Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Tiểu luận môn ngân hàng quốc tế xu hướng phát triển của các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.28 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM
HỌC PHẦN: NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

Giảng viên: TS. Đinh Xuân Cường
Nhóm: 02
Lớp: K23 TCNH 3

Hà Nội, năm 2015
1


MỤC LỤC

2


1. Khung pháp lý cho hoạt động của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
1.1. Một số thuật ngữ liên quan đến ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
Theo Điều 7, Nghị định 22/2006/NĐ-CP thì:
- Ngân hàng nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước
ngoài, có hoạt động chủ yếu và thường xuyên là hoạt động ngân hàng.
- Ngân hàng mẹ là ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ của
ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hoặc có chi nhánh hoạt
động tại Việt Nam.


- Nước nguyên xứ đối với một tổ chức tín dụng nước ngoài là nước nơi tổ
chức tín dụng nước ngoài được thành lập.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng mẹ,
không có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được ngân hàng mẹ bảo
đảm bằng văn bản về việc chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của
chi nhánh tại Việt Nam.
- Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam, bằng
vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên
nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng
liên doanh. Ngân hàng liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.
- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài là ngân hàng được thành lập tại Việt
Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một ngân
hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ). Ngân hàng 100%
vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, là
pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.
- Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nuớc ngoài là đơn vị phụ thuộc của
tổ chức tín dụng nước ngoài, đặt tại Việt Nam, hoạt động theo Giấy phép mở
văn phòng đại diện và các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam. Văn
phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài không được thực hiện các hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam.
1.2. Một số văn bản điều chỉnh hoạt động của ngân hàng nước ngoài tại Việt
Nam
- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành ngày 16/6/2010
- Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ban hành ngày
12/12/2005
3


- Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối số

06/2013/PL-UBTVQH13
- Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ban hành ngày 28/2/2006 về tổ chức và
hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân
hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện, tổ chức tín dụng nước ngoài tại
Việt Nam
- Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ban hành ngày 17/7/2009 về tổ chức hoạt
động của ngân hàng thương mại
- Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ban hành ngày 17/7/2014 về quy định chi
tiết thi hành một số điều của pháp lệnh ngoại hối và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung
một số điều của pháp lệnh ngoại hối
- Thông tư số 03/2007/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban
hành ngày 5/6/2007 về hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số
22/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn
phòng đại diện, tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
- Thông tư số 40/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban
hành ngày 15/12/2011 về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân
hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ
chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại
Việt Nam
- Thống tư số 37/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban
hành ngày 28/12/2012 về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú
- Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban
hành ngày 21/1/2013 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập
dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Thông tư số 09/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban
hành ngày 18/3/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy

định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và
việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài
4


- Thông tư số 43/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban
hành ngày 25/12/2014 về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú
1.3. Một số quy định cụ thể về hoạt động của ngân hàng nước ngoài tại Việt
Nam
1.3.1. Hình thức tổ chức của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
Theo điều 3, Nghị định 22/2006/NĐ-CP thì ngân hàng nước ngoài được
phép hoạt động tại Việt Nam dưới 5 hình thức:
+ Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài
+ Ngân hàng liên doanh
+ Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
+ Tổ chức tín dụng nước ngoài thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần của
tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam
+ Tổ chức tín dụng nước ngoài đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam
1.3.2. Điều kiện cấp giấy phép
Theo điều 8, Nghị định 22/2006/NĐ-CP, để ngân hàng nước ngoại được
cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam thì cần có các điều kiện sau:
- Điều kiện chung:
+ Ngân hàng nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định về
hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong
vòng 3 năm gần nhất liền kề trước khi xin cấp giấy phép.
+ Ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ
chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các cam
kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế

biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi.
+ Ngân hàng nước ngoài đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, các tỷ lệ bảo
đảm an toàn theo thông lệ quốc tế.
+ Cơ quan giám sát, thanh tra có thẩm quyền của nước nguyên xứ có khả
năng giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng nước ngoài trên cơ sở tổng hợp
theo thông lệ quốc tế; có cam kết hợp tác quản lý, giám sát hoạt động và trao đổi
thông tin với Ngân hàng Nhà nước.
- Điều kiện riêng:
Loại hình
Điều kiện
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại - Các điều kiện được quy định tại
5


Loại hình

Điều kiện
Việt Nam
khoản 2 Điều 106 Luật các Tổ chức
tín dụng
- Ngân hàng nước ngoài có tổng tài
sản có ít nhất là tương đương 20 tỷ
đôla Mỹ vào năm trước năm xin cấp
giấy phép
Ngân hàng liên doanh, ngân hàng - Các điều kiện được quy định tại
100% vốn nước ngoài
khoản 1 Điều 22 Luật các Tổ chức tín
dụng
- Ngân hàng nước ngoài được cơ quan
có thẩm quyền của nước nguyên xứ

cho phép tham gia thành lập ngân
hàng liên doanh, thành lập ngân hàng
100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
- Ngân hàng nước ngoài có tổng tài
sản có ít nhất là tương đương 10 tỷ đô
la Mỹ vào năm trước năm xin cấp
giấy phép
- Ngân hàng nước ngoài phải có văn
bản cam kết với Ngân hàng Nhà nước
về việc sẵn sàng hỗ trợ về tài chính,
công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt
động cho ngân hàng 100% vốn nước
ngoài, ngân hàng liên doanh; đảm bảo
duy trì giá trị thực có của vốn điều lệ
không thấp hơn mức vốn pháp định
và đáp ứng đầy đủ các quy định về an
toàn hoạt động theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước
Văn phòng đại diện
- Đáp ứng các điều kiện quy định tại
khoản 3 Điều 106 Luật các Tổ chức
tín dụng
1.3.3. Nội dung hoạt động
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện các nghiệp vụ hoạt
động của loại hình ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu
tư, hoặc của các loại hình ngân hàng khác theo quy định của Luật các Tổ chức
tín dụng, các quy định của pháp luật về hoạt động của loại hình ngân hàng đó.
- Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về loại hình và nội dung hoạt động
trong Giấy phép cấp cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ theo các quy
định của Luật các Tổ chức tín dụng, phù hợp với quy mô, loại hình, lĩnh vực

6


hoạt động của ngân hàng mẹ. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
không được thực hiện các nghiệp vụ mà chính ngân hàng mẹ cũng không được
thực hiện theo quy định của nước nguyên xứ.
1.3.4. Nội dung an toàn hoạt động
Theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN thì các ngân hàng nước ngoài phải
đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng sau:
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu duy trì 9%.
- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên
quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng.
- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối
với tất cả khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không được vượt quá 5%
vốn điều lệ, vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dự
trữ thanh khoản là 10%
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn
vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa là 60%
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dư
nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 80%
2. Hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng
2.1. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA)
Hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có hiệu
lực từ ngày 11/12/2001. Nội dung chính của BTA bao gồm các quy định và
nguyên tắc giám sát hoạt động thương mại giữa hai quốc gia. Chương 3 của
Hiệp định phác thảo những nguyên tắc và quy định áp dụng cho lĩnh vực thương
mại dịch vụ. Trong số 08 ngành dịch vụ được đề cập tới trong danh sách, các
dịch vụ tài chính, cụ thể hơn là “các dịch vụ tài chính và ngân hàng”, được quy
định khá cụ thể (gồm có điều kiện, hạn chế và thời gian thực hiện) về việc mở

cửa thị trường theo bốn hình thức cung cấp dịch vụ (gồm cung cấp xuyên biên
giới, tiêu thụ tại nước ngoài, hiện diện thương mại hay hiện diện thể nhân). Thực
tế này cho thấy những cam kết và quyết tâm của Chính phủ trong việc theo đuổi
tiến trình tự do hoá trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng và tài chính.
Cụ thể hơn, trong hiệp định BTA, Chính phủ Việt Nam đã thoả thuận việc
tuân theo những nguyên tắc và quy định áp dụng chung đã được đề cập trong
Chương 3, đồng thời thực hiện các cam kết về tiếp cận thị trường và đối xử quốc
7


gia, nghĩa là các ngân hàng và tổ chức tín dụng của Mỹ sẽ được hưởng những cơ
hội thị trường tốt hơn trong ngành tài chính Việt Nam. Những điểm đáng lưu ý
nhất trong các quy định và cam kết này được trình bày dưới đây:
Một số cam kết cụ thể trong hiệp định BTA của Chính phủ Việt Nam đối
với tổ chức ngân hàng và tài chính của Hoa Kỳ được tóm tắt như sau:
- Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Hoa kỳ được phép cung cấp dịch vụ
tại Việt Nam thông qua các hình thức pháp lý: (i) Chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ;
(ii) Ngân hàng liên doanh Việt Nam-Hoa Kỳ; (iii) Công ty thuê mua tài chính
100% vốn Hoa Kỳ và (iv) Công ty thuê mua tài chính liên doanh Việt Nam- Hoa
Kỳ;
- Trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, hình thức pháp lý
duy nhất thông qua đó các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Hoa Kỳ khác (ngoài
ngân hàng và công ty thuê- mua tài chính) có thể cung cấp các dịch vụ tài chính
tại Việt Nam là liên doanh với đối tác Việt Nam. Sau thời gian đó, hạn chế này
sẽ được bãi bỏ;
- Sau 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng Hoa Kỳ được
phép thành lập ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ tại Việt Nam (từ tháng 12 năm
2010, các ngân hàng con 100% vốn của Mỹ được phép hoạt động ở Việt Nam);
- Việt Nam sẽ cho phép các ngân hàng của Mỹ được nắm vốn sở hữu
trong các ngân hàng Việt Nam được cổ phần hóa, tương đương với mức cho

phép đối với các nhà đầu tư Việt Nam. Theo thời định, mỗi bên sẽ chấp nhận
những dich vụ và nhà cung cấp dịch vụ của bên khác, tôn trọng tất cá những
biện pháp có ảnh hưởng đến việc cung ứng dịch vụ, với chế độ đãi ngộ không
kém ưu đãi hơn so với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của bên đó.
- Từ tháng 12 năm 2004, các chi nhánh ngân hàng của Mỹ được phép: i)
nhận đảm bảo cho khoản vay bằng giá trị quyền sử dụng đất do các DN có vốn
đầu tư nước ngoài nắm giữ; (ii) tiếp nhận và sử dụng giá trị quyền sử dụng đất
đảm bảo cho khoản vay trong trường hợp không thanh toán nợ; iii) được tiếp
cận các dịch vụ tái chiết khấu, hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn của Ngân hàng Nhà
nước; và quan trọng hơn là, iv) được hưởng đầy đủ quyền như ngân hàng trong
nước;
2.2. Hiệp định Thương mại tự do các nước ASEAN (AFTA)
Hiệp định Thương mại tự do các nước ASEAN yêu cầu Việt Nam cam kết
vào một lộ trình cắt giảm thuế cho đến năm 2006. Việc cắt giảm thuế dự kiến sẽ
8


tăng cường các hoạt động thương mại quốc tế, các dòng đầu tư nước ngoài bên
trong khu vực, và các dịch vụ hỗ trợ tài chính như trao đổi ngoại hối và thanh
toán quốc tế.
Trong khi tác động của AFTA tới ngành ngân hàng là gián tiếp, các nước
ASEAN đã thông qua một hiệp định khung về thương mại (AFAS) vào tháng 12
năm 1995. AFAS đưa ra những qui định cho các quốc gia thành viên ASEAN
nhằm cải thiện liên tục Tiếp cận thị trường và đảm bảo chế độ Đối xử Quốc gia
công bằng đối với các nhà cung cấp dịch vụ trong cộng đồng ASEAN ở cả bốn
hình thức cung cấp dịch vụ. Tất cả các nguyên tắc của AFAS đều nhất quán với
các quy định quốc tế về thương mại dịch vụ như trong Hiệp định chung về
thương mại dich vụ (GATS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trên
thực tế, việc tự do hoá thương mại dịch vụ trong khuôn khổ AFAS là trực tiếp
hướng tới những cam kết cao hơn cả những cam kết mà các nước thành viên đã

cam kết theo GATS. Theo hiệp định này, các nước ASEAN sẽ thương lượng về
tự do hoá dịch vụ liên vùng trong một số ngành, bao gồm viễn thông, du lịch,
dịch vụ tài chính, xây dựng và vận tải biển. Thêm vào đó, tất cả các nước đều
thống nhất về:
- Xoá bỏ đáng kể các biện pháp phân biệt đối xử hiện tại và các hạn chế
về gia nhập thị trường trong số các nước thành viên; và
- Cấm ban hành thêm hoặc ban hành mới các biện pháp phân biệt đối xử
và các hạn chế về gia nhập thị trường trong một khung thời gian hợp lý (Điều
III: Tự do hoá)
Các nước ASEAN đã đi đến kết luận về bốn nhóm cam kết thực hiện
trong hiệp định khung. Liên quan đến dịch vụ tài chính, các cam kết của Việt
Nam nằm trong nhóm thứ hai, được ký vào tháng 4 năm 2002.
2.3. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ ngân
hàng và các dịch vụ tài chính
Theo cam kết, Việt Nam cho phép các ngân hàng nước ngoài không có
hiện diện thương mại tại Việt Nam (công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện,
hợp đồng hợp tác kinh doanh) cung cấp cho khách hàng tại Việt Nam nhưng chỉ
giới hạn ở các dịch vụ sau:
- Cung cấp thông tin tài chính;
- Xử lý dữ liệu tài chính;
- Cung cấp phần mềm tài chính;
9


- Tư vấn, môi giới, phân tích tín dụng;
- Nghiên cứu và tư vấn về đầu tư, danh mục đầu tư, mua lại, tái cơ cấu và
chiến lược doanh nghiệp.
* Về việc thành lập liên doanh
Việt Nam cam kết cho phép thành lập ngân hàng liên doanh tại Việt Nam
ngay từ thời điểm gia nhập WTO (11/1/2007) với điều kiện:

- Phía nước ngoài tham gia liên doanh phải là ngân hàng thương mại có
tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền trước thời điểm nộp đơn
xin thành lập liên doanh tại Việt Nam; và
- Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá
50% vốn điều lệ.
* Về việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài
Việt Nam cam kết cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài kể
từ ngày 1/4/2007 với điều kiện ngân hàng nước ngoài là chủ đầu tư phải là ngân
hàng thương mại có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền trước
thời điểm nộp đơn xin thành lập ngân hàng tại Việt Nam.
Ngoài điều kiện theo cam kết, việc thành lập ngân hàng tại Việt Nam phải
tuân thủ các điều kiện kỹ thuật áp dụng chung theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
Đối với Chi nhánh Ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam
Việt Nam cam kết cho phép các ngân hàng thương mại nước ngoài được
thành lập chi nhánh của họ tại Việt Nam với điều kiện:
- Ngân hàng mẹ có tổng tài sản trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền
trước thời điểm nộp đơn xin lập chi nhánh ở Việt Nam;
- Chi nhánh được thành lập phải chịu các hạn chế trong hoạt động của
mình.
Ngoài các điều kiện nêu trong cam kết nói trên, các ngân hàng nước ngoài muốn
thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện khác về mặt kỹ
thuật theo quy định của pháp luật Việt Nam (áp dụng chung cho cả ngân hàng
trong nước và ngân hàng nước ngoài).
Những hạn chế trong hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài
tại Việt Nam
- Không được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở giao dịch
chính của mình. Ví dụ Ngân hàng A mở chi nhánh X1 tại Việt Nam thì chi nhánh
10



X1 này không được tự mình mở các điểm giao dịch, chi nhánh khác. Nếu muốn
mở rộng mạng lưới hoạt động, Ngân hàng A phải tự mình xin phép mở các chi
nhánh X2, X3, v.v hoặc thông qua các hình thức đầu tư khác. Việt Nam cam kết
không hạn chế số chi nhánh trực tiếp của các ngân hàng nước ngoài;
- Bị hạn chế trong việc nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam từ các thể nhân
Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng (chưa cung cấp các khoản
vay, cho vay, chưa nhận tiền gửi, v.v) theo % mức vốn mà ngân hàng mẹ cấp
cho chi nhánh như sau:
+ Từ 1/1/2007: 650% vốn pháp định được cấp;
+ Từ 1/1/2008: 800% vốn pháp định được cấp
+ Từ 1/1/2009: 900% vốn pháp định được cấp;
+ Từ 1/1/2010: 1000% vốn pháp định được cấp;
+ Từ 1/1/2011: được nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam ở mức tương tự
các ngân hàng Việt Nam.
* Điều kiện thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại,
công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính nước ngoài tại Việt Nam:
Việt Nam cam kết cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài (ngân hàng
thương mại nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) được mở
Văn phòng đại diện tại Việt Nam với điều kiện Văn phòng đại diện không được
phép tiến hành các hoạt động thương mại sinh lời trực tiếp.
Thời hạn hoạt động tối đa của các loại hình tổ chức tín dụng FDI ở
Việt Nam
Trong WTO, Việt Nam không cam kết về thời hạn hoạt động của các loại
hình tổ chức tín dụng này. Như vậy, Việt Nam có quyền tự do quy định về thời
hạn này.
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì thời hạn hoạt động tối đa của các
tổ chức tín dụng này được quy định như sau:
- Đối với ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài: không
quá 99 năm;

- Đối với chi nhánh của ngân hàng nước ngoài: không vượt quá thời hạn
hoạt động của ngân hàng mẹ và không quá 99 năm;
- Đối với văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài: không vượt quá
thời hạn hoạt động của ngân hàng mẹ;
11


- Công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài,
công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn
nước ngoài: 50 năm
Thời hạn hoạt động cụ thể được quy định trong giấy phép được cấp và có
thể được gia hạn theo yêu cầu (thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn hoạt
động trước đó được quy định trong giấy phép).
* Ngân hàng nước ngoài được thiết lập các máy rút tiền tự động, phát
hành thẻ tín dụng.
Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài
được hưởng đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia đầy đủ, tức là các ngân hàng
này có quyền thiết lập và vận hành các máy rút tiền tự động (ATM) như các
ngân hàng Việt Nam. Hiện nay đối với các ngân hàng Việt Nam, không có hạn
chế số lượng các máy rút tiền tự động mà các ngân hàng này được phép lắp đặt.
Các tổ chức tín dụng nước ngoài cũng được phép phát hành thẻ tín dụng
tại Việt Nam như các ngân hàng Việt Nam.
* Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp khác ngoài cam kết đối với
việc thành lập, tham gia, hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh
vực ngân hàng và dịch vụ tài chính.
Do tính đặc thù và tầm quan trọng của dịch vụ tài chính (đối với toàn bộ
nền kinh tế quốc dân, đối với các nhà đầu tư, những người gửi tiền…), WTO
cho phép các nước thành viên được áp dụng các biện pháp khác vì lý do thận
trọng, đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính.
Do đó, ngoài các hạn chế về hình thức pháp nhân, yêu cầu về vốn, các hạn

chế về hoạt động đối với chi nhánh… đối với nhà đầu tư nước ngoài được phép
áp dụng theo cam kết (xem Biểu cam kết về dịch vụ ngân hàng), Việt Nam có
thể xem xét áp dụng bổ sung các biện pháp mang tính hạn chế, kiểm soát chặt
chẽ nhằm mục tiêu thận trọng.
Ví dụ về các yêu cầu bổ sung có thể có đối với tổ chức tài chính nước
ngoài (ngoài cam kết)
- Yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc;
- Yêu cầu về vốn đối với việc thành lập chi nhánh, ngân hàng liên doanh;
- Yêu cầu về điều kiện vật chất, kỹ thuật, nhân lực, v.v đối với các tổ chức
tín dụng.
12


Các yêu cầu này, nếu có, phải được áp dụng trên cơ sở không phân biệt
đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài (các ngân hàng thương mại nước ngoài,
công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính).
* Việt Nam cam kết về việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần của
các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam như sau:
- Đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh được cổ phần hóa (ví dụ
VCB, BIDV…): Tỷ lệ cổ phần của các tổ chức tín dụng nước ngoài trong các
ngân hàng cổ phần hóa này có thể bị hạn chế như mức tỷ lệ cổ phần của các
ngân hàng dân doanh Việt Nam trong các ngân hàng cổ phần hóa này;
- Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần thuộc khu vực dân doanh:
tổng số cổ phần do các cá nhân, tổ chức nước ngoài nắm giữ tại mỗi ngân hàng
thương mại cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của
ngân hàng đó, trừ khi luật pháp Việt Nam có qui định khác hoặc được sự cho
phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2.4. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp

định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền
kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tính đến năm 2015, 12 nước bao gồm Mỹ, Úc, Brunei, Canada, Chile,
Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã trở
thành thành viên của hiệp định. Các nước này đang nỗ lực hướng đến việc ký
kết thỏa thuận trong thời gian sớm nhất, sau khi bỏ lỡ hạn chót đặt ra cuối năm
2013.
Vòng đàm phán đầu tiền diễn ra vào 3-2010 tại Melborn (Úc). Từ đó đến
nay đã diễn ra tất cả 19 vòng đàm phán chính thức và cuối cùng sau 5 năm đàm
phán đến 05/10/2015, tại hội nghị diễn ra ở thành phố Atlanta, Bộ trưởng
Thương mại các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) đã đạt được thỏa thuận cuối cùng đối với hiệp định thương mại tự
do lớn nhất thế giới này.
Sau khi 12 nước ký hiệp định TPP, văn kiện này cần nhận được sự phê
chuẩn của chính phủ và Quốc hội các nước thành viên để có hiệu lực.
Dịch vụ tài chính là lĩnh vực đàm phán được các nước TPP đặc biệt quan
tâm, kỳ vọng đưa TPP trở thành hiệp định tự do hóa của thế kỷ 21 với những
13


cam kết sâu rộng về tiếp cận thị trường trên các lĩnh vực ngân hàng, chứng
khoán, bảo hiểm.
Chương dịch vụ tài chính của TPP bao gồm các nghĩa vụ cốt lõi tìm thấy
trong các hiệp định thương mại khác như đối xử quốc gia; đối xử tối huệ quốc;
tiếp cận thị trường; và một vài quy định cụ thể của chương Đầu tư bao gồm Tiêu
chuẩn đối xử tối thiểu. Bên cạnh đó có một số nội dung mới đáng chú ý như sau:
- Quy định việc cung cấp dịch vụ tài chính qua biên giới cho một nước
TPP từ một nhà cung cấp của một nước TPP khác mà không yêu cầu nhà cung
cấp dịch vụ phải thành lập cơ sở hoạt động tại một nước khác để bán các dịch vụ
của mình nhưng phải phù hợp với quy định đăng ký hoặc ủy quyền cho các nhà

cung cấp dịch vụ tài chính qua biên giới của một nước TPP khác nhằm đảm bảo
cho công tác điều hành và giám sát phù hợp.
- Một nhà cung cấp dịch vụ của một nước TPP có thể cung cấp một dịch
vụ tài chính mới tại thị trường của nước TPP khác nếu các công ty trong nước
hoạt động tại thị trường này được phép cung cấp dịch vụ đó.
- Hiệp định TPP cũng đề cập đến các cam kết cụ thể về quản lý danh mục
đầu tư, các dịch vụ thẻ thanh toán điện tử và chuyển giao thông tin để phục vụ
mục đích xử lý dữ liệu.
2.5. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
2.5.1. Giới thiệu về cộng đồng kinh tế ASEAN
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập từ năm 1967,
hiện tại bao gồm 10 nước: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia,
Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Hiệp hội ASEAN dựa
trên 03 trụ cột chính: an ninh chính trị; kinh tế; văn hóa xã hội.
Kinh nghiệm thực tế từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm
1997/1998, cộng thêm sự nổi lên của các nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đã
khiến các nước ASEAN quyết tâm tạo ra một cộng đồng hợp tác kinh tế mạnh
mẽ, gắn 2 kết hơn. Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội ASEAN năm 1997 tại Kualar
Lumpur, Malaysia đã ra Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN 2020 với ý tưởng biến
ASEAN thành một khu vực phát triển ổn định, hội nhập và cạnh tranh, thiết lập
một cộng đồng kinh tế khu vực vào năm 2020. Vào năm 2003, Hội nghị thượng
đỉnh ASEAN ở Bali đã quyết đinh đẩy nhanh quá trình hình thành cộng đồng
kinh tế ASEAN (Asean Economic Community - AEC), thay vì thời hạn 2020,
các nước quyết định hình thành AEC vào cuối năm 2015. Năm 2007 thông qua
14


Kế hoạch AEC 2007 đặt ra các thời hạn rõ ràng cụ thể cho các nước thành viên
ASEAN thực hiện để hình thành AEC, với mục đích hợp nhất các quốc gia
thành viên thành một cộng đồng kinh tế chung vào ngày 31/12/2015. Không

giống như EU, ASEAN không tạo lập các tổ chức quản lý trung ương như Ủy
ban Liên minh châu Âu EU hay Ngân hàng Trung ương châu Âu mà sẽ tập trung
vào việc xóa bỏ các rào cản kinh doanh, thương mại.
Kế hoạch AEC bao gồm 04 trụ cột (04 nội dung then chốt): tạo lập một thị
trường và cơ sở sản xuất thống nhất; tạo lập một khu vực kinh tế cạnh tranh cao;
thúc đẩy sự phát triển kinh tế công bằng; xây dựng một khu vực hội nhập hoàn
toàn với nền kinh tế toàn cầu.
Tóm lại, AEC sẽ biến ASEAN thành một khu vực với sự tự do dịch chuyển
hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có kỹ năng và tự do dịch chuyển dòng vốn.
Liên quan đến việc tạo lập một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, các quốc
gia thành viên ASEAN đang tập trung thực hiện giảm và tiến tới xóa bỏ các rào
cản để đảm bảo dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và vốn trở nên tự do giữa các nước
ASEAN. Đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính, các quốc gia thành viên đã cam kết
tự do hóa mạnh mẽ, xóa bỏ các hạn chế trong các ngành ngân hàng, bảo hiểm và
các thị trường vốn vào năm 2015. Điều này bao hàm tự do hóa 4 phương thức
cung cấp thương mại dịch vụ qua biên giới như được định nghĩa trong WTO - là
cung cấp thương mại dịch vụ qua biên giới (phương thức 1), Tiêu dùng (sử dụng
dịch vụ) ở nước ngoài (phương thức 2), Hiện diện thương mại (Phương thức 3)
và Tự do dịch chuyển cá nhân (Phương thức 4).
2.5.2. Hành động của Việt Nam và ASEAN để thực hiện hội nhập AEC
Hiện nay, trong khối ASEAN, Việt Nam được đánh giá là một trong bốn
thành viên có tỷ lệ hoàn thành tốt nhất các cam kết trong Lộ trình tổng thể thực
hiện AEC. Việt Nam đã tham gia hợp tác một cách toàn diện với các nước
ASEAN từ các lĩnh vực truyền thống như: thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu
tư, nông nghiệp, giao thông vận tải, viễn thông, cho đến các lĩnh vực mới như:
bảo hộ sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng…
Cho tới nay, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho hơn 10 nghìn dòng thuế
xuống mức 0 - 5% theo ATIGA, chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu
thuế. Về thương mại hàng hoá, ASEAN đã sửa đổi, bổ bổ sung các hiệp định
kinh tế ASEAN, trong đó Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)

được ký kết ngày 26/02/2009 tại Thái Lan. Nghị định thư về sửa đổi một số
15


Hiệp định kinh tế ASEAN liên quan đến thương mại hàng hóa đã được ký ngày
08/3/2013 trong dịp Hội nghị AEM Retreat lần thứ 19 tại Hà Nội. Các nước
cũng đang trong quá trình thảo luận về các vấn đề hàng rào phi thuế quan trong
ASEAN và 7 nước thành viên (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore, Thái Lan và Việt Nam) đã thử nghiệm thành công kết nối cổng ASW
trong cơ chế hải quan một cửa ASEAN. Về thương mại dịch vụ, ASEAN đã có
những thỏa thuận giúp các bên sớm hoàn tất các thủ tục cần thiết để Hiệp định
ASEAN về di chuyển thể nhân có hiệu lực, trên cơ 3 sở đó tạo thuận lợi cho việc
di chuyển của các cá nhân tham gia vào các hoạt động thương mại hàng hóa,
thương mại dịch vụ và đầu tư trong khu vực. Bên cạnh đó, việc thực thi Kế
hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015 cũng đang được tích cực triển
khai nhằm tạo thuận lợi cho di chuyển của những người làm du lịch thông qua
các thỏa thuận công nhận lẫn nhau. Về đầu tư, ASEAN đang trong giai đoạn
thực thi Hiệp định ACIA, trong đó quá trình rà soát lẫn nhau đã được triển khai
nhằm giám sát việc xóa bỏ các hạn chế/trở ngại hoặc cải thiện các biện pháp
theo Kế hoạch tổng thể về xây dựng AEC nhằm thúc đẩy ASEAN thành một khu
vực thu hút đầu tư thống nhất. Về quyền sở hữu trí tuệ, việc thực thi kế hoạch
làm việc với 28 sáng kiến và 5 mục tiêu chiến lược trong Kế hoạch hành động
IPR ASEAN 2012 - 2015 đã giúp nâng cao tính pháp lý và chính sách trong việc
giải quyết các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
2.5.3. Xu hướng phát triển của ngân hàng quốc tế khi Việt Nam gia nhập AEC
Cũng giống như với hội nhập trong các ngành nghề và lĩnh vực khác, việc
cho phép các ngân hàng hoạt động xuyên khu vực sẽ giúp chúng có được lợi thế
kinh tế quy mô để tăng tính hiệu quả và giảm chi phí hoạt động.
Sự thâm nhập của các ngân hàng trong khối ASEAN vào thị trường nội
địa của một quốc gia sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh, dẫn đến giảm giá phí và đa

dạng hóa các loại sản phẩm và dịch vụ ngân hàng ở quốc gia đó. Đồng thời,
cạnh tranh khốc liệt hơn sẽ buộc các ngân hàng phải tìm kiếm cơ hội kinh doanh
mới, bằng cách mở rộng hoạt động về nông thôn, vùng sâu và vùng xa. Đến lượt
mình, sự hiện diện nhiều hơn của các ngân hàng ở nông thôn, vùng sâu và vùng
xa sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương nói riêng và cả nước nói
chung.
Trong nội bộ khối thì các ngân hàng của Singapore và Malaysia rất tích
cực mở rộng phạm vi hoạt động của mình ở các nước thành viên ASEAN khác.
16


Trong khi đó thì mức độ thâm nhập thị trường ngân hàng nội khối bởi ngân hàng
của các nước ASEAN khác, gồm có Việt Nam, có thể nói là không đáng kể, với
số lượng chi nhánh ở các nước khác có thể đếm trên đầu ngón tay. Nhưng có thể
kỳ vọng rằng khi thương mại và đầu tư nội khối tăng lên sẽ kích thích nhiều
ngân hàng khác mở rộng hoạt động của mình ra phạm vi khối để phục vụ khách
hàng của mình tốt hơn và đồng thời nắm bắt thêm được nhiều cơ hội kinh doanh
mới.
Một số ngân hàng thương mại tại các nước ASEAN đang có kế hoạch
nâng cao sự hiện diện của mình tại Việt Nam. Mới đây, ngân hàng Kasikorn của
Thái Lan đã thành lập hai văn phòng đại diện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh. Trước Kasikorn, Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS) và Maybank
(Malaysia) cũng đã có mặt tại thị trường Việt Nam. Kasikorn cho biết sẽ mở
rộng hoạt động tại Việt Nam và tiếp tục mở thêm nhiều văn phòng và chi nhánh
sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép. Ngân hàng này có kế
hoạch chinh phục đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trước
khi ra mắt chính thức vào đầu tháng 3 vừa qua, Kasikorn đã từng có quá trình
hợp tác với hai ngân hàng lớn của Việt Nam là Vietinbank và Agribank.
Với nhu cầu vốn ngày càng lớn từ các doanh nghiệp Việt Nam cũng như
những doanh nghiệp FDI tại đây, rất nhiều ngân hàng thuộc các nước Asean

muốn đón đầu xu thế này và tìm cách phát triển kinh doanh tại Việt Nam. Gần
đây nhất, vào năm 2013, Ngân hàng United Overseas (UOB) của Singapore
cũng đã lên kế hoạch mua lại Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank), nhằm biến
GPBank thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên ở Việt Nam, đồng thời
giúp tái cơ cấu các khoản thua lỗ. Giao dịch này dù không được thực hiện vẫn
ghi nhận tham vọng của các ngân hàng thuộc các quốc gia Asean đối với ngân
hàng Việt Nam nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung.
Đến cuối năm nay, AEC sẽ chính thức được thành lập và một trong những
mục tiêu của nó là thực thi hệ thống ngân hàng mở có nghĩa là các quốc gia
thành viên sẽ phải bỏ mọi giới hạn về sở hữu nước ngoài với các ngân hàng nội
địa của mình.
Mức trần sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam là 30%. Mặc dù vậy,
việc dỡ bỏ hạn chế này sẽ không phải chuyện sớm chiều, khi Việt Nam mới chỉ
đang trong quá trình xây dựng lộ trình hội nhập cho ngành ngân hàng.
17


Sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài cũng đồng nghĩa với việc sẽ có
một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn với nhóm các ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh
việc phục vụ nhu cầu tài chính cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nước
ngoài, các ngân hàng nước ngoài cũng có khả năng thu hút khách hàng là các
doanh nghiệp địa phương dựa vào uy tín thương hiệu trên thị trường cũng như
sức mạnh tài chính dồi dào từ các công ty mẹ.
Khi các rào cản pháp lý được dỡ bỏ, sự cạnh tranh lớn hơn đến từ các
ngân hàng nội khối khác sẽ buộc các ngân hàng trong nước phải sáp nhập, hợp
nhất để trở nên mạnh hơn, chiếm được thị phần cao hơn nhằm bảo vệ được vị trí
của mình trước sức lấn lướt từ các ngân hàng khác trong khối. Làn sóng sáp
nhập và hợp nhất đã, đang và sẽ không chỉ diễn ra ở những nước thành viên yếu
hơn như Việt Nam với hệ thống ngân hàng cần phải và đang được tích cực dọn
dẹp, mà còn ở những nước ở tốp đầu trong khối như Malaysia với một vài vụ

sáp nhập mà gần đây nhất là giữa CIMB Bank, RHB Bank và Malaysian
Building Society để tạo ra một ngân hàng còn lớn hơn cả Maybank, hiện đang là
ngân hàng lớn nhất Malaysia. Tầm vóc mới của ngân hàng sau sáp nhập không
những sẽ giúp nó kiểm soát và bảo vệ được thị phần của mình trong nước mà
còn tạo thêm nguồn lực để bành trướng ra các nước khác trong khối.
Nhưng cần lưu ý, hội nhập kinh tế với sự ra đời của AEC không chỉ mang
đến những lợi ích như thêm cơ hội kinh doanh, giảm chi phí và giá, đa dạng hóa
sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, tăng cường độ bao phủ về mặt địa lý của hệ
thống ngân hàng lên khắp các vùng trong cả nước và ở cả nước ngoài, hội nhập
sâu rộng hơn trong ngành ngân hàng còn mang đến nhiều rủi ro hơn. Dễ thấy
trước nhất là rủi ro của đổ vỡ hệ thống khi một ngân hàng nào đó ở nước nào đó
đối mặt với khủng hoảng, cơn khủng hoảng có thể dễ dàng lan tỏa xa hơn và sâu
hơn đến hệ thống ngân hàng ở các nước khác trong khối ASEAN. Bởi vậy, chính
phủ của các nước thành viên ASEAN chắc chắn sẽ phải phối hợp và làm việc
chặt chẽ với nhau để hoàn thiện khuôn khổ giám sát và chế tài để xử lý tình
huống lây lan khủng hoảng. Về phần mình, mỗi chính phủ phải sẵn sàng đương
đầu với những thách thức mới và phức tạp trong việc giám sát các ngân hàng có
hoạt động trên khắp lãnh thổ ASEAN.
3. Thực trạng hoạt động của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
3.1. Lịch sử hình thành các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
3.1.1. Giai đoạn trước năm 1990 trước khi có pháp lệnh ngân hàng
18


Thời kỳ Pháp Thuộc trước khi người Pháp đặt chân lên Việt Nam vào năm
1858, Việt Nam chưa có tổ chức ngân hàng và tín dụng nào. Đến cuối thế kỷ 19,
khi nền đô hộ đã được thiết lập trên toàn cõi Đông Dương, để phục vụ cho hoạt
động kinh doanh của mình Pháp đã thành lập ngân hàng để phục vụ cho hoạt
động riêng mình.
Thời kỳ Pháp thuộc 2 ngân hàng nước ngoài thành lập tại Việt Nam: ngân

hàng Đông Dương (cung cấp vốn cho các hoạt động kinh tế của người Pháp),
Pháp Hoa ngân hàng (phục vụ hoạt động giao thương giữa Pháp, Đông Dương,
Trung Quốc và một số nước Đông Á). Ngoài 2 ngân hàng trên một số nước có
lợi ích kinh tế cũng thành lập một số ngân hàng tại đây như Charterred Bank,
The Hong Kong and Shanghai Bank, Trung Quốc ngân hàng và Giao thông ngân
hàng của Trung Quốc.
Năm 1953 ngân hàng Đông Dương giải thể, các hoạt động của ngân hàng
này được chuyển sang cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín và ngân hàng Kế
Nghiệp của người Pháp. Ngoài ra còn có một số ngân hàng được thành lập trong
thời kỳ này như Bankok Bank năm 1961, The Bank of Tokyo thành lập 1962.
Từ cuối thế kỷ thứ 19 và 3 thập niên đầu thế kỷ thứ 20 các hoạt động kinh
doanh ngân hàng đều ở trong tay người nước ngoài, đến năm 1927 người Việt
mới có ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đó là An Nam ngân hàng, sau đó đổi tên
thành Việt Nam ngân hàng, đến năm 1954 có ngân hàng thứ 2 là Việt Nam công
thương ngân hàng.
3.1.2. Giai đoạn sau năm 1990 kể từ khi có pháp lệnh ngân hàng
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thành lập năm 1990 khi hai
pháp lệnh về ngân hàng ra đời là pháp lệnh về ngân hàng Nhà nước Việt Nam và
pháp lệnh ngân hàng hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính. Tuy nhiên chi nhánh
ngân nước ngoài thật sự vào Việt Nam vào năm 1992. Chi nhánh ngân hàng đầu
tiên là ngân hàng Crédit Agricole- CN Hà Nội cấp phép ngày 27/05/1992, tiếp
theo là NATIXIS (Pháp) cấp giấy phép ngày 12/06/1992, ANZ (Úc)- CN Hà Nội
thành lập ngày 15/06/1992, tính đến 31/12/2012 có tất cả 50 chi nhánh ngân
hàng hoạt động tại Việt Nam.
Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), là cột mốc quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước, bắt đầu quá trình hội nhập sâu rộng với thị trường
quốc tế nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng.
19



Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, từ ngày 1/4/2007,
các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã được phép thành lập tại Việt Nam,
nhưng đến 8/9/2008, ngân hàng nhà nước mới cho phép thành lập ngân hàng
100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Ngân hàng đầu tiên được cấp phép là ngân
hàng HSBC và Standard Chartered. Trong năm này tiếp tục cấp phép thêm 03
ngân hàng nước ngoài được thành lập. Như vậy trong năm 2008 NHNN đã cấp
phép cho thành lập 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm
Standard Chartered, HSBC, ANZ, Hong Leong, Shinhan. Trước đó các ngân
hàng này đã thành lập các văn phòng, chi nhánh tại Việt Nam sau khi có văn bản
chính thức cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài thì các ngân
hàng này đã tiến hành thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Như ngân
hàng HSBC năm 1870 HSBC mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn (nay là TP. Hồ
Chí Minh). Tháng 8 năm 1995, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh được cấp
phép hoạt động và cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng. HSBC khai
trương chi nhánh thứ hai tại Hà Nội và thành lập Văn phòng Đại diện tại Cần
Thơ vào năm 2005. Năm 2008 HSBC được cấp phép thành lập và cũng là một
trong 2 ngân hàng nước ngoài đầu tiên thành lập ngân hàng 100% vốn nước
ngoài tại Việt Nam. Ngân hàng ANZ, nhà băng nước ngoài đầu tiên mở chi
nhánh tại Hà Nội năm 1993, đang có tham vọng mở thêm từ 10-12 chi nhánh
vào cuối năm 2008, khi được cấp giấy phép thành lập ngân hàng 100% vốn
nước ngoài tại Việt Nam.
Tính đến tháng 11/2015 có 06 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 03 ngân
hàng liên doanh, 47 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 53 văn phòng đại diện
đang hoạt động tại Việt Nam. Các tổ chức này đều là những ngân hàng và tổ
chức tài chính lớn, có uy tín và độ an toàn cao, có khả năng cạnh tranh tốt. Mặc
dù thị phần hoạt động của các TCTD nước ngoài vẫn còn ở mức khiêm tốn,
nhưng có vị trí quan trọng trong hệ thống các định chế tài chính tại Việt Nam.
Các TCTD nước ngoài là kênh truyền dẫn vào Việt Nam các công nghệ ngân
hàng hiện đại và kinh nghiệm quản trị ngân hàng tiên tiến, đồng thời bổ sung

nguồn tài chính không nhỏ cho thị trường tài chính Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện nay (11/2015), có 6 ngân hàng 100% vốn nước
ngoài được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động tại Việt Nam.
- Ngân hàng HSBC Việt Nam
20


Ngày 1/1/2009, HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên thành lập
ngân hàng con tại Việt Nam. Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam
là ngân hàng con thuộc sở hữu 100% của ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải.
Hiện tại, HSBC là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt
Nam.
Ngân hàng có 1 sở giao dịch chính, 1 chi nhánh và 5 phòng giao dịch tại TP.
HCM, 1 chi nhánh, 3 phòng giao dịch và 1 quỹ tiết kiệm tại Hà Nội, 4 chi nhánh
tại Bình Dương, Cần Thơ, Ðà Nẵng, và Ðồng Nai và 2 văn phòng đại diện tại
Hải Phòng và Vũng Tàu.
Dù vốn điều lệ không lớn (3.000 tỷ đồng), song năm 2012, HSBC Việt
Nam công bố mức lợi nhuận tới 1.900 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số của ngân
hàng thương mại cổ phần lớn trong nước, cùng thời điểm đó.
Đó cũng là số liệu lợi nhuận hiếm hoi mà HSBC công khai. Hiện chưa rõ
lợi nhuận mà ngân hàng này đạt được trong năm 2013, 2014 là bao nhiêu.
Theo số liệu NHNN, vốn điều lệ của HSBC Việt Nam đang là 7.528 tỷ đồng.
- Ngân hàng ANZ Việt Nam
Năm 2009, Ngân hàng Australia and New Zealand Banking Group
Limited (ANZ) được NHNN cấp giấy phép thành lập ngân hàng thương mại có
100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Với mạng lưới 8 chi nhánh và phòng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm tại 2 thành
phố Hà Nội và TP. HCM cùng 2 văn phòng đại diện tại Cần Thơ và Bình
Dương, ANZ Việt Nam hiện cung cấp các dịch vụ ngân hàng thương mại bao
gồm Dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ và Quản lý Tài sản, Dịch vụ Tài chính Tiêu

dùng, Dịch vụ Tài chính Thương mại và Dịch vụ Ngân hàng Bán buôn.
Hiện nay, ANZ Việt Nam có hơn 750 nhân viên. Vốn điều lệ hiện tại của
ngân hàng là 3.000 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính công bố mới nhất của ANZ
Việt Nam là 2013, ngân hàng này có vốn chủ sở hữu tính đến 31/12/2013 là
3.803 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 2013 đạt 407,508 tỷ đồng, tăng mạnh so với
con số năm 2012 là 279,053 tỷ đồng.
- Ngân Hàng Standard Chartered Việt Nam
Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam - ngân hàng 100%
vốn của Standard Chartered Anh quốc chính thức đi vào hoạt động từ ngày
1/8/2009.
21


Ngân hàng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng thương mại
và bán lẻ cho khách hàng là các doanh nghiệp, các định chế tài chính, doanh
nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân.
Hiện tại, Ngân hàng Standard Chartered có 3 chi nhánh tại Hà Nội và
TP.HCM với gần 850 nhân viên. Vốn điều lệ của ngân hàng hiện là 3.000 tỷ
đồng.
Kết thúc năm 2013, tổng tài sản của ngân hàng là 23.873 tỷ đồng, giảm 0,82%
so với năm 2012.
Thu nhập lãi thuần năm 2013 đạt 1.145 tỷ đồng, tăng 5,1% so với năm
trước. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt là 322 tỷ đồng và 236 tỷ đồng,
giảm 34,8% và 36,04% so năm 2012.
- Ngân Hàng Shinhan Vietnam
Năm 2008, Ngân hàng Shinhan Việt Nam được cấp giấy phép thành lập
ngân hàng 100% vốn đầu tư từ Hàn Quốc tại Việt Nam.
Ngày 28/11/2011, Ngân hàng Shinhan đã mua 50% cổ phần của ngân
hàng Shinhan Vina (ngân hàng liên doanh với 50% cổ phần của Ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank và 50% cổ phần của ngân hàng

Shinhan) và chính thức đổi tên thành Ngân hàng Shinhan Việt Nam.
Shinhan Vietnam Bank có vốn điều lệ mới là 4.547 tỷ đồng, tổng tài sản
khoảng 18.000 tỷ đồng.
Như vậy, Shinhan Vietnam Bank trở thành ngân hàng 100% vốn nước
ngoài có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam. Hiện tại, mạng lưới hoạt động của
ngân hàng Shinhan Việt Nam bao gồm 1 Hội sở, 9 chi nhánh và phòng giao dịch
tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và Bắc Ninh.
Ông Heo Young Taeg, Tổng giám đốc Ngân hàng Shinhan Việt Nam cho
biết: “Khoảng 30% số khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng Shinhan hiện
nay là các công ty của Việt Nam, số còn lại là các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu
tư tại Việt Nam. Hiện có khoảng 40 lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các công
ty Việt Nam đang có quan hệ với ngân hàng chúng tôi”.
Ngân hàng Hàn Quốc này hiện đang mở rộng sang lĩnh vực cho vay tiêu
dùng cá nhân ở Việt Nam lấy tốc độ cấp vốn thông qua hệ thống công nghệ
thông tin để làm chuẩn mực hoạt động.

22


Tổng dư nợ năm 2014 của ngân hàng Shinhan tại Việt Nam tăng 25,6%
đạt 941 triệu USD, trong đó dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 879 triệu USD, dư
nợ cho vay cá nhân đạt 61 triệu USD tăng 83% so với năm 2013.
- Ngân Hàng Hong Leong
Hong Leong là ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á
được NHNN cấp giấy phép thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Đi vào hoạt động từ ngày tháng 10/2009, Ngân hàng Hong Leong Việt
Nam đã thành lập được 4 điểm giao dịch.
Tính đến nay, ngân hàng đã kết nối hơn 16.000 ATM và hơn 100.000
điểm chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc, mang lại sự thuận tiện tối đa cho
khách hàng.

Tính đến cuối năm 2013, tổng lãi trước thuế của ngân hàng đạt 103,8 tỷ
đồng, giảm 29,4% so với năm 2012. Hiện vốn điều lệ của ngân hàng là 3.000 tỷ
đồng.
- Ngân Hàng Public Bank Berhad
Ngày 23/3/2015, NHNN đã chấp thuận về nguyên tắc việc PBB được
nhận toàn bộ phần vốn góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV) tại Ngân hàng liên doanh VID Public và tiến hành các thủ tục để
chuyển đổi ngân hàng này thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
của PBB.
Ngân hàng VID Public Bank được thành lập ngày 30/9/1991 với tỷ lệ vốn
góp 50:50 giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với ngân hàng
Public Bank Berhad (Malaysia).
Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/1992 đến nay, sau 3 lần
tăng vốn, VID Public Bank có 62,5 triệu USD vốn điều lệ.
Sau hơn 20 năm hoạt động, ngày 15/7/2014, BIDV đã ký hợp đồng
chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp (50%) của BIDV tại Ngân hàng liên
doanh VID Public (VPB) cho Ngân hàng Public Bank Berhad (PBB) của
Malaysia.
Về ngân hàng liên doanh thì tính đến nay (11/2015) có 3 ngân hàng liên
doanh được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động tại Việt Nam.
Tên
STT
ngân
hàng
1
Indovina

Vốn
Lịch sử
Sản phẩm

Mạng lưới
Các bên
điều
hình
dịch vụ
hoạt động
liên doanh
lệ
thành
cung ứng
193
Thành lập Hội Sở Chính 1. Ngân hàng Cung
cấp
23


STT

Tên
ngân
hàng

bank
Limitted
(IVB)

2

3


Vốn
điều
lệ

triệu
USD

Lịch sử
hình
thành

ngày
21/11/1990

Ngày
19/11/2006
NH liên
168,5 chính thức
doanh
triệu khai
Việt-Nga
USD trương và
(VRB)
đi vào hoạt
động

Ngân
hàng liên 161
doanh
triệu

Việt-Thái USD
(VSB)

Được cấp
phép và đi
vào hoạt
động
từ
15/8/1995

Mạng lưới
hoạt động

Các bên
liên doanh

tại
TP.HCM
cùng
9
chi
nhánh,
23
phòng giao dịch
và điểm giao
dịch đặt tại Hà
Nội, TP. HCM,
Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ,
Bình Dương và

Đồng Nai
Trụ sở chính:
Hà Nội và 5 Chi
nhánh ở các
vùng kinh tế
trọng điểm của
đất nước: Hải
Phòng,
Đà
Nẵng,
Khánh
Hòa, Vũng Tàu,
Tp. Hồ Chí
Minh
Ngân hàng có
tổng số 221
nhân viên, với 8
chi nhánh và 2
phòng giao dịch
hoạt động trên
các địa bàn Tp.
Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Đà
Nẵng, Đồng Nai
và Bình Dương.

TMCP
Công
Thương
Việt

Nam
2. Ngân hàng
Cathay United
(Cathay United
Bank - CUB)
của Đài Loan

Sản phẩm
dịch vụ
cung ứng
các
sản
phẩm

dịch vụ bán
lẻ cho khách
hàng doanh
nghiệp, các
định chế tài
chính,

khách hàng
cá nhân.

1. Ngân hàng
Đầu tư và Phát
triển Việt Nam
(BIDV)
2. Ngân hàng
VTB

(Ngân
hàng
Ngoại
thương
Nga
Vneshtorgbank)

Cung
cấp
các
sản
phẩm dịch
vụ cho khách
hàng

nhân, khách
hàng doanh
nghiệp

ngân hàng
điện tử

1. Ngân hàng
Nông nghiệp và
Phát triển nông
thôn Việt Nam
(NHNo&PTNT
)
2. Ngân hàng
Thương

mại
Siam của Thái
Lan
3. Tập đoàn
Charoen
Pokphand (CP)
của Thái Lan

Cung
cấp
các
sản
phẩm dịch
vụ cho khách
hàng cá nhân

khách
hàng doanh
nghiệp

3.1.2. Quy mô
Xét về quy mô vốn điều lệ của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài so
với các ngân hàng lớn ở Việt Nam thì các ngân hàng hầu như chỉ đầu tư vốn
điều lệ ở mức 3000 tỷ đồng theo quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu theo lộ
24


trình của Việt Nam. Các ngân hàng lớn ở Việt Nam đều đã dừng nâng mức vốn
điều lệ của mình và đặc biệt là các ngân hàng hàng đầu Việt Nam thì vốn điều lệ
đã lên đến hàng chục ngàn tỷ vào năm 2015. Như vậy về quy mô thì các ngân

hàng 100% vốn nước ngoài còn thua xa các ngân hàng lớn trong nước và tương
đương với các ngân hàng phổ thông. Trong thời gian tới nếu việc đầu tư trực tiếp
nước ngoài được thông thoát và có sức thu hút hơn đặt biệt là trong lĩnh vực
ngân hàng thì có thể các ngân hàng nước ngoài sẽ tăng vốn điều lệ lên để cạnh
tranh với các ngân hàng trong nước. Tiềm lực của các ngân hàng nước ngoài là
rất lớn vì vậy mà các ngân hàng trong nước cũng không nên quá chủ quan về
năng lực tài chính của mình.
So sánh vốn điều lệ của một số ngân hàng nội và ngân hàng 100% vốn
nước ngoài tại Việt Nam đến 11/2015
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên viết tắt
NHTMVN

Vốn điều lệ
(tỷ VND)

STT

Tên viết tắt

NH 100% vốn nước
ngoài

Vốn điều lệ
(tỷ VND)

Vietinbank
37234
1
HSBC
7528
BIDV
31481
2
ANZ
3000
Agribank
28722
3
Standard Chartered
3000
Vietcombank
26650
4
Hong Leong
3000
Sacombank
12425
5
Shinhan Viet Nam

4547
Eximbank
12.355
6
Public Bank Berhad
62,5 triệu $
SCB
12295
MSB
11750
MB
11593
ACB
9377
(Nguồn: />Về tài sản của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến tháng 3 năm 2015:

25


×