Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC ĐẢM BẢO QUYỀN HỌC TẬP CỦA CON CÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.46 KB, 13 trang )

1


2


LỜI MỞ ĐẦU
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì
lợi ích trăm năm trồng người”. Trong suốt cuộc đời của Bác, trong mọi phút giây,
Bác luôn luôn quan tâm đến giáo dục và “trồng người”, Bác luôn tâm niệm giáo
dục và đào tạo con người là điều cực kỳ quan trọng đối với đất nước và toàn thể thế
giới. Việc học tập đối với một cá nhân là không thể thiếu trong quá trình hình thành
và hoàn thiện trí tuệ và nhân cách bản thân. Quyền được học tập đã được ghi nhận
ở rất nhiều ở các văn bản pháp lý cả ở Việt Nam và thế giới. Để đảm bảo cho việc
học tập của cá nhân được tôn trọng và đảm bảo thực hiện một cách hoàn thiện nhất
không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội và
gia đình là yếu tố không thể thiếu vì gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi con
người sinh ra, trưởng thành. Do đó em chọn đề tài: “Xác định nghĩa vụ của cha mẹ
trong việc đảm bảo quyền được học tập của con cái” làm bài tập học kì của mình.

NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Một số khái niệm
Theo từ điển tiếng Việt: học tập là học và luyện tập để hiểu biết, để có kĩ
năng. Theo đó ta có thể hiểu học tập là sự kết hợp của tiếp thu kiến thức, đồng
nghĩa với sự khám phá học hỏi và sự luyện sau những gì đã học được. Hay học tập
là sự học hỏi và thực hành với những gì đã học.
Thuật ngữ “nghĩa vụ” là khái niệm khoa học chỉ việc phải làm theo bổn
phận của mình”. Điều 280 BLDS 2005 quy định: “Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo
đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi tắt là bên có nghĩa vụ” phải chuyển giao
vât, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc


không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể
khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”.
3


Thuật ngữ “quyền” là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều
pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức được hưởng,
được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản hay hạn chế.
Như vậy có thể hiểu nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền học tập
của con cái là tổng hợp những việc gắn liền với mỗi cá nhân (cha hoặc mẹ), không
thể chuyển giao cho người khác, thực hiện những điều pháp luật bắt buộc cha mẹ
phải làm trong việc đảm bảo quyền được học tập của con cái.
2. Quyền học tập của con cái
Quyền học tập của cá nhân là một trong những quyền cơ bản đã được nhiều
văn bản luật công nhận và được tôn trọng. Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con
người (1948) Điều 26 đã khẳng định:
“1. Mọi người đều có quyền được học hành. Phải áp dụng chế độ giáo dục
miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và giáo dục cơ sở. Giáo dục tiểu học là bắt buộc.
Giáo dục kỹ thuật và ngành nghề phải mang tính phổ thông, và giáo dục cao học
phải theo nguyên tắc công bằng cho bất cứ ai có đủ khả năng.
2. Giáo dục phải hướng tới mục tiêu giúp con người phát triển đầy đủ nhân
cách và thúc đẩy sự tôn trọng đối với các quyền và tự do cơ bản của con người.
Giáo dục phải tăng cường sự hiểu biết, lòng vị tha và tình bằng hữu giữa tất cả các
dân tộc, các nhóm tôn giáo và chủng tộc, cũng như phải đẩy mạnh các hoạt động
của Liên Hợp Quốc vì mục đích gìn giữ hoà bình.
3. Cha, mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn loại hình giáo dục cho con cái.”
Quyền học tập của con cái nhất là đối với trẻ chưa thành niên còn được ghi
nhận trong công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989, Điều 28 quy định: “Các
quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được học hành và để đạt được
việc thực hiện dần dần việc này trên cơ sở có cơ hội bình đẳng…”

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quyền được học tập cũng được ghi nhận
trong rất nhiều văn bản pháp lý như Điều 59 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 2001:
“Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân… Công dân có quyền học văn hóa và
4


học nghề bằng nhiều hình thức…”. Điều 66 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 2001
quy định: “Thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập,
lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống
dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc lao
động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.”. Hay được quy định trong các văn bản pháp luật
khác như: Luật HN&GĐ 2000; Bộ luật dân sự 2005; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em 2004…
Qua đó ta khẳng định quyền được học tập là một trong những quyền cơ bản
của cá nhân, được pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện.
3. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền học tập
của con cái
Nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền học tập của con cái là một
dạng của quan hệ pháp luật mà các chủ thể ở đây là cha mẹ - con cái. Quan hệ pháp
luật giữa cha mẹ và con cái phát sinh dựa trên những sự kiện: Sự kiện sinh đẻ và sự
kiện nuôi con nuôi là những sự kiện đưa đến quan hệ cha mẹ và con, những người
con này và cha mẹ là thành viên gia đình của nhau ngay cả khi những người này
không sống cùng nhau. Trong thực tiễn thì quan hệ giữa cha mẹ và con không chỉ
giới hạn do sự kiện sinh đẻ và sự kiện nuôi con nuôi mà còn mở rộng ra trong quan
hệ do hôn nhân đem lại hay nuôi con nuôi thực tế. Chẳng hạn như bố mẹ chồng với
con dâu, bố mẹ vợ với con rể, bố dượng hoặc mẹ kế với con riêng của vợ hoặc
chồng và kể cả con dâu hay con rể riêng của vợ hoặc chồng. Pháp luật hiện hành
quy định việc nuôi con nuôi phải thực hiện thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi.
Nhưng trong thực tế có nhiều trường hợp nhận một đứa trẻ về nuôi nhưng không
đăng ký việc nuôi con nuôi cho dù pháp luật không công nhận quan hệ giữa họ là

cha mẹ nuôi với con nuôi thì họ vẫn coi nhau như là cha mẹ và con, vẫn yêu
thương, chăm sóc, nuôi dưỡng nhau.
Nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền học tập của con cái được quy
định trong rất nhiều văn bản pháp lý: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành
5


những công dân tốt…” (Điều 64 Hiến pháp 1992); “Thanh niên được gia đình…
tạo điều kiện học tập..” (Điều 66 Hiến pháp 1992); “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền
giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập…” (Điều 37 Luật
HN&GĐ)… Sau đây ta đi vào tìm hiểu cụ thể vấn đề này trong Luật HN&GĐ 2000
sửa đổi bổ sung 2010.
II. NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC ĐẢM BẢO QUYỀN HỌC TẬP
CỦA CON CÁI
Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa
con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú
(Khoản 4 Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2000) do đó nghĩa vụ của cha mẹ nuôi trong
việc đảm bảo quyền học tập của con nuôi được quy định như nghĩa vụ của cha mẹ
trong việc đảm bảo quyền học tập của con cái (sự kiện sinh đẻ - huyết thống).
Điều 34 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định:
“1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học
tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở
thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc
phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con khi chưa thành niên; không
được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”
Như vậy, thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc vừa là quyền vừa là
nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Là quyền bởi không ai trong bất cứ hoàn cảnh
nào có thể ngăn trở hoặc tước được thương yêu, chăm sóc đối với con cái từ phía

người cha, người mẹ, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt. Là nghĩa vụ bởi lẽ,
không một người cha người mẹ nào có quyền ruồng rẫy, ngược đãi hoặc từ chối
trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc con cái do mình sinh ra. Vì lợi ích, vì sự phát
triển lành mạnh của con trẻ, đạo đức xã hội cũng như pháp luật đặt ra những trách
nhiệm, nghĩa vụ tối thiểu của cha mẹ đối với con mình…. (cha mẹ nuôi?)
6


Khoản 1 Điều 37 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định:
“1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho
con học tập.
Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm,
hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và
các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.
2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền
tham gia hoạt động xã hội của con…”
Cha mẹ có nghĩa vụ giáo dục, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Việc
giáo dục con không thể phó mặc cho một người (cha hoặc mẹ) mà cả hai đều có
quyền ngang nhau trong giáo dục con cái. Cha mẹ có nghĩa vụ giáo dục con, chăm
lo và tạo điều kiện học tập cho con, hướng dẫn con chọn nghề, tôn trọng quyền
chọn nghề, tham gia hoạt động xã hội của con, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh
của con về trí tuệ, tài năng và nhân cách.
- Lựa chọn trường học: Cha mẹ có nghĩa vụ lựa chọn trường nơi con theo
học để phù hợp với điều kiện đi lại, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình
cũng như năng khiếu của con. Cha mẹ theo dõi, kiểm tra việc học tập của con, một
cách độc lập tại gia đình hoặc có sự hợp tác với nhà trường thông qua tổ chức hội
phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm…. Tất nhiên khi đã có khả năng nhận thức nhất
định, con có quyền có ý kiến về việc lựa chọn nơi học tập; cha mẹ về phần mình
chỉ tham gia với tư cách cố vấn. Bên cạnh đó, cha mẹ còn có nghĩa vụ tạo điều kiện
cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt về

mọi mặt để con cái hình thành đúng đắn nhân cách của bản thân. Bởi vì trẻ em
trong giai đoạn vị thành niên rất dễ tổn thương về mặt tình cảm, chưa có đủ nhận
thức để suy xét thấu đáo về các vấn đề trong cuộc sống, do đó cần có sự hướng dẫn,
giáo dục của cha mẹ. Nếu thiếu sự yêu thương chăm sóc của một trong hai người,
nếu không được sống trong một môi trường gia đình tốt thì con trẻ dễ có tâm lý
7


không ổn định, ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau
này.
- Hướng nghiệp: “Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn
nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con”. Người học nghề ở cơ sở dạy nghề
ít nhất phải đủ 13 tuổi, trừ một số do Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định
và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề theo học. Luật HN&GĐ năm
200 quy định cha mẹ bình đẳng trong việc hướng dẫn con cái thực hiện quyền chọn
nghề. Hơn ai hết cha mẹ là những người theo dõi sát sao sự lớn lên và trưởng thành
của con trẻ, thông qua tích sách, hành vi của con trẻ, họ sẽ nắm bắt những điểm
mạnh, điểm yếu cũng như năng khiếu, sở trường của trẻ, từ đó cha mẹ giúp đỡ con
cái, đưa ra những lời chỉ bảo khuyên răn cần thiết trong việc định hướng cho con
phát huy theo khả năng đó khi lựa chọn ngành nghề cho tương lai. Việc lựa chọn
ngành nghề nào cũng như việc tham gia hoạt động xã hội nào là do trẻ em quyết
định, cha mẹ không có quyền dùng ảnh hưởng của mình để ép buộc con phải chọn
nghề và tham gia các hoạt động xã hội không phù hợp với sự phát triển năng lực
của trẻ. Quy định này của Luật HN&GĐ 2000 là điểm tiến bộ so với Luật HN&GĐ
năm 1986. Về vấn đề này, Luật HN&GĐ 1986 quy định: “Con đã thành niên còn ở
chung với cha mẹ có quyền lựa chọn nghề nghiệp, tham gia các công tác chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội”. Điều này đồng nghĩa chỉ con đã thành niên mới có quyền
lựa chọn ngành nghề. Trong khi Luật HN&GĐ năm 2000 quy định cha mẹ có
nghĩa vụ và quyền hướng dẫn con chọn nghề, tôn trọng việc lựa chọn ngành nghề
của con…, quy định này một mặt mở rộng quyền của trẻ em, một mặt khác khắc

phục được tình trạng cha mẹ lợi dụng quyền này áp đặt con cái.
Có thể nói Việt Nam là một trong những quốc gia thành viên thực hiện có
hiệu quả quy định của Công ước về quyền trẻ em trong việc: “Bảo đảm cho trẻ có
đủ khả năng hình thành quan điểm riêng, được quyền tự do phát biểu những quan
điểm đó về tất cả mọi vấn đề có ảnh hưởng đến trẻ em và những quan điểm của trẻ
8


em phải được coi trọng một cách thích ứng với tuổi và độ trưởng thành của trẻ
em.” (Điều 12).
Nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền học tập của con cái trong
chừng mực nào đó, thể hiện dưới hình thức nghĩa vụ giám sát. Cha mẹ, theo tục lệ,
có quyền cho phép hoặc không cho phép con chưa thành niên lui tới những nơi nào
đó, giao tiếp với người nào đó, kiểm soát thư từ của con cái. Sự giám sát này là cần
thiết vì qua đó cha mẹ có thế ngăn chặn việc con tiếp xúc với những tệ nạn xã hội:
ma túy, mại dâm…, những người có thể làm ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển
lành mạnh của con cái, những việc có thể ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân
cách của con: văn hóa phẩm đồi trụy, hay yêu đương quá sớm ảnh hưởng đến học
hành…Các quyền này không được ghi nhận trong luật viết có lẽ do chúng không
phù hợp với tinh thần của nguyên tắc tôn trọng quyền trẻ em; nhưng nếu cha mẹ có
thực hiện, thì pháp luật cũng chỉ can thiệp có chừng mực, ví dụ trong trường hợp có
sự lạm quyền của cha mẹ và sự lạm dụng đó ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát
triển lành mạnh của con, nhất là một khi con chưa thành niên đã đủ 15 tuổi.
Nhà nước khuyến khích cha mẹ nên thay đổi quan niệm hay lập trường khô
cững, kiên nhẫn và lắng nghe sự thổ lộ từ con cái, lắng nghe nhưng không bình
phẩm, không phân tích hay quyết đoán một cách vội vàng, từ đó cha mẽ sẽ dễ dàng
cảm thông và hiểu được ý muốn của con cái mà kịp thời khuyên bảo, chỉ dạy,
khuyến khích cha mẹ nên hướng dẫn con cái ý thức rõ ràng trong mối quan hệ
tương quan, sự quan hệ mật thiết giữa mình và muôn loài, từ đó con cái sẽ trau dồi
ý niệm trong lĩnh vực đạo nghĩa. Pháp luật muốn nhấn mạnh nghĩa vụ thiêng liêng

giữa con trẻ với quốc gia, xã hội.
Ngoài ra luật còn quy định, bố dượng, mẹ kế cũng có cũng nghĩa vụ trông
nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng chung sống với mình theo
Điều 38 Luật HN&GĐ năm 2000. Xuất phát từ thực tế gia đình Việt Nam là vợ
chồng chung sống với nhau và với các con của họ, nếu một trong hai người có con
riêng thì con riêng cũng cùng chung sống với họ. Mối quan hệ này từ lâu vẫn là
9


một trong những vấn đề phức tạp, tế nhị và nan giải trong đời sống nhiều gia đình.
Xuất phát từ nguyên tắc Nhà nước Việt Nam không thừa nhận sự phân biệt đối xử
giữa các con, Luật HN&GĐ năm 2000 đã bổ sung quy định mới về nghĩa vụ và
quyền của bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng.
Bản chất của mối quan hệ con riêng, con chung, cha dượng, mẹ kế vốn mang
tính nhạy cảm và các chủ thể trong mối quan hệ do tác động về mặt tâm lý, tình
cảm, lợi ích và trên thực tế đôi khi không tránh khỏi những hành vi hẹp hòi ích kỉ.
Một số trường hợp tuy cùng chung sống nhưng bố dượng, mẹ kế lại không quan
tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng thậm chí còn ngược đãi hành hạ con riêng của vợ hoặc
chồng. Đây là quy định thể hiện sự quan tâm, bảo vệ của pháp luật đối với trẻ em.
Luật HN&GĐ 2000 đã quy định vấn đề này hoàn toàn phù hợp về lý luận
cũng như thực tiễn, phù hợp với đạo đúc, lẽ sống trong xã hội, phù hợp với đạo lý
truyền thống, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, cho dù không phải là người
sinh thành nhưng bố dượng, mẹ kế cũng là người thay thế cha mẹ đẻ có nghĩa vụ
chăm sóc, nuôi dưỡng con riêng (trong đó có việc đảm bảo quyền học tập của con
cái).
Trường hợp cha mẹ khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với con cái
nói chung và trong việc đảm bảo quyền học tập của con cái nói riêng, cần được hỗ
trợ, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc
giáo dục con theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 Luật HN&GĐ 2000. Khó khăn ở
đây không chỉ là khó khăn về vật chất mà con trong nhiều trường hợp khác như:

con ngỗ nghịch, hư hỏng, nghiện ngập mà cha mẹ không có khả năng giáo dục.
Tính chất của sự hỗ trợ: Sự hỗ trợ của cơ quan, tổ chức đối với cha mẹ trong
việc giáo dục con có thể coi như một cách Nhà nước thực hiện việc giáo dục công
dân, có thể coi là hình thức thực hiện nghĩa vụ gián tiếp của cha mẹ.
Bên cạnh đó, có những trường hợp mà trong đó cha hoặc mẹ đơn phương
thực hiện nghĩa vụ đối với con cái:
+ Do cha hoặc mẹ đã chết.
10


+ Do cha hoặc mẹ vắng mặt, mất tích hoặc ở trong tình trạng mất năng lực
hành vi.
+ Hay không xác định được cha hoặc mẹ của con là ai.
Đối với những gia đình đã ly hôn nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng
con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 92 Luật HN&GĐ như sau:
+ Sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục,
nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi
dân sự…Nghĩa là cha mẹ vẫn phải có nghĩa vụ đảm bảo quyền học tập của con cái
tới khi thành niên hay có tài sản để tự nuôi mình, có khả năng lao động. Mục đích
của điều luật này là nhắc nhở ca mẹ tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với
con, chứ không phải nhằm mục đích giới hạn nội dung của các quyền và nghĩa vụ
ấy sau khi ly hôn.
+ Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ và quyền của
mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết
dịnh giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con;
nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con (với tính chất
tham khảo). Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu
các bên không có thỏa thuận khác.
Nếu người trực tiếp nuôi không thực hiện nghĩa vụ để đảm bảo quyền lợi về
mọi mặt của con thì người không trực tiếp nuôi có thể yêu cầu tòa án quyết định

thay đổi người trực tiếp nuôi con vì lợi ích của con (Điều 93 Luật HN&GĐ) và
phải tính đến nguyện vọng của con nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên.
Bên cạnh những trường hợp đơn phương thực hiện quyền và nghĩa vụ cha
mẹ nêu trên chúng ta cũng cần đề cập tới trường hợp khi một bên cha hoặc mẹ bị
Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên thì người kia có
nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; đại diện pháp luật của
con (Khoản 1 Điều 43 Luật HN&GĐ 2000). Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền
11


đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con: đảm bảo
cho con điều kiện tối thiểu về cuộc sống, học tập,…
III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ TRONG
VIỆC ĐẢM BẢO QUYỀN HỌC TẬP CỦA CON CÁI.
Trong các chế định được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 thì vấn đề về nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền học tập của con
cái là một vấn đề quan trọng. Bởi lẽ, quy định này là sự dung hòa giữa thực trạng
phát triển của xã hội và truyền thống đạo đức của dân tộc. Vì vậy việc xác định
nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền học tập của con cái không chỉ có ý
nghĩa về mặt pháp lý mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt xã hội.
1. Ý nghĩa về mặt pháp lý
Quy định này tạo cơ sở để đảm bảo quyền được học tập của con cái, đặc biệt
là quyền của con chưa đến tuổi thành niên. Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em hiện nay
chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau như bộ luật dân sự, bộ luật hình
sự,… và đặc biệt là Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên,
vì vậy việc quy định nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền học tập của
con cái trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là phù hợp không những với các
ngành luật khác mà còn phù hợp với việc nội luật hóa các quy định của Công ước
vào luật quốc gia. Bên cạnh đó, vấn đề này còn dựa trên nguyên tắc cha mẹ bình
đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với con (cụ thể là nghĩa vụ trong

việc đảm bảo quyền học tập của con) qua đó đảm bảo được quyền bình đẳng,
không phân biệt tư cách cha mẹ trong mối quan hệ với con.
2. Ý nghĩa về mặt xã hội
Vấn đề nêu trên phần nào thể hiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con là yếu tố
quan trọng tạo nên sự gắn kết và bền vững của gia đình. Vì vậy, việc quy định
nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ và con, tạo ra các quy tắc xử sự giữa các thành viên
trong gia đình. Góp phần vào sự phát triển toàn diện của con cái đặc biệt là trẻ em
12


cả về trí tuệ và nhân cách. Nó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cha mẹ
đối với con cái, tạo điều kiện cho việc đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em.
IV. THỰC TIỄN ÁP DỤNG
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT năm học 2009-2010, tỷ lệ học sinh bỏ học ở
hầu hết các vùng đều giảm, chỉ còn là 75.691 học sinh (chiếm tỷ lệ 0,51%) giảm
0,05%.Tuy nhiên, một số vùng khó khăn tỷ lệ học sinh bỏ học đã giảm so với năm
học trước nhưng vẫn còn cao là vùng Tây Bắc 0,94%, vùng Tây Nguyên 0,84%,
vùng đồng bằng sông Cửu Long 0,83%, cá biệt có tỉnh không giảm. Qua đó cho
thấy nhà nước ta quan tâm cho việc giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực tương lai
cho đất nước nhưng qua đó cũng phản ánh phần nào nhận thức của nhiều bậc cha
mẹ đối với việc học tập của con cái. Nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề bất cập như
tình trạng con cái không được học tập do hoàn cảnh khó khăn, tình trạng phân biệt
giữa các con cái như phân biệt con đẻ với con nuôi, con chung với con riêng: con
nuôi không được đảm bảo các điều kiện để học tập như con đẻ…. Đây là vấn đề
cần sự giúp đỡ và biện pháp xử lý từ phía nhà nước và toàn xã hội

KẾT LUẬN
Qua đây phân tích ở trên đây ta đã thấy vai trò rất quan trọng của cha mẹ
trong việc đảm bảo quyền học tập của con cái. Góp phần giáo dục và đào tạo những
thế hệ tương tai của đất nước ngày càng hoàn thiện về trí tuệ, tài năng và nhân

cách. Đây là những tìm hiểu của em về việc xác định nghĩa vụ của cha mẹ trong
việc đảm bảo quyền học của con cái. Do kiến thức và kĩ năng của bản thân còn hạn
chế nên không tránh khỏi thiếu sót trong bài làm của mình, em rất mong nhận được
góp ý, chỉ bảo của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn.

13



×