoài hoặc liên doanh với các ngân hàng ở
nước ngoài. Đến năm 1997, Thái Lan có 63 ngân hàng trong số đó có 10 ngân hàng
thuộc sở hữu nhà nước. Hoạt động của các ngân hàng thương mại đã đóng góp quan
trọng đối với nền kinh tế Thái Lan và đảm đương về vốn cho nhu cầu phát triển công
nghiệp hóa – hiện đại hóa. Bằng cách hạ lãi suất để mở rộng tín dụng đối với lĩnh
vực nông nghiệp để đảm bảo nhu cầu vốn cho nông dân đặc biệt là vùng sâu vùng
xa, Ngân hàng trung ương Thái Lan có quyền kiểm soát chặt chẽ các ngân hàng
thương mại trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp, bên cạnh đó Nhà nước thành lập Uỷ
ban kiểm soát giá cả, tạo điều kiện kiểm soát giá nông sản và khi cần Nhà nước kịp
thời tham gia để bình ổn giá thị trường.
Thị trường chứng khoán phát triển sôi động và việc các ngân hàng Thái Lan
phát triển mạnh mẽ nghiệp vụ đầu tư vào thị trường tài chính cho thấy cả hai hệ
thống trên đóng vai trò ngang nhau trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế.
2.3.2. Những điều chỉnh trong hệ thống ngân hàng
9


Sau khủng hoảng tài chính năm 1997, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra biện
pháp bao gồm: cải thiện khuôn khổ pháp lý bảo đảm an toàn hoạt động ngành tài
chính ngân hàng và tiến hành các bước tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.Với những
kiên quyết trong cải cách ngân hàng vừa qua đã giúp Thái Lan phục hồi sau khủng
hoảng.
Từ năm 2010 trở lại đây triển vọng của hệ thống ngân hàng xứ Chùa Vàng
được đánh giá là vẫn rất ổn định bất chấp những bất ổn về chính trị đang tàn phá nền
kinh tế đất nước. Đó là khẳng định của Hãng xếp hạng tín dụng Moody's Investors
Service (Moody’s) mặc dù lợi nhuận của ngành ngân hàng Thái Lan trong ba năm qua
có xu hướng giảm vì nền kinh tế trong nước bị tàn phá bởi cuộc khủng hoảng chính
trị. Kết luận rút ra bởi cuộc khảo sát 12 ngân hàng Thái Lan, gồm 9 ngân hàng
thương mại và 3 ngân hàng chính sách, chiếm 72% tổng giá trị của hệ thống ngân

hàng Thái Lan.
Theo Moody’s, tiềm lực vốn và khả năng chống chịu của các ngân hàng trước
sự tăng nhẹ của các khoản nợ xấu trong vòng 12-18 tháng tới rất vững chắc. Về mặt
thanh khoản và tiềm lực vốn, báo cáo cho biết, nguồn vốn của các ngân hàng Thái
Lan chủ yếu đến từ các khoản tiền gửi ổn định trong nước, ít phụ thuộc vào nguồn
vốn liên ngân hàng và các khoản nợ. Do vậy, tiềm lực vốn của hệ thống ngân hàng
Thái rất vững chắc, hoàn toàn có thể chống chọi tốt trước hiện tượng rút tiền gửi đột
ngột. Về yếu tố lợi nhuận, Moody’s nhận định, lợi nhuận của ngành ngân hàng Thái
Lan trong thời gian tới sẽ sụt giảm so với sự tăng trưởng mạnh mẽ suốt hơn ba năm
qua.
Mới đây nhất, Tòa án Hiến pháp Thái Lan hôm 12/3/2014 đã ra phán quyết,
dự luật vay tín dụng 2.200 tỷ baht (67,8 tỷ USD) để tài trợ cho các dự án khổng lồ về
xây dựng cơ sở hạ tầng là vi phạm hiến pháp nước này. Động thái này được đưa ra
sau khi Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Thái Lan hôm 12/3/2014 tuyên bố cắt giảm
lãi suất chính sách thêm 0,25 điểm, xuống mức 2% (mức thấp nhất trong vòng 4
năm qua, kể từ tháng 12 năm 2010) nhằm tạo bước đệm trong bối cảnh rủi ro đi
xuống của nền kinh tế ngày càng lớn.
Bangkokpost dẫn lời chủ tịch Ngân hàng Krung Thai (KTB), ông Vorapak
Thanyawong cho biết, Ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất Thái Lan này đang cân
nhắc cắt giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 7-10% xuống còn 4,5% trong năm nay
sau khi hạ thấp dự đoán tăng trưởng GDP của nước này từ 4-5% xuống 3,3%. cho
biết KTB sẽ cắt giảm lãi suất cho vay và huy động vào thời gian tới để phù hợp với
mức cắt giảm lãi suất chính sách.
Bangkokpost đưa tin hôm 22/05/2014, dịch vụ đổi tiền tại Thái Lan đang có
những chuyển động mạnh mẽ trong cuộc hội nhập tài chính ngay trước thời điểm
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức ra đời vào cuối 2015, theo Hiệp hội
Ngoại hối Thái Lan (TAFEX). Chủ tịch Hiệp hội, Chanaporn Poonsuphirun cho biết
một số dấu hiệu cạnh tranh tài chính đã bắt đầu xuất hiện khi một số tổ chức cung
cấp dịch vụ đổi ngoại tệ xin giấy phép hoạt động của Ngân hàng Thái Lan. Cụ thể,
10



hiện có 1.300 địa điểm cung cấp dịch vụ đổi tiền, có giấy phép kinh doanh từ Ngân
hàng Thái Lan, chủ yếu hoạt động ở các khách sạn và đại lý du lịch. Tuy nhiên,
trong đó chỉ có 75 đơn vị là thành viên của TAFEX bất kể con số này đã tăng từ 40
lên 75 tính đến năm 2013.
Ngoài ra, “có rất nhiều điểm dịch vụ đổi tiền không có giấy phép hợp pháp
của Ngân hàngTrung ương Thái Lan, điều này là một cản trở lớn với việc phát
triển kinh doanh”, bà Chanaporn cho biết.
TAFEX dự đoán khối lượng giao dịch ngoại hối thông qua các điểm giao dịch
địa phương có thể lên đến 10 tỷ USD vào năm 2014, tăng thêm 3,4 tỷ USD so với
mức 6,6 tỷ USD vào năm ngoái, mặc dù nền kinh tế phát triển trì trệ và lượng khách
du lịch tới đất nước này giảm đáng kể. Ngoài vai trò Chủ tịch Hiệp hội Ngoại hối
Thái Lan, bà Chanaporn đồng thời là CEO của Twelve Victory Exchange, một trong
những tổ chức cung cấp dịch vụ đổi tiền lớn nhất Thái Lan. Bà cho biết công ty của
mình cũng đang có kế hoạch mở rộng thị trường trong nước bằng việc liên kết với
các công ty nhỏ hơn tại các tỉnh. Twelve Victory Exchange hiện có 20 chi nhánh,
nhưng tất cả đều ở Bangkok.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đang xem xét một quy định
liên quan tới việc mở rộng chi nhánh của các công ty cung cấp dịch vụ đổi tiền.
Theo quy định này, công ty phải tiến hành đăng ký vốn tối thiểu là 10 triệu Baht
trước khi mở thêm các chi nhánh.
Một tin khác được Bangkok Post đưa tin hôm 14/4/2014, các ngân hàng lớn cụ
thể là bốn ngân hàng lớn nhất Thái Lan, gồm Bangkok (BBL), Krung Thai Bank
(KTB), Kasikornbank (KBank) và Siam Commercial Bank (SCB) đang tìm kiếm cơ
hội mở rộng hoạt động kinh doanh tại các nước láng giềng nhằm tận dụng tối đa lợi
ích mà Cộng động kinh tế ASEAN mang lại vào cuối năm 2015. Các ngân hàng này
đã lên kế hoạch xâm nhập thị trường tài chính trong nhóm các nước thành viên
ASEAN ngay khi có thể cho thấy Thái Lan đã nắm bắt thời cơ AEC tương đối nhanh
chóng.

Khác với nhiều ngân hàng lớn ở Singapore và Malaysia cũng tăng cường mở
rộng kinh doanh trong khu vực thông qua các một chiến lược nhanh gọn đó là mua lại
các ngân hàng địa phương, các ngân hàng Thái Lan chọn một con đường khiêm tốn
hơn đó là mở các chi nhánh ngân hàng của mình tại các quốc gia trong khu vực.
Ngân hàng Bangkok (BBL) - ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất Thái Lan, heo
ước tính, BBL hiện có 27 chi nhánh và văn phòng địa diện tại 11 quốc gia, trong đó
có 13 chi nhánh và văn phòng đại diện ở ASEAN. Ngân hàng này hiện đang tìm
kiếm sự chấp thuận của chính quyền Campuchia về việc mở lại chinh nhánh ở
Phnom Penh sau nhiều năm vắng bóng tại thị trường nước, Phó chủ tịch BBL Deja
Tulananda cho biết. Ngân hàng này cũng đang xem xét mở thêm chi nhánh ở Việt
Nam. BBL đã hoạt động tại Việt Nam được hơn 30 năm và hiện có chi nhánh ở thủ
đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Mới đây, BBL vừa mở thêm một chinh nhánh ở thủ
đô Viêng Chăn trong bối cảnh hoạt động kinh tế tại Lào ngày càng gia tăng. Tuy
11


nhiên, trước khi bắt tay vào việc mở chi nhánh ở nước ngoài, ngân hàng cần nắm rõ
hơn về bức tranh kinh tế và các quy định của nước sở tại.
Ngân hàng Krungthai (KTB) cũng lên kế hoạch mở thêm các chi nhánh tại
khu vực biên giới nhằm nắm bắt hoạt động kinh doanh phát sinh từ thương mại
xuyên biên giới. Phó chủ tịch KTB Weidt Nuchjalern cho biết, KTB hiện có tám chi
nhánh tại khu vực biên giới và sẽ nâng cấp một trung tâm dịch vụ tài chính ở khu
vực biên giới Thái Lan - Campuchia thành một chi nhánh mới của KTB trong tháng
tới.
Có thế thấy Thái Lan là một trong số những quốc gia nhập cuộc nhanh nhất
với việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
3. Philippines
3.1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, xã hội.
Cộng hòa Philippines, là một đảo quốc có chủ quyền tại Đông Nam Á.
Philippines nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương và nằm gần xích đạo, do vậy

quốc gia hay chịu ảnh hưởng từ các trận động đất và bão nhiệt đới, song lại có nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng sinh học ở mức độ cao. Philippines có
diện tích 300.000 kilômét vuông, là quốc gia rộng lớn thứ 64 trên thế giới, bao gồm
7.107 hòn đảo. Thủ đô của Philippines là Manila, còn thành phố đông dân nhất
là Quezon; cả hai thành phố đều thuộc Vùng đô thị Manila. Với dân số ít nhất là 99
triệu, Philippines là quốc gia đông dân thứ bảy tại châu Á và đứng thứ 12 trên thế giới.
Vào thế kỷ 20, Cộng hòa Philippines là một quốc gia độc lập. Kể từ đó,
Philippines hiện là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á,
việc có quy mô dân số lớn và tiềm năng về kinh tế khiến Philippines được phân loại
là một cường quốc bậc trung.
3.2. Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây.
Nền kinh tế quốc gia của Philippines lớn thứ 41 thế giới, theo ước tính, GDP
(danh nghĩa) vào năm 2013 là 272.207 triệu USD (2012 đạt 250.182 triệu USD và
2009 đạt 161.196 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Philippines bao gồm
các sản phẩm bán dẫn và điện tử, thiết bị vận tải, hàng may mặc, các sản phẩm đồng,
các sản phẩm dầu mỏ, dầu dừa, và quả. Các đối tác thương mại lớn của Philippines
bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Hà Lan, Hong Kong,
Đức, Đài Loan và Thái Lan. Đơn vị tiền tệ quốc gia là peso Philippines (hay PHP).
Philippines là một quốc gia công nghiệp mới, nền kinh tế đang trong quá trình
chuyển đổi từ dựa vào nông nghiệp sang dựa vào các ngành dịch vụ và chế tạo. Tổng
lực lượng lao động trên toàn quốc là khoảng 38,1 triệu, lĩnh vực nông nghiệp sử
dụng gần 32% lực lượng lao động song chỉ đóng góp 14% GDP. Lĩnh vực công
nghiệp thu hút gần 14% lực lượng lao động và đóng góp 30% GDP. 47% lực lượng
lao động tham gia vào lĩnh vực dịch vụ và đóng góp 56% GDP.
Năm 2004, GDP tăng trưởng 6,4% và đến năm 2007 là 7,1%, mức cao nhất
trong ba thập niên. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm
trong giai đoạn 1966–2007 chỉ đạt 1,45%, trong khi mức trung bình của khu vực
12



Đông Á và Thái Bình Dương là 5,96%, thu nhập hàng ngày của 45% dân số
Philippines vẫn dưới 2 đô la Mỹ.
Kinh tế Philippines dựa nhiều vào kiều hối, nguồn ngoại tệ từ kiều hối vượt
qua cả đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các khu vực phát triển không đồng đều, đảo
Luzon mà đặc biệt là Vùng đô thị Manila giành được hầu hết tăng trưởng kinh tế so
với các khu vực khác, song chính phủ có những bước đi để phân phối tăng trưởng
kinh tế bằng cách tăng đầu tư vào các khu vực khác của quốc gia.
HSBC phác thảo rằng nền kinh tế của Philippines sẽ trở thành nền kinh tế lớn
thứ 16 thế giới, lớn thứ 5 châu Á và lớn nhất Đông Nam Á vào năm 2050.
Philippines là thành viên của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), Ngân hàng Phát triển châu Á với trụ sở
tại Mandaluyong, Kế hoạch Colombo, G-77, và G-24.
3. Điều chỉnh trong hệ thống ngân hàng Philippines.
Hiện nay ở Philippine có ba loại hình tổ chức cung cấp dịch vụ Tài chính vĩ
mô (TCVM): Ngân hàng tiết kiệm và nông thôn, các hợp tác xã cung cấp dịch vụ
tiết kiệm và tín dụng, các tổ chức phi chính phủ cung cấp các dịch vụ TCVM. Các
ngân hàng tham gia vào các hoạt động TCVM dưới sự giám sát của Ngân hàng
Trung Ương Philippine. Các hợp tác xã thuộc thẩm quyền quản lí của Cơ quan Hợp
tác Phát triển (CDA). Trong khi đó, các tổ chức TCVM phi chính phủ, với tư cách là
các tổ chức không nhận tiền gửi, không phải chịu bất kỳ quy định bảo đảm an toàn
nào. Tuy nhiên, các tổ chức TCVM phi chính phủ phải đăng ký và thông báo với Ủy
ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC) về việc tham gia vào TCVM và các dịch vụ
liên quan. Một số bước phát triển gần đây trong lĩnh vực TCVM:
- Tháng 12 năm 2011, Ngân hàng Trung Ương Philippine (BSP) ban hành Thông
tư số 744 cho phép các ngân hàng cung cấp các khoản vay "TCVM gia tăng" lên đến
300.000 Php (7.000 USD). Trước kia, Ngân hàng Trung ương xác định các khoản vay
TCVM là những khoản vay dưới mức 150.000 Php (3.500 USD).
- Quy định mới của Ngân hàng Trung Ương Philippine có hiệu lực từ ngày 01
tháng 7 năm 2012 cấm việc sử dụng phương pháp tính toán lãi suất phẳng áp dụng
cho tất cả các tổ chức được cấp phép. Các tổ chức TCVM phi chính phủ không cấp

phép và hợp tác xã được khuyến khích áp dụng mức hợp lí.
- Minh bạch giá cả Ngân hàng Trung Ương ban hành Thông tư số 730, khuyến
khích các tổ chức TCVM tăng cường tính minh bạch giá cho vay và cải thiện việc
công khai thông tin chủ nợ cập nhật ở Luật cho vay. Chính sách công khai thông qua
các quy định là để bảo vệ người dân trước việc thiếu thông tin về chi phí tín dụng thực
sự thông qua việc đảm bảo công bố đầy đủ các chi phí, ngăn chặn việc sử dụng mà
không hiểu rõ về tín dụng gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Đối tượng áp dụng bao gồm tất cả các bên cho vay bao gồm cả cá nhân hoặc
tổ chức tham gia vào việc mở rộng tín dụng. Thông tư cũng thành lập một công thức
định giá áp dụng cho tất cả các tổ chức cấp tín dụng. Thông tư này có hiệu lực vào
tháng 8 năm 2012, bao gồm sửa đổi về những loại thông tin phải được công khai đặc
13


biệt đối với doanh nghiệp nhỏ, lẻ. Tín dụng tiêu dùng bao gồm tổng số tiền được tài
trợ (vốn), chi phí tài chính thể hiện bằng peso và centavos; tiền thu ròng của khoản
vay và tỷ lệ phần trăm phí tài chính phải chịu trên tổng số tiền được tài trợ.
Việc minh bạch giá được giám sát và thi hành bởi Ngân hàng TW Philippine
(BSP) nhưng chính sách này bị hạn chế đối với các ngân hàng thương mại và nông
thôn chỉ khi NHTW (BSP) không quản lí cũng như giám sát các tổ chức TCVM
khác như hợp tác xã và các tổ chức phi chính phủ. Do đó, không có sự kiểm tra việc
tuân thủ quy định ở các tổ chức phi ngân hàng. Nợ quá hạn Ngành TCVM đã có
những phản ứng tích cực trước những thách thức từ những khoản vay phức tạp vốn
dĩ có thể chuyển thành nợ quá hạn, danh mục dư nơ có rủi ro gia tăng và đối với
khách hàng có dư nợ cao. Các tổ chức TCVM chú trọng đến danh sách được trao đổi
với các tổ chức khác để tránh việc vấp phải những khoản tín dụng xấu, việc trao đổi
này đặc biệt hữu ích cho các tổ chức TCVM thiếu sự hợp tác, thiếu kinh nghiệm của
những người điều hành mới trong việc tiếp cận khách hàng.
Hiện tại, có nhiều cải tiến trong việc kết hợp các phương thức tiếp cận bao
gồm tăng cường đào tạo tài chính; nâng cao, cung ứng sản phẩm phù hợp; lập kế

hoạch phát triển và các nghiên cứu nhằm hạn chế các khoản nợ xấu, nợ phức tạp có
thể dẫn đến danh mục đầu tư rủi ro cao của tổ chức TCVM và của khách hàng có
nhiều nợ xấu.
Trong năm 2012, Viện quản lý Châu Á (AIM), Oikocredit, Hội đồng TCVM
Mindanao (MMC) và Hội đồng TCVM của Philippines (MCPI) đưa ra các tổng kết
về các khoản vay phức tạp ở Philippines. Một trong số đó là bản báo cáo nhằm đánh
giá sự tác động và tương quan của các khoản vay bằng cách sử dụng dữ liệu chung
về khách hàng được tổng hợp từ đối tác tổ chức TCVM trong "Khối thịnh vượng
chung" - khu vực hai của thành phố Quezon. Kết quả cho thấy trung bình 14% khách
hàng đang vay vốn tổ chức TCVM có quan hệ tín dụng với hơn một tổ chức tín
dụng. Về cơ bản, quy mô khoản vay thuờng tương đuơng nhau, tài khoản tín dụng có
dư nợ tuơng tự nhau tại các tổ chức TCVM mặc dù có những khác biệt rõ ràng giữa
các loại khoản vay và tỷ lệ cho vay chéo của tổ chức TCVM. Nhìn chung không có
sự khác biệt mang tính hệ thống giữa người có quan hệ tín dụng với một tổ chức hay
nhiều tổ chức cùng một lúc, và cho tới nay cũng không có bằng chứng cho thấy việc
có quan hệ tín dụng với nhiều tổ chức lại liên quan đến những khó khăn trong trả nợ
và khả năng vi phạm pháp luật.
- Trung tâm thông tin tín dụng Luật Hệ thống thông tin tín dụng (CISA), được
Quốc hội thông qua vào năm 2008, yêu cầu thành lập một trung tâm đăng ký tín dụng
nội địa. Việc áp dụng luật hệ thống thông tin tín dụng đuợc kỳ vọng làm tăng khả
năng tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cũng như giải quyết
các vấn đề của vay đa tổ chức vốn đuợc coi là có thể dẫn đến vi phạm pháp luật. Ở
quy mô lớn hơn, sự chia sẻ và phổ biến thông tin tín dụng sẽ lành mạnh hóa, nâng cao
uy tín và làm sôi động thị trường. Hiện tại, việc thực thi các quy định của Luật hệ
thống thông tin CISA đã được phê duyệt, một số thành viên quản trị điều hành đã
14


được bổ nhiệm. Tuy vậy, việc thực thi pháp luật và hoạt động của Cục đăng kí tín
dụng đang bị hạn chế do vấn đề tài chính từ phân bổ ngân sách.

- Đầu năm nay, 7 tổ chức TCVM lớn nhất Philippine đã thành lập Trung tâm
thông tin tín dụng tạo điều kiện cho các nhà cung cấp TCVM mở rộng các khoản
vay cho doanh nhân vi mô thông qua hệ thống chia sẻ dữ liệu TCVM (Midas).
Midas hy vọng sẽ hỗ trợ các khách hàng vi mô có rủi ro tín dụng trong việc tiếp cận
nguồn vốn vay.
- Luật bảo mật dữ liệu Các ngân hàng Philippine được điều chỉnh bởi luật về
bảo mật tiền gửi ngân hàng. Theo đó, mọi khoản tiền gửi tại các ngân hàng hoặc các
tổ chức hoạt động ngân hàng, bao gồm cả các khoản đầu tư vào trái phiếu phát hành
bởi Chính phủ Philippine, đều được bảo mật tuyệt đối, không bị kiểm tra, điều tra
hoặc phong tỏa bởi bất kì cá nhân hay tổ chức nào, trừ khi có sự cho phép bằng văn
bản của người gửi tiền, hoặc trong trường hợp bị buộc tội, hoặc theo lệnh của tòa án
có thẩm quyền đối với các tội hối lộ hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc trong trường hợp
người gửi tiền hay nguời đầu tư là đối tượng của các vụ kiện 3. Một luật khác, Luật
Bảo mật dữ liệu năm 2012 (Luật số 10173) hỗ trợ cho luật trước đây nhưng chú
trọng hơn đến vai trò của thông tin và các nhà cung cấp công nghệ để bảo mật thông
tin cá nhân trong hệ thống thông tin liên lạc của chính phủ và khu vực tư.
- Dịch vụ ngân hàng di động với sự tiến bộ trong công nghệ và với sự phổ
biến của điện thoại di động, ngân hàng di động được công nhận là có một tiềm năng
rất lớn, cung cấp truy cập vào các ngân hàng từ xa và làm giảm đáng kể chi phí và
rủi ro bên ngoài. Theo một nghiên cứu ở Philippines cho thấy một nửa số người sử
dụng điện thoại di động không sử dụng dịch vụ ngân hàng. Trong số này, 26% là
người nghèo, sống dưới mức 5 USD mỗi ngày (chuẩn nghèo ở Philippine) và 1 trong
10 người không sử dụng dịch vụ ngân hàng tiết kiệm trung bình 31 USD (1/4 tiết
kiệm gia đình của họ) phí sử dụng di động. Trước khi bắt đầu dự án Dịch vụ Ngân
hàng Doanh nghiệp siêu nhỏ (MABS) 4, ngân hàng di động đã như một giải pháp
công nghệ mở rộng dịch vụ ngân hàng với chi phí thấp cho các khách hàng và cá
nhân chưa có điều kiện sử dụng và tiếp cận các dịch vụ ngân hàng đặc biệt là khách
hàng ở khu vực nông thôn 5.
Một dự án ngân hàng khác liên quan đến điện thoại di động là Bước tiến mở
rộng quy mô sử dụng điện thoại di động hoặc SIMM – thời gian hai năm nhằm mục

đích phổ cập thông tin thông qua giáo dục tài chính và tỷ lệ sử dụng điện thoại di
động và dịch vụ tiền tệ di động để cải thiện quản lý tài chính gia đình. Trong số các
chính sách quan trọng có việc nới lỏng các yêu cầu phân nhánh ngân hàng và mở
rộng vai trò của văn phòng ngân hàng vi mô.
- Tờ Philstar hôm 7/5/2014 đưa tin, Hạ viện Philippines vừa thông qua Dự
luật Hạ viện số 3984 (House Bill 3984) nhằm thay thế Đạo luật Cộng hòa số 7721,
vốn chỉ cho phép các ngân hàng nước ngoài mua và sở hữu tối đa 60% cổ phần có
quyền biểu quyết của một ngân hàng nội địa.

15


Theo dự luật mới, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ được cấp phép hoạt
động tại Philippines, thay vì chỉ có hình thức liên doanh, chi nhánh hay văn phòng
đại diện như trước đó.
Hạ nghị sĩ Nelson Collantes, tác giả của dự án luật này cho biết, việc cho phép
thành lập ngân hàng 100% đầu tư nước ngoài tại Philippines sẽ góp phần củng cố hệ
thống tài chính của đất nước. Các ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài dự kiến sẽ
mang lại những triển vọng và công nghệ mới cho hệ thống ngân hàng nội địa. Do
vậy, về lâu dài, điều này sẽ tăng cường nguồn lực tài chính của Philippines và làm
lợi cho nền kinh tế nước này.
Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài cũng rất ủng hộ việc thông qua Dự luật
Hạ viện 3984. Liên hiệp Các phòng Thương mại Nước ngoài ở Philippines (JFC)
cho biết, việc tăng cường quyền sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng nội địa sẽ góp
phần “tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành ngân hàng và gia tăng nguồn vốn.
Điều này sẽ làm lợi dân chúng, đồng thời giúp duy trì sự tăng trưởng của nền kinh tế
Philippines”. Ngoài ra, theo JFC, việc thông qua Dự luật 3984 sẽ cho phép
Philippines hòa mình với quá trình hội nhập tài chính của Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN).
4. Malaysia

4.1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế của Malaysia
Malaysia là một quốc gia quân chủ lập hiến liên bang tại Đông Nam Á. Quốc
gia bao gồm 13 bang và 3 lãnh thổ liên bang với tổng diện tích đất là 329.847 km2
( lớn thứ 67 trên thế giới về diện tích đất liền) trong đó diện tích đất đai là 328.558
km2 và diện tích mặt nước là 1.200 km2.
Malaysia là một nền kinh tế thị trường định hướng nhà nước tương đối mở và
công nghiệp hóa mới. Thương mại quốc tế của Malaysia có thuận lợi do nằm sát
tuyến đường tàu thủy qua eo biển Malacca, và chế tạo là lĩnh vực then chốt.
Malaysia phát triển thành một trung tâm của ngân hàng Hồi giáo, và là quốc
gia có số nữ lao động cao nhất trong ngành này.
Kể từ khi độc lập, Malaysia trở thành một trong những nước có hồ sơ kinh tế
tốt nhất tại châu Á, GDP tăng trưởng trung bình 6,5% trong gần 50 năm.
4.2. Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây
Từ năm 1991, Chính phủ Malaysia đã đề ra chiến lược phát triển toàn diện
quốc gia 30 năm (1991-2020) gọi là “ Tầm nhìn năm 2020” mà kế hoạch 5 năm lần
thứ 6 (1991-1995) là giai đoạn mở đầu của chiến lược này. Mục tiêu của kế hoạch
này là nhằm nâng cao tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, khuyến
khích phát triển kinh tế tư nhân, tự do hóa hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư,
phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán.
Trong thời gian bốn năm, từ 4/2009-4/2013, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng
Najib Tun Razak, nền kinh tế Malaysia phát triển thịnh vượng, hệ thống tài chính
minh bạch, vững chắc, mức sống và chất lượng cuộc sống tiếp tục được cải thiện. Từ
khi nắm quyền ngày 3/4/2009, Thủ tướng Najib đã thực hiện chương trình "Một
16


Malaysia" với cam kết đưa đất nước phát triển và trong năm 2010, ông đã đưa ra hai
sáng kiến lớn đó là Chương trình chuyển đổi chính phủ (GTP) và Chương trình
chuyển đổi kinh tế (ETP). Mục tiêu của các chương trình này là nhằm đưa Malaysia
trở thành nền kinh tế phát triển có thu nhập cao vào năm 2020. Trong thời gian hơn

2 năm thực hiện GTP và ETP, Malaysia đã đạt được một số mục tiêu của ETP và
khẳng định đang đi đúng hướng để trở thành nước thu nhập cao vào năm 2020.
Năm 2013, nền kinh tế Malaysia đã tăng trưởng 4,7%, lạm phát đã đứng ở
mức 3,2% trong tháng cuối của năm 2013 so với cùng kỳ năm trước. Tính cả năm
2013, lạm phát đã tăng 2,1%. Cũng trong năm 2013, Malaysia đã lập kỷ lục mới về
thu hút vốn đầu tư với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt trong năm là 216,5 tỷ
ringgít - RM (tương đương 66 tỷ USD), tăng 48,6 tỷ RM so với năm 2012.
Với lộ trình rõ ràng, các chương trình chuyển đổi của Malaysia đã góp phần
nâng cao vị thế của quốc gia này trên trường quốc tế. Theo báo cáo kinh doanh năm
2013, Malaysia đứng thứ 12 trên thế giới về xếp hạng đất nước có môi trường kinh
doanh thân thiện. Malaysia cũng được đánh giá là đất nước có tính cạnh tranh cao,
đứng thứ 14 trên thế giới theo đánh giá của Viện nghiên cứu quản lý phát triển được
công bố trong cuốn sách năm 2012/2013 về cạnh tranh toàn cầu. Năm 2013,
Malaysia đứng thứ hai trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) về mức độ
năng động của nền kinh tế (GDI), sau Singapore do Tổ chức Grant Thornton, một tổ
chức hàng đầu thế giới về bảo hiểm, thuế và tư vấn doanh nghiệp công bố.
Năm 2014, Malaysia đứng trong top 3 nền kinh tế nhận vốn đầu tư lớn nhất từ
Nhật Bản trong khoảng thời gian từ tháng 1-9/2014.
Năm 2015,Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã công bố ba chiến lược cụ thể
nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế của nước này tiếp tục phát triển mạnh, dự kiến
đạt tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ 4,5-5,5% trong năm 2015. Về
việc điều chỉnh ngân sách, ngân sách 2015 sẽ được xây dựng dựa trên nền tảng kinh
tế mạnh mẽ trong năm 2014.
4.3. Những điều chỉnh trong hệ thống ngân hàng Malaysia
4.3.1. Hệ thống ngân hàng
Hệ thống tài chính của Malaysia bao gồm đa dạng các tổ chức phục vụ các
nhu cầu đa dạng và phức tạp của nền kinh tế trong nước. Các ngành ngân hàng có
thể được chia thành các hệ thống tài chính và tài chính Hồi giáo tương ứng. Hai hệ
thống này cùng tồn tại và hoạt động song song.Trung tâm của ngân hàng là Ngân
hàng Negara Malaysia - ngân hàng trung ương của Malaysia. Mục tiêu chính của các

ngân hàng là thúc đẩy sự ổn định tiền tệ và tài chính có lợi cho sự phát triển bền
vững của nền kinh tế Malaysia.
Hệ thống ngân hàng bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, và
các ngân hàng Hồi giáo, là nguồn tài trợ chính hỗ trợ các hoạt động kinh tế ở
Malaysia. Tổ chức ngân hàng hoạt động thông qua một mạng lưới hơn 2.000 chi
nhánh trên khắp đất nước.

17


Tự do hóa tài chính của Malaysia được thực hiện khá sớm. Từ tháng 10/1978,
NHTW Malaysia đã không còn áp dụng kiểm soát hành chính đối với lãi suất. Đến
tháng 2/1991 thì nước này được xem như đã tự do hóa tài chính hoàn toàn. Quá trình
tự do hóa tài chính đã đẩy nhanh sự phát triển của thị trường tiền tệ và thị trường
vốn, đồng thời, khuyến khích hệ thống tài chính trong nước cạnh tranh hơn nữa.
Tính đến cuối năm 1997, hệ thống tài chính Malaysia nói chung và hệ thống ngân
hàng Malaysia nói riêng đã phát triển tương đối hiện đại, cấu trúc tốt và cạnh tranh.
Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Malaysia cũng không tránh khỏi cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á 1997. Cuộc khủng hoảng này đã khiến cho hệ thống ngân
hàng của Malaysia nhanh chóng trở nên tồi tệ, tỷ lệ nợ xấu tăng lên nhanh chóng:
Tại thời điểm khủng hoảng năm 1997 tỷ lệ nợ xấu ở Malaysia ở mức 8% theo tiêu
chuẩn của Malaysia, còn theo thông lệ quốc tế thì đã ở mức 13%.
Malaysia thực hiện các chính sách đối phó với khủng hoảng bao gồm cải thiện
phân bổ tín dụng, tăng cường các quy định thận trọng, tái xử lý nợ xấu và tái cơ cấu
hệ thống ngân hàng. Chính phủ giao trực tiếp cho Ngân hàng Trung ương Malaysia
nhiệm vụ thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng dưới sự tư vấn và giám sát của
các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để đề ra các lộ trình cụ thể cho
quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Đồng thời, thực hiện Kế hoạch tổng thể
phát triển khu vực tài chính Malaysia được ban hành vào tháng 3/2001 trong giai
đoạn 10 năm 2001 - 2010.

Quá trình sáp nhập giữa các ngân hàng bắt đầu từ năm 2000. Tại thời điểm đó,
hệ thống ngân hàng bao gồm 31 ngân hàng thương mại, trong đó, 14 ngân hàng hoàn
toàn thuộc sở hữu nước ngoài, 19 công ty tài chính, 12 ngân hàng đầu tư và 7 trung
tâm chiết khấu. Đến năm 2009, hệ thống ngân hàng nội địa chỉ còn 9 tập đoàn ngân
hàng thương mại lớn, với năng lực tài chính hùng mạnh và phạm vi hoạt động toàn
cầu; không còn công ty tài chính, do được sáp nhập vào các tập đoàn ngân hàng; 11
ngân hàng Hồi giáo và 15 ngân hàng đầu tư; không còn trung tâm chiết khấu, do
được sáp nhập vào các ngân hàng đầu tư; 25 công ty bảo hiểm, cùng với 5 ngân hàng
nước ngoài được cấp phép, giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa và có tầm hoạt
động rộng trên thị trường khu vực và thế giới.
Những nỗ lực tái cấu trúc, hợp nhất và hợp lý hóa được thực hiện từ sau cuộc
khủng hoảng tài chính 1997 đã giúp hệ thống ngân hàng nói riêng và khu vực tài
chính nói chung của Malaysia có một nền tảng vững mạnh hơn.
Bên cạnh đó, việc thực hiện Kế hoạch phát triển tổng thể cũng tạo nên những
hiệu quả cải cách hệ thống ngân hàng trong dài hạn. Những cải cách này cùng với xu
thế phát triển kinh tế - tài chính của khu vực và toàn cầu đã làm thay đổi môi trường
kinh doanh, tạo ra một môi trường linh hoạt hơn, cạnh tranh hơn, mở ra nhiều cơ hội
kinh doanh hơn cho các ngân hàng trong nước.
4.3.2. Những điều chỉnh của hệ thống ngân hàng Malaysia
Để hướng tới sự hình thành AEC 2015, Malaysia khẳng định sẽ thực hiện
phần lớn các biện pháp theo kế hoạch chi tiết của Cộng đồng Kinh tế
18


ASEAN( AEC) vào năm 2015. Tính đến thời điểm tháng 3/2014, Malaysia đã thực
hiện gần 88% các biện pháp theo kế hoạch chi tiết về AEC. Ưu tiên của Malaysia là
xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, sự di chuyển của lao động lành nghề, dịch vụ
chuyên nghiệp và thúc đẩy đầu tư trong nội khối ASEAN.
Đối với ngành tài chính ngân hàng, với nền tảng vững chắc về công nghệ,
dịch vụ và nguồn nhân lực có chất lượng cao so với nhiều nước trong khu vực. Do

vậy các ngân hàng lớn tại Malaysia đã và đang lên kế hoạch thành lập ngân hàng tại
Việt Nam, Philippines và Myanmar, một phần của chiến lược mở rộng thâm nhập thị
trường Đông Nam Á đang bành trướng theo lộ trình gia nhập AEC. Đầu tháng
5.2012, CIMB Group Holdings (Malaysia) cũng đã ký thỏa thuận mua lại 60% cổ
phần tại Ngân hàng Thương mại Philippines với giá 288,6 triệu USD.
Tuy nhiên, mức độ hội nhập cũng còn rất hạn chế. Thị phần tài sản ngân hàng
của khối ASEAN do các ngân hàng nội khối nắm giữ nhìn chung vẫn còn nhỏ hơn
thị phần nắm giữ bởi các ngân hàng nước ngoài. Chỉ có 9% tài sản ngân hàng của
Malaysia được nắm giữ bởi các ngân hàng trong khối ASEAN. Trong nội bộ khối thì
các ngân hàng Malaysia rất tích cực mở rộng phạm vi hoạt động của mình ở các
nước thành viên ASEAN khác. Điều này cho thấy nếu chỉ hạ thấp hoặc bãi bỏ rào
cản pháp lý trong hoạt động ngân hàng nội khối thì việc này cũng chưa đủ để mang
lại sự hội nhập nội khối sâu hơn.
Đầu năm 2015, Ngân hàng trung ương Malaysia đã ký một thỏa thuận (Hội
nhập Khung Ngân hàng ASEAN, viết tắt ABIF) với Ngân hàng Indonesia và Dịch
vụ Tài chính (OJK) để hỗ trợ hội nhập ngân hàng trong khu vực ASEAN. Qua đó,
ABIF sẽ cung cấp một khuôn khổ hoạt động cho các nước thành viên ASEAN để
thực hiện các nguyên tắc và quá trình hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng để hỗ trợ
các cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Tiếp theo là một thỏa thuận song phương liên
quan đến sự xâm nhập của các ngân hàng vào các quốc gia thành viên ASEAN với
một cơ chế nhằm giảm khoảng cách trong việc tiếp cận thị trường và hoạt động linh
hoạt trong quá trình hội nhập. Tác động tích cực của ABIF tạo thêm nhiều cơ hội và
tiềm năng lớn cho các ngân hàng và các doanh nghiệp trong khối ASEAN mở rộng
sang thị trường các nước.
Làn sóng sáp nhập và hợp nhất đã, đang và sẽ không chỉ diễn ra ở những nước
thành viên yếu hơn như Việt Nam với hệ thống ngân hàng cần phải và đang được
tích cực dọn dẹp, mà còn ở những nước ở tốp đầu trong khối như Malaysia.
Khi các rào cản pháp lý được dỡ bỏ, sự cạnh tranh lớn hơn đến từ các ngân
hàng nội khối khác sẽ buộc các ngân hàng trong nước phải sáp nhập, hợp nhất để trở
nên mạnh hơn, chiếm được thị phần cao hơn nhằm bảo vệ được vị trí của mình trước

sức lấn lướt từ các ngân hàng khác trong khối. Theo đó, CIMB Group Holdings Bhd
– ngân hàng lớn thứ hai Malaysia và là ngân hàng có giá trị tài sản lớn thứ 5 Đông
Nam Á đã hướng tới mục tiêu mở chi nhánh tại tất cả quốc gia Đông Nam Á trước
cuối năm 2015. Chiến lược của CIMB là tập trung liên kết các ngân hàng của tập
đoàn bằng cách dựa trên sức mạnh của từng công ty con để xây dựng hệ thống ủy
19


nhiệm ngân hàng toàn cầu hàng đầu tại Đông Nam Á. Tại quê nhà, CIMB đang lên
kế hoạch sáp nhập với RHB Bank và Malaysian Building Society để tạo ra một ngân
hàng còn lớn hơn cả Maybank, hiện đang là ngân hàng lớn nhất Malaysia.
Tầm vóc mới của ngân hàng sau sáp nhập không những sẽ giúp nó kiểm soát
và bảo vệ được thị phần của mình trong nước mà còn tạo thêm nguồn lực để bành
trướng ra các nước khác trong khối. Nếu thành công, thương vụ này sẽ tạo nên ngân
hàng lớn nhất Malaysia và là một trong những ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á.
Tổng giá trị vốn hóa thị trường của 3 ngân hàng này sẽ vào khoảng 29 tỷ USD, với
tổng tài sản hơn 183 tỷ USD. Tập đoàn CIMB có khoảng 36.000 nhân viên đang làm
việc tại 11 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Mỹ, Anh, Bahrain,
Hongkong, Thượng Hải, Brunei, Thái Lan….Hiện nay, nhiều công ty thành viên của
tập đoàn CIMB đang đứng trong danh sách dẫn đầu thị trường tại Đông Nam Á ở
nhiều lĩnh vực như vốn, bán lẻ, liên kết ngân hàng và dịch vụ ngân hàng.
Maybank- ngân hàng lớn nhất Malaysia hiện nay, mới đây vừa tuyên bố sẽ mở
rộng hoạt động kinh doanh sang các nước Đông Nam Á, đặc biệt là sẽ tập trung vào
các nước phát triển ở khu vực. Ngân hàng này hiện có cơ sở hoạt động tại 7 trên 10
nước thành viên của ASEAN và được đánh giá là một trong 5 ngân hàng hàng đầu
của khu vực. Nhà băng này đang cần sáp nhập hay tìm kiếm thêm liên minh để có
thể duy trì vị thế cạnh tranh khi thị trường tài chính - ngân hàng Malaysia được tự do
hoá hoàn toàn. Thời gian qua, Malaysia cũng như nhiều nước trong khu vực đã xem
xét sửa đổi mức giới hạn tỷ lệ cổ phần tối đa của đối tác nước ngoài trong các liên
doanh về ngân hàng, đồng thời coi đó là một phần trong kế hoạch cải cách hệ thống

tài chính - ngân hàng kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 19971998.
Như vậy có thể nói, các ngân hàng lớn của Malaysia đã có những bước chuẩn
bị rất kỹ để thâm nhập vào thị trường các nước ASEAN, đặc biệt là nhóm nước Việt
Nam, Mianma, Philipines, Lào, Campuchia.
5. Indonesia
5.1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên của Indonesia
Indonesia là một quốc gia nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương.
Indonesia gồm 13.487 hòn đảo và với dân số khoảng gần 254 triệu người ( tháng 7
năm 2014), đứng thứ tư thế giới về dân số.
Indonesia, đất nước với gần 254 triệu dân đang trở nên hiện đại, năng động và
đa dạng hơn rất nhiều so với những gì mà các nhà đầu tư và công ty quốc tế nhận
định.
5.2. Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây
Công nghiệp chiếm 35%, nông nghiệp: 21% và dịch vụ: 44% GDP. Indonesia
vẫn tiếp tục là nền kinh tế lớn nhất khối ASEAN với GDP đạt 863 tỷ USD vào năm
2013.
Số liệu do Cơ quan Thống kê Indonesia công bố ngày 5/2/2015 cho biết, tốc
độ tăng trưởng kinh tế nước này chỉ đạt mức 5,01% trong năm 2014, giảm so với
20


mức 5,78% của năm 2013 và là mức tăng trưởng thấp nhất của quốc gia Vạn Đảo kể
từ năm 2009.
Năm 2015, trọng tâm của chính phủ sẽ là phát triển cơ sở hạ tầng và sửa đổi
các quy định pháp luật để thu hút đầu tư, tăng tốc độ phát triển các đồn điền nông
nghiệp quy mô lớn nhằm giúp Indonesia trở thành nước sản xuất lương thực-thực
phẩm lớn nhất thế giới.
5.3. Những điều chỉnh trong hệ thống ngân hàng Indonesia
5.3.1. Hệ thống ngân hàng:
Indonesia hiện có 120 ngân hàng thương mại, bao gồm 116 ngân hàng tư

nhân, 4 tổ chức nhà nước, ngoài ra còn có hơn 1.600 “ngân hàng nông thôn”. Trong
những năm gần đây, nhìn chung ngành ngân hàng phát triển khá ổn định. Quy mô
vốn của các ngân hàng Indonesia vẫn còn tương đối nhỏ so với các nước khác. Điều
này đã gây ra khó khăn cho ngân hàng của Indonesia khi mở rộng chi nhánh ra nước
ngoài.
Tháng 2/2014, tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody's Investors Service (Moody)
nhận xét triển vọng hệ thống ngân hàng Indonesia vẫn ổn định và dự kiến sẽ tiếp tục
phát triển bất chấp suy thoái kinh tế.
Hệ thống ngân hàng của Indonesia có nền tảng vững chắc nhưng hầu như
chưa có bất kỳ chi nhánh nào tại khu vực Đông Nam Á
5.3.2. Những điều chỉnh hệ thống ngân hàng Indonesia
Ngân hàng trung ương Indonesia đã phân loại theo nguồn vốn các ngân hàng
của họ ra thành 4 nhóm để tăng sự cạnh tranh của các ngân hàng trong từng nhóm.
Quy mô nguồn vốn sẽ quyết định hoạt động của ngân hàng
Trong bối cảnh AEC sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2015, một số quy định về
lĩnh vực ngân hàng đã được áp dụng. Dự luật quy định rằng các ngân hàng nước
ngoài hoạt động tại Indonesia phải trở thành pháp nhân theo hình thức Công ty
TNHH.
Các ngân hàng địa phương đã sẵn sàng để thực hiện Hệ thống thanh toán tổng
tức thời (RTGS) phiên bản mới, dự kiến sẽ được Ngân hàng trung ương Indonesia
(BI) tung ra trong năm 2014.
Một lãnh đạo ngân hàng trung ương Indonesia cho biết, Ngân hàng Bank
Rakyat Indonesia (BRI) là ngân hàng đầu tiên trên thế giới có vệ tinh nhân tạo.
N. Ikawidjaja, một lãnh đạo của Bank Sulsel, đã nói rằng Ban điều hành dịch
vụ tài chính PJK và ngân hàng Indonesia đã sẵn sàng chuẩn bị cho 1 kế hoạch hợp
nhất và mua lại trước thềm AEC
Ngân hàng trung ương Indonesia và Ban điều hành dịch vụ tài chính OJK đã
ký một cam kết ABIF với Ngân hàng trung ương Malaysia để thúc đẩy quá trình hội
nhập ngân hàng khu vực Asean.
Sự phát triển của một hệ thống thanh toán tích hợp ở cấp quốc gia là một

trong những cải cách quan trọng để chuẩn bị cho AEC. Đặc biệt, Ngân hàng
Indonesia đang làm việc trên một tập hợp các công cụ - kết hợp với một hệ thống
21


mới - sẽ cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính đa tiền tệ. Hơn nữa,
các ngân hàng trung ương Indonesia đang phối hợp với các ASEAN5 khác để có kế
hoạch hội nhập các thị trường tài chính khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn là một khó
khăn chung để phát triển hơn nữa trong lĩnh vực ngân hàng và thực hiện giao dịch
không dùng tiền mặt dễ dàng hơn khi mà 800.000 chi nhánh ngân hàng thương mại
là không đủ để đáp ứng nhu cầu của gần 254 triệu người dân.
Sigit Pramono, chủ tịch Hiệp hội ngân hàng quốc gia cho biết Indonesia vẫn
đang vấp phải những khó khăn trong quá trình hợp nhất ngành ngân hàng. Mọi nỗ
lực hợp nhất ngân hàng của Indonesia đã bị chính trị hóa như trường hợp Bank
Mandiri’s đã thất bại khi mua Bank Tabungan Negara mặc dù cả 2 ngân hàng đều
thuộc nhà nước.
6.
Brunei
6.1. Giới thiệu sơ lược về Brunei
Đất nước Brunei hay quốc gia hồi giáo Brunei có tên đầy đủ là Brunei
Darussalam, theo tiếng Malay có nghĩa là “nơi ở của hòa bình”. Brunei được chia
thành 4 quận chính: Brunei-Muara, Tutong, Belait và Temburong. Thủ đô Bandar
Seri Begawann tọa lạc tại quận Brunei-Muara - trung tâm dân số và hành chính của
đất nước Brunei. Đây là quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế.
Brunei là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế: ASEAN, WTO, IMF, WB,
APEC, ADB,…
6.1.1. Điều kiện tự nhiên
Brunei nằm trong khu vực Đông Nam Á, bên bờ phía tây bắc của đảo Borneo,
hòn đảo lớn thứ 3 thế giới. Phía bắc tiếp giáp biển Đông, 3 mặt còn lại tiếp giáp
Malaysia, nằm sát tuyến đường biển rất quan trọng đi xuyên qua biển Đông nối liền

Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Tổng diện tích của Brunei là 5.769km2 trong đó diện tích đất liền là 5629km2.
Đường bờ biển dài 160km. Địa hình cao dần từ tây sang đông với các đồng bằng ven
biển phía tây và đồi núi thấp ở phía đông.
Tài nguyên chủ yếu của Brunei là dầu mỏ, khí đốt và tài nguyên rừng. Brunei
là quốc gia sản xuất dầu khí lớn thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia và
Malaysia. Bên cạnh đó, tài nguyên rừng cũng là một thế mạnh của Brunei. Đất nước
Brunei có những thảm xanh trải đều khắp, là lá phổi xanh che chắn làm cho đất nước
nhiệt đới này tuy nóng nhưng không ngột ngạt và oi bức vì bụi và ô nhiễm.
Dân số Brunei ước tính năm 2011 là khoảng 401.890 người. Brunei là quốc
gia đa dân tộc với 66.3% là người gốc Malay, 11.2% là gốc Hoa, còn lại 22.5% là
dân tộc khác.
6.1.2. Điều kiện kinh tế
Brunei là nước nhỏ nhưng nền kinh tế khá thịnh vượng, dựa chủ yếu vào xuất
khẩu dầu khí. Hiện nay dầu hỏa và khí đốt chiếm 80% tổng thu nhập trong nước và
90% thu nhập về xuất khẩu. Năm 2009 ngành dầu khí đóng góp 80% về GDP và
90% về kim ngạch xuất khẩu.
22


Do đặc thù của quốc gia chỉ mạnh về dầu khí các ngành công nghiệp khác hầu
như không phát triển Với diện tích nhỏ hẹp nên ngành nông nghiệp của Brunei rất
nhỏ bé. Để khắc phục những khó khăn do diện tích nhỏ hẹp thì Brunei đã đi thuê
diện tích dất nông nghiệp ở các quốc gia khác để đáp ứng một phần nhu cầu trong
nước
Brunei có thế mạnh lớn về tự nhiên nên lĩnh vực dịch vụ phát triển khá mạnh
đặc biệt là lĩnh vực du lịch và hàng hải. Do nằm ở vị trí đắc địa trên tuyến hàng hải
lớn chiếm đến 20% lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trên toàn thế giới,
Brunei có thế mạnh lớn về kinh tế biển đặc biệt là dịch vụ hàng hải bao gồm dịch vụ
trung chuyển hàng hóa và dịch vụ hậu cần hàng hải

6.2. Hệ thống ngân hàng Brunei và những điều chỉnh
Năm 2013 là lần thứ tư Brunei đảm nhận vai trò Chủ tich luân phiên ASEAN,
sau ba lần trước đó vào các năm 1989, 1995 và 2001. Chương trình hành động của
Brunei trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2013 có chủ đề “Người dân của chúng ta,
Tương lai của chúng ta,” và Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah đã khẳng định
cam kết nỗ lực thúc đẩy tiến trình kết nối và hội nhập của ASEAN, duy trì hòa bình,
an ninh, ổn định và phát triển trong khu vực, hướng tới xây dựng thành công ngôi
nhà chung - Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Năm 2008, Brunei có tám ngân hàng thông thường và một ngân hàng Hồi
giáo hoạt động trực tiếp trên thị trường Brunei, cạnh tranh cho các tùy chỉnh của hơn
350.000 khách hàng tiềm năng. Ngoài ra còn có bốn công ty tài chính cung cấp một
số khoản vay và dịch vụ ngân hàng liên quan. Mặc dù chỉ có hai trong số các tổ chức
tài chính của Brunei, Ngân hàng Hồi giáo Brunei Darussalam (BIBD) và Quỹ Brunei
Hồi giáo Trust (TAIB) làm việc độc quyền trong lĩnh vực dịch vụ Hồi giáo của
ngành công nghiệp nhưng một báo cáo của dịch vụ đầu tư của Moody cho rằng ngân
hàng Hồi giáo đã đạt được thâm nhập thị trường tương đối cao trong vương quốc.
Người ta ước tính rằng ngành tài chính Hồi giáo Brunei chiếm khoảng một phần ba
tài sản ngân hàng và hơn 25 phần trăm của các khoản tiền gửi trong khi cung cấp
gần 60 phần trăm của tổng số tài chính.
Brunei lúc này cung cấp bốn loại giấy phép ngân hàng: Ngân hàng quốc tế
đầy đủ, ngân hàng đầu tư quốc tế, ngân hàng Hồi giáo quốc tế và một giấy phép
ngân hàng bị hạn chế. Trong khi có các ngân hàng thương mại quốc tế được phép
hoạt động nhưng khu vực Hồi giáo của ngành công nghiệp này chỉ dành cho các
công ty địa phương. Đây chính là một rào cản khiên cho nhà nước phải cân nhắc về
việc sửa đổi linh hoạt các quy định về lĩnh vực này, đơn giản hóa các quy tác ngân
hàng Hồi giáo nhằm mở ra ngành công nghiệp để cạnh tranh hơn và mở rộng cơ sở
của thị trường tài chính Hồi giáo hiện có. Các dịch vụ tài chính Shariah (luật Đạo
hồi) tuân thủ của ngân hàng sẽ bao gồm các dịch vụ ngân hàng cá nhân, quản lý tài
sản truyền thống và bảo hiểm.
Ngân hàng Hồi giáo Brunei Darussalam (BIBD) ra đời là kết quả của việc sáp

nhập hai tổ chức tài chính Hồi giáo được gọi là Hồi giáo Brunei Ngân hàng và Ngân
23


hàng Phát triển Hồi giáo Brunei. Bộ Tài chính nước này thừa nhận điều này như một
động thái tốt nhất Brunei cần có.
Những năm qua Brunei đã đầu tư cơ sở hạ tầng tốt hơn để giúp ngân hàng thu
hút nhiều khách hàng và đảm bảo sự phát triển của các ngân hàng Hồi giáo và ngành
công nghiệp tài chính
HSBC Brunei đang chờ phê duyệt của chính phủ cho phép các ngân hàng mở
rộng sự hiện diện của mình tại quốc gia này thông qua một đơn vị ngân hàng Hồi
giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn với The Brunei Times (13/01/2008), Tareq
Muhmood, Tổng giám đốc điều hành HSBC, cho biết ông lạc quan về sự tăng trưởng
của ngân hàng Hồi giáo ở Brunei "Tôi không biết những tham vọng của họ là mở
rộng ra nước ngoài, nhưng Brunei có một thương hiệu tuyệt vời. Nó được tôn trọng.
Nguyên tắc Hồi giáo ở đây là tinh khiết. Nếu tôi đã có một ngân hàng Hồi giáo ở
Brunei, tôi sẽ tích cực mở rộng ra nước ngoài, vì tôi chắc chắn khách hàng sẽ đến
với tôi", ông nói. Ông cho biết các hoạt động ngân hàng HSBC Hồi giáo đang phát
triển nhanh chóng ở các nước khác.
Brunei vẫn chưa có nhiều động thái trong việc mở rộng hệ thống ngân hàng ra
các quốc gia nội khối ASEAN. Các biên tập viên khu vực của Oxford Business
Group (OBG) chỉ ra rằng Chính phủ nên tập trung vào việc khuyến khích các ngân
hàng địa phương để hoạt động ở các nước láng giềng và tạo điều kiện cho phong
trào lao động có tay nghề của mình xung quanh khu vực để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và hỗ trợ hội nhập khu vực
Các doanh nghiệp Brunei cần phải có sự ủng hộ tài chính mạnh khi hoạt
động ở nước ngoài và đây là nơi mà các ngân hàng trong nước đã "định vị tốt" để
giúp họ ở nước ngoài, Paulius Kuncinas một biên tập viên cao cấp của OBG, một
trong những nhà bình luận hàng đầu trên các lợi thế so sánh của các nền kinh tế

ASEAN nói với tờ The Brunei Times hôm 4/11/2014.
Kuncinas cho biết các ngân hàng Brunei đang ở vị thế rất tốt để thiết lập văn
phòng ít nhất là tại Đông Malaysia. Brunei cũng mở cưả cho ngân hàng Rakyat của
Malaysia mở chi nhánh ở nước mình. Đây là một hoạt động có qua có lại, chính là
biểu hiện đầu tiên của việc hội nhập, thống nhất hệ thống ngân hàng Đông Nam Á.
Ngân hàng Brunei Darusalam phải được trang bị để quản lý rủi ro hoạt động
trong các hoạt động hàng ngày của họ để nâng cao vị thế của vương quốc hồi giáo
như là một trung tâm tài chính quốc tế.
Theo The Report: Brunei Darussalam năm 2014, nhấn mạnh kế hoạch phát
triển quốc gia lần thứ 10, được cụ thể hóa hoạt động xây dựng, như chính phủ đã
vượt ra ngoài cơ sở hạ tầng cần thiết để mở rộng cơ sở kinh tế của đất nước. Các ấn
phẩm cũng đào sâu vào cách Brunei thể hiện vai trò của nó trong việc tăng cường
hội nhập khu vực và cải thiện khả năng kết nối giữa các quốc gia thành viên
ASEAN.

24


7. Các nước CLM (cụ thể là Lào, Campuchia, Myanmar)
7.1. Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây
7.1.1. Kinh tế Lào
Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước, một trong những nhiệm vụ cốt yếu
hàng đầu của Nhà nước Lào là tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển
kinh tế - xã hội, đưa đất nước sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cải thiện đời
sống nhân dân. Nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình đối với sự nghiệp cách mạng
của dân tộc, Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào sớm đề ra nhiều chủ trương,
biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội.
Trong năm tài khóa 2011-2012, Lào đã khắc phục những khó khăn như lũ lụt,
lạm phát trong nước cũng như những ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng tài
chính quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế, hoàn thành mọi chỉ tiêu kinh tế. Trong

năm tài khóa này, GDP của Lào tăng 8,3% so với cùng kỳ, đạt 620.000 tỷ kíp
(khoảng 7,74 tỷ USD) và GDP bình quân đầu người vào khoảng 9,64 triệu kíp
(1.203 USD).
So với các nước thành viên ASEAN khác, quá trình chuyển từ nền kinh tế tự
nhiên và nửa tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa của Lào rất khó khăn. Tuy nhiên,
điều đáng mừng là 6 triệu người dân Lào qua phấn đấu gian khổ, đã giành được sự
tiến bộ vượt bậc về xây dựng kinh tế quốc dân.
Lào đã thực thi nhiều sách lược phát triển kinh tế: thu hút vốn đầu tư nước
ngoài; coi trọng xây dựng đặc khu kinh tế; thúc đẩy toàn diện 6 chiến lược thương
mại lớn gồm: ngoại thương, sản xuất sản phẩm và quản lý xuất-nhập khẩu, dịch vụ
thương mại quá cảnh, phát triển thị trường và quản lý hàng hóa, phát triển nguồn
nhân lực và quản lý hành chính; tăng cường hợp tác kinh tế khu vực; và tích cực
phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.
Thời gian qua, thông qua việc đẩy mạnh thực hiện các nghị quyết của Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào về phát triển kinh tế - xã hội, tình hình kinh tế vĩ mô của
Lào ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành du
lịch và công nghiệp. GDP năm 2014 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định ở mức
7,6%, kiềm chế lạm phát ở mức 5,6%, GDP bình quân dầu người đạt khoảng 1.692
USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,58 tỷ USD; thu hút đầu tư trong và ngoài nước
được 1.150 dự án với trị giá 3,38 tỷ USD. Sau khi tiến hành một số giải pháp về ổn
định kinh tế vĩ mô (bán trái phiếu chính phủ, vay nước ngoài, xuất khẩu gỗ; kiểm
soát chặt chẽ thu - chi ngân sách, cắt giảm các dự án đầu tư công…), tình hình tài
chính của Lào bước đầu đã được cải thiện.
7.1.2. Kinh tế Campuchia
Kinh tế Campuchia được coi là một trong những nền kinh tế cởi mở nhất châu
Á với sự tham gia lớn của khu vực kinh tế tư nhân trong và ngoài nước. Campuchia
được coi là quốc gia còn nhiều tiềm năng để có thể duy trì sức cạnh tranh như tài
nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực trẻ, nhân công giá rẻ.

25



×