Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Trình bày về một định chế tài chính phi ngân hàng và một vấn đề mà tổ chức đó đang phải đối mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.95 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÀI TẬP NHÓM
Đề tài 2:

TRÌNH BÀY VỀ
MỘT ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG VÀ
VẤN ĐỀ MÀ TỔ CHỨC ĐÓ ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Vân Anh
Lớp
Nhóm:

: K23 TCNH 3
6

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2015


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6

STT

Mã học viên

Họ và tên

Ngày sinh

1


14057681

Nguyễn Hữu

Đức

27/03/1991

2

14057039

Nguyễn Ngọc



15/05/1991

3

14057042

Đinh Thị Thanh

Hải

18/12/1990

4


14057690

Nguyễn Thị

Hồng

20/05/1986

5

14057699

Đỗ Thanh

6

14057054

Nguyễn Đức

Khương

28/7/1991

7

14057705

Nguyễn Phương


Linh

24/05/1992

8

14057723

Trần Ánh

Nguyệt

16/10/1990

9

14057729

Nguyễn Thị Kim

Phượng

07/12/1991

Hương

26/09/1990


VAMC- CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM VÀ

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT
I.

SƠ LƯỢC VỀ VAMC

(VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY)
Vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế trầm trọng năm 2008, mô hình này đã giúp
nước Mỹ giải cứu được những tổ chức tín dụng (TCTD) sắp “chết”. Hay tại Malaysia,
với mô hình Danaharta và việc Chính phủ trao quyền cho tổ chức AMC, nền kinh tế đã
được cứu thoát một cách ngoạn mục khi giải phóng thành công 70% khối lượng nợ
xấu. Mô hình AMC chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam vào năm 2013 với kỳ
vọng rằng cũng sẽ đạt được những thành tựu tương tự. Chúng ta sẽ xem xét vai trò,
phương thức hoạt động, cũng như những kết quả ban đầu của công ty này tại Việt
Nam.

I.1 Hoàn cảnh ra đời,
Vào thời điểm tháng 9/2012, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam được báo cáo là 464.000
tỷ đồng, chiếm đến hơn 15% tổng dư nợ của cả nền kinh tế, vượt xa ngưỡng an toàn
mà Ngân hàng Thế giới (World Bank) đặt ra. Trước tình hình đó, Ngân Hàng Nhà
Nước (NHNN) đã có động thái đầu tiên, đó là thành lập Công ty Quản lý tài sản
(Vietnam Asset Management Company - VAMC) nhằm mua lại những khoản nợ xấu
này.
Công ty này được thành lập theo quyết định số 1459/QĐ-NHNN của Thống Đốc
NHNN Việt Nam, là một phần trong đề án xử lý nợ xấu mà NHNN trình lên Ủy ban
Thường vụ Quốc hội.
Với việc thành lập bởi 100% vốn nhà nước, chịu sự quản lý của nhà nước, thanh
tra và giám sát trực tiếp bởi NHNN Việt Nam, VAMC được cấp cho số vốn điều lệ
ban đầu là 500 tỷ đồng. Đây là một công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử
lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh
nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.



I.2 Đặc điểm
 VAMC là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản
lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Vốn điều lệ của VAMC
được cấp từ nguồn vốn hợp pháp của Ngân hàng Nhà nước. Vốn điều lệ của Công ty là
500 tỷ đồng.
 Điểm nổi bật nhất trong quá trình xử lý nợ xấu của VAMC là công ty không hề
lấy tiền ngân sách để xử lý nợ xấu mà sẽ phát hành trái phiếu để mua nợ. Lãi suất trái
phiếu chỉ 0%. Với cách làm này ngân hàng thay vì gánh một khối nợ xấu lớn, nay cầm
trong tay một loạt giấy tờ có giá, có thể đem thế chấp, chiết khấu với NHNN để lấy
tiền. Tất nhiên, NHNN chỉ cho chiết khấu khoảng 40% giá trị trái phiếu.
 Điều đặc biệt nữa là trái phiếu của VAMC chỉ có thời hạn trong 5 năm. Trong 5
năm đó, mỗi năm ngân hàng bán nợ phải trích lập 20% cho trái phiếu. Điều lợi cho
ngân hàng là: thay vì vừa phải trích lập dự phòng rủi ro mà vẫn phải “ôm” nợ xấu, các
ngân hàng sẽ chỉ phải trích lập dự phòng rủi ro, còn nợ xấu đã được làm sạch trong
bảng cân đối. Sau 5 năm, nếu khoản nợ xấu không bán được, ngân hàng cũng đã trích
lập đủ 100% trái phiếu để trả trái phiếu cho VAMC đồng thời nhận khoản nợ xấu về.
Tuy nhiên, lúc này, khoản nợ xấu đó đã được xóa trong bảng kế toán của ngân hàng,
có nghĩa là đã được làm sạch (vì ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro 100%).
So sánh với các công ty quản lý nợ xấu trên thế giới ví dụ như KAMCO của Hàn
Quốc thì chính phủ Hàn quốc chấp nhận bù lỗ cho Kamco bằng tiền ngân sách đồng
thời các khoản nợ xấu được mua đứt bán đoạn chứ không quay trở lại các ngân hàng
như ở Việt nam.
Thông qua việc mua và xử lý nợ xấu, VAMC cung cấp các giải pháp để hỗ trợ,
giảm khó khăn cho doanh nghiệp có khoản nợ được bán cho VAMC như: điều chỉnh
kỳ hạn trả nợ; giảm hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán; đầu tư, cung cấp
tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp xử lý khó khăn tài chính tạm thời... Các doanh nghiệp
có nợ xấu bán cho VAMC sẽ được tiếp tục vay vốn của tổ chức tín dụng theo quy định

hiện hành.

I.3 Vai trò của VAMC đối với thị trường tài chính Việt Nam




Nợ đọng, nợ xấu còn nhiều khiến tín dụng không thể tăng trưởng. Với cơ

chế của VAMC theo dự thảo thì nợ xấu sẽ được chuyển rất nhanh từ các tổ chức tín
dụng sang công ty này. Như vậy, VAMC trước hết sẽ góp phần trong sạch bảng tổng
kết tài sản của các ngân hàng. Khi đó bản thân các doanh nghiệp sẽ có điều cận tiếp
cận vốn tốt hơn khi thoát khỏi những ràng buộc pháp lý vì nợ xấu mà không thể vay
vốn được.


Khi TCTD bán nợ cho AMC, tài sản thế chấp của doanh nghiệp nằm ở

AMC thì sẽ không còn tài sản gì để vay vốn tiếp từ ngân hàng. Để hỗ trợ doanh nghiệp
khi kẹt vốn và không thể vay ngân hàng do không còn tài sản đảm bảo, AMC giúp
biến nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp, tái cơ cấu nợ/giãn nợ, tài trợ trực tiếp (tài trợ
vốn lưu động cho doanh nghiệp) hoặc bảo lãnh cho vay đối với doanh nghiệp.


Về phía các ngân hàng, đối với các khoản nợ ghi nhận vào nhóm 4 và

nhóm 5, TCTD sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro theo tỷ lệ lần lượt là 50% và 100%.
Tuy nhiên, nếu bán nợ cho AMC, trong năm đầu tiên, TCTD chỉ phải trích lập dự
phòng rủi ro theo tỷ lệ 20%. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng sẽ không cần một bộ phận
chuyên biệt để thực hiện công tác mua bán tài sản trên thị trường nợ mà công việc này

đã có AMC đứng ra đảm nhận.

I.4 Phương thức hoạt động của VAMC
Ở hầu hết các quốc gia khác, điển hình là Mỹ, AMC thường mua lại các khoản
nợ xấu bằng “tiền thật” từ ngân sách chính phủ hay vay mượn từ nước ngoài. Tuy
nhiên, Nghị định 53/2013/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC
được Chính phủ ban hành vào ngày 18/5/2013 lai hoàn toàn khác biệt.
Nghị định 53 đã nêu rõ công ty VAMC có 2 hình thức mua lại tài sản:


Thứ nhất, các khoản nợ xấu sẽ được mua bằng một loại trái phiếu đặc

biệt với giá trị tương đương giá trị trong sổ sách của khoản vay, trừ đi các khoản dự
phòng đã trích lập nhưng chưa được sử dụng. Loại trái phiếu này không được giao
dịch trên thị trường như các loại trái phiếu thông thường, mà chỉ xuất hiện khi VAMC
mua nợ xấu từ TCTD. Thực chất, trái phiếu đặc biệt là quyền được vay tiền để tái cấp
vốn từ NHNN với giá rẻ (lãi suất 0%), trong một thời gian nhất định (tối đa là 5 năm).
Loại hình này chỉ áp dụng cho các khoản nợ xấu đáp ứng đủ 5 điều kiện như sau:


Khoản nợ xấu của TCTD, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng,
mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, uỷ thác cấp tín
dụng và hoạt động khác theo quy định của NHNN.
Khoản nợ xấu này có tài sản bảo đảm.
Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ.
Khách hàng vay chưa bị rút giấy phép hoạt động, giải thể, phá sản theo quy
định của pháp luật (đối với doanh nghiệp) hoặc chưa chết, mất tích (đối với cá nhân).


Thứ hai, VAMC có thể xử lý nợ xấu theo tính thị trường, tức là khoản nợ sẽ


được mua lại với giá trị thị trường. Loại hình này chỉ được áp dụng khi khoản nợ có
khả năng thu hồi đầy đủ khoản tiền dùng để mua nợ xấu, tài sản bảo đảm có khả năng
phát mại và khách hàng có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ, bao gồm 5 điều kiện
đã nêu trên. Khi đó, giá trị khoản nợ cũng sẽ được đánh giá lại. Thế nhưng, để thực
hiện quá trình xử lý nợ xấu giống như một AMC thông thường thì cần phải có một
nguồn lực về nhân lực và tài chính dồi dào. Trong khi đó, Nghị định 53 vẫn chưa hề đề
cập tới phương thức huy động vốn của VAMC để có nguồn vốn mua nợ và những giải
pháp về nhân lực để giải quyết nợ xấu theo loại hình này. Do đó, hình thức mua và xử
lý nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt chiếm ưu thế hơn cả.
Sau khi “cuộc mua bán” hoàn tất, VAMC sẽ tiến hành xử lý khoản nợ theo hình
thức phát mại hay bán đấu giá khoản nợ và tài sản đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân
để thu hồi khoản tiền đã sử dụng để mua nợ. Trong trường hợp khách hàng vay có khả
năng phục hồi tốt, hoặc có dự án mới có hiệu quả đảm bảo được việc trả nợ đã vay,
VAMC sẽ bảo lãnh cho họ hoặc xem xét, đầu tư, cung cấp tài chính để hỗ trợ, xử lý
khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi sản xuất kinh doanh.
Như vậy, với những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao hoặc mất khả năng thanh toán
thì khi bán nợ cho VAMC, họ có thể vay mượn tiền từ NHNN để tiếp tục tồn tại. Mỗi
năm họ chỉ phải trích lập dự phòng 20% nợ xấu trong vòng 5 năm thay vì phải trích
lập dự phòng ngay lập tức.
Còn đối với VAMC, công ty này không phải trích lập dự phòng khi mua nợ xấu
bằng trái phiếu đặc biệt và cũng không chịu áp lực phải xử lý nợ xấu, vì nếu không xử
lý được thì TCTD phải mua lại đúng bằng mệnh giá. Ngoài ra, VAMC không phải trả


lãi cho trái phiếu đặc biệt nên không phát sinh chi phí liên quan đến trái phiếu. Dù có
thu hồi vốn vay với bất kỳ mức giá nào thì công ty này cũng không sợ lỗ và được
hưởng “hoa hồng” khi xử lý được nợ xấu. Từ đó, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng
việc sử dụng trái phiếu đặc biệt thay vì “tiền thật” không phải là một sáng tạo khôn
ngoan như nhiều người đã lầm tưởng. Họ cho rằng chính việc này sẽ tạo ra rủi ro lớn

cho nền kinh tế khi NHNN phải bơm tiền cho các ngân hàng để trám lỗ hổng nợ xấu.

I.5 Những kết quả bước đầu
Song hành với VAMC là một loạt các cơ chế đặc biệt cho chính công ty này
được ban hành, ví dụ như Thông tư 19/2013/TT-NHNN (về việc ban hành quy định
trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành), Thông tư 20/2013/TT-NHNN (về quy định
cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC).
Theo dự tính ban đầu, VAMC sẽ mua 30.000 - 35.000 tỷ đồng nợ xấu, trong đó
10.000 tỷ đồng nợ xấu sẽ được mua trong vòng 3 tháng kể từ thời điểm chính thức đi
vào hoạt động, đặc biệt là sẽ ưu tiên mua lại nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà
nước và ngân hàng yếu kém.
Vào chiều 1/10/2013, VAMC đã ký kết hợp đồng mua 1.700 tỷ đồng nợ xấu của
Agribank. Khoản nợ này của Agribank là 27 khoản nợ xấu của 11 khách hàng doanh
nghiệp với giá trị sổ sách hơn 2.400 tỉ đồng. Tiếp ngay sau đó là các ngân hàng như
Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân
hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) với tổng giá trị hơn 800 tỷ đồng. Mặc dù có
không ít ý kiến của các chuyên gia và lãnh đạo ngân hàng nhận định rằng việc mua
bán nợ xấu của VAMC sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sau thương vụ kể
trên thì lượng hồ sơ bán nợ ngày một dày lên. Lý do ở đây là vì khi bán nợ cho
VAMC, các ngân hàng có thể đưa nợ xấu ra ngoài bảng cân đối kế toán, vay được tiền
tái cấp vốn và chỉ cần trích lập 20% dự phòng rủi ro thay vì 100% giá trị nợ xấu.
Ngoài ra, vấn đề hậu xử lý nợ xấu cũng được thị trường đặc biệt quan tâm: yêu cầu các
bên thực hiện tái cấu trúc hay bán lại cho các đối tác trong và ngoài nước? Các khoản
nợ xấu của Việt Nam có sức hấp dẫn tương đối đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thể
hiện qua việc có đến hơn 50 tổ chức quốc tế đến tìm hiểu và có ý định mua lại các
khoản nợ, và việc bán lại cho các tổ chức này cũng hoàn toàn có thể được tính đến.


Hoạt động của VAMC bắt đầu có dấu hiệu chững lại kể từ đầu năm 2014. Dù sao
đi chăng nữa, VAMC cũng không phải “cây đũa thần” để giải quyết dứt điểm tình

trạng nợ xấu. Khác với các nước khác sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu, VAMC ra
đời mà không có một đồng vốn nào từ ngân sách nhưng đã xử lý được gần 55.000 tỷ
đồng nợ xấu, đây có thể coi là một thành công. Mặc dù vậy, tốc độ xử lý nợ xấu của
VAMC vẫn còn chậm, khiến các ngân hàng bắt đầu dè dặt trở lại trong việc bán nợ
cho VAMC. Ông Tô Duy Lâm, Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM thừa nhận, 7
tháng đầu năm nay, các ngân hàng trên địa bàn đã xử lý 8.000 tỷ đồng nợ xấu, nhưng
chỉ khoảng 12,5% là được bán cho VAMC, còn lại phải tự xử lý bằng nguồn trích lập
dự phòng rủi ro và các giải pháp khác. Tuy nhiên, với dấu hiệu ấm dần trở lại ở thị
trường BĐS, VAMC có thể sớm trở lại quỹ đạo hoạt động hiệu quả của mình, góp
phần thúc đẩy giải quyết, phá băng các khoản nợ xấu.

II.

NHỮNG VẤN ĐỀ VAMC ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT

II.1 Nhiệm vụ năm 2015 của VAMC
Ngày 27/01/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban
hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về tăng cường xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng
(TCTD).
Theo nội dung Chỉ thị, Thống đốc đã yêu cầu các TCTD xây dựng và báo cáo
NHNN kế hoạch xử lý nợ xấu năm 2015 (chi tiết chỉ tiêu xử lý nợ xấu cho từng
tháng), trong đó có các giải pháp về sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ xấu cho VAMC,
đảm bảo đến ngày 30/6/2015 phải xử lý được tối thiểu 60% số nợ xấu phải xử lý theo
kế hoạch năm 2015, riêng chỉ tiêu bán nợ xấu cho VAMC phải đạt không dưới 75%
tổng số nợ xấu dự kiến bán cho VAMC cả năm 2015 để đến cuối năm đưa nợ xấu về
mức dưới 3% tổng tài sản có được phân loại theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, khác với các năm thì ngay tại ngày ban hành Chỉ thị đầu tiên của năm
2015 (Chỉ thị 02 được ban hành cùng ngày với Chỉ thị 01 vào 27/01/2015), NHNN
định mức xử lý nợ xấu bán niên cho các ngân hàng thương mại.
“Đảm bảo đến ngày 30/6/2015 phải xử lý được tối thiểu 60% số nợ xấu phải xử

lý theo kế hoạch năm 2015, riêng chỉ tiêu bán nợ xấu cho VAMC phải đạt không dưới
75% tổng số nợ xấu dự kiến bán cho VAMC cả năm 2015” – tức là, các tổ chức tín


dụng sẽ phải giải quyết phần lớn nghĩa vụ đối với “cục máu đông” vào nửa đầu năm
2015, chứ không có chuyện “dồn cục” vào những tháng cuối như kịch bản quen thuộc
trước đây.
Không khó để nhận thấy đích ngắm nhiều chiều của NHNN với bước đi đầu tiên
trong năm 2015 tại Chỉ thị 02. Trước tiên, văn bản sẽ góp phần quan trọng trong việc
tạo thế chủ động cho cả NHTM, VAMC lẫn NHNN cho những kế hoạch năm. Thứ 2,
như đã nói, Chỉ thị cũng sẽ giúp các chỉ số nhiệm vụ sẽ không còn bị dồn dập vào giai
đoạn cuối năm. Và cuối cùng, Chỉ thị sẽ điều hướng hiệu quả mục tiêu trọng tâm là
đưa nợ xấu về ngưỡng 3% trên sổ sách của các NHTM (đồng thời chuyển dần sang
phía VAMC) vào cuối năm 2015.
Ngoài những tác dụng nhiều chiều, thông tư của NHNN cũng được đánh giá là
khá thuận dòng dẫu ngược xu hướng quen thuộc khi phần lớn nghĩa vụ sẽ được phân
bổ cho nửa đầu năm. Bởi:
Thứ nhất, về phía VAMC đã vận hành thực tiễn tương đối an toàn và ngày một
hiệu quả hơn; cùng với đó, cơ chế mua bán nợ (đặc thù) cũng đã có và được phổ cập
rộng khắp toàn hệ thống ngân hàng.
Mới đây, chia sẻ với báo giới, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành
viên Công ty quản lý tài sản các TCTD Việt Nam tiếp tục khẳng định: “VAMC có đủ
điều kiện, cơ sở vật chất, cán bộ, cũng như các điều kiện khác để phân tích, thẩm định,
đánh giá và mua nợ đảm bảo đúng tiến độ”. Chi tiết số liệu thống kê cho thấy, với vốn
điều lệ chỉ khiêm tốn ở mức 500 tỷ đồng, bằng cơ chế đặc thù, tính đến hết 2014,
VAMC đã thực hiện mua vào tổng cộng 134 nghìn tỷ đồng nợ xấu, đúng bằng số liệu
nợ xấu của khối NHTM Nhà nước thống kê tại thời điểm 30.1.2013, thời điểm mà ý
tưởng thành lập một công ty quản lý tài sản (AMC - Asset Management Company) để
mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng đang gây ra rất nhiều tranh cãi.
Thứ hai, về phía các TCTD; chính thức có hiệu lực từ ngày 1/2/2015, Thông tư

36 quy định giới hạn tỷ lệ nợ xấu dưới 3% là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng hay
mua cổ phần các tổ chức tín dụng khác, sẽ gia tăng áp lực, buộc các ngân hàng phải
điều chỉnh tỷ lệ về ngưỡng định hướng thông qua bán nợ cho VAMC. Thêm vào đó,
việc áp dụng hình thức hạn chế mở chi nhánh, cấp tín dụng mới đối với các ngân hàng


có tỷ lệ nợ xấu cao (Thông tư 21/2013/TT-NHNN) cũng sẽ buộc các ngân hàng phải
đẩy mạnh việc bán nợ của mình.
Được biết, trong năm 2015, VAMC dự kiến sẽ mua vào từ 80 đến 100 nghìn tỷ
đồng nợ xấu, đồng thời, cũng sẽ vẫn tập trung vào mục tiêu mua nợ từ các TCTD và
tiếp tục cơ cấu, phân loại nợ, kiến nghị điều chỉnh lãi suất đối với những khoản nợ
mà khách hàng có khả năng phục hồi để đến năm 2016 sẽ đẩy mạnh việc bán các
khoản nợ đã mua được.
Nhiệm vụ quan trọng của VAMC trong năm 2015 này sẽ không chỉ là gom nợ,
mua nợ nữa; bởi vì việc mua nợ đã là câu chuyện xảy ra từ cách đây gần 2 năm và năm
nay cũng chỉ là tiếp tục. Bên cạnh đó, cơ chế mua nợ từ các NHTM về cơ bản là đã
có. Vấn đề là các ngân hàng sẽ khẩn trương thực hiện như thế nào và điều này phụ
thuộc vào vế các NHTM. Còn về phía VAMC, ngoài chuyện gom nợ, mua nợ về như
hiện nay thì cũng phải tiếp tục tích cực xử lý các khoản nợ xấu nào mà có thể xử lý
được. Năm trước, đâu đó VAMC đã xử lý được khoảng 4.000 tỷ, năm nay, hi vọng
đơn vị này sẽ xử lý được ở mức độ cao hơn, thậm chí là gấp đôi hay gấp ba.
Song song với việc đẩy mạnh xử lý các khoản nợ đã mua vào, còn một việc tối
cần thiết mà VAMC cũng phải làm trong năm 2015. Đó là phải kiến nghị, đề xuất với
Chính phủ để mà “những cái gì còn vướng mắc tới câu chuyện mua bán nợ, câu
chuyện xử lý nợ xấu phải được thông suốt”, và chỉ như thế thì mới đảm bảo sang năm
2016, việc xử lý nợ xấu được triệt để, đúng với mục tiêu sâu xa của đề án tái cơ cấu hệ
thống ngân hàng.

II.2 Các vấn đề VAMC đang phải đối mặt.
II.2.1 Vấn đề chủ quan

II.2.1.1 Năng lực tài chính của VAMC còn nhiều yếu kém.
Với mức vốn điều lệ 500 tỷ đồng so với mức 86.000 tỷ đồng VAMC đã mua thì
năng lực tài chính của VAMC là hết sức yếu kém. VAMC cũng đang đề xuất với
Chính phủ để nâng cao thêm năng lực tài chính cho VAMC, dự kiến tăng vốn của


VAMC lên 2.000 tỷ đồng đã được Chính phủ cơ bản nhất trí. Tuy nhiên, con số
2.000 tỷ đồng đối với con số nợ xấu VAMC dự kiến sẽ mua từ năm nay đến năm sau
cỡ khoảng 200.000 tỷ đồng thì đây cũng vẫn là con số hết sức khiêm tốn.
VAMC cũng biết rằng nền kinh tế quốc gia còn khó khăn, ngân sách còn phải sử
dụng cho nhiều mục đích cấp thiết, vì thế VAMC cũng chưa đòi hỏi việc sử dụng
ngân sách trong thời gian này. Tuy nhiên, chúng ta sẽ có những cơ chế để sử dụng
công cụ của chính sách tiền tệ tốt hơn nữa để có thể xử lý nhanh hơn vấn đề nợ xấu.
Về góc độ chuyên môn, NHNN phối hợp chặt chẽ với các bộ ban ngành để đưa ra
các cơ chế phù hợp làm sao thông thoáng hơn về quy định pháp lý rõ ràng hơn, đặc
thù hơn và có thêm các cơ chế về tài chính để giúp VAMC hoạt động tốt hơn.

II.2.1.2 Vấn đề về nguồn nhân lực
Ngoài việc cơ chế vận hành còn gây nhiều tranh cãi, một nhân tố quan trọng khác
ít được đề cập đến nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả của VAMC là nguồn
nhân lực. Điều dễ nhận thấy là tất cả thành viên lãnh đạo của VAMC đều thuộc lĩnh
vực ngân hàng, trong đó chủ tịch HDTV là phó tổng Vietin, tổng giám đốc là phó tổng
Lienvietpostbank và phó tổng là tổng giám đốc Gpbank. Cơ cấu tổ chức của VAMC
gồm đầy đủ các ban, tuy nhiên nhân sự của VAMC còn mỏng, so với khối lượng công
việc xử lý nợ xấu lớn như vậy, vì vậy khó đáp ứng được hiệu quả tốt nhất.
Về chất lượng nhân sự, mặc dù đã tuyển chọn nhân sự ưu tú từ các tổ chức tín
dụng khác, tuy nhiên VAMC là hình thức công ty đầu tiên ở Việt Nam chuyên môn
hóa trong xử lý nợ, vì vậy nhân viên cũng gặp nhiều khó khăn về chuyên môn.
Trong khi đó, ở KAMCO-công ty mua bán nợ xấu của Hàn Quốc, ban lãnh đạo
gồm các thành viên đến từ nhiều cơ quan khác nhau như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch

và Ngân sách, Ủy ban Giám sát Tài chính, Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Hàn Quốc,
Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc và hai đại diện từ ngân hàng. Đặc biệt, còn có 2
chuyên gia bên ngoài làm việc trong các ngành luật, kiểm toán và một giáo sư đại học.
Đội ngũ lãnh đạo của VAMC có thể có nhiều kinh nghiệm về tài chính, nhưng
trên thực tế, việc xử lý nợ xấu còn bao gồm tái cấu trúc nợ, tái cấu trúc hoạt động công


ty đang gánh nợ hay đánh giá lại giá trị các khoản nợ để chuyển nhượng cho bên thứ
ba. Những việc này không những đòi hỏi kỹ năng quản trị tài chính mà còn kỹ năng
quản trị doanh nghiệp, luật và thậm chí so sánh và áp dụng các lý thuyết kinh tế, tài
chính phức tạp vào thực tế. Do đó, đội ngũ nhân lực đang là một điểm khá yếu của
VAMC.
Nhân sự cấp cao của VAMC chính là vấn đề cốt lõi làm nên thành công của quá
trình tái cơ cấu. . Tuyển dụng đào tạo đội ngũ cán bộ có chất lượng về chuyên môn, nắm
vững kiến thức về pháp luật, đào tạo đội ngũ thẩm định giá chuyên nghiệp, cũng như thành
thạo nghiệp vụ đấu giá tài sản và khoản nợ. Để làm được điều đó Chính phủ Việt Nam cũng

đã dự kiến sẽ gửi nhân sự cao cấp sang Hàn Quốc cũng như các nước khác để học hỏi
kinh nghiệm tái cơ cấu. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ. Chính phủ nên mời thêm
chuyên gia nước ngoài và trong nước có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

II.2.1.3 Vấn đề về phương thức xử lý nợ.
Mới đây, Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) cho biết từ
khi triển khai mua bán nợ đến nay họ đã mua được 107.000 tỷ đồng nợ xấu từ nhiều
ngân hàng (riêng năm 2014 đã mua được 67.000 tỷ đồng). Mặt khác, VAMC mới chỉ
thu được 4.000 tỷ đồng từ việc bán/thu hồi nợ năm 2014, mặc dù đã vượt so với kế
hoạch là 2.500 tỷ đồng. Đáng lưu ý là trong kết quả thu nợ, bán nợ của 2014, có
khoảng 50% là những khoản nợ khách hàng đã tự nguyện trả, còn lại 50% là VAMC
cùng với tổ chức tín dụng bán tài sản đảm bảo.
Như vậy, có thể thấy về bản chất, VAMC vẫn chỉ là một nơi nhận và giữ nợ hộ

cho các tổ chức tín dụng, khi mà con số nợ thu hồi lại được chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ
trong tổng số nợ đã nhận. Không những vậy, đến một nửa số nợ đã thu hồi lại là do
khách hàng tự nguyện trả, có nghĩa là lẽ ra các tổ chức tín dụng đã có thể thu hồi được
nợ mà chẳng cần đến, hay thông qua VAMC làm gì, trừ khi các khách hàng này sợ uy
danh của VAMC (nếu có) mà phải tự nguyện trả. Đây có lẽ là một trong những nguyên
nhân chính, bên cạnh nguyên nhân là VAMC chỉ chọn mua những món nợ có khả
năng hoàn trả cao, làm cho nhiều tổ chức tín dụng được báo cáo là e dè, miễn cưỡng
phải bán nợ xấu cho VAMC theo quy định.


Nói về giải pháp giải quyết số nợ đã mua về, VAMC cho biết họ tiến hành phân
loại nợ, cơ cấu nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ làm sao cho phù hợp với tình hình sản xuất
kinh doanh của đơn vị, trường hợp không thể cơ cấu lại nợ thì mới tiến hành bán nợ,
bán tài sản.
Nếu vậy, người ta sẽ sẽ khó mà thấy được vai trò thiết yếu của VAMC trong việc
giải quyết nợ xấu. Bản thân các tổ chức tín dụng chắc chắn đã, đang và sẽ tiếp tục làm
những việc như thế này, và như thế thì sự tham gia của VAMC có chăng chỉ làm rối
thêm sự việc, và tất nhiên là tốn kém thêm cho các tổ chức tín dụng chủ nợ vì mọi chi
phí xử lý nợ xấu của VAMC rốt cuộc đều được cấn trừ vào giá trị còn lại của nợ xấu,
trong khi các tổ chức tín dụng có nợ xấu bán cho VAMC vẫn phải có trách nhiệm trích
lập dự phòng và tiếp tục xử lý những khoản nợ xấu này.
Giải pháp cho VAMC là hoàn thiện cơ cấu:


Xây dựng chiến lược mua bán nợ xấu trên cơ sở phân loại các

khoản nợ đã mua bằng trái phiếu đặc biệt để thực hiện mua đứt theo giá trị thực
tế. Đến 2016, số nợ xấu VAMC dự kiến mua đạt khoảng 150.000 tỷ đến
200.000 tỷ, số nợ xấu xử lý, thu hồi đến 2016 đạt khoảng 20.000 tỷ đến 40.000
tỷ, như vậy VAMC quản lý tối thiểu từ 100.000 tỷ đến 150.000 tỷ. Trong số

đó, tổ chức tín dụng đã trích dự phòng tối đa khoảng 50% giá trị khoản nợ xấu
đã mua, do vậy việc đàm phán mua nợ xấu theo giá trị phù hợp tại thời điểm xử
lý theo giá trị trường sẽ thuận lợi hơn và có thể xử lý phát mại nhanh hơn. Than
gia góp vốn , chuyển nợ thành vốn góp để giúp tái cấu trúc lại doanh nghiệp có
khả năng phục hồi sản xuất. Tiếp tục cơ cấu lại các khoản nợ có khả năng phục
hồi , đồng thời mở nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng được vay vốn tại các tổ
chức tín dụng.


Đối với các khoản nợ đã mua có tài sản đảm bảo thi mua theo giá

tối đa 25% giá trị khoản nợ. Đối với khoản nợ không có tài sản đảm bảo thì
mua theo giá tối đa là 5% giá trị khoản nợ. Riêng với khoản nợ xấu mới phát
sinh, VAMC mua theo giá thỏa thuận tại thời điểm mua nợ và có thể trả bằng
tiền Phương án này có thể xử lý dứt điểm ngay nợ xấu và tổ chức tín dụng sẽ
nhận được trái phiếu chuyển đổi để cầm cố, vay thế chấp tại Ngân hàng nhà


nước và các tổ chức tín dụng khi thiếu thanh khoản, hoặc tăng trưởng tín dụng
cho nền kinh tế. Mặt khác, tổ chức tín dụng vẫn được chia sẻ lợi nhuận khi
VAMC bán nợ.

II.2.2 Vấn đề khách quan
II.2.2.1 Chưa có thị trường mua bán nợ xấu tại Viêt Nam.
Trong việc bán nợ, bán tài sản – điểm nghẽn của việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam,
đến ngay VAMC cũng đang gặp bế tắc khi họ thừa nhận rằng Việt Nam hiện chưa có
thị trường mua bán nợ, mới đang manh nha lập thị trường mua bán nợ. Ngoài ra, tuy
VAMC nhấn mạnh rằng muốn lập thị trường mua bán nợ thì họ sẽ là đơn vị tiên phong
đứng ra thực hiện việc này, nhưng ngay cả ở điểm này ta cũng khó thấy được vai trò
và sự cần thiết của VAMC. Vì, rõ ràng việc thành lập thị trường mua bán nợ xấu chỉ là

việc ban hành các luật lệ và khuôn khổ pháp lý để một thị trường như thế ra đời, và để
mọi đối tượng nào đáp ứng được các yêu cầu tham gia trên thị trường này, và có nhu
cầu thì sẽ được phép tham gia và hoạt động mua bán trên thị trường đó.
Nói cách khác, VAMC không phải là cơ quan lập pháp hay quản lý chức năng, mà chỉ
đơn thuần là một chủ thể tương lai tham gia trên thị trường mua bán nợ xấu sau này
(nếu có), và, bởi vậy, sự “tiên phong” của VAMC vừa là điều không cần thiết, vừa
nằm ngoài thầm quyền của họ. Tất nhiên, VAMC vẫn có thể có, vẫn có thể đóng vai
trò là tổ chức tư vấn cho nhà nước trong việc thành lập thị trường mua bán nợ xấu,
nhưng cũng chỉ đến thế thôi, và việc tư vấn này thì nhiều tổ chức và cá nhân khác cũng
có thể đảm nhận (tốt hơn) được.
Trong thời điểm hiện tại, VAMC đang có kế hoạch xây dựng được một danh mục
tài sản và giới thiệu danh mục tài sản (nợ xấu cần thanh lý) đối với các nhà đầu tư
trong nước và quốc tế. Họ cho biết khi hoạt động mua bán nợ bắt đầu sôi nổi thì sẽ đề
nghị cơ chế để hình thành thị trường mua bán nợ. Về điểm này, có thể thấy ngay được
sự bế tắc và mâu thuẫn trong định hướng này. Việc xây dựng và giới thiệu danh mục
tài sản là điều cần thiết và đương nhiên phải làm với mọi tổ chức có nợ xấu. Nhưng do
chưa có thị trường mua bán nợ xấu và chưa có (đầy đủ) những quy định pháp lý về
mua bán, sở hữu tài sản nợ xấu, nhất là với nhà đầu tư nước ngoài, thì hoạt động mua
bán không thể nào kỳ vọng sẽ bắt đầu, và “sôi nổi” được.


VAMC cần phải tiếp tục rà soát cơ chế, quy đinh, những khó khăn vướng mắc
trong quá trình triển khai xử lý nợ xấu để kiến nghị với Chính phủ, bộ, ngành để tháo
gỡ khó khăn. Tổ chức đánh giá, phân loại khoản nợ, tài sản theo từng danh mục để tiến
hành tham gia cơ cấu, chuyển nợ thành vốn góp, chào bán cho các tổ chức, nhà đầu tư
trong nước và quốc tế, do vậy cần xây dựng chiến lược bán nợ xấu. Xây dựng hệ
thống công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu theo dõi, quản trị, báo cáo theo
hướng công khai minh bạch tiến tới xây dựng thị trường mua bán nợ, trên cơ sở giới
thiệu, chào bán khoản nợ và tài sản đã mua khoảng từ 150.000 tỷ đến 200.000 tỷ. Xây
dựng phương án tăng vốn điều lệ, phương án phát hành trái phiếu, tín phiếu chuyển

đổi, phương án vay vốn của các tổ chức quốc tế để mua nợ xấu theo giá thị trường từ
năm 2016. Tranh thủ sự ủng hộ của các ngành các cấp trong hoàn thiện hồ sơ pháp lý
về tài sản đảm bảo, thu hồi nợ, thu giữ tài sản, phát mại tài sản, hình thành trung tâm
đấu giá mang tính chuyên nghiệp, bài bản, công khai minh bạch.
II.2.2.2 Những khó khăn về mặt pháp luật.
Việc bán nợ xấu cho nhà đầu tư nước ngoài gặp một số vướng mắc vì theo quy
định pháp luật hiện hành, việc nhận thế chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thay
đổi mục đích sử dụng đất… đối với nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế và do vậy các
nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn khi mua nợ xấu của VAMC nhất là trong lĩnh vực bất động
sản.
Vì cơ chế định giá nợ xấu ở Việt Nam chưa được xây dựng cho nên sẽ phải mất
khá nhiều thời gian để định giá nợ xấu khi bán nợ và do đó giao dịch liên quan đến nợ
xấu không thể thực hiện một cách nhanh chóng.
Nhận thức và sự tham gia hỗ trợ VAMC xử lý nợ xấu nhất là việc thu giữ tài sản,
phát mại tài sản, đôn đốc khách hàng trây ỳ trả nợ ở một số nơi chưa được tích cực,
làm ảnh hưởng đến kết quả thu hồi và xử lý nợ xấu. Hàng lang pháp lý để bảo vệ cho
cán bộ VAMC chưa được rõ ràng khi tiến hành định giá phát mại tài sản hoặc đấu giá.
Tổ chức tín dụng cho rằng VAMC có quyền rất lớn nhưng trên thực tế quyền hạn của
VAMC đối với khoản nợ còn rất hạn chế vì mua bằng trái phiếu đặc biệt.
Mô hình xử lý nợ xấu không dùng vốn ngân sách mang tính đặc thù chưa hề có
trên thế giới do vậy nhiệm vụ của VAMC là “vừa khai phá, vừa thiết kế, vừa thi
công”. Vì vậy cơ chế nghiệp vụ cần phải thay đổi liên tục sao cho phù hợp với đòi hỏi


của thực tiễn. Các khoản nợ xấu tổ chức tín dụng bán cho VAMC thực chất đã rất xấu
và có tính chất phức tạp, khách hàng vay nhiều tổ chức tín dụng. Vì vậy, việc xử lý nợ
của VAMC gặp rất nhiều khó khăn. Tâm lý của tổ chức tín dụng bán cho VAMC để
giãn thời gian để 5 năm sau mua lại khi đã trích đủ dự phòng rủi ro.

II.2.2.3 Những khó khăn trong xây dựng kế hoạch mua bán nợ theo cơ

chế thị trường
VAMC cho biết trong thời gian tới, họ sẽ chủ động xây dựng kế hoạch mua bán
nợ theo cơ chế thị trường để hòa đồng vào cùng với việc mua bán nợ bằng trái phiếu
đặc biệt, dẫn đến hình thành dần thị trường mua bán nợ.
Về điểm này, trước hết lại có thể thấy ngay sự không cần thiết khi VAMC được
thiết kế ra chỉ để mua bán nợ theo giá trị sổ sách (còn lại sau khi trừ đi chi phí dự
phòng) và bằng trái phiếu đặc biệt, là một “sáng kiến” riêng của Việt Nam, là một
điểm cộng. Nay nếu vì thấy chức năng chính này của VAMC không hữu hiệu trên thực
tế mà buộc phải rót thêm tiền từ ngân sách để hoạt động lấn sân sang việc mua nợ xấu
bằng tiền mặt để sự tồn tại của VAMC có ý nghĩa hơn, thì việc này chỉ là một hành
động vì mục tiêu trước mắt, không phù hợp và xác đáng, vì không cần đến VAMC (và
tiền của ngân sách rót vào đó), các tổ chức tín dụng và các công ty quản lý tài sản của
họ (AMC) vẫn đã, đang và sẽ tiếp tục mua bán nợ xấu bằng tiền, theo giá thị trường.
Vậy thì hãy khuyến khích sự ra đời và tích cực hoạt động hơn nữa của các AMC, các
tổ chức và cá nhân mua bán nợ xấu, bên cạnh VAMC (với chức năng đúng như thiết
kế ban đầu, và không tốn một đồng ngân sách nào), trên một thị trường mua bán nợ
xấu có tổ chức.
Việc biến hóa chức năng VAMC thêm nữa sao cho sự tồn tại và hoạt động có ý
nghĩa hơn cũng sẽ chỉ làm phát sinh thêm những rủi ro khác bắt nguồn từ việc VAMC
có quyền quyết định mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt theo giá sổ sách, hoặc bằng
tiền theo giá thị trường. Việc được phép thực hiện đồng thời 2 chức năng này nếu
không được giám sát chặt chẽ sẽ tạo rủi ro lớn.

KẾT LUẬN
Mô hình AMC là một công cụ hữu ích trong nền kinh tế thế giới nói chung, cũng
như tại Việt Nam nói riêng. Thông qua việc sử dụng các chức năng mua, cơ cấu lại


hoặc xử lý các khoản nợ xấu, VAMC còn là một mắt xích quan trọng trong việc giải
quyết vấn đề thanh khoản, làm sạch bảng cân đối kế toán, và giúp các TCTD có thời

gian và khả năng tài chính để bù đắp vào các khoản thua lỗ trước đó. Tuy chưa thể giải
quyết triệt để vấn đề nợ xấu, nhưng VAMC vẫn đang cố gắng hoàn thành vai trò của
mình trong nền kinh tế đầy biến động.



×