Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 152 trang )

LỜI CAM ĐOAN
*******
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu có tính độc lập và chưa được công bố toàn bộ nội dung bất kỳ ở đâu, các số liệu, các
nguồn trích dẫn được chú thích rõ ràng nguồn gốc, minh bạch, rõ ràng, trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Hà Nội, ngày ___ tháng ___ năm 2016
Tác giả

Nguyễn Duy Hùng

1


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy hướng dẫn luận văn của tôi, Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quang Trung đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt
luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Tiến sĩ Lê Thị Hương Lan, Tiến sĩ Phạm Long
là các thầy cô hướng dẫn tôi thực hiện các phần việc nghiên cứu trong suốt thời gian qua,
những người thảo luận và đưa ra những chỉ dẫn, đề nghị điều chỉnh phù hợp cho luận văn
của tôi. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như kinh nghiệm của các thầy, các cô
chính là tiền đề cơ bản giúp tôi đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu.
Tôi xin cám ơn các thầy cô của Viện Ngân hàng Tài Chính, Viện Đào tạo Sau đại
học và các thầy cô trong bộ môn Thị trường Chứng khoán của Viện Ngân hàng Tài Chính
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm việc trên viện Viện để tiến hành tốt luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn đồng nghiệp, các bạn bè anh em đã luôn bên tôi, cổ vũ và
động viên tôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình của tôi, các con Nguyễn Duy Minh và
Nguyễn Duy Khang đã luôn bên cạnh để tạo động lực thật lớn cho tôi hoàn thành tốt luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!



2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Nội dung

Chữ viết tắt

1

CTCK

Công ty chứng khoán

2

TTCK

Thị trường chứng khoán

3

VN

Việt Nam

4


WTO

Tổ chức thương mại thế giới

5

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

6

HCM

Hồ Chí Minh

7

HN

Hà Nội

8

NLCT

Năng lực cạnh tranh

9


HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

10

HSX

Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh

11

NY

Niêm yết

12

WEF

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum)

13

IMD

Viện quốc tế về Phát triển Quản lý của Thụy Sĩ (International
Institute for Management Development)


3


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 2.1: Mô tả ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty.............................................. 36
Bảng 2.2: Đánh giá các yếu tố bên trong công ty ............................................................ 38
Bảng 3.1: Tổng hợp doanh thu, chi phí và lợi nhuận các CTCK ..................................... 59
Bảng 3.2: Doanh thu các CTCK Việt Nam qua các năm ................................................. 61
Bảng 3.3: Danh sách các CTCK có doanh thu tăng qua các năm ................................... 62
Bảng 3.4: Lợi nhuận các CTCK Việt Nam qua các năm .................................................. 64
Bảng 3.5: Danh sách các CTCK có lợi nhuận qua các năm ............................................ 65
Bảng 3.6: ROA, ROE của các CTCK qua các năm.......................................................... 66
Bảng 3.7 : Xếp hạng yếu tố tác động đến NLCT của các CTCK Việt nam ....................... 73
Bảng 3.8 : Mức độ quan trọng của từng yếu tố đến NLCT của các CTCK Việt nam ........ 74
Bảng 4.1: Thang đo năng lực cạnh tranh của CTCK....................................................... 78
Bảng 4.2: Thang đo đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCK ........................................ 80
Bảng 4.3 Hệ số tin cậy của thang đo “Sản phẩm” .......................................................... 87
Bảng 4.4 Hệ số tin cậy được điều chỉnh của thang đo “Sản phẩm” ................................ 88
Bảng 4.5: Hệ số tin cậy của thang đo “Dịch vụ” ............................................................ 89
Bảng 4.6: Hệ số tin cậy của thang đo “Mạng lưới” ........................................................ 90
Bảng 4.7: Hệ số tin cậy của thang đo “Thương hiệu”..................................................... 91
Bảng 4.8: Hệ số tin cậy của thang đo “Tài chính”.......................................................... 92
Bảng 4.9: Độ tin cậy của thang đo “Trí tuệ” .................................................................. 93
Bảng 4.10: Độ tin cậy của thang đo “Công nghệ” .......................................................... 94
Bảng 4.11: Độ tin cậy của thang đo “Cạnh tranh” ......................................................... 94
Bảng 4.12: Độ tin cậy điều chỉnh phù hợp của thang đo “Cạnh tranh” .......................... 95
Bảng 4.13: Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha của các biến ........................................... 96
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định mô hình ........................................................................... 97
Bảng 5.1: Cam kết GATS của Việt Nam về Chứng khoán .............................................. 102

Bảng 5.2: Giải pháp mô hình hoạt động của CTCK phù hợp với công tác QTRR.......... 110

Biểu đồ
4


Biểu 3.1: Số lượng các CTCK là thành viên của các SGDCK từ 2005-2014 ................... 58
Biểu 3.2: Doanh thu – chi phí – lợi nhuận của các CTCK giai đoạn 2011-2013 ............. 60
Biều 3.3: Tình hình VCSH của các CTCK Việt Nam năm 2014 ....................................... 61
Biểu 3.4: Tình hình phân bổ doanh thu tại các CTCK năm 2012 – 2014 ......................... 63
Biểu 3.5: Chi tiết phân bổ doanh thu tại các CTCK năm 2013 - 2014 ............................. 64
Biểu 3.6: ROA, ROE bình quân của các CTCK qua các năm .......................................... 66
Biểu 3.7: Tỷ lệ vốn khả dụng của các CTCK năm 2013................................................... 68
Biểu 3.8: Tốc độ tăng vốn của các CTCK kể từ khi thành lập đến hết năm 2014 ............. 68
Biểu 3.9: Năng lực huy động vốn của các CTCK thời điểm 31/12/2014 .......................... 69
Biểu 3.10: Số lần miễn nhiệm, bổ nhiệm thành viên HĐQT, BGĐ, BKS .......................... 70
Biểu 3.11: Số lượng nhân sự tại các CTCK thời điểm 31.12.2014 ................................... 70
Biểu 3.12: Tình hình mạng lưới hoạt động của các CTCK thời điểm 31.12.2014 ............ 71
Biểu 3.13: Thị phần môi giới CP và chứng chỉ quỹ tại sàn HN và HCM năm 2014 ......... 72
Biểu 3.14: Thị phần môi giới trái phiếu tại sàn Hà Nội và Hồ Chí Minh năm 2013 ........ 73
Biểu 3.15 : Phân hạng thực trạng NLCT của các CTCK Việt Nam.................................. 75
Biểu 4.1: Cơ cấu giới tính của mẫu................................................................................. 83
Biểu 4.2 Cơ cấu độ tuổi của mẫu .................................................................................... 83
Biểu 4.3: Cơ cấu trình độ học vấn của người tham gia khảo sát ..................................... 84
Biểu 4.4: Thu nhập bình quân hàng tháng của đối tượng khảo sát .................................. 84
Biểu 4.5: Kinh nghiệm sử dụng các dịch vụ của CTCK của đối tượng khảo sát .............. 85
Biểu 4.6 Đối tượng khảo sát sử dụng dịch vụ môi giới chứng khoán ............................... 86
Biểu 4.7: Đối tượng khảo sát sử dụng dịch vụ TVTCDN ................................................. 86
Biểu 4.8: Đối tượng khảo sát sử dụng dịch vụ đòn bẩy và QLDMDT .............................. 87


Hình
Hình 2.1: Mô hình kim cương của M. Porter .................................................................. 35

5


Mục lục
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................................... 9
1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................ 9
1.1.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 9
1.1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 10
1.2.

1.1.2.1.
1.1.2.2.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 10
Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 10

2.1.1.1.
2.1.1.2.

Khái niệm ................................................................................................................... 19
Đặc điểm CTCK ......................................................................................................... 19

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................................... 10
1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh ............................ 12
1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến CTCK .................................................. 14
1.3. KHOẢNG TRỐNG CẦN NGHIÊN CỨU .................................................................. 15
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 16

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 16
1.5.1. Mô hình nghiên cứu............................................................................................... 16
1.5.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu .................................................................. 17
1.6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ............................................................. 17
1.6.1. Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận ................................................................. 17
1.6.2. Những phát hiện, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu......................................... 17
1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ......................................................................................... 18
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CTCK .................. 19
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ................................ 19
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm CTCK ................................................................................ 19

2.1.2. Vai trò của CTCK ................................................................................................... 22
2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của CTCK ...................................................... 23

2.2.

2.1.3.1.
2.1.3.2.

Hoạt động tự doanh ..................................................................................................... 23
Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán.................................................................... 26

2.2.1.1.
2.2.1.2.

Khái niệm về năng lực cạnh tranh................................................................................ 30
Cấp độ của năng lực cạnh tranh ................................................................................... 32

LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ........................................................ 30
2.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ......................................................................... 30


2.2.2. Các mô hình phân tích năng lực cạnh tranh ......................................................... 34

2.3.

2.2.2.1.
2.2.2.2.
2.2.2.3.

Mô hình kim cương của M. Porter ............................................................................... 35
Mô hình hình ảnh cạnh tranh ....................................................................................... 36
Mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ ............................................................................. 37

2.3.2.1.
2.3.2.2.
2.3.2.3.

Tiềm lực tài chính của CTCK ...................................................................................... 40
Tiềm lực vốn trí tuệ của CTCK ................................................................................... 43
Chất lượng sản phẩm của CTCK ................................................................................. 46

LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CTCK ................................... 39
2.3.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của CTCK ....................................................... 39
2.3.2. Các yếu tố bên trong quyết định đến đến NLCT của CTCK ................................... 40

6


2.3.2.4.
2.3.2.5.

2.3.2.6.
2.3.2.7.

Trình độ công nghệ của CTCK .................................................................................... 48
Chất lượng dịch vụ của CTCK .................................................................................... 49
Thương hiệu, uy tín và hoạt động xúc tiến của CTCK.................................................. 51
Mạng lưới của CTCK hoạt động rộng khắp ................................................................. 53

2.3.3. Yếu tố bên ngoài tác động đến NLCT của CTCK ................................................... 54
2.3.3.1.
2.3.3.2.
2.3.3.3.
2.3.3.4.
2.3.3.5.

Sự ổn định về kinh tế chính trị ..................................................................................... 55
Sự phát triển của thị trường chứng khoán .................................................................... 55
Hệ thống luật pháp và môi trường pháp lý: .................................................................. 55
Sự cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán ............................................................... 56
Khách hàng ................................................................................................................. 56

3.3.1.1.
3.3.1.2.
3.3.1.3.
3.3.1.4.

Tình hình vốn điều lệ .................................................................................................. 60
Phân tích khả năng sinh lời tại các CTCK Việt Nam .................................................... 61
Chỉ tiêu an toàn tài chính tại các CTCK năm 2013 ....................................................... 67
Khả năng huy động vốn của các CTCK ....................................................................... 68


Chương 3: THỰC TRẠNG NLCT CỦA CÁC CTCK VIỆT NAM ................................... 58
3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CTCK VIỆT NAM ... 58
3.2. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CTCK VIỆT NAM ....................................... 59
3.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC CTCK VIỆT NAM ........................................... 60
3.3.1. Năng lực tài chính.................................................................................................. 60

3.3.2. Năng lực quản trị điều hành – chất lượng nguồn nhân lực .................................. 69
3.3.3. Năng lực phát triển sản phẩm - Chính sách giá - năng lực công nghệ.................. 70
3.3.4. Tình hình phát triển mạng lưới tại các CTCK ....................................................... 71
3.3.5. Chất lượng dịch vụ - Uy tín thương hiệu ............................................................... 72
3.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ............................................................................................. 73
Chương 4: NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG TÁC ĐỘNG ĐẾN
NLCT CỦA CTCK ................................................................................................................. 76
4.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 76
4.1.1. Các bước nghiên cứu ............................................................................................. 76
4.1.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu:............................................................................ 76
4.2. THIẾT KẾ BẢNG HỎI ............................................................................................... 77
4.3. CHỌN MẪU ................................................................................................................ 80
4.3.1. Tổng thể đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 80
4.3.2. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................................... 81
4.3.3. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................................... 81
4.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU ................................................................... 81
4.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp .................................................................. 81
4.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp .................................................................... 81
4.5. XỬ LÝ DỮ LIỆU......................................................................................................... 81
4.6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 82
4.6.1. Thống kê mô tả về đặc điểm nhân khẩu học và thói quen của khách hàng ........... 83
4.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của CTCK.................................... 87
4.6.2.1.

4.6.2.2.

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ................................................................................. 87
Thang đo “Sản phẩm” ................................................................................................. 87

7


4.6.2.3.
4.6.2.4.
4.6.2.5.
4.6.2.6.
4.6.2.7.
4.6.2.8.
4.6.2.9.
4.6.2.10.

Thang đo “Dịch vụ” .................................................................................................... 89
Thang đo “Mạng lưới” ................................................................................................ 90
Thang đo “Thương hiệu” ............................................................................................. 90
Thang đo “Tài chính” .................................................................................................. 92
Thang đo “Trí tuệ” ...................................................................................................... 93
Thang đo yếu tố “Công nghệ” ..................................................................................... 93
Thang đo của yếu tố “Cạnh tranh” ............................................................................... 94
Tổng thể về hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) của các thang đo ............................... 96

5.3.1.1.
5.3.1.2.

Nâng cao năng lực vốn trí tuệ tại các CTCK .............................................................. 107

Phát triển hệ thống công nghệ có chiều sâu ................................................................ 112

Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NLCT CỦA CÁC CTCK VIỆT NAM .....................100
5.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM ..................................................100
5.1.1. Quan điểm phát triển TTCK:.................................................................................100
5.1.2. Mục tiêu: ...............................................................................................................100
5.1.3. Tự do hoá TTCK ở Việt Nam ................................................................................101
5.2. CHỦ TRƯƠNG TÁI CẤU CHỨC TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN 103
5.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NLCT CỦA CÁC CTCK VIỆT NAM ............................107
5.3.1. Nhóm giải pháp trực tiếp .......................................................................................107

5.3.2. Nhóm giải pháp gián tiếp: .....................................................................................114
5.3.2.1.
5.3.2.2.
5.3.2.3.

Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho từng nhóm đối tượng khách hàng ........ 114
Xây dựng hệ thống mạng lưới phù hợp ...................................................................... 115
Xây dựng thương hiệu cho CTCK ............................................................................. 115

5.3.3. Nhóm giải pháp khác ............................................................................................116

5.4.

5.3.3.1.
5.3.3.2.
5.3.3.3.

Cung cấp sản phẩm có chất lượng tới khách hàng ...................................................... 116
Xây dựng lộ trình tài chính tự chủ quy mô đối với sự phát triển của thị trường........... 117

Công tác dự báo và xây dựng kế hoạch kinh doanh .................................................... 119

KIẾN NGHỊ TỚI UBCKNN – BỘ TÀI CHÍNH .......................................................121
5.4.1. Cần xây dựng cơ chế đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nguồn nhân lực tại các
CTCK...............................................................................................................................121
5.4.2. Yêu cầu công nghệ khi thành lập các CTCK.........................................................121
KẾT LUẬN 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................123
TIẾNG VIỆT: ........................................................................................................................123
TIẾNG ANH: .........................................................................................................................125
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ........................................................................127
PHỤ LỤC 2: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CTCK SSI ................................................132

8


Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.

LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã chuyển biến đáng kể từ năm 2000,
đặc biệt là từ năm 2005. Khuôn khổ pháp lý, thể chế đã được xác lập. Tính đến hết năm
2014, TTCK Việt Nam đã có 672 công ty niêm yết, 160 công ty đăng ký giao dịch, vốn
hóa đạt 1.128 nghìn tỷ đồng, tương đương 31,5% GDP. Trong thời gian khoảng 15 năm
hình thành và phát triển, đã có tới trên 100 công ty chứng khoán (CTCK) hình thành và
hoạt động tại Việt Nam.
Với nhiều mô hình tổ chức, với nhiều đối tác chiến lược trong và ngoài nước, với
sự hỗ trợ đắc lực của các tổ chức tài chính lâu đời tại Việt Nam, TTCK Việt Nam ngày
một hoàn thiện và hiệu quả hơn. Chính từ quy mô thị trường ngày một lớn mạnh như vậy

tạo ra rất nhiều thuận lợi cũng như thách thức cho các CTCK hoạt động hiệu quả. Với tư
cách là một chủ thể trên TTCK, các CTCK đã và đang góp phần làm tăng tính sôi động và
hiệu quả của thị trường và nhờ đó, hiệu quả hoạt động của CTCK cũng phần nào được cải
thiện. Tuy nhiên, so với các đối thủ là các CTCK nước ngoài, năng lực cạnh tranh
(NLCT) của các CTCK Việt Nam vẫn được đánh giá là thấp. Trước áp lực đang được tạo
ra bởi hội nhập kinh tế, bởi sự hiện diện của các CTCK nước ngoài vượt trội về đẳng cấp
tại Việt Nam, các CTCK Việt Nam sẽ khó phát triển bền vững, khó đảm đương được
trọng trách trên TTCK nếu không tiếp tục nâng cao NLCT.
Cạnh tranh và bài toán phân tích NLCT của các doanh nghiệp tại Việt Nam là vấn
đề luôn thu hút được nhiều sự quan tâm từ nhiều đối tượng khác nhau. Có thể nói các đề
tài nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh đã được thực hiện với tần suất dày đặc
trong những năm gần đây và phổ biến tại mọi lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Đối với
lĩnh vực tài chính - chứng khoán, con số các đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của
từng doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh cụ thể đã lên tới con số vài chục đề tài, trong đó
các đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán cũng chiếm
một phần không nhỏ. Các đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực chứng
khoán khá đa đạng, phong phú.
Với vai trò một trung gian tài chính quan trọng của TTCK, các CTCK sẽ không
ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh trên TTCK, đảm bảo chỗ đứng vững chắc, vị thế
vững chắc để phát triển bền vững. Với số lượng các CTCK tăng nhanh và đóng vai trò
quan trọng trong các giao dịch chứng khoán trên thị trường, các CTCK Việt Nam chưa
thực sự có các nghiên cứu chuyên sâu về NLCT của họ. Chính vì lý do đó, tác giả đã lựa
đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam” để
nghiên cứu.

1.1.1. Mục đích nghiên cứu
-

Hệ thống hóa vấn đề lý luận lý luận khoa học về năng lực cạnh tranh, năng lực
cạnh tranh của công ty chứng khoán;

9


-

Nghiên cứu yếu tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của CTCK Việt
Nam;

-

Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các CTCK Việt Nam, đặc biệt
trong bối cảnh tự do hoá TTCK theo cam kết gia nhập WTO.

1.1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.1.2.1.

Đối tượng nghiên cứu

Với lý do minh bạch hoá thông tin được áp dụng chặt chẽ cho các doanh nghiệp
niêm yết trên TTCK Việt Nam, trong đó có các CTCK. Vì thế để đảm bảo xây dựng và
phân tích được dữ liệu minh bạch nhằm phản ánh tốt nhất kết quả nghiên cứu, tác giả sử
dụng đối tượng nghiên cứu là các CTCK Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu vào các
CTCK niêm yết trên TTCK Việt Nam.

1.1.2.2.

Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: Bao gồm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, tập trung tại các trung
tâm tài chính chứng khoán lớn là Thủ đô Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ

Chí Minh.
Về mặt thời gian: nghiên cứu sinh tiến hành khảo sát, thu thập số liệu trong giai
đoạn từ năm 2011 – 2014, trong đó một số số liệu được phân tích dựa vào dữ liệu kể từ
khi TTCK Việt Nam thành lập đến nay.
Theo đó, giới hạn phạm vi nghiên cứu này sẽ không làm ảnh hưởng tới kết quả
tổng thể cũng như mục tiêu nghiên cứu của luận án. Các đơn vị được lựa chọn nghiên cứu
đều có tính tiêu biểu rất cao. Mặt khác, luận án cũng sẽ đưa ra những phân tích, nhân định
có tính tổng quát đối với từng vấn đề, những nhận định này sẽ được làm rõ hơn qua việc
phân tích môi trường cạnh tranh và các CTCK cụ thể.

1.2.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp và có lịch sử phát triển lâu
dài, với nhiều nghiên cứu, đánh giá phân tích của các nhà kinh tế học trong nhiều thế kỷ.
Tính phức tạp của cạnh tranh được thể hiện rõ qua việc tồn tại nhiều khái niệm nhận định
khác nhau về cạnh tranh, dựa trên những cách thức tiếp cận và phân tích khác nhau về
hiện tượng cạnh tranh.
Theo Karl Marx , "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư
bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu
được lợi nhuận siêu ngạch". Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và
cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản
chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ
thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản
xuất và khả năng có thể bán hành hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận.
(Trần Thị Thanh Xuân, 2011).

10



Theo giáo trình Kinh tế Chính trị học Mác – Lê Nin (2002) “cạnh tranh là sự ganh
đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất – kinh doanh với nhau
nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất – kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và
dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích,
lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh”.
Với nhiều cách tiếp cận khác nhau về cạnh tranh, có thể rút ra một số điểm có
những nội hàm chủ yếu, tương đồng hoặc giống nhau về cạnh tranh như sau:


Thứ nhất, cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng về mình
trong môi trường cạnh tranh.



Thứ hai, điều kiện để có cạnh tranh là phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia.
Đó là các chủ thể có cùng các mục đích, mục tiêu và kết quả phải giành giật, tức là
phải có một đối tượng mà các chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt ví dụ như cơ
hội, sản phẩm, dự án, thị trường, khách hàng… Tất cả đều tập trung cho mục đích
cuối cùng và cao nhất của cạnh tranh đó là kiếm được lợi nhuận cao hơn.



Thứ ba, việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể,
có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như đặc điểm sản phẩm,
thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh…



Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng

nhiều công cụ khác nhau : cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm, cạnh
tranh bằng giá bán sản phẩm (chính sách định giá thấp; định giá cao; ổn định giá;
định giá theo thị trường; chính sách giá phân biệt; bán phá giá); cạnh tranh bằng
nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm (tổ chức các kênh tiêu thụ); cạnh tranh nhờ dịch vụ
bán hàng tốt; cạnh tranh thông qua hình thức thanh toán…



Thứ năm, cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định hoặc
theo từng vụ việc hoặc kéo dài trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi
chủ thể tham gia cạnh tranh. Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian
không nhất định hoặc hẹp (một tổ chức, một địa phương, một ngành) hoặc rộng
(một nước, giữa các nước).

Năng lực cạnh tranh là một khái niệm nhận được nhiều sự quan tâm từ các đối
tượng đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như các nhà kinh tế, nhà tư bản công
nghiệp, các chính trị gia, các nhà báo và các học giả trên khắp thế giới. Châu Âu, Hoa Kỳ
và nhiều nước khác trên thế giới đã thành lập những Hội đồng về Năng lực cạnh tranh và
cho xuất bản những sách trắng về vấn đề này. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và Viện
quốc tế về Phát triển Quản lý (IMD) hàng năm đều ban hành những báo cáo về đo lường
và xếp hạng năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Bên cạnh đó các bộ ban ngành trong 1
quốc gia cùng các doanh nghiệp cũng quan tâm đến việc đánh giá và xếp hạng về năng
lực cạnh tranh của mình trong việc so sánh với các đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên, khi đi sâu tìm hiểu về vấn đề năng lực cạnh tranh nhằm có được những
lý giải giải thích chi tiết, người ta sẽ dễ dàng nhận thấy một khối lượng lớn những khái
11


niệm định nghĩa và phương pháp đánh giá xoay quanh vấn đề này. Michael Porter (1990)
từng đánh giá rằng: “ Mặc dù mọi người đều nhận thức được tầm quan trọng của năng lực

cạnh tranh, nhưng đây vẫn là một khái niệm chưa được hiểu một cách rõ ràng”. Krugman
(1994) cũng cùng chung một quan điểm khi cho rằng “Hầu hết mọi người sử dụng cụm từ
“năng lực cạnh tranh” mà không có sự suy xét cụ thể”.
Hiện nay, những kiến thức về năng lực cạnh tranh tập trung chủ yếu về các phạm
trù khái niệm, nội dung và các yếu tố cấu thành của năng lực cạnh tranh. Trong suốt gần 2
thập kỷ qua, giới nghiên cứu kinh tế đã trải qua ít nhất 4 cuộc tranh luận mà đôi khi có sự
tương quan qua lại lẫn nhau về các vấn đề thuộc về năng lực cạnh tranh, bao gồm: định
nghĩa năng lực cạnh tranh, cấp độ của năng lực cạnh tranh, yếu tố cấu thành và cách đánh
giá năng lực cạnh tranh, và tính hiệu quả của các chiến lược cạnh tranh. Trong phạm vi
nghiên cứu của mình, tác giả chỉ đề cập đến các định nghĩa về năng lực cạnh tranh nói
chung và các cấp độ của năng lực cạnh tranh.
Định nghĩa năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh là một khái niệm đa chiều
với nhiều tranh cãi tồn tại giữa các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các học
giả ở nhiều nước khác nhau. Tuỳ vào hoàn cảnh và mức độ, mỗi cách thức tiếp cận khác
nhau đem lại những định nghĩa khác nhau về năng lực cạnh tranh.
Theo định nghĩa của Từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam, năng lực cạnh
tranh là khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giành thắng
lợi (kể cả giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường
tiêu thụ.
Theo K.Momaya và A.Ambastha (2004), năng lực cạnh tranh định nghĩa một cách
đơn giản chính là khả năng cạnh tranh. Ngày nay, đây là một khái niệm phổ biến nhằm để
chỉ sức mạnh về mặt kinh tế của một quốc gia, một ngành kinh tế hoặc một doanh nghiệp
khi so sánh với các đối thủ của nó trong nền kinh tế thị trường toàn cầu mà ở đó, hàng
hoá, dịch vụ, con người, kỹ năng và ý tưởng có thể dịch chuyển tự do không giới hạn bởi
các biên giới địa lý.
Tuy nhiên, định nghĩa về năng lực cạnh tranh thường được thể hiện ở từng cấp độ
cụ thể của năng lực cạnh tranh, tuỳ theo mỗi cấp độ, năng lực cạnh tranh lại được xác
định và định nghĩa chính xác với đặc thù của từng cấp độ đó.
Cấp độ của năng lực cạnh tranh: Cấp độ của năng lực cạnh tranh là phạm trù đạt
được sự thống nhất cao độ giữa các học giả trên thế giới. Hầu hết các học thuyết, nghiên

cứu về năng lực cạnh tranh đều chia khái niệm này trên 3 mức cấp độ khác nhau là năng
lực cạnh tranh cấp quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp ngành và năng lực cạnh tranh cấp
doanh nghiệp.

1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh
Cạnh tranh là một chủ đề nghiên cứu không phải là mới. Nó đã được nhiều cá nhân
và tổ chức nghiên cứu về những vấn đề chung, bao quát cho một quốc gia cho đến một
lĩnh vực, một ngành, một doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này ở mỗi thời
12


kỳ khác nhau có những đóng góp khác nhau và có các ý nghĩa thực tiễn khác nhau. Kể từ
khi chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì cạnh tranh đang diễn
ra mạnh mẽ đối với từng doanh nghiệp, từng sản phẩm, đồng thời nó diễn ra ở mọi mặt
trong xã hội. Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nghiên cứu về cạnh tranh,
cụ thể hơn là năng lực cạnh tranh cấp ngành đã có nhiều đóng góp cho thực tiễn, cụ thể
như:
Trong luận án tiến sĩ kinh tế “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho
cà phê Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Hưng năm 2003, tác giả nghiên cứu năng lực
cạnh tranh trong lĩnh vực cà phê tại Việt Nam;
Trong luận án tiến sĩ kinh tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp
điện tử Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Hoàn Thị Hoan
năm 2004, ngành nghề tác giả nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực công nghệ điện tử trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế;
Trong luận án tiến sĩ kinh tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các
ngân hàng thương mại đến năm 2010” của tác giả Trịnh Quốc Trung năm 2004, lĩnh vực
ngân hàng thương mại đặc thù được đưa ra nghiên cứu. Cùng với lĩnh vực này, trong luận
án tiến sĩ kinh tế “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Lê Đình Hạc năm 2005,
tác giả tiếp tục bổ sung, đi sâu vào nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng.

Trong luận án tiến sĩ kinh tế “Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của
Tổng công ty Giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Vũ
Duy Vĩnh năm 2009, tác giả đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực ngành giấy trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong luận án tiến sĩ kinh tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty xăng
dầu Việt Nam” của tác giả Phạm Văn Công năm 2009, tác giả đi sâu nghiên cứu lĩnh vực
ngành xăng dầu.
Trong luận án tiến sĩ kinh tế “Hệ thống chính sách kinh tế của nhà nước nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập” của tác giả
Đinh Thị Nga năm 2010, tác giả nghiên cứu chính sách đánh giá để nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
Trong luận án tiến sĩ kinh tế “Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu
chính viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương
mại Thế giới” của tác giả Trần Thị Anh Thư năm 2012, tác giả tập trung nghiên cứu phân
tích lĩnh vực ngành viễn thông tại Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của các luận án này đều tập trung vào việc đánh giá thực trạng,
đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một ngành, một lĩnh vực hoặc một
số dịch vụ cơ bản như công nghiệp điện tử, cà phê, giấy, xăng dầu, ngân hàng thương
mại, bưu chính viễn thông và một số luận án tập trung đề xuất năng lực cạnh tranh của
một quốc gia.
13


Sách tham khảo “Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình
hội nhập khu vực và quốc tế” của GS.TS Chu Văn Cấp, NXB Chính trị quốc gia (2003);
“Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập
kinh tế quốc tế” của TS. Nguyễn Vĩnh Thanh, NXB Lao động – xã hội (2005); “Nâng cao
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Vũ
Trọng Lâm, NXB Chính trị quốc gia (2006); “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong điều kiện toàn cầu hóa” của tác giả Trần Sửu, NXB Lao động (2006); “Tăng cường

năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ” của GS.TS Phạm Quang Trung,
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân (2006) là những công trình đã làm rõ một số lý luận về
sức cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường,
trình bày kinh nghiệm trong nước và quốc tế về nâng cao sức cạnh tranh của doanh
nghiệp và đá giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, doanh nghiệp
thương mại Việt Nam trong thời gian qua trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến CTCK
Trong luận án tiến sĩ với đề tài "Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian
tài chính trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt nam" tác
giả Trần Đăng Khâm (2002) đã đề cập tới các trung gian tài chính trên thị trường chứng
khoán bao gồm: Ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, quỹ bảo hiểm.
Hoạt động của các trung gian tài chính này trên thị trường chứng khoán được tác giả phân
thành: (1) hoạt động phát hành; hoạt động kinh doanh; (2) hoạt động môi giới, tư vấn
chứng khoán; (3) hoạt động bảo lãnh phát hành; (4) hoạt động quản lý danh mục đầu tư
và quản lý quỹ. Như vậy, công ty chứng khoán chỉ là một trong các chủ thể mà tác giả đề
cập trong luận án.
Trong luận án tiến sĩ với đề tài "giải pháp đổi mới hoạt động ngân hàng thương
mại nhằm góp phần phát triển thị trường chứng khoán ở Việt nam" tác giả Đặng Ngọc
Đức (2002), nghiên cứu hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán
trên giác độ của ngân hàng thương mại. Trong chương I của luận án, tác giả có phân tích
mối quan hệ giữa hoạt động của ngân hàng thương mại với hoạt động trên thị trường
chứng khoán và chỉ ra các hoạt động mà một ngân hàng thương mại có thể thực hiện trên
thị trường chứng khoán bao gồm: (1) đầu tư và kinh doanh chứng khoán; (2) thanh toán
bù trừ và lưu ký chứng khoán; (3) môi giới; (4) tư vấn đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên,
trong chương II, tác giả mới chỉ đánh giá khả năng, những thuận lợi, khó khăn, thách thức
của ngân hàng thương mại nhà nước khi hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt nam.
Nhằm góp phần đổi mới hoạt động ngân hàng thương mại nhà nước, tác giả có đề xuất
một giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán thuộc ngân hàng

thương mại nhà nước đến năm 2006.
Trong luận án tiến sĩ với đề tài "toward a well functioning securities in Vietnam"
(hướng tới một thị trường chứng khoán Việt nam hoạt động hiệu quả) của tác giả Nguyễn
Thị Ánh Vân (2002) bao gồm 7 chương nghiên cứu về khía cạnh pháp lý điều chỉnh các

14


lĩnh vực hoạt động chủ yếu của thị trường. Trong đó, tác giả dành một chương (chương 4)
nghiên cứu về qui chế pháp lý điều chỉnh xung đột lợi ích giữa công ty chứng khoán và
khách hàng. Tác giả đã chỉ ra trong hoạt động của công ty chứng khoán có những hoạt
động sẽ dẫn tới xung đột lợi ích giữa công ty chứng khoán và khách hàng, đó là hoạt động
môi giới và tự doanh, hoạt động tự doanh và tư vấn đầu tư chứng khoán. Để giải quyết
cho vấn đề này tác giả đề xuất giải pháp trên phương diện pháp lý.
Trong luận án tiến sĩ với đề tài "xây dựng mô hình công ty chứng khoán trong hoạt
động của thị trường chứng khoán ở Việt nam" tác giả Trần Quốc Tuấn (2004) lại tiếp cận
và giải quyết vấn đề trên giác độ về hình thái sở hữu của công ty chứng khoán trên cơ sở
đó đề xuất cơ cấu tổ chức phù hợp với hình thái sở hữu của công ty. Trong luận án, tác giả
cũng có đề cập và phân tích khái quát hoạt động của các công ty chứng khoán nhưng chỉ
là một phần nhỏ trong toàn bộ nội dung của luận án.
Trong luận án tiến sĩ với đề tài "Phát triển hoạt động của công ty chứng khoán ở
Việt Nam" tác giả Lê Thị Hương Lan (2008) đề cập chi tiết về các hoạt động chính của
một công ty chứng khoán và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động
của công ty chứng khoán. Trong luận án, tác giả đề cập và phân tích chuyên sâu về hoạt
động của công ty chứng khoán, nhưng chưa đề cập đến việc đánh giá năng lực cạnh tranh
của công ty chứng khoán.
Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Các giải pháp để nâng cao năng lực
cạnh tranh của các tổ chức cung ứng dịch vụ chứng khoán trong điều kiện hội nhập”
(2004) do Chủ nhiệm đề tài là Thạc sỹ Phương Hoàng Lan Hương có đề cập tới đặc thù
và khuynh hướng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, dịch vụ kinh doanh chứng

khoán, đánh giá năng lực cạnh tranh của các tổ chức cung ứng dịch vụ kinh doanh chứng
khoán khi hội nhập, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức cung
ứng dịch vụ kinh doanh chứng khoán. Theo đó nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá
tổng thể, thực tiễn tại thời điểm nghiên cứu, chưa nghiên cứu chuyên sâu tới hoạt động
của công ty chứng khoán, cũng như chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty
chứng khoán.
Như vậy có thể nói, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu một
cách tổng thể và toàn diện về năng lực cạnh tranh cho các công ty chứng khoán của Việt
nam từ khi thị trường chứng khoán Việt nam thành lập đến nay. Do vậy, đề tài "Nâng cao
năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam" hoàn toàn không trùng
lặp với những công trình nghiên cứu khoa học trước đó.

1.3.

KHOẢNG TRỐNG CẦN NGHIÊN CỨU



Xây dựng hoàn chỉnh bộ cơ sở lý luận liên quan đến năng lực cạnh tranh của
CTCK;



Xây dựng và đánh giá các yếu tố bên trong tác động tới năng lực cạnh tranh của
các CTCK Việt Nam;



Đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK Việt Nam trong bối
15



cảnh tự do hoá TTCK.

1.4.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU



Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của CTCK là gì?



Các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của CTCK là
gì?



Thực trạng năng lực cạnh tranh của các CTCK Việt Nam hiện nay như thế nào?



Trên cơ sở đánh giá nhóm yếu tố bên trong tác động đến NLCT của CTCK, cần có
giải pháp gì để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các CTCK Việt Nam, đặc biệt
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế theo cam kết gia nhập WTO?

1.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Từ quan điểm của M.Porter, Thompson – Strickland và các lý thuyết khác, tác giả
tổng hợp được 13 nhóm yếu tố bên trong cấu thành NLCT của một công ty. Sau khi tiến
hành nghiên cứu đánh giá thực tiễn, kết hợp với phỏng vấn sâu với chuyên gia, tác giả xác
định được 07 nhóm yếu tố phản ánh NLCT của CTCK, bao gồm:
(i)

Chất lượng sản phẩm của CTCK;

(ii)

Chất lượng dịch vụ khách hàng của CTCK;

(iii)

Phạm vi mạng lưới hoạt động của CTCK;

(iv)

Thương hiệu, uy tín và hoạt động xúc tiến của CTCK;

(v)

Tiềm lực tài chính của CTCK;

(vi)

Tiềm lực về vốn trí tuệ của CTCK;

(vii)


Trình độ công nghệ của CTCK.

Để đánh giá mức độ tác động của 07 nhóm yếu tố NLCT của CTCK, căn cứ vào
các lý thuyết và ý kiến chuyên gia, tác giả xây dựng được 38 biến quan sát, một bảng hỏi
được hình thành để phỏng vấn chuyên gia và khách hàng. Đối tượng phỏng vấn được đề
nghị cho điểm đối với từng biến quan sát theo thang Likert 5 bậc, với các mức: Rất không
đồng ý = 1, Không đồng ý = 2, Không có ý kiến = 3, Đồng ý = 4 và Rất đồng ý = 5

1.5.1. Mô hình nghiên cứu
Biến phân tích trong mô hình:
(1)

Biến phụ thuộc: năng lực cạnh tranh của CTCK

(2)
Biến độc lập: bao gồm 07 nhóm yếu tố nêu trên ảnh hưởng tới hoạt động của
CTCK.
Cụ thể mô hình nghiên cứu như sau:

16


Chất lượng sản phẩm của CTCK (SP)
Chất lượng dịch vụ khách hàng của CTCK (DV)
Phạm vi mạng lưới hoạt động của CTCK (ML)
Thương hiệu, uy tín và hoạt động xúc tiến của
CTCK (TH)
Tiềm lực tài chính của CTCK (TC)


NĂNG LỰC
CẠNH
TRANH
CỦA CÔNG
TY CHỨNG
KHOÁN
VIỆT NAM

Tiềm lực về vốn trí tuệ của CTCK (TT)
Trình độ công nghệ của CTCK (CN)

1.5.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Chi tiết nội dung này được thể hiện tại Chương 4 của Luận án này.

1.6.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1.6.1. Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Luận án vận dụng mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ của Thompson và Strickland
(2001) để xác định hệ thống 07 yếu tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của các
công ty chứng khoán (CTCK) Việt Nam, bao gồm yếu tố về tiềm lực tài chính; vốn trí
tuệ; chất lượng sản phẩm; trình độ công nghệ; chất lượng dịch vụ; thương hiêu, uy tín và
hoạt động xúc tiến; mạng lưới hoạt động.

1.6.2. Những phát hiện, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu
(i)
Luận án đã xây dựng và kiểm định được mô hình 07 yếu tố bên trong tác động đến
năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam, trong đó 07 yếu tố đó đều có
tác động thuận chiều (+) đến năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán

(ii)
Luận án đã lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố bên trong tới năng
lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam. Từ đó tác giả đưa ra giải pháp
tương ứng liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty chứng khoán Việt
Nam, đặc biệt trong bối cảnh tự do hoá thị trường chứng khoán.
(iii)

Một số giải pháp cụ thể mang tính trọng tâm:

-

Xây dựng mô hình tổ chức chặt chẽ, xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên, xác
17


định các tiêu chí thực hiện trong thu hút nhân tài, nghiên cứu phát triển sản phẩm nhằm cụ
thể hoá và nâng cao năng lực trí tuệ cho các CTCK;
Xây dựng yêu cầu về công nghệ tổng thể cho hoạt động của CTCK, xây dựng các
tiêu chí đánh giá mức độ cập nhật của công nghệ cũng như ứng dụng công nghệ mới vào
sản phẩm dịch vụ, các vấn đề liên quan đến giao dịch trực tuyến đảm bảo thông suốt
24/24, suôn sẻ… được cụ thể hoá thành các yêu cầu cần có nhằm đẩy mạnh năng lực công
nghệ cho sự phát triển của CTCK.

1.7.

KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Luận án kết cấu thành 5 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của CTCK

Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các CTCK Việt Nam
Chương 4: Nghiên cứu mô hình các yếu tố bên trong tác động đến NLCT của CTCK
Chương 5: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các CTCK Việt Nam

18


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CTCK
2.1.

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm CTCK
2.1.1.1.

Khái niệm

Khái niệm về CTCK có thể tiếp cận theo những cách khác nhau, theo giáo trình
TTCK, trường Đại học KTQD: “CTCK là một định chế tài chính trung gian thực hiện các
nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán".1
Theo quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 của UBCKNN "CTCK
là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH thành lập hợp pháp tại Việt nam, được UBCKNN
cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số các loại hình kinh doanh chứng khoán".
Tại Việt Nam, theo Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 (sau này được sửa đổi bởi
Lụât số 62/2010/QH12)2 thì Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty TNHH
thành lập theo pháp luật Việt Nam để kinh doanh theo Giấy phép do UBCKNN cấp, theo
đó CTCK được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh sau:


Môi giới chứng khoán




Tự doanh chứng khoán



Bảo lãnh phát hành chứng khoán



Tư vấn đầu tư chứng khoán

Như vậy, CTCK được hiểu là một tổ chức tài chính trung gian được thành lập theo
pháp luật, thực hiện một và/hoặc một số hoạt động trên TTCK.

2.1.1.2.

Đặc điểm CTCK

CTCK là một tổ chức tài chính trung gian hoạt động trên TTCK - một thị trường có
mức độ nhạy cảm cao và có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Do vậy, CTCK thuộc loại hình
kinh doanh có điều kiện, tức là để có thể tiến hành một hoặc một số các hoạt động trên
TTCK, CTCK phải đáp ứng các điều kiện do luật pháp qui định cũng như những nguyên
tắc ứng xử riêng có của ngành chứng khoán. Điều kiện này chính là những đặc điểm khác
biệt giữa hoạt động của CTCK với hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong các
lĩnh vực khác. Đặc điểm này bao gồm:
-

Công ty chứng khoán là tổ chức trung gian về giao dịch:


TTCK hoạt động với đặc điểm khác biệt với các thị trường khác là người mua và
người bán không trực tiếp gặp nhau để thoả thuận giá và tiến hành giao dịch, mà họ phải
1
2

[1,tr 120]
[3, Điều 59, 50]

19


giao dịch thông qua hệ thống các CTCK. CTCK có nhiệm vụ nhận lệnh của người mua và
người bán, sau đó nhập các lệnh này vào hệ thống. Hệ thống sẽ tự động so khớp các lệnh
với nhau, cuối cùng sẽ đưa ra một mức giá khớp tốt nhất với một khối lượng khớp nhất
định.
-

Công ty chứng khoán là trung gian cung cấp thông tin:

Công ty chứng khoán với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, cùng với đội ngũ nhân
viên có trình độ cao trong việc thu thập xử lý và phân tích thông tin liên quan đến chứng
khoán thành những thông tin có ích, phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư của CTCK
cũng như của nhà đầu tư. CTCK sẽ cung cấp thông tin cho khách hàng thông qua nghiệp
vụ môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư… Nhờ đó, khách hàng có thể được
sử dụng những thông tin một cách có hiệu quả với chi phí thấp hơn rất nhiều so với vịêc
họ tự thu thập, xử lý thông tin.
-

Công ty chứng khoán là tổ chức trung gian về vốn giữa người mua và người bán:


Đặc điểm này của CTCK được thể hiện trong nghiệp vụ cho vay ứng trước, cho
vay ký quỹ… CTCK sẽ hỗ trợ vốn cho khách hàng khi khách hàng đã thực hiện lệnh bán
thành công nhưng tiền chưa kịp về tài khoản hoặc trong trường hợp khách hàng muốn
mua số chứng khoán nhiều hơn số tiền đang có dựa trên một tỷ lệ nhất định. Công ty
chứng khoán sẽ hưởng lãi suất trên số vốn hỗ trợ cho nhà đầu tư. Điều này sẽ giúp khách
hàng có thêm cơ hội đầu tư, đồng thời tạo thu nhập cho CTCK.
-

Công ty chứng khoán là tổ chức trung gian về rủi ro:

Với những ưu thế về thông tin, nguồn vốn, CTCK có thể giảm thiểu rủi ro cho
khách hàng thông qua hoạt động uỷ thác đầu tư, bảo lãnh phát hành chứng khoán. CTCK
có thể tập trung vốn của khách hàng có nhu cầu, sau đó thực hiện giảm thiểu rủi ro cho
khách hàng thông qua các danh mục đầu tư hiệu quả hơn, chia sẻ rủi ro với các tổ chức
phát hành thông qua hoạt động bảo lãnh phát hành.
-

Công ty chứng khoán là trung gian thanh toán:

Công ty chứng khoán là một thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán và thành
viên của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, qua đó thực hiện chức năng của một trung gian
thanh toán. Chức năng này được thể hiện thông qua việc thanh toán giữa người mua và
người bán trên TTCK. Trên cơ sở dữ liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm
Lưu ký Chứng khoán gửi về, CTCK sẽ thực hiện việc hạch toán tiền và chứng khoán cho
người bán và người mua.
-

Đặc điểm về xung đột lợi ích giữa CTCK và khách hàng:


CTCK cung cấp dịch vụ môi giới cho khách hàng, tuy nhiên CTCK cũng chính là
một nhà đầu tư đặc biệt thông qua hoạt động tự doanh chứng khoán. Cả CTCK và khách
hàng đều có chung mục tiêu khi tham gia thị trường là tìm kiếm lợi nhuận, do đó đôi khi
xảy ra xung đột lợi ích giữa CTCK và khách hàng.
Ngoài ra, giữa khách hàng và CTCK cũng xảy ra xung đột lợi ích như trên khhi
20


CTCK vừa cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, vừa thực hiện nghiệp vụ tự
doanh chứng khoán. Xung đột lợi ích này rất dễ xảy ra khi nhân viên CTCK không đề cao
đạo đức nghề nghiệp và tư vấn bất lợi cho khách hàng nhằm thu lợi cho CTCK. Đặc điểm
này tạo ra sự khác biệt trong hoạt động của CTCK với các doanh nghiệp kinh doanh trong
các lĩnh vực khác.
-

Công ty chứng khoán là tổ chức kinh doanh có điều kiện, thể hiện bởi các yếu tố:


Điều kiện về vốn:

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại không
bị các ràng buộc về vốn pháp định. Tuy nhiên, do hoạt động của CTCK không chỉ ảnh
hưởng tới chính CTCK mà còn ảnh hưởng đến một bộ phận rất lớn nhà đầu tư, vì vậy
pháp luật các nước đều đưa ra quy định về vốn pháp định đối với các CTCK nhằm đảm
bảo các CTCK khi thành lập đều là các công ty có tiềm lực tài chính, qua đó bảo vệ lợi
ích cho nhà đầu tư.
Ở mỗi nước việc qui định mức vốn này có thể chung cho một CTCK khi tiến hành
đăng ký thành lập (không kể CTCK đó thực hiện một, hai hay tất cả các hoạt động trên
TTCK), ví dụ như Hàn quốc, mức vốn tối thiểu cho một CTCK là 50 tỷ won, hoặc có thể
qui định riêng cho từng loại hình kinh doanh cụ thể. Ví dụ như Việt Nam, theo Luật

Chứng khoán có hiệu lực từ 01/01/2007, sửa đổi bổ sung Luật Chứng khoán ngày
24.10.2010 có hiệu lực từ ngày 01.07.2011, mức vốn pháp định cho hoạt động môi giới là
25 tỷ VNĐ; tự doanh là 100 tỷ VNĐ, bảo lãnh phát hành là 165 tỷ VNĐ, tư vấn đầu tư là
10 tỷ VNĐ.


Điều kiện về chuyên môn hoá và nhân sự:

Nếu như ở các doanh nghiệp sản xuất, giữa các khâu trong quá trình sản xuất sản
phẩm phải có mắt xích kết nối và sản phẩm ra đời đều trải qua tất cả các công đoạn,
không được phép thiếu một công đoạn nào thì tại CTCK, mỗi nghiệp vụ đều có những đặc
điểm riêng trong hoạt động. Đối với hoạt động môi giới và tư vấn đầu tư thì khách hàng
chủ yếu là các cá nhân nhỏ lẻ và mục tiêu của họ là tìm kiếm lợi nhuận trên TTCK.
Ngược lại, đối với hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp thì khách hàng chủ yếu lại là
các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các dịch vụ cổ phần hoá, tái cấu trúc, phát hành,
niêm yết, M&A… Như vậy, giữa các bộ phận trong CTCK có sự chuyên môn hoá và độc
lập tương đối.
Các nghiệp vụ của CTCK đều là những nghiệp vụ phức tạp, có độ rủi ro cao, ảnh
hưởng tới nhà đầu tư và TTCK, do đó đòi hỏi các cán bộ và nhân viên làm việc trong
CTCK phải là những người có năng lực, trình độ, kinh nghiệm và am hiểu về lĩnh vực tài
chính cũng như pháp luật. Pháp luật về chứng khoán cũng đưa ra yêu cầu cán bộ làm việc
tại CTCK khi thực hiện các nghiệp vụ cần có chứng chỉ hành nghề tương ứng để đảm bảo
kiến thức, trình độ khi thực hiện nghiệp vụ với khách hàng.
Đặc biệt là vấn đề đội ngũ lãnh đạo tại CTCK: Yêu cầu về đội ngũ lãnh đạo trong
bất kỳ lĩnh vực nào đều phải có kiến thức chuyên môn, có đạo đức trong kinh doanh,
21


không vi phạm pháp luật và có trình độ quản lý. Yêu cầu về đội ngũ lãnh đạo ở các CTCK
cũng như vậy. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực chứng khoán, ngoài những yêu cầu trên, đội

ngũ lãnh đạo ở các CTCK còn phải có chứng chỉ hành nghề và phải có giấy phép đại diện
do cơ quan có thẩm quyền cấp. Và yêu cầu đối với đội ngũ lãnh đạo về trình độ học vấn
và kinh nghiệm công tác phải cao hơn đội ngũ nhân viên.


Điều kiện về cơ sở vật chất:

Để có thể đăng ký làm thành viên của SGDCK, các CTCK đều phải đáp ứng được
các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và hệ thống phần mềm nhằm đảm bảo việc kết nối và giao
dịch được thông suốt. Qua đó đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư cũng như không ảnh hưởng
tới giao dịch chung trên SGDCK. Điều kiện về cơ sở vật chất cũng là một rào cản đáng kể
với các công ty có ý định gia nhập vào lĩnh vực chứng khoán, bởi ngoài chi phí đầu tư ban
đầu lớn, các công ty chứng khoán còn phải bỏ ra các chi phí bảo trì và nâng cấp hệ thống
thường xuyên.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật của CTCK còn là hệ thống các trang thiết bị
hiện đại phục vụ cho quá trình truyền lệnh của khách hàng, thông báo kết quả giao dịch
cũng như giúp khách hàng kiểm tra số dư tài khoản hoặc tìm kiếm thông tin… Ngoài ra,
khi thị trường chưa được phi vật chất hoá chứng khoán thì CTCK cũng cần phải đảm bảo
điều kiện về hệ thống kho két để đảm bảo lưu giữ an toàn chứng khoán cho các nhà đầu
tư.

2.1.2. Vai trò của CTCK
Bằng các hoạt động trên TTCK, CTCK đã thể hiện vai trò quan trọng đối với thị
trường nói chung và các chủ thể tham gia trên thị trường nói riêng.
Thứ nhất, CTCK tạo ra cơ chế huy động vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Nhờ
có CTCK mà chứng khoán của các tổ chức phát hành đến được tay các nhà đầu tư bất kể
họ ở đâu và được lưu thông trên thị trường và qua đó một lượng vốn lớn ngày càng được
tập hợp từ những nguồn nhỏ lẻ để đưa vào đầu tư phát triển doanh nghiệp nói riêng và nền
kinh tế nói chung.
Các CTCK với nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, sẽ giúp cho các

tổ chức phát hành tiết kiệm thời gian, công sức đảm bảo cho đợt phát hành thành công,
qua đó làm tăng lượng cung chứng khoán trên thị trường.
Thứ hai, CTCK góp phần ổn định giá cả chứng khoán trên thị trường. CTCK với
hoạt động tự doanh cùng với các yêu cầu qui định của pháp luật đã góp phần tạo nên sự
ổn định giá cả chứng khoán cũng như tạo thị trường cho những chứng khoán mới phát
hành.
Thứ ba, CTCK góp phần tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới trên thị trường. Hoạt
động môi giới là hoạt động mà ở đó nhân viên môi giới của công ty có thể nắm bắt được
nhu cầu của khách hàng và phản ánh với bộ phận có chức năng nghiên cứu và phát triển
sản phẩm của công ty để từ đó cho ra đời các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng yêu cầu của
khách hàng. Do đó, hoạt động môi giới là một trong những kênh cung cấp những ý tưởng
22


thiết kế sản phẩm và dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng. Kết quả của quá trình đó là tạo
ra được sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ, đa dạng hoá được cơ cấu khách hàng và với
phí dịch vụ thấp sẽ ngày càng thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội cho
đầu tư.
Thứ tư, CTCK giúp cơ quan quản lý thị trường quản lý, giám sát các hoạt động
trên thị trường một cách có hiệu quả. Một trong những nghĩa vụ của CTCK là phải cung
cấp thông tin về thị trường cho các nhà đầu tư và cơ quan quản lý. Việc cung cấp thông
tin thị trường cho cơ quan quản lý nhằm mục tiêu quản lý thị trường. CTCK vừa là người
bảo lãnh phát hành cho các chứng khoán mới vừa là trung gian mua bán chứng khoán và
thực hiện các giao dịch trên thị trường, do vậy thông tin về nhà phát hành hay thông tin
liên quan tới giao dịch mua bán chứng khoán, thông tin về tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu
tư… đều được CTCK báo cáo lên cơ quan quản lý. Nhờ vậy, các cơ quan quản lý thị
trường có thể kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng, lũng đoạn, bóp méo thị
trường. Và cũng qua các thông tin này, các cơ quan quản lý nắm bắt được thực trạng thị
trường để từ đó có các chính sách, biện pháp thích hợp cho việc phát triển thị trường.
Thứ năm, CTCK góp phần giảm chi phí giao dịch, giảm rủi ro và nâng cao hiệu

quả đầu tư cho các nhà đầu tư. Việc mua bán chứng khoán thông qua CTCK sẽ giúp các
nhà đầu tư giảm được đáng kể chi phí tìm kiếm đối tác, nhờ đó tiết kiệm được chi phí
giao dịch, xét cho từng giao dịch cụ thể cũng như trên tổng thể thị trường và giúp nâng
cao tính thanh khoản của chứng khoán. Đồng thời, giúp các nhà đầu tư giảm được rủi ro
trong quá trình mua bán chứng khoán, các nhà đầu tư khi mua được đảm bảo sẽ nhận
được chứng khoán và đó là những chứng khoán thật, và đối với nhà đầu tư bán sẽ được
đảm bảo nhận được tiền sau khi giao chứng khoán.
Ngoài ra, CTCK còn giúp các nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội đầu tư có hiệu quả,
tham gia thị trường một cách thuận lợi và góp phần hình thành nên một nền văn hóa đầu
tư chứng khoán. Với việc tìm kiếm và giúp đỡ những nhà đầu tư không có kiến thức và
thời gian, khuyến khích họ tham gia thị trường, CTCK đã góp phần thực hiện được một
điều quan trọng nhất của thị trường đó là kích cầu chứng khoán.

2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của CTCK
Hoạt động chính của CTCK bao gồm: hoạt động môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát
hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và tư vấn tài chính. Các hoạt động này có thể được chia
thành hai mảng hoạt động chính đó là hoạt động tự doanh và hoạt động cung cấp dịch vụ
chứng khoán (bao gồm các hoạt động còn lại của CTCK).

2.1.3.1.

Hoạt động tự doanh

Là một trong các hoạt động cơ bản của CTCK. Hoạt động này được xem như là
hoạt động đầu tư của CTCK vì khi tiến hành tự doanh CTCK phải bỏ tiền ra mua, công ty
sẽ có lãi khi giá chứng khoán tăng và ngược lại, sẽ lỗ khi giá chứng khoán giảm. Do đó,
hoạt động tự doanh của CTCK cũng chứa đựng tiềm ẩn rủi ro về sự biến động giá chứng
khoán trên thị trường. Như vậy, hoạt động tự doanh là việc CTCK mua bán chứng khoán

23



bằng nguồn vốn của mình để hưởng lợi, đồng thời cũng chấp nhận rủi ro từ hoạt động đó.
Khi tiến hành hoạt động tự doanh, lợi nhuận mà CTCK có được có thể từ việc
chênh lệch giữa giá mua và giá bán hoặc từ cổ tức, trái tức mà nhà phát hành trả.
Hoạt động tự doanh của CTCK có thể được thực hiện trên SGDCK hoặc trên thị
trường OTC. Khi thực hiện hoạt động tự doanh trên thị trường OTC, các CTCK sẽ tiến
hành mua bán chứng khoán trực tiếp với các đối tác thông qua thương lượng và qua một
hệ thống máy tính nối mạng với nhau. Khi thực hiện hoạt động tự doanh trên SGDCK,
các CTCK lúc này cũng như các nhà đầu tư khác trên thị trường, do đó lệnh mua bán
chứng khoán của CTCK cũng được đưa vào hệ thống và thực hiện tương tự như các lệnh
mua bán của các nhà đầu tư. Lệnh của CTCK có thể thực hiện với bất kỳ khách hàng nào
không xác định được trước.
Tùy theo mục đích, tính chất đầu tư mà hoạt động tự doanh của CTCK bao gồm
các hoạt động cụ thể như tự doanh với mục đích hưởng lợi, nắm quyền kiểm soát, quản lý
lý ngân quĩ hay tạo lập thị trường…
Hoạt động tự doanh của CTCK có những đặc điểm sau:


Qui mô đầu tư lớn. CTCK phải có một lượng vốn (dưới dạng tiền mặt và chứng
khoán) lớn để có thể thực hiện được các mục tiêu trong hoạt động tự doanh.



Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, tính nhạy cảm cao trong công việc, khả
năng phân tích và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.

CTCK có thể triển khai thực hiện nhiều hoạt động, trong đó có những hoạt động có
thể sẽ dẫn tới xung đột với hoạt động tự doanh về lợi ích của khách hàng và của CTCK.
Do vậy, khi tiến hành hoạt động tự doanh, CTCK phải đáp ứng các yêu cầu do luật pháp

qui định, cụ thể:
Thứ nhất, phải có sự tách biệt giữa hoạt động tự doanh với hoạt động môi giới,
giữa hoạt động tự doanh với hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán.
Khi CTCK vừa thực hiện hoạt động môi giới vừa thực hiện hoạt động tự doanh dễ
phát sinh xung đột lợi ích giữa CTCK và khách hàng. Vì vậy để tránh xung đột lợi ích
hợp pháp và để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động các nước đều yêu cầu
CTCK tách biệt hoạt động môi giới và tự doanh. Sự tách biệt này bao gồm: tách biệt về
yếu tố con người có nghĩa là nhân viên của CTCK không được phép vừa làm trong bộ
phận môi giới vừa làm trong bộ phận tự doanh; tách biệt về qui trình nghiệp vụ; tách biệt
về tài sản và vốn của khách hàng và công ty tức là công ty không được phép dùng vốn và
tài sản của khách hàng để kinh doanh cho công ty mà phải dùng chính nguồn vốn của
công ty để tiến hành kinh doanh. Có nước không cho phép CTCK vừa thực hiện hoạt
động môi giới trên thị trường tập trung vừa thực hiện hoạt động tự doanh.
Bên cạnh đó, hoạt động tự doanh cũng còn phải có sự tách biệt với hoạt động tư
vấn đầu tư chứng khoán, nếu không quyền lợi của các nhà đầu tư sẽ không được đảm bảo.
Khi bộ phận tự doanh muốn mua chứng khoán nào đó thì bộ phận tư vấn sẽ khuyên khách

24


hàng bán chứng khoán đó, và ngược lại, khi muốn bán họ lại tư vấn cho khách hàng mua
chứng khoán đó.
Thứ hai, ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của CTCK. Do có tính
đặc thù về khả năng tiếp cận thông tin và khả năng phân tích thị trường tốt hơn các khách
hàng cá nhân nên CTCK có nhiều ưu thế hơn các nhà đầu tư cá nhân trong quyết định
mua bán chứng khoán. Vì vậy, để đảm bảo sự công bằng giữa các nhà đầu tư cá nhân với
các CTCK (nhà đầu tư chuyên nghiệp), CTCK phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên khớp lệnh
của khách hàng trước lệnh của công ty. Điều đó có nghĩa trong trường hợp lệnh giao dịch
của khách hàng và lệnh tự doanh của CTCK đến cùng một lúc thì lệnh giao dịch của
khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của CTCK.

Thứ ba, bình ổn giá cả thị trường. Theo đó, khi thị trường có sự sụt giảm giá
chứng khoán thì CTCK có trách nhiệm mua vào, khi giá chứng khoán tăng đột biến thì
CTCK có trách nhiệm bán ra nhằm giữ giá chứng khoán ổn định. Khi thực hiện chức năng
bình ổn giá chứng khoán trên thị trường, CTCK bỏ qua mục tiêu lợi nhuận. Để thực hiện
được yêu cầu này, các nước thường qui định CTCK phải dành một tỷ lệ phần trăm nhất
định các giao dịch của mình cho mục tiêu bình ổn thị trường.
Thứ tư, tạo thị trường cho chứng khoán mới phát hành. Khi chứng khoán mới
được phát hành chưa có thị trường giao dịch, để tạo thị trường cho các chứng khoán này,
các CTCK thực hiện hoạt động tự doanh thông qua việc mua và bán chứng khoán sẽ tạo
tính thanh khoản cho chứng khoán đó trên thị trường thứ cấp. Trên thị trường OTC,
CTCK liên tục có những báo giá để mua hoặc bán chứng khoán với các nhà kinh doanh
khác, qua đó, CTCK đã tạo ra và duy trì một thị trường liên tục cho chứng khoán mà họ
kinh doanh.
Bên cạnh việc tạo thị trường cho những chứng khoán mới phát hành, CTCK cũng
tạo thị trường cho những chứng khoán ít được giao dịch bằng việc mua bán các loại
chứng khoán đó. Đặc biệt đối với những thị trường mới thành lập, các nhà đầu tư tham
gia thị trường chủ yếu là các cá nhân nhỏ lẻ tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư
chưa cao. Do đó, họ chỉ tập trung vào một số chứng khoán thịnh hành trên thị trường. Vì
vậy, với hoạt động tự doanh, CTCK sẽ góp phần rất lớn trong việc điều tiết cung cầu,
định hướng cho toàn bộ thị trường.
Ngoài ra, CTCK cũng cần phải tuân thủ một số các qui định khác đối với hoạt
động tự doanh như:


Không được thực hiện mua bán cùng một loại chứng khoán trong một thời điểm,
nhưng được phép giao dịch mua bán cùng một loại chứng khoán trong ngày giao
dịch.




Không cho người khác sử dụng tài khoản tự doanh của công ty.



Không được tiến hành các giao dịch trá hình, tức là các giao dịch không làm dịch
chuyển quyền sở hữu làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán.



Không được lợi dụng các thông tin quyết định của khách hàng để mua bán trước.
25


×