Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.21 KB, 16 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
1

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh của nền kinh tế,
đời sống con người cũng ngày một nâng cao. Con người quan tâm hơn tới
việc tham gia vào các hợp đồng bảo hiểm để đề phòng rủi ro cho bản thân
cũng như cho tài sản có thể xảy ra trong tương lai. Trong giai đoạn kinh
tế gặp nhiều khó khăn như thời gian hiện nay, số lượng hợp đồng bảo
hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nói riêng vẫn có xu
hướng tăng. Số lượng hợp đồng khai thác mới trong 09 tháng 2011 đạt
mức tăng trưởng cao với 620.669 hợp đồng (sản phẩm chính), tăng 8,63%
so với cùng kỳ năm ngối trong đó Prudential khai thác được 229.665
hợp đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 108.965 hợp đồng, Manulife là 67.571
hợp đồng. Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm mà đối tượng của nó
là tuổi thọ của con người. Có thể nói, trong các loại bảo hiểm thì đối
tượng của bảo hiểm nhân thọ là phức tạp nhất. Vì vậy, vấn đề tuổi trong
giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cần đặc biệt được quan
tâm.

NGUYỄN HÀ LINH – N02 Nhóm 8


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
I.
1.

2
KHÁI


QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Khái niệm
Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) đã

nêu ra khái niệm khá cụ thể tại khoản 1 điều 12 như sau:
“ Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và
doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo
hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ
hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm.”
Luật kinh doanh bảo hiểm tuy không đưa ra một quy định riêng
biệt cho hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nhưng có thể định nghĩa hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ như sau: “Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là sự thoả
thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm về việc doanh
nghiệp bảo hiểm cam kết bảo hiểm cho tuổi thọ của bên được bảo hiểm,
theo đó, bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm và tương ứng doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ trả tiền cho người được bảo hiểm hoặc người thụ
hưởng trong trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết trong thời
hạn thoả thuận”. Có thể thấy, định nghĩa này đã nêu một cách khái quát
nhất về khái niệm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Là một dạng của hợp
đồng bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mang những đặc điểm của
hợp đồng bảo hiểm nói chung và có những điểm riêng biệt đặc trưng của
loại hình hợp đồng bảo hiểm này.
Thứ nhất, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ
của con người – đặc trưng cơ bản nhất của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Thứ hai, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng dài hạn. Khác
với hợp đồng tài sản, thường là hợp đồng ngắn hạn với thời hạn thường là
1 năm, thời hạn ngắn nhất của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường là 5
năm. Ví dụ, sản phẩm bảo hiểm Phú – Trường an (Prudential Việt Nam)


NGUYỄN HÀ LINH – N02 Nhóm 8


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
có thời hạn hợp đồng là 10 – 65 năm; sản phẩm bảo hiểm Phúc thọ phu
3

thê (Manulife Việt Nam) có thời hạn hợp đồng là 15 năm.
Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng có tính tiết
kiệm. Người mua bảo hiểm sẽ đóng phí bảo hiểm theo tháng, quý hoặc
năm với một số tiền nhỏ, khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra hoặc hết thời
hạn quy định trong hợp đồng, thì người được bảo hiểm hoặc người thụ
hưởng sẽ được nhận lại một số tiền đáng kể (thơng thường nhiều hơn
tổng số phí bảo hiểm mà người mua bảo hiểm đã đóng). VỚi sản phẩm
Phúc thọ phu thể của Manulife Việt Nam, Khoản tiền tiết kiệm bảo
đảm tương đương 150% số tiền bảo hiểm sẽ được thanh toán cộng thêm
bảo tức và lãi khi hợp đồng đáo hạn, giúp bên được bảo hiểm (người thụ
hưởng) chu toàn ước nguyện của tuổi già.
Thứ tư, sự kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
khơng hồn tồn gắn liền với rủi ro xảy ra đối với người được bảo hiểm.
Sự kiện bảo hiểm ở đây thông thường bao gồm: người được bảo hiểm tử
vong, hết hạn hợp đồng bảo hiểm,…. Khi các sự kiện này xảy ra, doanh
nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng.
Thứ năm, nội dung hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường bao gồm
các điều khoản mẫu. Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bên doanh
nghiệp bảo hiểm soạn thảo sẵn nội dung hợp đồng. Khách hàng muốn
giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì bắt buộc phải đồng ý với nội
dung có sẵn của doanh nghiệp bảo hiểm.
Thứ sáu, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng thanh tốn có
định mức. Số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thanh toán cho

bên mua bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm là số tiền bảo hiểm mà
bên mua bảo hiểm đã lựa chọn để ký kết hợp đồng.

NGUYỄN HÀ LINH – N02 Nhóm 8


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
2.

Phân loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
4

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều loại khác nhau, căn cứ quy
định tại khoản 1 Điều 7 Luật kinh doanh bảo hiểm, căn cứ vào tính chất
của sự kiện bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được chia thành 3
loại: hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sinh kỳ, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
tử kỳ và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sinh kỳ

2.1.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sinh kỳ là loại hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người
được thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được
thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sinh
kỳ có ba dạng chủ yếu:
2.2.

Bảo hiểm có số tiền bảo hiểm được trả sau;
Bảo hiểm trợ cấp trả sau;

Bảo hiểm trợ cấp trả ngay.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tử kỳ
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tử kỳ là loại hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người
được thụ hưởng nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn đã thoả
thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tử kỳ có ba
dạng chủ yếu:

2.3.

Bảo hiểm tử kỳ tạm thời;
Bảo hiểm tử kỳ trường sinh;
Bảo hiểm tử kỷ có điều kiện.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp là loại hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ kết hợp cả hai loại nghiệp vụ: hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ và
NGUYỄN HÀ LINH – N02 Nhóm 8


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
hợp đổng bảo hiểm tử kỳ. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp bao gồm
5

hai dạng:
II.
1.

Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp thường;
Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp có thời hạn.
VẤN ĐỀ TUỔI TRONG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Vấn đề tuổi trong giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Vấn đề tuổi trong giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được đặt
ra với hai đối tượng, bên mua bảo hiểm và bên được bảo hiểm.

1.1.

Bên mua bảo hiểm
Khoản 6 điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “Bên mua
bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh
nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng
thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.”
Bên mua bảo hiểm là chủ thể đứng tên trong hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ và là người có nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm.
Là một dạng của hợp đồng dân sự nói chung, việc giao kết hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ cũng cần tuân thủ các điều kiện nhất định như
trong khí kết hợp đồng dân sự. Cụ thể, bên mua bảo hiểm – chủ thể ký
kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải là người có đầy đủ năng lực hành vi
dân sự. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ ở đây, theo quy định của Bộ luật
dân sự 2005, có nghĩa là, bên mua bảo hiểm phải từ đủ 18 tuổi và không
mắc các bệnh làm hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ vơ hiệu nếu có một trong các điều
kiện vơ hiệu của hợp đồng. Trong đó có vấn đề điều kiện của chủ thể ký
kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Vì vậy, điều kiện về tuổi, trong trường
NGUYỄN HÀ LINH – N02 Nhóm 8


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
hợp này, có ý nghĩa quyết định tới việc có hoặc khơng có hiệu lực của
6


hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
1.2.

Bên được bảo hiểm
Khoản 7 điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định:
“ Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách
nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người
được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.”
Với đặc trưng – đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi
thọ của con người nên người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ chỉ có thể là cá nhân. Hay nói cách khác, người được bảo hiểm
trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là cá nhân có tuổi thọ được bảo hiểm
trong hợp đồng.
Luật kinh doanh bảo hiểm cũng như các văn bản khác không giới
hạn quy định về độ tuổi của người được bảo hiểm, tuy nhiên, trong
trường hợp giao kết hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 điều 34
Luật kinh doanh bảo hiểm:
“2. Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho
trường hợp chết của những người sau đây:
a) Người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám
hộ của người đó đồng ý bằng văn bản;
b) Người đang mắc bệnh tâm thần.”
Vấn đề tuổi của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ chỉ đặt ra khi giao kết hợp đồng bảo hiểm tử kỳ hoặc bất cứ

NGUYỄN HÀ LINH – N02 Nhóm 8


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

hình thức bảo hiểm nào khác có kèm theo trường hợp chết cho người
7

khác theo Luật kinh doanh bảo hiểm.
Tuy nhiên, trong thực tế thì việc độ tuổi của người được bảo hiểm
là vấn đề mà doanh nghiệp bảo hiểm rất lưu tâm, nó ảnh hưởng tới việc
chấp nhận hay khơng chấp nhận bảo hiểm cũng như mức phí của hợp
đồng bảo hiểm. Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp
chỉ thích hợp để áp dụng cho một số độ tuổi nhất định. Độ tuổi của người
được bảo hiểm là một điều kiện quan trọng để doanh nghiệp bảo hiểm đi
đến quyết định có thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hay
không.
2. Trong thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
2.1.

Nghĩa vụ cung cấp thông tin về tuổi của người được bảo hiểm trong
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Nghĩa vụ cung cấp thông tin, là nghĩa vụ đầu tiên và cũng là nghĩa
vụ của cơ bản khi tham gia bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói
riêng. Tuổi thọ là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, vì lẽ đó,
việc cung cấp thông tin về tuổi của người được bảo hiểm càng trở nên
quan trọng hơn. Đối tượng là tuổi thọ của con người là đối tượng không
định giá được bằng tiền. Hơn nữa, mức độ rủi ro liên quan đến tuổi thọ
của người được bảo hiểm là rất khó xác định bởi nó bị chi phối bởi rất
nhiều yếu tố khác nhau, cả khách quan và chủ quan.

2.2.

Hậu quả pháp lý khi người mua bảo hiểm khai báo sai tuổi của người
được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Tuổi của người được bảo hiểm là cơ sở tính phí bảo hiểm. Khi bên
mua bảo hiểm khơng thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin một cách
NGUYỄN HÀ LINH – N02 Nhóm 8


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
chính xác, cụ thể là khai báo sai tuổi của người được bảo hiểm, thì tất
8

yếu sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định, điều này được cụ thể
hoá tại khoản 2 Điều 34 Luật kinh doanh bảo hiểm:
Thứ nhất, trong trường hợp người mua bảo hiểm khai báo sai tuổi
của người được bảo hiểm, mà tuổi đúng của người được bảo hiểm khơng
thuộc nhóm tuổi được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền huỷ bỏ
hợp đồng bảo hiểm đã giao kết đồng thời hồn trả số phí mà bên mua bảo
hiểm đã đóng trừ đi các chi phí có liên quan.
Thứ hai, trong trường hợp bên mua bảo hiểm khai báo sai tuổi của
bên được bảo hiểm làm giảm số phí bảo hiểm phải đóng và tuổi đúng của
người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi được bảo hiểm, thì doanh
nghiệp bảo hiểm có quyền u cầu bên mua bảo hiểm đóng bổ sung số
phí cịn thiếu tương đương với số tiền đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc
giảm số tiền bảo hiểm đã thoả thuận tương ứng với số phí bảo hiểm đã
đóng.
Thứ ba, trong trường hợp, bên mua bảo hiểm khai báo sai tuổi của
bên được bảo hiểm làm tăng số phí bảo hiểm phải đóng và tuổi đúng của
người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi được bảo hiểm, thì doanh
nghiệp bảo hiểm phải trả lại phần phí vượt quá mà bên mua bảo hiểm đã
đóng hoặc tăng số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm
tương ứng với số phí bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng.
III.


THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH TUỔI
TRONG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
NHÂN THỌ

NGUYỄN HÀ LINH – N02 Nhóm 8


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
1. Những ưu điểm đạt được
9

Thứ nhất: Trong các thông tin về người được bảo hiểm, độ tuổi
của người được bảo hiểm được coi là thông tin quan trọng nhất và không
thể thiếu đối với mọi loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Điều 34 Khoản 1
Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “ Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ
phải thơng báo chính xác tuổi của người được bảo hiểm vào thời điểm
giao kết hợp đồng bảo hiểm để làm cơ sở tính phí bảo hiểm.”


Quy định này là cần thiết vì theo quy luật tự nhiên cũng như theo kết quả
thống kê của hầu hết các bảng tỉ lệ tử vong cho thấy tỉ lệ tử vong của con
người tăng khi tuổi tăng ( trừ lứa tuổi từ sơ sinh đến 10 tuổi). Độ tuổi của
người được bảo hiểm do đó có ảnh hường trực tiếp đến việc đánh giá rủi
ro và ra quyết định chấp nhận bảo hiểm hay không của doanh nghiệp bảo
hiểm.
Thứ hai: Luật kinh doanh bảo hiểm quy định điều kiện về tuổi đối
với người giao kết hợp đồng bảo hiểm là người từ đủ mười tám (18) tuổi
trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, đang cư trú tại nước
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có năng lực hành vi dân sự đầy

đủ theo quy định của Bộ luật dân sự. Điều này là hợp lý và thống nhất
với luật chung về điều kiện giao kết hợp đồng và cũng là yếu tố quan
trọng để hợp đồng đó có hiệu lực.
Ngồi ra, Luật kinh doanh bảo hiểm cũng đề cập đến những dự
liệu trong trường hợp bên mua bảo hiểm khai sai tuổi dẫn đến việc giảm
số phí bảo hiểm phải đóng để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp bảo
hiểm hoặc tăng số phí bảo hiểm phải đóng để bảo vệ quyển lợi của của
bên mua bảo hiểm.

NGUYỄN HÀ LINH – N02 Nhóm 8


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
2.
2.1.

Những hạn chế, bất cập trong việc xác định tuổi trong giao kết và
10

thực hiện hợp đồng
Sự thiếu nhất quán trong quy định của pháp luật giữa khoản 2 Điều 34
Luật kinh doanh bảo hiểm với Bộ luật dân sự 2005.
Thứ nhất, Khoản 2, Điều 34 Luật KDBH đưa ra chế tài đối với
bên mua bảo hiểm có hành vi thơng báo sai tuổi của người được bảo hiểm
là “hủy bỏ hợp đồng” nhưng lại áp dụng hai hậu quả pháp lý hồn tồn
khác nhau và khơng đúng bản chất của hủy bỏ hợp đồng được quy định
tại Điều 425 Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo đó: “1. Một bên có quyền
hủy bỏ hợp đồng và khơng phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm
hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật
có quy định. ... 3. Khi hợp đồng bị hủy bỏ, thì hợp đồng khơng có hiệu

lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã
nhận; nếu khơng hồn trả được bằng hiện vật, thì phải trả bằng tiền. 4.
Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại”
Về mặt nguyên tắc, hậu quả pháp lý của hợp đồng bị hủy bỏ cũng
giống như hợp đồng vô hiệu. Nghĩa là hợp đồng coi như chưa được giao
kết, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên (đối với hợp đồng
bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại hay trả
tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, khách hàng khơng có nghĩa vụ
phải đóng phí bảo hiểm) và các bên phải khơi phục lại tình trạng ban đầu
như khi chưa có hợp đồng. Trong trường hợp này, do bên mua bảo hiểm
là bên có lỗi nên họ phải bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm những
chi phí hợp lý có liên quan mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình
giao kết và thực hiện hợp đồng. Vì vậy, nếu bên mua bảo hiểm thông báo
sai tuổi của người được bảo hiểm thì phải chịu hậu quả pháp lý - nhận giá
trị hồn lại nếu hợp đồng có hiệu lực từ hai năm trở lên (Khoản 2, Điều
34 Luật KDBH) là không đúng với bản chất của hợp đồng bị huỷ bỏ được
NGUYỄN HÀ LINH – N02 Nhóm 8


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
quy định tại Bộ luật Dân sự. Bởi vì, quy định việc hoàn trả giá trị hoàn
11

lại nghĩa là đồng thời cơng nhận hợp đồng bảo hiểm đó vẫn có hiệu lực
kể từ thời điểm giao kết đến khi bị hủy. Và như vậy, nếu rủi ro của khách
hàng xảy ra trước thời điểm hợp đồng bị hủy doanh nghiệp bảo hiểm vẫn
phải bồi thường thiệt hại hoặc trả tiền bảo hiểm.
Thứ hai, Khoản 2, Điều 34 Luật KDBH thiếu những quy định về
việc loại trừ trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với rủi ro của
người được bảo hiểm xảy ra trước thời điểm hợp đồng bị hủy bỏ .

Bên mua bảo hiểm khai sai tuổi khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.

2.2.

Mặc dù luật kinh doanh bảo hiểm không phân biệt rõ việc thông
báo sai tuổi là do lỗi vô ý hay cố ý nhưng trên thực tế, về mối quan hệ
gần gũi giữa người mua bảo hiểm và người được bảo hiểm, rất khó có thế
tin rằng bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm
hồn tồn do lỗi vơ ý. Do vậy, nếu bên mua bảo hiểm cố ý thông báo sai
tuổi của người được bảo hiểm cũng chính là hành vi lừa dối nhằm giao
kết hợp đồng


Hậu quả pháp lý: Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo
hiểm và hồn trả cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng sau khi
trừ đi các chi phí hợp lý liên quan hoặc hoàn trả giá trị hoàn lại của hợp
đồng nếu hợp đồng đã có hiệu lực 02 năm trở lên.
Thực tế hiện nay cho thấy,rất nhiều tranh chấp xảy ra xuất phát từ
bên mua bảo hiểm cố ý khai sai tuổi của người được bảo hiểm nhằm giảm
phí bảo hiểm.

IV.

PHƯƠNG HƯỚNG HỒN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH TUỔI KHI GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ.
NGUYỄN HÀ LINH – N02 Nhóm 8


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

1.

Sửa đổi khoản 2 Điều 34 Luật kinh doanh bảo hiểm cho nhất quán
12

với các quy định của BLDS và đảm bảo được quyền lợi của doanh
nghiệp bảo hiểm.
Điều 34 Khoản 2 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định về hậu quả
pháp lý trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương hủy bỏ hợp
đồng do bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm
là “ doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn
lại của hợp đồng bảo hiểm” nếu hợp đồng đã có hiệu lực từ hai năm trở
lên. Quy định này một mặt không phù hợp với quy định tại Điều 425
BLDS về hủy bỏ hợp đồng, mặt khác chưa đảm bảo quyền được cung cấp
thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm.
Để bảo vệ thỏa đáng quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm, có thể
sửa đổi Điều 34 Khoản 2 Luật kinh doanh bảo hiểm theo hướng: cần
phân biệt hai trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi do lỗi cố ý
hoặc do lỗi vô ý và quy định hậu quả pháp lý tương ứng với mức độ lỗi
của bên mua bảo hiểm như sau:
“ Điều 34. Thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ.
2.Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của
người được bảo hiểm nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm khơng
thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp có quyền đơn
phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và quyền lợi của các bên được giải
quyết như sau:
a.Nếu bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo
hiểm do lỗi vô ý, doanh nghiệp bảo hiểm phải hồn trả cho bên mua bảo
hiểm số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quan


NGUYỄN HÀ LINH – N02 Nhóm 8


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
đến giá trị hoàn lại của hợp đồng nếu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã có
13

hiệu lực từ 02 năm trở lên.
b. Nếu bên mua bảo hiểm cố ý thông báo khai sai tuổi của người
được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đình chỉ hợp đồng.”
Ngồi ra, Khoản 2 Điều 34 cũng nên bổ sung những quy định về
việc loại trừ trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với rủi ro của
người được bảo hiểm xảy ra trước thời điểm hợp đồng bị hủy bỏ .
2.

Doanh nghiệp bảo hiểm cần thận trọng hơn nữa trong việc kiểm tra,
xác định các thông tin về tuổi của người giao kết hợp đồng và tuổi
của người được bảo hiểm do bên mua bảo hiểm cung cấp
Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm
chủ yếu dựa trên các thông tin do bên mua bảo hiểm tự kê khai để quyết
định có chấp nhận bảo hiểm hay không. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại
chưa chú trọng đến việc kiểm tra, xác minh tính đúng đắn của những
thông tin này dẫn đễn trường hợp người giao kết hợp đồng khai gian tuổi
của mình khi ký kết cũng như khai gian tuổi của người sẽ được bảo hiểm
mà hậu quả pháp lý có thể đưa đến việc hủy bỏ hợp đồng. Chính vì thế
mà các doanh nghiệp bảo hiểm để tránh rủi ro trong trường hợp bên mua
bảo hiểm khai sai tuổi để giảm phí bảo hiểm phải đóng nên coi việc kiểm
tra, xác minh các thơng tin mà bên mua bảo hiểm cung cấp về tuổi của
người được bảo hiểm là việc cần phải thực hiện một cách chính xác hơn
nữa.


KẾT LUẬN
Có thể thấy, pháp luật ngày một có những quy định hồn thiện
hơn về kinh doanh bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
NGUYỄN HÀ LINH – N02 Nhóm 8


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
nói riêng. Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định về
14

vấn đề tuổi trong giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Việc hoàn thiện
pháp luật về vấn đề này, một mặt sẽ bảo vệ quyền lợi của các bên tham
gia quan hệ bảo hiểm, mặt khác cũng góp phần thúc đẩy cho kinh doanh
bảo hiểm phát triển hơn trong tương lai.

NGUYỄN HÀ LINH – N02 Nhóm 8


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Hoàng Thị Hồng Nhung, Chế độ chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân

2.

thọ, Khoá luận tốt nghiệp, 2004

Trần Vũ Hải, Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Những vấn đề lý luận và

3.

thực tiễn, Luật văn thạc sỹ, 2005
Nhân Thị Lệ Quyên, Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo

4.

hiểm nhân thọ ở Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp, 2005
Phan Thị Thanh Mai, Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trước
yêu cầu bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng, Luận văn thạc

5.
6.
7.
8.

sỹ, 2006


Bộ luật dân sự 2005
Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi bổ sung 2010)

NGUYỄN HÀ LINH – N02 Nhóm 8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×